Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh với chủ đề “gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.09 KB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

PHẠM PHƢƠNG THÙY

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN MÔI TRƢỜNG XUNG
QUANH VỚI CHỦ ĐỀ “GIA ĐÌNH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

PHẠM PHƢƠNG THÙY

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN MÔI TRƢỜNG XUNG
QUANH VỚI CHỦ ĐỀ “GIA ĐÌNH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Vũ Thị Tuyết

HÀ NỘI – 2018



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non và các thầy cô giáo trong
tổ bộ môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - ThS. Vũ Thị
Tuyết - người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Phạm Phƣơng Thùy


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

NXB

Nhà xuất bản


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................... 7
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 7
1.1.1. Cơ sở sinh lí học ..................................................................................... 7
1.1.1.1. Đặc điểm vùng bán cầu đại não........................................................... 7
1.1.1.2. Đặc điểm bộ máy phát âm của trẻ mẫu giáo lớn ................................. 8
1.1.2. Cơ sở tâm lí học ...................................................................................... 8
1.1.3. Cơ sở giáo dục học ................................................................................. 9
1.1.4. Cơ sở ngôn ngữ học ............................................................................. 10
1.1.4.1. Khái niệm từ và vốn từ ....................................................................... 10
1.1.4.2. Đặc điểm của từ ................................................................................. 11
1.1.4.3. Phân loại từ ........................................................................................ 12
1.1.5. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn ................................................ 26
1.1.6. Khái quát về hoạt động làm quen môi trường xung quanh ............... 28
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 29
1.2.1. Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh ....... 29
1.2.2. Hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh .............................................................................................................. 35
1.2.3. Nội dung chương trình của hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen
môi trường xung quanh với chủ đề “Gia đình” ........................................... 37



Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 39
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN MÔI TRƢỜNG
XUNG QUANH VỚI CHỦ ĐỀ “GIA ĐÌNH” ............................................ 40
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 40
2.1.1. Các biện pháp phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non,
tạo tiền đề phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào
trường phổ thông............................................................................................ 40
2.1.2. Các biện pháp phải phù hợp đặc điểm tâm lý nhận thức, đặc điểm
phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn .................................................... 41
2.1.3. Các biện pháp phải góp phần phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ
trong quá trình dạy học.................................................................................. 42
2.1.4. Các biện pháp phải xuất phát từ tình hình thực tế, phù hợp với điều
kiện của trường và địa phương ..................................................................... 43
2.2. Đề xuất các biện pháp ............................................................................ 43
2.2.1. Sử dụng phương pháp trực quan ........................................................ 43
2.3.2. Hướng dẫn trẻ quan sát ....................................................................... 46
2.2.3. Một số biện pháp dùng lời ................................................................... 49
2.2.4. Sử dụng trò chơi ................................................................................... 52
2.2.5. Tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm ........................................ 55
2.2.6. Tích hợp trong các hoạt động ngoài tiết học ...................................... 56
2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 57
2.4. Những điều kiện thực hiện các biện pháp............................................ 58
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách con người. Việc thiếu quan tâm đến giáo dục mầm non
chính là sự bỏ lỡ cơ hội cải thiện triển vọng cho trẻ em. Chính vì thế, hầu hết
các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một
mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người.
Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời”. Luật
Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai
đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn
mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục
mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Còn theo ông
Sheldon Shaeffer, Giám đốc Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng
như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ, chính những kỹ
năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục mầm
non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn
phát triển đặc biệt quan trọng của não bộ trẻ.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm coi trọng
tầm quan trọng của giáo dục mầm non, coi giáo dục mầm non là một bậc học
cần thiết và bắt buộc phải có trong hệ thống giáo dục. Từ chỉ thị 53/CP của
Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12/8/1966 đã xác định mục tiêu của giáo dục mầm
non: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.
Điều 22, luật giáo dục 2005 quy định mục tiêu của giáo dục mầm non
là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy

1


nhiệm vụ của trường mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ, tạo điều kiện
cho trẻ có đầy đủ các năng lực, yếu tố để chuẩn bị cho hoạt động học tập ở

trường phổ thông. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phát triển
toàn diện cho trẻ đó là phát triển ngôn ngữ vì ngôn ngữ gắn liền với tư duy.
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”
(V.I. Lê-nin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng
nhau hành động vì những mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và
phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ thì không thể giao tiếp được, thậm chí
không thể tồn tại được, nhất là một đứa trẻ, một sinh thể yếu ớt cần đến sự
chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một
thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có
thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có
thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ
tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách.
Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Có ngôn ngữ, tư
duy của trẻ mới được phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình biện chứng
có tác động qua lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau (Galperin: ngôn ngữ giữ vai
trò quan trọng quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em). Ngôn ngữ làm cho
tư duy phát triển. Ngược lại, tư duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển
của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Sự phát
triển toàn diện của đứa trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực
hành vi văn hóa. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp. Điều
này làm cho trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh trẻ. Ngôn
ngữ phát triển còn giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ ca,
truyện kể - những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên của người lớn có thể
đem đến cho trẻ từ ngày thơ ấu. Đó là sự tác động của lời nói nghệ thuật như
một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.

2



Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được tích hợp trong tất cả
các hoạt động chăm sóc, giáo dục. Một trong những hoạt động có hiệu quả
cao trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là hoạt động làm quen với môi
trường xung quanh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh
với chủ đề “Gia đình”.
2. Lịch sử vấn đề
Trẻ em luôn dành được nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường và
xã hội; những vấn đề về trẻ em được các nhà nghiên cứu khoa học hết sức
quan tâm. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn
không còn là một đề tài mới mẻ nữa, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2004, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nghiên
cứu rất kĩ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở những đánh giá
chung về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ
của bộ môn ngôn ngữ học với những bộ môn khác, tác giả đã đưa ra một số
phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó bao gồm cả vấn
đề phát triển vốn từ cho trẻ. Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho các giáo viên và
sinh viên ngành mầm non cũng như các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.
Trong “Tạp chí ngôn ngữ số 3-4/1984”, ông còn có bài viết: “Phát triển năng
lực hoạt động lời nói trong việc dạy Tiếng Việt ở nhà trường”. Bài viết đã gây
được sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã cung cấp những tri thức cơ bản về tiếng
Việt trong 2 tập “Tiếng Việt”, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003; từ đó
giúp giáo viên mầm non có vốn kiến thức cơ bản phục vụ tốt việc phát triển
ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ mầm non.

3



Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm
non”, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2014, cũng chú trọng đến việc dạy trẻ
nhận biết - tập nói trong ba năm đầu, phát triển ngôn ngữ tuổi mẫu giáo như
giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy
trẻ các mẫu câu tiếng Việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển ngôn ngữ
nghệ thuật thông qua thơ và truyện, chuẩn bị khả năng tiền đọc - viết để tạo
tiền đề tốt cho trẻ vào lớp 1.
Tiếp theo cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi”,
nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, các tác giả Hoàng Thị Oanh,
Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ
trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ và nêu sơ lược nội dung, phương pháp,
biện pháp để luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Trong cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non”, 2005, tác giả
Nguyễn Ánh Tuyết đã trình bày sự phát triển vốn từ của trẻ mầm non ở từng
giai đoạn, lứa tuổi.
Bài “Một số khuynh hướng nghiên cứu về mối liên hệ giữa giới và sự
phát triển ngôn ngữ ở trẻ em” của tác giả Nguyễn Thanh Bình đăng trong tạp
chí Ngôn ngữ số 1 năm 2003 cũng đã đề cập đến vốn từ của trẻ về mặt số
lượng cũng như cơ cấu từ loại.
Tạp chí Giáo dục mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản
lý, tin hoạt động, những sáng kiến dạy học của giáo viên và các cán bộ quản
lý ngành mầm non. Ở đó cũng có khá nhiều bài viết về vấn đề phát triển vốn
từ cho trẻ. Trong tạp chí số 01/2006, Đinh Thị Uyên có bài dịch tìm hiểu về
chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc. Đây là một góc
nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay.
Như vậy, các tác giả đã nghiên cứu ở những mức độ khác nhau về vốn từ
vựng của trẻ mầm non và nêu lên những quan điểm của mình trong đó. Tuy


4


nhiên cho đến thời điểm này, chưa có một ai và chưa có một công trình khoa
học nào đi sâu vào khai thác đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh với chủ đề “Gia đình”.
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm được cho mình một hướng đi riêng,
dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá và thực nghiệm của chính bản thân mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các biện pháp để phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh
với chủ đề “Gia đình” nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
mầm non.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6) tuổi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động làm quen môi trường xung
quanh với chủ đề “Gia đình”.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài.
- Đề xuất các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh với chủ đề “Gia đình”.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc và phân tích hệ thống hóa các tài liệu về sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ (đặc biệt là vốn từ), về việc tổ chức hoạt động làm quen môi trường
xung quanh của trẻ mẫu giáo lớn.
6.2. Phương pháp điều tra

- Điều tra trực tiếp (đàm thoại với giáo viên).
- Điều tra gián tiếp (dùng phiếu câu hỏi để tìm hiểu).

