Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Kế hoạch ứng phó sự cố xăng dầu cửa hàng xăng dầu số 74

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.9 KB, 34 trang )

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I.Giới thiệu tổng quát về kế hoạch
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu 74 của Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Quảng
Trị nằm trên địa bàn xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Với hoạt động
kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã đáp ứng được nhu cầu về nhiên liệu của người tiêu
dùng trong khu vực, phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân
trên địa bàn. Sự tồn tại và phát triển của cơ sở đã tạo được công ăn việc làm và
thu nhập cho người lao động trong đó đa số là lao động tại địa bàn, tạo nguồn thu
cho Ngân sách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Do trong
lĩnh vực hoạt động kinh doanh xăng dầu nên rất nhạy cảm đối với sự cố môi
trường, nhất là ô nhiễm do dầu tràn. Vì vậy việc đảm bảo an toàn môi trường là
điều quan trọng, do đó cần thiết phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó
sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa và khắc phục khi xảy ra sự cố tràn dầu.
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty là cơ sở thực hiện, triển khai
lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra và việc
phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Kế hoạch được soạn thảo, xây dựng dựa trên
tình hình hiện thực, khả năng các tình huống giả định bám sát với thực tế có thể
xảy ra. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và đề ra phương án một cách cụ thể, sẵn
sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với sự cố tràn dầu và giảm thiểu tối đa tác hại ô
nhiễm môi trường. Đồng thời Kế hoạch cũng xác định nhiệm vụ của các bộ phận,
cá nhân có liên quan trong việc phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu và trách nhiệm
của các bộ phận trong việc xử lý các tình huống sự cố theo phạm vi quản lý của
mình. Quy định các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo,
thông tin liên lạc, cách thức xử lý tình huống…) khi sự cố tràn dầu xảy ra.
II.Định nghĩa – viết tắt.
2.1 Các từ viết tắt:
- SCTD: Sự cố tràn dầu.


- BVMT: Bảo vệ môi trường
- ƯPSCTD: Ứng phó sự cố tràn dầu.
- PCCC: Phòng cháy chữa cháy.
- CHXD: Cửa hàng xăng dầu.
- NVBH: Nhân viên bán hàng
- BCHQS: Ban Chỉ huy quân sự
- BCHPCLB-TKCN: Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
- STNMT: Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND: Ủy ban nhân dân
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- ĐB: Báo động
1


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

2.2 Định Nghĩa
“Dầu”: Được hiểu là dầu và các sản phẩm của dầu bao gồm:
- Dầu thô là dầu từ các mỏ khai thác chưa qua chế biến.
- Dầu thành phẩm là các loại dầu đã qua chến biến như xăng, dầu diezel,
dầu hỏa, dầu ma zút, dầu máy bay và các loại dầu bôi trơn bảo quản, dầu thủy
lực.
- Các loại dầu khác là dầu thải, nước thải lẫn dầu từ các hoạt động súc rửa,
sửa chữa tàu của tàu biển, tàu sông, các phương tiện chứa dầu.
“Diễn biến” (của dầu tràn) là thuật ngữ mô tả tổng hợp sự trôi dạt của vệt
dầu và sự thay đổi tính chất của dầu (phong hóa) trong quá trình trôi dạt đó.
“Sự cố tràn dầu” là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển
khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên

do sự cố kỷ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.
“Sự cố tràn dàu đặc biệt nghiêm trọng” là sự cố tràn dầu xảy ra với
khối lượng lớn, dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố
hoặc trên địa bàn nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi
trường và đời sống của nhân dân.
“Ứng phó sự cố tràn dầu” các hoạt động sử dụng lực lượng, phương
tiện, thiết bị nhằm xử lý kịp thời loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra
môi trường.
“Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu” là các hoạt động nhằm làm sạch
đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại
phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu.
“Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu” là tất cả các hoạt động từ việc
chuẩn bị, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
“Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu” là dự kiến các nguy cơ,
tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong
tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diển tập để đảm bảo sự sẳn
sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.
“Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu” là phương án triển khai
các hoạt động khẩn cấp để ứng phó, khắc phục giải quyết hậu qủa trong trường
hợp xảy ra sự cố tràn dầu.
“Hiện trường ứng phó sự cố tràn dầu” là khu vực triển khai các hoạt
động ngăn chặn, ứng phó, khắc phụ hậu quả sự cố tràn dầu.
“Chỉ huy hiện trường” là người được phân công hoặc được chỉ định trực
tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu. Quyền hạn và
trách nhiệm của chỉ huy hiện trường được quy định cụ thể trong kế hoạch ứng
phó sự cố tràn dầu của từng cơ sở, địa phương, đơn vị.
2


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu


Cửa hàng xăng dầu 74

“Cơ sở” là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có hoạt động về khai thác vận
chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ
gây ra sự cố tràn dầu.
“Chủ cơ sở” là người đứng dầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ
về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở.
“Chủ cơ sở gây tràn dầu” là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách
nhiệm toàn diện về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở gây ra tràn dầu.
“Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố tràn dầu (đơn vị ứng phó)” là các tổ
chức có trang thiết bị phục vụ cho việc ứng cứu sự cố tràn dầu.
“Dự án” là dự án đầu tư xây dựng công trình cơ sở, cảng có nguy cơ gây
ra sự cố tràn dầu.
“Khu vực ưu tiên bảo vệ” là khu vực có độ nhảy cảm cao về môi trường
hoặc kinh tế xã hội, cần ưu tiên bảo vệ khi xảy ra sự cố tràn dầu như rừng gập
mặn, dãi san hô, khu bảo tồn sinh tái, khu dự trử sinh quyển, điểm nguồn nước
sinh hoạt và sản xuất, khu di tích lịch sử đã được xếp hạng, khu du lịch, khu
nuôi trồng thủy sản tập trung.
“Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu” là bất kỳ cá nhân tổ chức nào gây ra tràn
dầu làm ô nhiễm môi trường.
“Thời gian huy động” là thời gian tính từ khi nhận được Báo động về sự
cố cho tới khi các nguồn lực đã sẳn sàng xuất phát để tới nơi sảy ra sự cố.
“Thời gian ứng phó” là thời gian từ khi nhận được báo động về sự cố
cho tới khi các nguồn lực đã sẳn sàng cho các hoạt động ứng cứu tại nơi xảy ra
tràn dầu (thời gian huy động cộng với thời gian để di chuyển).
“Phong hóa” (của dầu) là từ ngữ sử dụng để thông báo về sự cố, tai nạn
tới cơ quan cấp trên, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc công chúng. Một thông
báo có thể đơn thuần chỉ là một thông tin, không nhất thiết yêu cầu người nhận
thông báo phải hành động hoặc chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động. Trong một tổ

chức ứng cứu khẩn cấp, quy trình thông báo đi theo hướng từ dưới lên trên hoặc
sang ngang.
“Báo động” là từ ngữ sử dụng để báo động cho các tổ chức để có hành
động ứng cứu tình huống khẩn cấp. Người nhận phải có những phản ứng ngay
khi được lệnh báo động. Trong một tổ chức ứng cứu khẩn cấp, quy trình báo
động đi theo hường từ trên xuống dưới.

