Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Giai phap va phuong phap luan ho so du thau TVGS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.6 KB, 86 trang )

GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TỔNG QUÁT DO NHÀ THẦU ĐỀ XUẤT
ĐỂ THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN
I. Những vấn đề chung
1. Khái quát về quy mô và Sự hiểu biết về quy mô dự án
- Tên dự án: Dự án kiên cố hóa trường lớp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh giai đoạn 2016-2020
- Địa điểm xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Chủ đầu tư: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh.
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.
1.1. Mục tiêu khái quát của dự án
- Xây dựng mới các trường Mầm non và Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhằm
tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác dạy và học; đáp
ứng yêu cầu số lượng học sinh, số lớp tăng trong các năm tiếp theo. Giúp nhà trường từng
bước xây dựng để phấn đấu đạt Chuẩn Quốc gia; từng bước đáp ứng nhu cầu về học tập
cho học sinh ở các địa phương còn nhiều khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
1.2. Quy mô công trình
- Xây dựng mới các trường Mầm non và Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phân
thành 05 gói thầu xây lắp, gồm:
* Gói thầu số 10: Xây dựng 52 phòng học cho các trường Mầm non, Tiểu học thuộc
huyện Càng Long, cầu Kè, Tiểu cần:
- Huyện Càng Long:
+ Trường Mầm non Hướng Dương - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Huyền Hội C - 06 phòng học;
+ Trường Tiểu học Đại Phước C - 08 phòng học.
- Huyện Cầu Kè:
+ Trường Mẫu giáo Ninh Thới - 06 phòng học;
+ Trường Tiểu học Hòa Tân B - 08 phòng học;
+ Trường Tiểu học Ninh Thới A - 06 phòng học;
+ Trường Tiểu học Ninh Thới - 04 phòng học.
- Huyện Tiểu cần:


+ Trường Mẫu giáo Ngãi Hùng - 04 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Tân Hòa - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Ngãi Hùng - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Tân Hòa A - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Tân Hòa B - 02 phòng học.
* Gói thầu số 11. Xây dựng 54 phòng học cho các trường Mầm non, Tiểu học thuộc
huyện Câu Ngang, Châu Thành:
- Huyện Cầu Ngang:
+ Trường Mẫu giáo Thạnh Hòa Sơn - 08 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Thuận Hòa - 06 phòng học;
+ Trường Tiểu học Trường Thọ B - 10 phòng học;
1


+ Trường Tiểu học Trường Thọ A - 08 phòng học;
+ Trường Tiểu học Nhị Trường C - 02 phòng học (điểm Chông Bát);
+ Trường Tiểu học Nhị Trường C - 04 phòng học (điểm Là Ca);
+ Trường Tiểu học Nhị Trường B - 02 phòng học (điểm Ba So);
+ Trường Tiểu học Nhị Trường B - 04 phòng học (điểm Ba So);
+ Trường Tiểu học Nhị Trường B - 02 phòng học (điểm Bông Ven).
- Huyện Châu Thành:
+ Trường Tiểu học Hòa Thuận A - 08 phòng học.
* Gói thầu số 12: Xây dựng 52 phòng học cho các trường Mầm non, Tiểu học thuộc
huyện Châu Thành:
- Huyện Châu Thành:
+ Trường Mẫu giáo Hòa Minh - 08 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Hòa Minh - 02 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Tuổi Hồng - 04 phòng học;
+ Trường Mầm non Tuổi Xanh - 08 phòng học (điểm chính);
+ Trường Mầm non Tuổi Xanh - 02 phòng học (điểm lẽ chùa Mỏ Neo);

+ Trường Mẫu giáo Hòa Lợi - 02 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Song Lộc - 04 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Song Lộc - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Hòa Minh A - 08 phòng học;
+ Trường Tiểu học Hòa Minh B - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Hòa Minh C - 04 phòng học;
+ Trường Tiểu học Long Hòa A - 06 phòng học.
* Gói thầu số 13: Xây dựng 49 phòng học cho các trường Mầm non, Tiểu học thuộc
huvện Duyên Hải, Trà Cú.
- Huyện Duvên Hải:
+ Trường Mẫu giáo Ngũ Lạc - 02 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Hoa Mai, huyện Duyên Hải - 02 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Hoa Mai, huyện Duyên Hải - 01 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Đôn Xuân - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Long Vĩnh C - 06 phòng học;
+ Trường Tiểu học Long Vĩnh A - 08 phòng học;
+ Trường Tiểu học Long Vĩnh B - 06 phòng học;
+ Trường Tiểu học Long Khánh - 06 phòng học;
+ Trường Tiểu học Đôn Xuân C - 06 phòng học;
+ Trường Tiểu học Ngũ Lạc A - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Ngũ Lạc C - 02 phòng học.
- Huyện Trà Cú:
+ Trường Mẫu giáo Định An - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Định An - 04 phòng học.
* Gỏi thầu số 14: Xây dựng 47 phòng học cho các trường Mầm non, Tiểu học thuộc
huyện Trà Cú.
2


- Huyện Trà Cú:

+ Trường Mẫu giáo An Quảng Hữu - 06 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Hàm Tân - 04 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Lưu Nghiệp Anh - 10 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Thanh Sơn - 03 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Hàm Giang - 03 phòng học;
+ Trường Mẫu giáo Hàm Giang - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Hàm Tân - 10 phòng học;
+ Trường Tiểu học An Quảng Hữu B - 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Phước Hưng A - 04 phòng học;
+ Trường Tiểu học Lưu Nghiệp Anh A- 02 phòng học;
+ Trường Tiểu học Lưu Nghiệp Anh A - 01 phòng học.
2. Sự hiểu biết về Mục đích và yêu cầu của gói thầu
- Chọn được nhà thầu có đủ năng lực để thực hiện công tác giám sát thi công xây
dựng dự án: Dự án kiên cố hóa trường lóp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh giai đoạn 2016-2020 đạt tiến độ và đúng trình tự thủ tục đầu tư xây dựng.
3. Phạm vi công việc trong gói thầu mà nhà tư vấn sẽ thực hiện và trách nhiệm của
nhà tư vấn
3.1 Phạm vi công việc trong gói thầu mà nhà tư vấn sẽ thực hiện
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui đinh tại Điều 72 của
Luật xây dựng.
- Kiểm tra năng lực và kinh nghiệm nhân sự của nhà thầu so với Hồ sơ dự thầu.
- Kiểm tra giấy phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi
công xây dựng công trình.
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do
nhà thầu thi công xây dựng cung cấp theo yêu cầu của hồ sơ thiêt kế, bao gồm:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các
phòng thí nghiệm hợp chuẩn, và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây

dựng, thiết bị trước khi đưa vào xây dựng và lắp đặt vào công trình.
+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công
trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật
tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vao công trình xây dựng.
- Kiểm tra biện pháp và giải pháp thi công thực tế tại công trình của nhà thầu thi
công.
- Nhà thầu phải thực hiện công tác giám sát thường xuyên, liên tục và có hệ thống
trong quá trình thi công công trình, kết quả kiểm tra phải được ghi nhật ký giám sát của
chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo qui định.
3


- Nghiệm thu chất lượng, khối lượng theo đúng Hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn, quy
phạm áp dụng.
- Được quyền đề xuất thay đổi biện pháp và kỹ thuật thi công khi biện pháp và kỹ
thuật thi công của nhà thầu xây dựng không phù họp dẫn đến chất lượng công trình không
đảm bảo.
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chổng cháy nổ trong quá trình
thi công, an toàn giao thông tại khu vực công trường;
- Kiểm tra khối lượng phát sinh phù hợp, kiểm tra Hồ sơ thanh quyết toán trước khi
trình chủ đầu tư duyệt.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Tô chức nghiệm thu công trình xây dựng theo qui định.
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công
trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng
mục công trình và hoàn thành công trình.
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu câu nhà thầu thiết kế
điều chỉnh.
- Phối hợp với các bên có liên quan giải quyết nhũng vướng mắc, phát sinh trong quá
trình thi công xây dựng công trình.

- Thực hiện một số công việc giám sát khác theo quy định của pháp luật về công tác
giám sát thi công xây dựng công trình.
3.2. Trách nhiệm của nhà tư vấn
- Cử người có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của giám sát trưởng
và các chức danh giám sát khác.
- Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ
của các chức danh giám sát, lập kế hoạch và quy trình kiểm soát chất lượng, quy trình
kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá
trình giám sát thi công xây dựng
- Thực hiện các công việc tại điểm 2 nêu trên;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, các bộ phận chuyên môn của chủ
đầu tư, ... trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật nếu tư vấn cho chủ
đầu tư giải quyêt công việc giám sát sai với quy định của pháp luật.
- Nhà thầu phải đáp ứng đúng và đủ số lượng chuyên gia theo HSDT, đảm bảo các
chuyên gia đủ điều kiện thực hiện công việc;
- Thực hiện nghiêm túc chê độ báo cáo theo quy định.
4. Tổ chức đi thăm hiện trường và tìm hiểu điều kiện mặt bằng công trình
- Hiện nay Công ty đã và đang thực hiện một số công tác tư vấn cho các dự án xây
dựng trên toàn tỉnh. Do đó chúng tôi có những tìm hiểu và hiểu rõ quy mô và mức độ phức
tạp về kỹ thuật của cả dự án nói chung và các hạng mục công trình của dự án nói riêng.
- Để có thể thực hiện tốt các yêu cầu và nội dung công tác giám sát thi công xây dựng
công trình Dự án kiên cố hóa trường lớp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
4


