Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Lý thuyết và trắc nghiệm về Hồng cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.36 KB, 10 trang )

Bài 6:

SINH LÝ HỒNG CẦU

A. LÝ THUYẾT
 Mở đầu:
Số lượng hồng cầu trung bình ở người Việt Nam: Nam khoảng 4,2 triệu/mm3 và nữ khoảng 3,8
triệu/mm3, số lượng ít thây đổi trong ngày, thấp lúc ngủ và cao khi vận động, hồng cầu ở trẻ sơ
sinh cao hơn người lớn, khoảng 5 triệu/mm3.
- Hồng cầu chiếm phần lớn trong hematocrit ( Hct: là tỷ lệ phần trăm giữa huyết cầu và máu toàn
phần).
- Hct thây đổi theo giới tính, thường thì nam cao hơn nữa.
1. Hình thể và cấu tạo hồng cầu:
1.1. Hình thể:
- Hồng cầu là tế bào hình đĩa, không nhân, lõm hai mặt; dày khoảng 1µm ở trung tâm và 2,5µm
ở rìa.
- Hồng cầu có thể thây đổi hình dáng do cấu trúc của chúng, chúng có thể kéo dài ra khi vân
chuyển qua mao mạch nhỏ.
1.2. Cấu tạo và chức năng của hồng cầu:
- Màng hồng cầu là một màng mỏng, thành phần cấu tạo gồm: 50% protein, 40% lipid, 10%
glucid. Trong lipid bao gồm 65% phospholipid, 25% cholesterol và 10% lipid khác.
- Dưới màng hồng cầu là một hệ thống ống giúp màng hồng cầu co dãn và biến dạng ở mọi hình
thái.
- Hồng cầu ( hay là hồng cầu già?) sẽ bị hủy khi vận chuyển qua lách => lách là mồ chôn hồng
cầu.
- Huyết tố (Hb) cầu là thành phần chính của Hồng cầu, chiếm 95% trọng lượng của hồng cầu.
+ Huyết tố cầu ( là một chromoprotein)=4 hem + globin= 4( vòng porphyrin + Fe++ )+ (4 chuỗi
polypeptid)
+ Hem là một sắc tố đỏ, porphyrin là hợp chất có màu.
+ Globin là một protein gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một.
+ Ở người bình thường: Hb là HbA ( 2 chuỗi α( mỗi chuỗi có 141 a.a) + 2 chuỗi β ( 1 chuỗi có:


146 a.a)) (98%) ngoài ra còn một phần nhỏ là HbA2.
+ Những bước cơ bản của quá trình tổng hợp Hb:
-

2 succinyl CoA + 2 Glycine  pyrol
4 pyrol  protoporphyrin IX ( hay còn gọi là protoporphyrin III)
protoporphyrin IX + Fe  Heme
hem + polypeptid  chuỗi Hb ( chuỗi α hoặc chuỗi β)
2 chuỗi + 2 chuỗi  HbA

Tỷ lệ tính theo phần trăm trọng lượng của Hb như sau:
Huyết tố cầu


Sắt: 0,34%

4 hem
Protoporphyrine: 4,66%

Globin: 95%

Các thông số đánh gia chức năng của hồng cầu thường sử dụng trên lâm sàng
Tên
Số Lượng hồng cầu
Hb ( hemoglobin)
Hct ( hematocrit)
MCV ( mean cell volume)
MCH ( mean cell hemoglobin)
MCHC ( mean cell hemoglobin concentration)
RDW ( read cell distribution width)

-

Giá trị bình thường
3,5-5,0 triệu
140-160 g/L
0.35-0.45 L/L
80-100fl
26-34pg
320-350 g/L
9-15% CV

