Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Khóa luận hoạt động lễ hội đền phù ủng huyện ân thi hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 76 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND

: Hội đồng nhân dân

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

PGS.TS

: Phó giáo sư – Tiến sĩ

TN

: Thanh niên

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHTT

: Văn hóa thông tin


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................2
Chương 1.....................................................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ LỄ HỘI.................................................................................................6
TRONG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT....................................................................................................................6


1.1. Những khái niệm cơ bản......................................................................................................................6
Chương 2...................................................................................................................................................16
LỄ HỘI ĐỀN PHÙ ỦNG HUYỆN ÂN THI - HƯNG YÊN.................................................................................16
2.1. Khái quát chung về huyện Ân Thi - Hưng Yên...................................................................................16
2.2. Lễ hội đền Phù Ủng............................................................................................................................21
2.2.4. Điểm khác biệt giữa lễ hội Phù Ủng với các lễ hội khác thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão.............41
2.3. Thực trạng hoạt động lễ hội đền Phù Ủng huyện Ân Thi – Hưng Yên hiện nay..............................46
Chương 3...................................................................................................................................................54
GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI ĐỀN PHÙ ỦNG HUYỆN ÂN THI - HƯNG
YÊN.............................................................................................................................................................54
3.1. Giải pháp trước mắt...........................................................................................................................54
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................66
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................69


MỞ ĐẨU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay quá trình toàn cầu hóa có tác động mạnh mẽ tới đời sống trên
tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội. Đặc biệt lĩnh vực
văn hóa chịu sự chi phối mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa trên hai mặt tích
cực và hạn chế. Bên cạnh những thời cơ được đặt ra như việc hội nhập, giao
lưu tiếp biến văn hóa, tạo điều kiện trao truyền những nét văn hóa bản địa của
từng vùng miền, quốc gia, dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết, thì nền văn
hóa cũng gặp phải một số thách thức lớn như sự hội nhập tiếp thu thiếu tính
chọn lọc, làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống vốn có.
Sự mở rộng của quá trình toàn cầu hóa, song song với việc tiếp thu,
chọn lọc, biến đổi và áp dụng.Tuy nhiên, không phải vùng miền nào cũng có
chính sách, phương pháp phù hợp, nhiều nơi quá trình giao lưu tiếp biến đi sai
lệch với chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xu thế “hòa nhập hòa tan” là một thực trạng phổ
biến hiện nay, đó là việc tiếp thu các yếu tố bên ngoài, thiếu tính chọn lọc, hay
việc áp dụng nguyên văn đã làm biến đổi hoặc mất đi các giá trị văn hóa cổ
truyền.
Đời sống văn hóa của con người có nhiều bước chuyển biến rõ nét
dưới tác động của toàn cầu hóa, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần, trong
khi đời sống vật chất được nâng cao thì con người ngày càng có nhiều nhu
cầu về các mặt giải trí, thị hiếu hay tâm linh. Tiêu biểu là hệ thống các lễ hội,
nơi hàm chứa các giá trị văn hóa tinh thần, ngoài việc lưu giữ những giá trị
văn hóa truyền thống thì hiện nay do tiếp thu ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài thì lễ hội mang nhiều màu sắc mới và xuất hiện một số vấn đề không
phù hợp với truyền thống về các mặt nội dung, hình thức, tổ chức,…
Lễ hội cả nước nói chung và lễ hội ở huyện Ân Thi - Hưng Yên nói riêng
có nhiều chuyển biến rõ nét, đặc biệt Ân Thi - Hưng Yên được coi là vùng có
1


nền văn hóa lâu đời, có sự giao lưu trao đổi giữa các vùng miền diễn ra mạnh
mẽ, đây được coi là vùng trung tâm của khu vực đồng bằng Bắc bộ, có sự
giao lưu và tích hợp nhiều nét văn hóa đặc sắc.
Trong những năm gần đây, lễ hội đền Phù Ủng được nhà nước và chính
quyền địa phương chú trọng phát triển trong việc tu sửa, nâng cấp cơ sở hạ
tầng cùng việc đưa ra định hướng, chính sách phát triển phù hợp, đáp ứng đầy
đủ các tiêu chí của một khu di tích lịch sử dân tộc.
Lễ hội đền Phù Ủng là điểm đến của nhiều du khách trong nước với
mục đích tới thăm quan, tìm hiểu và nghiên cứu. Mỗi dịp xuân về, lễ hội đền
Phù Ủng lại nhộn nhịp trong không khí vui tươi, tưng bừng và cũng không
kém phần trang nghiêm.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn tồn tại nhiều mặt hạn
chế đã và đang phát sinh cần khắc phục như: các tệ nạn xã hội, vấn đề ô

nhiễm môi trường, cơ chế quản lý,…
Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh việc bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống được chú trọng đặc biệt. Lễ hội đền Phù Ủng trở thành
một trung tâm văn hóa tiêu biểu, thu hút số lượng khách tham quan lớn, đây
được coi là một tiềm năng lớn cho ngành du lịch phát triển trong hiện tại và
tương lai.
Từ những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu hoạt động lễ hội đền Phù
Ủng huyện Ân Thi - Hưng Yên là một nội dung cần thiết trong việc bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và của
toàn tỉnh Hưng Yên nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của văn hóa trong thời kỳ hội
nhập hiện nay, đặc biệt là việc phát triển các giá trị văn hóa tinh thần, tiêu
biểu là lễ hội nên tác giả chọn đề tài “Hoạt động lễ hội đền Phù Ủng huyện
Ân Thi - Hưng Yên” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp vì đây là một đề tài
sát thực với nơi tác giả sinh sống, có điều kiện khảo sát thực tế, thu thập tài
liệu phục vụ cho quá trình hoàn thiện đề tài.
2. Lịch sử vấn đề

