Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập chương “cơ sở của nhiệt động học” của hóa học đại cương 2 bậc đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
CHƯƠNG “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC”
CỦA HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 2 BẬC
ĐẠI HỌC

Sinh viên thực hiện : Chu Thị Lụa
Ngành học

: Hóa Vô Cơ

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
CHƯƠNG “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC”
CỦA HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 2 BẬC
ĐẠI HỌC

Sinh viên thực hiện : Chu Thị Lụa
Ngành học


: Hóa Vô Cơ
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Thu Lan

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Thu Lan,
người đã tận tình chu đáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Hóa học - Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt bốn năm Đại học. Những kiến thức đó sẽ là hành trang
vững chắc cho em sau này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế
nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Chu Thị Lụa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 8
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 8
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 9
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 9
6. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 9
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
8. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 10
NỘI DUNG..................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................... 11
1.1. Khái niệm về bài tập hóa học ............................................................. 11
1.2. Vai trò của bài tập hóa học ................................................................... 11
1.2.1. Làm cho sinh viên hiểu sâu và khắc sâu kiến thức đã học................ 11
1.2.2. Cung cấp thêm những kiến thức mới và mở rộng sự hiểu biết mà
không làm nặng nề khối lượng kiến thức của sinh viên.............................. 12
1.2.3. Hệ thống hóa các kiến thức đã học ..................................................... 12
1.2.4. Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học .................. 12
1.2.5. Phát triển kĩ năng: so sánh, quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp,
loại suy, khái quát hóa,… .............................................................................. 12
1.2.6. Giáo dục tư tưởng đạo đức .................................................................. 12
1.2.7. Giáo dục kĩ năng tổng hợp .................................................................. 13
1.3. Phân loại bài tập hóa học ...................................................................... 13
1.4. Vận dụng kiến thức để giải bài tập hóa học ........................................ 14
1.5. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay............................. 14


1.6. Cơ sở phân loại bài tập hóa học căn cứ vào mức độ nhận thức và tư duy
......................................................................................................................... 15
1.7. Các dạng bài tập hóa học chương “Cơ sở của nhiệt động học” của
học phần Hóa học đại cương 2 ở bậc Đại học............................................. 16

1.7.1. Dạng 1: Bài tập về các khái niệm cơ bản của nhiệt động học........... 16
1.7.1.1. Bài tập ở mức độ nhận biết ................................................................ 16
1.7.1.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu .............................................................. 17
1.7.1.3. Bài tập ở mức độ vận dụng ................................................................ 17
1.7.1.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ......................................................... 17
1.7.2. Dạng 2: Bài tập về nguyên lí I của nhiệt động học ............................ 17
1.7.2.1. Bài tập ở mức độ nhận biết ................................................................ 17
1.7.2.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu .............................................................. 18
1.7.2.3. Bài tập ở mức độ vận dụng ................................................................ 18
1.7.2.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ......................................................... 18
1.7.3. Dạng 3: Bài tập về nguyên lí II, III của nhiệt động học.................... 19
1.7.3.1. Bài tập ở mức độ nhận biết ................................................................ 19
1.7.3.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu .............................................................. 19
1.7.3.3. Bài tập ở mức độ vận dụng ................................................................ 19
1.7.3.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ......................................................... 19
1.7.4. Dạng 4: Bài tập về chiều hướng diễn biến của phản ứng hóa học ... 19
1.7.4.1. Bài tập ở mức độ nhận biết ................................................................ 19
1.7.4.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu .............................................................. 20
1.7.4.3. Bài tập ở mức độ vận dụng ................................................................ 20
1.7.4.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ......................................................... 20
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “CƠ SỞ
CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC” CỦA HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
2 BẬC ĐẠI HỌC ........................................................................................... 21
2.1. Dạng 1: Bài tập về các khái niệm cơ bản của nhiệt động học ............ 21


2.1.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .................................................................. 21
2.1.1.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 21
2.1.1.2. Câu hỏi và bài tập tự giải .................................................................. 22
2.1.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ............................................................... 22

2.1.2.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 22
2.1.2.2. Câu hỏi và bài tập tự giải .................................................................. 23
2.1.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .................................................................. 23
2.1.3.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 23
2.1.3.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 26
2.1.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ........................................................... 26
2.1.4.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 26
2.1.4.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 27
2.2. Dạng 2: Bài tập về nguyên lí I của nhiệt động học.............................. 27
2.2.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .................................................................. 27
2.2.1.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 27
2.2.1.2. Câu hỏi và bài tập tự giải .................................................................. 29
2.2.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ............................................................... 29
2.2.2.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 29
2.2.2.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 30
2.2.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .................................................................. 31
2.2.3.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 31
2.2.3.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 39
2.2.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ........................................................... 42
2.2.4.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 42
2.2.4.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 43
2.3. Dạng 3: Bài tập về nguyên lí II, III của nhiệt động học ..................... 45
2.3.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .................................................................. 45
2.3.1.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 45


