Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT tư TƯỞNG GIÁO dục của KHỔNG tử và ẢNH HƯỞNG của nó đối với nền GIÁO dục ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.76 KB, 8 trang )

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Khổng Tử là một nhà triết học vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại, ông
sinh ra ở niên đại (551 – 479 TCN) cách đây khoảng 2500 năm ở nước lỗ
trong một gia đình quý tộc, dòng dõi làm quan, ông có trí thông minh ngay từ
nhỏ và nổi tiếng là người siêng năng hiếu học. Khổng Tử sinh ra và lớn lên
giữa lúc xã hội Trung Hoa cổ đại loạn lạc, vua chúa chỉ chuyên tâm hưởng
thụ, chém giết lẫn nhau để xưng hùng xưng bá. Đạo lý trong xã hội bị xáo
trộn, vinh nhục không rõ ràng, thiện ác khó phân biệt và từ đó ông đã tìm ra
câu hỏi làm thế nào để biến đổi xã hội từ loạn thành trị.
Trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử được xem là một nhà hiền triết, một
nhà giáo dục lớn. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều triều đại vua chúa Trung Quốc
đã phong ông là vị Tiên sư, thánh sư và nhân dân Trung Quốc gọi ông là người
thầy của muôn đời. Qua cuộc đời và kinh nghiệm dạy học của mình, Khổng Tử đã
nhìn nhận rất rõ vai trò của giáo dục đối với cuộc sống xã hội nói chung và đối với
việc hình thành nhân cách con người nói riêng
Ra đời cách đây hơn 2000 năm, học thuyết giáo dục của Khổng Tử vẫn còn
nguyên giá trị. Với tinh thần “ôn cố tri tân” ôn cũ để hiểu mới, kế thừa và tiếp thu
có chọn lọc những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của thế giới, đồng thời kế thừa
những di sản quý báu của ông cha, của quá khứ ngàn năm hào hùng.
Với tinh thần cân nhắc, chọn lọc, sáng tạo, chúng ta cùng nhau nghiên cứu,
suy nghĩ về những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là một việc làm rất có ý nghĩa
trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay và cũng qua đó chúng ta có cái nhìn
sâu hơn, rộng hơn về vai trò, mục đích, ý nghĩa và phương pháp giáo dục theo
quan niệm của Khổng Tử. Từ đó xác lập một quan điểm, phương pháp giáo dục
phù hợp với tình hình đất nước hiện nay.

1



Khổng Tử Nói: “Vì đạo mà học thì không biết chán, vì đạo mà dạy thì
không biết mỏi”. Lênin cũng đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”
Sự học là vô cùng, học ở đời, học ở người, học ở sách vở. Sách vở là sự
tổng hợp những tri thức của con người về thế giới và bản thân con người. Con
người muốn tồn tại và phát triển thì phải mở rộng tầm hiểu biết. Một trong những
điều mà con người cần hiểu biết đó là đạo sống, đạo làm người trong các mối
quan hệ gia đình và xã hội. Nghiên cứu những tư tưởng triết học của Khổng Tử về
mặt chính trị xã hội, giúp chúng ta có thêm tri thức về đạo sống, đạo làm người,
làm cho con người ngày càng hoàn thiện và phát triển
Theo Khổng Tử người muốn đạt được chữ nhân phải là người có “trí”
và “dũng”. Có thể người có trí mà không có nhân, nhưng không thể có nhân
mà không có trí. Nhờ có trí con người mới có sự sáng suốt, minh mẫn để hiểu
đạo lý, xét đoán được sự việc, biết nhận biết phải trái, thiện, ác. Nếu không có
trí sáng suốt thì chẳng những không giúp được mình mà còn làm hại đến bản
thân mình nữa
Khổng Tử cho rằng trí không phải ngẫu nhiên mà có, nó là kết quả của
quá trình học hỏi trong đời sống “học tức là đến gần với trí”. Nếu không học
thì dù có thiện tâm đến đâu cũng bị cái mu muội, lầm lạc làm biến chất. Ông
đã lý giải điều đó cho Tử Lộ: “Ưa làm điều nhân mà không ưa học thì mối hại
che lấp là sự ngu muội; ưa trí xảo mà không ưa học thì cái hại che lấp là sự phóng
đãng lầm lạc; ưa dũng cảm mà không ưa học thì mối hại che lấp là sự phản loạn;
ưa cương cường mà không ưa học thì mối hại che lấp là sự cuồng bạo” Cho nên
để thực hiện những điều mong muốn nói trên và để trở thành con người hoàn
thiện thì tất phải học
Khổng Tử cho rằng ý nghĩa của giáo dục là nhằm cải tạo nhân tính. Ông
rất coi trọng hiệu quả của giáo dục để cải tạo nhân tính con người. Con người
muốn có nhân thì phải giáo dục, giáo dục có thể hoá ác thành thiện, giáo dục