2


Lễ hội ở Việt Nam ra đời gắn liền với tiến trình xây dựng và phát triển
đất nước cùng với các tín ngưỡng dân gian. Lễ hội là một hình thái sinh hoạt
văn hóa của con người, khi con người xuất hiện đã phải đối mặt với nhiều thiên
tai, địch họa. Chính vì vậy mà trước tiên loài người đã hình thành tín ngưỡng
sùng bái thiên nhiên, con người tổ chức các lễ cầu cho thiên nhiên mưa thuận
gió hòa, mùa màng tốt tươi, trong các lễ cầu đó luôn có phần biểu diễn các hình
thức ca múa của cộng đồng (có thể hiều là phần hội) - đó chính là nguồn gốc
của lễ hội. Khi xã hội phát triển, bên cạnh các lễ cầu cho mưa thuận gió hòa,
mùa màng tươi tốt thì con người cũng tổ chức các lễ hội khác liên quan đến xã

hội của mình như tưởng nhớ các anh hùng lịch sử có công xây dựng và phát
triển đất nước.
Đề tài Hoạt động lễ hội đền Phù Ủng huyện Ân Thi - Hưng Yên được
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: góc độ không gian, góc độ thời gian,
đối tượng hướng tới.
Đề tài được thể hiện trong một số cuốn sách tiêu biểu sau:
Cuốn sách Thống kê lễ hội Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thông tin và Du
lịch : giới thiệu khái quát hệ thống các lễ hội tiêu biểu của Việt Nam.
Cuốn sách Di tích lịch sử văn hóa của Ban quản lý di tích tỉnh Hưng
Yên: giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa trong hệ thống các huyện thuộc
tỉnh Hưng Yên.
Cuốn sách Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía Bắc
của PGS.TS. Hoàng Lương, Nxb Thông tin và Truyền thông: hệ thống hóa
các lễ hội truyền thống của các dân tộc thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Ngoài ra, đề tài “Hoạt động lễ hội đền Phù Ủng huyện Ân Thi - Hưng
Yên” còn được thể hiện trong một số tài liệu, giáo trình và tạp trí khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là tìm hiểu hoạt động lễ hội đền Phù Ủng huyện Ân
Thi - Hưng Yên, nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống.
3


3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của đề tài tập trung nghiên cứu:
Thứ nhất, Xác lập cơ sở lý luận về vấn đề lễ hội trong văn hóa người
Việt
Thứ 2, Phân tích thực trạng hoạt động lễ hội đền Phù Ủng huyện Ân
Thi – Hưng Yên hiện nay

Thứ 3, Đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
đền Phù Ủng huyện Ân Thi - Hưng Yên
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1.Đối tượng
Đối tượng đề tài nghiên cứu là “Hoạt động lễ hội đền Phù Ủng huyện
Ân Thi - Hưng Yên”.
4.2.Phạm vi
Đề tài nghiên cứu hoạt động lễ hội đền Phù Ủng ở làng Phù Ủng, xã Phù
Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
 Đề tài chủ yếu được dựa trên nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng nòng cốt trong việc xây dựng
nên phương pháp luận tiếp cận và nghiên cứu đề tài.
 Tiếp cận vấn đề trên đường lối, chính sách của Đảng và sự quản lý
của Nhà nước về vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kỳ hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, đề tài đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp khảo sát thực tế: Đây được coi là phương pháp trọng
tâm trong quá trình tiếp cận vấn đề nhằm tổng hợp thông tin, đánh giá chính
xác. Phương pháp khảo sát thực tế là quá trình điền dã, đi trực tiếp để thu thập
tài liệu, thông tin liên quan tới đề tài.
 Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp: Phương pháp quan sát là
việc sử dụng thị giác để nhìn nhận và đánh giá vấn đề, phản ánh sự thật khách

4


quan. Phương pháp phân tích, tổng hợp là sử dụng tư duy, kỹ năng, kiến thức,
kinh nghiệm để khái quát các tư liệu thu thập được trước đó.
 Phương pháp so sánh: Đặt trong mối tương quan giữa lễ hội này với

lễ hội khác, so sánh các điểm tương đồng và khác biệt để từ đó có thể rút ra
kết luận, phương pháp phát triển phù hợp.
 Phương pháp phỏng vấn: Đây là việc thu thập thông tin trên cơ sở lấy
ý kiến trực tiếp của người khác trên việc bày tỏ ý kiến, quan điểm, mong
muốn, nguyện vọng,...
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về vấn đề lễ hội trong văn hóa
người Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua đề tài để có thể đánh giá thực trạng hoạt động lễ hội, đề xuất
giải pháp xây dựng và phát triển hệ thống lễ hội ở cả nước nói chung và lễ hội
đền Phù Ủng huyện Ân Thi - Hưng Yên nói riêng nhằm phát huy những mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết
cấu khóa luận bao gồm 3 chương.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ LỄ HỘI
TRONG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm rộng, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác
nhau. Theo thống kê đến nay có hơn 400 định nghĩa về văn hóa, đó là những
định nghĩa của các học giả khác nhau xuất phát từ các cứ liệu riêng, góc độ
riêng, mục đích riêng nhằm phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình.

Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học
thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt
để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn
hóa bao gồm từ tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động,…
Dưới đây là một số khái niệm văn hóa tiêu biểu:
Khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh, từ năm 1943 đã viết: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[16,
tr.431].
Khái niệm văn hóa của UNESCO: Văn hóa được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng
diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản
sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội…
Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền
thống, tín ngưỡng”[31, tr.16].

6


Theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký
hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó
có đặc thù riêng”[31, tr.16].
Ngoài ra còn rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.1.2. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là khái niệm được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:

Trong Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học quan niệm rằng lễ
hội là cuộc chung vui có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính chất văn
hóa truyền thống.
Tác giả Bùi Thiết cho rằng : Lễ hội chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần và
ứng xử, phản ánh những tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng cúng, những hội hè
đình đám của một cộng đồng làng xã nhất định.
Các tác giả trong Từ điển Bách Khoa Việt Nam cho rằng: Lễ hội là hệ
thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối
với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn
hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng động xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ
sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh
phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh của từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở
của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ
ước chung. Lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín
ngưỡng và tôn giáo.
Lễ hội là một hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính cộng đồng
cao của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong những chu kỳ về không gian và
thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính chất biểu trưng về
sự kiện nhân vật được thờ cúng. Những hoạt động này nhằm tỏ rõ ước vọng
của con người, để vui chơi giải trí trong cộng đồng. Lễ hội là những hoạt
động, sinh hoạt văn hóa mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội
dung và hình thức, của cả hai thành tố cơ bản là Lễ và Hội. Ngoài ra trong