2.3.1.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 45
2.3.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ............................................................... 46
2.3.2.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 46
2.3.2.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 47

2.3.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .................................................................. 47
2.3.3.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 47
2.3.3.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 52
2.3.4. Bài tập vận dụng cao............................................................................ 52
2.3.4.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 52
2.3.4.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 54
2.4. Dạng 4: Bài tập về chiều hướng diễn biến của phản ứng hóa học .... 55
2.4.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .................................................................. 55
2.4.1.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 55
2.4.1.2. Câu hỏi và bài tập tự giải .................................................................. 57
2.4.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ............................................................... 57
2.4.2.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 57
2.4.2.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 58
2.4.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .................................................................. 59
2.4.3.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 59
2.4.3.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 66
2.4.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ........................................................... 67
2.4.4.1. Bài tập có lời giải ............................................................................... 67
2.4.4.2. Bài tập tự giải..................................................................................... 70
ĐÁP SỐ VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN BÀI TẬP TỰ GIẢI ................................ 64

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta đang trong thời kì phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế. Trong đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định con người là yếu tố quan trọng
nhất, cơ bản và là động lực của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa; giáo dục được coi là quốc

sách hàng đầu trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực cho quốc gia, dân tộc, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy chăm lo cho giáo dục nước nhà luôn là một
vấn đề được quan tâm chú trọng.
Tuy nhiên, giáo dục nước ta vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là giáo dục ở bậc Đại
học. Hiện nay, tốc độ phát triển của các trường Đại học thật đáng kinh ngạc, các trường
Đại học mọc lên như nấm, đào tạo không có chất lượng dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực,
vật lực và quan trọng hơn cả là người lao động đã qua đào tạo nhưng không đáp ứng được
các yêu cầu của công việc, của cuộc sống. Đây là tình trạng rất đáng báo động. Để giải
quyết tình trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nghị quyết đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Đại học nói riêng phải hướng đến người
học, lấy người học làm trung tâm chứ không lấy thầy làm trung tâm, tức là phát triển theo
xu hướng hoạt động hóa người học và sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực.
Hóa học là môn khoa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp, là nền tảng quan
trọng của sản xuất công nghiệp. Do vậy, quá trình dạy học môn Hóa học ở các trường Đại
học hiện nay có vai trò rất quan trọng. Để thực hiện tốt điều đó thì bài tập hóa học là một
phần không thể thiếu được. Sử dụng bài tập hóa học là một trong những phương pháp dạy
học tích cực giúp sinh viên ôn tập kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, giúp
sinh viên có hành trang vững chắc vào đời.
Với những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập chương
“Cơ sở của nhiệt động học” của Hóa học đại cương 2 bậc Đại học.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập chương “Cơ sở của nhiệt động học” của học phần Hóa
học đại cương 2 ở bậc Đại học giúp sinh viên tự rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo hóa học,


nâng cao khả năng nhận thức và tư duy sáng tạo; tạo tiền đề vững chắc cho sinh viên khi
tiếp cận các học phần khác trong khung chương trình đào tạo cử nhân Hóa học của trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương “Cơ sở của nhiệt động học”
của học phần Hóa học đại cương 2 tại khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập chương “Cơ sở của nhiệt động học” của
học phần Hóa học đại cương 2 ở bậc Đại học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của bài tập hóa học.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập chương “Cơ sở của nhiệt động học” của
học phần Hóa học đại cương 2 ở bậc Đại học.
- Đáp số và gợi ý trả lời cho hệ thống bài tập tự giải.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức chương “Cơ sở của nhiệt động học” của học phần Hóa học đại
cương 2 trong khung chương trình đạo tạo cử nhân Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập hóa học chương “Cơ sở của nhiệt động
học” của học phần Hóa học đại cương 2 ở bậc Đại học theo hướng phát triển tư duy chất
lượng tốt sẽ giúp sinh viên củng cố kiến thức, rèn luyện tư duy và các kĩ năng cần thiết,
nâng cao chất lượng dạy và học.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa): Thu thập
tài liệu, các thông tin; tổng hợp các tài liệu nhằm tuyển chọn và xây dựng được hệ thống
bài tập hoá học chương “Cơ sở của nhiệt động học” của Hoá học đại cương 2 bậc Đại học.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của thầy, cô để hoàn thiện đề tài
nghiên cứu.