5


6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng các phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng
đắn của giả thuyết khoa học được đưa ra trong đề tài.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Nội dung khóa
luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
hoạt động làm quen môi trường xung quanh với chủ đề “Gia đình”.

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở sinh lí học
Học thuyết về các hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ
thống tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Hệ
thống tín hiệu thứ hai có được nhờ những kích thích trừu tượng như ngôn
ngữ, lời nói, chữ viết… Việc phát triển ngôn ngữ phải liên quan mật thiết tới
việc phát triển và hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung.
1.1.1.1. Đặc điểm vùng bán cầu đại não
- Đại não gồm hai bán cầu đại não phải và trái, ngăn cách nhau bởi

vách rãnh trung gian bán cầu. Mỗi bán cầu đại não có một lớp chất xám dày 2
- 4mm bao xung quanh gọi là vỏ não. Vỏ não được chia làm 4 thùy chính:
Thùy trán, thùy chẩm, thùy đỉnh và thùy thái dương.
Chức năng của vỏ não:
Vỏ não là trung tâm của nhiều chức năng thần kinh quan trọng: Chức
năng vận động, chức năng cảm giác, chức năng giác quan, chức năng thực vật
và chức năng hoạt động thần kinh cao cấp. Vỏ não còn là trung tâm của các
hoạt động thần kinh cao cấp: Tư duy, tình cảm,…
Để nghiên cứu các vùng chức năng của vỏ não, người ta phân chia vỏ
não theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, cách phân chia vỏ não thành 50
vùng đánh số từ 1 đến 50 của Brodmann là thông dụng hơn cả. Bao gồm: Các
vùng giác quan: Vùng thị giác (thùy 17, 18, 19), vùng thính giác (vùng 22, 41,
42), vùng thị giác (vùng 43), vùng khứu giác (vùng 34), vùng cảm giác (vùng
1, 2, 3), vùng vận động (thuộc hồi trán lên), vùng lời nói (vùng Broca, vùng
Wernicke).

7


1.1.1.2. Đặc điểm bộ máy phát âm của trẻ mẫu giáo lớn
Bộ máy phát âm bao gồm: Phổi, hệ thống cơ hoành và khí quản; thanh
quản và dây thanh; khoang miệng (với các bộ phận cấu âm quan trọng như:
môi, răng, lưỡi, ngạc cứng, ngạc mềm); khoang mũi.
Sự phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm. Để dạy trẻ phát âm
đúng cần thường xuyên luyện tập một số cơ quan phát âm như: môi, lưỡi,
răng, sự phát triển linh hoạt của hàm. Giáo viên cần giúp trẻ biết điều chỉnh
nhịp nhàng các cử động của bộ máy phát âm.
Rất nhiều trẻ mẫu giáo lớn nói không rõ, từ này cộng với từ kia tạo
thành một tập hợp âm khó hiểu. Nguyên nhân là cử động chậm chạp của môi
và lưỡi, tính linh hoạt của hàm còn yếu, do đó miệng của trẻ há không to và

các nguyên âm phát ra không đúng, sự phát âm không rõ ràng, các từ phụ
thuộc vào sự phát âm của các nguyên âm có đúng hay không và sau đó phụ
thuộc vào sự điều hòa các hoạt động bộ máy phát âm khi xác lập các phụ âm.
Tập luyện cơ của bộ máy phát âm và trọng âm là quan trọng và cần thiết như
tập thể dục hàng ngày đối với trẻ mẫu giáo.
1.1.2. Cơ sở tâm lí học
* Thứ nhất: Trẻ xác định được ý thức bản ngã và tính chủ định trong
hoạt động tâm lý.
- Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tách mình ra khỏi người khác, đã
được hình thành ở cuối tuổi ấu nhi. Đến tuổi mẫu giáo lớn, trẻ mới nắm được
kỹ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một
cách đúng đắn hơn và là cơ sở để trẻ noi gương những người tốt, việc tốt.
- Sự tự ý thức còn biểu hiện trong sự phát triển giới tính của trẻ. Trẻ
không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết thể hiện những hành vi
phù hợp với giới tính của mình.
- Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc

8


xã hội, từ đó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét
hơn trước.
- Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các
hành động chủ tâm hơn, nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt.
* Thứ hai: Sự xuất hiện của tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy
trực quan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic.
- Tư duy trực quan - sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu lực để lĩnh hội
những tri thức ở trình độ khái quát cao, từ đó mà hiểu được bản chất của sự
việc. Tư duy trực quan - sơ đồ phát triển cao sẽ dẫn trẻ đến ngưỡng của tư duy

trực quan trừu tượng, sẽ cho trẻ hiểu những biểu diễn sơ đồ khái quát giúp
hình thành các khái niệm.
- Cả tư duy trực quan hành động lẫn tư duy trực quan hình tượng đều
liên hệ mật thiết với ngôn ngữ. Vai trò của ngôn ngữ ở đây rất lớn, nó giúp trẻ
nhận ra bài toán cần phải giải quyết, giúp trẻ đặt kế hoạch để tìm ra cách giải
quyết và nghe những lời giải thích, hướng dẫn của người lớn… Chính vì vậy
ngôn ngữ luôn gắn bó mật thiết, không thể tách rời cùng sự phát triển tư duy
của trẻ em.
1.1.3. Cơ sở giáo dục học
* Quan điểm giáo dục học hiện đại: Lấy trẻ làm trung tâm
Phát huy tính chủ thể của trẻ em là một nguyên tắc cơ bản chủ yếu
quyết định hiệu quả dạy học. Không có sự vận động từ bản thân chủ thể thì
mọi hoạt động từ phía cô giáo đều trở thành áp đặt. Kết quả của việc học chỉ
thực sự có được khi trẻ em tích cực và chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Như vậy việc học của các em cần dựa trên nền tảng của hoạt động nhận
thức tích cực của chính các em, và đòi hỏi các em phải có được thái độ và tinh
thần chủ động sáng tạo như I.F.Kharlamop đã định nghĩa: “Tính tích cực là
trạng thái hoạt động của chủ thể, nghĩa là của người hành động. Vậy tính tích

9


cực nhận thức là trạng thái hoạt động của trẻ em, đặc trưng bởi khát vọng
học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình lắm vững kiến thức”.
* Vấn đề giáo dục tích hợp ở trường mầm non
Xuất phát từ cách nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội, con người là một
tổng thể thống nhất, lại do sự phát triển của trẻ dưới 6 tuổi chưa tách bạch
thành các chức năng riêng biệt, nên trong quá trình dạy học không thể thực
hiện các tác động riêng lẻ, tách rời các nội dung cũng như các mặt giáo dục.
Do đó, tích hợp trở thành nguyên tắc cơ bản của giáo dục mầm non. Tích hợp
trong giáo dục mầm non được hiểu như một phương thức liên kết, xâm nhập,

đan xen những quá trình sư phạm tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng
bộ đến đứa trẻ như một chỉnh thể toàn vẹn. Nhờ đó, hiệu quả sư phạm được
nhân lên.
1.1.4. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.4.1. Khái niệm từ và vốn từ
* Khái niệm từ
Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa của Đỗ Hữu Châu, từ tiếng Việt gồm
một số âm tiết cố định bất biến mang theo những đặc điểm ngữ pháp nhất
định, ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ và
nhỏ nhất để tạo thành câu.
* Khái niệm vốn từ
Từ vựng hay vốn từ, kho từ vựng của một người là tập hợp các từ trong
một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc (biết tới). Vốn từ vựng thường xuyên
tăng lên theo tuổi tác, và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp và thu
nhận kiến thức. Người ta phân biệt hai loại kho từ vựng là chủ động và bị
động. Kho từ vựng chủ động bao gồm các từ được sử dụng trong văn nói và
văn viết. Kho từ vựng bị động bao gồm các từ mà một người có thể nhận ra
lúc đọc hoặc lúc nghe, nhưng không sử dụng chúng trong văn nói hoặc viết.
Kho từ vựng bị động nhiều hơn kho từ vựng chủ động một vài lần.
10


1.1.4.2. Đặc điểm của từ
a. Đặc điểm ngữ âm
Hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi
quan hệ và chức năng trong câu.
Ví dụ:

Mình1 nhớ ta1
Ta2 nhớ mình2


Mình1 là chủ ngữ, mình2 là bổ ngữ nhưng hình thức chữ viết giống nhau.
Ta2 là chủ ngữ, ta1 là bổ ngữ nhưng hình thức chữ viết giống nhau.
b. Đặc điểm ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt không biểu hiện trong nội bộ từ mà
biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu.
Tương quan này được khái quát hóa dưới ba khả năng:
- Khả năng kết hợp giữa từ đang xét với từ chứng.
Các từ chỉ tính chất, đặc điểm có thể kết hợp với những từ chứng rất,
hơi, khá, cực kì… (rất đẹp, rất hiền…). Những từ không có nghĩa tính chất,
đặc điểm thì không có khả năng này. Các từ chỉ sự vật có thể kết hợp với
những từ chứng như những, các, mọi… và các từ chỉ số khác (những học
sinh, năm cái bàn…).
- Khả năng làm thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ…
Trong tiếng Việt, động từ có khả năng làm vị ngữ trong câu, còn danh
từ cũng làm vị ngữ nhưng làm vị ngữ gián tiếp thông qua từ nối là.
So sánh:

Em bé chạy.
Tùng là sinh viên.

- Khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, trong câu.
Ví dụ:

Động từ ngoại động: gặt (lúa), đánh (giặc), làm (nhà)…
Động từ nội động: sôi, chảy, tan, chìm…

11



1.1.4.3. Phân loại từ
a. Phân loại từ theo đặc điểm ngữ pháp
a.1. Danh từ
* Đặc điểm của danh từ
- Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật (sự vật được hiểu theo nghĩa
khái quát nhất: đồ vật, con vật, cây cối, người, khái niệm…).
- Danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng ở trước và từ chỉ
định ở sau để tạo nên cụm danh từ mà nó làm thành tố trung tâm.
Ví dụ:

Lan là học sinh ngoan. (Lan là chủ ngữ)
Cô giáo khen Lan. (Lan là bổ ngữ)
Học sinh được tặng bằng khen là Lan. (Lan là vị ngữ)

* Các tiểu loại danh từ
- Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một người, một địa danh hay một
vật. Ví dụ: Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Hà Nội, Đồng Tháp Mười…
- Danh từ chung: là “tên gọi của một lớp sự vật đồng chất về một
phương diện nào đó” (Diệp Quang Ban). Ví dụ: bàn, ghế, giường, sách…
Danh từ chung gồm:
+ Danh từ tổng hợp là những danh từ chỉ gộp các sự vật khác nhau
nhưng gần gũi với nhau, thường đi đôi với nhau hợp thành một loại sự vật. Ví
dụ: sách vở, gà vịt, quần áo, vợ chồng, thuyền bè…
+ Danh từ trừu tượng là những danh từ chỉ các khái niệm trừu tượng
thuộc phạm vi tinh thần. Ví dụ: tư tưởng, thái độ, ý nghĩ, nỗi buồn…
+ Danh từ cụ thể: là những danh từ chủ sự vật cụ thể, có thể tri nhận
bằng các giác quan. Danh từ cụ thể có thể chia thành các nhóm sau đây:
 Danh từ đơn vị: chỉ các đơn vị sự vật. Bao gồm: Danh từ chỉ đơn
vị tự nhiên, danh từ chỉ đơn vị đo lường, danh từ chỉ đơn vị tập thể,
danh từ chỉ đơn vị thời gian, danh từ chỉ đơn vị tổ chức hành chính,

danh từ chỉ đơn vị hành động, sự việc.

12




Danh từ chỉ sự vật đơn thể: là những danh từ chỉ các sự vật có thể

tồn tại thành từng đơn vị đơn thể. Ví dụ: sách, quần áo, chó, lợn, cam…


Danh từ chỉ chất liệu: là những danh từ chỉ các chất, không phải

các vật. Ví dụ: nước, đường, sữa, sắt…
a.2. Động từ
* Đặc điểm của động từ
- Động từ có ý nghĩa khái quát là chỉ hoạt động, trạng thái (trạng thái
vật lí, sinh lí, tâm lí).
- Động từ có khả năng làm thành tố trung tâm trong cụm từ chính phụ, mà
các thành tố phụ tiêu biểu là các phụ từ. Ví dụ: đang xem ti vi, hãy đứng lên…
- Động từ đảm nhiệm được chức năng của các thành phần chính và
thành phần phụ trong câu.
Ví dụ:

Bé đang học. (động từ làm vị ngữ)
Bà tôi thích nghe hát quan họ. (động từ làm bổ ngữ)
Thi đua là yêu nước. (động từ làm chủ ngữ)

* Các tiểu loại động từ

- Động từ không độc lập: là những động từ thường không dùng một
mình mà phải dùng với một từ khác hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ.
Ví dụ: toan, dám, phải, cần, nên, hóa thành, trở nên…
- Động từ độc lập: là những động từ được dùng một mình trong chức
năng ngữ pháp trong câu. Chúng được phân chia thành hai nhóm:
+ Nội động từ: là những động từ chỉ hoạt động, trạng thái tự thân,
không tác động đến một đối tượng nào. Nội động từ gồm các nhóm nhỏ sau
đây: Nhóm chỉ tư thế, nhóm chỉ sự tự di chuyển, nhóm chỉ quá trình, nhóm
chỉ trạng thái tồn tại, nhóm chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí.
+ Ngoại động từ: là những động từ chỉ hoạt động có chuyển đến, tác
động đến một đối tượng nào đó. Ngoại động từ gồm các nhóm nhỏ sau đây:

13


Động từ tác động, động từ chỉ hoạt động phát nhận, động từ chỉ hoạt động gây
khiến, động từ chỉ hoạt động đánh giá đối tượng, động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng.
a.3. Tính từ
* Đặc điểm của tính từ
- Tính từ có nghĩa khái quát là chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, của
hoạt động, trạng thái.
- Tính từ có thể đảm nhiệm vai trò thành tố chính của một cụm từ chính
phụ mà các thành tố phụ là các phụ từ (trừ phụ từ chỉ mệnh lệnh), trong đó khá
tiêu biểu là các phụ từ chỉ mức độ. Ví dụ: rất nổi tiếng, hơi nhanh, đẹp quá…
- Tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp trong câu. Ngoài ra tính từ cũng có
thể làm chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ…
Ví dụ:

Cô giáo em rất hiền. (làm vị ngữ)
Nam chạy chậm. (làm bổ ngữ)

Dịu dàng là đức tính của phụ nữ Việt Nam. (làm chủ ngữ)

* Các tiểu loại tính từ
- Tính từ có ý nghĩa tính chất tự thân có mức độ: xanh lè, đỏ au, trắng
toát, sâu hoắm…
- Tính từ có ý nghĩa tự thân không có mức độ: xanh, trắng, đỏ, gầy,
béo, nặng, nhẹ…
Ngoài ra, căn cứ vào ý nghĩa khái quát, có thể phân biệt hai loại tính từ:
- Các tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất: chỉ màu sắc; chỉ kích thước,
hình dạng; chỉ mùi vị; chỉ tính chất vật lí; chỉ phẩm chất của sự vật; chỉ đặc
điểm tâm lí; chỉ đặc điểm trí tuệ; chỉ đặc điểm sinh lí; chỉ cách thức hoạt động.
- Các tính từ chỉ đặc điểm về lượng.
a.4. Số từ
* Đặc điểm của số từ
- Số từ có ý nghĩa khái quát chỉ số lượng hay thứ tự sự vật.

14


- Có khả năng kết hợp với danh từ làm thành tố phụ chỉ số lượng sự vật
(khi đó số từ đứng trước danh từ), hoặc chỉ thứ tự sự vật (số từ đi sau danh từ).
Ví dụ: tám tháng, tháng tám…
- Trong câu, số từ cũng có khả năng độc lập thực hiện chức vụ của các
thành phần câu, như làm vị ngữ, nhưng rất hạn chế.
Ví dụ: Dân tộc ta là một.
* Các tiểu loại số từ
- Số từ chỉ số: bao gồm các số từ chỉ số lượng xác định (một, hai, ba, trăm,
nghìn, tỉ…), và số từ chỉ số lượng không chính xác (dăm, mươi, dăm bảy…).
- Số từ chỉ thứ tự: cấu tạo y nguyên như số từ chỉ số hoặc có thêm yếu
tố thứ hay số. Ví dụ: Vua Hùng thứ mười tám, nhà số năm...

