Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh phú thọ giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====

ĐOÀN THỊ PHƯỢNG

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Vi Thị Lại

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong qua trình thực hiện khóa luận ngoài sự cố gắng của bản thân, em
còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thạc sĩ Vi Thị
Lại đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị đã giảng dạy
và hướng dẫn em trong suốt thời gian qua, tạo điệu kiện cho em hoàn thành
khóa luận này.
Với điều kiện thời gian và kiến thức của bản thân nên khóa luận khó
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình em nghiên cứu.


Em kính mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Đoàn Thị Phượng


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh với đề tài
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay” được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ThS Vi Thị Lại. tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
các nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa
được công bố trong các công trình khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Đoàn Thị Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chương 1. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NHÂN DÂN ................................................................................... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 6
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân .................................................................................................... 14
Chương 2. CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN Ở TỈNH

PHÚ THỌ HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH ........ 29
2.1. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân ở tỉnh phú thọ hiện nay ..................................................... 29
2.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ hiện nay36
2.3. Một số giải pháp Chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân tỉnh phú thọ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ........... 52
KẾT LUẬN ............................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 59


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn hướng tới một Chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng đó là làm
sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Điều đó đã
trở thành hoài bão, là mục tiêu động lực chiến đấu kiên cường và bất khuất
của Người. Người cho rằng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý
trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta. Trước tiên để
phát triển con người toàn diện thì cần phải có một sức khỏe tốt, nếu không có
một thể lực mạnh khỏe thì khó có thể làm được việc gì. Hồ Chí minh cũng đã
rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “ mỗi người dân yếu ớt,
tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe.
Dân cường thì nước thịnh” [11, tr.143].
Chính vì lẽ đó, Người rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Ngay sau cách mạng tháng tám thành công, ngày 27-3-1946, người ký
sắc lệnh số 38 thiết lập nha thanh niên và thể thao trung ương, đồng thời
người viết bài: “sức khỏe và thể dục”. Từ năm 1947-1967, người có 25 bài và
thư gửi ngành y tế và thương binh, xã hội, chỉ ra những tư tưởng cơ bản về
điều trị thương, bệnh binh, kết hợp quân dân y, kết hợp đông y và tây y và

công tác khác của ngành y tế.
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân kể từ khi ra đời đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mang tầm vóc thời
đại. Trong bối cảnh đất nước ta ngày càng tham gia hội nhập giao lưu quốc tế
sâu, rộng đặc biệt là thành viên của các tổ chức hàng đầu thế giới như WTO,
WHO .... tham gia các diễn đàn hội nghị của thế giới và khu vực về vấn đề y
tế đã tạo tiền đề cho sự phát triển ngành y học nước nhà nói chung và công tác

1


chăm sóc sức khỏe nhân dân nói riêng. Hơn nữa vấn đề chăm sóc sức khỏe
cho người dân đang là mối quan tâm của xã hội hiện nay, toàn Đảng toàn dân
ta luôn quan tâm chú ý đến vấn đề này và được thể hiện nhất quán trong nghị
quyết trung ương khóa VII là: “sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm
của cộng đồng và mỗi người dân, trách nhiệm của Đảng, của chính quyền”.
Trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn
2001 – 2010 có đưa ra mục tiêu chung là phấn đấu để mọi người dân được
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an
toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể
lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại
mới càng trở nên cần thiết. Qua đó, góp phần đào tạo đội ngũ “thế hệ cách
mạng cho đời sau” [18, tr.510] khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần phục vụ sự
nghiệp phát triển đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa
nước ta “sánh ngang với các cường quốc năm châu” như Người hằng mong
muốn. Đặc biệt là trong giai đoạn cả nước đang phấn đấu đến năm 2020 xây
dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy vấn đề sức khỏe toàn
dân đặc biêt được quan tâm nhằm phát triển và tạo ra nguồn nhân lực dồi dào,

góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phú Thọ là tỉnh có vị trí và vai trò quan trọng, nằm ở khu vực có tiềm
năng phát triển cao, kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đây
chính là nhân tố giúp phát triển kinh tế, chính trị của tỉnh về y tế trong thời
gian qua công tác đầu tư cho phát triển ngành y ở tỉnh Phú Thọ có nhiều
chuyển biến rõ rệt nhất là cơ sở vật chất trang thiết bị, tinh thần phục vụ
người bệnh của cán bộ y bác sĩ ngày một chu đáo, nhiệt tình tận tâm... Tuy
nhiên một số nơi về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn nhiều hạn chế

