Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.36 KB, 15 trang )

A. Mở bài
“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” theo khoản 1, Điều
3 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Như vậy hôn nhân theo Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên
nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm
chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận
và bền vững. Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Đó là hôn nhân một một chồng – đây được xem là nguyên tắc cơ bản của pháp luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam. Đặc điểm này nói lên sự khác nhau cơ bản giữa
hôn nhân xã hội chủ nghĩa và hôn nhân phong kiến. Thế nhưng, hiện nay nguyên
tắc hôn nhân một vợ, một chồng đang bị vi phạm, thậm chí còn diễn ra phổ biến;
cùng đi sâu nghiên cứu để hiểu hơn về nguyên tắc này và cách thức xử lý vi phạm
khi có hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.

B.Thân bài
I. Một số khái niệm chung
1. Kết hôn
Theo khoản 5, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc
nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Như vậy, sự kiện kết hôn là cơ sở pháp lý ghi
nhận rằng hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
2. Gia đình
Theo khoản 2, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định
của Luật này.”
3. Kết hôn trái pháp luật
1


Là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng


một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của
Luật hôn nhân và gia đình 2014 (Khoản 6, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình
2014).
4. Chung sống như vợ chồng
Là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng (khoản 7, Điều
3 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
II. Khái quát chung về nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng
1. Khái quát chung về gia đình một vợ, một chồng.
Gia đình một vợ, một chồng nảy sinh từ gia đình đối ngẫu: gia đình ấy dựa
trên quyền thống trị của người chồng, nhằm mục đích là làm cho con cái sinh ra
phải có cha đẻ rõ ràng không còn ai tranh cãi được và dòng dõi đó là cần thiết, vì
những đứa con đó sau này sẽ có quyền thừa hưởng tài sản của cha với tư cách là
người kế thừa trực tiếp. Gia đình một vợ, một chồng là một đơn vị kinh tế độc lập,
tồn tại vững chắc, khác với gia đình đối nẫu là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn
nhiều và người chồng có quyền hành hơn nhiều so với người vợ, thường chỉ có
người chồng mới có quyền cắt đứt mối quan hệ đó, chế độ một vợ một chồng
không hề cản trở sự công khai hay bí mật có nhiều vợ của người đàn ông, có nghĩa
là chỉ một vợ một chồng về phía người vợ mà không phải về phía người chồng.
Với bản chất như vậy cho nên đã làm cho chế độ một vợ một chồng hoàn toàn mâu
thuẫn và giả tạo.
Chế độ một vợ, một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên
những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế, tức là trên thắng lợi
của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát. Sự thống trị
của người chồng trong gia đình, sự sinh đẻ con cái và những đứa con này chỉ có
thể là con của người chồng và được quyền thừa hường tài sản của người ấy – đấy
là mục đích đặc biệt của chế độ một vợ một chồng.
2


2. Bản chất của nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khi mà chế độ mẫu quyền thay thế chế độ phụ
quyền, người mẹ không còn vai trò như trước thì một vợ một chồng chỉ đặt ra với
người vợ chứ không đặt ra với người chồng. Đến với xã hội phong kiến, vị trí gia
trưởng của người chồng ngày càng được củng cố một cách vững chắc hơn. Điều
này thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân trong thời
kỳ phong kiến và gây nhiều đau khổ cho phụ nữ. Đến với nhà nước tư bản, lần đầu
tiên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã được thừa nhận trong các văn bản
pháp luật. Tuy nhiên ngay trong xã hội tư bản, hôn nhân một vợ một chồng tồn tại
cũng chưa thực sự đúng với bản chất của nó.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân là sự liên kết tự nguyện, bình đẳng,
sự liên kết bền vững trên cơ sở tình yêu thương, quý trọng lẫn nhau. Sự liên kết đó
không phụ thuộc vào tính toán vật chất. Hôn nhân không phải là hợp đồng mà là
một sự liên kết đặc biệt giữa người đàn ông và một người đàn bà bởi mục đích xây
dựng mối quan hệ vợ chồng bền vững, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vật
chất của đôi bên, sinh đẻ và giáo dục con cái. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa một vợ
một chồng được tồn tại như bản chất vốn có của nó. Trong gia đình, quyền bình
đằng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng được tôn trọng.
3. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc hiến định và là
nguyên tắc cơ bản được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc cơ
bản của luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tường chỉ đạo quán triệt
toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, thể hiện quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân gia đình
nhằm mục đích xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững. Ở nước ta,
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra là phải xóa bỏ
tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến
3