- Phương pháp thực nghiệm: tìm hiểu thực tiễn quá trình dạy học chương “Cơ sở
của nhiệt động học” của học phần Hóa học đại cương 2 ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2.
8. Đóng góp mới của đề tài

- Tổng quan một cách hệ thống các cơ sở lí luận có liên quan đến bài tập nói chung
và bài tập hóa học nói riêng.
- Xây dựng được hệ thống bài tập hóa học chương “Cơ sở của nhiệt động học” của
học phần Hóa học đại cương 2 ở bậc Đại học với các dạng bài tập được phân hóa theo các
mức độ nhận thức và tư duy.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về bài tập hóa học
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt - 1992 (trang 40, 41) đã định nghĩa bài tập như sau:
“Bài tập là những bài ra cho học sinh để tập vận dụng những điều đã học”. Sau khi nghe
giảng, nếu sinh viên giải được các bài tập mà giảng viên đưa ra thì có thể xem như sinh
viên đã lĩnh hội một cách tương đối những kiến thức do giảng viên truyền đạt.
Nội dung của bài tập hóa học thông thường bao gồm những kiến thức chính yếu
trong bài giảng. Bài tập hóa học có thể là những bài tập lí thuyết đơn giản chỉ yêu cầu sinh
viên tái hiện lại những kiến thức đã học hoặc vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết
một vấn đề nào đó nhưng cũng có thể là những bài tập tính toán liên quan đến cả kiến thức
về hóa học và toán học, đôi khi bài toán tổng hợp yêu cầu sinh viên phải vận dụng những
kiến thức đã học từ trước kết hợp với những kiến thức vừa học để giải. Bài tập hóa học có
thể được giải dưới nhiều hình thức với nhiều cách giải khác nhau tùy vào mục đích của bài
học.
1.2. Vai trò của bài tập hóa học
Sử dụng bài tập hóa học là một trong những phương pháp tích cực và hữu hiệu nhất
để kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên. Thông qua bài tập, giảng viên có thể
phát hiện những sai sót yếu kém của sinh viên để có kế hoạch ôn tập, rèn luyện kịp thời,
điều chỉnh các nhận thức sai về kiến thức cho sinh viên. Do vậy bài tập hóa học có những
vai trò chính sau:
a. Làm cho sinh viên hiểu sâu và khắc sâu kiến thức đã học
Bài tập hóa học giúp cho sinh viên nhớ lại tính chất vật lí, tính chất hóa học của các

chất, các phương trình phản ứng, cơ chế phản ứng; hiểu sâu hơn về các nguyên lý và định
luật hóa học; … Thông qua việc giải bài tập hóa học cũng giúp cho sinh viên hiểu sâu và
nhớ lâu các kiến thức (định nghĩa, khái niệm,…) chưa nắm vững. Ngoài ra, việc giải bài
tập hóa học cũng giúp cho sinh viên ôn tập các kiến thức về các môn học khác có liên quan
như: toán, vật lý, sinh học, …


b. Cung cấp thêm những kiến thức mới và mở rộng sự hiểu biết mà không làm nặng nề
khối lượng kiến thức của sinh viên
Ngoài tác dụng củng cố các kiến thức đã học, bài tập hóa học cung cấp thêm những
kiến thức mới và mở rộng sự hiểu biết của sinh viên một cách sinh động, phong phú mà
không làm nặng nề khối lượng kiến thức của sinh viên.
c. Hệ thống hóa các kiến thức đã học
Đối với các bài tập có tác dụng hệ thống hóa kiến thức đòi hỏi sinh viên phải vận
dụng tổng hợp các kiến thức đã học kết hợp với các thao tác tư duy để hệ thống hóa các
kiến thức đã học. Dạng bài tập tổng hợp buộc sinh viên phải huy động vốn kiến thức của
nhiều chương trong cùng một môn học, thậm chí cả các kiến thức của môn khác liên môn.
d. Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học
Trong quá trình giải các bài tập hóa học, sinh viên đã tự rèn luyện việc lập công
thức hóa học, cân bằng phương trình, các thủ thuật tính toán. Nhờ việc giải các bài tập hóa
học thường xuyên sẽ giúp cho sinh viên hình thành các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học.
e. Phát triển kĩ năng: so sánh, quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, loại suy, khái
quát hóa,…
Mọi bài tập hóa học mà giảng viên cung cấp cho sinh viên đều có những điểm nút.
Để mở những điểm nút đó, sinh viên phải tư duy để giải quyết hoặc phải sử dụng các
phương pháp tư duy như: quy nạp, diễn dịch, loại suy,… Qua đó, khả năng tư duy của sinh
viên được phát triển và nâng cao.
Trong quá trình giải các bài toán hóa học, sinh viên phải tái hiện lại các kiến thức
cũ, xác định mối liên hệ giữa các điều kiện đã có và yêu cầu của đề bài thông qua phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa, phán đoán, loại suy, … để tìm ra lời giải. Thông qua việc tự

