Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Quản lý di sản văn hóa làng của người mường tỉnh hòa bình với phát triển du lịch (trường hợp xóm mỗ 2, xã bình thanh, huyện cao phong và xóm ải, xã phong phú, huyện tân lạc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.56 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
---------------------------------------------

Đỗ Thị Thanh Hƣơng

QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HOÁ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG
TỈNH HÒA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(TRƯỜNG HỢP XÓM MỖ 2, XÃ BÌNH THANH, HUYỆN CAO PHONG
VÀ XÓM ÂI, XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN TÅN LÄC)

Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý
v¨n hãa
M· sè: 93 19
042

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Chí Bền
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Phạm Lan Oanh


Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp ….
tại VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Số 32, Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa , Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi: … giờ …, ngày … tháng … năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa là tài sản của quá khứ được lưu truyền trong hiện
tại và tiếp nối ở tương lai. Di sản văn hóa luôn vận động và biến đổi
không ngừng trong đời sống xã hội. Điều đó đã đặt ra những thách
thức lớn cũng như những nhiệm vụ cấp thiết cho công tác quản lý di
sản văn hóa ở tất cả các địa phương trên cả nước. Có nhiều phương
thức để phát huy giá trị của DSVH, song du lịch được xem là một
trong những phương thức phù hợp, có hiệu quả.
Hòa Bình là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo
của các tộc người và nổi bật hơn cả là những giá trị văn hóa của cộng
đồng cư dân Mường. Quản lý văn hóa ở các cộng đồng dân tộc miền
núi phía Bắc nói chung và người Mường ở Hòa Bình nói riêng đang
nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Xu hướng gắn kết giữa bảo tồn di
sản văn hóa và phát triển du lịch là tất yếu . Phát triển DL Hòa Bình

mà điên hinh la ơ xóm Mỗ 2 và xóm Ải sẽ góp phần tích cực tạo nền
tảng và điều kiện cho phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý DSVH làng Mường
với phát triển du lịch ở Hòa Bình, nghiên cứu sinh thực hiện luận án:
Quản lý di sản văn hoá làng của người Mường tỉnh Hòa Bình với
phát triển du lịch (trường hợp xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao
Phong và xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) mong muốn góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa làng của người
Mường trong bối cảnh phát triển du lịch ở địa phương.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần vao nô lưc quản
lý DSVH làng cua người Mường ở xóm Mỗ

2, xóm Ải nói riêng,


người Mường ở tỉnh Hòa Bình nói chung trong bối cảnh phát triển
DL ở địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa làng gắn với
phát triển du lịch; Nhận diện di sản văn hóa làng của người Mường ở
Hòa Bình qua nghiên cứu 2 trường hợp đại diện; Phân tích, làm rõ
nhiệm vụ của các chủ thể quản lý di sản văn hóa làng của người
Mường; Đánh giá thực trạng quản lý di sản văn hóa làng của người
Mường với phát triển du lịch qua 2 trường hợp nghiên cứu. Trên cơ
sở đó, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất giải
pháp quản lý có hiệu quả di sản văn hóa làng của người Mường ở
Hòa Bình với phát triển du lịch.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng
quản lý di sản văn hóa làng của người Mường với phát triển du lịch
thông qua 2 trường hợp đại diện là xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện
Cao Phong và xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di sản văn
hóa làng, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển du lịch văn hóa tộc
người; Luận án tập trung nghiên cứu những DSVH tiêu biểu, đặc
trưng của làng Mường (không gian sống và kiến trúc nhà ở; ẩm thực;
trang phục; sản phẩm thủ công truyền thống; tín ngưỡng, phong
tục tập quán; nghệ thuật dân gian và lễ hội dân gian, trò chơi dân
gian) qua 2 trường hợp nghiên cứu đại diện đã được lựa chọn trong
đề tài; Làm rõ thực trạng quản lý di sản văn hóa làng của người
Mường với phát triển


du lịch hiện nay; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di
sản văn hóa làng của người Mường với phát triển du lịch hiện nay.
3.2.2. Phạm vi không gian
Nôi dung nghiên cứu chinh tâp trung ở xóm Ải , xã Phong Phú ,
huyện Tân Lạc và xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong , nơi
có đa số người Mường sinh sống , là một trong những điểm du lịch
hấp dẫn của đia phương.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu thực trạng quản lý di sản văn hóa làng của người
Mường ở Hòa Bình qua nghiên cứu trường hợp xóm Ải, xã Phong
Phú, huyện Tân Lạc và xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong
từ giai đoạn năm 2008 – thời điểm sáp nhập Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch và sáp nhập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình
đến nay (năm 2017).
4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đưa ra những câu hỏi nghiên cứu chính cần được lý giải
và làm sáng tỏ bao gồm: 1/. Tại sao việc quản lý DSVH làng của
người Mường lại trở nên cấp thiết? 2/. Giá trị DSVH làng của người
Mường có vai trò như thế nào đối với phát triển du lịch ở xóm Ải và
xóm Mỗ 2 – hai điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu của người Mường
ở tỉnh Hòa Bình? 3/. Làm thế nào để hoạt động quản lý DSVH làng
người Mường trở nên hiệu quả hơn khi gắn với phát triển du lịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để nhìn nhận đối tượng nghiên cứu. Dựa trên nền tảng Tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về văn hóa, DL, chính sách dân tộc, QLVH và DL.