3


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 2:
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. Mục đích:
Mục đích kế hoạch được xác định như sau:
Chủ động ứng phó kịp thời và phối hợp hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra
trên địa bàn; giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về môi trường, kinh tế - xã hội và
đời sống nhân dân.
Tích hợp các thông tin về đường bờ nhằm phục vụ cho việc nhận diện những
khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm cao, những khu nhạy cảm cao cần được ưu tiên
phòng ngừa, bảo vệ và cung cấp những thông tin để phục vụ hiệu quả công tác
ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.
II.Phạm vi kế hoạch:
Kế hoạch ƯPSCTD của CHXD 74 là khung hành động, là định hướng cho
việc tổ chức, xây dựng lực lượng, mua sắm thiết bị sẳn sàng ƯPSCTD trên
phạm vi địa bàn CHXD 74 nói riêng và toàn tỉnh Quảng Trị nói chung.
Kế hoạch ƯPSCTD được tiến hành trong mọi trường hợp tràn dầu do mọi

nguyên nhân, mọi tổ chức cá nhân gây ra trên địa bàn tỉnh nói chung.
III. Cơ sở pháp lý:
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động Ứng phó sự cố tràn dầu;
- Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg.
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 quy định về xác định
thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Trị được phê duyệt tại
Quyết định số 293/QĐ-UB ngày 04/9/2014 của Ủy ban Quốc Gia Tìm kiếm Cứu
nạn; thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 3107/UBND-NN ngày
12/8/2015 về triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Trị
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 quy định về xác định
thiệt hại đối với môi trường;

4


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 3:
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI.
I - ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý:
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu 74 trực thuộc Công ty TNHH MTV Ngọc Anh
Quảng Trị, được xây dựng trên lô đất thuộc bản đồ địa chính xã Gio Sơn huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Trên lô đất số 0172 QSDĐ .../ 560/QĐ-UB ngày
09/4/2004 của UBND huyện Gio Linh, tỷ lệ 1/2000, trên diện tích đất là 507 m2.
Cửa hàng xăng dầu 74 có chiều rộng mặt tiền là 20 m.
Vị trí xây dựng đã được Sở công thương chấp thuận địa điểm xây dựng
cửa hàng xăng dầu theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu số
41/GCNĐĐK-SCT ngày 25/4/2013.
Ranh giới tiếp giáp cửa hàng được xác định như sau:
- Phía Đông giáp Đất nông nghiệp.
- Phía Tây giáp đường 74.
- Phía Nam giáp đất nông nghiệp.
- Phía Bắc giáp đất nông nghiệp.
(Có Mặt bằng quy hoạch của CHXD kèm theo phần Phụ lục)
2. Khí hậu thủy văn
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ
bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị
được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hướng của gió Tây Nam
khô nóng từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng
2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt.
Nhìn chung ðiều kiện tự nhiên của Quảng Trị có những thuận lợi khá cõ
bản: Do sự phân hóa ða dạng của ðộ cao ðịa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu
thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng
vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ôn đới, có giá trị kinh tế cao.
Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Tiểu vùng khí hậu đỉnh Trường Sơn với tính ôn hoà là tài nguyên quý mang lại
sức hấp dẫn cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát
mẻ cho tham quan, nghỉ dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của vùng

Bắc Trung Bộ. Đây là điểm độc đáo của khí hậu Quảng Trị.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết của
Quảng Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt: thường
5


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó việc khắc phục thiên
tai, xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước chống
lũ lụt nhằm ổn định sản xuất và đời sống có ý nghĩa to lớn cần được quan tâm.
Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sông chính:
(1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông
gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và
Cam Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là
2660 km2, độ dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ
dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ
lưới sông là 0,92; hệ số uốn khúc là 3,5.
(2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809 km2, dài 64,5 km,
độ cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ
lưới sông là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43.
(3) Hệ thống sông Ô Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá
Tam Giang về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km2, dài 65
km. Đầu nguồn lưu vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng
thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển
Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng
Trị không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố rất không

đều trong năm. Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ
và mùa cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng
năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng.
Cửa hàng xăng dầu 74 nằm ở đường 74, xã Gio Sơn, Gio Linh, đặc điểm
khí hậu thủy văn khu vực cửa hàng gắn liền với đặc điểm khu vực miền núi phía
tây Trường Sơn.
Theo số liệu khí tượng thủy văn tại Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng
Trị đặc trưng khí hậu thủy văn khu vực như sau:
2.1 Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm đạt 22.7 - 24.70C, biên độ nhiệt độ trung bình
các tháng trong năm đạt 7.70C, biên độ nhiệt độ ngày đạt 21.80C.
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 01) đạt 18.10C, nhiệt độ thấp
nhất tuyệt đối đạt 7.70C.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) đạt 25.8 0C, nhiệt độ cao
nhất tuyệt đạt 38.70C
- Các tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau nhiệt độ trung bình đạt xấp
O
xỉ 20 C, các tháng 5 đến tháng 7 nhiệt độ trung bình đạt ≥ 25 0C.
- Các tháng chính đông có khoảng 2-3 đợt lạnh và ảnh hưởng độ cao địa
hình nên thời gia lạnh nhất trong năm thường xảy ra từ giữa tháng 12 đến cuối
tháng giữa tháng 2.
6


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

Biên độ nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè thường khá lớn, trong mùa
đông nhiệt độ ổn định, biên độ nhỏ.

2.2 Mưa:
Khu vực miền núi có lượng mưa trung bình 2122-2204 mm, lượng mưa
phân bố không đồng đều trong các tháng. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 8 và
kết thúc trong tháng 11 hàng năm, chiếm 66% tổng lượng mưa cả năm. Tháng
mưa nhiều nhất là tháng X với lượng mưa bình quân đạt 515-615 mm. Mùa ít
mưa là các tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau, lượng bốc hơi nhiều, nhiệt
độ cao nhên thường xảy ra tình trạng khô hạn trong thời gian này.
Tổng lượng bốc hơi trung bình năm đạt 750-800 mm.
2.3. Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 87-89%. Từ tháng 8 đến tháng 2 độ
ẩm không khí đạt 89-91%, các tháng 4 đến tháng 7 độ ẩm dao động từ 83-86%.
Tháng 4 có độ ẩm không khí thấp nhất và chỉ đạt xấp xỉ 83 %
2.4. Gió:
Tốc độ gió trung bình năm đạt 2.5 m/s, có 2 hướng gió chủ đạo là gió
hướng đông và gió hướng tây. Vào mùa đông khu vực miền núi chịu ảnh hưởng
của Gió mùa Đông Bắc hoặc không khí lạnh, kết hợp ảnh hưởng bởi địa hình
nên gió hướng gió chủ đạo là hướng đông. Vào mùa hè chịu ảnh hưởng của gió
mùa tây nam, hướng gió chủ đạo là hướng tây.
Tốc độ gió mạnh nhất trong năm đạt 40 m/s, thường xảy ra trong các cơn
dông hoặc ảnh hưởng trực tiếp của bão.
2.5. Bão:
Vùng ven biển Quảng Trị bão và áp thấp nhiệt đới thường gặp nhau tới
78%, do vậy khi có bão thường gặp mưa lớn sinh lũ trên các triền sông. Bão đổ
bộ vào đất liền với tốc độ gió từ cấp 10 đến cấp 12, có khi gió giật trên cấp 12.
Thời gian bão duy trì từ 8 ÷ 10 giờ nhưng mưa theo bão thường xảy ra 3 ngày
liên tục.
2.6. Thuỷ văn:
Dòng chảy năm phân phối không đều trong năm và chia ra làm 2 mùa:
Mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ dài trong 4 tháng, từ tháng VIII-XI. Lũ lớn trên báo
động 3 thường xảy ra trong tháng IX, X và tháng XI. Trong mùa lũ, do mưa

