Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân biệt 2 khái niệm “nhân tố con người” với “phát huy nhân tố con người” phương hướng cơ bản của phát huy nhân tố con người ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.39 KB, 10 trang )

Đề tài: Phân biệt 2 khái niệm “nhân tố con người” với
“phát huy nhân tố con người”. Phương hướng cơ bản của phát
huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay.
Bài làm
1. Đặt vấn đề

Trong giai đoạn phát triển hiện nay loài người đã tạo ra những
điều kiện để nâng mình lên một trình độ chủ thể mới, có vai trò
quyết định hơn đối với tiến trình phát triển của lịch sử. Nhưng điều
đó đồng thời cũng đặt ra với mức độ bức thiết chưa từng thấy sự lựa
chọn của loài người về một còn đường thực sự đưa mình tới tự do,
hạnh phúc. Từ buổi bình minh nhân loại, khi vừa thoát khỏi loài
động vật hoạt động theo bản năng để trở thành con người có ý thức,
con người đã bắt đầu tìm hiểu về môi trường tự nhiên xung quanh,
hoàn cảnh xã hội, và cùng lúc ấy, con người cũng bắt đầu tìm hiểu
về chính mình. Từ trước đến nay, vấn đề con người luôn luôn được
nghiên cứu và được xem như một “đề tài cũ nhưng vẫn luôn luôn
mới”.
2. Giải quyết vấn đề
2.1

Khái niệm con người

Theo mỗi bước tiến hoá, con người không ngừng nhận thức và
cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân. Trong quá trình nhận thức về
chính mình, con người luôn trăn trở với câu hỏi “Con người là gì”
và tìm cách trả lời câu hỏi ấy.


Xuất phát từ thực tế sinh hoạt, lao động sản xuất, chủ nghĩa
Mác cho rằng “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu


tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm con người
được Hồ Chí Minh sử dụng với nhiều cách gọi khác nhau, ứng với
những điều kiện, hoàn cảnh, khía cạnh khác nhau, song vẫn giữ lập
trường giai cấp, tính cách mạng, khoa học, đạt được sự hài hoà giữa
con người cá nhân và con người xã hội, dân tộc, quốc tế. Chúng ta
có thể khái quát: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người với tư
cách là cá nhân, tập thể, cộng đồng hay cả nhân loại đều là một
chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội, mang
bản chất xã hội - lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị
vật chất và tinh thần.
2.2

Khái niệm nhân tố con người

Khái niệm nguồn lực con người có phạm vi bao quát. Đó là
tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất và tinh thần, đạo đức, phẩm
chất, trình độ tri thức , vị thế xã hội… tạo thành năng lực của con
người và của cộng đồng người. Năng lực đó khi được sử dụng, phát
huy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Kế thừa sáng tạo các kết quả nghiên cứu trước đây, chúng ta
thấy: Nhân tố con người là toàn bộ những dấu hiện riêng có, những
yếu tố nói lên vai trò của con người như là chủ thể hoạt động trong


các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, với những yếu tố,
những tiêu chí về vai trò xã hội, về trí tuệ nhân cách (năng lực –
phẩm chất) của con người
Hồ Chí Minh không đưa ra quan niệm cụ thể về nhân tố con người

nhưng thực chất, Người đã đề cập đến nhân tố con người một cách
toàn diện trong hệ thống tư tưởng của mình. Với phương pháp khái
quát hoá, chúng ta thấy Hồ Chí Minh đề cập đến nhân tố con người
với một số nội dung sau:
Thứ nhất, xét theo phương diện nhân tố con người với tư cách
là chủ thể hoạt động, Hồ Chí Minh luôn coi trọng hoạt động tự
giác của con người.
Thứ hai, nhân tố con người với tư cách là tổng hoà các phẩm
chất, năng lực của con người.
Thứ ba, nhân tố con người với những tiêu chí về nhân cách,
việc giáo dục, tạo dựng mẫu con người mới được Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm. Như vậy, theo quan niệm Hồ Chí Minh, nhân tố con
người là hệ thống những thuộc tính, những đặc trưng quy định vai
trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của con người, bao gồm
một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc
trưng về phẩm chất, năng lực, giá trị xã hội của con người.
2.3 Khái niệm phát huy nhân tố con người
Phát huy nhân tố con người là phát hiện, làm bộc lộ, khai thác,
sử dụng, tận dụng những yếu tố, những quá trình cấu thành nên


nhân tố con người. Phát huy nhân tố con người thường được Hồ
Chí Minh diễn đạt dưới nhiều cách thức, nhưng với cái nhìn tổng
quát, phát huy nhân tố con người được Hồ Chí Minh đề cập với một
số nội dung sau đây:
- Phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa
là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng;
- Phát huy nhân tố con người với tư cách là một thực thể thống
nhất giữa phẩm chất và năng lực;
- Biết dùng người để phát huy nhân tố con người;