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
tiếp cận liên ngành; Phương pháp điền dã dân tộc học văn hóa;
Phương pháp so sánh; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương
pháp thống kê; Phương pháp thu thập và xử lý thông tin; Phương
pháp nghiên cứu trường hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống về quản lý di sản
văn hóa làng của người Mường ở Hòa Bình; Luận án sau khi hoàn
thành sẽ góp phần hệ thống hóa lý thuyết quản lý di sản văn hóa với
phát triển du lịch; Luận án đề xuất các nhóm giải pháp bảo tồn và

phát huy di sản văn hóa của người Mường tỉnh Hòa Bình trong bối
cảnh hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những nghiên cứu về quản lý di sản và thực trạng quản lý di
sản văn hóa làng gắn với phát triển du lịch ở xóm Mỗ 2, xã Bình
Thanh, huyện Cao Phong và xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc,
có thể áp dụng vào điều kiện các xóm khác của người Mường ở tỉnh
Hòa Bình; Tư liệu của luận án sẽ giúp các nhà quản lý văn hóa, nhà
hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp cho sự phát
triển mà vẫn bảo tồn, giữ gìn được các giá trị văn hóa truyền thống
trong bối cảnh hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (14 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham
khảo (12 trang) và phụ lục (59 trang), luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu và cơ sở lý luận (27 trang).


Chương 2: Di sản văn hóa Mường tại xóm Mỗ 2 và xóm Ải (23
trang).
Chương 3: Thực trạng quản lý di sản văn hóa Mường với phát
triển du lịch ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải (42 trang).
Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
di sản văn hóa Mường với phát triển du lịch (24 trang).
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử vấn đề đã cho thấy người Mường và văn hóa
Mường Hòa Bình đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

trong một thời gian dài, đánh dấu bằng rất nhiều công trình có giá trị.
Tác giả luận án chia các công trình đã nghiên cứu liên quan tới đề tài
thành ba nhóm tài liệu:
- Những công trình nghiên cứu chung về người Mường và văn
hóa Mường;
- Những công trình nghiên cứu về những thành tố của văn hóa
Mường;
- Những đề án, công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc
thiểu số nói riêng trong mối quan hệ với phát triển du lịch.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đa phần tập trung đề cập tới
văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình dưới góc độ văn hóa dân gian,
văn hóa học, dân tộc học. Những công trình được soi chiếu dưới góc
độ quản lý văn hóa, đặc biệt là quản lý văn hóa làng gắn với phát
triển du lịch còn rất hiếm hoi và mờ nhạt.


1.2. Khái quát về đối tượng nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Khái quát về đối tượng nghiên cứu
Làng của người Mường là một thành tố quan trọng trong xã hội
Mường. Chính trong môi trường ấy rất nhiều di sản văn hóa có giá trị
đã được hình thành và bảo lưu. Bảo tồn được các làng truyền thống
cũng có thể xem là cách thức tốt nhất để lưu giữ di sản văn hóa tộc
người.
1.2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Khái quát về xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong:
thuộc khu vực mường Thàng cổ. Người Mường chiếm hơn gần 90%
tổng dân số toàn xóm. Nguồn thu nhập chủ yếu của người Mường ở
xóm Mỗ 2 vẫn từ nông nghiệp. Hiện nay, xóm Mỗ 2 được biết đến
ngày càng nhiều hơn thông qua hoạt động du lịch.

Khái quát về xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc: thuộc khu
vực mường Bi cổ. Xóm Ải có gần 90% người Mường. Nhờ có các
chính sách hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương trong việc bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
nên nhiều nét đẹp truyền thống của địa phương vẫn còn được giữ gìn.
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa làng
1.3.1. Các khái niệm cơ bản
1.3.1.1. Khái niệm di sản văn hóa, di sản văn hóa làng
Điều 1, Luật Di sản văn hóa đã quy định: “Di sản văn hóa bao
gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”.
Di sản văn hóa làng của người Mường bao gồm những phong
tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống được biểu hiện trên cả


phương diện vật thể và phi vật thể do người Mường sáng tạo ra trong
suốt quá trình lịch sử. Những di sản văn hóa đó gắn kết với nhau, tạo
nên đặc trưng riêng, độc đáo của làng Mường không bị pha trộn với
đơn vị lãnh thổ khác.
1.3.1.2. Khái niệm quản lý, quản lý di sản văn hóa làng
Quản lý là tác động đến con người để họ thực hiện, hoàn thành
những công việc được giao và để họ làm những điều bổ ích, có lợi.
Quản lý di sản văn hóa ở làng thể hiện trên hai phương diện:
quản lý nhà nước và cộng đồng tự quản về văn hóa.
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý di sản
văn hóa
Nhận thức của xã hội, đặc biệt là của các cấp quản lý; Hướng
dẫn chi tiết về quản lý di sản; Năng lực của tổ chức và cá nhân có