giai đoạn 2016-2020 theo yêu cầu của Chủ đầu tư, trên cơ sở các nội dung của tài liệu do
Chủ đầu tư cung cấp, Công ty chúng tôi đã tổ chức một đoàn đi thăm và tìm hiểu hiện
trường. Thành phần của Đoàn công tác bao gồm nhiều cán bộ chủ chốt và các chuyên gia
của công ty sẽ tham gia trực tiếp trong gói thầu. Đoàn đã khảo sát thực tế các điều kiện tự

nhiên, xã hội của dự án, tìm hiểu sâu thêm nhiều mặt của công trình xây dựng Dự án kiên
cố hóa trường lớp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020.
- Sau khi khảo sát tìm hiểu hiện trường, chúng tôi đã có thêm nhiều dữ liệu thực tế để
có thể đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện tốt hơn các nội dung công tác giám sát thi
công Dự án kiên cố hóa trường lớp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai
đoạn 2016-2020.
5. Các căn cứ, tiêu chuẩn để làm căn cứ thực hiện giám sát
- Pháp luật về xây dựng của Việt nam.
- Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu.
- Hợp đồng kinh tế của nhà thầu và Chủ đầu tư.
- Kế hoạch thi công xây lắp của các nhà thầu.
- Kế hoạch kiểm tra chất lượng của nhà thầu đệ trình.
- Hồ sơ biện pháp thi công do nhà thầu đệ trình đã được duyệt.
- Hợp đồng kinh tế của tư vấn và Chủ đầu tư.
- Các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng được áp dụng (Chi tiết phần này sẽ
được nêu trong các biện pháp giám sát các phần việc, gói thầu tương ứng).
II. Chương trình thực hiện công tác giám sát
1. Công tác giám sát đảm bảo chất lượng và tiến độ
- Công việc giám sát thi công xây dựng Dự án kiên cố hóa trường lớp học Mầm
non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020 được mô tả theo sơ đồ sau:

Tập hợp và nghiên
cứu các văn bản, hồ sơ
có liên quan

Lập danh mục
tiêu chuẩn quy
phạm áp dụng

Lập kế hoạch giám sát trình

Chủ đầu tư

Lập quy trình phối hợp
tư vấn giám sát

5


Chủ đầu tư xem xét
và phê duyệt kế
hoạch

Ban hành áp dụng thống nhất các
tài liệu này này trên công trường.

Xác định nhiệm vụ cho đội ngũ
chuyên gia giám sát

Thực hiện công tác giám sát

Kiểm tra tập hợp toàn bộ hồ sơ kỹ
thuật và quản lý chất lượng dự án
1.1. Công tác giám sát, quản lý chất lượng thi công xây lắp
1.1.1. Cơ sở thực hiện
- Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu.
- Kế hoạch thi công xây lắp của các nhà thầu.
- Kế hoạch kiểm tra chất lượng của nhà thầu đệ trình.
- Hồ sơ biện pháp thi công do nhà thầu đệ trình đã được duyệt.
- Hợp đồng kinh tế của nhà thầu và Chủ đầu tư.
1.1.2. Các công việc chi tiết của công tác Giám sát, quản lý chất lượng thi công xây

lắp.
- Giúp Chủ đầu tư xem xét đánh giá sự phù hợp của các biện pháp thi công xây lắp
được nhà thầu đưa ra so với thiết kế kỹ thuật. Các biện pháp thi công sẽ được các chuyên
gia tư vấn của Nhà tư vấn đánh giá dựa trên các yếu tố chủ yếu về mặt công nghệ thiết bị,
công nghệ xây dựng, chất lượng, tiến độ an toàn, khả năng ảnh hưởng tới các hạng mục,
phần công tác khác, với mục tiêu đảm bảo chất lượng công việc theo yêu cầu, đồng thời
với công tác đảm bảo tiến độ và an toàn trên công trường.
- Giám sát chất lượng công tác xây lắp công trình một cách nghiêm túc, chặt chẽ dựa
trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng ghi trong hợp đồng, đảm bảo công trình xây
dựng được thi công với chất lượng tốt. Ngoài ra, Nhà tư vấn sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư trong
công tác xem xét và đánh giá sự phù hợp và sự cần thiết của các tiêu chuẩn do nhà thầu
đưa ra, dựa vào tình hình thực tế trên công trường và giám sát việc tuân thủ chất lượng
theo các yêu cầu kỹ thuật này. Bằng kinh nghiệm tư vấn của mình, Nhà tư vấn phải đảm
bảo rằng có khả năng kiểm soát vấn đề chất lượng thi công công trình theo bất cứ tiêu
6


chuẩn Việt Nam và Âu, Mỹ mà nhà thầu sử dụng với mục đích cuối cùng là đảm bảo chất
lượng toàn bộ công trình đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc tế được áp dụng.
- Cùng với Chủ đầu tư xét duyệt Kế hoạch kiểm tra chất lượng cho các công đoạn thi
công (thi công móng, thi công phần thân, thi công phần mái, ...) do nhà thầu lập và trình
lên Chủ đầu tư. Các kế hoạch này sẽ là cơ sở để kiểm tra các phần công việc chi tiết mà
các nhà thầu sẽ phải thực hiện và các thử nghiệm, kiểm tra cần thiết theo qui định của tiêu
chuẩn áp dụng đối với phần công việc đó. Bằng việc kiểm tra tài liệu “Kế hoạch kiểm tra
chất lượng” các chuyên gia của Nhà tư vấn sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư trong
công tác kiểm soát chặt chẽ chất lượng của từng công đoạn, hạng mục công việc nói riêng
và tổng thể công việc nói chung.
- Giúp Chủ đầu tư tổ chức, tiến hành nghiệm thu từng phần công việc và toàn bộ
công trình xây dựng, căn cứ trên bản Kế hoạch kiểm tra chất lượng nói trên và các tiêu
chuẩn kỹ thuật đã được ghi trong hợp đồng, thiết kế kỹ thuật (phần móng, phần thân, phần

mái, ...). Nhà tư vấn sẽ đại diện cho Chủ đầu tư kiểm tra và đánh giá các biên bản nghiệm
thu do nhà thầu thi công xây lắp đệ trình, đánh giá về sự phù hợp của các công tác phát
sinh về khối lượng, qui định trách nhiệm của các bên. Biên bản nghiệm thu này sẽ được
các chuyên gia của Nhà tư vấn kiểm tra đánh giá và xác nhận trong cả một quá trình từ
phần thi công đến khi kết thúc phần việc và đảm bảo rằng với quyền lợi của Chủ đầu tư,
phần công việc chỉ được nghiệm thu khi mọi bằng chứng đã được chắc chắn rằng tất cả các
hạng mục được thi công với chất lượng theo yêu cầu được đặt ra trong các tiêu chuẩn kỹ
thuật và phù hợp chính xác trong cả hệ thống công nghệ.
- Đại diện của Nhà tư vấn được phân công trách nhiệm, có trách nhiệm làm việc với
các nhà thầu xây lắp xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trên công trường nhằm đảm bảo
tiến độ thi công. Các chuyên gia của Nhà tư vấn sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư và thậm chí nếu được
uỷ quyền sẽ kiểm tra, đánh giá các phát sinh về kỹ thuật trên công trường (đây là nguyên
nhân chính dẫn đến các phát sinh về tài chính), phân định trách nhiệm của từng bên liên
quan đến các phát sinh này. Mỗi phát sinh khi xem xét đều được dựa trên cách nhìn tổng
thể về mặt công nghệ cho toàn bộ công trình.
- Nhà tư vấn sẽ có kế hoạch giám sát, kiểm tra việc giám định về chất lượng các loại
vật liệu xây dựng, các kết quả thí nghiệm vật liệu (sắt thép, xi măng, bê tông, cát, sỏi, ....)
do nhà thầu thực hiện và đệ trình, bao gồm giám sát và kiểm tra cả chất lượng và số lượng
của thí nghiệm áp dụng cho từng loại vật liệu, kết cấu, ... căn cứ trên bản “Kế hoạch kiểm
tra chất lượng” đã được chấp thuận.
- Đồng thời các chuyên gia của Nhà tư vấn sẽ đánh giá năng lực, chất lượng của các
phòng thí nghiệm vật liệu và các đơn vị thí nghiệm hiện trường về máy móc thiết bị, về
con người, ... căn cứ theo các tiêu chuẩn đã được qui định, để đảm bảo cao nhất của các thí
nghiệm, đảm bảo chất lượng phù hợp của vật liệu sử dụng cho công trình đúng theo tiêu
chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế.
- Ngoài ra, bằng kinh nghiệm của mình, các chuyên gia của Nhà tư vấn sẽ kiểm định
lại xác xuất các thí nghiệm cũng như kiểm tra lại các thí nghiệm có sự nghi ngờ về độ tin
cậy. Điều này được chúng tôi coi như là sự đóng góp tích cực cho dịch vụ tư vấn giám sát
(trong khi Chủ đầu tư không yêu cầu bắt buộc phải có).
7



