Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua các tác phẩm văn học theo chủ đề thế giới thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.15 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====0o0=====

NGUYỄN HUYỀN TRANG

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ
THÔNG QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
THEO CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số : 62.22.01.25
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa ho ̣c
GVC.ThS. Phan Thị Thạch

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN HUYỀN TRANG

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ
THÔNG QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC THEO
CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học
GVC. ThS. PHAN THỊ THẠCH

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo trong tổ bộ
môn phương pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp đỡ em trong thời gian học tập
tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tôt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – GVC,ThS.
Phan Thị Thạch- người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình
học tập nghiên cứu và giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận của em không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em kính mong nhận được sự đóng gớp ý kiến
của các hầy cô và các bạn để khoa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi được sự quan tâm của các thầy cô khoa

Giáo dục Mầm non, đặc biết là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo -Th.S Phan
Thị Thạch.
Trong khi nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tôi đã tham khảo một số tài
liệu được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan dây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong
bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Huyền Trang


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐHSPHN2: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
GDMN :

Giáo dục Mầm non

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

MGB:

Mẫu giáo bé


NXB:

Nhà xuất bản

TGTV:

Thế giới thực vật

ThS:

Thạc sĩ

Tr:

Trang

TPVH:

Tác phẩm văn học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Mục đich nghiên cứu.................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4

7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 6
1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................. 6
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học ........................................................................... 6
1.1.2 Cơ sở tâm lý ..................................................................................... 16
1.1.3 Cơ sở giáo dục học .......................................................................... 18
1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 21
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 24
Chương 2. BIỆN PHÁP CHO TRẺ MGB LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ..... 25
2.1 Một số biện pháp giúp trẻ làm giàu vốn từ về mặt số lượng thông qua
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học .................................................. 25
2.1.1 Dùng lời đọc mẫu, kể mẫu để trẻ nhỏ có phương tiện ngôn ngữ
trong tác phẩm .......................................................................................... 25
2.1.2 Hướng dẫn trẻ thực hành đọc thuộc thơ, kể lại truyện.................... 27
2.2 Một số biện pháp giúp trẻ hiểu nghĩa của từ trong tác phẩm văn học ... 30


2.2.1 Kết hợp biện pháp dạy học trực quan với biện pháp đàm thoại để
giúp trẻ MGB hiểu được nghĩa của từ trong các TPVH viết về TGTV .... 30
2.2.2 Biện pháp cho trẻ MGB tham gia đóng kịch theo nội dung câu
chuyện đã được học về chủ đề TGTV nhằm giúp trẻ hiểu nghĩa của từ
trong TPVH ............................................................................................... 32
2.3 Một số biện pháp giúp trẻ cân đối từ loại trong hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học theo chủ đề TGTV .................................................... 35
2.3.1 Sử dụng một số trò chơi học tập để giúp trẻ MGB cân đồi từ loại
trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học theo chủ đề TGTV ....... 35
2.3.2 Sử dụng đồ chơi để giứp trẻ MGB cân đôi từ loại trong hoạt động

làm quen với tác phẩm văn học theo chủ đề TGTV .................................. 38
Chương 3. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM ............................................................ 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là một trong những phương
tiện giúp trẻ bày tỏ nội dung thông báo, bày tỏ tình cảm nguyện vọng đối với
những người xung quanh.
Nhà sư phạm Nga Chikhieva E.L nói rằng “Ngôn ngữ là công cụ của tư
duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng văn hóa của
dân tộc”. Nhờ có ngôn ngữ trẻ phân biệt được cái tốt cái xấu, cái đúng cái sai.
Từ đó có trẻ hành vi đúng, có đời sống trong sáng, lành mạnh.
Nhà giáo dục Usinxki k D đã từng nói “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự
phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”. Nhận thức được vai trò của ngôn ngữ
nói chung và từ nói riêng với nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho trẻ em, chúng
tôi cho rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGB là rất cần thiết. Trong nội
dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGB, phát triển vốn từ là mội nội dung
quan trọng. Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non nghĩa là giúp trẻ mầm non có
thêm nhiều từ mới về các sự vật, hiện tượng liên quan đến trẻ trong cuộc sống
hằng ngày, đặc biệt giúp trẻ tích cực hóa vốn từ trong hoạt động giao tiếp và
tư duy.
Hiện nay, Chương trình Giáo dục Mầm non đã được cấu trúc thành các
nội dung nhằm phát triển toàn diện cho trẻ trẻ tất cả các lĩnh vực trong đó có
nội dung cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học theo chủ đề Thế giới
Thực vật.
Từ nhận thức về dự thảo Chương trình Giáo dục Mầm non theo chương

trình mới và dựa vào nhận thức thực tiễn của việc Giáo dục trẻ ở trường Mầm
non, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo bé
thông qua các tác phẩm văn học theo chủ đề Thế giới Thực vật”.