2



là tu sửa đạo làm người. Khổng Tử không quan niệm giáo dục chỉ có tính
chất mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà theo ông giáo dục mở mang cả trí,
tình, nhân, dũng để con người đạt tới đạo lý, con người quân tử. Người quân
tử theo ông là người cao thượng nhất, học không chỉ dừng ở việc tu thân,
người quân tử phải là người được đào tạo để tề gia trị quốc, bình thiên hạ
Mục đích của giáo dục
Theo Khổng Tử học có ba mục đích cơ bản đó là
Thứ nhất: học để ứng dụng, học để có ích cho đời và cho xã hội chứ không
phải làm quan sang bổng lộc mà mục đích cao nhất là tu thân.
Trong (luận ngữ) Khổng Tử dạy rằng; “đọc ba trăm bài kinh, khi trao
cho chính quyền mà không đạt được, sai đi bốn phương mà không biết đối
phó thế thì học nhiều để mà làm gì” Khổng Tử cho rằng: “không lo người ta
không biết đến mình, chỉ lo mình không có tài đức, học vấn để người ta biết đến”.
ý của Khổng Tử là muốn học trò chuyên tâm học tập, tu dưỡng đạo đức nhất định
sẽ có cơ hội để thể hiện tài năng, đức độ của mình.
Khổng Tử nói “con người sinh ra có cái tính trời phú là giống nhau, nhưng
qua tiếp xúc, học tập nó làm cho họ khác nhau nên có kẻ trí, người ngu”
Thứ hai: học để hoàn thiện nhân cách
Bởi lẽ cái học đó là để cho mình chứ không phải cho ai hết. Khổng Tử
cho rằng học là để cho mình biết đạo, còn dạy cũng là làm cho người khác
biết đạo. vì vậy Khổng Tử đã quan niệm: “vì đạo mà học thì không biết chán,
vì đạo mà dạy thì không biết mỏi” học để giúp con người hoàn thiện nhân
cách, trở thành người nhân, nghĩa, trung, chính, tức là trở thành người quân
tử.
Khổng Tử cho rằng: “người đời xưa học cho mình, người đời nay học
cho người”. Khổng Tử đã nêu ra sự khác nhau giữa người đời xưa và người
đời nay về mục đích học tập. Người xưa đi học trước hết để bản thân tự sửa

3



mình, có đủ học vấn và đạo đức mới ra giúp nước, nhằm thực hành những
điều đã học. điều này phù hợp với tư tưởng của nho gia cho rằng người xưa
học trước hết phải tu thân sau đó tề gia trị quốc, bình thiên hạ. Còn bây giờ
cũng có trường hợp đi học để người ta biết đến mình, có bằng cấp để ổn định
địa vị, vì danh lợi cá nhân chứ không hoàn toàn vì mục đích nâng cao tri thức
đạo đức cho bản thân
Thứ ba: là học để tìm tòi đạo lý.
Khổng Tử hết sức phản đối cái học để cầu lợi, tranh đấu vì quyền lợi mà
mục đích chính là học để đi tìm tòi đạo lý (đạo lý sống)
Học phải đạt được bốn nội dung quan trọng đó là: “Văn, hạnh, trung, tín”
.
Về phương pháp và nguyên tắc giáo dục
Khổng Tử đánh giá rất cao vai trò của cá nhân trong việc tự tu dưỡng
theo nguyên tắc tu thân và luôn học thầy, học bạn, học trong sách vở, trong
cuộc sống, học mọi điều hay lẽ phải, tránh điều xấu, làm điều tốt.
Về phía cá nhân người thầy Khổng Tử yêu cầu phải biết tự tu luyện bản
thân, có đức, có nhân. Người thầy không chỉ hiểu biết rộng, trí tuệ hơn người
mà đạo đức cũng phải hơn người thì mới dạy học được. Bản thân cũng là
một tấm gương mẫu mực về vấn đề tu thân, tự học suốt đời
Phương pháp dạy học của Khổng Tử là rõ ràng và rất khoa học, ngày
nay gọi là phương pháp gợi mở. Thầy chỉ có tính định hướng còn trò phải là
người chủ động tìm hiểu. Thầy không áp đặt hoặc làm thay trò, vì như thế sẽ
thui chột tính sáng tạo của người học
Khổng Tử nói: “kẻ nào không ấm ức vì chưa hiểu được thì ta chẳng gợi
mở cho mà thông hiểu. Kẻ nào không hậm hực vì không bày tỏ ý kiến ra được
thì ta chẳng hướng dẫn cho mà nói. Người học đã biết rõ một góc mà chẳng
biết xét để biết ba góc kia thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa”. ở đây Khổng Tử nói


