Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thể nghiệm dạy đọc hiểu văn bản theo năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.35 KB, 19 trang )

ĐỔI MỚI THIẾT KẾ VÀ TÔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
PGS.TS. Bùi Minh Đức
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Cũng như nhiều môn học khác ở trường trung học, môn Ngữ văn đang có sự đổi mới mạnh mẽ trên nhiều phương diện
theo tiếp cận năng lực (NL) người học. Trong sự đổi mới ấy, thiết kế và tổ chức dạy học là hai trong số những khâu được giáo
viên (GV) phổ thông quan tâm nhất, không chỉ vì chúng gắn bó chặt chẽ với thực tiễn lao động nghề nghiệp hằng ngày của họ
mà còn bởi đó là những điểm đột phá được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn để GV thay đổi và đi dần vào quỹ đạo của giáo
dục hiện đại cũng như chuẩn bị tích cực cho việc triển khai CT, SGK Ngữ văn sau 2018.
Bài báo này trình bày những nghiên cứu thể nghiệm về một trong những hướng đổi mới thiết kế và tổ chức dạy học đọc
hiểu văn bản văn học theo tiếp cận năng lực.
1. Mô hình thiết kế bài học theo chủ đề
Dạy học theo chủ đề là một trong những con đường hình thành và phát triển NL cho HS. Theo định hướng này, các văn bản
văn học sẽ được sắp đặt theo các chủ đề nhất định. Ở đây, chúng tôi lựa chọn chủ đề là thể loại. Có thể xác định cấu trúc của
một chủ đề dạy học văn bản văn học như sau :
(1) Tên chủ đề
(2) Lớp, học kỳ
(3) Thời lượng

1


(4) Bối cảnh của việc học chủ đề (ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề học tập đối với HS và cuộc sống của chúng ta)
(5) Những kết quả mong đợi/cần đạt của người học (những phương diện, biểu hiện, cấp độ cụ thể của các năng lực, nhất là
năng lực đặc thù sẽ được hình thành qua chủ đề).
(6) Những năng lực và phẩm chất hướng tới của chủ đề học tập (bao gồm những năng lực chung và đặc thù; những phẩm
chất sẽ hình thành và phát triển ở HS qua chủ đề. Những NL và phẩm chất này bám sát Chương trình Ngữ văn mới sau
2015.)
(7) Các hoạt động dạy học và đánh giá HS trong chủ đề. Các hoạt động này được tổ chức dựa theo các NL và các biểu hiện
NL đã được xác định ở phần (5), đồng thời căn cứ vào các điều kiện về tài liệu và nguồn tài liệu học tập của chủ đề bài
học. Ở phần này, các NL chung và NL đặc thù của HS được mô tả một cách cụ thể theo hướng kết quả đầu ra giống như


mục (5), thậm chí chi tiết hơn mục (5), và được lặp lại qua các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá. Ứng với mỗi
biểu hiện NL đó sẽ là các hoạt động dạy học và đánh giá tương ứng. Chẳng hạn : tái hiện lại hình tượng sông Đà trong
tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là một biểu hiện và cấp độ của NL đọc hiểu văn học. Với mục tiêu này, hoạt động học
của HS là đọc và tái hiện hình tượng nhân vật, kỹ thuật dạy học được áp dụng là bản đồ tư duy và minh chứng để đánh
giá chính là bản đồ tư duy mà HS đã thiết kế với nội dung là các chi tiết miêu tả sông Đà trong tác phẩm. Để đạt được
mục tiêu về năng lực với các biểu hiện cụ thể, cần có các hướng dẫn và chỉ báo cho HS về tài liệu và nguồn tài liệu học
tập. Ở đây, việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết và cần được đẩy mạnh. Phần tiếp theo là các hoạt động dạy - học và
đánh giá. Nhìn chung, HS hoàn toàn là chủ thể của hoạt động dạy học và đánh giá. Vai trò của GV chỉ là hướng dẫn, tư
vấn, hỗ trợ, khích lệ HS trong quá trình triển khai hoạt động học và tham gia đánh giá kết quả học tập của HS trong
từng nhiệm vụ mà chính các em đã xây dựng và tiến hành. Ở (7), GV sẽ tổ chức các hoạt động học cho HS thông qua
các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Mỗi hoạt động học đều được kiểm tra để xem xét tiến độ học của từng HS,
2