1


2. Lịch sử vấn đề
Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MGB
từ đầu TK XX đến nay trong một số tài liệu tiêu biểu sau:
2.1 Nghiên cứu về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo từ góc nhìn
của các nhà khoa học
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo” (NXB
ĐHSP. 2004) tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã tìm hiểu khái quát sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo. Trên cơ sở đánh giá chung về đặc điểm sinh lý của
trẻ lứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học với những bộ
môn khác, tác giả đã đưa ra được một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ Mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ. Đồng thời,
ông cũng đưa ra cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ
cho trẻ Mẫu giáo. Tuy vậy trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn
Xuân Khoa chưa dành sự quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
bé thông qua các tác phẩm văn học theo chủ đề thế giới thực vật.
Trong giáo trình “Phương pháp phát triển cho trẻ Mẫu giáo” (NXB
ĐHQGHN. 2005), các tác giảHoàng Thị Oanh, Phạm ThịViệt, Nguyễn
Kim Đức đã nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện cho trẻ và
trình bày sơ lược về nội dung, phương pháp, biện pháp để luyện phát âm, phát
triển vốn từ cho trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Cuốn “Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ Mầm non” (NXB ĐHSP.
2012 ) của Đinh Hông Thái đã trình bày 3 vấn đề chính:
- Những vấn đề chung

- Dạy nói cho trẻ ba năm đầu
- Dạy nói cho trẻ tuổi Mẫu giáo
Phần thứ 3 của giáo trình gồm 5 chương trong đó với 16 trang sách của
chương III, tác giả đã nêu ra những vấn đề chung nhất của việc ” Dạy trẻ phát
triển vốn từ”.

2


2.2 Nghiên cứu về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo từ góc nhìn
của sinh viên khoa GDMN trường ĐHSPHN2
Trong những năm gần đây, một số sinh viên khoa GDMN trường
ĐHSPHN2 đã dành sự quan tâm nghiên cứu về việc phát triển vốn từ cho trẻ
MG. Có thể kể ra đây một số sinh viên tiêu biểu và khóa luận của họ.
- Nguyễn Thị Huệ (2016) đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài
“Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục
tìm hiểu về thế giới thực vật”. Trong khóa luận này, tác giả đi khảo sát về thực
trạng phát triển vốn từ của trẻ MGN ở trường MN và đề ra các biện pháp để
phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về
thế giới thực vật.
- Nguyễn Thị Thảo (2016) đã dành sự quan tâm của mình để tìm hiểu
đề tài “Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động cho trẻ làm
quen với môi trường xung quanh”. Trong khóa luân này, Nguyễn Thị Thảo
dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học để chỉ ra các biện pháp tổ
chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với môi trường xung quanh nhằm
phát triển vốn từ cho trẻ.
- Hoàng Phương Thanh (2016) đi sâu tìm hiểu “Mở rộng vốn từ cho
trẻ Mẫu giáo lớn qua tập thơ Góc sân và Khoảng trời của nhà thơ Trần
Đăng Khoa”
- Khuất Thị Thanh Kim (2017) lại tập trung vào việc: “Thiết kế một số

trò chơihọc tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
- Hoàng Thị Tuyết (2017) đã tìm cho mình một hướng phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua đề tài khóa luận:”Vận dụng khái niệm trường
nghĩa để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn”.
Thông qua việc tổng thuật tình hình nghiên cứu về việc phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo, chúng ta thấy đây là một vấn đề không mới vì đã có nhiều