- Hồ Chí Minh đưa ra những biện pháp để phát huy nhân tố
con người.
2.4. Phương hướng cơ bản của phát huy nhân tố con người
ở Việt Nam hiện nay


Tiếp thu có chọn lọc những nhân tố tích cực của thơì i đại

hiện nay về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và phát triển con
người
Ở giai đoạn văn minh hiện nay, loài người đã đạt tới một trình
độ nhận thức mới về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và phát
triển con người.
Tăng trưởng kinh tế có vai tròtạo cơ sở, tiền đề cho sự phát
triển xã hội, phát triển con người. Cuộc sống xác nhận sự đúng đắn
của quan điểm Mác – lenin rằng, nhân tố quyết định sự phát triển


của lịch sử xét cho đến cùng là sự sản xuất và tái sản suất ra đời
sống hiện thực.
Dường như, bất cứ một bước phát triển nào về mặt xã hội cũng
có một trong những nguyên nhân quyết định đến nó là sự tăng
trưởng kinh tế, sự tăng trưởng năng suất lao động dẫn tới sự gia
tăng đột biến khối lượng của cải vật chất. Cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng
sản xuất đang đặt hầu hết các quốc gia trên thế giới vào cuộc chạy
đua nước rút tăng trưởng kinh tế để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu. Mặc
dù mục tiêu phát triển kinh tế vẫn là mục tiêu hàng đầu để đánh giá
trình độ phát triển của mỗi quốc gia, nhưng không bao hàm hết nội
dung phát triển. Bởi vì, yếu tố xã hội, văn háo, chế độ chính trị,…

ngày càng khẳng định vai trò của chúng đối với sự phát triển. Ủy
ban văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc đã đưa ra
khái niệm “phát triển xã hội”. Trong khái niệm phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế là một nội dung đồng thời là một động lực,
nhưng mục tiêu hướng tới là xã hội và con người mà cụ thể là
quyền con người, hòa bình, dân chủ, an toàn sinh thái, văn hóa lành
mạnh, lối sống, nhân phẩm…Trong khái niệm này, Liên hợp quốc
coi trọng thái độ và hành vi ứng xử, mối quan hệ giữa các cá nhân,
giữa các cộng đồng trên tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận.
Nội dung này được Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ nhất
về phát triển xã hội tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 3 năm 1995


chấp thuận. Đến cuối 1995, nội dung phát triển đó lại được 115
quốc gia tham dự Hội nghị cao cấp lần thứ XI tại Cactahena
(Coloombia) nhất trí thông qua.
Tham dự hai Hội nghị đó, đại diện của Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việ Nam đã ký kết các tuyên bố chung, cam kết thực hiện
những nội dung cơ bản của mục tiêu phát triển xã hội, vận dụng
một cách chủ động và phù hợp với từng hoàn cảnh của nước ta.
Có thể hiểu khái niệm phát triển xã hội bao gồm hai nội dung
cơ bản: tăng trưởng kinh tế và phát triển con người.
Phát triển con người được xem là thước đo sự phát triển của
mỗi quốc gia. CHính vì thế Liên hợp quốc đề nghị lấy chỉ số phát
triển nhân lực (HDI) để đánh giá thực trạng phát triển ở mỗi nước.
Khái niệm phát triển con người trước hết bao hàm một quan
niệm đúng đắn về vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội;
sau nữa, khái niệm phát triển con người bao gồm sự lựa chọn tối ưu
phương thức con người bao gồm sự lựa chọn tối ưu phương thức
hoạt động làm tăng tiềm lực con người và phát huy hiệu quả tiềm

lực ấy trong phát triển xã hội.
Khái niệm “phát triển con người” giữ vai trò then chốt trong
kế hoạch định chiến lược con người. Nó phù hợp với quan điểm
chủ nghĩa Mác –leenin xem khái niệm “con người” như một khái
niệm phức hợp chứa đựng trong bản than nó quan hệ biện chứng