từng nhóm HS và đều được đánh giá thông qua các tiêu chí cụ thể, bằng các hình thức, công cụ khác nhau, kèm theo
các minh chứng chi tiết làm căn cứ để đánh giá chung vào cuối chủ đề học tập.
(8) Phụ lục cho chủ đề học tập (nếu có) : tài liệu học, phiếu học tập, bảng chỉ dẫn, sơ đồ, tài liệu đọc thêm…
2. Một ví dụ cụ thể
MÔN NGỮ VĂN
MODULE 2 : KẾ HOẠCH BÀI HỌC “ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KÝ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM”
Chủ đề : Đọc hiểu văn bản ký hiện đại Việt Nam
Lớp 12, học kỳ : I
Bối cảnh bài học

Thời lượng : 03 tuần

Ký (bút ký, tùy bút…) là một trong những loại thể văn học lớn và chiếm số lượng nhiều trong kho tàng văn học Việt Nam hiện
đại. Cũng như đọc hiểu thơ, truyện, kịch…, đọc hiểu các tác phẩm ký là một kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Biết đọc ký
không chỉ là biết đọc một áng văn, biết thưởng thức nghệ thuật, biết hưởng thụ thẩm mĩ, nâng cao đời sống tinh thần mà còn là
biết “đi du lịch trên các trang sách”, biết tìm tòi và khám phá ra bao điều mới mẻ, bổ ích mà mỗi người không dễ gì có thể trải

nghiệm trong cuộc sống. Vậy, làm thể nào để có thể đọc hiểu được các tác phẩm ký, để đạt được các giá trị tốt đẹp nêu trên ?
Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong chủ đề bài học này.
Chuẩn cần đạt của bài học





Hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về thể loại ký Việt Nam hiện đại.
Đọc, nhận ra được các thông tin miêu tả trong hai văn bản Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
Lý giải được đặc điểm, biểu hiện, ý nghĩa… của các chi tiết, các hình tượng được nhà văn thể hiện trong hai văn bản.
Rút ra được ý nghĩa tư tưởng, chỉ ra được thái độ, quan điểm của người viết trong các văn bản.
3









Nêu và giải thích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Bày tỏ được tình cảm, thái độ và đánh giá của bản thân về các khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Liên hệ, vận dụng được các nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
Biết chủ động làm việc cá nhân và hợp tác với bạn trong giải quyết các nhiệm vụ đọc hiểu.
Trình bày được ý kiến của mình và phản biện quan điểm của các thành viên khác trong lớp một cách thuyết phục.
Thể hiện được sự yêu mến và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người của quê hương Việt Nam cũng như thái độ bảo

vệ, gìn giữ những vẻ đẹp ấy trong bối cảnh hiện nay.

Những năng lực và phẩm chất hướng tới
1.


2.




Năng lực :
Năng lực chung : năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác.
Năng lực đặc thù : năng lực đọc hiểu/tiếp nhận văn học.
Phẩm chất :
Nhân ái : thể hiện ở tình cảm yêu mến đối với thiên nhiên và con người Việt Nam.
Tự chủ : thể hiện ở thái độ tự lực, chủ động trong giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Trách nhiệm : thể hiện ở sự tham gia, đóng góp, phối hợp với các bạn cùng nhóm trong việc giải quyết nhiệm vụ học

tập chung.
Những phương pháp và phương tiện dạy học chính
1. Phương pháp và kỹ thuật dạy học : Phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, dự án; Kĩ thuật khăn phủ bàn, công
đoạn, bản đồ tư duy…
2. Phương tiện dạy học : SGK, máy tính, máy chiếu, giấy Ao, bút dạ, băng dính…
Phương pháp và công cụ đánh giá
1. Phương pháp đánh giá : đánh giá quá trình; kết hợp đánh giá định tính và định lượng.
2. Công cụ : quan sát, sản phẩm dự án, bài trình bày, bài tập đọc hiểu,…
Nội dung, hoạt động dạy - học và đánh giá
Năng lực
Nội dung
Hoạt động dạy - học và đánh giá
GV giới thiệu bài học : chủ đề, bối cảnh của chủ đề học tập, các chuẩn cần đạt, những năng

lực cần hướng tới hình thành và phát triển.
4


GV sử dụng kĩ thuật công não để thu thập thông tin về HS, kích hoạt tri thức nền và tạo ra
tình huống học tập cho bài học : kí là gì ? thế nào là bút kí ? thế nào là tùy bút ? kí khác
truyện thế nào ? kí khác kịch ra sao ? em đã đọc/học tác phẩm kí nào chưa, đó là tác phẩm
nào?...
*GV phát phiếu học tập số 1 để HS nghiên cứu về thể loại ký và cách đọc hiểu văn bản ký :