7


hoạt động lễ hội còn bao gồm một số chi tiết khác như: hệ thống các tục hèm,
các trò diễn dân gian, hoạt động hội chợ triển lãm, văn hóa ẩm thực.
Có thể đưa ra khái niệm khái quát về lễ hội: Lễ hội là hoạt động sinh

hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không
gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại;
đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên
nhiên, thần thánh và con người trong xã hội.
Khái niệm trên đã phản ánh rõ bản chất cùng những nội dung của lễ hội
truyền thống Việt Nam. Trước hết, lễ hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bởi
vì đây là hoạt động văn hóa của tập thể, thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức.
Dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng phải do đông đảo quần
chúng nhân dân tiến hành. Họ là những người sáng tạo chân chính những giá
trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu. Họ là chủ nhân,
đồng thời là người đánh giá, thẩm định và hưởng thụ những thành quả sáng
tạo văn hóa ấy. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó
trong xã hội, hội là của tập thể, cộng đồng.
Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất
cứ lễ hội nào cũng gắn với địa bàn dân cư cụ thể, là một hoạt động văn hóa
của một địa phương đó. Về cơ bản, lễ hội truyền thống Việt Nam là những lễ
hội làng, nhưng cũng có những lễ hội do nội dung và tính chất của nó nên
được diễn ra trong một không gian rộng lớn hơn, có tính liên làng, liên vùng.
Những hoạt động lễ hội này diễn ra không thường xuyên mà chỉ ở một vài
thời điểm nhất định vào mùa xuân hay mùa thu trong năm. Đây là thời điểm
chuyển giao thời tiết, cũng là thời điểm chuyển giao mùa vụ trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp.Vào thời điểm này, người ta tổ chức lễ hội nhằm các
mục đích khác nhau.Với những hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự
kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đã diễn ra trong quá khứ. Đây chính là
biểu hiện đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, thể hiện cách
ứng xử văn hóa với thiên nhiên, thần thánh, con người thông qua các hoạt động

8



có trong lễ hội. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên,
con người với xã hội.
1.2. Nguồn gốc và quá trình hình thành lễ hội ở Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc hình thành lễ hội
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, lễ hội truyền thống của Việt Nam được
hình thành từ rất sớm, từ khi chưa hình thành nhà nước, chưa có sự phân chia
giai cấp. Tuy vậy, có thể thấy rằng, lễ hội xuất hiện khi xã hội loài người đạt
đến trình độ phát triển cao trong tổ chức đời sống xã hội. Cũng như các mặt
hoạt động khác của đời sống con người, lễ hội từng bước hình thành, không
ngừng biến đổi và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển xã hội ở từng giai
đoạn khác nhau của lịch sử. Từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng lễ hội
được hình thành từ các nguồn gốc sau:
Phong tục của các địa phương: Những phong tục tập quán được hình
thành từ bao đời, đúc kết qua nhiều thế hệ và được truyền lại cho các thế hệ
kế tiếp, luôn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đây được coi là nguyên
nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành các lễ hội ở Việt Nam.Trong dân gian có
câu “Trống làng nào, làng đấy đánh”, “ Thánh làng nào, làng đấy thờ” điều
này thể hiện yếu tố bản địa, mang tính địa phương, vừa tạo ra sự phong phú
đa dạng của văn hóa dân tộc. Những lễ hội dân gian diễn ra ở các làng xã
thường gắn liền với kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của các Thần hoàng làng.
Cho nên, lệ làng phép nước đã góp phần hình thành các lễ hội truyền thống.
Lễ hội được bắt nguồn từ trong cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu của
người nông dân, đồng thời thể hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống tôn
giáo tín ngưỡng của một bộ phận dân cư trên địa bàn cụ thể.
Phong tục tập quán của mỗi vùng miền là yếu tố quyết định sự tồn tại và
phát triển các lễ hội truyền thống ở các địa phương. Nó phản ánh và thể hiện
nét đặc sắc của bản sắc văn hóa dân tộc của các địa phương vùng miền trong
cùng một lãnh thổ quốc gia thống nhất.Văn hóa Việt Nam “ thống nhất trong
sự đa dạng” của văn hóa 54 dân tộc anh em.Vì vậy, có thể nói lễ hội ra đời
trong lịch sử, tồn tại cùng lịch sử, góp phần hình thành truyền thống, hình

thành phong tục tập quán ở các địa bàn dân cư.
9


Quy định của tập thể chính trị - xã hội đương thời: Là một hoạt động
văn hóa, lễ hội ra đời, tồn tại và phát triển trong một môi trường xã hội nhất
định. Trong từng thời điểm lịch sử, môi trường xã hội nào cũng gắn liền với
thể chế chính trị cầm quyền của giai đoạn đó. Lễ hội là hoạt động văn hóa có
tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân nên các chính thể
cầm quyền đều sử dụng để phục vụ cho hoạt động quản lý, duy trì và điều
hành hoạt động của đất nước, xã hội. Vì thế, lễ hội ra đời phục vụ cho mục
đích trên của chính thể cầm quyền. Bên cạnh những lễ hội dân gian truyền
thống, nhiều lễ hội được tổ chức nhằm chúc mừng các sự kiện chính trị - quân
sự - văn hóa xã hội nổi bật của từng giai đoạn, như các lễ hội chào mừng sự
kiện lịch sử, đón nhận danh hiệu thi đua, đánh dấu thành tựu của cá nhân, tập
thể, đơn vị hoặc cơ quan.
Mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội đặt ra: Là một thành tố
văn hóa có chứa đựng các nội dung và yếu tố văn hóa, kinh tế nên lễ hội được
chính thể cầm quyền sử dụng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo những
mục tiêu, định hướng của từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau. Căn cứ vào tình
hình xã hội, đất nước, từ thực trạng các ngành kinh tế, nhu cầu của xã hội đặt
ra để tổ chức các cuộc triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật. Ở mỗi giai đoạn đều có các mục tiêu khác nhau, từ đó lễ hội cũng được
khai thác thông qua các hình thức mang tính chất đặc thù để phát triển thế
mạnh vốn có của các loại hình văn hóa xã hội này.
Nhu cầu vui chơi, giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội:
Nhu cầu vui chơi giải trí luôn đặt ra đối với con người khi có thời gian rảnh
rỗi như sau thời kỳ lao động sản xuất có liên quan đến thời vụ, hoặc các
ngành nghề sản xuất khác. Người dân sau một thời gian lao động sản xuất mệt
nhọc, căng thẳng muốn nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí nhằm giải tỏa những áp

lực và tạo nguồn năng lượng mới thông qua việc tham gia các hoạt động có
trong lễ hội. Trong các hoạt động lễ hội, đặc biệt là phần hội sẽ có các trò trơi,
người dân sẽ được hòa mình vào trong không khí mới mẻ, hấp dẫn khác nhau
của đời sống văn hóa mà họ chưa có. Nhu cầu này là thường xuyên, liên tục
10