để lại, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản, đồng

thời xây dựng những quan hệ mới xã hội chủ nghĩa. Trong cương lĩnh xây dựng đất
nước thời ký quá độ lên xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế
bào của xã hội…các chính sách của Nhà nước phải chú ý xây dựng gia đình no ấm,
hoà thuận, tiến bộ…”.
Về bản chất, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có nghĩa trong thời kỳ
hôn nhân chỉ tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp và là quan hệ hôn nhân duy
nhất. Theo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng thì chỉ những người chưa có
vợ, chưa có chồng hoặc tuy đã kết hôn nhưng hôn nhân đó đã chấm dứt (vợ hoặc
chồng họ đã chết hoặc vợ chồng đã ly hôn) thì mới có quyền kết hôn với người
khác. Việc kết hôn của họ phải với những người đang không có vợ hoặc đang
không có chồng, đó là những người thuộc trường hợp nêu tại Mục 1 điểm c.1 Nghị
quyết 02/2000/NQ – HĐTP . Bản chất của hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu
nam nữ là hôn nhân một vợ một chồng. Mặt khác, chế độ một vợ một chồng đảm
bảo tình yêu giữa họ thực sự bền vững, duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Hôn
nhân một vợ một chồng là điều quan trọng làm cho cuộc sống chung vợ chồng lâu
dài, bền vững và thực sự hạnh phúc.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng không chỉ là một điều kiện kết hôn
cần được tuân thủ, mà còn nhằm điều chỉnh cả hành vi chung sống như vợ
chồng.Theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, trường hợp người đang có vợ,
có chồng mà chung sống với người khác hoặc ngược lại người đang không có vợ,
có chồng mà chung sống với người đang có vợ, đang có chồng là chung sống trái
pháp luật. Như vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mang tính bắt buộc
đối với cả hai chiều chủ thể tham gia quan hệ. Nguyên tắc này không chỉ đặt ra đối
với người đang có vợ, có chồng mà còn là yêu cầu đối với cả người chưa có vợ,
chưa có chồng cũng phải tuân thủ. Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng được thực hiện một cách nghiêm túc trong thực tế.
4


III. Quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ một

chồng ở Việt Nam qua các thời kỳ.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp về hôn nhân và gia đình Việt Nam,
những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình được quy định tập trung
trong một chương (chương nguyên tắc chung) của một văn bản pháp luật nguyên
tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình ở gia đoạn trước đã được kế thừa và
phát triển một bước. Nhằm thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới, Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959 đã quy định những nguyên tắc mới: nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng và nguyên tắc hôn nhân tiến bộ. Cụ thể nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng được quy định ngay tại Điều 1, Luật hôn nhân và gia đình
1959: “Nhà nước đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do tiến bộ,
một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và còn
cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó
mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ”. Nguyên tắc này còn
được thể hiện trong điều kiện kết hôn: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn
với người khác” (Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 1959). Việc xử lý các trường
hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định tại Thông tư
112/NCPL ngày 19/8/1972 TANDTC hướng dẫn xử lý việc kết hôn vi phạm thủ
tục đăng ký kết hôn. Sang đến Luật hôn nhân và gia đình 1986 nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng được quy định trong Chương I trong Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 đã được kế thừa phát triển nguyên tắc này của Luật hôn nhân và gia
đình 1959. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 kế thừa và phát triển nhwuxng
nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình 1986. Đó là quá trình hoàn thiện những
nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, trong đó có nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng, với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo, từ chưa đầy đủ, chưa chuẩn
xác đến sự đầy đủ và khoa học hơn, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của
ngành luật hôn nhân và gia đình trong những giai đoạn mới của đất nước. Luật hôn
5