mình suy nghĩ và tìm hiểu, sinh viên có thể khắc sâu và nhớ lâu các kiến thức.
f. Giáo dục tư tưởng đạo đức
Bài tập hóa học là một phương pháp tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, tính
cẩn thận, tính độc lập sáng tạo khi giải quyết các vấn đề xảy ra, tính chân xác trong khoa
học. Việc tự mình giải các bài tập hóa học một cách thường xuyên góp phần rèn luyện cho


sinh viên tinh thần kỷ luật cao, tính tự kiềm chế, cách suy nghĩ và cách trình bày khoa học,
qua đó nâng cao lòng yêu thích môn học.
g. Giáo dục kĩ năng tổng hợp
Hóa học là môn khoa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Bài tập hóa học
tạo điều kiện tốt cho nhiệm vụ giáo dục này phát triển vì một số vấn đề kĩ thuật của nền
sản xuất hóa học được đưa vào nội dung của bài tập hóa học.
Bài tập hóa học còn cung cấp cho sinh viên những số liệu mới về các phát minh, về
năng suất lao động, về sản lượng của ngành sản xuất hóa học giúp sinh viên hòa nhập vào
sự phát triển của khoa học kĩ thuật thời đại.
1.3. Phân loại bài tập hóa học
Bài tập hóa học được chia làm hai loại: bài tập trắc nghiệm tự luận (bài tập tự luận)
và bài tập trắc nghiệm khách quan (bài tập trắc nghiệm).
 Bài tập tự luận: là loại bài tập khi làm bài, sinh viên phải tự viết câu trả lời, tự
trình bày, lí giải, chứng minh bằng ngôn ngữ của mình.
Quá trình dạy học Hóa học gồm ba giai đoạn: dạy học bài mới; ôn tập, hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập; kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
 Ở giai đoạn dạy học bài mới, bài tập hóa học được phân loại theo nội dung để
phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại bài tập có thể đặt theo tên
của các chương trong tập bài giảng, sách giáo trình.
 Ở giai đoạn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và giai đoạn kiểm tra, đánh giá, có thể
phân loại bài tập hóa học dựa trên các cơ sở sau đây:
- Dựa vào tính chất hoạt động của sinh viên khi giải bài tập, có thể chia thành bài
tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm.

- Dựa vào chức năng của bài tập, có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến
thức và bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo.
- Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành bài tập định tính và bài tập định
lượng.
- Dựa vào khối lượng kiến thức, có thể chia thành bài tập đơn giản hay bài tập phức
tạp.


 Bài tập trắc nghiệm: có 4 loại chính
 Câu trắc nghiệm “đúng sai”
 Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn
 Câu trắc nghiệm ghép đôi
 Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn
1.4. Vận dụng kiến thức để giải bài tập hóa học
Sinh viên cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải
quyết tốt các vấn đề đặt ra trong các bài tập hóa học. Đây là khâu quan trọng, giúp cho sinh
viên vận dụng, luyện tập, củng cố, nắm vững kiến thức đã học. Qua đó giúp phát triển tư
duy; khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức đã có để giải quyết vấn đề; hình thành kĩ
năng, kĩ xảo cho sinh viên.
1.5. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay
Bài tập hóa học là mục tiêu; mục đích; nội dung và là phương pháp dạy học hữu
hiệu, do đó cần được quan tâm, chú trọng sử dụng trong các bài học. Nó không chỉ cung
cấp cho sinh viên kiến thức, niềm say mê môn học mà còn giúp cho sinh viên tự giành lấy
kiến thức, là bước đệm cho quá trình nghiên cứu khoa học, hình thành và phát triển có hiệu
quả trong hoạt động nhận thức của sinh viên. Bằng hệ thống bài tập sẽ thúc đẩy sự hiểu
biết của sinh viên, vận dụng những hiểu biết đó vào thực tiễn, là yếu tố cơ bản của quá
trình phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Các xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay như sau:
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn mà lại đòi hỏi sử dụng
những thuật toán phức tạp để giải.

- Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định phức tạp, rắc rối, xa rời hoặc
phi thực tiễn hóa học.
- Tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy.
- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề.