3


người tìm hiểu. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào
trùng lặp với đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận của chúng tôi là:
- Các biện pháp giáo dục cần vận dụng để phát triển vốn từ cho trẻ
MGB thông qua hoạt động giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học theo chủ
đề thế giới thực vật.
4. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này, trước hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc
lí luận của phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGB, đồng thời xác định
được những nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGB thông qua
hoạt động giúp trẻ làm quen với các tác phẩm văn học theo chủ đề TGTV.
Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn góp phần cung
cấp một tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa GDMN và những
người quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ MGB.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đich nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi xác định thực hiện
những nhiệm vụ sau:
5.1 Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
5.2 Đề xuất biện pháp tổ chứ hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm

văn học theo định hướng phát triển vốn từ cho trẻ MGB
5.3 Thiết kế giáo án thể nghiệm kết quả nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu chúng tôi tập trung tìm hiểu về các biện pháp
giúp trẻ MGB làm quen với các tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ phát triển
vốn từ về TGTV.

4


7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để thu thập những tác phẩm
văn học có liên quan đến chủ đề về TGTV trong chương trình giáo dục trẻ
MGB.
- Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng để đi sâu tìm hiểu cách
thức vận dụng các biện pháp giúp trẻ phát triển vốn từ thông qua hoạt động
cho trẻ MGB làm quen với những tác phẩm văn học chủ đề về TGTV.
- Phương pháp miêu tả
Chúng tôi vận dụng phương pháp này khi tái hiện các nội dung hoạt
động giáo dục có liên quan đến đề tài của khóa luận.
- Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để khái quát kết quả nghiên
cứu thành nhận xét, kết luận.
- Phương pháp thực hành sư phạm
Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng để kiểm chứng kết quả
nghiên cứu trong khóa luận.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm các

chương sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2. Biện pháp cho trẻ MGB làm quen với tác phẩm văn học theo
định hướng giúp trẻ phát triển vốn từ
Chương 3. Giáo án thể nghiệm

5


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1 Từ và trường nghĩa của từ
a. Từ
• Khái niệm:
- Trên thực tế có rất nhiều ý kiến về từ tiếng Việt. Ở đây chúng tôi lựa
chọn định nghĩa trong cuốn giáo trình” Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt của
Đỗ Hữu Châu”Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất
biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu
tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng
Việt và nhỏ nhất để tạo câu.”
• Đặc điểm của từ tiếng Việt
Từ tiếng Việt có một số đặc điểm sau:
+ Từ là đơn vị được cấu tạo bởi hai mặt: ngữ âm (chữ viết) và ý nghĩa
+ Về tính chất, các từ trong hệ thống từ vựng tiếng việt mang tính sẵn có,
tính cố định và bền vững.
+ Từ được xem là đơn vị thực thi, nhiễn nhiên của ngôn ngữ.
+ Về chức năng, từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên câu.

(Đỗ Hữu Châu, 1999, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD, tr8)
• Sự phân loại từ theo đặc điểm cấu tạo
Dựa vào đặc điểm, cấu tạo các nhà khoa học phân chia từ tiếng việt
thành từ đơn và từ phức.
- Từ đơn: là những từ thường được cấu tạo bằng một hình vị. Về mặt
ngữ nghĩa chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa
chung.Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng rẽ.Kiểu cấu

6


tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ.
+ Từ đơn có hai loại:
Từ đơn đơn âm tiết: là những từ được cấu tạo từ một âm tiết
VD: nhà, cửa, đi, đứng, tốt, xấu,….
Từ đơn đa âm tiết: Là những từ được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên nhưng
các âm tiết gắn với nhau ngẫu nhiên và chúng không hình thành kiểu từ mang
tính hệ thống
VD: chuồn chuồn, châu chấu,…
- Từ phức
Dựa vào phương thức cấu tạo, người ta chia từ phức thành từ láy và từ ghép
+ Từ láy
Đó là một kiểu của từ phức được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ
âm (phương thức láy) toàn bộ hoặc một bộ phận của tiếng gốc có nghĩa.
Dựa vào phạm vi tiếng gốc được láy lại trong cấu tạo từ, người ta chia từ
láy thành từ láy âm đầu (rì rào, thấp thoáng,…), từ láy vần (lao xao, chăm
bẵm,…), từ láy âm và vần (xinh xinh, loang loáng,…).
Dựa vào số lượng âm tiết được láy lại trong cấu tạo từ, người ta chia từ
láy thành:
Từ láy đôi (bập bênh, nhỏ nhắn,..)

