Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Xây dựng một tình huống về tuyên bố cá nhân chết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.62 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I – CƠ SỞ LÍ LUẬN..........................................................................................2
1. Điều kiện để tuyên bố một người là đã chết.........................................3
2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết...................3
3. Trình tự để tuyên bố một người là đã chết...........................................4
II – XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG......................................................................4
III – PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG..................................................................5
1. Điều kiện tuyên bố cá nhân chết trong tình huống..............................5
2. Hậu quả pháp lý đối với cá nhân bị tuyên bố chết..............................6
3. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết...............................7
 Nhận xét cá nhân về khoản 3 Điều 83 BLDS 2005:..............................9
KẾT LUẬN.........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................11


MỞ ĐẦU
“Năng lực pháp luật dân sự của công dân chấm d ứt khi ng ười đó ch ết”,
cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lý làm chấm d ứt t ư cách ch ủ th ể c ủa
cá nhân. Cái chết đó phải được xác định một cách chính xác và theo quy
định của pháp luật thì phải “khai tử” (Điều 30 BLDS). Tuy nhiên, trong thực
tế có những trường hợp, cá nhân vắng mặt quá lâu ngày mà không th ể xác
định là họ còn sống hay đã chết. Tình trạng này làm gián đo ạn các quan h ệ
mà họ đã và đang tham gia và ảnh hưởng lớn t ới quy ền l ợi c ủa chính h ọ
cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan. Do đó,
pháp luật Dân sự đã có những quy định liên quan đến việc tuyên bố m ột
người là đã mất tích và đặc biệt, tuyên bố một người là đã chết tại Mục 5,
Chương 3, BLDS năm 2005 nhằm duy trì trật t ự các quan h ệ pháp lu ật


hoặc chấm dứt một số quan hệ pháp luật mà người tham gia đã vắng m ặt
quá lâu, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ th ể. Xuất
phát từ ý nghĩa thực tiễn của những quy định này, em xin đi sâu vào đề tài:
“Xây dựng một tình huống về tuyên bố cá nhân chết ”.

NỘI DUNG
I – CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nhằm duy trì trật tự các quan hệ pháp luật hoặc chấm d ứt m ột số quan
hệ pháp luật mà người tham gia vắng mặt quá lâu ngày, góp ph ần bảo vệ
quyền, lợi ích của các chủ thể có liên quan, Điều 81 Bộ luật dân s ự (BLDS)
2005 quy định việc tuyên bố một người là đã chết như sau: “1. Người có
quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên b ố m ột
người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hi ệu
lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết
thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;


c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, k ể từ ngày tai n ạn
hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác th ực là còn
sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác th ực là còn s ống;
thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 c ủa Bộ lu ật này.
2. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày ch ết của người bị tuyên bố là
đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này”.
Căn cứ vào đó, ta có thể phân tích những khía cạnh liên quan đến vi ệc
tuyên bố một người là đã chết bao gồm: điều kiện để tuyên bố một người
là đã chết; hậu quả pháp lý đối với người đó; trình tự để tuyên bố m ột
người là đã chết.

1. Điều kiện để tuyên bố một người là đã chết
Thứ nhất, người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu Tòa án ra quy ết
định tuyên bố người đó là đã chết. Đây là điều kiện tiên quyết để tuyên bố
chết đối với một người vì mục đích của tuyên bố chết là tạo c ơ s ở pháp lý
để những người có lợi ích liên quan có thể thực hiện và bảo vệ các quy ền
và lợi ích của mình.
Thứ hai, có các căn cứ xác thực, chứng minh người đó thuộc các tr ường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005. Đây là c ơ s ở
cho tính xác thực của việc tuyên bố chết nó giúp cho bảo vệ được quyền lợi
của người bị yêu cầu bị tuyên bố chết.
2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã ch ết
 Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố là đã chết: ch ấm
dứt hoàn toàn (giống như một người đã chết)
 Quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân
thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết


 Quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản
của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật th ừa k ế.
Tuy nhiên, theo Điều 83 của BLDS thì trong tr ường h ợp người bị tuyên
bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn s ống thì theo
yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, l ợi ích liên quan, Tòa án có
thể ra quyết định hủy bỏ hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã
chết.
3. Trình tự để tuyên bố một người là đã chết
Trước khi yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố cá nhân là đã chết,
những người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra thông báo
tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (nếu cá nhân biệt tích 6 tháng li ền)
theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự (TTDS), đồng th ời có th ể yêu
cầu tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng m ặt.