Đọc hiểu
-Đọc và trình bày Thể loại ký

Phiếu học tập số 1

được các tri thức

và đọc hiểu

1. Ký là một loại thể văn học gồm nhiều thể : bút ký, ký sự, hồi ký, tùy bút, du

về thể loại và

văn bản ký

ký, phóng sự… Nghĩa gốc của “ký” là ghi chép. Ký miêu tả, phản ánh hiện thực

cách đọc hiểu

khách quan theo quan điểm tôn trọng sự thật đời sống, không hư cấu theo kiểu


văn bản theo đặc

của truyện, thơ, kịch. Ở ký, nhà văn luôn chú ý đảm bảo tính xác thực của hiện

trưng thể loại

thực được phản ánh tức là con người, sự vật, hiện tượng được thể hiện trong tác
phẩm phải có thật, có địa chỉ rõ ràng. Cho nên, đọc hiểu ký, việc trước tiên là
phải xác định được sự vật, hiện tượng, con người nào được nhà văn phản ánh
trong tác phẩm. Để làm được việc này, cần dựa vào nhan đề, vào các từ định
danh, gọi tên sự vật, hiện tượng, con người được lặp đi lặp lại trong văn bản.
2. Tuy ký không hư cấu nhưng ký cũng không phản ánh hiện thực một cách đơn
giản. Các tác giả vẫn dùng trí tưởng tượng và các thủ pháp nghệ thuật để làm cho
các hình tượng đời sống hiện lên một cách sống động, như là một sinh thể ngoài
đời, như những tính cách văn học, giàu chất nghệ thuật. Do đó, khi đọc hiểu các
hình tượng ký, cần phân tích, đánh giá các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã
sử dụng để thấy sự độc đáo, đặc sắc của hiện thực trong tác phẩm với hiện thực

5


ngoài đời sống dù bản chất, địa chỉ của hai hiện thực ấy không khác nhau.
3. Ký dẫu sao vẫn là tác phẩm văn học. Vì thế, đằng sau hiện thực được phản ánh
là một quan niệm nhân sinh, một góc nhìn cuộc đời, một niềm cảm hứng trước
thời cuộc, một tư tưởng thẩm mĩ, một thế giới tâm hồn với nhiều cung bậc tình
cảm, cảm xúc của người viết. Đọc ký cũng như đọc thơ, truyện… phải “đọc” ra
những điều đó. Đấy là lớp nghĩa hàm ẩn của văn bản ký.
4. Cũng như các thể loại văn học khác, ký bắt nguồn từ đời sống và lại quay về
phục vụ đời sống. Đọc ký, do đó, phải huy động vốn sống, kinh nghiệm để có thể

hiểu được ý nghĩa của hình tượng ký cũng như phải liên hệ, vận dụng những nội
dung trong tác phẩm ký vào thực tiễn cuộc sống của bản thân để nâng cao chất
lượng cuộc sống và thấy được giá trị của những tác phẩm ký đối với cuộc đời và
con người.
* HS đọc rồi trình bày lại một cách ngắn gọn những kiến thức trong Phiếu.
Đọc hiểu, giao

Bài 1 :

* GV và HS dựa vào Phiếu để đánh giá và tự đánh giá phần nhận thức ban đầu của HS.
*GV tổ chức, hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản ký thứ nhất : Người lái đò sông Đà

tiếp, hợp tác,

Người lái

(Nguyễn Tuân)

thẩm mĩ, giải

đò sông Đà

quyết vấn đề
-Đọc và trình bày Vài nét về

*Học sinh nghiên cứu phần Tiểu dẫn và trình bày các tri thức đọc hiểu về tác giả và tác

được các tri thức

tác giả và


phẩm, chuẩn bị cho việc đọc hiểu văn bản.

đọc hiểu

tác phẩm

*GV và HS đánh giá và tự đánh giá theo phần Tiểu dẫn trong SGK.
6


-Đọc và xác định

Văn bản và

*HS đọc văn bản, chú thích.