đối với mỗi con người, quá trình này được coi là tích hợp năng lượng để con
người có thể hoàn thiện mình trong những điều kiện mới.
1.2.2. Qúa trình hình thành lễ hội
Đối với những lễ hội thông thường ở Việt Nam có từ trước năm 1945
đều được gọi là lễ hội truyền thống hay lễ hội dân gian. Mặc dù có những tên
gọi khác nhau nhưng theo các nhà nghiên cứu văn hóa lễ hội thì có thể chia ra
làm lịch sử lễ hội cổ truyền (trước 1945) của người Việt ở Bắc bộ làm bốn
thời kỳ:
Lễ hội trong thời kỳ xây dựng nền văn hóa Đông Sơn: Vào thời kỳ
này, lễ hội của cư dân nông nghiệp được tổ chức vào mùa thu, đây là hình
thức sinh hoạt văn hóa – xã hội tổng hợp, thể hiện một trình độ văn minh khá
cao, bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt cổ, thể hiện tập trung nhất đó là
tính nhân văn.
Lễ hội trong thời kỳ Bắc thuộc: Thời kỳ này, lễ hội được mở vào cả hai
mùa xuân, thu. Trong đó lễ hội mùa xuân được tổ chức nhiều hơn. Ngoài ra,
hội chùa xuất hiện, phản ánh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước mà còn thể hiện ý nghĩa Phật giáo. Mỗi một lần mở hội là cư
dân Việt sùng bái, tưởng niệm, diễn lại các sự tích về các anh hùng dân tộc.
Các vị thần này đã trở thành vị thần thành hoàng của nhiều xóm làng cư dân
Việt.
Lễ hội được xây dựng trong thời kỳ xây dựng quốc gia Đại Việt độc
lập tự chủ (từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX): Trong giai đoạn này, bên
cạnh hội chùa còn xuất hiện thêm hội đình. Mặt khác trong một lễ hội, thường

có sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng: tín ngưỡng nguyên thủy, tín ngưỡng Phật
giáo, tín ngưỡng Đạo giáo…Trong các sinh hoạt văn nghệ của các lễ hội, đã
có sự phân biệt rạch ròi giữa cung đình, bác học với dân gian…
Lễ hội trong thời kỳ đất nước dưới chế độ thực dân nửa phong kiến
(từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945): Ở giai đoạn này, lễ hội vẫn được tổ
chức vào hai mùa xuân, thu. Địa điểm diễn ra lễ hội là ở đình, đền, chùa. Lễ

11


hội vẫn mang ý nghĩa là lễ hội nông nghiệp, bên cạnh những tư tưởng mê tín,
dị đoan, hủ tục thì đã xuất hiện tính dân chủ, bình đẳng trong lễ hội.
Lễ hội từ năm 1945 đến nay: Ở giai đoạn này, lễ hội Việt Nam có nhiều
chuyển biến rõ nét, lễ hội được tổ chức phong phú và đa dạng hơn, quy mô
được tổ chức rộng rãi, lễ hội vẫn gắn liền với sản xuất nông nghiệp trồng lúa
nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ, lễ hội có sự đan xen, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại
nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và sự tiến bộ của xã hội.
Những lễ hội ra đời sau năm 1945 được gọi là lễ hội hiện đại. Lễ hội đã
có sự kết kinh những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống
đó được thể hiện một phần trong những tinh hoa ở các hoạt động của lễ hội.
Chính ở trong hoạt động văn hóa này, những yếu tố lạc hậu đã dần được loại
bỏ theo thời gian. Những lễ hội có từ trước năm 1945 đến nay còn tồn tại
trong đời sống văn hóa ở các địa phương cùng những lễ hội ra đời sau năm
1945 đã và đang trở thành hoạt động văn hóa thường niên ở các cộng đồng
dân cư. Cả hai loại hình đó đã và đang trở thành truyền thống của dân tộc.
Hiện nay trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, hệ thống lễ hội trở thành một
thành tố văn hóa phi vật thể không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của
đông đảo tầng lớp nhân dân.
1.3. Các loại hình lễ hội

Những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến lễ hội được quan tâm,
nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau nhằm cố gắng đưa ra cách phân loại lễ
hội khoa học nhất. Trước hết để phân loại lễ hội, người ta căn cứ vào nội dung
phản ánh của lễ hội để phân chia ra các loại hình lễ hội: lễ hội nông nghiệp, lễ
hội anh hùng lịch sử, lễ hội tôn giáo tín ngưỡng…Căn cứ vào phạm vi để
phân ra lễ hội làng, lễ hội vùng và lễ hội của cả nước. Căn cứ vào thời gian
mở lễ hội để chia ra lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu,... Cách phân chia nào
cũng có mặt hợp lý nhưng cũng không thể tránh được những mặt hạn chế
riêng có.
Dựa vào các cách tiếp cận trên, có thể chia lễ hội thành các loại sau đây:
1.3.1. Phân loại lễ hội theo không gian lãnh thổ
12


Đây là cách phân loại theo quy mô, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, chi
phối, tác động của các lễ hội. Không gian lễ hội là phạm vi không chỉ về mặt
hành chính mà còn nằm trong không gian chịu tác động và ảnh hưởng của sự
kiện văn hóa đó. Không gian lễ hội được quyết định bởi nội dung và hình thức
biểu hiện, thể hiện những nội dung đó trong hoạt động thực tiễn. Không gian
sinh tồn của dân cư đồng thời là không gian lịch sử và không gian văn hóa, lễ
hội cộng đồng phản ánh lịch sử, lưu giữ và tưởng niệm lịch sử và là biểu
trưng văn hóa tộc người sống trong không gian đó. Căn cứ vào không gian, có
thể chia lễ hội theo các hình thức sau đây :
Lễ hội mang tính quốc tế: Là những lễ hội thường được du nhập từ bên
ngoài vào trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của người Việt Nam, được
cả người Việt Nám và thế giới tổ chức. Những lễ hội này trước hết là những lễ
hội của các tôn giáo như những lễ hội của Kitô giáo , Phật giáo, Tin lành…
Lễ hội mang tính quốc gia: Những lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện
được thờ cúng có liên quan ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn tới cả dân tộc trong
quốc gia và đất nước như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đền Hùng…