Từ láy ba (sạch sành sanh, sát sàn sạt,…)
Từ láy tư (hớn ha hớn hở, rì rà rì rầm,…)
+ Từ ghép
Đó là một kiểu của từ phức được cấu tạo theo phương thức ghép các
tiếng có nghĩa với nhau theo quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ. Kết quả của
việc vận dụng phương thức đó sẽ tạo ra một kiểu từ ghép (từ ghép đẳng lập,
từ ghép chính phụ)
Từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép tổng hợp, từ ghép hợp nghĩa). Đó
là những từ được cấu tạo theo phương thức ghép hai tiếng có nghĩa theo quan

7


hệ đẳng lập. Kết quả tạo ra một kiểu từ ghép có nghĩa khái quát hơn ý nghĩa
của các tiếng cấu tạo từ.
VD; nhà cửa, trâu bò, đi đững, tốt tươi,…
Từ ghép chính phụ (còn gọi là từ ghép phân nghĩa, từ ghép phân loại).
Đó là những từ được cấu tạo theo phương thức ghép từ hai tiếng có nghĩa trở
lên theo quan hệ chính phụ, trong đó có một tiếng đóng vai trò là chính,
những tiếng còn lại là phụ.Kết quả tạo ra những từ ghép có ý nghĩa cụ thể
hơn, hẹp hơn ý nghĩa của tiếng là thành tố chính trong cấu tạo từ.
VD: xe máy, xe đạp, xe ô tô,…
b. Trường nghĩa của từ
• Khái niệm:
Trường nghĩa là tập hợp của các từ đồng nhất với nhau về một ý nghĩa
nào đó. Nói cách khác, một tập hợp từ theo tiêu chí về nghĩa.
Trong cuốn “Từ ngữ nghĩa Tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu đã khẳng
định:”Từ hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống
ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể
hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa của chúng.”(tr,127)

Một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Với các
trường nghĩa, chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ
ngữ nghĩa trong lòng môi trường.
Ví dụ:
- Tập hợp các từ có chung nghĩa chỉ hoạt động di chuyển dời chỗ của
người: đi, chạy, nhảy, bò,…
- Tập hợp các từ có nghĩa chỉ hoạt động làm cho sự vật dời ra: cắt, chặt,
bó, xéo,…
Như vậy, một tập hợp từ đồng nhất với nhau ở một nét nghĩa tổng quát
mang tính chất của một hệ thống con nằm trong hệ thống từ vựng lớn sẽ được

8


gọi là trường nghĩa.Trường nghĩa là kết quả của sự phản ánh khái quát mà
mức độ cao nhất là giúp xác lập từ loại.
• Các loại trường nghĩa
- Trường nghĩa biểu vật:
Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa
biểu vật.Nói cách khác, đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ý nghĩa
biểu vật.
- Trường nghĩa biểu niệm:
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ có cùng cấu trúc biểu niệm.
Cũng như các trường nghĩa biểu vật khác, các trường biểu niệm lớn có
thể phân chia thành các trường nhỏ, các nhóm nhỏ, các miền với mật độ khác
nhau dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ.
VD: Một trường nghĩa biểu niệm được phân ra thành các miền:
- Miền chỉ người đội, đoàn, lớp, tổ, nhóm,…
- Miền chỉ động vật bẫy, đàn lũ,…
- Miền chỉ thực vật nhóm, khóm, cụm, mớ,…

Cơ sở để lập trường nghĩa biểu niệm là ý nghĩa biểu niệm chứ không
phải là từ.Vì thế, có nhiều từ có thể nằm ở các trường nghĩa khác nhau.Ngược
lại, có những từ nằm ở ít trường.Thông thường, những từ có nhiều nghĩa biểu
niệm thì có thể đi sâu vào nhiều trường.Ngược lại, những từ ít nghĩa biểu
niệm thì sẽ đi vào ít trường.
Chính do hiện tượng một từ đi vào nhiều trường biểu niệm khác nhau
nên từ ngữ trong các trường này có hiện tượng thẩm thấu và giao thoa nhau.
- Trường nghĩa biểu tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc
rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính
(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.(tr. 185)