- Trong quá trình thi công, các chuyên gia của Nhà tư vấn sẽ thường xuyên có mặt tại
hiện trường để giám sát, kiểm tra công tác thi công xây lắp của nhà thầu. Khi phát hiện ra
các sai sót về chất lượng công tác thi công, chế tạo, lắp đặt so với thiết kế kỹ thuật và yêu
cầu của hợp đồng đề ra, các chuyên gia của Nhà tư vấn với tư cách là người đại diện của
Chủ đầu tư sẽ đưa ngay ra các quyết định phù hợp, nếu cần, khi được phép của Chủ đầu tư
sẽ đình chỉ thi công cho tới khi nhà thầu chứng minh sẽ đảm bảo chất lượng và lập báo cáo
ngay và gửi cho Chủ đầu tư.
- Chúng tôi tin chắc rằng, bằng công tác này của các chuyên gia của Nhà tư vấn sẽ hỗ
trợ tốt cho Chủ đầu tư ngăn chặn ngay những sai sót từ thời điểm ban đầu, đảm bảo chất
lượng sau này của công trình.
- Để Chủ đầu tư theo dõi nắm vững quá trình thi công, tổng quan chất lượng tiến độ
công việc xây dựng cũng như các vấn đề nảy sinh, hàng tuần, hàng tháng Nhà tư vấn có
các báo cáo tuần, báo cáo tháng trình Chủ đầu tư. Sau mỗi hạng mục công việc Nhà tư vấn
sẽ gửi Chủ đầu tư một bản báo cáo chi tiết về chất lượng của các công tác liên quan tới
hạng mục công việc. Trong từng trường hợp cụ thể, nếu có những vấn đề nảy sinh, Nhà tư
vấn sẽ có các báo cáo hiện trường gửi ngay Chủ đầu tư để xem xét quyết định.
1.1.3. Đối tượng của công tác giám sát chất lượng
Theo yêu cầu mục đích của gói thầu, chúng tôi hiểu rằng đối tượng cần được giám sát
chất lượng là tất cả các hạng mục của dự án đúng theo thiết kế được duyệt, theo đó đặc biệt
quan tâm tới các hạng mục sau:
- Các hạng mục kết cấu xây dựng: kết cấu móng, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu
xây.
- Công tác hoàn thiện.
- Các kết cấu mái công trình.
- Công tác cấp thoát nước.
- Công tác chiếu sáng, điện, chống sét.
- Các công trình phụ trợ.
- Và các hạng mục, công tác xây dựng theo nội dung của hồ sơ thiết kế.

1.1.4. Giải pháp thực hiện
- Về nhân sự: Để thực hiện tốt công tác Giám sát, quản lý chất lượng thi công xây lắp
công trình Dự án kiên cố hóa trường lớp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2016-2020, chúng tôi tổ chức nhóm tư vấn giám sát, quản lý chất lượng gồm
những chuyên gia có kinh nghiệm thực tế về giám sát, quản lý chất lượng các công trình
xây dựng.
- Căn cứ vào đặc điểm của công trình, chúng tôi phân thành các nhóm: nhóm giám
sát phần xây dựng (đào đất, bê tông, khối xây, kết cấu mái...); nhóm giám sát phần thiết bị
và hệ thống điện công trình, nhóm giám sát phần nước. Mỗi nhóm hoạt động dưới sự điều
hành của chuyên gia trưởng của lĩnh vực đó. Toàn bộ tổ chức hoạt động dịch vụ của gói
thầu tại hiện trường đặt dưới sự điều hành của Trưởng đoàn TVGS, đồng thời luôn nhận
được sự hỗ trợ công việc và quản lý tại trụ sở đặt dưới sự điều hành của Giám đốc Công ty.

8


- Đối với dự án này chúng tôi hiểu rằng tiến độ thực hiện rất quan trọng, nhà thầu thi
công xây lắp có thể phải sử dụng phương án thi công 2 ca. Để đáp ứng yêu cầu giám sát
100% thời gian và công việc của nhà thầu, chúng tôi có thể xắp xếp nhân sự 2 ca làm việc
phù hợp với thời gian thi công của nhà thầu và điều kiện tài chính gói thầu.
- Thiết bị chuyên ngành: Bên cạnh việc bố trí các chuyên gia có kinh nghiệm thực
hiện công việc, với tiềm năng về trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng thi
công xây lắp, chúng tôi lập phương án sử dụng một phòng thí nghiệm (do công ty thuế) để
hỗ trợ công tác quản lý chất lượng. Với hệ thống thiết bị thí nghiệm chất lượng xây dựng
công trình, đây là công cụ đắc lực giúp cho các nhóm tư vấn của chúng tôi tại hiện trường
thực hiện công việc, đồng thời nâng cao hiệu quả, độ tin cậy của sản phẩm giám sát, quản
lý chất lượng.
- Công cụ trợ giúp cá nhân: Máy vi tính cá nhân, điện thoại di động, điện thoại bàn,
máy ảnh ....
- Các hỗ trợ khác: Về văn phòng làm việc, chúng tôi dự kiến bố trí phòng làm việc

riêng tại hiện trường cũng như phòng làm việc tại trụ sở công ty. Các phòng làm việc này
đảm bảo đủ diện tích làm việc, các trang thiết bị văn phòng cần thiết. Chúng tôi thường
xuyên bố trí xe ô tô đưa đón cán bộ và chuyên chở thiết bị. Trong những trường hợp đặc
biệt, khẩn cấp Công ty chúng tôi sẵn sàng các phương án hỗ trợ cho nhóm thực hiện dự án
về nhân sự, trang thiết bị, kinh tế, tài chính.
1.1.5. Hệ thống các văn bản pháp qui và tiêu chuẩn làm cơ sở thực hiện công tác
Giám sát, quản lý chất lượng thi công xây lắp:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trình công trình xây dựng.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định chi
tiết nột số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trình công trình xây dựng.
- Qui chuẩn xây dựng Việt nam.
- Các tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam và quốc tế được sử dụng tại Việt Nam.
- Các tiêu chuẩn về các công tác thi công và nghiệm thu công trình xây dựng của Việt
Nam và quốc tế được sử dụng tại Việt Nam.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và Quyết định phê duyệt đầu tư dự án.
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công công trình và Quyết định phê duyệt Hồ sơ bản vẽ
thiết kế thi công.
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
- Kế hoạch thực hiện công tác thi công xây lắp của nhà thầu.
- Hợp đồng kinh tế của nhà thầu và Chủ đầu tư.
9



1.2. Công tác giám sát, quản lý chất lượng lắp đặt thiết bị công trình, thiết bị phụ trợ
khác (theo thiết kế được duyệt)
1.2.1. Cơ sở thực hiện
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu;
- Kế hoạch cung cấp, lắp đặt thiết bị của nhà thầu;
- Kế hoạch kiểm tra chất lượng của nhà thầu đệ trình;
- Hồ sơ thiết kế biện pháp thi công do nhà thầu đệ trình;
- Hợp đồng kinh tế của nhà thầu và Chủ đầu tư.
1.2.2. Các công việc chi tiết của công tác Giám sát, quản lý chất lượng lắp đặt thiết bị
công trình, thiết bị phụ trợ khác
- Đại diện của Nhà tư vấn thay mặt Chủ đầu tư, trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật
được áp dụng, các thiết bị và các yêu cầu đặc tính được nêu trong hợp đồng, sẽ kiểm tra
hoàn chỉnh quy cách thiết bị theo hợp đồng, số lượng các phụ kiện kèm theo đúng với hợp
đồng cung cấp thiết bị, điều kiện bảo hành, bảo dưỡng, kiểm tra vận hành của Nhà cung
cấp..., thẩm tra các tài liệu kỹ thuật khác như các chứng chỉ thí nghiệm thiết bị, chứng chỉ
an toàn... theo đúng các yêu cầu đề ra. Việc kiểm tra này nhằm mục đích loại bỏ các sai
sót, khuyết tật trong quá trình vận chuyển đến công trường.
- Các chuyên gia của Nhà tư vấn sẽ thực hiện việc yêu cầu Nhà cung cấp làm một số
thử nghiệm cần thiết tại hiện trường hoặc tại phòng thí nghiệm tiêu chuẩn để khẳng định
chất lượng thiết bị.
- Nhà tư vấn có trách nhiệm giám sát việc lắp đặt các thiết bị theo đúng các bản vẽ kỹ
thuật, biện pháp thi công đề ra trên công trường, đúng với yêu cầu dây chuyền công nghệ,
đảm bảo chất lượng lắp đặt tốt. Chúng tôi tiến hành công tác giám sát từ khi Nhà cung cấp
bắt đầu thực hiện việc lắp đặt, chạy thử, vận hành không tải từng thiết bị và vận hành đồng
bộ, toàn bộ hệ thống tại từng hạng mục công trình cho đến khi toàn bộ công trình hoàn
thành, bàn giao, đưa vào sử dụng.
- Với việc tổ chức giám sát chặt chẽ như trên, chúng tôi đảm bảo việc lắp đặt thiết bị
đảm bảo đúng theo yêu cầu của dây chuyền công nghệ, tránh các sai sót kỹ thuật xảy ra
trong quá trình này, đồng thời đảm bảo Chủ đầu tư chỉ tiếp nhận các thiết bị vận hành tốt,
đúng theo thiết kế và hợp đồng đã ký kết.