4


về cách dạy học trò. Đối với học trò khi chưa khổ công học tập đến mức hiểu
được vấn đề thì đừng vội gợi ý ngay.
Khổng Tử chủ trương day học bằng tính chất gợi mở, nhằm khuyến
khích học trò phát huy tính sáng tạo của mình. Thầy không chỉ giảng giải liên
miên mà phải nêu vấn đề gợi mở cho học trò, khai thác năng lực suy nghĩ vận
dụng, sự chăm chỉ học hành, phương pháp suy luận để nhận thức và giải
quyết thấu đáo một vấn đề nào đó. Nếu làm ngược lại thì lời thầy dạy sẽ từ tai
nọ sang tai kia. Lời dạy của Khổng Tử có ích cho cả người dạy và người học
Một phương pháp rất quan trọng mà Khổng Tử đặt ra là dạy đúng đối
tượng, sát đối tượng. Mỗi người có một tư chất, tính cách khác nhau, bởi thế
người dạy phải biết dạy sao cho phù hợp, hiệu quả, không nên áp dụng một
lối dạy chung cho mọi môn sinh của mình
Trong giáo dục Khổng Tử rất coi trọng phương pháp làm gương. Người bề
trên phải tu dưỡng đức nhân thì mới giáo dục, càm hoá được người khác.
Như vậy theo quan điểm của Khổng Tử thì muốn trị quốc tốt thì trước
hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Nghĩa là đem đức hiếu của con
cái đối với cha mẹ, đức lễ của em đối với anh, với chị. Từ tấm lòng đạo đức
của cha mẹ đối với con cái sẽ làm quy phạm đạo đức cơ bản để duy trì quan
hệ nội bộ gia đình. Mọi gia đình mà cha mẹ hiền từ đối với con cái, con cái
hiếu thuận với cha mẹ, anh em biết nhường nhịn nhau thì việc duy trì đoàn
Khổng Tửết nội bộ gia đình chẳn có gì là khó khăn cả
Một yêu cầu nữa là học phải gắn với hành, phải có ý chí quyết tâm
cao trong học tập. Ông yêu cầu học trò học được điều nào thì đem áp dụng
điều đó. Học điều thiện thì phải áp dụng ngay vào cuộc sống, chứ không
chỉ dừng lại ở lời nói suông, học chữ nhân phải cư xử với mọi người cho
đúng chữ nhân và lễ đã học. Như thế là người học đã thấm nhuần điều đã