Nồng độ Huyết tố cầu trong máu người Việt Nam bình thường khoảng 14-16g%, thường nam
cao hơn nữ:
+ Nam: 14.6 +/- 0.6g/100ml máu ( tức là 100ml máu có khoảng 14,6g sai số 0.6)
+ Nữ: 13.2 +/- 0.5g/100ml máu.
1.3. Chức năng của huyết cầu tố:
- Vận chuyển oxy từ phổi đến các mô ( chức năng quan trộng nhất):
+ Do Hb dễ kết hợp với O2 theo phản ứng thuận nghịch là tùy theo phân áp O2:
Hb + O2  HbO2 ( Oxyhemoglobin)
+ 100ml máu có 16g Hb tương đương 100ml máu toàn phần có thể vận chuyển tối đa 20ml oxy.
Đây là mức bão hòa oxy trong máu động mạch.
- Vận chuyển CO2 ( sản phầm cuối cùng của các mô), khi kết hợp với CO2 qua nhóm amin tự do
(-NH2); theo phản ứng thuận nghịch và tùy theo phân áp O2:
(-NH2 của Hb) Hb + CO2  HbCO2 ( carbaminohemoglobin)
+ HbCO2 sẽ phân ly CO2, khi đến phổi, tại phổi CO2 được thải ra qua động tác hô hấp, khoảng
20% CO2 được vẫn chuyển dưới hình thức này.
+ khi Hb kết hợp với CO thì không còn khả năng vận chuyển oxy nữa, pCO=.7mmHg sẽ gây
chết người.
+ Người ra, dưới tác động của một số chất oxy hóa mạnh như các dẫn xuất của anilin,
phenacetin, sulfamid, nitrobenzen, những nguyên tử sắt hóa trị hai sẽ chuyển thành những

nguyên tử sắt hóa trị 3, Hb chuyển thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy;
bệnh nhân sẽ bị tím khi nồng độ metHb > 1,5%.
- Chức năng điều hòa cân bằng kiềm toan trong cơ thể: Hb trong hồng cầu thực hiện vai trò như
một hệ đệm khá quan trọng trong cơ thể.
1.4. Nguồn gốc và quá trình biệt hóa hồng cầu:
- Trong những tháng đầu: Hồng cầu được sinh ra ở lá thai giữa.
- Từ tháng 2  5: gan là nơi sinh hồng cầu chủ yếu, lách và hạch cũng tham gia.
- Những tháng cuối và sau sinh: Tủy xương là nơi chính yếu sản sinh hồng cầu; trong quá trình
phát triển các xương dài dần bị thoái hóa mỡ gọi là tủy vàng, và không sinh hồng cầu được nữa;
sau 20 tuổi sản sinh hồng cầu chủ yếu từ các xương dẹt.
- Quá trình sinh hồng cầu trong tủy xương:


Tế bào gốc ( stem cells)  tiền nguyên hồng cầu  Nguyên hồng cầu ưa kiềm  Nguyên hồng
cầu ưa acid  Hồng cầu lưới  Hồng cầu trưởng thành.
Hồng cầu non có nhân, xong đến giai đoạn “ nguyên hồng cầu ưa acid” nhân lệch một bên và bị
đẩy ra bên ngoài.
Hồng cầu lưới: mạng nội bào tương bắt màu kiềm.
Trong máu ngoại vi có hồng cầu lưới.
1.5. Các cơ quan yếu tố tham gia vào quá trình tạo hồng cầu:
- Gan: tổng hợp các nhân pyrol từ nguyên liệu là glycotol.
- Tế bào viền của niêm mạc dạ dày tiết ra yếu tộ nội (IF): IF là chất cần thiết cho việc hấp thụ
vitamin B12 ở ruột non ( vitamin B12 là chất cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu).
- Acid folic: Thiếu acid folic hồng cầu không trưởng thành.
- Sắt: chủ yếu được hấp thụ ở ruột non. Tại ruột non: sắt + apoferrritin  transferrin. Transferrin
khi vào máu được vận chuyển đến mô dự trữ, tại đây sẽ được đưa vào nội bào, và trong bào
tương: sắt + protein  ferritin ( dạng dữ trữ sắt của cơ thể)
- Kích tố erythropoietin: thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào gốc thành tiền nguyên hồng cầu.; kích
hoạt sự phát triển quần thể hồng cầu trong tủy xương, làm chúng phát triển nhanh hơn. Bình
thường 80-90% erythropoietin được sản xuất ở thận, phần còn lại chủ yếu sản xuất ở gan.