- Sau khi Nhà cung cấp lắp đặt thiết bị công trình hoàn thành, Nhà tư vấn giám sát
quá trình chuyển giao công nghệ của nhà cung cấp đối với từng thiết bị, nhất là những thiết
bị công nghệ mới ít được sử dụng tại Việt Nam về mặt vận hành, bảo dưỡng, theo dõi...
theo đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng về việc cung cấp thiết bị.
- Trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, chúng tôi liên tục kiểm tra, xem xét các
hạng mục của công trình, sự liên quan giữa các hạng mục tới tính đồng bộ của toàn bộ các
hạng mục và đảm bảo rằng không chỉ bản thân thiết bị đạt yêu cầu mà các thiết bị này còn
phải đáp ứng tính đồng bộ trong phạm vi tổng thể toàn công trình.
- Bất kỳ sai sót nào của thiết bị so với yêu cầu đề ra trong mọi quá trình từ sản xuất
đến lắp đặt, vận hành ... nếu thuộc trách nhiệm của Nhà cung cấp, trước khi chính thức bàn
giao cho Chủ đầu tư, Nhà tư vấn, thay mặt cho Chủ đầu tư, sẽ kiên quyết yêu cầu lập biên
10


bản tại chỗ, yêu cầu Nhà cung cấp thay thế, sửa chữa, bổ sung các phần còn thiếu của thiết
bị.
- Chúng tôi sẽ cùng với Chủ đầu tư tổ chức, tiến hành nghiệm thu từng phần việc và
toàn bộ công việc lắp đặt thiết bị, căn cứ trên “Bản kế hoạch kiểm tra chất lượng” và các
tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ghi trong hợp đồng và hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Các chuyên gia
của chúng tôi sẽ đại diện cho Chủ đầu tư kiểm tra và đánh giá các biên bản nghiệm thu do
Nhà cung cấp trình lên, đánh giá sự phù hợp các công tác phát sinh về khối lượng, quy
định trách nhiệm các bên. Biên bản nghiệm thu này sẽ được chuyên gia của chúng tôi đánh
giá và xác nhận trong cả một quá trình từ thi công đến kết thúc phần việc và đảm bảo rằng
phần việc chỉ được nghiệm thu khi mọi bằng chứng khẳng định phần việc này được thi
công với chất lượng theo yêu cầu đặt ra trong các tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp chính xác
trong cả hệ thống công nghệ.
- Chúng tôi sẽ có hồ sơ báo cáo chi tiết cho từng loại thiết bị về chất lượng, số lượng
thiết bị đã cung cấp, lắp đặt. Hàng tuần, hàng tháng chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho Chủ
đầu tư các báo cáo về chất lượng, số lượng thiết bị lắp đặt.
- Với từng loại thiết bị quan trọng, chúng tôi sẽ có báo cáo về tổng quan chất lượng

thiết bị cho Chủ đầu tư ngay sau từng thời điểm giám định (lắp ráp, vận hành thử, chuyển
giao công nghệ...) để Chủ đầu tư có các quyết định đối với Nhà cung cấp nếu có sai sót ở
từng khâu kiểm định. Trước khi thiết bị được đưa vào sử dụng chính thức, chúng tôi sẽ
trình một báo cáo cuối cùng để Chủ đầu tư có cơ sở nghiệm thu và ký biên bản bàn giao.
- Trong nhiệm vụ này, với tư cách là nhà tư vấn giám sát và chịu trách nhiệm trước
Chủ đầu tư, chúng tôi sẽ đảm bảo trước Chủ đầu tư rằng các thiết bị trong phạm vi giám
định luôn đúng theo yêu cầu, quy trình, quy phạm... mà Chủ đầu tư đã ràng buộc Nhà cung
cấp trong hợp đồng kinh tế.
1.2.3. Đối tượng của công tác giám sát, quản lý chất lượng lắp đặt thiết bị công trình,
thiết bị phụ trợ khác
- Phạm vi các thiết bị chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra bao gồm các thiết bị công nghệ
của Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công, các thiết bị điện và điện tử, các thiết bị kỹ thuật công
trình, các thiết bị phụ trợ ... được nêu trong thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
1.2.4. Giải pháp thực hiện
- Về nhân sự: Để thực hiện tốt công tác Giám sát, quản lý chất lượng lắp đặt thiết bị
công trình Dự án kiên cố hóa trường lớp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2016-2020, chúng tôi tổ chức nhóm tư vấn giám sát, quản lý chất lượng gồm
những chuyên gia có kinh nghiệm thực tế về giám sát, quản lý chất lượng lắp đặt thiết bị
các công trình xây dựng.
- Thiết bị chuyên ngành: Bên cạnh việc bố trí các chuyên gia có kinh nghiệm thực
hiện công việc, với tiềm năng về trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng lắp đặt
thiết bị, chúng tôi lập phương án liên kết sử dụng các phòng thí nghiệm thiết bị chuyên
nghành (do công ty thuê). Với hệ thống thiết bị kiểm định chất lượng thiết bị, đây là công
cụ đắc lực giúp cho các nhóm tư vấn của chúng tôi tại hiện trường thực hiện công việc,
đồng thời nâng cao hiệu quả, độ tin cậy của sản phẩm giám sát, quản lý chất lượng.
11


- Công cụ trợ giúp: Máy vi tính cá nhân, điện thoại di động, điện thoại bàn, máy ảnh
kỹ thuật số ...

- Các hỗ trợ khác: Về văn phòng làm việc, chúng tôi dự kiến bố trí phòng làm việc
riêng tại hiện trường cũng như phòng làm việc tại trụ sở công ty. Các phòng làm việc này
đảm bảo đủ diện tích làm việc, các trang thiết bị văn phòng cần thiết. Chúng tôi thường
xuyên bố trí một số xe ô tô đưa đón cán bộ và chuyên chở thiết bị. Trong những trường
hợp đặc biệt, khẩn cấp Công ty chúng tôi sẵn sàng các phương án hỗ trợ cho nhóm thực
hiện dự án về nhân sự, trang thiết bị, kinh tế, tài chính.
1.2.5. Hệ thống các văn bản pháp qui và tiêu chuẩn làm cơ sở thực hiện công tác
Giám sát, quản lý chất lượng lắp đặt thiết bị:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trình công trình xây dựng.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định chi
tiết nột số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trình công trình xây dựng.
- Qui chuẩn xây dựng Việt nam.
- Các tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam và Quốc tế được sử dụng tại Việt Nam;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và Quyết định phê duyệt đầu tư dự án;
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu;
- Kế hoạch thực hiện công tác lắp đặt thiết bị của nhà thầu;
- Hợp đồng kinh tế của nhà thầu và Chủ đầu tư.
1.3. Công tác giám sát quản lý tiến độ thi công
1.3.1. Cơ sở thực hiện
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
- Tiến độ thực hiện dự án của nhà thầu.
- Hồ sơ thiết kế biện pháp thi công do nhà thầu đệ trình.
- Hợp đồng kinh tế của nhà thầu và Chủ đầu tư.

1.3.2. Các công việc chi tiết của công tác giám sát tiến độ
- Nhà tư vấn cùng Chủ đầu tư kiểm tra tiến độ do nhà thầu lập ra, giúp Chủ đầu tư
điều phối tiến độ thực hiện dự án sao cho đảm bảo tổng tiến độ xây dựng công trình đã đặt
ra, hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc đặt ra thời hạn tiến độ với từng phần việc trong hồ sơ thầu
và trong hợp đồng, giám sát việc thực hiện tiến độ của nhà thầu, đánh giá tiến độ và chất
lượng công việc theo yêu cầu đã đề ra.
- Chúng tôi, bằng kinh nghiệm của mình, sẽ thường xuyên thông báo cho Chủ đầu tư
tính khả thi của việc thực hiện dự án theo tiến độ đặt ra. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ
12


lập báo cáo tiến độ thực hiện công việc của nhà thầu hàng tuần, hàng tháng trình Chủ đầu
tư.
- Trong trường hợp nhà thầu không đạt được tiến độ đề ra, chúng tôi giúp Chủ đầu tư
xác định nguyên nhân làm chậm tiến độ của từng hạng mục công trình và toàn bộ dự án.
Đồng thời chúng tôi sẽ chủ động đưa ra những đề xuất ý kiến cho Chủ đầu tư phương pháp
xử lý và biện pháp khắc phục.
- Để đảm bảo cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ đã đề ra, các chuyên gia của nhà
tư vấn sẽ giúp Chủ đầu tư lập chương trình cụ thể để điều phối các công việc của nhà thầu
cho phù hợp với tiến độ đặt ra, đề ra các biện pháp tối ưu để tạo điều kiện cho nhà thầu
thực hiện công việc của mình một cách thuận lợi nhất.
- Nhà tư vấn bằng kinh nghiệm của mình, sẽ đề xuất cải tiến quản lý tiến độ thực hiện
dự án cho Chủ đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu về tiến độ đã đề ra trong hồ sơ mời thầu,
hồ sơ dự thầu và hợp đồng.
1.3.3. Giải pháp thực hiện
- Về nhân sự: Để thực hiện tốt công tác Giám sát, quản lý tiến độ thi công công trình
Dự án kiên cố hóa trường lớp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn
2016-2020, chúng tôi tổ chức nhóm tư vấn giám sát, quản lý tiến độ gồm những chuyên
gia có kinh nghiệm thực tế về giám sát, quản lý tiến độ thi công và sử dụng thành thạo
phần mềm quản lý dự án Microsoft Project.