2


như trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ chưa được đồng đều, việc sử
dụng trang thiết bị vật tư máy móc trong công tác khám chữa bệnh còn nhiều
hạn chế... Từ thực tế đó cần phải tiếp thu thêm tư tưởng qua điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về vận dụng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh
Phú Thọ một cách có hiệu quả. Từ lí do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ
trong giai đoạn hiện nay” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về
vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, về vấn đề phát triển công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như:
2.1. Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân.
Phạm Mạnh Hùng (2015), tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phan Thanh Khôi (1997), tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về bảo vệ sức khoẻ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trần Quang Nhiếp (1997), Chủ tịch Hồ Chí Minh với chǎm sóc sức

khoẻ của nhân dân, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Vǎn Tài (1997), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn vệ sinh,
bảo vệ sức khoẻ con người, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2.2. Các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đặng Dũng Chí (1997), Hồ Chí Minh với vấn đề phòng bệnh và chữa
bệnh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Từ Thanh Chương (1997), ngành y tế với cuộc vận động học tập và làm
theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3


Đỗ Nguyên Phương (2015), “một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát
triển ở việt nam” theo giadinh.net.vn.
Hà Vǎn Thầm (1997), Giữ gìn và bồi dưỡng sức khỏe của dân tộc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Trang (1997), Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Võ Vǎn Vinh (1997), Phương châm "phòng bệnh là chính" nhớ lại và
suy nghĩ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận và nghiên cứu
vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nhiều góc độ, nhiều địa phương khác
nhau nhưng cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
độc lập về vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ theo tư tưởng
Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả thu được của
các công trình nghiên cứu trên em mong muốn đi sâu để tìm hiểu rõ hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự vận dụng
tư tưởng đó vào việc chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ trong giai
đoạn hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chăm sóc sức khỏe
nhân dân, vận dụng tư tưởng đó vào việc thực hiện công tác chăm lo sức khỏe
nhân dân tỉnh Phú Thọ
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Một là, làm rõ các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hai là, phân tích thực trạng của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở
tỉnh Phú Thọ hiện nay.

4


Ba là, đề xuất lên một số giải pháp Chủ yếu nhằm nâng cao công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
Về không gian: Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh
Phú Thọ.
Về thời gian: Từ năm 2010 – 2017.
5. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và phương pháp duy vật lịch sử.

Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic, kết hợp với việc nghiên cứu lí luận, khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng
hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 2 chương, 6 tiết.

5


Chương 1
TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm sức khỏe
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến con người đặc biệt là
vấn đề sức khỏe, từ nỗi quan tâm ấy Người đã tiếp cận đến tinh thần Mác xít
về con người, bản chất của con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một
thực thể xã hội, vì vậy việc chăm lo sức khỏe cho con người phải bằng cả biện
pháp vật chất và biện pháp tinh thần. Người nói: “làm thế nào cho đời sống
của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [15,
tr.512]. Trên cơ sở kế thừa hệ tư tưởng đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đưa
ra tư tưởng của mình về sức khỏe Người định nghĩa: “Sức khỏe là một tình
trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ
là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”. Người nói: “ngày nào cũng
tập thể dục thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”
[12, tr.212]. Tinh thần đầy đủ tức là khí chất sung mãn, năng động, hăng hái,
dẻo dai, linh hoạt. Sức khỏe của thể chất và sức khỏe của tinh thần hợp thành
sức khỏe của con người. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe của
con người không chỉ là sức mạnh về cơ bắp mà còn có sự dẻo dai, linh hoạt

của hệ thần kinh, của ý chí và nghị lực.
Quan niệm về sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính hiện đại.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng cho rằng sức khoẻ phải là một trạng thái
hoàn toàn thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh sức khỏe bao gồm sự lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần Người coi
đây là một nhân tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự

6


nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: “giữ gìn dân Chủ, xây dựng nước nhà, gây
đời sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe mới thành công” [12, tr.212]. Người
nói: “mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, dân cường thì nước mạnh”
[13, tr.143].
Hồ Chí Minh luôn coi sức khỏe của con người là yếu tố rất quan trọng
đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, là tài sản quý báu, là hạnh phúc của mỗi
người. Người từng nói: ở đời không ốm đau chính là tiên thật sự. Không chỉ
có vậy, sức khỏe con người còn là yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống
của cả cộng đồng nó còn là một trong những yếu tố tiền đề ảnh hưởng to lớn
đối với sự nghiệp xây dựng nước nhà giàu mạnh và hưng thịnh. Trong thời kỳ
lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm
bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến
càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công” [12, tr.212]. Điều này
nói lên rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã đánh giá rất cao tầm quan
trọng của sức khỏe đối với mỗi con người, chính vì vậy Đảng Chính phủ và
quần chúng nhân dân vẫn luôn sống và học tập theo các tư tưởng của Người
về sức khỏe, để có được một sức khỏe tốt đảm bảo công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước, đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp.
1.1.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định sức khoẻ là vốn quý nhất của con
người vì vậy công tác chăm sóc sức khỏe là quan trọng nhất, nó là tiền đề cho
sự phát triển của một cá nhân, gia đình và của toàn xã hội. Con người khoẻ
mạnh mới có điều kiện học tập và làm việc tốt. Mọi người đều khoẻ mạnh thì
cả dân tộc mới có điều kiện để giữ gìn độc lập và phát triển. Chính vì lẽ đó
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được Người đặc biệt quan tâm. Theo
Người phải xem chăm sóc sức khỏe là góp phần tạo ra của cải xã hội chứ

7


không phải là một công việc chỉ tiêu tốn của cải xã hội. Công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân là vô cùng quan trọng bởi có khỏe về thể xác và khỏe về
tinh thần thì quần chúng nhân dân khi ấy mới đem hết khả năng của mình ra
để cống hiến, để phát triển đất nước. Người đã từng nói: “sức khỏe của cán bộ
và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe
đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”
[12, tr.212]. Vì vậy dù là thời chiến hay thời bình thì Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã rất coi trọng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Người cho rằng: "Sức
khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có ăn" [13, tr.96].
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khỏe không chỉ là tài sản cá nhân mà
còn là tài sản chung của cộng đồng, có mối quan hệ mật thiết đến vận mệnh
của quốc gia, dân tộc Người nhấn mạnh việc chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước hết là trách nhiệm của mỗi
cá nhân, mỗi người tự chăm sóc sức khỏe của mình không chỉ vì mục đích
cá nhân mà còn có mục đích vì đất nước, ngoài việc tự chăm sóc sức khỏe,
mỗi người dân còn phải có nghĩa vụ tham gia các hoạt động chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Đồng thời, người còn chỉ ra ích lợi của việc luyện tập thể
dục đối với mỗi người “vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn
phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì.

Gái, trai, già, trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập
thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe” [12, tr.212].
Khi sức khoẻ bao gồm cả về thân thể lẫn tinh thần, thì sự chǎm lo đến con
người nói chung và vì sức khoẻ nói riêng phải bằng cả những biện pháp vật
chất cũng như tinh thần. Do đó, Người cǎn dặn: "Người thầy thuốc chẳng
những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những
người ốm yếu" [13, tr.395].

8


Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc luyện tập thể dục thể thao. Người
coi đây là biện pháp tiện lợi, dễ làm, có hiệu quả ai ai cũng làm được và có
tác dụng to lớn đối với việc nâng cao thể lực, bảo vệ sức khỏe của con người,
phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giành, giữ, bảo vệ và phát triển đất nước.
Người nhấn mạnh: “Muốn giữ gìn sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục,
thể thao” [17, tr.116]

Bác Hồ cũng thường tập võ dân tộc. Bác còn hướng dẫn các cán
bộ, chiến sỹ cách đánh cận chiến của võ tay không chống trả đối
phương có kiếm, thương và súng.
Theo Người, việc tập thể dục, thể thao thường xuyên với những loại
hình và phương pháp thích hợp sẽ giúp con người luôn dẻo dai về sức khỏe,
sảng khoái về tinh thần, luôn năng động, hăng hái, ham học, ham làm. Trong
tư tưởng của Người việc luyện tập thể dục thể thao không phải là thứ tiêu