nhân và gia đình 2014 không có sự khác biệt quá nhiều so với Luật hôn nhân và

gia đình của những thời ký trước. Luật hôn nhân và gia đình 2014 kế thừa và phát
triển nguyên tắc một vợ một chồng. Quy định tại Điều 2: “Hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”
IV. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc một vợ một chồng ở Việt Nam và xử lý các
trường hợp vi phạm nguyên tắc đó.
1.Thực tiễn áp dụng nguyên tắc một vợ một chồng ở Việt Nam
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng đã trở thành một nguyên tắc
của cuộc sống được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện đang dần bị xóa bỏ
những tư tưởng đa thê còn rơi rớt lại. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được
thực hiện làm rõ bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được làm cơ sở duy trì
hạnh phúc gia đình, duy trì sự bền vững của chính quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên,
hiện nay nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn bị vi phạm khá nghiêm
trọng . Việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng: làm tan vỡ hạnh phục của nhiều gia đình, con cái bị bỏ mặc, thiếu sự
chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, có trường hợp con bị khủng hoảng về tâm lý sinh
ra những thói hư tật xấu, kinh tế gia đình sa sút nghiêm trọng…nhưng đáng tiếc
không phải trường hợp nào cũng được giải quyết xử lý.
Việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong điều kiện hiện
nay là rất khó khăn do việc thừa nhận quan hệ chung sống như vợ chồng của nam
nữ có gia trị pháp lý như quan hệ vợ chồng. Theo luật hôn nhân và gia đình năm
2000 “hôn nhân thực tế” không được thừa nhận nữa, chúng ta vẫn phải chấp nhận
sự tồn tại của những quan hệ chung sống như vợ chồng đã xảy ra từ trước ngày
01/01/2001. Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10, những trường hợp nam nữ chung
sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà có
đủ điều kiện kết hơn trong thời hạn hai năm, nếu trước thời điểm này mà họ chưa
đăng ký kết hôn thì họ vẫn được coi là vợ chồng của nhau. Vậy nguyên tắc hôn
6


nhân một vợ một chồng cũng được điều chỉnh cả đối với trường hợp này. Nhưng

hiện nay chúng ta chưa có được một cơ chế kiểm soát những đối tượng này. Cho
nên nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiến hành đăng ký kết hôn cho những người
đang có vợ, có chồng (dó không thể biết được là họ đang có vợ, vó chồng vì việc
chung sống như vợ chồng của họ không được ghi vào sổ hộ tịch). Vậy nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng bị vi phạm do ngay chính cơ chế mà chúng ta tạo ra.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có những biện pháp phòng ngừa.
Ở nước ta, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một nguyên tắc hiến
định và dần trở thành nguyên tắc của cuộc sống gia đình, là nền tảng để xây dựng
một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng ngoại
tình, nam nữ chung dống như vợ chồng diễn ra ngày càng phổ biến hơn, tập trung
nhiều ở các thành phố lớn. Kéo theo đó là việc giải quyết các vi phạm nguyên tắc
một vợ một chồng gặp khá nhiều khó khăn.
- Thứ nhất, các trường hợp vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng xảy ra rất nhiều
hay nói các khác trường hợp ngoại tình, nam nữ đã có vợ hoặc chồng sống chung
với người đã có vợ, có chồng hoặc người chưa có vợ, có chồng diễn ra rất nhiều
trong xã hội hiện nay nhưng các trường hợp được đem ra xử lý vi phạm là rất ít,
phần lớn các bên đều chủ động thỏa thuận với nhau là có nên tiếp tục các mối quan
hệ bất hợp pháp kia không và các bên có thể vẫn tiếp tục chung sống với nhau.
- Thứ hai, khi người có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp
luật hoặc không công nhận quan hệ vợ chồng đối với một quan hệ nam nữ. Khi đó
tòa án sẽ không ra quyết định ngay mà phải tiến hành điều tra xem quan hệ nam nữ
đó có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng không. Thông
thường, một cặp nam nữ có quan hệ chung sống như vợ chồng trái với quy định
của pháp luật họ thường có tư tưởng che đậy, không muốn cho người khác biết. Do
đó, việc điều tra của tòa án về quan hệ nam nữ đó có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng hay không là rất khó. Hơn nữa, tâm lý của bên bị vi
7


phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng e ngại khi công khai mối quan