chức năng quản lý di sản; Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ
vào hoạt động quản lý di sản; Nguồn lực vật chất cho hoạt động quản
lý di sản; Lựa chọn phương thức tiếp cận thực hiện hoạt động quản lý
di sản; Khả năng liên kết các đối tượng có liên quan; Sự hỗ trợ của
các tổ chức.
1.4. Phát triển du lịch
1.4.1. Khái niệm du lịch
Luật Du lịch có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 ghi rõ: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.4.2. Phát triển du lịch bền vững
Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg đã thừa nhận văn hóa là
nhân tố quan trọng của phát triển bền vững. Theo đó, Hội nghị này
cũng cho rằng di sản văn hóa, sự đa dạng văn hóa, du lịch bền vững


và nghề thủ công truyền thống là những yếu tố cơ bản tác động tới
phát triển bền vững.
1.4.3. Sản phẩm du lịch
Theo khoản 10, điều 4, Luật Du lịch: “Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
trong chuyến đi du lịch”.
1.4.4. Các loại hình du lịch
Hiện nay có nhiều loại hình du lịch như là Du lịch mạo hiểm, Du
lịch nghiên cứu, Du lịch chữa bệnh.v.v..., nhưng gắn với đồng bào
Mường ở hai điểm nghiên cứu cũng như ở tỉnh Hòa Bình nói chung,
tiềm năng các di sản văn hóa thích hợp để triển khai hoạt động du lịch
bao gồm: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái.
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý di sản văn hóa với

phát triển du lịch
Nhận thức về vai trò của du lịch đối với hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị di sản ; Trình độ nhân thưc về các giá trị di sản văn
hóa của những người làm du lịch; Chính sách hỗ trợ trực tiếp từ du
lịch đối với công tác bảo tồn di sản ; Sự phối hợp giữa ngành du lịch
và văn hóa trong hoạt động phát triển du lịch ; Mưc đô tham gia của
cộng đồng trong hoạt động du lịch.
Tiểu kết
Trên cơ sở xác lập cơ sở lý luận , tác giả luận án đã nghiên cứu
và phân tích có hê thô ng các vấn đề lý luận về quản lý VH , quản lý
DSVH. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị DSVH với phát
triển DL là mối quan hệ biện chứng . Theo đó , DSVH là một trong
những yếu tố nền tảng cho phát triển DL với tư cách là tài nguyên DL
và hoạt động phát triển DL nếu được quản lý tốt sẽ góp phần tích cực
vào bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH.


Chƣơng 2
DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG
TẠI XÓM MỖ 2 VÀ XÓM ẢI
2.1. Di sản văn hóa vật thể
2.1.1. Không gian kiến trúc nhà ở
Nhà sàn là không gian quen thuộc, nơi hình thành và là không
gian tồn tại của nhiều giá trị văn hóa độc đáo, trong đó có những nghi
lễ mang đặc trưng văn hóa tộc người. Nhà sàn cũng là một tài sản lớn
đối với người Mường. Người Mường luôn quan niệm rằng việc dựng
nhà có thể đem đến điều lành và dữ đối với gia đình.
2.1.2. Trang phục
Phụ nữ Mường ở xóm Ải và xóm Mỗ 2 rất coi trọng trang phục
truyền thống. Một bộ trang phục của phụ nữ Mường gồm nhiều phần,

song cạp váy là điểm nhấn ấn tượng nhất trong bộ trang phục không
chỉ bởi giá trị về thẩm mỹ mà còn chứa đựng cả giá trị lịch sử.
2.1.3. Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống
Nghề dệt: Đây là một nghề sản xuất quan trọng, có vị trí hàng
đầu trong số các nghề thủ công truyền thống, trong đó người phụ nữ
đóng vai trò chủ yếu. Các sản phẩm dệt của phụ nữ Mường cũng
được đánh giá đạt đến độ tinh xảo, tạo ra nét văn hóa riêng, đặc sắc.
Nghề đan lát: Chất liệu mà người Mường sử dụng trong đan lát
là mây, tre, nứa, những loại cây có sẵn trong rừng và xung quanh các
xóm/làng. Nguyên liệu, kỹ thuật đan, sản phẩm, cách sử dụng, mối
quan hệ của các sản phẩm với phong tục và tín ngưỡng đã phần nào
thể hiện những nét đặc trưng của văn hóa tộc người.
2.1.4. Ẩm thực
Người Mường ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải biết cách chế biến các
nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cho hợp khẩu vị và bổ dưỡng.