được các hiện

chú thích

*GV đánh giá hoạt động đọc của HS qua quan sát thái độ đọc, hành động đọc của HS :

thực phản ánh

- Thái độ đọc : rất chăm chú; chăm chú; tương đối chăm chú; không chăm chú

trong văn bản

- Hành động đọc : đọc kết hợp ghi chép; đọc không kết hợp ghi chép; không đọc.

*GV, HS đánh giá và tự đánh giá kết quả ban đầu của hoạt động đọc qua việc trả lời các câu
hỏi trong Phiếu học tập số 2 (Phiếu hỏi) sau :
Phiếu học tập số 2
1. Qua nhan đề và nội dung văn bản, hãy cho biết : nhà văn đã phản ánh
những hiện thực khách quan nào trong đời sống ?
2. Những hiện thực ấy có thật không? Nếu có thì ở vùng miền nào trên đất
nước ta và vào thời gian nào? Dựa vào đâu, anh/chị khẳng định được những

- Đọc và tái hiện

Hình tượng

điều đó?
*Chuẩn đánh giá :
- Hiện thực 1 : sông Đà
- Hiện thực 2 : người lái đò trên dòng sông Đà
- Cả hai hiện thực đều ở miền Tây Bắc của Tổ quốc vào những năm 60 của thế kỷ XX.
* HS làm việc nhóm (4-6HS/nhóm, nhóm theo bàn) sử dụng kỹ thuật “bản đồ tư duy” để

lại được các đặc

sông Đà

tái hiện lại các đặc điểm của hiện thực 1 – hình tượng sông Đà.

điểm của hình

qua các chi

* GV, HS đánh giá và tự đánh giá theo các tiêu chí :


tượng văn học.

tiết miêu tả

-Về hình thức : bản đồ tư duy

- Phối hợp hiệu

cụ thể

-Về nội dung : đặc điểm của sông Đà

quả với các

+ Hùng vĩ và dữ dội : những cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”, một khúc sông hẹp bị đá

thành viên khác

chẹt lại như cái “yết hầu”; mặt ghềnh Hát Loóng sóng nước dữ dội; quãng Tà Mường Vát
7


trong nhóm.

với những cái hút nước chết người; những thác nước mà từ xa đã nghe thấy tiếng nước réo;

- Giải quyết

những “khúc sông” đầy những đá to, đá bé như đang dàn “thạch trận”.


được nhiệm vụ

+ Trữ tình và lãng mạn : dòng chảy uốn lượn như mái tóc thiếu nữ; sắc nước đẹp, thay đổi

học tập. - Cảm

theo mùa; cái nắng đầy chất thơ Đường trên sông; vẻ đẹp thơ mộng của cảnh sắc hai bên bờ

nhận vẻ đẹp của

sông.

hình tượng.
- Đọc, phát hiện

Hình tượng

* HS tiếp tục làm việc nhóm theo kỹ thuật công đoạn.

và lý giải tác

sông Đà

- Nhóm 1,2,3 cùng thảo luận vấn đề : Để khắc họa sự hùng vĩ, dữ dội của sông Đà, nhà văn

dụng của các

qua nghệ


đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Nhà văn đã có những liên tưởng, tưởng tượng

biện pháp nghệ

thuật khắc

nào để làm nổi bật đặc điểm của con sông ? Hãy phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ

thuật trong việc

họa của nhà

thuật và lối liên tưởng, tưởng tượng ấy.

khắc họa hình

văn

- Nhóm 4,5,6 cùng thảo luận vấn đề : Để khắc họa vẻ đẹp trữ tình của sông Đà , nhà văn đã

tượng văn học.

sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Nhà văn đã có những liên tưởng, tưởng tượng

- Phối hợp hiệu

nào để làm nổi bật các vẻ đẹp khác nhau của dòng sông ? Hãy phân tích tác dụng của các

quả với các


biện pháp nghệ thuật và lối liên tưởng, tượng ấy.

thành viên khác

* Các nhóm HS luân chuyển sản phẩm (giấy Ao đã ghi kết quả thảo luận của nhóm mình)

trong nhóm.

đến nhóm bạn :

- Biết trình bày,

- Nhóm 1 chuyển nhóm 2, nhóm 2 chuyển nhóm 3, nhóm 3 chuyển nhóm 1;

trao đổi ý kiến cá

- Nhóm 4 chuyển nhóm 5, nhóm 5 chuyển nhóm 6, nhóm 6 chuyển nhóm 4.

nhân.