9


VD Trường nghĩa tuyến tính của từ đi là: nhanh, chậm, tập tễnh,… ra,
vào, lên, xuống,…chợ, làm, học, buôn, giày,…
- Trường liên tưởng
Trường liên tưởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn tượng trong
tâm lí được một từ gợi ra.
VD Trường liên tưởng của từ”xanh” bao gồm các đơn vị từ vựng: lá cây,
bầu trời, quần áo,…
1.1.1.2 Từ loại của tiếng Việt
a. Khái niệm
Hầu hết các nhà ngữ pháp đều cho rằng, các từ có chung phạm trù ngữ
pháp được xếp vào chung một từ loại.
b. Các từ loại trong tiếng Việt
• Danh từ:
Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
Đó là một từ loại thuộc thực từ

Danh từ được chia thành hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, “danh từ chung là những từ có ý nghĩa biểu
thị tên của một loại sự vật chứ không phải của từng sự vật riêng biệt”. (Ngữ
pháp tiếng việt hiện đại, NXB GD, 1980, tr, 57)
VD; nhà, cửa, bàn, ghế, trâu, bò,…
Nguyễn Hữu Quỳnh cho rằng:”danh từ riêng là những từ gọi tên riêng
của một người, một vật, một địa phương hoặc một sự kiện.
VD: Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng PHong, Hà Nội, Huế,…(Sđd,tr,70-71)
• Động từ
Động từ là từ loại thuộc thực từ. ”Động từ là những từ có ý nghĩa từ
vựng khái quát chỉ hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật”.(Hữu
Quỳnh, sđd, tr 67)

10


Động từ được chia thành hai loại: động từ ngoại động và động từ nội động.
Động từ ngoại động (còn gọi là động từ ngoại hướng)
Theo Hữu Quỳnh, đó là những động từ “thường đòi hỏi phải kết hợp với
những từ khác sau nó để biểu thị hành động chuyển tới đối tượng, các từ kết
hợp sau đó là thành tố phụ của động từ”(sđd, tr 68)
VD: đọc sách, xây nhà, xem phim,….
Động từ nội động (còn gọi là nội động từ, động từ nội hướng)
Hữu Quỳnh cho rằng:”Động từ nội hướng không cần sử dụng kết hợp
với thành tố phụ sau nó cũng có thể biểu thị hoặt động hoặc trạng thái”. (sđd,
tr 69)
VD: chạy, sống, mọc, chết, thức, ngủ,…
• Tính từ
Tính từ là một từ loại thuộc thực từ.
Theo Hữu Quỳnh, “đó là những từ chỉ tính chất của sự vật như hình thể,

màu sắc, kích thước, đặc trưng”. (sđd, tr 72)
Tính từ được phân chia thành:
- Tính từ chỉ tính chất: VD: tốt, đẹp, giỏi, ngoan, sạch,…
- Tính từ chỉ đặc điểm: VD: đẫy đà, gầy đét, …
- Tính từ chỉ dung lượng: VD: vơi, đầy, nặng, nhẹ,…
- Tính từ chỉ màu sắc: VD: xanh, đỏ, tím, vàng, hồng,….
- Tính từ chỉ số lượng: VD: nhiều, ít, lắm,…
• Đại từ
Hữu Quỳnh cho rằng: ”Đại từ đó là những từ dùng để tả sự vật, để xưng
hô, để thay thế cho danh từ, động từ, số từ và cụm từ trong câu”. (sđd, tr 77)
Người ta phân chia đại từ thành:
- Đại từ nhân xung
VD: tôi, anh, chúng nó, họ,…

11


- Đại từ để trỏ (đại từ chỉ thị)
VD: này, kia, ấy, nọ,…
- Đại từ nghi vấn
VD; ai, sao, đâu, bao giờ, bao lâu,…
• Số từ
Đó là những từ biểu thị số lượng hoặc thứ tự của sự vật.Số từ được chia
thành hai loại sau:
- Số từ chỉ số lượng
VD: 1,2,3,1467,….(số từ chỉ số lượng xác định)
Vài, ngàn, muôn ngàn,…(số từ chỉ số lượng không xác định)
- Số từ chỉ thứ tự
VD: thứ nhất, thứ hai,…
• Quan hệ từ