Nhiều món ăn còn có tác dụng chữa bệnh, ngăn ngừa bệnh tật. Cao
hơn nữa, họ đã dần dần hình thành tập quán ăn uống mang bản sắc
riêng, song vẫn bảo lưu các yếu tố văn hóa cổ như tục làm bánh
chưng, bánh dày, thờ cơm nếp, cá nướng…
2.2. Di sản văn hóa phi vật thể
2.2.1. Tín ngưỡng
Ở xóm Ải và xóm Mỗ 2, người Mường lưu giữ trong đời sống
và các sinh hoạt tâm linh như: Tín ngưỡng thờ tổ tiên; Tín ngưỡng
thờ quả; Tín ngưỡng thờ Cây; Tín ngưỡng thờ nhân thần.
2.2.2. Phong tục tập quán
* Hôn nhân: Ðể dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi,
lễ bỏ trầu, lễ xin cưới, lễ cưới lần thứ nhất, lễ đón dâu. Trong ngày
cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục người gồm

đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới.
* Tang ma: Khi trong nhà có bố hoặc mẹ chết, con trai trưởng
cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia
đình nổi chiêng phát tang. Tang lễ do thầy mo chủ trì. Ông Mo có vai
trò trung gian, có khả năng giao tiếp với một thế giới khác - thế giới
của sức mạnh vô hình, thông qua hình thức cúng lễ. Hình thức chịu
tang của con cái trong nhà khá giống với người Kinh, tuy nhiên con
dâu, cháu dâu chịu tang ông bà, cha mẹ và có bộ trang phục riêng gọi
là bộ quạt ma.
2.2.3. Nghệ thuật dân gian
Tính độc đáo trong nghệ thuật dân gian của người Mường ở
xóm Ải và xóm Mỗ 2 được biểu hiện ở nhạc cụ trình diễn. Trong đó,
tiêu biểu nhất là cồng chiêng. Cùng với các nhạc cụ là những điệu
múa đặc trưng: Múa Sênh tiền; Múa Bông.


2.2.4. Lễ hội dân gian
Người Mường ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải cũng có nhiều ngày hội
khá phong phú như Sắc bùa, hội xuống đồng, hội cầu mưa (tháng 4),
lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới, lễ hội mùa xuân.
2.2.5. Trò chơi dân gian
Trò chơi có nhiều loại phù hợp với sở thích, cá tính khác nhau
của nhiều đối tượng người chơi. Có trò chơi rèn luyện cơ thể, mang
tính thể thao, đề cao tài năng, có trò chơi phát huy tính sáng tạo, trí
tuệ. Trong số các trò chơi dân gian của dân tộc Mường ở Hòa Bình
thì ném còn là trò chơi luôn tạo được cho người chơi và cả những
người xung quanh một cảm giác vô cùng hứng khởi.
Tiểu kết
Di sản văn hóa truyền thống của người Mường ở xóm Mỗ 2 và
xóm Ải trên phương diện văn hóa vật thể và phi vật thể đều chứa

đựng những giá trị độc đáo và đặc sắc. Những DSVH đó là minh
chứng sống động cho quá trình sáng tạo của người Mường trong suốt
chiều dài lịch sử. Trong chương 2 đã làm rõ những giá trị DSVH của
người Mường ở xóm Ải và xóm Mỗ 2. Những giá trị đó có nhiều nét
tương đồng với DSVH của người Mường ở Hòa Bình, song cũng
chứa đựng những đặc điểm riêng có của mỗi vùng Mường.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA LÀNG
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA NGƢỜI MƢỜNG
Ở XÓM MỖ 2 VÀ XÓM ẢI
3.1. Thực trạng khai thác giá trị di sản văn hóa phục vụ cho
phát triển du lịch ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải
Qua kết quả điều tra cho thấy không phải tất cả giá trị

DSVH

của người Mường ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải đều được khai thác để phát
triên DL. Một số DSVH cua ngươi Mường chưa đươc khai thac hoăc


môt sô giá trị mới chỉ được khai thác ở mức độ hạn chế phục vụ cho
phát triển DL.
3.2. Thực trạng quản lý di sản văn hóa làng
3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa làng
Thực trạng quản lý nhà nước về DSVH làng ở xóm Mỗ 2 và
xóm Ải được đánh giá trên cơ sở các nội dung sau: Xây dựng thể chế
chính sách; Xây dựng và sử dụng nguồn lực cho quản lý di sản văn
hóa; Kiện toàn tổ chức bộ máy.
3.2.2. Thực trạng tự quản của cộng đồng về di sản văn hóa
Hiệu quả quản lý DSVH làng ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải còn phụ

thuộc vào việc tự quản của cộng đồng về DSVH. Thực trạng đó biểu
hiện ở hai nội dung gồm: bảo tồn giá trị văn hóa và phát huy, sáng
tạo DSVH.
3.3.. Đánh giá chung
3.3.1. Kết quả đạt được
Qua nghiên cứu về thực trạng quản lý DSVH Mường trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là tại các điểm du lịch cộng đồng như xóm
Mỗ
2 và xóm Ải được thể hiện ở việc nhiều giá trị văn hóa đã được lưu
giữ và phục hồi; một số lớp đào tạo nâng cao trình độ năng lực trong
lĩnh vực văn hóa và du lịch được tổ chức;... đã góp phần tích cực vào
việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn, từ
đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý DSVH của ngươi
Mường ở Hòa Bình nói chung và ở xóm Mỗ 2, xóm Ải nói riêng.
3.3.2. Hạn chế
Công tác quản lý di sản với phát triển du lịch tại địa phương còn
mang tính thụ động, hình thức; Sự phối hợp giữa cơ quan chức năng,
chính quyền địa phương với nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa chưa hiệu quả như mong muốn; các hoạt động du lịch