- Xây dựng bài tập có nội dung hóa học phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn
giản nhẹ nhàng.
- Xây dựng và tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm định lượng.
1.6. Cơ sở phân loại bài tập hóa học căn cứ vào mức độ nhận thức và tư duy
Năng lực có thể được hiểu là sự kết hợp của kiến thức, kĩ năng và thái độ có sẵn
hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện
thành công nhiệm vụ được yêu cầu. Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ phản
ứng mức độ năng lực của người đó (DeSeCo, 2002) [11]. Phân loại bài tập hóa học căn cứ
vào mức độ nhận thức và tư duy nhấn mạnh sinh viên cần đạt được các mức năng lực như
thế nào sau khi kết thúc một chương trình môn học theo thang đo năng lực nhận thức của
Bloom:
DẠNG

NĂNG LỰC NHẬN THỨC

NĂNG LỰC TƯ DUY

BÀI
Nhận biết là năng lực nhớ lại các thông tin, Tư duy cụ thể (suy luận từ
sự kiện mà không nhất thiết phải hiểu chúng. thông tin cụ thể này đến
1

Nhận biết

Nhận biết được thể hiện thông qua các hoạt thông tin cụ thể khác).
động: nhận dạng, đối chiếu hoặc chỉ ra các
khái niệm, nội dung, vấn đề đã học khi được
yêu cầu.
Thông hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của Tư duy logic (phân tích,
thông tin và giải thích các thông tin được học. so sánh): suy luận theo

2
Thông hiểu

Hiểu được thể hiện thông qua các hoạt động: một chuỗi có tổng hợp
diễn giải, mô tả các khái niệm cơ bản, có khả tuần tự, có khoa học, có
năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý phê phán, nhận xét.
hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi
được đặt ra tương tự.


Vận dụng là năng lực ứng dụng các thông tin Tư duy hệ thống (tổng
hiểu biết được vào những hoàn cảnh mới, tình hợp, so sánh, khái quát
huống mới, điều kiện mới, giải quyết các vấn hóa).
3
Vận dụng

đề đặt ra; chia thông tin thành nhiều thành tố
để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu
trúc của chúng. Vận dụng thể hiện thông qua
các hoạt động: xử lý các kiến thức đã học
trong các tình huống tương tự nhưng không

hoàn toàn giống như tình huống đã gặp.
Vận dụng cao là năng lực liên kết các thông Tư duy trừu tượng (kết
tin lại với nhau tạo ra ý tưởng mới, khái quát hợp, tổng hợp nhiều kiến
hóa các thông tin suy ra các hệ quả; đưa ra thức, kĩ năng).
nhận định, phán quyết về giá trị thông tin, vấn

4

đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ

Vận dụng

thể. Vận dụng cao thể hiện thông qua khả

cao

năng sử dụng các kiến thức đã học để giải
quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc
chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây,
nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và
kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương.

1.7. Các dạng bài tập hóa học chương “Cơ sở của nhiệt động học” của học phần Hóa
học đại cương 2 ở bậc Đại học
1.7.1. Dạng 1: Bài tập về các khái niệm cơ bản của nhiệt động học
1.7.1.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Trình bày khái niệm về hệ và các cách phân loại hệ, trạng thái và hàm số trạng thái
của hệ.
- Trình bày khái niệm về quá trình nhiệt động, quá trình đẳng nhiệt; đẳng tích; đẳng
áp; đoạn nhiệt; thuận nghịch và không thuận nghịch nhiệt động.



- Trình bày khái niệm về năng lượng và các dạng của năng lượng; nội năng và các
dạng của nội năng.
- Trình bày khái niệm công giãn nở của hệ, nêu quy ước dấu và công thức tính công
giãn nở của hệ.
- Trình bày khái niệm về nhiệt, nhiệt dung.
- Trình bày sự phụ thuộc của nhiệt dung vào áp suất và nhiệt độ.
1.7.1.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Phân biệt hệ mở, hệ kín, hệ cô lập, hệ đồng thể, hệ dị thể, hệ đồng nhất.
- Phân biệt thông số trạng thái và thông số quá trình, thông số cường độ và thông số
khuếch độ.
- Phân biệt quá trình và chu trình.
- Phân biệt nhiệt dung mol và nhiệt dung riêng.
1.7.1.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Áp dụng tính công giãn nở của các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp.
- Áp dụng tính nhiệt dung mol của khí lí tưởng.
- Bài tập tính toán áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng.
1.7.1.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến thức liên
quan…
1.7.2. Dạng 2: Bài tập về nguyên lí I của nhiệt động học
1.7.2.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Trình bày nội dung và biểu thức của nguyên lí I.
- Nêu biểu thức vi phân và biểu thức của nguyên lí I áp dụng trong các trường hợp:
đoạn nhiệt, đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp, hệ cô lập, hệ thực hiện một chu trình.
- Trình bày khái niệm entanpi và biểu thức.
- Trình bày mối quan hệ giữa nhiệt đẳng áp và biến thiên entanpi, nhiệt đẳng tích và
biến thiên nội năng, giữa nhiệt đẳng áp và nhiệt đẳng tích.
- Nêu khái niệm hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học, phương trình nhiệt hóa học.