- Androgen: cũng có tác động trên quá trình sinh sản hồng cầu.
- Sự chuyển hóa của sắt và porphyrin sau khi hồng cầu vỡ:
Globin sẽ được chuyển hóa như những thành phần protein khác của cơ thể.
Hem sẽ tách ra thành sắt và porphyrin
o Sắt được tách từ hem vào huyết tương được vận chuyển về tủy xương nhờ transferrine
để tạo hồng cầu mới hoặc được đưa tới gan ( ủa sắt được đưa đến gan để làm gì?). Trong
bào tương, Sắt + apo-ferritine  ferritine ( dạng dữ trữ của sắt)
o Phần porphyrin  biliverdin  bilirubin tự do + albumin  được vận chuyển tới gan; tại
gan, khoảng 80% bilirubin + axit glycuronic ( hoặc sunfate hoặc các chất khác) 
bilirubin kết hợp được bài tiết vào ruột ( tham gia hoạt động tiêu hóa); tại ruột, dưới tác
động của vi khuẩn ở đây, bilirubin kết hợp  urobilinogen  urobilinogen được tái hấp
thu vào máu ( 5% được bài tiết qua thận  nước tiểu  bị oxy hóa urobilin ), ( một
lượng nhỏ được bài tiết qua phân, hình thành stercobilinogen  ra ngoài 
strecobilinogen bị oxy hóa  stercobilin tạo màu vàng của phân.


B. TRẮC NGHIỆM.
1. Hồng cầu có vai trò miễn dịch vì có các khả năng sau đây, NGOẠI TRỪ:
A.
B.
C.
D.
E.
2.

Giữ lấy các phức hợp kháng nguyên  kháng thể  bổ thể tạo thuận lợi cho thực bào
Bám vào các lymplo T, giúp sự "giao nộp" các kháng nguyên cho tế bào này
Có các hoạt động enzyme bề mặt
Các IgE thường bám trên màng hồng cầu, gây phản ứng với kháng nguyên
Các kháng nguyên trên màng hồng cầu đặc trưng cho các nhóm máu.

Hemoglobin có chức năng đệm vì lý do nào sau đây?

A.
B.
C.
D.
E.
3.

Tăng tính acid của huyết tương
pH ít thay đổi
pH tăng cao
pH giảm
Tăng tính kiềm của huyết tương
Vitamin B12 kết hợp với yếu tố nội tại sẽ được bảo vệ khỏi sự phá huỷ của các men ở nơi nào sau
đây?
Tụy
Gan
Ruột
Lách
Dạ dày
Sau khi B12 được hấp thu từ bộ máy tiêu hóa nó sẽ được dự trữ ở nơi nào sau đây?
Các mô trong cơ thể
Tuỵ
Tủy xương
Gan
Lách
Sắt là một chất quan trọng trong sự thành lập hemoglobin, nó được hấp thu chủ yếu ở nơi nào
sau đây?
Tá tràng

Hổng tràng
Hồi tràng
Manh tràng
Đại tràng
Các chất cần thiết cho sự tạo hồng cầu bao gồm các chất sau đây, NGOẠI TRỪ:
Vitamin B12
Acid folic
Chất sắt
Cholin và Thymidin.
Chất đồng.
Khi dự trữ máu lâu trên một tháng yếu tố nào sau đây trong máu sẽ thay đổi?
Thành phần protein
pH
Áp suất thẩm thấu
Áp suất keo
Độ nhớt
Các kháng thể anti -A và anti- B tự nhiên có bản chất hóa học nào sau đây?

A.
B.
C.
D.
E.
4.
A.
B.
C.
D.
E.
5.

A.
B.
C.
D.
E.
6.
A.
B.
C.
D.
E.
7.
A.
B.
C.
D.
E.
8.


A.
B.
C.
D.
E.
9.

Ig G.
Ig A.
Ig M.