tại xóm Mỗ 2 và xóm Ải mang tính chất kinh doanh tự phát; Sản
phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn đối với du khách; Đội ngũ nhân
lực phục vụ cho hoạt động du lịch thiếu kinh nghiệm; Công tác xã
hội còn gặp nhiều khó khăn; chất lượng cơ sở lưu trú còn thấp, chỉ
đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của khách du lịch; Công tác xúc tiến
quảng bá còn chưa chuyên nghiệp…
3.3.3. Nguyên nhân của thực trạng
Khó khăn về tài chính; Tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện, đội
ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm và hạn chế năng lực QLVH di sản

cũng như kiến thức về du lịch; Sự quan tâm của nhà nước và cộng
đồng trong vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của người Mường
vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi cấp bách trong bối cảnh
hiện nay; Cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý còn lỏng lẻo; Các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh phải đối mặt với sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
3.4. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý di sản văn hóa và
phát triển du lịch
Xã hội và đặc biệt là của các cấp quản lý chưa có nhận thức
đúng đắn và đầy đủ về vai trò của di sản đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội; Tình trạng các gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch chèo
kéo, tranh giành khách gây ra những phản ứng không tốt từ phía du
khách; số lượng cán bộ chuyên môn còn thiếu. Khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý di sản và xuc tiên quang
bá giá trị DSVH thông qua du lịch còn hạn chế , sản phẩm du lịch ở
xóm Ải và xóm Mỗ 2 vẫn chưa được biết đến rộng rãi.
Tiểu kết
Qua phân tích thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động du lịch đang
diễn ra một cách tương đối tự phát, chưa có chiến lược phát triển thực


sự phù hợp, đòi hỏi các cơ quan chức năng và chính quyền địa
phương phải tìm ra giải pháp khả thi hơn. Những kết quả khảo sát đã
khẳng định vai trò của không chỉ cơ quan quản lý nhà nước mà hơn
hết là của cả cộng đồng cư dân Mường ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải trong
công tác quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở địa phương.
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG
VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

4.1. Định hƣớng chung trong quản lý di sản văn hóa và phát
triển du lịch
Quản lý DSVH và phát triển du lịch là hai lĩnh vực có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Định hướng quản lý trong mỗi lĩnh vực sẽ trực
tiếp tác động đến lĩnh vực còn lại. Trong lĩnh vực quản lý DSVH,
tỉnh Hòa Bình xác định: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế. Phát
huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền
thống của các dân tộc. Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa
mới. Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ
văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế
với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.
Trong phát triển du lịch, với đặc điểm về nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn, phát triển du lịch ở Hòa Bình nói chung, xóm Mỗ
2 và xóm Ải nói riêng cần tập trung phát triển nhóm các sản phẩm du
lịch văn hoá chủ yếu như: Du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch
cộng đồng.


4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý di sản văn hóa
làng của ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình
4.2.1. Các giải pháp chung
4.2.1.1. Về cơ chế chính sách quản lý DSVH và phát triển du lịch
Phát huy giá trị của các DSVH phải luôn hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Mục tiêu phát
triển đó sẽ chỉ có thể được cụ thể hóa khi có sự tham gia chủ động,
tích cực và đồng thuận của cộng đồng. Quản lý DSVH cần chú trọng
khuyến khích xã hội hóa trong việc đầu tư phát triển du lịch, đầu tư
bảo tồn DSVH.

Phát triển du lịch cộng đồng là định hướng phát triển quan trọng
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người
Mường ở Hòa Bình.
4.2.1.2. Về phát triển nguồn nhân lực
Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch trong giai đoạn hiện
nay luôn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi nguồn
nhân lực phải có chất lượng cao hơn vì nguồn nhân lực chính là nhân
tố quyết định việc đảm bảo hài hòa mục tiêu văn hóa và kinh tế trong
quá trình quản lý.
Xây dựng chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên
nghiệp, có chất lượng trong lĩnh vực quản lý di sản và kinh doanh du
lịch để theo kịp mặt bằng chung của khu vực; Ưu tiên phát triển
nguồn nhân lực du lịch có trình độ về công tác tại địa phương, có
chính sách phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên phát triển lao
động là đồng bào dân tộc thiểu số.
4.2.1.3. Về công tác xã hội hóa
Cần kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tăng cường xúc tiến
đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn, bằng các nguồn vốn khác


nhau: Vốn chương trình mục tiêu hạ tầng du lịch, vốn ngân sách tỉnh,
vốn xã hội hóa... Có cơ chế khuyến khích, tạo hành lang pháp lý an
toàn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa
bàn tỉnh để họ cùng nhau phát triển.
4.2.1.4. Về liên kết vùng trong phát triển
Phối hợp với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc
nói chung và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên,
Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang) nói riêng xây dựng
chương trình phát triển du lịch dựa trên các lĩnh vực chủ yếu.
4.2.2. Các giải pháp cụ thể ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải

4.2.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
- Chính sách xã hội hóa quản lý di sản văn hóa và phát triển du
lịch: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực
quản lý di sản và phát triển du lịch tại xóm Mỗ 2 và xóm Ải. Sử dụng
các nguồn xã hội hóa để đầu tư, bảo vệ DSVH đã bị xuống cấp, mai
một và mất đi ở xóm Ải và xóm Mỗ 2 cần được đặc biệt chú trọng.
- Chính sách tôn vinh những nghệ nhân: Cần rà soát, thống kê,
từ đó có chính sách đãi ngộ, tôn vinh những nghệ nhân trên địa bàn
xóm Mỗ 2 và xóm Ải. Chính sách tôn vinh nghệ nhân sẽ giúp họ yên
tâm và yêu những giá trị dân tộc hơn, đồng thời truyền dạy cho thế hệ
sau những tri thức dân gian có giá trị.
- Cơ chế chính sách về đầu tư, phát triển du lịch: Để điểm du lịch
tại xóm Mỗ 2 và xóm Ải phát triển hiệu quả hơn, chính quyền địa
phương, cơ quan chức năng cần có chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng,
cân có một số chế độ ưu đãi nhăm khuyên khich các doanh nghiệp đưa
khách đến với các điểm du lịch cộng đồng tại xóm Mỗ 2 và xóm Ải.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Cần tổ chức các lớp
tập huấn nâng cao hiểu biết của đội ngũ cán bộ quản lý về văn hóa và


các lĩnh vực có liên quan ở tỉnh Hòa Bình, các đia phương, đăc biêt la
tại các những điểm du lịch cộng đồng , tiêu biểu như xóm Mỗ 2 và
xóm Ải những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về văn hóa và
về du lịch.
4.2.2.2. Nhóm giải pháp về phát huy năng lực quản lý di sản
văn hoá dân tộc Mường
- Hoàn thiên bộ máy quản lý: Phòng Văn hoá - Thông tin huyện
Cao Phong và Tân Lạc cần xác định chính xác chức năng nhiệm vụ
của mình. Tăng cường quyền hạn cho bộ máy quản lý, đảm bảo hiệu
lực quản lý nhà nước trong thực thi chức năng nhiệm vụ đối với vấn

đề quản lý DSVH của người Mường ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải. Bên
cạnh đó, chính quyền địa phương cần nhanh chóng kiện toàn Ban
quản lý hoạt động du lịch ở xóm Ải và xóm Mỗ 2 vì đó chính là đơn
vị quản lý trực tiếp và gần gũi nhất với cộng đồng.
- Đội ngũ cán bộ quản lý: Cần bổ sung biên chế cán bộ QLVH,
DL cho cơ sở để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý DSVH trên địa
bàn tỉnh noi chung va ơ xóm Ải , xóm Mỗ 2 nói riêng để hỗ trợ cho
hoạt động QLVH, quản lý DL phục vụ tốt nhiệm vụ quản lý DSVH
trong phát triển DL tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện.
4.2.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước: Bên cạnh việc
tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan tới lĩnh vực quản lý di
sản và phát triển du lịch, cần cần lồng ghép các vấn đề đang vướng
mắc trong thực tế để cùng thảo luận đưa ra hướng giải quyết tối ưu
nhất.
- Đối với cộng đồng: Cần đặc biệt chú ý tới công tác giáo dục,
nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của người dân ở xóm Ải và
xóm Mỗ 2 trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Nội dung
của các chương trình giáo dục phải mang tính chất thiết thực, đơn


giản, gần gũi và liên quan trực tiếp đến quá trình bảo tồn văn hóa dân
tộc cũng như phát huy những giá trị ấy thông qua hoạt động du lịch.
- Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: Tham gia xây dựng
tour, tuyến, chương trình du lịch, xây dựng ấn phẩm quảng bá tuyên
truyền, tham gia hỗ trợ nhà dân hoàn thiện nâng cao cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ khách
4.2.2.4. Nhóm giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong
quản lý DSVH và phát triển du lịch
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý

di sản văn hóa: đề cao sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ trong hoạt
động quản lý và huy động một cách tối đa sự đóng góp và chung tay
của cộng đồng vào quá trình bảo tồn , phát huy cac gia tri DSVH
trong mối liên hệ với phát triển du lịch.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch: Nâng cao nhận thức của cộng đồng người Mường ở xóm Mỗ 2
và xóm Ải về trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ các giá trị DSVH
của dân tộc; Xây dựng chính sách hợp lý để đảm bảo nguồn kinh phí
tái đầu tư cho các dịch vụ du lịch; Xây dựng một số mô hình và cơ
chế cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng người
Mường ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải tham gia vào hoạt động phát triển mô
hình du lịch cộng đồng như : hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi,
đào tạo kỹ năng dịch vụ du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch.
4.2.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan
quản lý nhà nước về văn hóa với cộng đồng trong quản lý DSVH
làng với phát triển du lịch
- Cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở
hạ tầng tại xóm Mỗ 2 và xóm Ải, tạo điều kiện thuận lợi để cộng
đồng người Mường được tham gia vào hoạt động quản lý DSVH và
phát triển