- Trình bày nội dung, hệ quả, ứng dụng của định luật Hess.


- Trình bày khái niệm sinh nhiệt, thiêu nhiệt, năng lượng liên kết và các cách tính
hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học dựa vào sinh nhiệt, thiêu nhiệt và năng lượng liên kết.
- Trình bày sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ, biểu thức của định luật
Kirchhoff.
- Trình bày khái niệm nhiệt chuyển pha, nhiệt phân li, nhiệt hòa tan, nhiệt sonvat
hóa, năng lượng mạng lưới tinh thể ion, năng lượng ion hóa, ái lực electron, nhiệt hiđrat
hóa.
1.7.2.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Giải thích khi hệ thực hiện một chu trình thì nội năng không đổi.
- Giải thích nội năng của hệ cô lập không đổi.
- Tìm hiểu chu trình Born - Haber và lấy ví dụ minh họa.
1.7.2.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Áp dụng nguyên lí I để tính nội năng, nhiệt, công khi hệ thực hiện quá trình đoạn
nhiệt, đẳng nhiệt, đẳng áp, đẳng tích.
- Tính hiệu ứng nhiệt của một số quá trình nhiệt động: đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng
áp, đoạn nhiệt.
- Tính hiệu ứng nhiệt của các quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch nhiệt
động.
- Áp dụng tính hiệu ứng nhiệt của một phản ứng hóa học dựa vào định luật Hess,
sinh nhiệt, thiêu nhiệt, năng lượng liên kết, định luật Kirchhoff.
- Tính sinh nhiệt hoặc thiêu nhiệt của các chất dựa vào hiệu ứng nhiệt của phản ứng
hóa học.
- Tính năng lượng liên kết hóa học dựa vào hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học.
- Tính nhiệt chuyển pha, nhiệt hiđrat hóa của một số chất.

1.7.2.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Thiết lập chu trình Born - Haber của một số chất và tính năng lượng mạng lưới

tinh thể ion.
- Giải thích cấu trúc phân tử của một số chất dựa vào năng lượng liên kết hóa học.


- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến thức liên
quan…
1.7.3. Dạng 3: Bài tập về nguyên lí II, III của nhiệt động học
1.7.3.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Trình bày khái niệm entropi và sự phụ thuộc của entropi vào nhiệt độ, trạng thái
của chất, mức độ phức tạp của hệ.
- Phát biểu nội dung và biểu thức nguyên lí II của nhiệt động lực học.
- Phát biểu nội dung và biểu thức nguyên lí III của nhiệt động lực học.
1.7.3.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Trình bày các biểu thức của nguyên lí II đối với quá trình thuận nghịch và không
thuận nghịch nhiệt động, hệ cô lập hay một chu trình.
- Trình bày cách tính entropi tuyệt đối của một chất và biến thiên entropi của quá
trình.
1.7.3.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Áp dụng nguyên lí II để tính biến thiên entropi của một số quá trình: đẳng nhiệt,
đẳng áp, đẳng tích, đoạn nhiệt và biến thiên entropi của khí lí tưởng.
- Áp dụng nguyên lí III để tính entropi tuyệt đối của các chất.
- Tính biến thiên entropi của phản ứng hóa học và sự biến thiên entropi theo nhiệt
độ.
1.7.3.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Đánh giá chiều hướng diễn biến trong một hệ nhiệt động.
- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến thức liên
quan…
1.7.4. Dạng 4: Bài tập về chiều hướng diễn biến của phản ứng hóa học

1.7.4.1. Bài tập ở mức độ nhận biết

- Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố entanpi và entropi tới chiều hướng diễn biến
của các quá trình.


- Trình bày khái niệm, ý nghĩa của entanpi tự do, entanpi tạo thành, entanpi tự do
chuẩn của phản ứng.
- Nêu chiều hướng diễn biến và biến thiên entanpi tự do của phản ứng hóa học.
- Nêu biểu thức xác định thế đẳng nhiệt, đẳng tích và biến thiên thế đẳng nhiệt đẳng
tích của hệ.
- Trình bày sự phụ thuộc của entanpi tự do và biến thiên entanpi tự do vào nhiệt độ
và áp suất.

1.7.4.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Giải thích chiều hướng diễn biến của phản ứng hóa học dựa vào biến thiên entanpi
tự do.