hệ của chồng hoặc vợ mình với một người đàn ông hay người đàn bà khác cho mọi
người xung quanh biết. Bởi họ cho rằng việc làm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
gia đình cũng như danh dự của chính gia đình của họ, làm cho con cái họ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới tâm tư tình cảm, họ sợ dư luận xã hội, sợ những hậu quả
khó lường của việc công khai quan hệ bất hợp pháp của chồng hoặc vợ mình.
Chính những nguyên nhân này làm cho việc điều tra, xử lý vi phạm nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng gặp rất nhiều khó khăn và đạt hiệu quả thấp.
- Thứ ba, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì lối sống thoáng
buông thả của một số bộ phận nam nữ cũng trở nên ngày một phổ biến. Hay chính
tư tưởng góp gạo thổi cơm chung, giảm chi phí sinh hoạt mà nhiều đôi bạn trẻ chấp
nhận sống thử với nhau, nói là sống thử nhưng thực chất là sống thực và việc làm
này gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau bởi nó tác động trực tiếp tới hạnh
phúc của từng cá nhân. Tình trạng chung sống như vợ chồng diễn ra chủ yếu và tập
trung ở các thành phố lớn do cách nhìn nhận cuộc sống còn sai lệch, phần lớn chỉ
nhìn vào lợi ích trước mắt mà quên đi tương lai sau này ra sao. Đặc biệt hiện nay
còn tồn tại một số trường hợp nữ sinh viên cặp bồ với các đại gia đã có gia đình để
chi trả các chi phí sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này diễn ra ngày một nhiều trong
giới sinh viên. Trong trường hợp này, hai bên đến với nhau vì lợi ích của mỗi bên
mong muốn đạt được, hơn nữa việc làm này cũng vi phạm tới nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng; tuy nhiên số lượng các trường hợp yêu cầu tòa án giải quyết là
rất ít. Bởi phần lớn nếu vợ hoặc chồng của bên vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng biết về hành vi vi phạm của chồng mình thì đều tự thỏa thuận hay tự
xử lý, thâm chí còn có các biện pháp xử lý vô cùng tiêu cực. Còn các trường hợp
khác thì phần lớn là không ai biết đến, do việc ngoại tình thường diễn ra trong sự
bí mật chỉ có hai người biết. Từ những khó khăn trên làm cho quá trình xử lý vi
phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng không đạt hiệu quả cao.
8


- Thứ tư, một thực tế cho thấy hiện nay có quan hệ hôn nhân hợp pháp vẫn ngang

nhiên có quan hệ ngoài hôn nhân, tức người đã có vợ hoặc có chồng rồi nhưng vẫn
có quan hệ chung sống với người khác. Việc làm này của họ làm cho bên không vi
phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cảm thấy căng thẳng, cuộc sống hôn
nhân trở nên bế tắc không lối thoát, gia đình không còn là cái nôi hạnh phúc cho họ
nữa. Mặt khác chính hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng của
vợ hoặc chồng mình làm cho bên không vi phạm cảm thấy mất niềm tin vào vợ
hoặc chồng mình, do đó họ cảm thấy cần được giải thoát khỏi quan hệ hôn nhân
hiện tại. Vì vậy mà phần lớn họ đều gửi đơn lên tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn
cho họ, việc làm này vô tình tạo điều kiện cho bên vi phạm được tiếp tục hành vi vi
phạm hay nói cách khác hợp lý hóa hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân của họ.
Trong trường hợp này việc phát hiện cũng như xử lý vi phạm nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng trở nên vô nghĩa.
2. Xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
a. Người đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng
Người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khác – đây là một
trong các hành vi cấm được quy định tại khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân và gia
đình 2014. Việc người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khác, việc
làm này được coi là kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng và phải được xử hủy. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra
quyết định hủy kết hôn trái pháp luật trên cơ sở người có quyền yêu cầu theo quy
định của pháp luật.
Về nguyên tắc, tòa án hủy kết hôn trái pháp luật với các trưởng hợp quy định
tại khoản 1, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Khi tòa án ra quyết định
tuyên bố hủy kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người khác thì quan hệ
giữa hai bên sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi là quan hệ vợ chồng kể
9


từ thời điểm kết hơn cho đến khi có yêu cầu tòa án hủy theo khoản 1, Điều 12

Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đối với hôn nhân hợp pháp thì khi cảm thấy đời
sống hôn nhân không thể duy trì được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án cho ly hôn
theo thủ tục chung. Về nguyên tắc, các trường hợp kết hôn vi phạm khoản 1, Điều
10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tòa án giải quyết theo hướng hủy kết hôn
trái pháp luật. Tuy nhiên khi một người đang có vợ, có chồng nhưng tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì lần
kết hôn sau là kết hôn trái pháp luật, thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều
5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng. Các giai đoạn về sau có thể tuân theo chế định kết hôn – ly hôn theo luật
định. Trường hợp cán bộ, bộ đội ở miền Nam đã có vợ, có chồng ở miền Nam tập
kết ra Bắc lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc. Theo Thông tư 60/DS – TAND
trường hợp này là ngoại lệ. Sở dĩ quy định như vậy là do thời ký chiến tranh khốc
liệt, đất nước bị chia cắt làm đôi nên nhu cầu tình cảm con người trong việc xác lập
hôn nhân mới là chính đáng, pháp luật vẫn thừa nhận cả hai quan hệ hôn nhân mà
không nhất thiết phải xử hủy hôn nhân sau, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng
của các bên trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.
Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Theo
khoản 7, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình: “ Chung sống như vợ chồng là việc
nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng” như vậy chung sống
như vợ chồng là việc nam nữ tổ chức cuộc sống chung, là việc nam nữ coi nhau
như vợ chồng, chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng chăm lo cho đời
sống chung, có thể là bao gồm ăn chung, ngủ chung, sinh hoạt chung như vợ
chồng. Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác
được xem là hành vi trái pháp luật và vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng. Trường hợp người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với
người khác khác với trường hợp người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người
10