các dịch vụ DL. Đây là điều kiện khuyến khích người dân tự nguyện
và nhiệt tình tham gia vào quản lý DSVH và phát triển sản phẩm DL.
- Đảm bảo nguồn thu nhập từ du có thể hỗ trợ cộng đồng và
hoạt động quản lý DSVH làng của người Mường ở xóm Ải và xóm
Mỗ 2. Đây được xem là vấn đề quan trọng để hỗ trợ cho hoạt động
quản lý DSVH và phát triển DL bền vững.
4.2.2.6. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch
- Tăng cường xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch: Tuyên

truyền trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng; Phát hành các ấn
phẩm có nội dung thông tin phong phú về du lịch Hòa Bình để giới
thiệu tới khách du lịch; Phát hành các bộ phim, ảnh tư liệu về lịch sử,
các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, những khả năng và cơ hội
đầu tư phát triển du lịch; Xây dựng một số quầy thông tin tại các địa
điểm du lịch cộng đồng dân tộc để du khách có thể lựa chọn cho
mình điểm đến du lịch phù hợp.
-. Phát triển du lịch cộng đồng: Phát triển du lịch cộng đồng ở
xóm Mỗ 2 và xóm Ải cần có sự gắn kết với các DSVH độc đáo của
người Mường: Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa nhà sàn và thưởng
thức văn hóa ẩm thực; tham quan nghề truyền thống; tìm hiểu các
nhạc cụ và nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu của người Mường.
4.2.2.7. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng du lịch: Du lịch
Hòa Bình cần nâng cao chất lượng buồng lưu trú để làm cơ sở đưa
mặt bằng giá lên cao; đa dạng hoá hơn nữa, nâng cao chất lượng và
chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ khách du lịch như:
vui chơi giải trí; đồ lưu niệm, các khu thể thao, dịch vụ thương mại
nhằm kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách.
4.2.2.8. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa
ngành Văn hóa, Du lịch với các ngành và tổ chức liên quan: Văn hóa
là lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành nghề trong xã hội

. Do vậy ,


hiệu quả quản lý DSVH ngươi Mường ở xóm Mỗ 2 và xóm Ải trong
mối quan hệ với phát triển du lịch phụ thuộc vào sự hợp tác giữa
ngành Văn hóa, Du lịch với các ngành liên quan như: giao thông, xây
dựng đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn…trong việc khai
thác tài nguyên, bảo vệ môi trường cảnh quan, tạo điều kiện thuận lợi

cho phát triển du lịch. Những giải pháp cụ thể như sau:
- Hợp tác trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
văn hóa thông qua du lịch: Xây dựng cơ chế để đảm bảo hỗ trợ cộng
đồng và hoạt động bảo tồn các giá trị DSVH của người Mường cũng
như tái đầu tư phát triển du lịch. Đây là giải pháp rất quan trọng để
hỗ trợ cho hoạt động quản lý DSVH dân tộc và phát triển du lịch bền
vững. Hợp tác trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
văn hóa thông qua du lịch phải được thực hiện đồng bộ và chặt chẽ từ
xóm, xã, huyện và có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn.
- Hợp tác trong khai thác các giá trị di sản văn hóa cho phát
triển du lịch: Phối hợp khảo sát , điều tra để nắm bắt nhu cầu sản
phẩm du lịch văn hóa; Biên soạn tài liệu thuyết minh về giá trị DSVH
ngươi Mường và tổ chức tập huấn cho đội

ngũ hướng dẫn viên du

lịch tại điểm du lịch;
- Nâng cao hiệu quả đóng góp và hỗ trợ của du lịch đối với hoạt
động bảo tồn và phát huy DSVH làng của người Mường: Có cơ chế
tài chính nhằm đảm bảo một phần thu nhập nhất định từ du lịch ở
xóm Mỗ 2 và xóm Ải được trực tiếp sử dụng cho bảo tồn và phát huy
DSVH làng.
4.2.2.9. Nhóm giải pháp về kết hợp liên vùng, trong phát triển
du lịch
Với điều kiện địa lý, tự nhiên và kho tàng tài nguyên nhân văn
phong phú, có thể đề xuất một số tour du lịch liên kết xóm Ải và xóm