Ig D
Ig E
Hồng cầu người bình thường lấy ở máu ngoại vi có hình dĩa lõm hai mặt thích hợp với khả năng
vận chuyển chất khí vì những lý do sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Biến dạng dễ dàng để xuyên qua mao mạch vào tổ chức
B. Làm tăng tốc độ khuếch tán khí
C. Làm tăng diện tích tiếp xúc
D. Làm tăng phân ly HbO2
E. Tổng diện tích tiếp xúc của hồng cầu trong cơ thể là 3000m2
10. Tốc độ lắng máu thay đổi phụ thuộc vào các chất cấu tạo màng tế bào hồng cầu mà chủ yếu là chất
nào sau đây?
A. Phospholipid
B. Glycoprotein
C. Glycolipid
D. Acid sialic
E. Cholesterol
11. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai:
1. Hct thây đổi theo giới tính, thường hct của nữ cao hơn nam.
2. Số lượng hồng cầu trung bình của nam ở người việt nam khoảng 4,2 triệu/mm 3.
3. Hồng cầu là tế bào duy nhất của máu không có nhân.
4. Hồng cầu có thể thây đổi hình dáng cấu trúc của nó
5. Cấu tạo của màng hồng cầu gồm: 50% lipid, 40% protein, 10% glucid về khối lượng.
A. 1
B.2 C.3 D.4
Giải thích:
1- Nam cao hơn nữ
2- Tiểu cầu cũng không có nhân
3- Về mặt khối lượng: protein> lipid> glucid.
12. Chọn đáp án đúng:

A. Thành phần lipid của màng hồng cầu gồm: phospholipid, cholesterol, lipid khác.
B. Hồng cầu co dãn và biến dạng được là do hồng cầu không có nhân.
C. Hem là thành phần chính của hồng cầu
D. Giá trị bình thường hct là: 0.35-0.45 g/L.
Giải thích:
A. Đúng
B. Hồng cầu co dãn và biến dạng được là do hệ thống ống dưới màng hồng cầu.
C. Hb là thành phần chính của hồng cầu.
D. Giá trị bình thường hct là: 0.35-0.45 L/L.
13. Mồ chôn của hồng cầu là:
A. Tuyến thượng thận.
B. Vùng đáy dạ dày.


C. Tủy xương
D. Lách
14. Số phát biểu đúng:
1. Huyết tố (Hb) cầu là thành phần chính của Hồng cầu, chiếm 95% trọng lượng của hồng cầu.
2. Globin là một protein gồm 4 chuỗi polypeptid không giống nhau.
3. Toàn bộ chuỗi của HbA ở người trưởng thành chứa 287 acid amin.
4. Đa số ở người trưởng thành Hb là HbA (98%) ,HbA2 và HbGower
5. Các dạng Hb ở bào thai ở 3 tháng đầu gồm: HbGower 1, HbGower 2, HbPortlan 1,
HbPortlan2.
6. Protoporphyrin IX và protoporphyrin III có công thức phân tử khác nhau.
A. 1 B.2 C.3 C.4
Giải thích:
1- Đúng.Huyết tố (Hb) cầu là thành phần chính của Hồng cầu, chiếm 95% trọng lượng của hồng
cầu.
2- Sai.Globin là một protein gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một
3- Sai. Toàn bộ chuỗi của HbA ở người trưởng thành chứa 574 acid amin.