cường độ lớn, trong thời gian ngắn nên thường xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở các
sông suối nhỏ. Mùa cạn từ tháng I đến tháng VIII mực nước xuống thấp. Đôi khi
trong mùa cạn còn xảy ra lũ tiểm mãn (tháng 5, tháng 6), lũ tiểu mãn thường
nhỏ, tập trung nhanh và xảy ra trong thời gian ngắn, lên và xuống nhanh.
(Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Quảng Trị )

7


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

Từ khi đi vào hoạt động đến nay tại khu vực cửa hàng xăng dầu 74 chưa
từng xảy ra ngập lụt, nên không có số liệu thống kê ngập lụt tại khu vực cửa
hàng.
II - TÍNH CHẤT, QUY MÔ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA CƠ SỞ
1. Quy mô xây dựng của cơ sở.
Căn cứ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu tại văn bản số
41/GCNĐĐK-SCT ngày 25/4/2013 do Sở Công Thương cấp, cửa hàng kinh
doanh xăng dầu 74 thuộc loại quy mô vừa và nhỏ (loại IV); bản vẽ thiết kế Cửa
hàng xăng dầu có các công trình cơ bản sau:
1.1. Các công trình cơ bản của Cửa hàng:
- Nhà mái che cột bơm bán xăng dầu có chiều dài 9 m, diện tích 49.5 m 2, chiều
cao 6m.
- Cụm bể ngầm gồm 02 bể thép, tổng dung tích 20 m3 được chôn ngầm
dưới đất có hệ neo đảm bảo chắc chắn, chống thép, xung quanh các bể được
hàn nối với các cọc tiếp địa liên kết với cột thu sét cao 9m.
Trong đó: 01 bể chứa dầu Điêzen 10m3, 01 bể chứa xăng Ron 95 thể tích 10 m3.
- Số lượng cột bơm : 03 cột bơm điện tử. Trong đó 01 cột bơm dầu, 02

cột bơm xăng .
- Số lượng vòi bơm: 03 vòi bơm (01 vòi bơm dầu, 02 vòi bơm xăng).
- Các công trình phụ trợ:
Nhà bán hàng, văn phòng có diện tích là 24m2 . Nhà kho 7m2 , nhà để máy
phát điện 5m2 và các công trình vệ sinh,…
- Các công trình được xây dựng tại cửa hàng xăng dầu 74 được thiết kế
xây dựng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN - 4530 : 1998
- Tại CHXD 74 Công suất: Công suất bán xăng dầu trung bình tại cửa
hàng là 1500 lít /ngày .
(Có sơ đồ mặt bằng kèm theo tại phụ lục )
1.2. Hoạt động kinh doanh của cơ sở:
Cở sở chủ yếu kinh doanh xăng, dầu, dầu nhờn, các loại.
- Nhập xăng dầu bằng đường bộ: Từ Ôtô xi téc vào bể chứa ngầm qua hệ
thống công nghệ nhập kín.
- Xuất xăng dầu bán lẻ: Xuất bán qua cột bơm cho các phương tiện.
1.3. Đặc điểm kinh tế của cơ sở
Cửa hàng xăng dầu 74, với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã đáp
ứng được nhu cầu về nhiên liệu của người tiêu dùng trong khu vực, phục vụ các
hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân trên địa bàn. Sự tồn tại và phát
triển của cơ sở đã tạo được công việc làm và thu nhập cho người lao động trong
đó đa số là lao động tại địa bàn, tạo nguồn thu cho Ngân sách, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế xã hội địa phương.
8


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 4:

ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU
I. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu:
- Các hoạt động của cơ sở có liên quan đến kinh doanh xăng dầu.
Bảng: Xác định các nguy cơ gây tràn dầu
Hoạt
động

Thống kê các
sự cố

Đánh giá rủi ro

Xăng, dầu được
Mức tràn dầu
nhập từ xe xitec Khu vực nhỏ khoảng
chuyên dụng vào các bể chứa vài kg dầu
bể chứa tại cửa hàng dầu.
chảy tràn ra
thông qua hệ thống
môi trường
ống xả chuyên dụng
bên ngoài.
bằng phương pháp
nhập kín. Bể chứa
xăng dầu có hệ
thống van thở có
chiều cao quy định
đảm bảo không khí
Khoảng vài
trong bể được điều

kg dầu chảy
tiết thông thoáng và
tràn ra môi
khuếch tán nhanh
trường bên
vào không khí.
ngoài.
Trường hợp
xảy ra cháy
nổ có thể gây
ra lượng lớn
tràn ra bên
ngoài.

Do đường ống
dẫn dầu: đứt,
vỡ, lắp đặt
không đúng
kỹ thuật.

Trường hợp này
ít xảy ra. Và nếu
xảy ra thì khả
năng ảnh hưởng
chủ yếu trong
khuôn viên cửa
hàng, tuy nhiên
có thể ảnh hưởng
đến môi trường
đất.


Do lượng dầu
nhập quá sức
chứa, do tai
nạn làm gãy
mối nối van
với xe xitec
gây chảy tràn
dầu ra môi
trường ngoài.

Trường hợp này
rất hiếm gặp.
Tuy nhiên nếu
xảy ra thì sẽ gây
tác động lớn đến
tài sản và con
người.

Lượng dầu
tràn ra ngoài
có thể là toàn
bộ lượng dầu
có trong xe
xitec.

Do trong quá
trình
tiến
hành

nhập
hàng vào bể
chứa xăng dầu
xảy ra cháy
nổ xe xitec
gây chảy tràn
ra ngoài môi
trường.

Trường hợp này
rất hiếm gặp.
Tuy nhiên nếu
xảy ra thì sẽ gây
tác động lớn đến
tài sản và con
người.