Lễ hội mang tính vùng miền: Đây là những lễ hội mà nhân vật hay sự
kiện lịch sử được thờ cúng nổi tiếng. Khi tổ chức lễ hội có sự tham gia của
nhân dân trên một địa bàn cư trú của nhiều địa phương ở gần nhau nằm trên
một vùng rộng lớn. Điển hình như lễ hội Đền Gióng (Hà Nội), lễ hội Đền Phù
Ủng (Hưng Yên)…
Lễ hội làng: Làng là đơn vị hành chính thấp nhất được tổ chức tương
đối chặt chẽ nhằm duy trì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, chống thiên tai
địch họa, bảo vệ an ninh thôn xóm…Làng là một cộng đồng kinh tế chung, là
đơn vị kinh tế tự cung tự cấp với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
nghiệp tự chủ. Làng là một cộng đồng văn hóa khá hoàn chỉnh với các yếu tố
văn hóa vật thể và phi vật thể thuộc về làng xã và phục vụ làng xã. Lễ hội
làng là hình thức phổ biến rộng rãi, với số lượng nhiều, có nội dung phong
phú. Đặc biệt, hội làng truyền thống góp phần xây dựng nên văn hóa Việt. Lễ
hội làng là lễ hội chủ đạo trong văn hóa của các tầng lớp dân cư. Lễ hội làng

13


trở thành hạt nhân, nền tảng cho kho tàng lễ hội của dân tộc tồn tại, phát triển
trong suốt chiều dài lịch sử.
1.3.2. Phân loại lễ hội theo thời gian, mùa vụ sản xuất
Cư dân người Việt là cư dân nông nghiệp, đa số dân cư sinh sống ở làng,
vì vậy những lễ hội làng chủ yếu phản ánh cuộc sống nông nghiệp. Điều đó
thể hiện qua thời gian mở hội thường gắn liền với mùa vụ sản xuất. Các lễ hội
gắn bó mật thiết, chặt chẽ với cuộc sống lao động sản xuất của người nông
dân. Tiến trình phát triển của một cộng đồng dân cư nông nghiệp chính là quá
trình gắn với khai hoang, canh tác đất đai. Khi bắt đầu khai phá đất đai hay
vào mùa vụ mới, nhân dân tổ chức lễ cầu xin để mong gặp được đất tốt, khai
phá an toàn. Bước vào mùa gieo cấy thì làm lễ khai canh động thổ, tổ chức lễ
xuống đồng cho mùa màng bội thu. Trong quá trình chăm sóc cây trái thì cầu

mong mưa thuận gió hòa. Đến khi thu hoạch thì tổ chức cúng cơm mới, cúng
phần hoa quả đầu tiên. Sau đó tổ chức hội ăn mừng thành quả lao động mời
thần lúa về kho. Sau vụ thu hoạch, vào dịp nông nhàn thì mở hội vui chơi, giải
trí, trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Mùa vụ của người Việt thường bắt đầu và kết
thúc vào dịp mùa Xuân – Thu, do vậy lễ hội cũng diễn ra vào mùa Xuân và
mùa Thu. Mùa xuân là mùa của cây chồi nảy lộc, tạo nguồn năng lượng mới
cho con người. Mùa thu là mùa của trăng thanh gió mát, tạo cảm giác an nhàn
, thư thái. Cả hai dịp ấy người ta mở hội để vui chơi, giải trí.
Ngoài ra có một số lễ hội được mở vào thời gian bất kỳ trong năm.
Những lễ hội như vậy thường gắn với ngày sinh của các nhân vật có công với
lịch sử dân tộc. Đó là các anh hùng, danh nhân như các vị tổ nghề, Thành
hoàng làng.
Ngoài ra, còn các lễ hội được tổ chức nhân dịp kỷ niệm các sự kiện
lịch sử cũng được tổ chức vào thời gian bất kỳ trong năm do tính chất lễ
hội quy định.
1.3.3. Phân loại lễ hội theo tín ngưỡng
Tín ngưỡng dân gian không có hệ thống giáo lý, tín điều quy chuẩn,
cũng không có bậc giáo chủ chính thống, chưa có hệ thống cơ sở thờ tự thống
nhất mà phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của từng địa
14


phương. Lễ vật thờ cúng trong tín ngưỡng dân gian thường được cúng đồ
mặn, trong khi đó tôn giáo thường cúng đồ chay.
Tín ngưỡng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của một bộ
phận quần chúng nhân dân. Tín ngưỡng là một trong những yếu tố để lễ hội
ra đời. Lễ hội được phân loại theo các loại hình tín ngưỡng cơ bản sau:
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Lễ hội thờ cúng tổ sư, tổ nghề. Trong hệ
thống các lễ hội về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì lễ hội đền Hùng được coi là
lớn nhất, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Tín ngưỡng thờ cúng thần Thành hoàng làng: Các lễ hội này được
phổ biến rộng khắp ở mọi nơi trên đất nước, ở nhiều thời điểm khác nhau
trong năm và chiếm số lượng nhiều trong các loại hình lễ hội. Đây không chỉ
là sinh hoạt văn hóa mà còn là tài sản văn hóa của các địa phương, góp phần
vào sự phát triển chung của văn hóa vùng miền.
Tín ngưỡng thờ Mẫu: Lễ hội thờ Mẫu Liễu Hạnh diễn ra ở các phủ điện
thờ Mẫu như Phủ Tây hồ ở Hà Nội vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, Phủ
Giầy ở Nam Định diễn ra vào những ngày đầu tháng 3 âm lịch hàng năm.
Tín ngưỡng phồn thực: Những lễ hội này gắn với các quan niệm về tín
ngưỡng và quan hệ hôn nhân. Trong lễ hội, người dân thờ cúng những đồ vật
tượng trưng cho tính giao nam nữ.
Ngoài ra còn có lễ hội của tín ngưỡng thờ cúng động vật, tín ngưỡng thờ
nhiên thần,...
Có thể nói trong các lễ hội, luôn luôn có sự đan xen giữa những hình
thức lễ hội nêu trên, không có lễ hội nào diễn ra một cách độc lập, riêng lẻ.
1.3.5. Phân loại lễ hội theo tính chất của lễ hội
Phân loại lễ hội theo tính chất có thể kể tới các loại lễ hội tiêu biểu như:
lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử - cách mạng,…
Lễ hội nông nghiệp: Đây thường là lễ hội làng, diễn ra ở các vùng dân
cư có lịch sử lâu đời, đây cũng là những lễ hội nông nghiệp rất cổ, gắn liền
với thời kỳ mới bắt đầu xuất hiện những hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Thuộc loại hình lễ hội này, các trò diễn nghệ thuật tín ngưỡng nhắc lại những
hoạt động sản xuất như cày bừa, gieo hạt, cấy lúa.

