Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BAI THU HOACH LAM VIEC TAI BO PHAN MOT CUA VE LINH VUC XAY DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.3 KB, 10 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TÔN ĐỨC THẮNG
LỚP BỒI DƯỠNG QLNN K62

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Châu, ngày 17 tháng 8 năm 2018

THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Quản lý nhà nước về xây dựng
Trên địa bàn phường Long Châu nói riêng, thị xã Tân Châu nói chung, thủ tục
hành chính luôn được cấp uỷ, chính quyền UBND các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo tổ chức thực hiện các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, của
Tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công được đông đảo nhân
dân đồng tình và ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện
bên cạnh những kết quả đạt được như thủ tục hành chính được công khai, giảm tình
trạng gây phiền hà, sách nhiễu.
I. Đặc điểm tình hình
Phường Long Châu được thành lập năm 2009 theo Nghị quyết số 40/NQ-CP
ngày 24 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính
xã thuộc huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân; thành lập thị xã Tân
Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Địa giới hành
chính phường Long Châu: Đông giáp sông Tiền; Tây giáp xã Long An; Nam giáp
phường Long Hưng; Bắc giáp kênh Xáng. Diện tích tự nhiên là 564,48 ha, trong đó
đất nông nghiệp 354,74 ha, đất phi nông nghiệp là 209,74 ha. Phường Long Châu
gồm có 03 khóm, 47 tổ an ninh nhân dân, với dân số 9.824 nhân khẩu.
Phường mới thành lập còn bán thôn, bán thị, tiêu chí nông thôn còn cao, kinh
tế chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp là chính; bên cạnh đó, còn phát triển một số
ngành nghề như: se tơ, dệt lụa, dệt chiếu, hàn tiện, chăn nuôi, thủy sản… và thương
mại dịch vụ bước đầu phát triển tốt. Là đơn vị được thành lập mới, nên đội ngũ cán


bộ công chức phường đa phần còn trẻ. Nhưng với sự nổ lực, thường xuyên trao đổi,
học tập kinh nghiệm với các đơn vị khác, nên năng lực chuyên môn, tinh thần trách
nhiệm của cán bộ công chức được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn nhiều vấn


đề tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như: Một số không ít thủ tục hành chính còn rườm
rà, chồng chéo, trùng lặp chưa được ban hành kịp thời còn tình trạng bổ sung hồ sơ
nhiều lần, tình trạng quá hạn, thái độ và tinh thần trách nhiệm của một vài cán bộ
công chức (CBCC) gây khó khăn cho công dân trong quá trình giải quyết công việc
ở địa phương đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, an sinh xã hội, tư pháp..., thiếu cơ
chế trong đánh giá kết quả, đánh giá của tổ chức, công dân về kết quả. Mặt khác, có
nhiều loại thủ tục hành chính mới bổ sung, sửa đổi chưa kịp thời được cập nhật, bãi
bỏ... để đáp ứng trước yêu cầu của nhân dân, nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà
nước, nâng cao chất lượng nền hành chính công đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh việc
cải cách thủ tục hành chính, đổi mới về quy trình giải quyết thủ tục hành chính.
II. Kết quả nghiên cứu
2.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ
ban hành Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một
cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ luật xây dựng Số: 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định Số: 106/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 về
việc ban hành quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo
giấy phép trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của
Ủy Ban Nhân Dân về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh
An Giang;
2


Căn cứ Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 20112015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính
phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính;
Quyết định số 1496/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang.
Quyết định số 2287/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính chung
áp dụng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang theo Quyết định số
1496/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố bổ sung thủ tục hành chính chung áp dụng
tại cấp xã trên địa bàn tỉnh An Giang.
2.2. Những quy định chung
Việc cấp giấy phép xây dựng căn cứ luật xây dựng Số: 50/2014/QH13 ngày
18 tháng 06 năm 2014;
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định Số: 106/2016/QĐUBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc ban hành quy định cấp giấy phép xây
dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh An Giang;
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động
xây dựng.
Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Quản lý chất lượng, lưu trữhồ sơ công trình xây dựng.

Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong hoạt động xây dựng.
Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
3


Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép theo quy
định đối với các công trình xây dựng (trừ công trình cấp đặc biệt) như sau:
a) Các công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
cấp I, cấp II (cấp công trình quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10
năm 3 tháng 2016 của Bộ Xây dựng. Trường hợp Thông tư này được điều chỉnh, bổ
sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định mới);
b) Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà
nguyện, thánh đường, thánh thất, điện thờ, niệm phật đường, trường đào tạo những
người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự
của các tổ chức tôn giáo có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250m 2 trở lên, chiều cao
từ 03 tầng trở lên, chiều cao công trình từ 12m trở lên và các công trình có quy mô
nhỏ, công trình phụ trợ của tổ chức tôn giáo có đề nghị cấp giấy phép xây dựng
cùng lúc với các công trình nêu trên;
c) Công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng
đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh;
d) Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (trừ các công
trình nằm trong khuôn viên Khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu);
đ) Công trình thuộc dự án mà theo quy định phải xin phép xây dựng và các
công trình khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
e) Công trình nằm trên địa giới hành chính 02 huyện trở lên;
f) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20