2. Lưu Xăng, dầu được lưu Khu vực Mức
tràn
chứa
chứa trong 02 bể bể chứa
xăng dầu có
dầu
chứa chìm.
thể từ vài
chục kg cho
đến trường

Sự cố bể chứa
hỏng, rò rỉ, bị

nứt, bị ăn mòn
hóa học gây
lủng, nứt, do

Trường hợp rò rỉ
xăng dầu thường
ở mức trung
bình, riêng tràn
dầu do thiên tai

1. Nhập
xăng
dầu:

Mô tả hoạt động

Khu
vực/ vị
trí

Nguy cơ
tràn xăng
dầu

9


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
Hoạt
động


Mô tả hoạt động

Cửa hàng xăng dầu 74
Khu
vực/ vị
trí

Nguy cơ
tràn xăng
dầu

Thống kê các
sự cố

Đánh giá rủi ro

hợp cao nhất thiên
tai động đất thì rất
là toàn bộ (động đất, lũ hiếm. Khi bị rò rỉ
xăng,
dầu lụt…).
dầu tại khu vực
thấm ra bên
bồn chứa thì sẽ
ngoài.
không nhìn thấy
bằng mắt thường

trường

tuy nhiên sẽ rất
hợp thiên tai
khó cho công tác
xảy ra sẽ gây
thu gom.
tràn
hoàn
toàn
lượng
dầu có trong
kho chứa.
3.
Nơi
xuất bán
xăng
dầu:

Quá trình xuất bán
xăng, dầu sẽ được
bơm hút từ bể chứa
bằng các cột bơm
điện tử thông qua hệ
thống đường ống
công nghệ bằng thép
chuyên dụng.

Khu bán
hàng, cột
bơm dầu;
mặt bằng

của cửa
hàng.

Mức tràn dầu
nhỏ khoảng
vài kg đến
vài chục kg
dầu chảy tràn
ra môi trường
bên ngoài

- Do dầu bị rò
rỉ từ hệ thống
block
bơm,
bầu lường;
- Do đường
ống kết nối bị
nứt, vỡ, bị
biến dạng, bị
ăn mòn, sức
bền của vật
liệu chế tạo
đường
ống
giảm dần theo
thời gian, dây
bơm đứt, nứt,
gãy, tay ngắt
bơm hỏng;

- Do ống dẫn
nổi trên bề
mặt bê tông
nên bị các
phương tiện
lưu
thông
chèn ép gây
nứt, vỡ đường
ống;
- Do nhân
viên bán hàng
thực
hiện
không đúng
quy trình bán
hàng.

10

Trường hợp tràn
dầu tại khu vực
xuất bán thì
thường
xuyên
xảy ra tuy nhiên
mức độ không
lớn. Mức ảnh
hưởng chủ yếu
trong phạm vi

cửa hàng.


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

Như vậy, qua phân tích các hoạt động tại cửa hàng thì khả năng xảy ra sự
cố tràn dầu có các mức độ khác nhau:
- Tình huống tràn dầu mức độ lớn nhất: Do ảnh hưởng bởi động đất, các bể
chứa xăng dầu bị đứt dây neo, bể chứa lật úp, chảy tràn dầu ra môi trường ngoài.
Lượng dầu tràn có thể từ vài trăm kg dầu cho đến trường hợp cao nhất là toàn bộ
xăng dầu chảy tràn ra môi trường ngoài.
- Tình huống tràn dầu có khả năng gây tác động lớn nhất: Do trong quá
trình tiến hành nhập hàng vào bể chứa xăng dầu xảy ra cháy nổ xe xitec gây
chảy tràn ra ngoài môi trường và gây cháy nổ lan ra xung quanh gây thiệt hại
lớn, khó tiếp cận để ứng phó.
II. Các tác động lên khu vực ưu tiên bảo vệ
Khi xảy ra sự cố tràn xăng dầu ở mức nhỏ không gây cháy nổ thì mức độ
ảnh hưởng đến các người dân xung quanh khu vực rất ít, chủ yếu ảnh hưởng đến
hoạt động mua bán của cửa hàng xăng dầu.
- Tác động của dầu tràn đối với môi trường đất:
Ảnh hưởng đến môi trường đất như sau: Xung quanh khu vực là đất nông
nghiệp, khi dầu tràn ra ngoài đất ảnh hưởng rất lớn tới đất nông nghiệp, do dầu
là chất khó phân hủy, khi thấm vào đất sẽ bị tích lỹ lâu dài trong đất gây ô nhiễm
môi trường đất ảnh hưởng tới phát triển của cây trồng.
Ở những khu đất bị nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở và
mao quản của đất, làm tắc các đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của
đất. Do đó mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển vì
dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn của

chúng. Có loài như giun đất sẽ chết, kéo theo là sự suy giảm độ thoáng khí của
đất khiến rễ cây hút nước kém, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Cây có vai
trò rất lớn đến việc giữ môi trường trong sạch, nếu môi trường đất bị ô nhiễm sẽ
dẫn đến nhiều ảnh hưởng bất lợi khác. Về lâu dài sự cố tràn dầu có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của địa phương tiêu biểu như khi dầu ngấm
vào nước ngầm có thể gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe con người ngoài ra còn
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp...., phải tốn chi phí khá lớn để đền
bù thiệt hại cho các hộ dân bị tác động....
- Tác động của dầu tràn đối với môi trường không khí:
Hơi xăng, dầu trong không khí có thể gây cháy nổ. Khi hỗn hợp với không
khí tỷ lệ khoảng 1-7% và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ. Vì vậy cần có biện
pháp bảo vệ, phòng ngừa hết sức nghiêm ngặt, tránh lửa và cấm không được hút
thuốc trong khu vực lưu chứa, xuất xăng dầu.
- Tác động đến hệ sinh thái:
Dầu nhiễm vào đất thì sẽ và tác động lên hệ sinh thái nông nghiệp và cây
trồng của các hộ gia đình xung quanh, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
11


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

- Tác động đến con người
Khi xăng dầu tràn ra ngoài thì hơi xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến môi trường
không khí xung quanh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, Hơi xăng dầu có
bản chất hóa học thuộc nhóm các hợp các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC –
Valantile Organic Compounds). Các chất VOCs thường làm hủy tế bào máu, tế
bào gan thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn
nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản; gây tử

vong nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao.

12


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 5:
LỰC LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN
DẦU HIỆN CÓ CỦA CƠ SỞ.
5.1. Lực lượng ứng phó của cơ sở:
Tổng số lao động tại cơ sở là 02 người, gồm 01 cửa hàng trưởng và 01
nhân viên, tham gia ứng phó sự cố tại cửa hàng.
Lực lượng thường trực ứng phó (lực lượng thường trực chữa cháy): 02
người thường xuyên có mặt tại cửa hàng.
5.2. Phương tiện tham gia ứng phó hiện có của cơ sở
Hiện tại cửa hàng xăng dầu mới trang bị các phương tiện PCCC, bao gồm
các trang thiết bị cho ở bảng sau:
STT

Thiết bị

ĐVT

Số lượng

1


Bình chữa cháy bằng bột tổng hợp MFZ35

bình

1

2

Bình chữa cháy MFZ8

bình

6

3

Cát

m3

01

4

Nước

m3

03


5



cái

04

6

Xẻng

cái

2

7

Chăn chữa cháy

cái

2

5.3. Kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu:
STT

Tên phương tiện, dụng cụ

ĐVT


1

Bộ bơm hút tràn dầu

Bộ

Số
lượng
01

2

Thùng đựng chất thải nguy hại loại (2000 lít)

