Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thảo luận tố tụng dân sự chương 6: CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.22 KB, 5 trang )

THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 6: CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG
__________________________
I. NHẬN ĐỊNH:
1. Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải chuyển giao cho người
được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan.
Nhận định này là sai.
Không phải trong mọi trường hợp người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
đều phải chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 179, BLTTDS 2015 về Thủ tục niêm yết công khai, trong
trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng trực tiếp cho người được
cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan theo Điều 177 và Điều 178 thì người thực hiện
việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quyền niêm yết công khai văn tố tụng mà không
phải thực hiện việc chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên
quan.
2. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày người được tống đạt đã nhận được văn bản tố
tụng.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp thời điểm để tính thời hạn tố tụng đều là ngày người được tống đạt đã
nhận được văn bản tố tụng.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 175, BLTTDS 2015 về Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn
bản tố tụng, trong trường hợp tống đạt văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính thì thời điểm để tính
thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng do tổ chức dịch vụ bưu chính
chuyển đến chứ không phải là ngày người tống đạt nhận được văn bản tố tụng. Thời điểm để tính
thời hạn tố tụng là ngày người được tống đạt đã nhận được văn bản tố tụng trong trường hợp tống đạt
văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được tống đạt văn bản tố tụng theo Khoản 1,
Điều 175, BLTTDS 2015.
3. Khi bị đơn đã ủy quyền hợp lệ cho người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án vẫn tống đạt
văn bản tố tụng cho bị đơn.

1




Nhận định này là sai.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 86, BLTTDS 2015 về Quyền, nghĩa vụ của người đại diện,
trường hợp bị đơn đã ủy quyền cho người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng thì Tòa án chỉ
tống đạt cho người đại diện của bị đơn mà không phải tống đạt cho bị đơn. Việc tống đạt cho người
đại diện của bị đơn được thực hiện theo quy định tại Chương X của Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015. Tòa án chỉ tống đạt cho bị đơn khi việc ủy quyền tham gia tố tụng giữa bị đơn và người đại
diện của họ chấm dứt hoặc việc tống đạt liên quan đến những nội dung không thuộc phạm vi ủy
quyền.
4. Người được tống đạt văn bản tố tụng có nghĩa vụ phải nhận văn bản tố tụng.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp người được tống đạt văn bản tố tụng đều có nghĩa vụ phải nhận văn
bản tố tụng.
Căn cứ vào quy định Khoản 4, Điều 177, BLTTDS 2015 về Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực
tiếp cho cá nhân, Luật vẫn cho phép người được tống đạt văn bản tố có thể từ chối nhận văn bản tố
tụng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, họ phải thông báo và phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do
của việc từ chối, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn về việc
người đó từ chối nhận văn bản tố tụng.
5. Khi người được tống đạt văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản được tống đạt sẽ được niêm
yết công khai.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp người được tống đạt văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản được tống
đạt sẽ được niêm yết công khai.
Căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 177, BLTTDS 2015 về Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực
tiếp cho cá nhân, trường hợp người được tống đạt văn bản tố tụng vắng mặt, nhưng có thông báo
vắng mặt thì người thực hiện việc cấp tống đạt phải lập biên bản và giao cho người thân thich có đủ
năng lực hành vi dân sự, cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, … để thực
hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được
tống đạt. Tức là, trong trường hợp này tuy người được tống đạt văn bản tố tụng vắng mặt nhưng văn

bản không được niêm yết, công khai.