m2 trở lên;
g) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 m2 trở lên.
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ban quản lý khu kinh tế cấp Giấy phép
xây dựng công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng thuộc phạm vi Khu
công nghiệp, Khu chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu được giao quản lý (trừ
công trình cấp đặc biệt và nhà ở riêng lẻ).
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với:
4


a) Tất cả các công trình còn lại, kể cả công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông
thụ động, nhà ở riêng lẻ ở đô thị và nhà ở riêng lẻ thuộc phạm vi quản lý của Ban
quản lý khu kinh tế tỉnh, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà
nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối
tượng quy định tại Điều 17 và Điều 18 Quy định này.
b) Những công trình phục vụ tín ngưỡng dân gian: Đình, đền, am, miếu, từ
đường, nhà thờ họ và các công trình tương tự; công trình phụ trợ của cơ sở tín
ngưỡng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
c) Công trình tôn giáo: Cổng, hàng rào; Nhà vệ sinh, bể chứa nước, nhà bếp,
nhà xe; Nhà ở, nhà khách, tháp chuông, tháp trống có quy mô nhỏ hơn 03 tầng, nhỏ
hơn 250m2 diện tích sàn xây dựng, chiều cao nhỏ hơn 12m và các công trình không
quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 Quy định này.
d) Công trình quảng cáo xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một
mặt trên 20 m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào
công trình xây dựng có sẵn. Trước khi cấp giấy phép xây dựng phải lấy ý kiến thống
nhất bằng văn bản của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Sở Xây dựng
2.3. Các giải pháp hoàn thành làm việc tại bộ phận một cửa trên lĩnh vực
xây dựng
2.3.1. Công việc thực tế tại cơ quan

Quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng như: giám sát thực hiện xây dựng
theo giấy phép xây dựng trên địa bàn phường của các tổ chức, cá nhân liên quan đến
công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây
dựng.
Trong 6 tháng đầu năm, UBND phường Long Châu giải quyết 36 hồ sơ xin phép
xây dựng và cải tạo, sữa chữa. Xử lý 06 vụ tranh chấp đất liên quan đến xây dựng.
2.3.2. Điều kiện và hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.
b) Một bản sao (có chứng thực, nếu không có chứng thực thì phải mang theo
bản chính để đối chiếu tại nơi tiếp nhận hồ sơ) một trong những giấy tờ chứng minh
quyền sử dụng đất theo quy định.
5


c) Hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê
duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
c.1) Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo
sơ đồ vị trí công trình.
c.2) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ
lệ 1/50 - 1/200.
c.3) Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50,
kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát
nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
2.3.3. Trang thiết bị phục vụ công tác đo đạc cấp giấy phép xây dựng
- Thước dây
- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
- Biên bản khảo sát
- Sổ đo đạc
2.3.4. Trình tự thời gian thực hiện

Thời hạn thực hiện thủ tục cấp giấy xây dựng của hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư 15 ngày thực hiện thủ tục hành chính.
2.3.5. Quy trình tiếp nhận hồ sơ
Trực tiếp kiểm tra, xem xét các yêu cầu của tổ chức và công dân nếu thiếu hồ
sơ thì ghi phiếu hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ cho hoàn chỉnh.
Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết
thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, cá nhân hiểu và không nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ các thủ tục theo quy định thì tiếp nhận. Lập
phiếu tiếp nhận và hẹn ngày hoàn trả kết quả hồ sơ.
2.3.6. Quy trình giải quyết công việc
Khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức cá nhân thì tiến hành xử lý hồ sơ như
sau:
- Tiến hành đo đạc thực tế tại thực địa xác chỉ giới xây dựng hướng dẫn người
dân xây dựng phải đúng chỉ giới.
6


- Mời các hộ giáp ranh xác định ranh đất và thống nhất ký biên bản ranh đất
tránh trường hợp tranh chấp ranh do quá trình xây dựng. Sau khi thống nhất mốc
ranh xem các chủ sử dụng đất giáp ranh có thống nhất không mới tiến hành đo.
- Đất đang tranh chấp hoặc sử dụng không đúng mục đích. Đất thuộc quy
hoạch đã được xét duyệt hoặc nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang lộ
giới. Tất cả các trường hợp trên thì tiến hành lập biên bản trả hồ sơ lại.
- Trường hợp đủ điều kiện: Có sự thống nhất của các chủ kế cận. Sử dụng đất
đúng mục đích và không có tranh chấp. Tiến hành xác định diện tích xin phép xây
dựng có đúng với GCN QSDĐ và bản vẽ thiết kế.
- Mở sổ đo đạc ghi nhận các số liệu. Khi có số liệu tiến hành vẽ sơ đồ phát
họa vị trí xây dựng so với khu đất và chỉ giới xây dựng theo tuyến đường hiện hữu.
2.3.7. Phương pháp đo
Tiến hành đo vẽ chi tiết các mốc ranh liên quan đến thửa đất.