9


khiển dành riêng cho những kẻ nhàn rỗi thể dục làm thú tiêu khiển mà nó còn

trở thành một hoạt động chung của quần chúng nhân dân nhằm nâng cao sức
khỏe. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhân tố quyết định thắng lợi
của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Người vẫn thường xuyên nhắc
nhở các cán bộ của Đảng, nhà nước, các đồng chí chỉ huy quân đội, các cán
bộ y tế phải quan tâm chăm sóc sức khỏe cho cụ già, cho trẻ em, cho người
nghèo ở vùng xa xôi, hẻo lánh, cho bộ đội và thương binh.
Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y học dự phòng. Người nói “Phòng bệnh
cũng cần thiết như chữa bệnh”. Có lúc Người còn nói “Phòng bệnh hơn trị
bệnh” [15, tr.145]. Tư tưởng về y học dự phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
toàn diện. Để chống lại bệnh tật, ốm đau, Người đặc biệt quan tâm từ những
vấn đề rất nhỏ về vệ sinh môi trường như nước sạch, diệt ruồi, muỗi. Người
nhấn mạnh “Vệ sinh là yêu nước” ở đây khái niệm “vệ sinh” của Người bao
hàm rất rộng, rất đầy đủ. Người thường xuyên nhắc nhở toàn dân phải giữ gìn
vệ sinh.
Chăm sóc sức khỏe là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật,
thương tích và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người. Chăm sóc sức
khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa,
điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Nó
đề cập đến những việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ
cấp và chăm sóc thứ 3, cũng như trong y tế công cộng. Chăm sóc sức khỏe
thông thường được coi như là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc
nâng cao sức khoẻ tổng quát và hạnh phúc của mọi người trên khắp thế giới.
Chăm sóc sức khỏe là chăm sóc sức khỏe thiết yếu, bằng các phương pháp và
kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người, mọi gia
đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia, với mức chi

10



phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy được tính tự
lực, tự quyết của mọi người dân. Những chăm sóc thiết yếu chính là những
chăm sóc cơ bản cho sức khỏe, có thể tới được mọi người dân, nơi họ đang
sinh sống, phù hợp với nền kinh tế của người dân, của đất nước và được
người dân chấp nhận, tích cực tham gia. Nội dung chăm sóc sức khỏe cần
được thay đổi theo thời gian, thay đổi theo hoàn cảnh để phù hợp với tình
hình sức khỏe kinh tế, xã hội của nhân dân, địa phương và Nhà nước.
1.1.3 Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Người đã để lại cho chúng ta những tư
tưởng, tư tưởng vô cùng sâu sắc, phong phú về y học, y tế, sức khoẻ, cũng
như công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chính bản thân Người là tấm
gương sáng về tự rèn luyện chăm sóc sức khỏe. Tư tưởng, tư tưởng về chăm
sóc sức khỏe nhân dân của Người có ý nghĩa định hướng cho việc phát triển
một nền y học Việt Nam hiện đại. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phải gắn
liền với xây dựng đời sống mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra các tư tưởng
của mình về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thứ nhất, từ quan niệm sức khỏe bao gồm sự lành mạnh cả về thể xác
lẫn tinh thần Từ quan niệm đó Người chỉ rõ công tác chăm sóc sức khỏe cho
con người phải đảm bảo cho cả phương diện thể chất và tinh thần, phải “Làm
thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui
mạnh hơn” [15, tr.512] và “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu
chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” [11, tr
395].

11


Thăm Bệnh xá Vân Đình (1963), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ
bệnh xá thực hiện “Lương y như từ mẫu”.

Trong quan niệm của Người thì chăm sóc sức khỏe của con người phải
là chăm sóc cả về mặt thể chất và tinh thần con người ta khỏe về thể chất
mạnh về tinh thần đầu óc thông thoáng không vướng bận khi ấy mới có thể
làm việc hiệu quả.
Thứ hai, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phải gắn liền với xây dựng
đời sống mới, trong sinh hoạt, ăn, ở, phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, điều đó
đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân, gia đình và cộng đồng,
“Sạch sẽ tức là một phần của đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm. Sức khỏe
thì làm được việc, làm được việc thì có ăn”[13, tr.96]. Theo Người dù mình
còn nghèo còn khó khăn nhưng không vì thế mà mình không ăn ở sạch sẽ đặc
biệt về vệ sinh môi trường như nước sạch, vệ sinh, diệt ruồi, muỗi. Người
nhấn mạnh “Vệ sinh là yêu nước” giữ gìn môi trường xuang quanh sạch sẽ
làm cho không khí trong lành khi ấy tinh thần thoải mái nhẹ nhàng làm việc gì
cũng thấy thuận hơn nữa môi trường có sạch sẽ không cho dịch bệnh phát
triển từ đó đảm bảo cho cuộc sống cho mọi người xung quanh.