* Các nhóm HS đọc, đánh giá kết quả của nhóm bạn và bổ sung kết quả thảo luận của nhóm

- Giải quyết

mình. (Lưu ý : ghi chú kết quả bằng màu mực khác hoặc dùng kí hiệu để phân biệt phần ghi

8


nhiệm vụ học tập


bổ sung của nhóm với phần kết quả của nhóm bạn trước đó).

một cách sáng

* HS đại diện nhóm 1,2,3 trình bày những nội dung về nghệ thuật khắc họa sự hùng vĩ và dữ

tạo.

dội của sông Đà và trả lời các câu hỏi từ các HS nhóm 4,5,6.

- Cảm nhận vẻ

* HS đại diện nhóm 4,5,6 trình bày những nội dung về nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp của sông

đẹp của hình

Đà và trả lời các câu hỏi từ các HS nhóm 1,2,3.

tượng.

* GV đánh giá HS qua quan sát hoạt động nhóm, sản phẩm của các nhóm trên tờ Ao và phần
trình bày, đặt câu hỏi, trao đổi của các HS.
* HS tự đánh giá nhóm mình và nhóm bạn qua sản phẩm của hoạt động nhóm.
Thái độ
-Rất tích cực

Chuẩn đánh giá của hoạt động
Nội dung
* Nhóm 1,2,3 : Bằng so sánh và nhân hóa, bằng


Sản phẩm
Giấy Ao ghi kết

-Tích cực

kể và tả, bằng những liên tưởng và tưởng tượng

quả thảo luận

-Tương đối

bất ngờ, nhà văn đã khiến cho con sông hung bạo

nhóm. Nhóm hoàn

tích cực

của miền Tây Bắc hiện hình dưới nhiều góc độ

thành tốt là nhóm

-Chưa tích

khác nhau, giống như một sinh thể sống với tích

đạt được nhiều

cực


cách dữ dội và thâm hiểm.

nội dung so với

* Nhóm 4,5,6 : Cũng sử dụng so sánh, nhân hóa

chuẩn, ít nhận

với nhiều liên tưởng độc đáo nhưng chủ yếu là

được những bổ

qua những từ ngữ gợi hình, gợi cảm và nhịp điệu

sung từ nhóm bạn.

chậm rãi, êm ái của câu văn, tác giả đã giúp độc
giả cảm nhận được một “dòng sông thiếu nữ” với
vẻ đẹp yêu kiều, đậm sắc màu văn hóa.
9


- Phát hiện và lý

Ý nghĩa của *GV định hướng : Như trong Phiếu học tập 1 đã chỉ rõ : đằng sau những hiện thực được

giải được ý nghĩa hình tượng

phản ánh là tình cảm, thái độ, quan niệm, suy ngẫm… của nhà văn về cuộc sống. Chính


của văn bản.

Nguyễn Tuân cũng từng nói : ông đến sông Đà với một mục đích trước tiên là “tìm thứ vàng

sông Đà

- Phối hợp hiệu

của màu sắc sông núi Tây Bắc”. Nhà văn đã tìm thấy “thứ vàng” nào của con sông Đà nói

quả với các

riêng và thiên nhiên Tây Bắc nói chung đằng sau những biểu hiện kia của Đà giang? Tình

thành viên khác

cảm, thái độ của nhà văn khi tìm thấy “thứ vàng” ấy là gì ?

trong nhóm.

* Các nhóm HS giải quyết nhiệm vụ học tập trên theo kĩ thuật khăn phủ bàn. Mỗi cá nhân

- Giải quyết

ghi nhận thức, đánh giá của mình vào ô dành cho cá nhân trước khi thảo luận để thống nhất

nhiệm vụ học tập

quan điểm chung của cả nhóm.


một cách sáng

* GV, HS đánh giá và tự đánh giá qua sản phẩm (giấy Ao) với kết quả của từng cá nhân và

tạo.

của cả nhóm.
Thái độ
- Rất tích cực

Chuẩn đánh giá của hoạt động
Nội dung
Sản phẩm
* “Thứ vàng” của sông Đà và thiên nhiên Tây - Hình thức

- Tích cực

Bắc : tiềm năng thủy điện và vẻ đẹp độc đáo, khăn phủ bàn.