Đo bằng thước dây.
Đo chiều dài các mốc ranh liên quan có trên GCN QSDĐ.
Khi đo đất thuộc hành lang an toàn giao thông hoặc có lối đi chung thì khi đo
thì ta cần phải bỏ lối đi chung ra. Tiến hành cấm lại mốc (đã thỏa thuận với các chủ
liền kề) rồi tiếp tục đo.
Ví dụ: Đo đạc hồ sơ xin phép xây dựng của hộ ông Nguyễn Thành Tâm ở
khóm Long Hưng, phường Long Châu, thị xã Tân Châu. Với diện tích xin phép như
sau: ngang 5m, dài 32m.
Có sơ đồ đất như sau:
………………………………………………………………………………
Đường Trần Phú
……………………………………………………………………………….
2

4

37.38

5.16
38.25

1

5.01

3
7


Hình 1: Sơ đồ phát họa khu đất ông Nguyễn Thành Tâm

- Cách đo
- Đo kích thức mặt đường để xác định tim đường và chỉ giới xây dựng là
12m.
- Đo kích thước chu vi: 1-2 = 5.16; 2-3 = 37.38; 3-4 = 5.01; 4-1 = 38.25
Sau khi đo đạc xong ta đem số liệu về văn phòng để xử lý vẽ bằng tay.
………………………………………………………………………………
6m

Đường Trần Phú

……………………………………………………………………………….
9m

5.16

Vị trí xây dựng
37.38

32m

38.25

Chỉ giới xây dựng

5.01

Hình 2: Vẽ sơ đồ vị trí mặt bằng xây dựng nhà ông Nguyễn Thành Tâm
2.3.8. Thẩm quyền trình ký và trả kết quả giải quyết công việc
Đối với những loại công việc thuộc bộ phận một cửa theo quy định thì giải
quyết, phê vào văn bản thì trình ký Chủ Tịch hoặc Phó Chủ Tịch sau đó chuyển lại

bộ phận một cửa trả kết quả.
Sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết của bộ phận chuyên môn, các cán bộ thụ lý
trực tiếp mang hồ sơ đến Bộ phận Văn thư để đóng dấu, ghi sổ theo dõi, hướng dẫn
cách nộp phí, lệ phí theo quy định và trả kết quả hồ sơ đúng ngày ghi trên biên
nhân.
8


III. Nhận xét
1. Ưu điểm
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo chuyên môn phục vụ cho công tác giải quyết thủ tục hành chính nói
chung và công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng cho các hộ gia đình và
cá nhân được đẩy nhanh tiến độ, chất lượng được nâng lên.
Trong thời gian qua đã đem lại nhiều thay đổi có tính phù hợp với thực tiễn,
mặc dù còn một số khó khăn, vướng mắc nhưng dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng ủy, HĐND, UBND phường và sự nổ lực phấn đấu của các ngành, các cấp,
cán bộ, đảng viên. Công tác giải quyết thủ tục hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước đạt được kết quả to lớn trên các lĩnh vực: cải cách tổ chức bộ
máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Thủ tục hành chính
đã được rà soát và đơn giản, thông thoáng hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ
nhân dân tốt hơn. Chính điều đó, đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy
nhà nước đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội ở tỉnh nói chung
và ở phường Long Châu nói riêng phát triển ngày càng vững mạnh.
2. Hạn chế
Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng cho
các hộ gia đình, cá nhân khá phức tạp, thường xuyên sửa đổi, bổ sung và thay thế.
Nên các cán bộ, công chức, viên chức thực hiện và người dân khó nắm bắt, hiểu và
thực hiện đúng.
3. Bài học kinh nghiệm

IV. KIẾN NGHỊ
Để công tác quản lý Nhà nước được tốt hơn, đảm bảo yêu cầu và có hiệu quả
cao thì mọi CBCC, viên chức cần quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Nêu
cao tinh thần trách nhiệm, tận tuy với công việc trong mỗi CBCC, nhận thức đúng
đắn về việc sắp xếp hợp lý công việc của cơ quan có liên quan đến thủ tục hành
chính và tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ các thủ tục hành chính.
9


Cần đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác giải quyết
thủ tục hành chính.
Bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức,
cấp xã, phường.
Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công chức để thực hiện hòa giải cho
nhân dân và giao tiếp với nhân dân được tốt hơn.
Bồi dưỡng kỹ năng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
Chủ động thực hiện tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về
thủ tục hành chính cho người dân dưới nhiều hình thức như: truyền thanh, bảng tin,
công khai tại khóm, ấp./.
Người viết thu hoạch

Nguyễn Thị Ngọc Diệu

10



×