Cái

02

3

Cuộn giấy thấm dầu tràn

Cuộn

60

4

Phao quây thấm hút dầu trên mặt nền xi măng


Cái

02

5

Gối thấm dầu rơi vãi, rò rỉ trên nền sàn

Cái

10

5.4. Nguồn nhân lực bên ngoài tham gia phối hợp.
Khi xảy ra SCTD vượt quá khả năng ứng cứu của cửa hàng, nhanh chóng
báo cáo về: giám đốc Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Quảng Trị, UBND xã Gio
Sơn, UBND huyện Gio Linh; Lực lượng Phòng cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Trị;
Công an huyện Gio Linh; Trung tâm Y tế huyện Gio Linh, người dân địa phương
xung quanh khu vực cửa hàng…. để được hỗ trợ ứng phó.
13


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 6:
NGUYÊN TẮC CHUNG GIẢI QUYẾT SỰ CỐ TRÀN DẦU
6.1. Thông tin báo cáo:
Tại cửa hàng xăng dầu: Người phát hiện sự cố tràn dầu phải lập tức thông

báo cho Cửa hàng trưởng.
Cửa hàng trưởng báo ngay (bằng điện thoại, bộ đàm...) cho các nhân viên
bán hàng của cửa hàng xăng dầu, Giám đốc Công ty, đồng thời báo cáo về:
UBND xã Gio Sơn; UBND huyện Gio Linh; Lực lượng Phòng cảnh sát PCCCCNCH tỉnh Quảng Trị; Công an huyện Gio Linh; Trung tâm Y tế huyện Gio
Linh; Văn Phòng thường trực BCĐ ƯPSCTD - Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng
tỉnh Quảng Trị, người dân địa phương xung quanh khu vực cửa hàng…. để được
hỗ trợ ứng phó từ các lực lượng, phương tiện ứng phó từ các ban ngành chức
năng.
Mẫu thông báo sự cố: Nội dung báo cáo nhanh sự cố phải ngắn gọn, dễ
hiểu, tối thiểu đủ các thông tin:
- Địa điểm, thời gian xảy ra sự cố.
- Tóm tắt diễn biễn sự cố, nguyên nhân sơ bộ gây sự cố, loại hàng dầu tràn.
- Mức độ, quy mô, khối lượng dầu tràn và quy mô vùng bị dầu ảnh hưởng.
- Các phương tiện gây ra sự cố và đang có mặt tại vùng sự cố.
- Thiệt hại về người, tài sản.
- Các công tác khắc phục và ứng cứu ban đầu.
- Tình hình ứng cứu tại thời điểm báo cáo và hướng triển khai tiếp theo.
- Các đề nghị hỗ trợ cấp thiết.
6.2. Triển khai lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu
- Công tác chỉ huy, chỉ đạo
Khi xảy ra sự cố, cửa hàng Trưởng có trách nhiệm nhanh chóng chỉ huy tổ
chức triển khai lực lượng, phương tiện tại cửa hàng để ƯPSCTD, đồng thời báo
cáo Giám đốc Công ty về tình hình và công tác triển khai ứng phó sự cố tràn dầu.
Khi Giám đốc Công ty có mặt tại hiện trường thì Cửa hàng trưởng báo cáo
nhanh về tình hình sự cố và các nội dung đã triển khai để Giám đốc Công ty trực
tiếp chỉ huy xử lý sự cố.
- Triển khai lực lượng tham gia phối hợp:
Đối với sự cố tràn dầu lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Cửa hàng xăng
dầu không đủ nhân lực, phương tiện, khả năng ứng phó thì Cửa hàng trưởng báo
cáo nhanh cho Giám đốc Công ty về tình hình sự cố, đồng thời báo cáo về

UBND xã Gio Sơn; UBND huyện Gio Sơn; Lực lượng Phòng cảnh sát PCCC14


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CNCH tỉnh Quảng Trị; Công an huyện Gio Linh; Trung tâm Y tế huyện Gio
Linh; Văn Phòng thường trực BCĐ ƯPSCTD - Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng
Tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Y tế tỉnh; UBND tỉnh Quảng Trị; Sở TN&MT; người
dân địa phương xung quanh khu vực cửa hàng…. để được hỗ trợ ứng phó từ các
lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời từ các ban ngành chức năng.
- Thứ tự các bước xử lý sự cố:
+ Tại Cửa hàng: Người phát hiện sự cố tràn dầu lập tức báo cho Cửa hàng trưởng.
+ Cửa hàng trưởng phải báo cáo ngay (bằng điện thoại) cho Giám đốc
Công ty để chỉ đạo ứng phó kịp thời
(Danh bạ điện thoại kèm theo ở phần phụ lục 02)
Giám đốc có trách nhiệm:
- Tổ chức chỉ huy lực lượng, phương tiện để triển khai ứng phó kịp thời;
- Chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trường;
- Khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra.

15


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 7

DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU.

I. Tình huống 1
1.1. Giả định
Trong khi đang nhập xăng dầu từ xe ô tô xi téc vào bể chứa của cửa hàng, xe
ô tô téc bị bục, vỡ ống mềm dẫn đến dầu tràn ra môi trường (bãi nhập).
- Thời điểm xảy ra: Vào ban ngày.
- Khối lượng: Khối lượng xăng hoặc dầu tràn ra ngoài khoảng 0,5 – 1 tấn
loang trên mặt bãi nhập.
1.2. Phương án ứng cứu sự cố
- Khi phát hiện sự cố tràn dầu nhân viên của cửa hàng lập tức thông báo
cho Cửa hàng trưởng, đồng thời dừng ngay việc nhập hàng, nhanh chóng thông
tin có sự cố xảy ra; lập tức cắt điện cầu dao tổng của cửa hàng.
- Cửa hàng Trưởng lập tức thông tin bằng miệng khẩu lệnh đến các nhân
viên có mặt tại cửa hàng xăng dầu.
- Dừng ngay việc nhập xăng dầu, đóng các van có liên quan áp dụng ngay
các biện pháp tạo ra vùng ngăn cháy, cách ly hoàn toàn với nguồn xăng dầu phía
sau. Đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ.
- Tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm (nếu
có), để đảm bảo an toàn. Thông báo cho các phương tiện di rời ra khu vực an
toàn, nghiêm cấm việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ phát
sinh tia lửa gây cháy.
- Tìm mọi biện pháp ngăn không cho xăng dầu từ nguồn gây ô nhiễm tiếp
tục chảy và loang rộng ra để cô lập vùng bị ô nhiễm.
- Dùng mọi biện pháp, sử dụng lực lượng, phương tiện: phao quây dầu
tràn, giấy thấm dầu… hiện có tại CHXD ngăn không cho xăng dầu chảy, loang
rộng để cô lập vùng bị ô nhiễm.
- Sử dụng lực lượng, phương tiện: bơm hút dầu triển khai tổ chức thu hồi
dầu, rác thải dính dầu vào các thùng chứa lưu trữ (tạm thời) và đưa về nơi an
toàn để xử lý và làm sạch đảm bảo môi trường. Đồng thời triển khai phương tiện

phòng chống cháy nổ, chữa cháy kịp thời khi có cháy.
- Đồng thời báo cáo sự cố theo quy định tại Nguyên tắc chung giải quyết
sự cố tràn dầu để ban chỉ đạo ƯPSCTD tỉnh, các sở, ban ngành liên quan biết và
theo dõi.
- Ngay lập tức gọi điện báo cháy cho Phòng Cảnh sát PCCC-CHCN tỉnh qua
số điện thoại 114, chính quyền địa phương; phối hợp với nhân viên tìm mọi cách
16