1.7.4.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Tính biến thiên entanpi tự do và giải thích chiều hướng diễn biến của phản ứng
hóa học, tính biến thiên entanpi của một quá trình nhiệt động.
- Tính biến thiên entanpi tự do, biến thiên thế đẳng nhiệt đẳng tích của hệ nhiệt
động.
1.7.4.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Thiết lập biểu thức tính năng lượng tự do, entanpi tự do của hệ.
- Thiết lập biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc của entanpi tự do và biến thiên entanpi
tự do vào nhiệt độ và áp suất.
- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến thức liên
quan…


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG

“CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC” CỦA HỌC PHẦN HÓA HỌC
ĐẠI CƯƠNG 2 BẬC ĐẠI HỌC
2.1. Dạng 1: Bài tập về các khái niệm cơ bản của nhiệt động học
2.1.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
2.1.1.1. Bài tập có lời giải
Câu 1: Dựa vào khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường xung quanh, phân
loại hệ gồm:
A. Hệ kín, hệ mở

B. Hệ kín, hệ cô lập

C. Hệ mở, hệ cô lập

D. Hệ kín, hệ mở, hệ cô lập
Đáp án: D

Câu 2: Đại lượng nào sau đây là thông số cường độ:
A. Thể tích

B. Nhiệt độ

C. Khối lượng

D. Cả A và C
Đáp án: D

Câu 3: Năng lượng bao gồm các dạng
A. động năng, thế năng.

B. động năng, thế năng và nhiệt năng.


C. động năng, thế năng và nội năng.

D. thế năng, nội năng.
Đáp án: C

Câu 4: Biểu thức tính công giãn nở thể tích của khí lí tưởng trong quá trình đẳng áp là:
A. A = PV

B. A = -PV

C. A = -P∆V

D. A = P∆V
Đáp án: C

Câu 5: Biểu thức nào sau đây đúng:
A. Cp – Cv = R

B. Cp + Cv = R

C. Cp = Cv – R

D. R = CpCv
Đáp án: A


Câu 6: Biểu thức tính công giãn nở thể tích của khí lí tưởng trong quá trình đẳng nhiệt là:
A. AT = PV
B. A T  -nRTln


P2
P1

C. A T  -nRTln

V1
V2

D. A T  -nRTln

V2
V1

Đáp án: D
Câu 7: Theo quy ước dấu, hệ nhận nhiệt và sinh công khi:
A. Q > 0, A > 0

B. Q > 0, A < 0

C. Q < 0, A < 0

D. Q < 0, A > 0
Đáp án: B

2.1.1.2. Câu hỏi và bài tập tự giải
Câu 8: Nêu khái niệm hệ và các cách phân loại hệ.
Câu 9: Nêu khái niệm quá trình nhiệt động. Thế nào là quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp, đẳng
tích, đoạn nhiệt, thuận nghịch, không thuận nghịch?
Câu 10: Năng lượng là gì? Năng lượng gồm các thành phần nào? Nội năng là gì? Các dạng

của nội năng? Các cách làm biến đổi nội năng?
Câu 11: Thế nào là công giãn nở? Nêu quy ước dấu và công thức tính. Áp dụng với các
quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp.
Câu 12: Nêu các khái niệm: nhiệt, nhiệt dung và nhiệt dung mol.
2.1.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
2.1.2.1. Bài tập có lời giải
Câu 13: Hệ nào sau đây được gọi là hệ dị thể:
A. Một cốc dung dịch axit HCl 10%

B. Một cốc nước muối NaCl 1%

C. Một cốc nước

D. Một cốc nước có thêm vài viên nước đá
Đáp án: D

Câu 14 : Lấy ví dụ phân biệt hệ mở, hệ kín, hệ cô lập, hệ đồng thể, hệ dị thể, hệ đồng nhất.


Trả lời:
- Hệ mở: Khi đun sôi một siêu nước thì nhiệt được truyền từ bên ngoài vào hệ, còn hệ thì
mất chất ra bên ngoài dưới dạng hơi nước.
- Hệ kín: Thực hiện phản ứng nung vôi trong một bình kín:
CaCO3(r)

CaO(r) + CO2(k)