4- Sai.Đa số ở người trưởng thành Hb là HbA (98%) ,HbA2, không cứa HbGower
5- Đúng. Các dạng Hb ở bào thai ở 3 tháng đầu gồm: HbGower 1, HbGower 2, HbPortlan 1,
HbPortlan2.
15. Sắp xếp đúng trình tự tổng hợp Hb:
1- protoporphyrin IX + Fe  Heme
2- 2 chuỗi + 2 chuỗi  HbA
3- 4 pyrol  protoporphyrin IX ( hay còn gọi là protoporphyrin III)
4- hem + polypeptid  chuỗi Hb ( chuỗi α hoặc chuỗi β)
5- 2 succinyl CoA + 2 Glycine  pyrol
A. 5-3-1-4-2
B. 5-1-3-4-2
C. 1-5-3-4-2
D. 5-3-1-2-4
16. Điền các thông số đánh giá chức năng của hồng cầu thường sử dụng trên lâm sàng:
Tên
Số Lượng hồng cầu
Hb ( hemoglobin)
Hct ( hematocrit)
MCV ( mean cell volume)
MCH ( mean cell hemoglobin)
MCHC ( mean cell hemoglobin concentration)
RDW ( read cell distribution width)
17. Chức năng nào sau đây không phải của huyết tố cầu:
A. Vận chuyển O2
B. Vận chuyển CO2
C. Điều hòa cân bằng kiềm toan trong cơ thể
D. Thực bào.
18. Số phát biểu sai:

Giá trị bình thường



1. Hồng cầu vận chuyển CO2 khi kết hợp với CO2 thông qua Fe++ của Hem.
2. pCO=0.6mmHg sẽ gây chết người.
3. Khi bệnh nhân bị ngộ độc CO, người ta cho bệnh nhân ngửi oxy nồng độ cao, hay điều trị
bằng oxy cao áp để phân ly HbCO2.
4. MetHb> 1.5% người bệnh nhân sẽ bị tím.
5. Ái lực của Hb đối với oxy thấp hơn ái lực của Hb với CO.
A. 5 B.2 C.3 C.4
19. Cho dãy chất sau: O2, CO2, CO, dẫn xuất của anilin, dẫn xuất của phenacetin, dẫn xuất của
sulfamid, dẫn xuất của nitrobenzen, pyrol, glycine, succynyl CoA, methemoglobin,Acid folic,
glycotol, erythropoietin ,ferritin, Androgen, bilirubin, stercobilin. Số chất làm Hồng cầu không
còn khả năng vận chuyển oxy là:
A. 4
B.5 C.1 D. 6
20. Số phát biểu đúng:
1. Tủy Vàng không có khả năng sinh hồng cầu.
2. Sau 20 tuổi, hồng cầu được sinh ra chủ yếu bởi tủy của các xương chày và xương trụ.
3. Trong tháng đầu, hồng cầu được sinh ra ở gan là chủ yếu ngoài ra lách và hạch cũng tham
gia.
4. Chỉ số MCV ( Mean cell volume) là: 26-34pg
5. Hồng cầu non có nhân
A. 1 B. 2 C.3 D.4
Giải thích:
2. Sau 20 tuổi chỉ có xương dẹt là nơi sinh hồng cầu chủ yếu.
3. Trong những tháng đầu: Hồng cầu được sinh ra ở lá thai giữa.
Từ tháng 2  5: gan là nơi sinh hồng cầu chủ yếu, lách và hạch cũng tham gia.
Những tháng cuối và sau sinh: Tủy xương là nơi chính yếu sản sinh hồng cầu; trong quá trình
phát triển các xương dài dần bị thoái hóa mỡ gọi là tủy vàng, và không sinh hồng cầu được nữa;
sau 20 tuổi sản sinh hồng cầu chủ yếu từ các xương dẹt.