Quan hệ từ là những hư từ dùng để liên kết các từ, các cụm từ, các vế
câu, các câu, các đoạn với nhau.
Quan hệ từ được phân chia thành:
- Quan hệ từ đẳng lập là những từ nối kết các từ, các cụm từ, các vế câu,
các quan hệ ngang bằng với nhau.
VD; và, với, cũng, nhưng, rồi, còn, hoặc, hay,…
- Quan hệ từ phụ thuộc là những tư nối kết các đơn vị ngôn ngữ không
ngang bằng với nhau về quan hệ.
VD: vì, bởi vì, do, tại, với,…
bỏi vì…, cho nên; nếu…, thì; tuy…, nhưng
• Phụ từ
Đó là những hư từ chỉ có chức năng đi kèm với thực từ. Phụ từ được
phân chia thành:
- Định từ

12


Đó là những hư từ đi kèm về phía trước của danh từ.
VD: những, các, mọi, từng,…
- Phó từ
Đó là những hư từ có chức năng phụ trước hoặc phụ sau cho động từ,
tính từ.
VD: Phó từ phụ cho động từ như: hãy, đừng, nên, chỉ. Đã, đang, sẽ,…
Phó từ phụ cho tính từ như: rất, quá,…
Phó từ phụ cho cả tính từ và động từ như: không, chưa, chẳng,
chả, vừa, vẫn, cũng,….
• Thán từ
Theo Diệp Quang Ban, thán từ là “Từ tín hiệu phản ánh tâm - sinh lí,
chúng giống với tiếng kêu tự phát nhiều hơn”. (Diệp Quang Ban, Ngữ pháp

tiếng Việt, tập một, NXB GD, 2008, tr 62)
Diệp Quang Ban đã phân chia than từ thành ba tiểu loại sau:
- Thán từ nguyên dạng
VD: a, á, ôi, ối, ái, ái chà, eo ôi,…
- Thán từ không nguyên dạng
VD: trời, trời ơi, cha mẹ ơi, khổ, chết,…
- Từ gọi - đáp
VD: ơi, hỡi, dạ, vâng,….
• Tình thái từ
Tình thái từ là những hư từ chỉ mối quan hệ của người nói (thái độ, sự
nhấn mạnh, niềm tin, sự đánh giá,…) đối với nội dung câu nói hay đối với
người nghe. (Diệp Quang Ban, 2008, sđd, tr 54)
Tình thái từ được chia thành hai tiểu loại sau:
- Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh một từ, một cụm từ, một câu mà
nó đi kèm.

13


VD; mà (làm lấy để mà ăn)
thì (thì tôi đã bảo rồi, đọc thì đõ cũng đọc được,…)
chính (chính nó đã vẽ bậy lên bàn)
- Tiểu từ tình thái
Đó là những từ thường đứng cuối câu cấu tạo dạng câu phân biệt câu
theo mục đích nói
VD; - Tiểu từ tình thái tạo dạng câu nghi vấn nhứ: à, ừ, không,…
- Tiểu từ tình thái tạo dạng câu cầu khiến như: đi, ngay, thôi,
nhé,…
- Tiểu từ tình thái tạo dạng câu cảm thán như: thay, thật (chán
thật), ạ,…

1.1.1.3 Vốn từ
a. Khái niệm
Vốn từ của ngôn ngữ là tổng số và hệ thống toàn bộ từ và cụm từ cố định
của ngôn ngữ đó
Dựa vào tần số sử dụng của các từ trong đời sống xã hội, người ta phân
chia vốn từ thành hai loại vốn từ tiêu cực và vốn từ tiêu cực
b. Vốn từ tích cực và vốn từ thụ động (vốn từ tiêu cực)
- Vốn từ tích cực là những từ ngữ mà con người hiểu và sử dụng trong
giao tiếp được.
- Ở trẻ mẫu giáo vốn từ tích cực còn nghèo.
- Vốn từ thụ động bao gồm những từ trẻ mới lĩnh hội. Kinh nghiệm sống
và tri thức còn nghèo nàn nên trẻ chưa hiểu rõ nghĩa của từ vì thế trẻ không sử
dụng được
Trẻ mẫu giáo chủ yếu chỉ biết về từ mà chưa chủ động sử dụng từ trong
nhiều hoàn cảnh giao tiếp vì vốn từ tích cực còn nghèo nàn. Chính vì vậy, tích
cực hóa vốn từ (chuyển từ thụ động sang tích cực) là một nhiệm vụ quan
trọng để phát triển vốn từ cho trẻ.