Mỗ 2 với các điểm du lịch khác trên địa bàn tình như sau: 1/. Hà Nội
– Thủy điện Hòa Bình – lòng hồ Hòa Bình – xóm Mỗ 2 – bảo tàng

không gian văn hóa Mường; 2/. Hà Nội – thủy điện Hòa Bình - Bản
Lác Mai Châu – xóm Ải.
Tiểu kết
Nội dung chương 4 tâp trung vao nghiên cưu những đinh hương
và đưa ra giải pháp chung cũng như những giải pháp cụ thể nhăm
nâng cao hiêu qua quản lý DSVH của người Mường ở xóm Mỗ 2 và
xóm Ải găn vơi hoat đông với phat triên DL.
KẾT LUẬN
Văn hóa với tất cả các thành tố của nó luôn giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong đời sống văn hóa – xã
hội. Văn hóa không những là động lực, mục tiêu cho sự phát triển mà
còn đòi hỏi một số cơ chế, chính sách bảo đảm cho kinh tế và văn
hoá phát triển song hành nhằm tạo nên sự phát triển đồng bộ.
Đề tài luận án Quản lý di sản văn hoá làng của người Mường
tỉnh Hòa Bình với phát triển du lịch (trường hợp xóm Mỗ 2, xã Bình
Thanh, huyện Cao Phong và xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc)
tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công
tác quản lý DSVH làng Mường ở Hòa Bình thông qua nghiên cứu
trường hợp xóm Ải và xóm Mỗ 2, là hai điểm du lịch cộng đồng tiêu
biểu của người Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, quản lý
DSVH sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi DSVH được đặt trong mối
quan hệ với phát triển du lịch.
Dựa vào kết quả nghiên cứu về quản lý DSVH làng của người
Mường ở Hòa Bình có thể đưa ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Nghiên cứu về văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình đang được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Điều này được thể hiện ở hệ thống


công trình nghiên cứu có giá trị. Mặc dù vậy, những nghiên cứu về
quản lý di sản văn hóa làng của người Mường vẫn còn mờ nhạt, chưa

được quan tâm đúng mức, những nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa
nhiều. Nghiên cứu sinh đã hệ thống hóa và cung cấp các khái niệm
liên quan đến vấn đề quản lý văn hóa, quản lý di sản văn hóa
làng,.v.v, để có thể giải quyết những nội dung nghiên cứu. Luận án
đã xác định rõ vai trò của nhà nước và cộng đồng trong bảo tồn di sản
văn hóa, qua đó cũng khẳng định cơ chế phối hợp giữa nhà nước và
cộng đồng tự quản là yếu tố quyết định tới hiệu quả quản lý di sản
văn hóa làng của người Mường trong bối cảnh hiện nay.
2. Quản lý di sản văn hóa là một lĩnh vực lớn được tỉnh Hòa
Bình ngày càng quan tâm. Du lịch được xác định là ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh. Những giá trị văn hóa truyền thống của người
Mường đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho du lịch địa
phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch với tư cách là
một ngành kinh tế, đồng thời cũng có mối quan hệ biện chứng với
văn hóa. Chính vì vậy, nếu xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp
thì du lịch có thể hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản lý DSVH.
- Hòa Bình có nhiều dân tôc anh em sinh sống nhưng với 63%
dân số , người Mường đã tạo ra một kho tàng DSVH vô cùng phong
phú và sắc. Bên cạnh tài nguyên nhân văn, Hòa Bình cũng còn nhiều
xóm, làng nguyên sơ, mang nhiều đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song, trong nhiều năm
trở lại đây, quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và quản lý di sản
văn hóa dân tộc nói riêng đang ngày càng được quan tâm.
3. Trên cơ sở quan sát và dựa vào kết quả điều tra xã hội học tại
địa bàn xóm Ải và xóm Mỗ 2, tác giả luận án nhận thấy: một mặt, du
lịch được xem như một phương pháp hiệu quả để bảo tồn di sản văn


hóa truyền thống của người Mường. Mặt khác, phát triển du lịch
cũng là mục tiêu gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội, nâng

cao dân trí, tạo điều kiện để người dân có cơ hội tiếp cận với giá trị
mới, những tiến bộ và văn minh nhân loại. Du lịch đã có những tác
động tích cực đến đời sống của người dân song, cũng có thể gây ra
những hệ quả làm biến đổi giá trị văn hóa truyền thống.
4. Vấn đề xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch chưa được chú
trọng. Đối với phát triển du lịch, bất kể sản phẩm nào muốn tồn tại và
phát triển được “thương hiệu” phải luôn khẳng định được giá trị và
tính độc đáo của mình, đây là thách thức không chỉ đối với du lịch
cộng đồng ở Hòa Bình. Thực tế đó đòi hỏi chính quyền địa phương,
cơ quan chuyên môn phải có chiến lược xúc tiến và quảng bá sản
phẩm du lịch. Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức cho cộng đồng cũng
phải được chú trọng. Khai thác đi đôi với bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa đó cũng sẽ tạo thành động lực to lớn để phát triển kinh
tế, cải thiện đời sống nhân dân.
5. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lich tỉnh Hòa Bình
giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Hòa Bình đã
xác định rõ du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn kinh doanh có hiệu
quả, thu hút nhiều lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển với quan điểm
phát triển du lịch có trọng điểm, kế thừa và khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên để tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Đặc
biệt, mục tiêu quan trọng nhất trong phát triển du lịch Hòa Bình thời
gian tới gắn chặt với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc. Du lịch càng phát triển thì bản sắc văn hóa dân tộc càng cần
được gìn giữ và phát huy.
Mặc dù có tiềm năng, song thực tế những năm qua cho thấy du
lịch Hòa Bình phát triển chưa tương xứng. Vấn đề phát huy giá trị
văn



×