21. Thứ tự quá trình sinh hồng cầu:
A. Tế bào gốc ( stem cells)  tiền nguyên hồng cầu  Nguyên hồng cầu ưa acid  Nguyên hồng
cầu ưa kiềm  Hồng cầu lưới  Hồng cầu trưởng thành.
B. Tế bào gốc ( stem cells)  tiền nguyên hồng cầu  Hồng cầu lưới  Nguyên hồng cầu ưa
kiềm  Nguyên hồng cầu ưa acid  Hồng cầu trưởng thành.
C. Tế bào gốc ( stem cells)  tiền nguyên hồng cầu  Nguyên hồng cầu ưa kiềm  Nguyên
hồng cầu ưa acid  Hồng cầu lưới  Hồng cầu trưởng thành.
D. Tế bào gốc ( stem cells)  tiền nguyên hồng cầu  Nguyên hồng cầu ưa kiềm Hồng cầu
lưới  Nguyên hồng cầu ưa acid  Hồng cầu lưới  Hồng cầu trưởng thành.
22. Số phát biểu đúng khi nói về quá trình phát triển của hồng cầu:
1- Ở trong máu ngoại vi, tỷ lệ hồng cầu lưới so với hồng cầu trưởng thành là 20-25%
2- Hồng cầu non có nhân.
3- Trong quá trình phát triển nhân hồng cầu đông đặc và teo dần đến giai đoạn nguyên hồng cầu
ưa kiềm, nhân lệch về một bên và bị đẩy ra ngoài.
4- Mạng lưới nội bào tương biến mất sau 24-48 giờ kể từ khi hồng cầu ưa acid ra máu ngoại vi.
5- Hồng cầu lưới có mạng nội bào tương bắt màu kiềm.


6- Erythropoietin, androgen có vai trò kích hoạt sự phát triển của quần thể hồng cầu trong tủy
xương, làm chúng phát triển nhanh hơn.
A. 2
B.3
C.4
D.5
Giải thích:
1- Tỷ lệ hồng cầu lưới ở trong máu ngoại vi rất ít chỉ khoảng 0.7-1%.
2- Đúng
3- Nhân bị đẩy ra ngoài vào giai đoạn Nguyên hồng cầu ưa acid. Nên nhớ: Nguyên hồng cầu ưa
kiềm nguyên hồng cầu ưa acid Hồng cầu lưới.
4- Mạng lưới nội bào tương biến mất sau 24-48 giờ kể từ khi hồng cầu lưới ra máu ngoại vi.

Nên nhớ không có hồng cầu ưa acid chỉ có NGUYÊN hồng cầu ưa acid.
5- Đúng.
6- Đúng.
23. Số phát sai khi nói về các cơ quan và yếu tố tham gia quá trình tạo hồng cầu.
1- Các nhân pyrol được tổng hợp tại lách từ nguyên liệu Glycocol.
2- Các yếu tố nội được tiết ra ở tế bào viền của niêm mạc dạ dày.
3- Vitamin B12 được dự trữ tại gan, là chất cần thiết cho quá trình tạo bạch cầu.
4- Sắt chủ yếu được hấp thụ ở ruột non.
5- Erythroprotein được tổng hợp chủ yếu ở gan ( 80-90%), phần còn lại được tổng hợp chủ yếu
ở thận. có vai trò kích thích quá trình sinh hồng cầu ở tủy xương.
A. 1
B.2
C.3
D.4
Giải thích:
1.
2.
3.
4.
5.

Các nhân pyrol được tổng hợp tại thận từ nguyên liệu Glycocol.
Các yếu tố nội được tiết ra ở tế bào viền của niêm mạc dạ dày.
Vitamin B12 được dự trữ tại gan, là chất cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu.
Sắt chủ yếu được hấp thụ ở ruột non.
Erythroprotein được tổng hợp chủ yếu ở thận ( 80-90%), phần còn lại được tổng hợp chủ
yếu ở gan. có vai trò kích thích quá trình sinh hồng cầu ở tủy xương.
24. Số phát biểu đúng:
1- Vitamin B12 được hấp thụ tại ruột theo cơ thế ẩm bào.
2- Vitamin B12 cần thiết cho quá trình tổng hợp thymidin triphosphate, một trong những thành

phần tạo RNA.
3- Vitamin B12 được dự trữ ở gan.
4- Khi bị teo dạ dày cơ thể sẽ không hấp thu được B12, gây ra bệnh thiếu máu ác tính.
5- Yếu tố nội kết hợp với vitamin B12 tạo thành phức hợp, không bị tiêu hủy bởi men của hệ
thống tiêu hóa.
A. 1
B.2
C.3
D.4
Giải thích: thymidin triphosphate một trong những thành phần tạo DNA.
25. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:
A. Trung bình trong cơ thế có khoảng 10g sắt.
B. Transferrin là dạng dự trữ của sắt.
C.





×