5


học và ngược lại từ việc hành, người học sẽ rút ra được nhiều vấn đề khác
để bổ xung vào lý thuyết
Tuy nhiên trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, khi nghiên cứu chúng
ta cũng thấy được những hạn chế đó là
Thứ nhất: Bên cạnh chủ trương dạy cho tất cả mọi người không phân
biệt đẳng cấp, giầu nghèo, đó là tư tưởng “hữu giáo vô loại” đây là tư tưởng
tiến bộ. Tuy nhiên trong quan niệm về trí còn nặng tính giai cấp. Ông cho
rằng con người sinh ra tự nhiên đã biết đạo lý đó là những hạng người cao
thượng, nhưng đối với dân thường thì việc gì cần sai khiên cứ khiến họ làm,
không nên giảng giải vì dân không có khả năng hiểu được nghĩa lý xâu xa
Như vậy trong quan điểm này của Khổng Tử có tính chất mâu thuẫn
Thứ hai: Quan điểm giáo dục của Khổng Tử chỉ dừng lại ở giao tiếp, lễ
nghi chứ không phải là mở mang dân trí nói chung. Ông đã bứt đi tri thức ra
khỏi lao động sản xuất, lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội .
Tóm lại: tư tưởng giáo dục của Khổng Tử mặc dù còn có những hạn chế
nhất định, nhưng xét về cơ bản thì đó là một tư tưởng tiến bộ có sức bền lâu.
Nếu biết gạt bỏ những hạn chế, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, khoa học,
đúng đắn để áp dụng vào thực tiễn thì tư tưởng giáo dục của Khổng Tử sẽ
đem lại nhiều hiệu quả cho nền giáo dục nước nhà hiện nay
Nền giáo dục của Việt Nam sau cách mạng tháng 8 năm 1945, do điều
kiện chiến tranh nên còn rất hạn chế. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, một tri thức tiên tiến
của thế kỷ XX đã tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng triết học của Nho giáo.
Đó là tư tưởng “hữu giáo vô loài” nghĩa là mọi người đều phải được giáo dục;
tư tưởng “ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” có nghĩa không
có giáo dục thì khó mà thành người được. Nhưng với Khổng Tử khi đi vào thực
hiện tư tưởng đó đã có một hạn chế là tầng lớp hạ ngu thì không cần phải giáo dục


6


mà chỉ sai khiến họ làm, nhưng Hồ Chí Minh đã vượt qua được hạn chế đó. Với
Người thì tất cả mọi người, mọi tầng lớp xã hội không phân biệt giầu nghèo đều
phải được học hành.
Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục và phương pháp giáo dục.
Người nói: “mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng. Ta phải làm cho
lòng tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất
dần đi” đó là vai trò của giáo dục.
Những năm gần đây, Đảng ta luôn xác định rõ quan điểm "giáo dục-đào
tạo là quốc sách hàng đầu", "giáo dục-đào tạo đóng vai trò then chốt trong
toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc".
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã khẳng định: “giáo dục và đào
tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
Từ sau hoà bình lập lại đến nay, đặc biệt là trong quá trình đổi mới
đất nước, nền giáo dục nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng
Hồ Chí Minh sự nghiệp giáo dục ở nước ta đã có sự phát triển vượt bậc
trên các lĩnh vực.
Tuy nhiên sự nghiệp giáo dục nước ta hiện nay cũng còn một số yếu
kém và bất cập đó là: về quy mô, cơ cấu mà nhất là chất lượng và hiệu quả
giáo dục còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất
nước, cơ cấu đào tạo cũng chưa phù hợp, chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục còn nhiều điều cần phải bàn vv…
Nghiên cứu những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử ta thấy, mặc dù có
những hạn chế nhất định, song về cơ bản có nhiều điểm tích cực và tiến bộ.
Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với nền giáo

dục của Việt Nam trong việc xây dựng văn hoá đạo đức, luân thường đạo lý

7


trong quan hệ con người với con người. Những nguyên tắc và phương pháp
giáo dục đúng đắn vẫn được nhân dân ta kế thừa và phát huy. Như vấn đề tôn
sư trọng đạo, kính hiếu với cha mẹ, phương pháp giáo dục lấy trò làm trung
tâm, học đi đôi với hành, học phải gắn liền với thực tiễn
Từ việc nghiên cứu, phân tích những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
và thực trạng nền giáo dục nước nhà. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp đối
với sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà như sau
+ Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội phải nhận thức sâu sắc
hơn nữa về quan điểm của Đảng: “giáo dục là quốc sách hàng đầu
+ Huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục đào tạo,
có chính sách thu hút người tài, đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ giáo viên,
cán bộ nghiên cứu khoa học.
+ Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, chuẩn hoá tài liệu, sách giáo
khoa, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học. Đây là giải pháp cơ bản, làm
nền tảng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Trước hết phải đẩy
nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng việc biên soạn tài liệu, thầm định, chỉnh ly,
xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên từng bước đáp ứng yêu cầu về số lượng
và chất lượng cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Vì người thầy là nhân tố quyết
định đến chất lượng giáo dục đào tạo và được xã hội tôn vinh. để nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên cần phải củng cố và nâng cấp một số trường đại
học sư phạm trọng điểm để đào tạo ra đội ngũ giáo viên có chất lượng cao. Rà
soát lại số giáo viên hiện có và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại đối với số
giáo viên chưa đạt chuẩn giáo dục


8



×