- Công cụ trợ giúp: Máy vi tính cá nhân, điện thoại di động, điện thoại bàn, máy ảnh
kỹ thuật số ...
- Các hỗ trợ khác: Về văn phòng làm việc, chúng tôi dự kiến bố trí phòng làm việc
riêng tại hiện trường cũng như phòng làm việc tại trụ sở công ty. Các phòng làm việc này
đảm bảo đủ diện tích làm việc, các trang thiết bị văn phòng cần thiết. Chúng tôi thường
xuyên bố trí xe ô tô đưa đón cán bộ và chuyên chở thiết bị. Trong những trường hợp đặc
biệt, khẩn cấp Công ty chúng tôi sẵn sàng các phương án hỗ trợ cho nhóm thực hiện dự án
về nhân sự, trang thiết bị, kinh tế, tài chính.
1.4. Công tác giám sát hiệu chỉnh, kiểm tra vận hành thử
1.4.1. Cơ sở thực hiện
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
- Kế hoạch cung cấp, lắp đặt thiết bị của nhà thầu.
- Kế hoạch hiệu chỉnh, kiểm tra vận hành thử của nhà thầu đệ trình.
- Hồ sơ thiết kế biện pháp thi công do nhà thầu đệ trình;
- Hợp đồng kinh tế giữa nhà thầu và Chủ đầu tư.
1.4.2. Các công việc chi tiết của công tác giám sát hiệu chỉnh, kiểm tra, vận hành thử
- Các chuyên gia của nhà tư vấn sẽ cùng với Chủ đầu tư giám sát về kết quả thử
nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử, so sánh đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của từng thiết bị
và hệ thống so với yêu cầu đã đặt ra về mặt chất lượng và các thông số khác, ký biên bản
nghiệm thu vận hành thử từng thiết bị và toàn bộ hệ thống.

13


- Nhà tư vấn sẽ theo dõi các chỉ tiêu về bảo hành, năng suất, đánh giá chất lượng thiết
bị và chất lượng tổng thể của quá trình lắp đặt. Trong trường hợp có những sai hỏng về mặt
kỹ thuật, Nhà tư vấn sẽ báo cho Chủ đầu tư để yêu cầu Nhà cung cấp giải quyết.
- Nhà tư vấn sẽ cùng Chủ đầu tư lập hồ sơ hoàn công cho từng công đoạn, từng hạng
mục công trình, trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến sự liên quan của các công đoạn.
1.4.3. Giải pháp thực hiện

- Về nhân sự: Để thực hiện tốt công tác Giám sát hiệu chỉnh, kiểm tra vận hành thử
các thiết bị công trình, thiết bị mạng và thiết bị phù trợ khác của Dự án kiên cố hóa trường
lớp học Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020, chúng tôi tổ
chức nhóm tư vấn giám sát gồm những chuyên gia có kinh nghiệm thực tế về giám sát hiệu
chỉnh, kiểm tra vận hành thử các thiết bị công trình và thiết bị điện tử - mạng máy tính.
- Công cụ trợ giúp: Máy vi tính cá nhân, điện thoại di động, điện thoại bàn, máy ảnh
kỹ thuật số ....
- Các hỗ trợ khác: Về văn phòng làm việc, chúng tôi dự kiến bố trí phòng làm việc
riêng tại hiện trường cũng như phòng làm việc tại trụ sở công ty. Các phòng làm việc này
đảm bảo đủ diện tích làm việc, các trang thiết bị văn phòng cần thiết. Chúng tôi thường
xuyên bố trí xe ô tô đưa đón cán bộ và chuyên chở thiết bị. Trong những trường hợp đặc
biệt, khẩn cấp Công ty chúng tôi sẵn sàng các phương án hỗ trợ cho nhóm thực hiện dự án
về nhân sự, trang thiết bị, kinh tế, tài chính, ....
III. danh sách và sơ đồ Bố trí nhân sự đảm bảo thực hiện các nội dung công việc của
gói thầu
1.1 Danh sách bố trí nhân sự:
(Xem danh sách bố trí nhân sự kèm theo)
1.2 Sơ đồ bố trí nhân sự

Trưởng đoàn
TVGS

Nhóm hỗ trợ hiện tại
trụ sở

Phó đoàn
TVGS

Nhóm hỗ
trợ hiện

trường

Cán bộ
giám sát
kết cấu

Cán bộ giám
sát
kiến trúc

Cán bộ
giám sát
trắc đạc

Cán bộ
giám sát
CT nước

Cán bộ
giám sát
cơ điện

1.3 Quy định trách nhiệm
a/ Trưởng đoàn tư vấn giám sát
14


Dưới đây là phạm vi công việc tổng quát, trách nhiệm và bổn phận của Trưởng đoàn
giám sát về các công tác hành chính và giám sát dự án và không nhất thiết chỉ giới hạn
dưới đây:

- Đóng vai trò lãnh đạo trong việc giám sát.
- Cung cấp tất cả các thông tin cùng bản vẽ cho các Nhà thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ
có liên quan trong suốt quá trình thi công.
- Điều hành các cuộc họp hàng tuần hay các cuộc họp phối hợp cần thiết cùng Nhà
thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ trong suốt quá trình thi công.
- Phối hợp tất cả các vấn đề thiết kế và bản vẽ giữa các nhà tư vấn liên quan cùng
Nhà thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ để công việc thi công tại công trường được chính xác.
- Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp (bản vẽ triển khai, mẫu thí nghiệm,
báo cáo vật liệu …) do Nhà thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ trình nộp để xin phê duyệt.
- Phát hành chỉ dẫn hoặc hướng dẫn cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa cho công
trình bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
- Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên (hàng tuần).
- Giám sát và quản lý tất cả các nhân viên thuộc quyền của mình.
- Cung cấp các danh sách công tác chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác
nghiệm thu bàn giao.
- Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi đã hài lòng với công tác
nghiệm thu hoàn thành các công tác tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết sửa chữa.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo như Thỏa thuận hợp đồng.
b/ Kỹ sư kết cấu, Kiến trúc sư, kỹ sư trác địa (giám sát viên)
- Chịu trách nhiệm và đóng vai trò chính trong việc giám sát thi công và kiểm tra tất
cả các công tác, công việc thi công của công trình.
- Cung cấp tất cả các thông tin bổ sung thêm cho bản vẽ hợp đồng với các Nhà thầu
và/ hoặc nhà thầu phụ có liên quan trong suốt quá trình thi công.
- Trợ giúp Trưởng đoàn tư vấn giám sát điều hành các cuộc họp hàng tuần hay các
cuộc họp phối hợp cần thiết cùng Nhà thầu và/ hoặc nhà thầu phụ trong suốt quát trình thi
công.
- Phối hợp tất cả các vấn đề thiết kế và bản vẽ giữa các nhà tư vấn liên quan cùng
Nhà thầu và/ hoặc nhà thầu phụ để công việc thi công tại công trường được chính xác.
- Đánh giá tất cả các hồ sơ trình nộp (bản vẽ triển khai, mẫu thí nghiệm, báo cáo vật
liệu ...) do Nhà thầu và/ hoặc nhà thầu phụ trình nộp để xin phê duyệt.

- Hỗ trợ Trưởng đoàn tư vấn giám sát trong việc phát hành chỉ dẫn hoặc hướng dẫn
cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa cho công trình bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào
có được sợ chấp thuận của Chủ đầu tư có liên quan đến công tác kết cấu và xây dựng.
- Trợ giúp Trưởng đoàn tư vấn giám sát lập báo cáo tiến độ thường xuyên (hàng tuần)
báo cáo lên Chủ đầu tư.
- Kiểm tra tất cả các bản vẽ hoàn công do Nhà thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ trình nộp
sau khi hoàn tất hợp đồng.
- Cung cấp các danh sách công tác chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác
nghiệm thu bàn giao.
15


- Báo cáo Trưởng đoàn tư vấn giám sát khi danh sách các công việc cần sửa chữa đã
được nghiệm thu tốt.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo như Thỏa thuận hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Công ty về những phần việc được giao.
c/ Kỹ sư điện, Kỹ sư cấp thoát nước (giám sát viên)
Dưới đây là phạm vi công việc tổng quát, trách nhiệm và bổn phận của kỹ sư cơ điện
thường trực, Kỹ sư cấp thoát nước thường trực, .... về công tác điện, cấp thoát nước, ... và
không nhất thiết chỉ giới hạn dưới đây:
- Đóng vai trò lãnh đạo trong việc giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công có
liên quan đến cơ điện, cấp thoát nước, ... theo quy định trong các hồ sơ hợp đồng có liền
quan.
- Kiểm tra, giám sát các chứng chỉ chất lượng, kiểm định chất lượng ... của các thiết
bị được lắp đặt tại công trường.
- Giám sát việc nghiệm thu, chạy thử của các thiết bị và báo cáo kết quả lên Chủ đầu
tư.
- Cung cấp tất cả các thông tin bổ sung thêm cho bản vẽ hợp đồng với các Nhà thầu
và/ hoặc Nhà thầu phụ có liên quan trong suốt quá trình thi công.
- Trợ giúp Trưởng đoàn tư vấn giám sát điều hành các cuộc họp hàng tuần hay các

cuộc họp phối hợp cần thiết cùng Nhà thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ trong suốt quá trình thi
công.
- Phối hợp tất cả các vấn đề thiết kế và bản vẽ giữa các nhà tư vấn liên quan cùng
Nhà thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ để công việc thi công tại công trường được chính xác.
- Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp (bản vẽ triển khai, mẫu thí nghiệm,
báo cáo vật liệu ...) do Nhà thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ trình nộp để xin phê duyệt.
- Hỗ trợ Trưởng đoàn tư vấn giám sát trong việc phát hành chỉ dẫn hoặc hướng dẫn
cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa cho công trình bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào
có được sự chấp thuận của Chủ đầu tư có liên quan đến công tác cơ điện.
- Trợ giúp Trưởng đoàn tư vấn giám sát lập báo cáo tiến độ thường xuyên (hàng tuần)
báo cáo lên Chủ đầu tư.
- Giám sát và quản lý tất cả các nhân viên thuộc quyền của mình.
- Kiểm tra tất cả các bản vẽ hoàn công do Nhà thầu và/ hoặc Nhà thầu phụ trình nộp
sau khi hoàn tất hợp đồng.
- Cung cấp các danh sách công tác chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác
nghiệm thu bàn giao.
- Báo cáo Trưởng đoàn tư vấn giám sát khi danh sách các công việc cần sửa chữa đã
được nghiệm thu tốt.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo như Thỏa thuận hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Công ty về những phần việc được giao.
d/ Các trợ lý và chuyên gia hỗ trợ
Dưới đây là phạm vi công việc tổng quát, trách nhiệm và bổn phận của các trợ lý,
chuyên gia hỗ trợ không nhất thiết chỉ giới hạn dưới đây;
16


- Thực hiện trách nhiệm của họ theo chỉ dẫn của các kỹ sư liên quan (thông thường
công việc chủ yếu của họ là trợ giúp các công tác của kỹ sư, … tùy theo kinh nghiệm của
họ về công trường)
- Thực hiện những nghĩa vụ khác được chỉ định bởi trưởng đoàn giám sát.