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết theo trình tự
đơn giản, thời gian giải quyết ngắn. Người có quyền, lợi ích liên quan ch ỉ
cần làm đơn yêu cầu theo quy định tại điều 330 bộ luật TTDS gửi đ ến tòa
án nhân dân có thẩm quyền và gửi kèm theo các ch ứng c ứ ch ứng minh
người bị yêu cầu tuyên bố đã chết thuộc khoản 1, Điều 81 Bộ luật Dân s ự
thì tòa án sẽ thụ lý giải quyết. Sau 30 ngày kể từ ngày th ụ lý đơn, tòa án m ở
phiên họp để xét đơn yêu cầu mà không cần phải qua các giai đoạn hòa
giải, xét xử như trong vụ án dân sự.
II – XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
Anh Nguyễn Văn A có bố mẹ mất sớm nên đã biết tự lập từ nhỏ. Anh A
rời quê lên thành phố một mình để học tập, cuối cùng cũng tạo được sự
nghiệp và lập gia đình ngay trên thành phố. Anh A công tác ở nước ngoài từ
năm 1995 đến năm 1999. Sau khi công tác xong, Tổng công ty đã yêu cầu
anh A về cơ quan để bàn giao công việc mới nhưng anh A không về và bỏ đi
đâu không rõ từ năm 1999 đến nay đã được 15 năm. Chị Lê Thị B là vợ anh


A. Quá trình chung sống, anh chị có tài sản chung là 1 tỷ đồng nhưng không
có con chung. Từ năm 1999 đến nay , dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp
thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng chị B
không có tin tức gì xác thực anh A còn sống hay đã chết. Năm 2009, chị B
gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với anh C, là người cùng xóm. Hai người có
mong muốn chung sống với nhau. Vì vậy, chị B đã nộp đơn yêu cầu Tòa án
tuyên bố anh A đã chết; kèm theo đó là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh
yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Sau khi xem xét, tòa án đã ch ấp
nhận đơn yêu cầu của chị B và quyết định tuyên bố anh Nguyễn Văn A đã
chết. Sau đó, chị B và anh C kết hôn với nhau.
Năm 2010, anh A đột ngột trở về nhưng bị mất trí nhớ. Chị B phát hiện ra
vụ việc nhưng để giữ lại khối tài sản của anh A, chị B đã không để lộ thông
tin này và cũng không ai biết do ngoài chị B không ai quen bi ết anh A trên

thành phố nữa. Một thời gian sau, anh A được hồi phục trí nhớ và đã đề
nghị Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố anh A chết, đồng th ời cho ch ị B
quay lại chung sống với mình. Mặc dù sau khi được xác minh mình còn s ống
vào trở về, Tòa án đã ra quyết định hủy bỏ tuyên bố chết nh ưng anh A
không quay lại làm chồng chị B được. Sau khi điều tra, anh A đã phát hi ện ra
việc chị B biết mình trở về từ trước nhưng không thông báo gì nên anh ti ếp
tục khiếu nại lên Tòa án kèm theo bằng chứng chứng minh sự việc để đòi lại
phần tài sản của mình. Tuy nhiên, trong khối tài sản được h ưởng th ừa k ế,
chị B đã tiêu hết 300 triệu.
III – PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Điều kiện tuyên bố cá nhân chết trong tình huống
Theo Điều 81, Bộ Luật Dân sự 2005 quy định điều kiện đầu tiên đ ể
tuyên bố một người đã chết là có sự yêu cầu của người có quyền và lợi ích
liên quan lên Tòa Án để ra quyết định tuyên bố một người là đã chết. Đối
chiếu trong tình huống thì sự yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên


quan ở đây là chi tiết chị B đã nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố anh A đã
chết; kèm theo đó là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu c ủa mình
là có căn cứ và hợp pháp.
Điều kiện thứ hai và cũng là điều kiện đ ủ đ ể tuyên bố một người đã
chết là phải nằm trong các trường hợp của Khoản 1, Điều 81 BLDS 2005.
Như trong tình huống, có thể thấy chi tiết anh A không về và bỏ đi đâu
không rõ từ năm 1999 đến nay đã được 15 năm và Từ năm 1999 đến nay, dù
đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự nhưng chị B không có tin tức gì xác thực anh A còn
sống hay đã chết phù hợp với trường hợp Biệt tích năm năm liền trở lên và
không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định
tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này. trong Khoản 1, Điều 81 BLDS 2005.
Khoản 1, Điều 78 BLDS 2005 về Tuyên bố một người mất tích quy định:

“Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đ ủ các
biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân s ự
nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã ch ết
thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có th ể tuyên
bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức
cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin t ức cu ối cùng
thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin
tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì
thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin t ức
cuối cùng”.
2. Hậu quả pháp lý đối với cá nhân bị tuyên bố chết
Điều 82, BLDS 2005 quy định về Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
của người bị Toà án tuyên bố là đã chết


1. Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hi ệu l ực
pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan h ệ nhân thân khác
của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được gi ải
quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo
quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy theo quy định của pháp luật, t ư cách ch ủ th ể c ủa anh A đã b ị
chấm dứt hoàn toàn. Điều này có nghĩa là, tính từ thời điểm quy ết định của
Tòa án có hiệu lực thì anh A không thể tham gia vào bất cừ quan hệ dân sự
nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó, từ quan hệ tài sản, quan hệ
nhân thân, các giao dịch dân sự,…
Về quan hệ nhân thân: Quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ khác
về nhân thân của anh A được giải quyết như đối với người đã chết. Trong
tình huống này, quan hệ hôn nhân của anh A với chị B bị chấm dứt. Chị B
kết hôn với anh C thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu l ực pháp luật.Các quan

hệ nhân thân khác như các quan hệ về tên gọi, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân hay các quan hệ nhân thân gắn với tài sản như quyền tác giả về tá c
phẩm văn học nghệ thuật, quyền tác giả về phát minh sáng ch ế…cũng
được giải quyết như đối với người đã chết, tức là chấm d ứt các quan h ệ
đó.
Về quan hệ tài sản: tài sản của anh A được giải quyết theo quy định của
pháp luật về thừa kế. Tức là, khi quyết định tuyên bố chết đối v ới một cá
nhân của Tòa án có hiệu lực, thì thời điểm đó cũng là th ời đi ểm m ở th ừa
kế. Khoản 1, Điều 633 BLDS 2005 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một
người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản
2 Điều 81 của Bộ luật này”. Đồng thời với việc này, cũng là thời điểm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Như vậy, do anh A bị tuyên
bố chết nhưng không để lại di chúc nên di sản anh A (cụ thể ở đây là 500


triệu đồng nằm trong khối tài sản chung 1 tỷ đồng v ới chị B) để lại được
chia theo pháp luật theo quy định trong Điều 675 BLDS 2005 mà người
thừa kế duy nhất là chị B theo quy định tại Điều 676 BLDS 2005. Vì vậy,
chị B sẽ được hưởng thừa kế 500 triệu đổng từ di sản của anh B.
3. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
Điều 83, BLDS 2005 về Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã
chết
1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là
người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quy ền,
lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố ng ười đó
là đã chết.
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi ph ục
khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã ch ết,
trừ các trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly
hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly
hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người
khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những
người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết bi ết
người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng th ừa k ế thì ng ười
đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi t ức; n ếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường.
Áp dụng vào trong tình huống, khi anh A tr ở về, hai điều ki ện đ ể anh A
được hủy bỏ quyết định tuyên bố bị chết là một người bị tuyên bố là đã
chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống và có yêu cầu của
người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan lên Tòa án. Trong tình


huống có đề cập đến hai chi tiết là anh A được hồi phục trí nhớ và đã đề
nghị Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố anh A chết và sau khi được xác
minh mình còn sống vào trở về, Tòa án đã ra quyết định h ủy bỏ tuyên b ố
chết cho anh A. Như vậy quyết định hủy bỏ tuyên bố chết cho anh A là
đúng pháp luật.
Trong tình huống cũng có một chi tiết về quan hệ nhân thân c ủa anh A
khi anh A đề nghị Tòa án cho chị B quay lại chung sống với mình nhưng
không được chấp thuận. Ở khoản 2 Điều 83 BLDS 2005 có quy định: “Vợ
hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với ng ười khác thì
việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật” . Như vậy, việc anh A được hủy
bỏ quyết định tuyên bố chết không ảnh hưởng đến hiệu lực pháp luật c ủa
việc kết hôn giữa chị B và anh C. Theo pháp luật, anh C và chị B v ẫn là v ợ
chồng.