- Tương đối tích

đa dạng của sông Đà.

cực

* Tình cảm, thái độ của nhà văn : Tình cảm kiến cá nhân

- Chưa tích cực

yêu mến tha thiết và mê say đối thiên nhiên đất và


- Gồm các ý
ý

nước; thiên nhiên cũng là một sản phẩm nghệ chung
thuật vô giá của tạo hóa, cần phải trân trọng và nhóm.
làm phát lộ các vẻ đẹp của nó.
10

kiến
của


- Liên hệ, vận

*Các nhóm HS thực hiện bài tập vận dụng sáng tạo : từ hình tượng sông Đà hãy bày tỏ suy

dụng nội dung

nghĩ của mình về các bức tranh sau :

bài học với thực
tiễn

11


Đọc hiểu

Hình tượng


- Xác định và lý

người lái đò (Đây là hoạt động hình thành kỹ năng đọc hiểu văn bản ký đồng thời đánh giá khả năng đọc

giải được ý nghĩa sông Đà

* HS thực hành đọc hiểu qua việc thực hiện theo cặp (02 HS) phiếu bài tập sau :
hiểu của HS)

của các chi tiết

Phiếu học tập số 3

miêu tả hình

Bài tập đọc hiểu

tượng Người lái

1. Ông lái đò được miêu tả qua các chi tiết nào? Hãy liệt kê các chi tiết

đò sông Đà.

………………………………………………………………………………………

- Chỉ ra và giải

………………………………………………………………………………………


thích được

………………………………………………………………………………………

những nét đặc

………………………………………………………………………………………

sắc về hình thức

2. Để khắc họa hình tượng ông lái đò, nhà văn đã tưởng tượng ra điều gì và mô tả

nghệ thuật.

nó ra sao?

- Bày tỏ được

………………………………………………………………………………………
12


cảm xúc, thái độ,

………………………………………………………………………………………

đánh giá về hình

………………………………………………………………………………………


tượng và vận

………………………………………………………………………………………

dụng thực tiễn.

3. Trong quá trình miêu tả đó, tác giả đã sử dụng những kiểu, loại từ vựng và

- Phối hợp hiệu

những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra và lý giải tác dụng của chúng.

quả với các

………………………………………………………………………………………

thành viên khác

………………………………………………………………………………………

trong nhóm.

………………………………………………………………………………………

- Giải quyết

4.Qua những phân tích trên, hãy nêu nhận xét của anh/chị về tính cách của người

nhiệm vụ học tập


lái đò trên dòng sông Đà?

một cách sáng

………………………………………………………………………………………

tạo.

………………………………………………………………………………………
5. Nguyễn Tuân có lần nói ông lên Tây Bắc để tìm kiếm “chất vàng mười” ở bên
trong những con người đã trải qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống. Từ
hình tượng ông lái đò, hãy chỉ ra “chất vàng mười” mà nhà văn đã tìm thấy và giấu
kín trong hình tượng ông lái đò.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
6.Từ tích cách và chiến thắng của ông lái đò, anh/chị rút ra được bài học sống, kinh
nghiệm sống nào cho bản thân?
………………………………………………………………………………………
13


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đọc hiểu

(Hoạt động củng cố)

-Trình bày và


Đặc điểm

* HS ghi vào vở đặc điểm của thể loại ký và cách thức đọc hiểu văn bản ký.

diễn giải được

của thể loại

* HS trình bày miệng trước lớp đặc điểm của thể loại ký và cách thức đọc hiểu văn bản ký

các đặc điểm của

ký và cách

qua một trường hợp cụ thể là việc học bài ký Người lái đò sông Đà.

thể loại ký và

thức đọc

* GV, HS đánh giá và tự đánh giá trên cơ sở Phiếu học tập số 1 và những nội dung đã đọc

cách thức đọc

hiểu văn

hiểu nêu trên.

hiểu văn bản ký
Đọc hiểu, giao


bản ký
Bài 2 :

* GV định hướng HS thực hiện Dự án học tập :

tiếp, hợp tác,

Ai đã đặt

thẩm mĩ, giải

tên cho

quyết vấn đề
- Phối hợp hiệu

dòng sông?
Dự án học

* GV nêu ý tưởng, mục tiêu của Dự án :

quả với các

tập

- Ý tưởng : Việt Nam là quốc gia có nhiều sông, những con sông không chỉ đem lại phù sa

Bảo vệ những dòng sông qua văn hóa đọc


thành viên khác

và nguồn nước dồi dào cho sự sống mà còn gắn bó mật thiết với tuổi thơ, với đời sống tinh

trong nhóm.

thần của mỗi người, như các nhạc sĩ, nhà thơ đã viết : “Quê tôi ai cũng có một dòng sông