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

đưa người bị nạn thoát ra nơi an toàn; sau đó sử dụng các bình chữa cháy phun
vào đám cháy khống chế, ngăn chặn chống cháy tràn lan.
- Thông báo cho những người không phận sự rời khỏi khu vực nguy hiểm
để đảm bảo an toàn.
- Thông báo huy động lực lượng dân cư lân cận cùng các phương tiện sẵn
có ứng cứu kịp thời hạn chế thiệt hại mức thấp nhất có thể.
- Trung cấp cấp cứu y tế tỉnh số: 115 (nếu có người bị nạn)
- Đón xe chữa cháy, xe cứu thương, Công an huyện Triệu Phong đến làm
nhiệm vụ, những người không có nhiệm vụ không cho vào khu vực cháy.
- Nắm bắt tình hình, diễn biến của đám cháy cung cấp cho cơ quan điều tra.
- Nếu dầu tràn ra đường giao thông phải có người điều tiết giao thông (có
parie cảnh báo) để hướng dẫn cho người tham gia giao thông, phương tiện giao
thông không ra vào khu vực dầu tràn.
II. Tình huống 2
2.1. Giả định
Nhân viên bán hàng xuất xăng dầu từ hệ thống cột bơm cho khách hàng bị
bục, vỡ ống mềm của cột bơn dẫn đến dầu tràn ra môi trường.

- Thời điểm xảy ra: Vào ban ngày.
- Khối lượng: Khối lượng xăng hoặc dầu tràn ra ngoài khoảng 0,5 – 1 tấn
loang trên mặt cửa hàng xăng dầu.
2.2. Phương án ứng cứu sự cố
- Khi phát hiện sự cố tràn dầu nhân viên của cửa hàng lập tức thông báo
cho Cửa hàng trưởng, đồng thời dừng ngay việc nhập hàng, nhanh chóng thông
tin có sự cố xảy ra; lập tức cắt điện cầu dao tổng của cửa hàng.
- Cửa hàng trưởng lập tức thông tin bằng miệng khẩu lệnh đến các nhân
viên có mặt tại cửa hàng xăng dầu.
- Dừng ngay việc nhập xăng dầu, đóng các van có liên quan áp dụng ngay
các biện pháp tạo ra vùng ngăn cháy, cách ly hoàn toàn với nguồn xăng dầu phía
sau. Đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ.
- Tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm (nếu
có), để đảm bảo an toàn. Thông báo cho các phương tiện di rời ra khu vực an
toàn, nghiêm cấm việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ phát
sinh tia lửa gây cháy.
- Tìm mọi biện pháp ngăn không cho xăng dầu từ nguồn gây ô nhiễm tiếp
tục chảy và loang rộng ra để cô lập vùng bị ô nhiễm.
- Dùng mọi biện pháp, sử dụng lực lượng, phương tiện: phao quây dầu
tràn, giấy thấm dầu… hiện có tại CHXD ngăn không cho xăng dầu chảy, loang
rộng để cô lập vùng bị ô nhiễm.
17


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

- Sử dụng lực lượng, phương tiện: bơm hút dầu triển khai tổ chức thu hồi
dầu, rác thải dính dầu vào các thùng chứa lưu trữ (tạm thời) và đưa về nơi an

toàn để xử lý và làm sạch đảm bảo môi trường. Đồng thời triển khai phương tiện
phòng chống cháy nổ, chữa cháy kịp thời khi có cháy.
- Đồng thời báo cáo sự cố theo quy định tại Nguyên tắc chung giải quyết
sự cố tràn dầu để ban chỉ đạo ƯPSCTD tỉnh, các sở, ban ngành liên quan biết và
theo dơi.
- Ngay lập tức gọi điện báo cháy cho Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH tỉnh qua
số điện thoại 114, chính quyền địa phương; phối hợp với nhân viên tìm mọi cách
đưa người bị nạn thoát ra nơi an toàn; sau đó sử dụng các bình chữa cháy phun
vào đám cháy khống chế, ngăn chặn chống cháy tràn lan.
- Thông báo cho những người không phận sự rời khỏi khu vực nguy hiểm
để đảm bảo an toàn.
- Thông báo huy động lực lượng dân cư lân cận cùng các phương tiện sẵn
có ứng cứu kịp thời hạn chế thiệt hại mức thấp nhất có thể.
- Trung cấp cấp cứu y tế tỉnh số: 115 (nếu có người bị nạn)
- Đón xe chữa cháy, xe cứu thương, Công an huyện Gio Linh đến làm
nhiệm vụ, những người không có nhiệm vụ không cho vào khu vực cháy.
- Nắm bắt tình hình, diễn biến của đám cháy cung cấp cho cơ quan điều tra.
- Nếu dầu tràn ra đường giao thông phải có người điều tiết giao thông (có
parie cảnh báo) để hướng dẫn cho người tham gia giao thông, phương tiện giao
thông không ra vào khu vực dầu tràn.
III. Tình huống 3.
3.1. Giả định
Bồn chứa dầu bị rò rỉ, dầu thấm vào đất và tràn ra khu vực xung quanh, được
người dân phát hiện, báo cáo cho cửa hàng.
- Thời điểm phát hiện: Vào ban ngày.
- Tình trạng: Khối lượng dầu DO tràn ra ngoài Khoảng 2 tấn loang ra khu
vực xung quanh và tràn ra đường giao thông khi có nhiều phương tiện qua lại.
3.2. Phương án ứng cứu.
- Cửa hàng trưởng tiếp nhận thông tin báo cáo sự cố. Chỉ đạo kiểm tra, xác
minh thông tin sự cố.

- Đồng thời báo cáo sự cố theo quy định tại Nguyên tắc chung giải quyết sự
cố tràn dầu để BCĐ ƯPSCTD tỉnh, các sở, ban ngành liên quan biết và theo dõi.
- Dùng mọi biện pháp, sử dụng lực lượng, phương tiện: phao quây dầu
tràn, giấy thấm dầu… hiện có tại CHXD ngăn không cho xăng dầu chảy, loang
rộng để cô lập vùng bị ô nhiễm.
18


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

- Sử dụng lực lượng, phương tiện: bơm hút dầu triển khai tổ chức thu hồi
dầu, rác thải dính dầu vào các thùng chứa lưu trữ (tạm thời) và đưa về nơi an
toàn để xử lý và làm sạch đảm bảo môi trường. Đồng thời triển khai phương tiện
phòng chống cháy nổ, chữa cháy kịp thời khi có cháy.
- Đồng thời báo cáo sự cố theo quy định tại Nguyên tắc chung giải quyết
sự cố tràn dầu để ban chỉ đạo ƯPSCTD tỉnh, các sở, ban ngành liên quan biết và
theo dõi.
- Ngay lập tức gọi điện báo cháy cho Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH tỉnh qua
số điện thoại 114, chính quyền địa phương; phối hợp với nhân viên tìm mọi cách
đưa người bị nạn thoát ra nơi an toàn; sau đó sử dụng các bình chữa cháy phun
vào đám cháy khống chế, ngăn chặn chống cháy tràn lan.
- Thông báo cho những người không phận sự rời khỏi khu vực nguy hiểm
để đảm bảo an toàn.
- Thông báo huy động lực lượng dân cư lân cận cùng các phương tiện sẵn
có ứng cứu kịp thời hạn chế thiệt hại mức thấp nhất có thể.
- Sau khi bồn chứa dầu đã được làm sạch bằng nước thì tiến hành kiểm tra,
phát hiện điểm dò rỉ.
- Nếu bồn chứa dầu chỉ bị dò rỉ nhẹ thì có thể hàn lại vết dò rỉ.