khác do đó khi giải quyết trường hợp người đang có vợ, có chồng mà chung sống

như vợ chồng với người khác thì toà án sẽ không thể xử hủy quan hệ chung sống
trái pháp luật vì họ chỉ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn,
nên quan hệ của họ không phải là kết hôn trái pháp luật. Tòa án có thể ra quyết
định không công nhận quan hệ giữa người đnag có vợ, có chồng với người thứ ba
là quan hệ vợ chồng và yêu cầu hai bên chấm dứt hành vi chung sống như vợ
chồng.
b. Nam nữ sống chung như vợ chồng được coi là quan hệ vợ chồng nhưng vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 ngày
luật năm 1986 có hiệu lực, mà chưa đăng ký kết hôn và hiện vẫn đang sống chung
với nhau như vợ chồng. Trong trường hợp này, việc đăng ký kết hôn được nhà
nước khuyến khích, không bắt buộc và không bị hạn chế về mặt thời gian. Tức là
trong trường hợp này, nhà nước thừa nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp,
do đó việc kết hôn sau của một trong hai bên là trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng. Trường hợp này tòa án sẽ giải quyết như trường hợp
người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác. Còn nếu một trong hai bên
chung sống như vợ chồng với bên thứ ba thì tòa án cũng sẽ giải quyết như trường
hợp người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Còn trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng
chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng. Khác với trường
hợp đương nhiên xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì nam nữ
chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày
01/01/2001 mà chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng
mà muốn được coi là là vợ chồng hợp pháp phải có đủ các điều kiện kết hôn và
phải đăng ký kết hôn trong một thời gian luật định. Do đó trong quan hệ đầu tiên,
11


giữa nam và nữ chỉ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hơn nhưng nó

đã thỏa mãn các yếu tố của một cuộc hôn nhân, được pháp luật công nhận và bảo
hộn như các quan hệ vợ chồng pháp luật khác. Do đó, khi một người đang chung
sống như vợ chồng được nhà nước thừa nhận có quan hệ vợ chồng, mà kết hôn với
người khác thì lần kết hôn đó là vi phạm điều kiệm kết hôn, vi phạm nguyên tắc
một vợ một chồng và bị coi là kết hôn trái pháp luật. Lần kết hôn sau của người
đang chung sống như vợ chồng được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng sẽ bị tòa án
tuyên bố hủy. Quan hệ chung sống như vợ chồng trước đương nhiên vẫn được
pháp luật bảo vệ, đối với trường hợp người đnag chung sống như vợ chồng được
coi là có quan hệ vợ chồng, mà lại chung sống như vợ chồng với người khác thì tòa
án sẽ ra quyết định không công nhận lần chung sống như vợ chồng sau có quan hệ
vợ chồng và yêu cầu các bên chấm dứt hành vi chung sống.
V. Những bất cấp trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng và phương hướng hoàn thiện.
1. Những bất cập trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng
* Về lý luận,
- Thứ nhất theo nghị quyết 35/2000/QH10, trường hợp nam nữ chung sống với
nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì được nhà nước công nhận là có quan
hệ vợ chồng, không phụ thuộc vào việc có đăng ký hay không. Nghị quyết quy
định như vậy là chỉ chú trọng vào thời gian cặp nam nữ chung sống như vợ chồng
mà chưa đề cập tới vần đề nếu đôi nam nữ này có cùng dòng màu trực hệ, có họ
trong phạm vi ba đời hoặc từng có quan hệ thích thuộc về trực hệ. Việc cấm kết
hôn trong các trường hợp này đảm bảo lợi ích gia đình, làm lành mạnh các mối
quan hệ trong gia đình; phòng ngừa các hành vi vi phạm tội hình sự có thể xảy ra;
giữ gìn được các trật tự kỷ cương, tiến bộ của xã hội và phù hợp với đạo đức, thuần
12


phong mỹ tục của dân tộc. Do đó, nếu nghị quyết quy định chung chung như vẫn
dễ dẫn đến các trường hợp như đã nêu trên xảy ra.