Theo sơ đồ bố trí nhân sự, các tổ đội như trên thì công tác giám sát hiện trường sẽ
được hỗ trợ từ hai nhóm:
- Nhóm hỗ trợ hiện tại trụ sở: Bao gồm Ban giám đốc và Phòng kế toán công ty.
+ Giám đốc: Phụ trách chung - Hỗ trợ các vấn đề về đối ngoại.
+ Kế toán trưởng và phòng kế toán: Hỗ trợ các vấn đề về tài chính cho gói
thầu, lương, thưởng, hậu cần cho bộ phận giám sát hiện trường.
- Nhóm hỗ trợ hiện tại hiện trường: Gồm một số nhân viên của phòng thí nghiệm và
phòng hành chính của công ty. Phòng thí nghiệm sẽ hỗ trợ các vấn đề như: Cung cấp trang
thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác giám sát, kiểm tra độc lập chất lượng vật liệu đầu
vào, chất lượng thành phẩm các cấu kiện, .... nếu Chủ đầu tư, Đoàn tư vấn yêu cầu. Phòng
hành chính sẽ hỗ trợ cung cấp văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng tư vấn, nhiên liệu xe
máy, ....
IV. Giải pháp và phương pháp luận chi tiết thực hiện công tác giám sát theo từng
công việc, giai đoạn thi công
1. Giám sát thi công kết cấu móng và thân công trình
1.1 Giám sát các công tác trắc địa
Trong công tác này, chuyên gia của đơn vị TVGS sẽ thực hiện các bước như sau:
- Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công đo đạc của các Nhà thầu với các yêu
cầu kỹ thuật, phạm vi sai số cho phép.
- Kiểm tra các bảng biểu ghi chép trắc địa của Nhà thầu và các báo cáo trắc địa cho
từng công việc phù hợp.
- Bố trí mạng lưới giám sát viên trắc địa sao cho phù hợp với tiến độ thi công trên
công trường.
- Trong quá trình giám sát thi công xây dựng, công tác trắc địa bao giờ cũng phải đi
trước một bước. Trung tâm của công tác giám sát trắc địa là xác định chính xác vị trí, tim,
cốt của các kết cấu tính từ móng trở lên cho tới đỉnh của công trình, vì vậy, công tác giám
sát trắc địa phải tập trung vào một số các nội dung chính sau đây:
- Kiểm tra định kỳ việc bảo đảm sự ổn định, chuẩn xác của lưới trắc địa toàn bộ công
trình trong tổng thể dây chuyền công nghệ.
- Bảo đảm độ chính xác về tim, cốt của tất cả các hạng mục công trình.

- Công tác trắc địa phải phối hợp chặt chẽ với các phần thi công khác để đảm bảo
việc định vị các công trình, các lỗ bu lông, các bu lông chôn sẵn, các bản mã, .... một cách
chính xác. Đồng thời phải kiểm tra nghiệm thu các đIều kiện đảm bảo sự chính xác của các
bộ phận đó.
- Kiểm tra công tác trắc địa hoàn công so với bản vẽ thi công ban đầu đã được duyệt.
- Theo dõi chặt chẽ việc thi công lắp dựng các công trình có cao độ lớn, đòi hỏi công
tác trắc địa có độ chính xác cao, như các silo, ống khói, tháp trao đổi nhiệt, các bệ máy lớn
17


như bệ lò nung, bệ các máy nghiền, ... và việc lắp dựng các kết cấu thép vào các vị trí yêu
cầu
1.2 Giám sát thi công công tác đất.
- Để đảm bảo chất lượng của công tác này theo quy định của thiết kế và tiêu chuẩn áp
dụng, các chuyên gia giám sát của đơn vị TVGS phải thực hiện các bước sau:
- Đọc kỹ các hồ sơ, bản vẽ thiết kế đã được duyệt, chú ý tới các hạng mục đặc thù
như:
- Các hạng mục có tầng hầm sâu.
- Các hạng mục cần xử lý nền:
- Bản vẽ cấu tạo chi tiết móng, tầng hầm- cao độ đáy móng, mặt nền.
- Các thuyết minh và các yêu cầu kỹ thuật quy định cho từng hạng mục- Biện pháp
chống thấm.
- Tài liệu báo cáo khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.
- Xem xét các điều khoản trong hợp đồng thi công của Nhà thầu.
- Biện pháp thi công do Nhà thầu đề xuất đã được duyệt.
- Số lượng, chất lượng các loại thiết bị trong hồ sơ thi công.
- Các tài liệu thầu - Nhiệm vụ chính.
- Xác định phạm vi hố móng công trình.
- Kiểm tra hệ thống cọc tim trục định vị công trình và Cọc mốc cao độ.
- Kiểm tra bản vẽ thuyết minh thiết kế thi công và các giải pháp kỹ thuật.

- Các yếu tố kiểm tra về vật liệu và thiết bị.
1.3. Giám sát thi công nền, móng trên nền thiên nhiên
- Đối với các công trình, hạng mục công trình được xây dựng trên nền móng thiên
nhiên, các công tác kiểm tra giám sát của các chuyên gia Tư vấn sẽ tập trung vào các vấn
đề sau:
- Định vị công trình tại hiện trường:
- Tim trục định vị công trình theo các tọa độ - cao trình mặt đất;
- Xác định tim trục, kích thước hố móng;
- Những cọc mốc phải dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công và phải
được bảo vệ;
- Kiểm tra công tác đào hố móng theo biện pháp thi công được duyệt;
- Quy định lối ra vào cho xe chở đất;
- Đất đào thừa phải đổ đúng nơi quy định, không để rơi vãi gây lầy lội khi mưa bão
trở ngại cho các đơn vị thi công khác;
- Kiểm tra biện pháp tiêu nước bề mặt và nước ngầm trong phạm vi trong và ngoài hố
móng. Phải có rãnh tiêu nước và bơm tiêu nước. Trong bất cứ trường hợp nào nhất thiết
không để đọng nước và làm ngập hố móng làm đất nền bị xấu đi;
- Có biện pháp chống sạt lở;
- Khi đáy hố đào là nền đá: Kiểm tra bề mặt đáy hố đào phải san phẳng không để mặt
đá mấp mô đào bỏ lớp đá phong hoá và làm sạch. Các khe nứt nẻ được xử lý theo quy định
của thiết kế;
18


- Phải xác nhận bằng đo đạc về:
+ Tình trạng đất đáy móng.
+ Độ sâu đáy móng.
+ Vị trí kích thước.
+ Các lớp lót, lớp chống thấm.
+ .......

1.4. Giám sát thi công nền, móng trên nền nền nhân tạo (nếu có)
a/ Giám sát quá trình đầm nén thí nghiệm.
- Kiểm tra quy trình thí nghiệm đầm nén của Nhà thầu, các yếu tố sau sẽ được các
chuyên gia của đơn vị TVGS chú ý trong khi kiểm tra và phê duyệt quy trình này:
- Vị trí khu vực thử nghiệm, ngày, tháng thí nghiệm.
- Cấp phối đá dùng để đắp đã được duyệt (Vật liệu thành phần, kích cỡ hạt.... thiết bị
trộn.)
- Các thiết bị dùng để đầm nén: máy lu, công nghệ lu, tốc độ lu, số lần lu, sơ đồ hành
trình, phạm vi chồng đè lên nhau của vết đầm
- Chiều dày lớp đầm.
- Độ ẩm tốt nhất.
- Sơ đồ đoạn đầm nén.
- Sau khi kiểm tra không có gì sai sót, kỹ sư Tư vấn ký văn bản chấp nhận cho Nhà
thầu thí nghiệm theo quy trình trên.
b/ Trong quá trình thí nghiệm hiện trường, các công tác sau sẽ được thực hiện một
cách hệ thống:
- Kiểm tra ghi chép lại: Thành phần cấp phối, bề dày lớp rải, trình tự lu, số lần lu, các
vệt đầm được chồng đè lên nhau.
- Xác định độ chặt tối thiểu, số điểm, khoảng cách theo quy định hướng dẫn của thiết
kế.
- Kiểm tra kết quả và thực hiện đánh giá kết quả đầm theo biện pháp thi công đã được
phê duyệt của Chủ đầu tư và các Quy định kỹ thuật
- Giám sát quá trình đào đất: các yếu tố cần phải chú ý tới là:
+ Phạm vi đào, độ dốc mái đất;
+ Biện pháp thu nước, thoát nước (chú ý khi có mưa);
+ Bề mặt lớp đào phải phẳng và sạch;
+ Công tác an toàn trong khi đào;
- Giám sát quá trình làm nền nhân tạo:
+ Thành phần, cỡ hạt, cấp phối của nền nhân tạo;
+ Quy trình đắp nền, bề dày, số lượt đầm, tốc độ di chuyển máy đầm...