2


6. Bản chính văn bản tố tụng phải được niêm yết công khai tại nơi cư trú của cá nhân được
tống đạt.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp bản chính văn bản tố tụng đều phải được niêm yết công khai tại nơi cư
trú của cá nhân được tống đạt.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 179, BLTTDS 2015 về Thủ tục niêm yết công khai, việc niêm
yết công khai văn bản tố tụng chỉ được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông
báo trực tiếp văn bản tố tụng cho cá nhân (Điều 177) và cho cơ quan, tổ chức (Điều 178). Do vậy,
trong trường hợp đã cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng cho cá nhân hoặc cho cơ quan,
tổ chức thì không cần thực hiện việc niêm yết công khai.
7. Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày không thể cấp, tống đạt,
thông báo trực tiếp văn bản tố tụng.
Nhận định này là sai.
Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày nhưng không phải là kể từ ngày không thể
cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng.
Căn cứ vào quy định Khoản 3, Điều 179, BLTTDS 2015 về Thủ tục niêm yết công khai, thời hạn
niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, nhưng là kể từ ngày niêm yết chứ không phải là kể từ
ngày không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng.
8. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ do Tòa án trực tiếp thực hiện.
Nhận định này là sai.
Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng không chỉ do Tòa án trực tiếp thực hiện.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 179, BLTTDS 2015 về Thủ tục niêm yết công khai, cơ quan có
thẩm quyền thực hiện niêm yết công khai văn bản tố tụng gồm có Toà án, người có chức năng tống
đạt được Toà án uỷ quyền và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có
trụ sở. Do vậy, ngoài Toà án thì người có chức năng tống đạt được Toà án uỷ quyền và Uỷ ban nhân

dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở cũng có thẩm quyền thực hiện việc
niêm yết công khai văn bản tố tụng.

3


9. Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chỉ thuộc về Tòa án nhân dân.
Nhận định này là sai.
Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không chỉ thuộc về Tòa án nhân dân.
Căn cứ quy định tại Điều 170, BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng, cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng gồm Tòa án, Viện kiểm sát, cơ
quan thi hành án. Do vậy, ngoài Toà án thì Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án cũng là cơ quan có có
nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
10. Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng.
Nhận định này là đúng.
Không phải mọi trường hợp Văn phòng Thừa phát lại đều được thực hiện việc tống đạt văn bản tố
tụng.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 61/2009/NĐ-CP về Công việc Thừa phát lại được
làm:
“1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự”.
Và quy định tại Khoản 5, Điều 172, BLTTDS 2015 về Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông
báo văn bản tố tụng, ta thấy người có chức năng tống đạt là người được thực hiện việc tống đạt văn
bản tố tụng. Người có chức năng tống đạt này có thể là Thừa phát lại khi thực hiện việc tống đạt theo
yêu cầu của Toà án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự. Do vậy, trong trường hợp được Toà án hoặ cơ
quan thi hành án dân sự yêu cầu thì văn phòng Thừa phát lại có thể thực hiện việc tống đạt văn bản
tố tụng.
II. BÀI TẬP:
A cư trú tại quận X thành phố H cho B cư trú quận Y thành phố H vay 1 tỷ đồng, có làm văn
bản. Tháng 3/2017, A kiện B tại Tòa án quận Y để đòi số tiền trên. Sau khi nhận đơn, Tòa án
quận Y xác định B cư trú tại địa chỉ do A cung cấp là đúng nhưng B cố tình thường xuyên thay

đổi nơi cư trú nên thư ký Tòa án quận Y thành phố H không thể tống đạt trực tiếp giấy triệu
tập B đến phiên tòa. Nhận xét gì về hành vi tố tụng của Tòa án quận Y khi:
a. Tòa án quận Y ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
Việc Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án là chưa hợp lý.

4


Trong trường hợp này A đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của B, nhưng do B thường xuyên
thay đổi nơi cư trú và không có thông báo địa chỉ mới cho cơ quan có thẩm quyền nên thư ký Tòa án
quận Y thành phố H không thể tống đạt trực tiếp giấy triệu tập B đến phiên tòa.
Do đó theo quy định tại Khoản 1, Điều 217 BLTTDS thì trường hợp trên không thuộc các trường
hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Như vậy Việc Tòa án đỉnh chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lí do
này là chưa hợp lý.
b. Tòa án quận Y đã thực hiện việc niêm yết công khai giấy triệu tập B và tiếp tục giải quyết vụ
án.
Tòa án quận Y thực hiện việc niêm yết công khai giấy triệu tập B và tiếp tục giải quyết vụ án là
hợp lý.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 177, BLTTDS 2015 về Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp
cho cá nhân, trong trường trên B là người cần được tống đạt nhưng đã cố tình vắng mặt tại nơi cư trú
và không rõ địa chỉ nơi cư trú mới nên theo quy định trên Tòa án Y phải lập biên bản về việc không
thực hiện được việc tống đạt có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc công an xã mà thực hiện thủ
tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt. Do vậy quyết định của Tòa án là hợp lý.

5



×