15


Lễ hội nông nghiệp có liên quan đến các hoạt động thờ cúng, tế lễ trong
đó có sử dụng các nghi lễ để cầu mùa, cầu mưa, tạ ơn. Lễ hội nông nghiệp là
những lễ hội mà nội dung và hình thức của nó chứa đựng những yếu tố trực

tiếp đề cập đến diện mạo đời sống của cư dân nông nghiệp thông qua các hoạt
động diễn ra trong đời sống xã hội như các hình thức và phương thức canh tác
truyền thống, kinh nghiệm làm ăn, xử lý các hiện tượng biến đổi của thời tiết
có tác động ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi.
Lễ hội lịch sử: Lễ hội lịch sử diễn tả lại hoặc biểu dương một hành
động, một sự tích trong cuộc sống lao động và chiến đấu, về sau xoay quanh
vấn đề tín ngưỡng thành hoàng về một nhân vật lịch sử có liên quan đến cộng
đồng, người dân mở hội, sử dụng các hình thức diễn xướng để nhắc lại cuộc
đời, sự tích của nhân vật ấy.
Chương 2
LỄ HỘI ĐỀN PHÙ ỦNG HUYỆN ÂN THI - HƯNG YÊN
2.1. Khái quát chung về huyện Ân Thi - Hưng Yên
2.1.1. Đặc điểm lịch sử - địa lý tự nhiên
Tỉnh Hưng Yên thành lập muộn trên cơ sở phủ Khoái Châu (các huyện
Đông Yên, Kim Động, Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ) và một phần của phủ Tiên
Hưng (Thần Khê, Diên Hà, Hưng Nhân) của xứ Nam – Sơn Nam. Phố Hiến
(Hiến Nam) là một cảng thị của xứ Nam.Tháng 3 (1993), có cuộc Hội thảo
khoa học về Hưng Yên, Phố Hiến với sự tham gia của nhiều học giả trong
ngoài nước, vị thế lịch sử, văn hóa, kinh tế, đối ngoại của Hưng Yên, Phố
Hiến mới được làm sáng tỏ: Hưng Yên là vùng đất cổ nằm ở tả ngạn sông
Hồng được hình thành vài ngàn năm trước. Thời Hùng Vương dựng nước
đã có bộ lạc Trâu (bộ lạc Câu Lậu sinh sống ổn định lâu dài ở đây cùng với
các tộc khác chung sức xây dựng nhà nước Văn Lang – Âu Lạc).Trải qua
các thời đại, Hưng Yên – vùng đất trung tâm của châu thổ sông Hồng, cái

16


nôi của người Việt cổ (tộc Kinh) có nhiều tên gọi khác nhau. Về đời Hán,
tỉnh Hưng Yên thuộc huyện Chu Diên quận Giao Chỉ... Thế kỷ XIII đời

Trần có tên Khoái Lộ là căn cứ hậu phương quan trọng: kho lương thảo, vũ
khí, quân trang,...
Năm 1741, cải là Sơn Nam thượng, lại đổi là Sơn Nam trấn (năm 1822).
Mãi đến năm 1831, đời vua Minh Mệnh, mới gọi là Hưng Yên .
Từ khi thành lập tỉnh (10/1831) đến khi quân Pháp hạ thành Hưng Yên
(27/3/1883), địa giới Hưng Yên không có gì thay đổi. Hưng Yên là một trong
những tỉnh ở Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Đinh Gia Quế (1825-1885) và Nguyễn
Thiện Thuật (1844- 1926) lãnh đạo.
Cách Mạng Tháng 8 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời. Từ tháng 8/1945 đến tháng 11/1996, địa giới Hưng Yên được điều
chuyển tới 26 lần. Sau đây là một số lần quan trọng:
- Tháng 6/1947 chuyển huyện Văn Giang từ Bắc Ninh về Hưng Yên,
chuyển huyện Văn Lâm từ Hưng Yên sang Bắc Ninh.
- Tháng 10/1947 chuyển huyện Văn Lâm trả lại cho Hưng Yên. Huyện
Gia Lâm của Bắc Ninh được sát nhập vào Hưng Yên trong thời gian một năm
(28/11/1948 – 7/11/ 1949).
- Ngày 26/1/1968, Uỷ ban thường vụ quốc hội ra nghị quyết số 544/ NQTVQH hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng.
Trong thời gian hợp nhất 10 huyện và thị xã của Hưng Yên được hợp nhất
thành 4 huyện và 1 thị xã của tỉnh Hải Hưng.
- Sau 29 năm hợp nhất, ngày 6/1/1996, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn
tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.
- Ngày 1/1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Từ cuối năm 1996 đến
tháng 4/1999, các huyện cũ của Hưng Yên được tách ra như khi sát nhập

17


với Hải Dương. Số liệu năm 2003: Hưng Yên có 1 thị xã và 9 huyện với S=
923,1 km2

Là một tỉnh đồng bằng không biển, không rừng, không núi, Hưng Yên
nằm ở vị trí trung tâm châu thổ sông Hồng, đất đai là đất phù sa màu mỡ
trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vì thế, Hưng Yên có những điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng nền văn
minh lúa nước sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Như vậy Hưng Yên ngày nay được cấu thành từ ba vùng đất: trấn Sơn
Nam thượng (vùng giữa và phía Nam) trấn Hải Dương (vùng đông bắc),
trấn Kinh Bắc (vùng tây bắc); tiếp giáp với Thăng Long – Hà Nội; có
thương cảng Phố Hiến.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa xã hội
Cư dân Hưng Yên chủ yếu là cư dân nông nghiệp lúa nước, với bốn bề
sông nước bao quanh đặc biệt là sông Hồng và sông Luộc. Vì thế hình thành
nên truyền thống từ ngàn xưa của người Hưng Yên là: truyền thống trị thủy và
truyền thống đánh giặc. Điều đó được thể hiện ở các lễ hội truyền thống ở
Hưng Yên.
Trong số 362 lễ hội của Hưng Yên có trên 90% lễ hội thờ nhân thần và
gần 10% lễ hội thờ nhiên thần. Chứng tỏ rằng lễ hội dân gian xưa rất gắn kết
với môi trường xã hội. Môi trường xã hội chính là sự sống được tín ngưỡng
hóa, phong tục hóa thành những biểu tượng trong lễ hội để nhắc nhở người
sau nên giữ gìn những gì tốt đẹp nhất. Sở dĩ có lễ hội nhiên thần (chiếm số
lượng 33 gồm Phật, Mẫu, Tứ Pháp…) là vì: với môi trường tự nhiên là nhiệt
ẩm, gió mùa theo chu kỳ bình thường hay bất thường, mà con người lại cần
mưa thuận gió hòa cho hòa cốc phong đăng: “Lạy trời mưa xuống - Lấy nước
tôi uống - Lấy ruộng tôi cày - Lấy đầy bát cơm - Lấy rơm đun bếp”…
Hơn 90% lễ hội Hưng Yên là lễ hội tôn vinh nhân thần (329/362 lễ hội).
Điều đó chứng tỏ Hưng Yên là nơi tụ nghĩa, hợp linh, tích thiện. Nhân dân
18