12


Thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vấn đề y đức, tức là
đức tính cao cả và trọng trách của người thầy thuốc trong việc chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân một cách vô điều kiện. Đó là một nhiệm vụ cao cả của
người thầy thuốc và ngành y tế, cần được gìn giữ, phát huy: “Luôn luôn ghi
nhớ rằng người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết
sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe
của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống
Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn” [19, tr.36]. Cán bộ y tế phải giúp đồng
bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân
dân ta. Người khuyến khích “người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo
được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y

tế tiến bộ mau chóng hơn thì sẽ được trọng thưởng” [13, tr.396]. Để từ đó
đảm bảo công tác bảo vệ chăm sóc và chữa trị cho quần chúng để quần chúng
yên tâm xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ tư, muốn làm thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân phải đảm bảo về cơ sở vật chất kĩ thuật và làm tốt công tác y học dự,
“Phòng bệnh cũng cần thiết như chữa bệnh”, thậm chí “Phòng bệnh hơn trị
bệnh” [15, tr.145]. là một phương châm cơ bản của việc bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân, một phương châm của Y học dự phòng mà Hồ Chí
Minh đã chỉ ra cho y tế Việt Nam và toàn dân ta cần phải thực hiện triệt để.
Như vậy công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được Người quan tâm
đặc biệt và được đặt lên hàng đầu vì có sức khỏe thì mới có thể làm tốt công
việc, quan niệm của Người về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mang
tính thời đại mà đến ngày nay Đảng nhà nước ta đang thực hiện từ đầu tư cơ
sở vật chất cho ngành y có hàng loạt các chính sách, nghị quyết phát triển
ngành y tế. Việc đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới càng trở nên cần thiết, có ý nghĩa sâu

13


sắc, góp phần nâng cao thể chất con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước nhanh và bền vững.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân
1.2.1. Về vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngay từ buổi đầu của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhận thức được vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe đối với
mỗi con người, cũng như sự nghiệp "kháng chiến kiến quốc". Theo Người, ở
mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc đều cần đến sức khỏe, có sức khỏe là có tất

cả, sức khỏe không chỉ cần cho mỗi cá nhân mà cho cả quốc gia, dân tộc.
Trên cơ sở hiểu một cách đúng đắn về sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định vai trò của sức khỏe và vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
trong thời chiến cũng như thời bình “Dân cường thì nước thịnh” [12, tr.212].
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và
quyền được sống là quyền cao nhất của con người và vấn đề sức khỏe là yếu
tố quan trọng nhất nếu không có sức khỏe thì chẳng thể làm được gì Người
nói “sức càng khỏe thì lao động sản xuất càng tốt” [19, tr.322]. Như vậy
không phải chỉ khi nào có ăn mới lo sức khỏe mà con người lúc nào cũng phải
đặt sức khỏe lên hàng đầu có khỏe mạnh thì mới làm được mọi việc nhận
thấy vị trí của sức khỏe trong cuộc sống con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đưa ra tư tưởng của mình về vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Một là, sức khỏe là điều kiện cần để tạo nên thành công Người chỉ ra
rằng “Giữ gìn dân Chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới làm thành công” [12, tr.212]. Ðó chính là tư tưởng nhân
văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của sức khỏe và vị trí của công tác
chăm sóc sức khỏe ngay khi cách mạng còn nhiều khó khăn, gian khổ, đời
sống của nhân dân còn gian nan, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi

14


trọng vị trí của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, khỏe để giữ gìn dân
Chủ khỏe để xây dựng nước nhà gây dựng đời sống mới. Chính vì vậy công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong
mọi giai đoạn phát triển của đất nước.
Hai là, việc bảo vệ sức khỏe con người là yếu tố quan trọng Người cho
rằng: “Sạch sẽ thì ít ốm đau. Sức khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có
ăn” [13, tr.96]. Người khuyên nhân dân ta ăn ở sạch sẽ là một trong những
việc phải làm để bảo vệ sức khỏe các nhân, gia đình và xã hội. Như vậy,

không phải chỉ khi nào “có ăn” mới lo giữ sức khỏe. Người còn dạy: “Mình
dù nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ” [17, tr.322]. Mặc dù kinh tế còn kém
phát triển điều kiện chưa có để mua trang thiết bị phục vụ cho phòng bệnh và
chữa bệnh. Nhưng không vì thế mà lãng quên hoặc coi nhẹ mọi hoạt động của
công việc chăm sóc sức khỏe ngay khi bắt đầu xây dựng kinh tế thì cũng phải
bắt đầu đầu tư cho y tế.
Ba là, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sức khỏe của cá nhân
và sức khỏe của cộng đồng có quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa cá
nhân và cộng đồng là một nét đặc sắc trong tư tưởng của Người về chăm sóc sức
khỏe. Cơ sở sâu xa của tư tưởng này của Người cũng lại chính là sự tiếp cận của
Người với tư tưởng triết học của Mác về con người. Con người có nhu cầu chăm
sóc sức khỏe điều này đã thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
trong chăm sóc sức khỏe. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khỏe không chỉ là tài
sản cá nhân mà còn là tài sản chung tạo nguồn sức khỏe không chỉ là trách
nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của cộng đồng. Bằng cách gắn nhiệm vụ
tự chăm sóc sức khỏe với khái niệm yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao
vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe. Theo Người, tự chăm sóc sức khỏe không
chỉ vì mục đích cá nhân mà còn có mục đích vì đất nước như một lời hiệu triệu
đi vào lòng người, làm cho toàn dân nô nức thực hiện. Ngày nay, chúng ta không

15


chỉ học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải học tập cả phương pháp Hồ Chí
Minh. Ngoài việc tự chăm sóc sức khỏe, mỗi cá nhân có nghĩa vụ tham gia các
hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Bốn là, Người hết sức coi trọng việc phát động phong trào quần chúng
thi đua trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Những ngày đầu sau Cách mạng
Tháng Tám thành công vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia Người
phát động phong trào thi đua “Hũ gạo cứu đói” hay “Tuần lễ vàng” Người gọi

đó là phong trào xây dựng “Ðời sống mới”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
phong trào này phải đến với mỗi người và mỗi người phải tham gia. Tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe, vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe
và mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
mãi mãi là cơ sở lý luận cho mọi hành động đúng đắn của chúng ta trong sự
nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Như vậy về vị trí sức khỏe của con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thể
hiện đó là một triết lý nhân sinh cao đẹp. Triết lý đó xuất phát từ con người,
do con người và vì con người. Giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước cũng
chính là hướng đến con người, giải phóng và phát triển con người toàn diện.
Chính vì vậy, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III do Hồ Chí Minh đứng
đầu Ban soạn thảo đã chỉ rõ: con người là vốn quý của chế độ xã hội Chủ
nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe con người là mục tiêu cao quý của chế
độ mới. Ở đây, bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe con người được Hồ Chí Minh
xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện tính ưu việt và bản
chất của chế độ xã hội mới - xã hội Chủ nghĩa.
1.2.2. Về nội dung của công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
theo tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Minh
Trên lĩnh vực y tế và sức khỏe, Người cũng đã để lại cho chúng ta
những tư tưởng, tư tưởng vô cùng sâu sắc, phong phú, có ý nghĩa định hướng

16


cho việc phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại. Trên cương vị lãnh tụ tối
cao của Đảng, của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cống hiến vĩ
đại trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đảng, của nhà nước và nhân dân ta
để giải phóng đất nước, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, phát triển đất
nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội... Điều này nói lên rằng Chủ tịch
Hồ Chí Minh của chúng ta đã đánh giá rất cao vai trò của sức khỏe. Báo cáo

chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ III (tháng 9 - 1960) khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của chế độ
xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là mục tiêu
cao quý của các ngành y tế và thể dục thể thao dưới chế độ ta” [4, tr.77].
Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi con người
cũng như sự nghiệp “Kháng chiến kiến quốc”, dù bận trăm công nghìn việc
nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với
công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Người đưa tư tưởng của mình về
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân kể cả những lúc cách mạng còn đang ở
trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Một là, Người nhấn mạnh việc chăm sóc sức khỏe nhân dân là trách
nhiệm của Đảng, Chính phủ, của xã hội nhưng trước hết là trách nhiệm của
mỗi cá nhân. Sức khỏe của mỗi người dân có quan hệ mật thiết đến sức khỏe
của cộng đồng, đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng: “sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng
hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi,
kiến quốc càng mau thành công” [12, tr.212]. Điều này nói lên rằng Chủ tịch
Hồ Chí Minh của chúng ta đã đánh giá rất cao vai trò của công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Trong 5 tư tưởng của Đảng ta về công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân, tư tưởng thứ nhất đã khẳng định sức khỏe là vốn
quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng

17


đất nước. Vì vậy, phải chăm lo sức khỏe cho mọi người, chăm lo sức khỏe
cho toàn dân. Tư tưởng chăm lo sức khỏe cho mọi người thực sự là thể hiện
một tư tưởng công bằng trong chăm sóc sức khỏe như tăng trưởng kinh tế
phải đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội.
Hai là, trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Chủ tịch Hồ

Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của ngành y tế và các thầy
thuốc Người đã chỉ ra cho cán bộ y bác sĩ cả một phương hướng hoạt động
của ngành y: hãy biết vượt ra khỏi bốn bức tường của bệnh viện chǎm lo sức
khoẻ cho nhân dân nhất là giới cần lao. Trước hết là việc giúp cho đồng bào
biết cách phòng bệnh. Trong “Thư gửi Hội quân y” tháng 3/1948, Người nhắc
nhở trách nhiệm của thầy thuốc ngoài việc khám, chữa bệnh, còn phải quan
tâm động viên về mặt tinh thần cho người bệnh: “Người thầy thuốc chẳng
những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những
người ốm yếu” [13, tr.395]. Người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ
hiền. Theo Người, vai trò của người thầy thuốc là rất quan trọng trong việc
giữ gìn, chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Người thầy thuốc phải là người
sống, làm việc có trách nhiệm, tận tâm tận lực phục vụ nhân dân, phải có tình
yêu thương con người, luôn coi người bệnh, nhân dân như anh chị em ruột
của mình, phải chỉ rõ cho nhân dân biết cách tự chăm sóc sức khỏe của mình
“Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó
thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó
là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc
người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau
đớn.” [14, tr.476]. Như vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đội ngũ các lực
lượng cán bộ y tế có vị trí đặc biệt quan trọng, vinh quang nhưng gian khổ, do
vậy họ “phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh” thì mới
đáp ứng được nhu cầu giữ gìn và bồi bổ sức khoẻ cho toàn dân.

18


Bên cạnh đó việc chǎm lo sức khoẻ của nhân dân thể hiện trong tư
tưởng Hồ Chí Minh còn nhận thấy sự nhất quán tư tưởng coi trọng lực lượng
nòng cốt là cán bộ y tế: “bác sĩ, y tá, những người giúp việc” và nghiêm túc
đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải nhận rõ phần việc của mình, với tinh thần trách

nhiệm như một chiến sĩ cách mạng, để chẳng những hướng dẫn nhân dân biết
vệ sinh phòng bệnh chu đáo.
Trong các lá thư gửi ngành y tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh
vấn đề y đức của người thầy thuốc. Người chỉ rõ, người thầy thuốc giỏi về
chuyên môn thôi là chưa đủ mà còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp, phải hết
lòng hết sức cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách vô điều
kiện. Đó là một nhiệm vụ cao cả của người thầy thuốc và ngành y tế, cần
được gìn giữ, phát huy: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi, đồng
thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh,
bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội, góp phần cùng toàn quân,
toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.”
[19, tr.36].
Ba là, hình thành và nâng cao ý thức của nhân dân về sức khỏe và các
kĩ năng về tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngoài sự quan tâm
chăm lo của Đảng nhà nước thì phần còn lại là do chính bản thân nhân dân dù
phần đông cuộc sống của người dân Việt được cải thiện hơn trước rất nhiều,
song việc gìn giữ sức khỏe vẫn chưa khoa học do đó phải tuyên truyền giáo
dục mọi người phải biết tự rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục để nâng
cao sức khỏe tinh thần dẻo dai, thân thể cường tráng, bên cạnh đó còn phải
biết giữ gìn môi trường sạch sẽ vệ sinh trong ăn, ở… Người nói dù mình còn
nghèo nhưng ai cấm mình ăn ở sạch sẽ vừa nâng cao sức khỏe lại vừa phòng
được bệnh dịch. Việc tự chăm sóc sức khỏe có ý nghĩa vô cùng lớn đối với
sức khỏe con người vì đây chính là cơ sở để các cá nhân phát triển một cách
toàn diện.