Hệ không mất chất nhưng hệ đã trao đổi nhiệt với môi trường ngoài vì phản ứng thu
nhiệt.
- Hệ cô lập: Một bình Dewar chứa các chất phản ứng được đậy kín và bao phủ bằng một

lớp cách nhiệt dày để cho chất và năng lượng không được trao đổi với môi trường ngoài.
- Hệ đồng thể: Một cốc nước.
- Hệ dị thể: Một cốc nước có thêm vài viên nước đá.
- Hệ đồng nhất: Dung dịch NaCl 10%
2.1.2.2. Câu hỏi và bài tập tự giải
Câu 15: Nêu khái niệm quá trình nhiệt động. Phân biệt quá trình và chu trình.
Câu 16: Khi cho axit H2SO4 loãng tác dụng với Na2CO3 rắn thì công được thực hiện là
dương hay âm?
Câu 17: Xác định trong ba trường hợp dưới đây, hệ thực hiện công lên môi trường hay
môi trường thực hiện công lên hệ:
a. 2NH4NO3(r) → 2N2(k) + 4H2O(k) + O2(k)
b. H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k)
c. 2SO2(k) + O2(k) → 2SO3(k)
2.1.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
2.1.3.1. Bài tập có lời giải
Câu 18: Tính công thực hiện được khi cho 0,1 mol Na2CO3 rắn tác dụng với lượng dư
dung dịch axit H2SO4 loãng ở 273 K và 1 atm.

Trả lời
Na2CO3 + H2SO4(dư) → Na2SO4 + H2O + CO2↑


Số mol CO2 sinh ra là: 0,1 mol
Công thực hiện được là: A = -P∆V = -∆nRT= -0,1.8,314.273 = -226,9722 J
Câu 19: Giãn nở đẳng nhiệt 0,85 mol khí lí tưởng từ áp suất 15 atm và nhiệt độ 300K tới
áp suất 1 atm. Tính công giãn nở trong các trường hợp sau:
a. Trong chân không
b. Khi áp suất ngoài không đổi 1 atm
c. Khi quá trình là thuận nghịch
Trả lời

a.Trong chân không P = 0; A = 0
b. P = 1 atm

nRT 0,85.0,082.300
=
= 1,394  l 
P
15

- Áp dụng công thức: PV = nRT → V1 
- Vì quá trình đẳng nhiệt nên: P1V1 = P2V2
→ V2 =

P1V1 15.1,394

 20,91(l)
P2
1

- Công giãn nở thể tích là: A = -P(V2 – V1) = 19,516 atm.l = 1977,4587 J
(1 atm.l = 101,325 J)
c. Quá trình thuận nghịch đẳng nhiệt nên công giãn nở thể tích là:

A = -nRTln

V2
20,91
  0,85.0,082.300.ln
.101,325   5737,56 J
V1

1,394

Câu 20: Tính công thực hiện được trong các quá trình sau đây:
1. 100 gam nước bay hơi ở 1000C và 1 atm.
2. 0,1 mol K2CO3 bị phân hủy bởi axit HCl ở 1 bar và 273 K.
3. 2 mol NaN3 bị phân hủy cho Na và N2 ở 1 bar và 298 K.
Trả lời
1. Công thực hiện được là:

A = -PV = -PVh = -nRT = -

100
. 8,314.373.103 = -17,23 kJ
18

(Ta có thể bỏ qua thể tích của nước lỏng so với thể tích của hơi nước).


2. Phương trình phản ứng: K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑
Số mol CO2 sinh ra là: 0,1 mol
Công thực hiện được là: A = -P∆V = -∆nRT = -0,1.8.314.273 = -226,9722 J
3. Phương trình phản ứng: 2NaN3 → 2Na + 3N2
Số mol khí N2 sinh ra là: 3 mol
Công thực hiện được là: A = -P∆V = -∆nRT = -3.8,314.298 = -7432,716 J
Câu 21: Một khối khí nitơ có thể tích V = 1,8 lít, áp suất 0,5 atm, nhiệt độ 270C. Biết nitơ
có M = 28 g/mol, R = 0,082 atm.l/mol.K. Khối lượng khí là bao nhiêu?
Trả lời
Áp dụng phương trình: PV =

 0.5.1,8 =


m
RT
M

m
.0,082.300  m = 1,024 gam
28

Câu 22: Nén đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất của khí tăng lên
một lượng 50 Pa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
Trả lời
Áp dụng phương trình: P1V1 = P2V2
→ 9P1 = 6(P1 + 50) → P1 = 100 Pa
Câu 23: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và dưới áp suất 0,6 atm. Khi đèn sáng
áp suất trong đèn là 1 atm và không làm vỡ bóng đèn. Tính nhiệt độ khí trong đèn khi sáng.
Trả lời
Quá trình đẳng tích V = const
Áp dụng phương trình:

P1 P2
0,6 1



 T2  500 K hay T2 = 2270C
T1 T2
300 T2

Câu 24: Một khối khí ở 270C có thể tích là 10 lít. Nhiệt độ của khối khí đó là bao nhiêu

khi thể tích là 12 lít? Coi áp suất khí là không đổi.
Trả lời
Áp dụng phương trình:

V1 V2
10 12



 T2  360 K hay T2  870C
T1 T2
300 T2


×