IV . Tình huống thứ 4
4.1. Giả định
- Do động đất gây nứt vỡ các bể chứa, hệ thống đường ống công nghệ dẫn
từ bể sang các cột bơm.
- Do thiên tai, thời tiết bất thường không dự báo được: sét đánh gây hiện
tượng, nổ bể, nứt, vỡ đường ống; nhiệt độ thay đổi đột ngột làm thể tích dầu
tăng gây ra hiện tượng phụt bể chứa.
- Khối lượng dầu tràn trên 2 tấn.
- Thời điểm phát hiện: Vào ban Ngày
- Tình trạng: Bục vỡ téc chứa dầu, khối lượng dầu bị rò rỉ tràn ra ngoài khoảng
20 tấn nguy cơ chảy tràn ra khu vực xung quanh rất lớn, nguy cơ cháy nổ cao.
4.2. Phương án ứng phó
Sự cố tràn dầu diễn ra là do nguyên nhân khách quan, khối lượng tràn dầu
lớn vượt khả năng ứng phó của công ty. Trình tự xử lý sự cố như sau.
Bước 1:Xử lý ban đầu
- Cửa hàng trưởng tiếp nhận thông tin báo cáo sự cố. Chỉ đạo kiểm tra, xác
minh thông tin sự cố.
- Cửa hàng Trưởng lập tức báo cáo Giám đốc Công ty ( Trưởng ban chỉ huy
ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty) để chỉ đạo hoạt động ứng phó.
19


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

- Giám đốc Công ty làm công văn và liên lạc qua đường dây nóng đến
UBND huyện Gio Linh, UBND tỉnh Quảng Trị thông báo diễn biến sự cố tràn dầu
để có hướng dẫn và biện pháp ứng phó.
Trong thời gian chờ lực lượng ứng phó hỗ trợ, Cửa hàng trưởng tổ chức lực

lượng ứng phó tại chỗ, thu hồi dầu tràn bằng bơm hút, ca phễu các phương tiện,
thiết bị hiện có, phát tín hiệu cho các phương tiện, con người di dời về nơi an
toàn. Chờ phương tiện, nhân lực ứng phó phối hợp.
- Cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu kịp thời thông báo cho chính quyền
địa phương xã Gio Sơn chuẩn bị di rời trang thiết bị, vật nuôi của các hộ gia đình
gần nơi có sự cố tràn dầu. Phòng chống cháy nổ do hiện tượng dầu tràn.
Triển khai đặt các biển báo hai phía vào ra cửa hàng, thông báo khu vực
đang có sự cố tràn dầu để người, phương tiện đang lưu thông trên tuyến đường
qua cửa hàng xăng dầu không qua lại trong thời gian đang tổ chức ứng phó sự cố.
Bước 2. Triển khai phương án
- Dùng mọi biện pháp, sử dụng lực lượng, phương tiện: phao quây dầu
tràn, giấy thấm dầu… hiện có tại CHXD ngăn không cho xăng dầu chảy, loang
rộng để cô lập vùng bị ô nhiễm.
- Sử dụng lực lượng, phương tiện: bơm hút dầu triển khai tổ chức thu hồi
dầu, rác thải dính dầu vào các thùng chứa lưu trữ (tạm thời) và đưa về nơi an
toàn để xử lý và làm sạch đảm bảo môi trường. Đồng thời triển khai phương tiện
phòng chống cháy nổ, chữa cháy kịp thời khi có cháy.
- Cửa hàng Trưởng lập tức báo cáo Giám đốc Công ty để chỉ đạo hoạt
động ứng cứu. Đồng thời báo cáo nhanh về UBND tỉnh, Ban chỉ đạo ứng phó
SCTD tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan và
chính quyền địa phương để UBND tỉnh trực tiếp chỉ huy nhân lực, phương tiện
trang thiết bị của cơ sở và các ban, ngành trên địa bàn tỉnh ứng phó kịp thời.
- CHXD 74 tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự
điều động, chỉ huy thống nhất của UBND tỉnh Quảng Trị và có trách nhiệm thực
hiện việc đánh giá, xác định mức độ thiệt hại và giải quyết bồi thường thiệt hại
do sự cố tràn dầu gây ra.
- Nếu dầu tràn ra đường giao thông phải có người điều tiết giao thông (có
parie cảnh báo) để hướng dẫn cho người tham gia giao thông, phương tiện giao
thông không ra vào khu vực dầu tràn.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay tại khu vực cửa hành xăng dầu 74 chưa

từng xảy ra ngập lụt. Nếu do lũ lụt mà bị ngập lụt thị hệ thống các van xuất, nhập
xăng dầu tại các bể chứa xăng dầu của cửa hàng sẽ tự động đóng nên không thể tràn
dầu ra môi trường, nên trong kế hoạch không đưa ra phương án, vật tư thiết bị
ứng phó với sự cố ngập lụt.

20


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 8:
THU GOM HIỆN TRƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT SỰ CỐ
I. Thu gom hiện trường
1. Thu gom tập kết rác thải, dầu thu hồi tại hiện trường:
Khi sự cố xảy ra lượng dầu tràn được thu gom tại hiện trường bao gồm:
Dầu, nước lẫn dầu, rác lẫn dầu, đất nhiễm dầu và vật liệu ứng phó nhiễm dầu
được tạm giữ vào bể chứa hoặc có thể lưu trữ vào các thùng chứa dầu, đặt tại
khu vực lưu trữ tạm được lót bạt phía dưới để tránh tình trạng dầu vương vãi
thấm xuống đất. Sau đó dầu sẽ được đưa vào các khu vực xử lý phù hợp với các
trang thiết bị và đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
2. Phương án quản lý chất thải tại hiện trường:
- Bảo quản chất thải là việc cần làm sau khi dầu và các chất thải bị nhiễm
dầu được thu gom và phân loại. Tùy theo tính chất của từng loại rác bị ô nhiễm
(rắn hay lỏng), mức độ ô nhiễm và khối lượng, có thể lựa chọn các cách thức
bảo quản khác nhau trong những bồn chứa thích hợp để chờ xử lý.
- Dầu thu gom được lưu trữ tại chỗ hoặc vận chuyển đến vị trí lưu trữ dầu.
Sau khi đó chuyển về cơ sở có chức năng xử lý chất nhiễm dầu theo quy định
hiện hành.