nhớ ơn và phụng thờ những vị đến khai phá vùng đất Hưng Yên, dạy dân cách

chung sống với nước, sinh cơ, lập nghiệp, chiến đấu chống giặc ngoại xâm,
đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Đó là lễ hội tôn vinh anh hùng dân
tộc, anh hùng văn hóa, những vị tổ nghề kể cả một số lễ hội mới hình thành
trên đất Hưng Yên là những di sản văn hóa vô giá. Tiêu biểu là lễ hội Chử
Đồng Tử và Nhị vị phu nhân ở Đa Hòa - Dạ Trạch - Khoái Châu; lễ hội đền
Phù Ủng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão; lễ hội đền Tống Trân thờ danh nhân
văn hoá,…
Di tích lịch sử văn hoá Hưng Yên không có những công trình to lớn,
hoành tráng như một số tỉnh lân cận như: Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh song
lại có mật độ khá dày. Theo kết quả kiểm kê di tích năm 2005, toàn tỉnh có
1210 di tích trong đó 151 di tích được Nhà nước công nhận, đứng thứ tư
trên cả nước. Điểm nổi bật nhất của di tích Hưng Yên là kết cấu bằng gỗ và
trải dài theo dọc các triền sông với: đình, lăng, chùa làng, đền, văn miếu,
văn chỉ, văn từ, quán, đình, tháp,…
Hưng Yên là một mảnh đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng, tôn sư
trọng đạo, luôn vượt khó vươn lên trở thành những người có ích cho quê
hương đất nước. Các huyện Văn Giang, Ân Thi, Yên Mỹ, Văn Lâm là những
huyện có số người đỗ đạt nhiều nhất.
Nhiều người đỗ đạt trở thành những lương thần, danh tướng làm
rạng danh đất nước quê hương như: Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370)
làm đến Kinh sư đại doãn; Lễ bộ thượng thư Đào Công Soạn (13761456), Thượng thư Lê Như Hổ (1511-1581); Hải Thượng Lãn Ông - Lê
Hữu Trác (1720-1791); tiến sĩ Trần Công Xán (1731-1787); tiến sĩ Chu
Mạnh Trinh (1862-1905),…
Do vị trí địa lí cận kề Hà Nội, khi Tây học thịnh hành thì Hưng Yên cũng
là nơi có phong trào tân học khởi sắc. Nơi đây đào tạo được nhiều nhà khoa
học, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và tướng lĩnh cho đất nước. Đó là nhà nông học
19


cử nhân Nguyễn Công Tiễu (1892-1976), người huyện Phù Cừ với công trình

nghiên cứu về bèo hoa dâu gây tiếng vang trên Hội nghị khoa học Thái Bình
Dương. Dương Quảng Hàm (1898-1946), Tô Ngọc Vân (1908-1954); các nhà
văn tiêu biểu cho dòng văn học Việt Nam hiện đại như Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Lê Lựu, Chu Lai, Học Phi; ông tổ nghề chèo Nguyễn Đình
Nghị (1884-1954); các nhạc sĩ nổi danh: Cao Việt Bách, Phó Đức Phương,…;
44 tướng lĩnh tài ba trong Quân đội nhân dân Việt Nam: trung tướng Nguyễn
Bình (1908-1951), đại tướng Nguyễn Quyết, thượng tướng Hoàng Minh
Thảo,…
Những người con của mảnh đất Hưng Yên trên là sản phẩm văn hóa của vùng
quê giàu truyền thống yêu quê hương, yêu đất nước, vừa là sự tự vươn lên chiếm
lĩnh đỉnh cao và sáng tạo nên văn hóa của họ. Đồng thời, họ cũng làm cho truyền
thống văn hóa (truyền thống hiếu học) của quê hương đất nước thêm giàu có.
Hưng Yên là vùng đất văn hiến lâu đời. Trong Đại Nam nhất thống chí
đã ghi: “Kẻ sĩ gắng học, nhà nông chăm cày, ưa tiết kiệm, tránh xa xỉ…”. Các
sử gia triều Nguyễn đã ghi nhận và khẳng định về truyền thống lao động cần
cù, nếp sống tiết kiệm, truyền thống hiếu học là những giá trị văn hóa đặc thù
của Hưng Yên.
Văn học dân gian Hưng Yên đa dạng, phong phú gồm nhiều thể loại đặc
sắc về nội dung và nghệ thuật. Theo thạc sĩ Vũ Tiến Kì : “Qua các truyền
thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện thơ, ca dao, tục ngữ sưu tầm được ở Hưng
Yên, chúng ta còn thấy được vẻ đẹp đa dạng về đời sống tinh thần con người
nơi đây thể hiện trong quan hệ giữa con người với con người, con người với
lao động sản xuất, con người trong tình yêu, hôn nhân, đấu tranh với thiên
nhiên, trong đấu tranh xã hội, đánh giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ
mảnh đất quê hương”.
Tục ngữ, ca dao Hưng Yên (theo sưu tầm) khoảng trên 200 câu chủ yếu
là những câu nêu địa danh, sản vật, làng nghề truyền thống của mỗi vùng quê
20



trong tỉnh và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn thủy chung, giàu lòng yêu nước, nặng
tình nặng nghĩa của người dân Hưng Yên.
Truyện cười Hưng Yên không phong phú bằng các địa phương quê
hương của Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai, Tú Xuất nhưng truyện cười
Hưng Yên cũng thể hiện những cung bậc cười khác nhau.
Nếu như cổ tích, truyện cười và một phần ca dao Hưng Yên được hòa tan
trong dòng chảy văn học dân gian người Việt bởi sự giao thoa văn hóa các
vùng miền thì truyền thuyết Hưng Yên chiếm một số lượng lớn (46 truyền
thuyết thời Hùng Vương) ghi rõ dấu ấn bản địa của vùng quê này bởi tính cố
định và dấu tích lịch sử khá đậm trong đó với chủ đề chính là chống giặc
ngoại xâm.
Tóm lại, văn học dân gian Hưng Yên phong phú về nội dung và sinh
động về thi pháp. Đây là vốn quý cho văn học nước nhà cần được bảo lưu,
sưu tầm, tập hợp và phát triển rộng rãi.
2.2. Lễ hội đền Phù Ủng
2.2.1. Vài nét chung về quê hương Phù Ủng
2.2.1.1. Địa lý, lịch sử, văn hóa vùng quê Phù Ủng.
Phù Ủng – quê hương của tướng quân Phạm Ngũ Lão, du khách có thể đi
theo 3 đường là: Từ Hà Nội đi phố Nối 14 km qua thị trấn Ân Thi rẽ trái đi
thêm 12 km. Hướng thứ hai từ trung tâm thị xã Hưng Yên ngược đường 39
về Trương Xá (Kim Động) rẽ phải đi 4 km qua thị trấn Ân Thi đi thêm 12
km. Hoặc theo quốc lộ 5A đến Quán Gỏi, đi tiếp 3 km. Cả 3 tuyến đường
đều rộng thoáng, rất thuận tiện cho các phương tiện giao thông. Phù Ủng là
ngã ba đường về Hưng Yên, Hải Dương và đường 5A, quê hương của
thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, một anh hùng dân tộc văn võ song toàn
nổi tiếng thời Trần.
Phù Ủng là vùng đất có lịch sử lâu đời. Theo một tài liệu khảo cổ, người
ta đã khai quật được ở đây đỉnh đồng thời Đông Hán (Trung Quốc) cách ngày
21