a.5. Đại từ
* Đặc điểm của đại từ
- Đại từ có chức năng để xưng hô, để trỏ, hoặc để thay thế (cho danh từ,
động từ, tính từ).
- Tùy theo từng trường hợp cụ thể, đại từ thay thế cho từ thuộc từ loại
nào thì mang đặc điểm ngữ pháp của từ loại đó.
Ví dụ: Tôi ăn cơm. Nó cũng thế.
* Các tiểu loại đại từ
Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể tách các đại từ thành các tiểu loại sau:
- Các đại từ xưng hô; các đại từ chỉ định; các đại từ để thay thế; các đại
từ để hỏi, các đại từ để hỏi còn được dùng theo nghĩa phiếm chỉ: chúng không
nhằm để hỏi, mà chỉ chung mọi người, mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời gian…
nhưng không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào. Ví dụ: “Nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành” (Hồ Chí Minh).
a.6. Phụ từ
* Đặc điểm của phụ từ
- Về ý nghĩa, phụ từ không thực hiện chức năng định danh, nó chỉ có
chức năng bổ sung một loại ý nghĩa nào đó cho các từ định danh.

15


- Về khả năng kết hợp, phụ từ chuyên đi kèm với một loại từ nào đó ở
phía trước hoặc phía sau.
- Trong câu, phụ từ không thể một mình đảm nhiệm chức năng của các
thành phần câu.
Ví dụ: Mẹ em đang tưới rau.
Trong ví dụ này từ đang là một phụ từ chỉ thời gian tiếp diễn cho hoạt
động. Nó đi kèm với từ tưới, làm thành tố phụ cho từ đó và tạo thành cụm
động từ đang tưới rau (cả cụm này làm vị ngữ trong câu).

* Các tiểu loại phụ từ
Dựa vào từ loại của các từ chính mà phụ từ đi kèm, các phụ từ được
phân chia thành hai nhóm:
- Nhóm các phụ từ thường đi kèm danh từ: những, các, mọi, từng…
- Nhóm các phụ từ thường đi kèm động từ và tính từ:
+ Các phụ từ chỉ ý nghĩa thời gian; các phụ từ chỉ sự tiếp diễn tương tự;
các phụ từ chỉ ý khẳng định hay phủ định; các phụ từ chỉ ý mệnh lệnh; các
phụ từ chỉ mức độ; các phụ từ chỉ sự hoàn thành, chỉ kết quả, chỉ ý tự lực, chỉ
ý tương hỗ, chỉ sự phối hợp, chỉ cách thức thường đứng sau động từ.
a.7. Quan hệ từ
* Đặc điểm của quan hệ từ
- Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các
cụm từ, giữa các bộ phận câu hoặc giữa các câu với nhau.
- Quan hệ từ không thể đảm nhiệm vai trò thành tố chính cũng như
thành tố phụ trong cụm từ. Chúng cũng không đảm nhiệm được chức năng
của các thành phần câu.
* Các tiểu loại quan hệ từ
Căn cứ vào loại quan hệ ngữ pháp mà quan hệ từ biểu thị, có thể phân
quan hệ từ thành hai nhóm: Các quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lập, các
quan hệ từ biểu thị quan hệ chính phụ.

16


Trong thực tế sử dụng, các quan hệ từ có thể được dùng thành cặp để
liên kết các bộ phận của câu với nhau, nhất là trong câu ghép: nếu (hễ, giá)…
thì, vì (tại, bởi, do)… nên, tuy (dù, mặc dù)… nhưng, không những… mà còn.
a.8. Tình thái từ
* Đặc điểm của tình thái từ
- Các tình thái từ là những từ biểu lộ thái độ tình cảm của người nói

(người viết) đối với nội dung câu nói hoặc đối với người nghe (người đọc).
- Các tình thái từ không thể đóng vai trò thành phần cấu tạo trong cụm
từ hay trong câu.
* Các tiểu loại tình thái từ
- Các trợ từ nhấn mạnh: Đây là những từ được dùng ở trước từ hay cụm
từ cần nhấn mạnh: chính, cả, những, chỉ, đến, tận, ngay, đích…
Ví dụ:

Nó làm những ba bài tập. (nhấn mạnh số lượng)
Chính nó cũng không làm hết bài tập. (nhấn mạnh chủ thể)

- Các tiểu từ tình thái: Đây là những từ thường làm dấu hiệu chỉ rõ mục
đích nói của câu (hỏi, ra lệnh, kể, cảm thán…). Đồng thời, chúng cũng bộc lộ
thái độ, tình cảm của người nói (người viết).
Ví dụ: Chúng cháu chào cô ạ! (ạ biểu thị thái độ kính trọng).
Chúng mình đi xem nhé! (nhé biểu thị thái độ thân mật, hàm ý hỏi).
- Các từ cảm thán: Đây là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc
của người nói: có thể dùng để gọi đáp (ơi, vâng, dạ…), có thể dùng để bộc lộ
cảm xúc vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi, tức giận (ôi, trời ơi, ô, ủa, ơ
kìa, hỡi ôi, eo ôi, ôi giời ôi, than ôi…).
b. Phân loại từ theo cấu tạo
b.1. Từ đơn
* Khái niệm
Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên.