- Thứ hai, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ – HĐTP mục 2 điểm d3,
trường hợp một người đang có vợ, có chồng nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống
hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được mà đã kết hôn với
người khác. Khi tòa án tiến hành xét xử kết hôn trái pháp luật mà họ đã ly hôn với
vợ hoặc chồng của lần trước kết hôn thì tòa án không hủy kết hôn sau, là hôn nhân
hợp pháp. Trển thực tế việc hiểu thế nào là “đời sống vợ chồng trầm trọng, hôn
nhân không thể kéo dài” là việc xác định khoảng thời gian vợ chồng mâu thuẫn là
rất khó khăn và tế nhị. Vì thế mà pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn vấn đề này
để áp dụng các quy định để giải quyết vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng cho thống nhất.
* Về thực tiễn:
- Thứ nhất, liên quan đến việc xác định tình trạng hôn nhân của Ủy ban Nhân dân
cấp cơ sở còn nhiều sai sót, lơ mơ, xác nhận không chính xác đã kéo theo hệ lụy
phát sinh các trường hợp kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng. Qua kiểm tra cho thấy, có nhiều hồ sơ một trong các bên nam nữ khi
đăng ký kết hôn không tiến hành xác nhận tình trạng hôn nhân theo luật định, hoặc
có xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng đã quá 6 tháng. Trường hợp Ủy ban Nhân
dân cấp xã mà xác nhận tình trạng hôn nhân cho đương sự thì việc xác nhận đó
cũng không đầu đủ, thậm chí là xác nhận không chính xác. Thứ hai là việc xác định
các bên đăng ký kết hôn có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ
thể là họ có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời hay đã từng có quan hệ thích
thuộc trực hệ hay không còn gặp nhiều khó khăn, khó xác định nếu như chỉ căn cứ
vào các giấy tờ tùy thân của các bên đăng ký.
- Thứ ba, việc luật không quy định rõ cụ thể như nào là chung sống như vợ chồng
do đó mà dẫn tới một hiện tượng là mỗi tòa án lại có cách hiểu và công nhận ở các
13


mức độ khác nhau, do đó mà cách thức giải quyết của tòa án về nội dung của các
vụ việc là khác nhau.

- Thứ tư, tính khả thi của các hình thức xử lý vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng trong hôn nhân và gia đình thực tế là chưa cao.
2. Phương hướng hoàn thiện.
Cần tăng cường hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc giải quyết các
trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, để giải quyết các
trường hợp vi phạm thực sự mang lại hiệu quả cao.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xác nhận tình trạng nhân thân của các
cá nhân trên địa bàn Ủy ban Nhân dân xã quản lý, cán bộ hộ tịch cần tăng cường
tuyên truyền, giải thích rõ cho hai bên nam, nữ hiểu trước khi đăng ký kết hơn rằng
họ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
Nhà nước cần nghiên cứu và áp dụng chế tài xử lý các trường hợp vi pham
nguyên tắc chặt chẽ và kiên quyết hơn. Có như vậy, việc giải quyết các trường hợp
vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mới thực sự thỏa đáng, răn đe và
ngăn chặn các hành vi vi phạm trong tương lai. Từ đó nâng cao ý thức của người
dân trong việc tôn trọng và tuân thủ.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện ra những sai phạm trong
quản lý hộ tịch, từ đó loại trừ dần các trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm
nguyên tắc
Nhằm đảm bảo tính khả thi trong các quyết định xử lý các trường hợp vi
phạm, cần nâng cao ý thức của chính các cặp vợ chồng trong hôn nhân hợp pháp,
để họ tham gia phối hợp vào việc giám sát, nhắc nhở cá nhân vi phạm, ngăn chặn
các trường hợp vi phạm tiếp tục xảy ra.

C. Kết bài
14


Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng là điều
kiện đảm bảo cho sự liên kết đó hjanh phúc, bền vững. Tính chất bền vững “suốt
đời” là đặc trưng của hôn nhân xã hội chủ nghĩa. Khi yêu nhau, vợ chồng đều

mong muốn được chung sống, gắn bó bên nhau suốt đời hạnh phúc và hòa thuận.
Do đó mà mỗi chúng ta hãy tôn trong nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng
như tôn trọng chính hạnh phúc của mình ở hiện tại và trong tương lai.

15



×