14


c. Đặc điểm vốn từ của trẻ MGB
- Trẻ từ 0 - 1 tuổi
Trẻ sơ sinh chưa hiểu được vốn từ của người lớn.Ở giai đoạn này trẻ mới
chỉ cảm nhận ngữ điệu trong giọng nói của người mẹ.
Đến cuối năm thứ nhất trẻ bắt đầu trẻ biết sử dụng số ít những từ đơn
chủ yếu là danh từ gọi tên người, sự vật gần gũi.
VD gà, bà, mẹ, bé, đi,…
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi
So với năm thứ nhất, đầu năm thứ hai môi trường tiếp xúc của trẻ rộng

hơn, trẻ được làm quen với nhiều sự vật hiện tượng hơn cho nên vốn từ của
trẻ tăng lên rõ rệt.Trẻ không chỉ hiểu những từ chỉ sự vật cụ thể mà còn hiểu
những từ chỉ tính chất hành động của sự vật.
VD; đi, chạy, ăn, đẹp, xấu,…
Ở giai đoạn này, trong lời nói trẻ đã bắt đầu xuất hiện từ ghép, nhưng khi
gặp những từ khó phát âm, trẻ thường phát âm giản lược.
Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh, khoảng 300 - 400 từ. Trẻ hiểu
đúng nghĩa của từ cho nên trẻ sử dụng chính xác hơn những từ chỉ sự vật,
hiện tượng cụ thể.
Cuối năm thứ hai, cơ cấu từ loại của trẻ cân đối hơn, tuy vậy các hư từ ít
được trẻ sử dụng hơn so với thực từ.
- Trẻ 2 - 3 tuổi
Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ nhận thức được sự vật trong mối quan
hệ nhiều mặt, nhiều chiều nên trẻ sẽ hiểu được những từ có ý nghĩa khái quát,
trừu tượng hơn so với trẻ năm thứ hai.
VD Trẻ hiểu được các từ: quần áo, đồ chơi, rau quả,….
Vốn từ của trẻ tăng nhanh, số lượng từ của trẻ từ 500 - 600 từ (theo
Nguyễn Xuân Khoa trong” Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, nxb

15


ĐHQG Hà Nội, 1997, tr.22).Trẻ đã biết sử dụng những tư ghép đơn giản,
thường gặp. Cơ câu từ loại cũng dần cân đổi hơn.
1.1.2 Cơ sở tâm lý
Trong cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” Nguyễn Ánh Tuyết
Vui chơi là một dạng hoạt động chủ đạo của lứa tuổi MG. Ở tuổi MGB,
hoạt động vui chơi đã phát triển mạnh, đặc biệt là sự pháp triển của trò chơi
đóng vai theo chủ đề. Tuy nhiên, ở tuổi này, thì hoạt động vui chơi vẫn chưa
đạt tới mức chính thức và mang đầy đủ ý nghĩa của nó. Nhưng nó vẫn tạo ra ở

trẻ một cấu tạo tâm lý mới, một nhân cách hết sức đơn giản và nó chính là xu
hướng phát triển cơ bản của trẻ.
Ở lứa tuổi MG, đặc biệt là trẻ MGB, nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang
tròng thời kỳ phát triển mạnh. Từ đó, những “xã hội trẻ em” được hình thành
(A.P.Uxôva).
Giai đoạn này ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có
nhiều âm tiết, ngôn ngữ thể hiện giọng điệu rõ rệt. Trong ngôn ngữ của trẻ có
kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau, kích thích hành động,
thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn. Ngôn ngữ của trẻ mang
màu sắc cảm xúc rõ rệt thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cá nhân của trẻ.
Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ, do
đó người lớn cần tổ chức tốt hoạt động nhóm trẻ ở lớp MG cũng như ở gia
đình, khu tập thể, xóm dân cư để tạo một môi trường lành mạnh có tác dụng
giáo dục tích cực đối với trẻ.
Tư duy của trẻ MGB là tư duy trực quan hình tượng.Trẻ dần biết tư duy
băng những hình ảnh trong đầu, nhưng do biểu tượng còn nghèo nàn và tư duy
mới chỉ được chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong nên trẻ
mới chỉ biết giải quyết vấn đề theo kiểu tư duy trực quan – hình tượng. Cùng
với sự hoàn thiện của hoạt động vui chơi và sự phát triển của các hoạt động