17


* Phân loại
Trong tiếng Việt, từ đơn đơn âm chiếm đại đa số. Bên cạnh đó là các từ

đơn đa âm. Từ đơn đa âm có hai loại: từ đơn đa âm thuần Việt và từ đơn đa
âm vay mượn.
b.2. Từ láy
* Khái niệm
Là từ được cấu tạo theo phương thức láy, là phương thức lặp lại toàn bộ
hay bộ phận hình thức ngữ âm của một hình vị gốc để tạo ra một từ mới.
Ví dụ: Xinh => xinh xinh, đẹp => đẹp đẽ, luẩn => luẩn quẩn.
* Phân loại
Căn cứ vào số lần láy, người ta chia từ tiếng Việt thành từ láy đôi, từ
láy ba và từ láy tư.
- Từ láy đôi: Từ láy đôi có hai loại:
+ Láy hoàn toàn: Ví dụ: xanh xanh, xa xa, oang oang. Loại này có hai
dạng biến thể là láy toàn bộ có biến thanh (ví dụ: đu đủ, nhè nhẹ…) và láy
toàn bộ có biến thanh, vần (ví dụ: đèm đẹp, chan chát, rừng rực…).
+ Láy bộ phận: Ví dụ: dễ dãi, mập mạp, lò dò… Người ta chia từ láy bộ
phận thành láy âm và láy vần.
- Láy ba: Loại này trong tiếng Việt không nhiều. Ví dụ: sạch sành
sanh, tẻo tèo teo, cuống cuồng cuồng, khít khìn khịt, dửng dừng dưng…
- Láy tư: Là sản phẩm của lần láy thứ hai.
Khểnh => khấp khểnh => khấp kha khấp khểnh
b.3. Từ ghép
* Khái niệm
Là từ được cấu tạo theo phương thức ghép, là phương thức kết hợp hai
hoặc hơn hai hình vị lại với nhau để sản sinh ra một từ mới.
Ví dụ:

nhà + cửa => nhà cửa

18



* Phân loại
Từ ghép trong tiếng Việt chia thành hai loại lớn là từ ghép thực và từ
ghép hư.
- Từ ghép thực là từ ghép do hai hoặc hơn hai hình vị thực (là hình vị
có nghĩa từ vựng hoặc vốn có nghĩa từ vựng) kết hợp với nhau theo phương
thức ghép mà có (ví dụ: nhà cửa, xe đạp…). Từ ghép hư là từ ghép do hai
hoặc nhiều hơn hai hình vị hư (hình vị không có nghĩa từ vựng) kết hợp lại
với nhau theo phương thức ghép mà có (ví dụ: vì thế, cho nên, để cho, nếu...).
Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa các hình vị, người ta lại chia
từ ghép thực thành hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ là từ ghép trong đó giữa hai hình vị có mối quan
hệ chính phụ. Hình vị chỉ loại lớn là hình vị chính, đứng trước, và hình vị phụ
bổ sung ý nghĩa cho hình vị chính đứng sau. Từ ghép chính phụ có nhiều loại:
Loại có thành tố chính chỉ sự vật (mặt trời, tên lửa…), loại có thành tố chính
chỉ hoạt động ( ăn ý, ăn rộm…), loại có thành tố chính chỉ tính chất (tốt bụng,
vui tính…)
+ Từ ghép đẳng lập là từ ghép trong đó hình vị có quan hệ đẳng lập,
ngang hàng. Ví dụ: ông bà, mua sắm, tươi vui… Trong từ ghép đẳng lập, các
hình vị trong một từ phải cùng loại, phải đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
c. Phân loại từ theo phạm vi sử dụng
* Từ toàn dân
Từ vựng toàn dân là vốn từ dùng chung cho tất cả những người nói
tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau.
c.2. Từ địa phương
* Khái niệm
Là những lớp từ chỉ được sử dụng trong phạm vi một vùng miền và một
bộ phận dân cư có quan hệ nguồn gốc ở vùng miền đó. Từ địa phương có dự

19



×