nay hơn 2000 năm. Xưa hơn nữa, vùng đất này đã được xác lập với việc thờ
Hoàng Công Dực làm thành hoàng. Truyền thuyết trong vùng kể rằng: Hoàng
Công Dực là người làng Phù Ủng có công đánh giặc giúp vua Hùng thứ 18
được phong thần ở quê hương. Trong Đại Nam nhất thống chí, nguyên đời
vua Tự Đức năm thứ 18 (1856) truyền cho quốc sử quán soạn thảo thì: “ Phù
Ủng thời Trần là một xã của huyện Đường Hào, lộ Hồng. Sang thời Nguyễn,
Phù Ủng thuộc tổng Chiêu Lai, phủ Bình Giang, trấn Sơn Nam”.
Từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay, để phù hợp với sự quản lí hành
chính địa phương, địa danh này đã 4 lần thay đổi: năm 1945, đổi thành xã
Thành Thái; năm 1947, đổi thành xã Hoàng Hữu Nam; năm 1954, đổi thành
xã Đô Lương huyện Ân Thi; năm 1968, sau khi hợp nhất hai tỉnh Hải Dương
và Hưng Yên thành Hải Hưng. Năm 1979, sáp nhập huyện Ân Thi với huyện
Kim Động thành huyện Kim Thi thì xã Đô Lương đổi thành xã Phù Ủng.
Vì thế, đền Phù Ủng được gọi theo tên làng nơi di tích tọa lạc.Theo
nghĩa Hán Việt, “Phù” là giúp; “Ủng” là ủng hộ, giúp đỡ. “Phù Ủng” nghĩa là:
giúp nước hộ dân. Đền Phù Ủng thuộc làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên.
Ngày nay, Phù Ủng gồm 7 thôn; có vị trí địa lí như sau: phía Đông Nam
làng Phù Ủng dựa mình vào bờ sông Cửu Yên (sông này phân nhánh từ sông
Kinh Thày chảy qua hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, hòa vào sông Luộc và
sông Thái Bình). Phía Đông giáp với xã Huỳnh Thúc Kháng, huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương. Phía Tây Giáp xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi. Phía Nam
giáp xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi. Phía Bắc giáp xã Ngọc Lâm, huyện Mĩ Hào.
Phù Ủng là một làng quê ở nông thôn. Người dân sống bằng nông nghiệp
là chủ yếu. Tương truyền trước đây làng có nghề phụ là đan sọt, vận thừng,
đan chổi, trạm bạc,… là kinh tế phụ giữa kỳ nông nhàn. Với đặc sản nổi tiếng:
“Gạo đồng Đỗ - Nước giếng Đình – Cá rô đầm Sét – Nước mắm Vạn Vân”;
truyền thống hiếu học (trong làng có 4 văn bia tiến sĩ từ thời Lê đến thời
22



Nguyễn; vùng quê của Nguyễn Trung Ngạn: 16 tuổi đỗ hoàng giáp, lập kho
lương thảo cứu giúp dân; Hoàng Công Chí: đậu tiến sĩ đời Lê Cảnh Trị (1663
-1671) được phong làm Thượng thư bộ Công…).
Truyền thống đấu tranh, truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm ở Phù
Ủng được khơi dậy mạnh mẽ trong tất cả các triều đại và nhất là từ khi Đảng
lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng. Đồng thời Phù Ủng còn là một vùng quê
nghèo nhưng nặng nghĩa tình: “Yêu nhau từ thưở bện thừng – Trăm chắp
ngàn mối xin đừng quên nhau” .
2.2.1.2 Di tích đền Phù Ủng
Tưởng nhớ người con tài ba, đức độ của quê hương, dân làng Phù Ủng
lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của ông. Hiện nay ngoài đền
thờ chính còn nhiều di tích có liên quan tới tướng quân Phạm Ngũ Lão. Cụm
di tích được chia làm hai khu. Khu ngoài gồm đền, lăng, nhà bia, huê văn, văn
từ và các gò đống; khu trong bao gồm đền chùa có liên quan đến Tĩnh Huệ
công chúa – con gái Phạm Ngũ Lão.
Đền thờ Phạm Ngũ Lão có tên gọi “Phù Ủng trạch từ”. Tương truyền
ngôi đền nằm ở vị trí: “Thất tinh ứng hậu, hình nhân bái tướng, voi quỳ, ngựa
phục, bên bút bên nghiên, bên cờ bên kiếm. Ở giữa có mô Hòn Ngọc, nằm
cạnh dòng sông Cửu An uốn lượn như một con rồng uốn khúc, mà đầu rồng là
khu đất dựng đền”. Trước đây, đền có kiến trúc kiểu chữ nhất gồm 7 gian.
Trong kháng chiến chống Pháp, đền bị phá hủy. Năm 1986 - 1989, đền được
phục dựng lại bằng bê tông theo kiểu kiến trúc cổ, gồm 5 gian tiền tế và tòa
hậu cung. Kiến trúc kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Hậu cung đặt tượng Phạm
Ngũ Lão, đúc bằng đồng. Tượng nặng 300kg, tạo tác trong tư thế ngồi trên
ngai, mặc áo cẩm bào, đầu đội mũ cánh chuồn, tay cầm ngọc quý, gương mặt
cương nghị, đôn hậu. Cùng thờ trong đền còn có tượng quận chúa Anh
Nguyên vợ Phạm Ngũ Lão (con gái đức Trần Hưng Đạo), cùng các hiện vật
quý hiếm, nổi bật là 3 bức đại tự: “Phù Ủng linh từ”, “Đông A điện súy”,


23


×