16


khác như vẽ, nặn, kể chuyện, dạo chơi,… vốn biểu tượng của trẻ MGB được
làm giàu thêm, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức của trẻ tăng lên rõ rệt.
Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy trực quan – hình tượng.
Trong khi giúp trẻ phát triển tư duy trừu tượng, cần cung cấp cho trẻ
những hiểu biết cần thiết. Trước hết cần cung cấp các biểu tượng cho trẻ một
cách phong phú, hệ thống hóa các biểu tượng thông qua những buổi đi chơi,
đi dạo, qua những câu chuyện kể, qua tranh ảnh, bài hát,…Đặc biệt, thông

qua trò chơi, tiết học Gv giúp trẻ hệ thống hóa và chính xác hóa dần các biểu
tượng về thế giới xung quanh.
Sự phát triển tình cảm xã hội: Trong lứa tuổi ấu nhi cũng như lứa tuổi
MG thì tình cảm thống trị, chi phối tất cả các mặt trong hoạt động tâm lí của
đứa trẻ. Đặc biệt, ở độ tuổi MGB thì đời sống tình cảm của trẻ có một bưosc
chuyển mạnh mẽ, phong phú hơn so với lứa tuổi trước đó. Cũng ở lứa tuổi
này, quan hệ của trẻ với những người xung quanh được mở rộng một cách
đáng kể, do đó tình cảm của trẻ cũng được phát triển về nhiều phía đối với
những người trong xã hội. Có thể coi đây là nguồn cảm xúc mạnh mẽ nhất và
quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của trẻ MGB.
Trẻ MGB khao khát có được sự yêu thương, trừu mến đồng thời rất lo sợ
về thái độ kạnh nhạt thờ ơ của mọi người xung quanh. Các bé thực sự vui
mừng khi bố mẹ, cô giáo, bạn bè yêu thương, khen ngợi và cũng thực sự buồn
khi bị người khác chê trách, ghét bỏ.
Tuổi MGB là chặng đầu của tuổi MG. Trẻ đã trải qua thời kì ấu chuyển
tiếp từ tuổi ấu nhi lên để tiến tới một chặng đường phát triển tương đối ổn
định. có thể coi đây là một thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của những nét tâm lí
đặc trưng, tính dễ xúc cảm và tính đồng cảm trong hoạt động tâm lí. Điều này
khiến cho nhân cách của trẻ ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành
mang những nét độc đáo nhất.

17


Những phẩm chất tâm lí cũng như phẩm chất nhân cách đang phát triển
ở độ tuổi này là điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra một sự chuyển tiếp
mạnh mẽ ở độ tuổi sau. Do đó, giáo dục cần tập trung hết mức để giúp trẻ
phát triển tới những điểm này.
1.1.3 Cơ sở giáo dục học
Theo các nhà khoa học sư phạm, để phát triển vốn từ cho trẻ MG, Gv phải

tuân theo những nguyên tắc nhât định, nắm vũng được những nhiệm vụ cơ bản
và được trang bị hiểu biết về một số phương pháp, biện pháp dạy học chủ yếu.
1.1.3.1 Nguyên tắc xây dựng nội dung phát triển vốn từ của trẻ mấu giáo
Trong cuốn “Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non”, Đinh HồngThái
(tr.106) đã đề cập các nguyên tắc xây dựng nội dung phát triển vốn từ cho trẻ
mấu giáo, đó là;
a. Việc phát triển vốn từ của trẻ gắn chặt với quá trình phát triển tư duy
của trẻ
b. Các nội dung phát triển vốn từ phải dựa vào tất cả các hoạt động của
trẻ (học tập, vui chơi, sinh hoạt)
c. Nội dung phát triển vốn từ của trẻ được phức tạp hóa dần cùng với sự
tăng độ tuổi của trẻ. Nguyên tắc này có thể thể hiện theo ba bước sau:
- Mở rộng vốn từ của trẻ trên cơ sởcho trẻ làm quen với thế giới các sự
vật, hiện tượng
- Đưa vào những từ chỉ rõ thuộc tính, phẩm chất, quan hệ trên cơ sở cho
trẻ hiểu sâu thêm về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh
- Đưa ra những từ chỉ rõ những khái niệm sơ đẳng trên cơ sở phân biệt
và khái quát các sự vật theo dấu hiệu căn bản
1.2.3.2 Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Theo Đinh Hồng Thái, để phát triển vốn từ cho trẻ MG cần thể hiện ba
nhiệm vụ sau:

18


×