Ngoài ra, trong tình huống còn đề c ập đ ến quan h ệ tài s ản đ ược quy
định tại khoản 3 Điều 83 BLDS 2005, khi anh A khiếu nại lên Tòa án kèm
theo bằng chứng chứng minh việc A đã phát hiện ra việc chị B biết mình tr ở
về từ trước nhưng không thông báo gì để đòi lại phần tài sản của mình.
Trong khoản 3 Điều 83 BLDS 2005 có quy định: “Người bị tuyên bố là đã
chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài s ản th ừa k ế
trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trong trường hợp người thừa kế của
người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà c ố tình giấu gi ếm
nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài s ản đã nh ận,
kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườn g.” Như vậy, sự
việc trong tình huống thuộc trường hợp người thừa kế của người bị tuyên
bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu gi ếm nh ằm h ưởng
thừa kế. Cho dù trong tình huống có nói đến một chi tiết trong khối tài sản
được hưởng thừa kế, chị B đã tiêu hết 300 triệu thì theo quy định của pháp
luật, chị B vẫn phải hoản trả lại anh A toàn bộ phần th ừa kế c ủa mình là
500 triệu đồng. Chị B sẽ chỉ phải trả 200 triệu đồng cho anh A n ếu ch ị B


khai báo lên cơ quan chức năng việc anh A còn sống và tr ở về (do trong
tình huống chỉ có chị B biết sự việc) hoặc anh A không th ể ch ứng minh
được việc chị B biết anh A còn sống và trở về nh ưng không khai báo, tuy
nhiên hai giả thiết này đã không xảy ra.
Nhận xét cá nhân về khoản 3 Điều 83 BLDS


2005:

Khoản 3 Điều 83 BLDS 2005 được quy định để bảo đảm quyền lợi về
tài sản của người đã bị tuyên bố là đã chết nay còn sống tr ở về, đ ồng th ời
bảo đảm nguyên tắc trung thực, ngay tình của pháp luật dân s ự. Ngoài ra

nó còn quy định chế tài đối với người cố tình giấu giếm tin tức của ng ười
mất tích để hưởng thừa kế. Trong trường hợp người thừa kế của người bị
tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình gi ấu gi ếm nh ằm
hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nh ận, k ể c ả
hoa lợi, lợi tức; nếu việc giấu giếm tin tức của người bị tuyên bố là đã ch ết
khi còn sống trở về mà gây thiệt hại cho người đó thì người gi ấu giếm tin
tức phải bồi thường thiệt hại cho người khi tuyên bố là đã chết khi h ọ còn
sống trở về.
Trong thực tế, đây là điều cần thiết vì khi Tòa án ra quy ết định tuyên b ố
chết đối với một cá nhân thì đó chỉ là cái chết mang tính “suy đoán pháp ly”.
Do đó, suy đoán này có thể chính xác hoặc không chính xác. Do nó còn liên
quan đến các quan hệ pháp luật, tài sản, nhân thân của chính cá nhân b ị
tuyên bố chết và những người có lợi ích liên quan nên cần có sự can thiệp
của pháp luật để bảo vệ cho những lợi ích đó của cá nhân bị tuyên bố chết
và một phần nào đó của những người có lợi ích liên quan ví dụ nh ư nh ững
người hưởng thừa kế, trong trường hợp “suy đoán pháp lý” c ủa Tòa án là
sai.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 83 BLDS 2005 còn có tác dụng răn đe, lật tẩy
một số hành vi không đúng chuẩn mựa trong xã hội mà c ụ th ể là vì l ợi ích
từ những khoản thừa kế mà một số cá nhân (ở đây là những người biết


nhưng giấu việc người bị tuyên bố chết còn sống và trở về) có thể sẵn
sàng đánh đổi cả lợi ích về nhân thân và lợi ích tài sản c ủa ng ười khác ( ở
đây là những người bị tuyên bố chết), ngoại trừ một số trường hợp nó
nằm trong ý chí của người bị tuyên bố chết không muốn đ ược h ủy quyết
định tuyên bố là đã chết.

KẾT LUẬN
Cá nhân sinh ra là thực thể của xã hội và pháp lý. Sự tồn tại của cá nhân

với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đem lại cho cá nhân
các quyền và nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định, việc quy ết đ ịnh tuyên
bố một người là đã chết cần phải phù hợp với luật định và đ ảm bảo
quyền, lợi ích của người bị tuyên bố chết và người có quyền, lợi ích liên
quan.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2005, Nxb. Tư Pháp
2. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
Tập 1, Nxb. CAND
3.

/>
4.

/>


×