19


Bốn là, chú ý công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại
vùng sâu vùng xa vùng gặp khó khăn việc quan tâm đến các vùng gặp khó

khăn sẽ tạo điều kiện để vùng có điều kiện phát triển. Nhà nước dành ngân sách
thích đáng để củng cố mở rộng mạng lưới y tế khám bệnh, chữa bệnh cho đồng
bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là y tế cơ sở ở vùng cao, vùng xã xôi hẻo
lánh. Đầu tư bằng cách kiện toàn mạng lưới y tế tuyến cơ sở để nâng cao chất
lượng của y tế tại các trạm y tế, các bệnh viện tuyến huyện, việc thực hiện các
cuộc khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi tại các
vùng miền nhằm chăm lo chất lượng cuộc sống cho toàn thể nhân dân đảm bảo
tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bên cạnh đó ủy ban nhân dân các cấp, các
ngành có liên quan và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục
vệ sinh, xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá mới cho đồng bào các dân tộc
thiểu số bảo đảm đủ thuốc phòng và chữa bệnh sốt rét, bướu cổ.
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân kể từ khi ra đời đến nay vẫn còn nguyên giá trị, để Đảng và nhân
dân ta noi theo. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới càng trở nên cần thiết. Qua
đó, góp phần đào tạo đội ngũ “thế hệ cách mạng cho đời sau” [18, tr.510]
khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta “sánh ngang với
các cường quốc năm châu” như Người hằng mong muốn. Ngày nay, trong
điều kiện của một nền kinh tế thị trường, có sự phân tầng xã hội, tức là trong
xã hội có người giàu, có người trung bình, có người nghèo, người đói, có
người trong diện chính sách thì rõ ràng nhà nước ta không thể duy trì một nền
y tế bao cấp vì như vậy không những nguồn kinh phí không cho phép và hơn
thế nữa là không đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Chúng ta quan niệm
rằng khi nói đến công bằng xã hội là phải nói đến sự ưu tiên đối với những

20


người có công, vùng có công với cách mạng, đối với người nghèo, vùng

nghèo, vùng miền núi xa xôi. Nền y tế của chúng ta phải thực hiện yêu cầu
không để các bệnh nhân vì không có tiền mà không được khám chữa bệnh
đầy đủ.
1.2.3. Biện pháp của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo tư tưởng
của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân cao đẹp của ý chí chiến đấu tự lực
tự cường của dân tộc ta trong đấu tranh cách mạng và cũng là tấm gương sáng
về tự rèn luyện sức khoẻ Người đề ra vô vàn các biện pháp nhằm chăm sóc và
nâng cao sức khỏe con người. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra các tư tưởng
của mình về biện pháp chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Thứ nhất, tăng cường công tác vệ sinh, phòng bệnh và đẩy mạnh các
phong trào tập luyện thể thao rèn luyện sức, Người cho rằng phải giúp nhân
dân biết giữ vệ sinh phòng ngừa mọi bệnh tật Người nói phòng bệnh hơn chữa
bệnh. Người luôn luôn nhắc nhở các cấp bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể
phải chǎm lo xây dựng phong trào vệ sinh, làm cho “phong trào vệ sinh nên
liên tục, không nên khi thì rầm rộ, khi thì bỏ qua... Cần giáo dục rộng khắp
cho nhân dân biết giữ vệ sinh. Giáo dục phải đi đôi với kỷ luật để chấm dứt
những thói xấu như vứt bậy, đái bậy trong các vườn hoa và trên các đường
đi”. Tất cả mọi người dân đều phải có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Hồ Chí Minh nhận thấy rất rõ ý nghĩa
của vệ sinh phòng bệnh đối với việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Nhận
thức đó của Người không chỉ thể hiện bằng các tư tưởng cụ thể mà còn được
thể hiện bằng các việc làm cụ thể. Cứ mỗi lần về thăm các địa phương, đến
thăm các cơ quan, trường học, nhà máy, bệnh viện... trước hết Người đi thăm
các bếp ăn, nhà ăn tập thể, các công trình vệ sinh. Những nơi giữ được vệ sinh

21



×