II - Giải quyết sự cố
Sau khi Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của CHXD được phê duyệt, Công
ty sẽ ký đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để khi xảy ra có
sự cố tràn dầu có cơ sở thực hiện.
1. Các tài liệu cần thiết liên quan:
Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Quảng Trị là đơn vị chủ trì phối hợp với
các đơn vị có liên quan để hoàn thiện các biên bản sau:
- Biên bản xác định thời gian, địa điểm, tóm tắt diễn biến sự cố và nhận
định ban đầu về nguyên nhân sự cố.
- Biên bản xác định số lượng dầu, loại dầu thất thoát và phạm vi ảnh hưởng.
- Biên bản mô tả tóm tắt về các công việc đã triển khai ứng cứu sự cố.
- Biên bản xác định đã hoàn thành ứng cứu sự cố, làm sạch môi trường và
lượng dầu thu hồi.
(Mẫu biên bản ở phần phụ lục)
2. Giải quyết hậu quả do sự cố gây ra:
Khi có sự cố tràn dầu xảy ra cửa hàng xăng dầu có trách nhiệm như sau:

21


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

- Chịu trách nhiệm đối với sự cố tràn dầu do cơ sở mình gây ra, chủ động, tích
cực huy động nguồn lực, tự tổ chức, chỉ huy ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra
sự cố tràn dầu.
- Công ty tổ chức kiểm tra lại phương tiện, thiết bị, vật tư, khắc phục hậu
quả, xử lý các vùng bị ảnh hưởng vì ô nhiểm, thu dọn hiện trường, sửa chữa ngày
các phương tiện, máy móc, thiết bị hư hỏng để nhanh chóng trở lại hoạt động bình

thường, bổ sung các phương tiện PCCC và ƯPSCTD đảm bảo đủ số lượng và
chất lượng để đảm bảo luôn ứng phó được sự cố xảy ra ở mức độ cơ sở.
- Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra sự cố tràn dầu theo quy
định của pháp luật.
- Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Quảng Trị chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại đối với ô nhiễm xăng, dầu do cửa hàng gây ra theo quy định của pháp luật.
- Cam kết tài chính: Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra sự
cố tràn dầu theo Khoản 5, Điều 21, Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt Kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ban hành kèm theo
QĐ 293/QĐ-UBND ngày 04/9/2014 của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 3107/UBND-NN ngày
12/8/2015 về triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Trị; chi phí
cho các cán bộ tham gia ứng cứu sự cố tràn dầu; hỗ trợ kinh phí cho đơn vị ứng
cứu trực tiếp; kinh phí đánh giá tác động môi trường sau sự cố và kinh phí bồi
thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra (nếu có ).

22


Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

CHƯƠNG 9:
ĐÀO TẠO DIỄN TẬP VỀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
9.1. Đào tạo diễn tập
- Đào tạo: Để thực hiện tốt công tác ƯPSCTD hàng năm Công ty cử cán
bộ tham gia các khóa đào tạo nâng cao về công tác ƯPSCTD do các cơ quan có
thẩm quyền tổ chức. Đơn vị đào tạo có thể là trung tâm ƯPSCTD khu vực hay
các đơn vị dịch vụ khác có chuyên môn. Các chương trình đào tạo và tập huấn

phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng về ƯPSCTD để nâng cao kiến thức cũng như
thực hành cho cán bộ tham gia khóa tập huấn.
Hàng năm định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ công
nhân viên của công ty, nhân viên bán hàng về phương án ứng phó sự cố tràn dầu,
phương án PCCC.
- Diễn tập: Sau khi được phê duyệt kế hoạch, Công ty sẽ quán triệt học tập
đến tất cả cán bộ, nhân viên bán hàng của Cửa hàng xăng dầu để triển khai theo
tình huống giả định của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
Thời gian diễn tập định kỳ cùng với thực tập phương án PCCC hàng năm.
9.2. Cập nhật, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu vào báo cáo
- Cập nhật kế hoạch: Để Kế hoạch được hoàn chỉnh và phù hợp với thực
tế, định kỳ hàng năm cửa hàng xăng dầu sẽ cập nhật kế hoạch ƯPSCTD cho phù
hợp: cụ thể rà soát, thống kê lại các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác ứng
phó SCTD và tình trạng sử dụng; số điện thoại của cán bộ, nhân viên bán hàng
và các cơ quan liên lạc.....
- Triển khai và thực hiện kế hoạch: Sau khi Kế hoạch ứng phó sự cố tràn
dầu được phê duyệt, công ty thực hiện:
+Tuyên truyền, giáo dục CBCNV nâng cao trách nhiệm phòng ngừa và
ứng phó SCTD.
+ Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị để chủ động phục vụ cho công
tác ứng phó SCTD theo kế hoạch phê duyệt.
+ Định kỳ hàng năm tổ chức triển khai diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
theo các tình huống trong Kế hoạch cùng với phương án PCCC.
Để kế hoạch UPSCTD của Cửa hàng xăng dầu 74 sớm được triển khai theo
báo cáo, Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Quảng Trị kính đề nghị UBND huyện
Gio Linh xem xét, phê duyệt.
Giám đốc

23



Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cửa hàng xăng dầu 74

PHỤ LỤC
1. Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh của Công ty.
2. Bản sao Thông báo về việc xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường
của Cửa hàng xăng dầu 74 .
3. Mẫu biên bản SCTD.
4. Danh bạ điện thoại liên hệ khi có sự cố.
5. Giấy đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
6. Giấy chứng nhận PCCC.
7. Sơ đồ mặt bằng xây dựng của hàng xăng dầu 74.

24


BIÊN BẢN
( V/V xác định thời gian, địa điểm, tóm tắt diễn biến sự cố và nhận định ban
đầu về nguyên nhân sự cố )
Hôm nay vào hồi.............. giờ, ngày...........tháng...........năm.............
tại .................................................................................................................
Thành phần:
I . Đại diện (các đơn vị chức năng)
Ông (bà)……………………….; Chức vụ:
II. Đại diện đơn vi xảy ra sự cố:
Ông (bà)……………………….; Chức vụ:
Cùng nhau thống nhất lập biên bản về sự cố tràn dầu với các nội dung sau
đây:

1. Thời gian xảy ra sự cố và diễn biến sự cố:…….………………………
2. Chi tiết về sự cố:
Tên cửa hàng xảy ra sự cố:...........................thuộc Công ty...............
3. Chủ sở hữu: .............................................................................................
4. Nguyên nhân dầu tràn: Đánh dầu (x) vào nguyên nhân gây sự cố tràn dầu
Hư hỏng ống/đường ống;
Hư hỏng bể chứa;
Nạp dầu quá mức;
Lý do khác(ghi rõ)
Đại diện đơn vị chức năng
( Ký, ghi rõ họ tên )

Đại diện đơn vị xảy ra sự cố
( Ký, ghi rõ họ tên )


×