của một loại nhân tố:tự nhiên – xã hội, vật chất –tinh thần; cá nhân
– đồng loại; lịch sử - hiện đại; khách quan – chủ quan.
Sự tác động qua lại của các nhân tố đó tạo nên những phẩm
chất của con người. Những phẩm chất đó được nhiều thế hệ người
xác nhận và được đo lường bằng hệ thống thước đo giá trị:đức, trí,
thể, mỹ. Những phẩm chất đó lien hệ hữu cơ với nhau tạo thành
một cấu trúc gọi là nhân cách dưới sự soi sang của hệ tư tưởng, mà
ở Việt Nam là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân – chủ nghĩa Mác
leennin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Như vậy, phát triển con người là làm cho những phẩm chất tốt
đẹp của con người chuyển dịch theo hướng đi lên, là sự tăng lên
nhwunxg phẩm chất đó về số lượng và chất lượng. Phát triển con
người là phát triển nhân cách.
Những phương hướng chung phát triển xã hội với con
người ở Việt Nam trong giai đoạn xây dưng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa
Trong tất cả các giai đoạn cách mạng, đặc biệt là giai đoạn
hiện nay, Đảng ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm với tư
cách là nhân tố quyết định nhất. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII đã khẳng định: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, và chính từ đó,
những thành quả của sự phát triển đất nước lại nhằm phục vụ nhân
dân Việt Nam, con người Việt Nam và góp phần cho nhân loại.



Công cuộc đổi mới đất nước tạo ra những thuận lợi chưa
từng có, đồng thời đòi hỏi con người Việt Nam vượt qua những
thách thức gay gắt để nâng cao phẩm chất toàn diện phù hợp với
đòi hỏi chung của thời đại, kế tục và nâng cao những giá trị truyền
thống của dân tộc lên một trình độ mới.
Phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam thể hiện ở đức –
trí - thể - mỹ. Cấu trúc nhân cách của con người Việt Nam hiện nay
cũng bao gồm những thành tố, những giá trị đó, nhưng ở mức độ
đáp ứng những đòi hỏi của thời đại. Do đó, chiến lược phát triển
con người ở nước ta, về thực chất, là tổng thể những giải pháp
nhằm nâng cao nhân cách con người Việt Nam lên ngang tầm thời
đại.
Ở một cấp độ khái quả cao hơn, có thể nói, nhân cách là một
tổng thể những giá trị được sắp xếp trong một cấu trúc chặt chẽ với
sự nổi bật của hai nhân tố cốt lõi: đức – tài. Chính vì thế, khi nói về
con người Chủ Tịch Hồ Chí Minh thường nói về đức – tài, về mối
quan hệ giữa đức – tài. Người luôn nhấn mạnh việc trau dồi, rèn
luyện đạo đức cách mạng và chỉ rõ những nội dung cơ bản của đạo
đức cách mạng là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”
“phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng”, “gột sạch chủ nghĩa cá
nhân’, hòa bình với quần chúng”. Nhưng, Người rất quan tâm đến
tài năng và luôn tạo mọi điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng,
đem tài năng cống hiến cho xã hội. Tuy vậy, Người luôn gắn tài


năng với đạo đức. Theo Người, có tài mà không có đức thì hỏng.
Ngược lại, nếu không có tài thì không thể làm việc được. Cũng như
vậy, Người luôn gắn phẩm chat chính trị với trình độ học vấn,

chuyên môn
Tư tưởng trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở của một
phương hướng phát triển con người ở nước ta.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001 tr.123 đã gắn
việc phát huy nguồn lực con người với sức mạnh của khối đại đoàn
kết dân tộc ta. Đại hội nên chủ trương lớn “ Thực hiện đại đoàn kết
các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi
giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và
ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành
viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay
nước ngoài.
3. Kết thúc vấn đề:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người là một
bộ phận hợp thành của toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó
là một chỉnh thể các quan điểm về vai trò, sức mạnh của con người,
của quần chúng nhân dân; quan điểm về phát huy vai trò, sức mạnh
của nhân tố con người, của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu
tranh nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
con người. Tư tưởng đó là sự kế thừa và phát triển sáng tạo những


giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại mà đỉnh cao là chủ
nghĩa Mác – Lênin.
Trên cơ sở khái quát những tư tưởng về con người và nhân tố
con người, phát huy nhân tố con người. Đó là: Phát huy nhân tố con
người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp
cách mạng; phát huy nhân tố con người với tư cách là một thực thể
thống nhất giữa phẩm chất và năng lực; biết dùng người để phát
huy nhân tố con người; những giải pháp để phát huy nhân tố con

người trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.



×