- Giải quyết

bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi” (Trở về dòng sông tuổi thơ, Hoàng

nhiệm vụ học tập

Hiệp); “Quá nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê” (Khúc hát sông quê, Nguyễn

một cách sáng

Trọng Tạo). Đặc biệt, mỗi con sông còn là một chứng nhân của lịch sử, một thành tố kiến
14


tạo.

tạo bản sắc văn hóa của cộng đồng và tính cách con người, đến mức một nhà thơ đã phải
thốt lên “Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?. Tất cả trả lời : sinh bên một dòng sông”
(Những dòng sông, Bế Kiến Quốc). Vậy mà những con sông như thế đã và đang bị ô nhiễm,
đang bị hủy hoại. Một trong những nguyên nhân cơ bản là sự thiếu hiểu biết của con người
về giá trị nhiều mặt của dòng sông. Bằng nhiều cách khác nhau trong đó có phổ biến văn
hóa đọc, nhất là đọc những áng văn hay về các dòng sông, mỗi HS sẽ góp phần tuyên truyền

để mọi người cùng hiểu và cùng bảo tồn vẻ đẹp và giá trị của những dòng sông đất Việt.
- Mục tiêu :
+ Củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản ký hiện đại Việt Nam.
+ Bằng việc giới thiệu kết quả đọc bài ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc
Tường), tuyên truyền cho mọi người về giá trị của sông Hương nói riêng và các dòng sông
đất Việt nói chung, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ những con sông quê hương và giáo
dục tình yêu đất nước.
*GV, HS cùng xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch:
- Nhiệm vụ :
+ Vận dụng kỹ năng đọc hiểu văn bản ký vào đọc hiểu nội dung ý nghĩa của bài Ai đã đặt
tên cho dòng sông?
+ Phân tích giá trị của bài ký đối với tình hình ở nước ta hiện nay : những dòng sông đã,
đang tiếp tục bị hủy hoại, có nguy cơ biến mất.
+ Đề xuất biện pháp, trong đó có phổ biến những áng văn, thơ… hay viết về những dòng
sông quê hương.
15


-Kế hoạch :
Tên Dự án : ……………………………….
Nhóm :………………………....................
Công việc

- Xác định và lý

Đọc

Thời gian thực hiện,

hoàn thành

……………………. ……………………
hiểu * HS thực hiện Dự án.

giải được ý nghĩa văn bản

Người thực hiện

Sản phẩm

……………………

…………………….

* HS trình bày sản phẩm của Dự án.

của các chi tiết

Ai đã đặt * GV, HS đánh giá và tự đánh giá Dự án dựa theo các tiêu chỉ trong Chuẩn sau :

miêu tả hình

tên

tượng sông

dòng sông?

Hương.
- Chỉ ra và giải
thích được

những nét đặc
sắc về hình thức
nghệ thuật.
- Bày tỏ được
cảm xúc, thái độ,
đánh giá về hình
tượng và vận
dụng thực tiễn.

cho

Chuẩn đánh giá hoạt động Dự án
Nội dung
Tiến độ
1.Khái quát chung về tác giả và tác phẩm
-Vượt
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường có vốn hiểu biết sâu tiến độ

Sản phẩm
1.Kết quả
bài đọc hiểu

rộng trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lý, văn hóa -Đúng

bút ký Ai

Huế; là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc tiến độ

đã đặt tên


trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường -Chậm

cho dòng

là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, tiến độ

sông?

với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê

2. Các tranh

đắm, tài hoa.

ảnh, tư liệu

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài kí xuất sắc

đi kèm.

được viết tại Huế ngày 4-1- 1981 và sau đó được in trong

3. Bài trình

tập sách cùng tên. Bài bút kí có 3 phần, đoạn trích học là

bày tại lớp.

16



- Phối hợp hiệu

phần thứ nhất.

quả với các

2.Kết quả đọc hiểu

thành viên khác

2.1. Vẻ đẹp của sông Hương

trong nhóm.

a) Sông Hương từ góc nhìn địa lý

- Giải quyết

- Sông Hương ở thượng lưu : “bản trường ca của rừng

nhiệm vụ học tập

già”; "cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại"; “người

một cách sáng

mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

tạo.


- Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế : “người gái đẹp
nằm ngủ mơ màng” giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa
dại; “vẻ đẹp trầm mặc”, “như triết lí, như cổ thi”.
- Sông Hương giữa lòng thành phố Huế : "điệu slow tình
cảm dành riêng cho Huế”; “người tài nữ đánh đàn lúc
đêm khuya”; người tình dịu dàng và chung thủy.
b) Sông Hương từ góc nhìn lịch sử : bản hùng ca ghi dấu
bao chiến công oanh liệt của dân tộc; vẻ đẹp giản dị của
một người con gái dịu dàng của đất nước.
c) Sông Hương từ góc nhìn nghệ thuật : dòng sông thi ca;
nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ.
2.2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.
- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh.
17


- Giọng văn mê đắm.
2.3. Tình cảm, thái độ của tác giả
Tình yêu say đắm, niềm tự hào, thái độ trân trọng, tôn
vinh đối với sông Hương nói riêng và xứ Huế nói chung.
3.Giá trị của bài ký trong bối cảnh hiện nay
- Sự khẳng định giá trị nhiều mặt, bền vững của những
dòng sông đất Việt.
- Lời kêu gọi bảo vệ di sản tự nhiên - văn hóa của đất
nước.

ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Chủ đề : Đọc hiểu văn bản ký hiện đại Việt Nam

Thời gian làm bài : 45 phút
----*---Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nó thay màu nhiều lần trong một ngày như hoa phù dung và đôi khi màu nước
không biết từ đâu mà có, không giống với màu trời. Đó là một nét động trong cái tĩnh của thành phố, khiến cho dòng sông gây ấn
tượng mạnh với ai từng đánh bạn với nó; người ta giữ những kỉ niệm màu sắc khác nhau của nó, giống như về màu áo của người bạn
gái yêu mến của mình. Sông vẫn thường xanh nhưng chính cái màu xanh trở mình sau cơn lũ mới lạ lùng, nắng vàng lạnh, và dòng
sông vừa xanh trở lại hôm qua, màu lục non trẻ trung đến chạnh lòng như một tình cảm nào thiết tha, khôn nguôi trong đời. Cuối Hè,
Huế thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành màu tím và sông Hương trở
thành dòng sông tím sẫm hoang đường như trong tranh siêu thực. Trần Dần từ Hà Nội về chơi Huế, ngày nào cũng ra bờ sông ngồi
18


nhìn chiều tím; lần ấy không nén được lòng, nhà thơ đứng dậy một mình vỗ tay hoan hô dòng sông. Từ đó trong ngôn ngữ của Trần
Dần mọc thêm một từ mới, gọi Huế là “nhân loại tím”. Trong ngôn ngữ thường ngày, ý niệm “màu tím Huế” có nguồn gốc thiên
nhiên rất rõ: đủ độ nồng nhưng màu vẫn ửng sáng; nó không gợi nỗi buồn như kiểu hoa “păng-xê” mà là niềm vui nhẹ của những
bông cỏ mùa Xuân. Nó mang dấu hiệu của một nội tâm trong sáng, giàu có nhưng gìn giữ để không bộc lộ ra bên ngoài; vì thế với
người phụ nữ Huế, màu tím ấy vừa là màu áo, vừa là đức hạnh.”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, trích Sử thi buồn, trong sách Hoa trái quanh tôi, NXB Trẻ, 1995, tr.240)
Câu 1 : Đối tượng nào của hiện thực đời sống đã được nhà văn lựa chọn và khắc họa trong đoạn văn bản trên?
Câu 2 : Nhà văn đã ghi lại đặc điểm nào về đối tượng được miêu tả?
Câu 3 : Vì sao nhà văn lại so sánh đối tượng mà mình đang miêu tả với “hoa phù dung”?
Câu 4 : Nhà văn đã phát hiện và ghi chép lại những điểm độc đáo, riêng có nào của đối tượng?
Câu 5 : Anh/chị có nhận xét gì về cách miêu tả của nhà văn? (ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật)
Câu 6 : Qua nội dung trích đoạn, có thể suy đoán như thế nào về thái độ, tình cảm của người viết về đối tượng được miêu tả? Vì sao?
Câu 7 : Theo anh/chị, cái hay/sức hấp dẫn của đoạn văn bản ký này bắt nguồn từ các yếu tố nào?
Câu 8 : Viết một đoạn văn khoảng 15 dòng giới thiệu về vẻ đẹp của dòng sông ở quê hương anh/chị hoặc một dòng sông mà anh/chị
yêu mến.

19




×