+ Độ chặt đầm nén theo yêu cầu thiết kế: việc lấy mẫu kiểm tra với số lượng
xác định.
- Chất lượng lớp nền nhân tạo có ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định và độ lún của
công trình sau này. Các chuyên gia đơn vị TVGS sẽ đặc biệt chú ý về kỹ thuật thi công
giám sát kiểm tra để báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp các Nhà thầu thực hiện
19


1.5. Giám sát thi công các kết cấu bê tông cốt thép
a/ Giám sát công tác cốp pha, cột chống.
- Các yếu tố kiểm tra bao gồm: kiểm tra độ ổn định của ván khuôn, kích thước, hình
dạng, tim trục, cao độ, đầu nối đối với ván khuôn, độ kín khít...
- Đơn vị TVGS xác nhận vào các biên bản kiểm tra cho phép đổ bê tông. Lưu giữ các
biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng, chất lượng công việc sau này.
b/ Giám sát các công tác cốt thép.
- Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp đặt cốt thép căn cứ trên bản vẽ kỹ thuật, biện
pháp thi công của Nhà thầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng: số lượng, chủng loại cốt
thép, mối nối, uốn, neo, cố định, bề dầy lớp bảo vệ,....
- Kiểm tra các yếu tố liên quan tới các phần việc khác theo bản vẽ quy định: chừa lỗ,
đặt bu lông, bản mã, đặt ống chờ, các biện pháp liên kết cố định;
- Đơn vị TVGS sẽ xác nhận vào các biên bản kiểm tra để cho phép đổ bê tông. Lưu
giữ các biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng, chất lượng công việc sau này.
c/ Giám sát công tác đổ bê tông
- Kiểm tra máy móc thiết bị phục vụ cho công tác đổ bê tông và vận chuyển vật liệu,
cần cẩu, máy bơm bê tông, máy đầm...phải có máy dự phòng khi mất điện hoặc có sự cố
hỏng hóc...
- Kiểm tra các báo cáo thí nghiệm bê tông, thí nghiệm cốt liệu bê tông và phụ gia
- Giám sát công việc đổ bê tông: đảm bảo độ đồng nhất, chắc đặc, độ sụt;
- Giám sát công tác lấy mẫu thí nghiệm theo quy định kỹ thuật đã được ban hành;
- Giám sát công tác bảo dưỡng bê tông, tháo cốt pha theo đúng quy định của từng

hạng mục;
- Kiểm tra nghiệm thu lại bề mặt bê tông sau khi đổ, xác định sai số hình học trong
phạm vi cho phép của tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý nếu có sai sót xảy ra;
- Sử dụng một số thiết bị có sẵn của mình để kiểm tra lại cường độ bê tông và một vài
chỉ tiêu khác đối với công trình hoàn thiện;
- Các chuyên gia Tư vấn của đơn vị TVGS sẽ xác nhận vào các biên bản kiểm tra và
phiếu nghiệm thu cho công tác này. Lưu giữ các biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng,
chất lượng công việc sau này.
1.6 Giám sát gia công chế tạo và lắp dựng các kết cấu thép.
- Kiểm tra các tài liệu liên quan tới công tác này. (chi tiết ghi trong phần kiểm tra hồ
sơ thi công của Nhà thầu)
- Giám sát kỹ thuật bao gồm:
+ Kiểm tra vật liệu: các loại thép hình, thép bản, que hàn...
+ Kiểm tra các quy trình hàn kết cấu thép, chứng chỉ thợ hàn hợp lệ và các
quy trình thử nghiệm đối với các mối nối hàn, nối bu lông (thử nghiệm phá huỷ và không
phá huỷ);
+ Giám sát công tác chế tạo tại xưởng hoặc trên hiện trường, kiểm tra các
báo cáo chất lượng do Nhà thầu thực hiện: báo cáo kiểm tra kích thước và báo cáo kiểm
tra, căn cứ trên “quy trình thi công” kết cấu thép đối với từng hạng mục;
20


+ Giám sát quá trình lắp dựng nhằm đảm bảo độ ổn định và an toàn thi công.
Các mối nối, mối hàn phải được kiểm tra chặt chẽ đến từng chi tiết;
+ Kiểm tra công tác sơn lót, sơn phủ và làm sạch trước khi sơn đối với từng
kết cấu, xác nhận vào các báo cáo sơn bảo vệ. Công tác sơn phải được thực hiện tuân thủ
hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật đề ra để đảm bảo độ dầy các lớn sơn, độ bám dính của sơn.
+ Xác nhận các biên bản nghiệm thu chất lượng và khối lượng có liên quan.
1.7. Giám sát kỹ thuật công tác chống thấm các hầm cáp và công trình ngầm.
- Tất cả các Nhà thầu phải lập biện pháp thi công chống thấm (trong hồ s ơ thi công)

các phần ngầm và phải được kiểm tra phê duyệt. Lưu ý đến các biện pháp ứng phó sự cố
(mất điện, mưa bão...) để đảm bảo bê tông được đổ liên tục;
- Kiểm tra chất lượng lắp đặt thép cấu tạo, đặc biệt là các mạch ngầm, gioăng chống
thấm, các thép chống phình để tránh tình trạng nước thấm qua sau khi đổ bêtông;
- Kiểm tra các lớp áo chống thấm: kiểm tra vật liệu chống thấm do nhà cung cấp vật
tư đưa đến công trình, kiểm tra biện pháp thi công, đặc biệt lưu ý đến khe giãn nở;
- Kiểm tra kết quả thử cường độ và độ chống thấm của bêtông. Lập biên bản vật tư
đưa đến công trình, kiểm tra cách thi công, đặc biệt lưu ý đến khe giãn nở;
- Kiểm tra kết quả thử cường độ và độ chống thấm của bêtông. Lập biên bản nghiệm
thu từng lớp chống thấm. Thường xuyên kiểm tra xem bêtông có vị trí nào bị nứt rỗ không
để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Trong quá trình giám sát cũng cần đặc biệt chú ý:
- Các chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bêtông cốt thép: kiểm tra kích thước, quy cách, vị
trí đặt sẵn so với các thiết bị tương ứng, các liên kết để đảm bảo không xê dịch trong quá
trình đổ bêtông;
- Kiểm tra hệ thống máy bơm dự phòng tại các hố thu nước ngầm;
- Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước: Kiểm tra các biện pháp thoát nước ngầm và nước
mặt để đảm bảo hầm cáp luôn khô ráo;
- Công việc giám sát thiết bị sẽ được tiến hành thường xuyên tại hiện trường với sự
kiểm tra kỹ thuật và giám sát tiến độ của các chuyên gia Tư vấn của đơn vị TVGS nhằm
đảm bảo chất lượng lắp đặt đối với từng thiết bị, từng dây chuyền và từng Nhà thầu. Mục
tiêu: bảo đảm sự phù hợp của thiết kế và các sửa đổi bổ sung tại hiện trường của Nhà cung
cấp chính, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng.
1.8 Giám sát, kiểm định gia công chế tạo tại hiện trường
a/ Lưu đồ thực hiện

21


thi công

Sơ đồ tổ chứcNghiên
giámcứu
sátBản
giavẽcông
chế tạo tại hiện trường

22


Nhà thầu

Nhà thầu

Nhà thầu

công trường

Nhà thầu

GCCT

b/ Kiểm tra hồ sơ thiết kế của từng thiết bị gia công trong nước.
Kiểm tra tính đầy đủ của thiết kế gồm:
Xem
xét vẽ;
nghiên cứu
Không
- Sự đầy
đủphù
vàhợp

đồng bộ của hồ sơ,
bản
trình Chủ đầu tư phê
- Sự phù hợp của bản vẽ chi tiết với thiết
duyệtkế kỹ thuật đã được chủ đầu tư duyệt;
- Sự phù hợp của bản vẽ kỹ thuật với thực tế thi công trên công trường và các biện
pháp sửa đổi nếu thấy cần thiết.
Không phù hợp
c/ Kiểm tra các quy trình, chứngGiám
chỉ sát
thợtoàn bộ các
công việc GCCT trên
- Kiểm tra quy trình chế tạo, lắp đặt, kiểm
tra và thử nghiệm do nhà thầu chế tạo đệ
CT
trình. Các quy trình này phải phù hợp và đảm bảo yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn, quy phạm
áp dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác. Nếu các quy trình nàyBáo
chưa
phùđầu
hợp
hoặc có những
cáo Chủ
tư và
thông báo cho Nhà thầu để
điểm chưa rõ thì yêu cầu nhà thầu phải sửa đổi lại cho phù hợp.
đưa ra BP khắc phục
- Kiểm tra các chứng chỉ thợ, công nhân vận hành máy và nhân viên kiểm tra.
- Các chứng chỉ này phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, còn hiệu lựcKhông
và phải
do các tổ

phù hợp
chức có đầy đủ tính pháp lý cấp.
d/ Kiểm tra tổ chức đảm bảo chất lượng của nhà thầu Xem xét để phê duyệt
các BP khắc phục, GS
- Các nhà thầu chế tạo thiết bị phải đảm bảo chất lượng
sảntraphẩm
gia công, chế tạo
và kiểm
khắc phục
thiết bị của mình thông qua một hệ thống quản lý có năng lực kiểm soát chặt chẽ chất
lượng nội bộ. Nhà thầu tư vấn chịu trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cho chủ đầu tư về vấn
đề này.
- Kiểm tra thiết bị gia công,
vậttra,liệu
đầuthu
vào,
an toàn
Kiểm
Nghiệm
về chất
lượng

khối
lượng,
tiến
độ
GCCT
- Kiểm tra máy và các thiết bị áp dụng cho chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm (so sánh
với hồ sơ, chứng chỉ, chứng chỉ kiểm nghiệm);
- Kiểm tra máy và thiết bị dùngBáotrong

quákỳtrình
cáo định
cho gia công chế tạo bao gồm: máy gia
Chủcứu
đầu hoả...

công, thiết bị nâng hạ, vận chuyển, thiết bị
- Đối với thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra thử nghiệm phải được kiểm định và còn
Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ pháp lý,
hiệu lực.
tài liệu QLCL và nghiệm thu bàn
- Kiểm tra vật liệu: Dựa vào các thông
giaosố vật liệu mà nhà thiết kế đã chỉ định tiêu
chuẩn áp dụng, chứng chỉ vật liệu, hồ sơ chế tạo thiết bị, danh mục vật liệu và các yêu cầu
khác để kiểm tra trước khi đưa vào gia công chế tạo.
- Việc kiểm tra này được thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ Nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu xây dựng: tất cả các loại vật liệu đều phải có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có địa chỉ cung cấp tin cậy;
+ Chứng chỉ đảm bảo chất lượng của Nhà sản xuất hoặc cung cấp (chứng chỉ này có
thể là chứng chỉ đánh giá năng lực nhà sản xuất, cung cấp...);
+ Sự phân lô, gói vật liệu, ... theo ký hiệu (đối với các loại vật liệu như sắt thép, ...);
+ Các kết quả thí nghiệm vật liệu, đối với các chỉ tiêu cơ, lý, hoá và tính năng quan
trọng của vật liệu theo tiêu chuẩn sản xuất vật liệu quy định;
+ Chuyên gia Tư vấn có thể yêu cầu Nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại,
tuỳ theo mức độ quan trọng của hạng mục công trình hay khi có nghi vấn;
+ Việc lựa chọn mẫu trên nguyên tắc lựa chọn xác xuất và phân bổ theo các lô, gói
vật liệu;

23



+ Lập báo cáo Chủ đầu tư kết quả kiểm tra thí nghiệm, đây là cơ sở chính để đánh
giá chất lượng vật liệu trên công trường trước khi đưa vào sử dụng;
+ Kiểm tra an toàn: Kiểm tra nội quy, quy trình an toàn cho người, thiết bị đảm bảo
đúng theo quy định hiện hành của nhà nước trong suốt quá trình gia công, chế tạo, máy
móc gia công và hệ thống cứu hoả, trang bị bảo hộ lao động của nhân viên, công nhân.
e/ Giám sát quá trình chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định
Giám sát, kiểm tra quá trình chế tạo tại phân xưởng và tại hiện trường:
- Kiểm tra quá trình gia công, chế tạo phù hợp với quy trình đã được phê duyệt cùng
với tiêu chuẩn đã được áp dụng;
- Kiểm tra kích thước gia công chế tạo phù hợp với bản vẽ thi công và tiêu chuẩn cho
phép;
- Kiểm tra, nghiệm thu từng phần trong quá trình chế tạo và/hoặc trước khi xuất
xưởng đối tại nhà máy sản xuất của Nhà thầu, đối với với một số thiết bị hoặc bộ phận
quan trọng của thiết bị chính thuộc dây chuyền sản xuất của nhà máy alumin (đã được nêu
trong hợp đồng);
Giám sát chế tạo tại công trường:
- Kiểm tra quá trình gia công, chế tạo các chi tiết khác và lắp ráp hoàn thiện phù hợp
với quy trình đã được phê duyệt cùng với tiêu chuẩn đã được áp dụng;
- Kiểm tra các kích thước tương quan của các kết cấu, bộ phận;
- Kiểm tra dung sai, hình dáng hình học;
- Kiểm tra quá trình lắp đặt theo các bản vẽ và chỉ dẫn của nhà chế tạo;
- Kiểm tra việc bố trí các thiết bị để dễ thao tác, vận hành...
- Kiểm tra điều kiện an toàn thi công;
Giám sát hàn:
- Kiểm tra thợ hàn: Thợ hàn phải có chứng chỉ do tổ chức có đủ tư cách pháp nhân
cấp, phù hợp với tiêu chuẩn, quy trình hàn, vật liệu hàn và còn hiệu lực;
- Kiểm tra vật liệu hàn: Kiểm tra việc tiếp nhận, chất lượng và bảo quản;
- Kiểm tra quy trình hàn;
Giám sát quá trình hàn: kiểm tra thợ hàn, phương pháp hàn, quy trình hàn, vật liệu

hàn, điều kiện hàn và an toàn khi hàn.
- Nghiệm thu và báo cáo;
Nghiệm thu.
- Lập quy trình nghiệm thu và hướng dẫn các nhà thầu về trình tự và hồ sơ nghiệm
thu. hồ sơ hoàn công theo đúng quy định
- Xây dựng các biểu mẫu, biên bản nghiệm thu trình chủ đầu tư duyệt và áp dụng
trong quá trình thực hiện
- Tham gia cùng chủ đầu tư nghiệm thu từng phần và toàn bộ công việc do nhà thầu
chế tạo thực hiện
- Hàng tuần, căn cứ vào báo cáo của nhà thầu chế tạo, nhà thầu tư vấn kiểm tra, xác
nhận và tổng hợp gửi chủ đầu tư.

24


- Lập báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện tiến độ, khối lượng, chất lượng gửi
chủ đầu tư và đề xuất các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và các vấn
đề liên quan khác.
f/ Đối tượng của công tác kiểm định
- Các vật liệu sử dụng để thi công, gia công chế tạo.
- Các sản phẩm do các Nhà thầu thực hiện tại nhà máy
- Các sản phẩm do các Nhà thầu gia công chế tạo tại công trường.
g/ Nội dung của công tác kiểm định
Nội dung của công tác kiểm định chất lượng bao gồm nhưng không giới hạn bởi
những nội dung sau:
- Giám sát kiểm định chất lượng gia công kết cấu thép;
- Giám sát kiểm định chất lượng thép dùng để gia công (chủng loại vật liệu, kích
thước, chất lượng bảo quản...);
- Giám sát kiểm định kích thước hình học của kết cấu;
- Giám sát kiểm định chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm;

- Giám sát kiểm định chất lượng sơn, phủ;
- Các hạng mục liên quan đến lắp đặt thiết bị;
- Giám sát kiểm tra thứ tự như với các hạng mục thông thường;
- Giám sát kiểm tra bằng trắc đạc vị trí, cao trình, kích thước... các bộ phận sẽ lắp đặt
thiết bị;
- Giám sát kiểm tra yêu cầu chịu lực, chịu va đạp, chịu rung động ... của các bộ phận
sẽ lắp đặt thiết bị;
- Các hạng mục đặc biệt (bể chứa, băng tải, silô, ...);
- Giám sát kiểm tra những yêu cầu đặc trưng đối với mỗi loại công trình theo thiết kế
và tiêu chuẩn áp dụng;
Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra các chứng chỉ gốc của vật liệu do Nhà thầu chế tạo đệ trình, sử dụng cho
việc chế tạo trước khi công việc được tiến hành. Chứng chỉ gốc của vật liệu sử dụng cho
chế tạo và sản xuất sản phẩm là chứng chỉ do nhà sản xuất các vật liêu đó cung cấp. Chứng
chỉ phải có tất cả các tiêu chí cần thiết quy định cho từng loại vật liệu riêng biệt như thông
số nhận dạng, thông số cơ tính, thông số hoá tính, ... và các thông số này được xác nhận
bởi các phòng thí nghiệm có thẩm quyền theo quy định của tiêu chuẩn;
- Kiểm tra các vật liệu ống, thép tấm, kiểm tra các vật liệu đường ống, các chi tiết cấu
thành của hệ thống đường ống ... đối với các dữ liệu cần thiết như nhiệt độ làm việc, kích
thước, chiều dầy, cơ tính vật liệu, bảng phân tích thành phần hoá học ... xem xét các thông
số kỹ thuật đề ra và kiểm tra sự phù hợp của chúng;
- Kiểm tra chứng chỉ chất lượng của các vật liệu hàn như que hàn, dây hàn, thuốc hàn
..., xem xét các thông số kỹ thuật chỉ định và kiểm tra sự phù hợp;
- Giám sát kiểm tra không phá huỷ các thiết bị sản xuất trong nước.
Báo cáo công việc:
- Trong quá trình thực hiện công tác giám sát kiểm định, tư vấn giám sát sẽ thường
xuyên báo cáo cho Chủ đầu tư tình hình chất lượng của công tác gia công chế tạo thiết bị.
25



×