Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề tài lập kế hoạch ứng phó về sự cố hóa chất trong nhà máy lọc dầu dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.52 KB, 12 trang )

Môn: An toàn lao động

Trường Đại Học Hồng Đức
Khoa kỹ thuật công nghệ
Môn : An toàn lao động
Đề bài: Lập kế hoạch ứng phó về sự cố hóa chất trong nhà máy
lọc dầu Dung Quất (chọn 1 phân xưởng cụ thể)
GVHD : Đoàn Văn Huấn
Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Phúc
Mã sinh viên: 0964040114

1
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
-1-


Môn: An toàn lao động

Mở đầu
An toàn lao động là một vấn đề được quan tâm hàng
đầu trong hàng loạt hoạt động sản xuất. Hằng năm tai
nạn lao động đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của rất
nhiều người. Làm tổn hại sức khỏe, để lại những di chứng
lâu dài do lao động trong những điều kiện không đảm bảo.
Do vậy nghiên cứu về vấn đề an toàn lao động tại tất cả các
nghành nghề, các lĩnh vực sản xuất cần được chú trọng. Đưa
ra được những nguyên nhân, và phương pháp khắc phục
nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của điều kiện lao
động xấu tới con người và hạn chế những rủi ro có thể xảy


ra. Sau đây em xin trình bày về vấn đề an toàn lao động khi
làm việc ở phân xưởng chưng cất dầu thô CDU.
Phần trình bày bao gồm :
- Nhận diện các mối nguy của tất cả các hóa chất tại nơi
làm việc.
- Soạn thảo quy trình ứng phó sự cố phù hợp với các mối
nguy đó.
- Đào tạo và chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị để ứng phó
với với các sự cố theo quy định này.

2
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
-2-


Môn: An toàn lao động
Đặc điểm lao động tại phân xưởng chưng cất dầu
thô và những điều kiện lao động xấu

1. Đặc điểm lao động tại phân xưởng
- Lao động tại phân xưởng là thực hiện việc tách nước và
muối ra khỏi dầu thô bằng các biện pháp cơ học.
- Chưng cất dầu trong tháp để tạo ra sản phẩm cho các
phân xưởng khác hoạt động → được ví như là phân
xưởng đầu tầu và quan trọng của nhà máy lọc hóa dầu.
- Chưng cất dầu thô là công việc tách hỗn hợp dầu thô ra
thành các sản phẩm cho các phân xưởng khác.
- Đặc điểm làm việc tại phân xưởng là nơi tiếp xúc với các

hóa chất độc hại và môi trường làm việc cá nhiệt độ
cao, tiếng ồn trong quá trình bơm hút dầu.
2. Những điều kiện lao động xấu tại phân xưởng
- Điều kiện lao động có cả môi trường tự nhiên và nhân
tạo, kỹ thuật mà thông qua các phương tiện lao động
quy trình công nghệ và môi trường, nó tác động qua lại
với người lao động do đó những điều kiện lao động
trong phân xưởng có thể có những tác động xấu tới
người lao động. Những điều kiện lao động xấu tại phân
xưởng CDU :
• Môi trường làm việc tác động lên người lao động bằng
bản chất vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh từ máy
móc…
• Các yếu tố tác động lên người lao động như: có thể tạo
ra các phản ứng hóa học với cơ thể, tiếp xúc với các
3
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
-3-


Môn: An toàn lao động
hóa chất trong quá trình pha trộn, cũng như là các sản
phẩm của quá trình chưng cất.

Nguy hiểm và những tai nạn thường xảy ra
đối với người lao động trong phân xưởng CDU

1. Tai nạn lao động

Là những rủi ro tác động từ bên ngoài vào người lao động
làm thay đổi sức khỏe của họ. Tai nạn lao động có thể làm
chấn thương một phần hay toàn bộ cơ thể, để lại di chứng
hoặc có thể thay đổi khả năng lao động của người lao động.
Tai nạn lao động có thể gây chết người.
2. Nguy hiểm và những tai nạn lao động thường xảy ra
a) Nguy hiểm do nhiệt
Chưng cất là quá trình tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào
nhiệt độ sôi của từng hợp chất, nhiệt độ chưng cất có thể đến
vài trăm độ C do đó người lao động có thể bị bỏng do nhiệt.
b) Nguy hiểm do khí độc, bụi và hóa chất
Trong quá trình chưng cất thì sinh ra các loại khí có thể gây
nguy hiểm cho người lao động khi hít phải, các sản phẩm độc
hại cho môi trường lao động cũng như môi trường tự nhiên.
Khi người lao động làm việc trong những điều kiện đó có
thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, có thể mắc các bệnh về
đường hô hấp, 95% người lao động mắc bệnh hô hấp đều do
làm việc trong môi trường có khí độc.
Khí độc có thể gây ngạt bởi làm giảm oxy trong không khí
nơi người lao động làm việc, gây chóng mặt, buồn nôn và rối
loạn hành vi, khí độc có thể gây mê gây tê, khi ở nồng độ lớn
4
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa

-4-


Môn: An toàn lao động

có thể làm giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương và gây
tử vong.
Về lâu dài các khí độc thì có thể gây ung thư da, ung thư
phổi, viêm xoang và các bộ phận hô hấp…
c) Nguy hiểm do thiết bị bảo hộ
Thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động không đảm
bảo chất lượng yêu cầu, quần áo, găng tay không vừa với
người lao động sẽ gây khó khăn trong thực hiện các động tác,
hoạt động không chính xác sẽ gây tai nạn cho người lao động.
d) Nguy hiểm do sử dụng thiết bị chưng cất
Khi sử dụng thiết bị chưng cất có thể bị nguy hiểm vì trong
quá trình chưng cất có thể bị nổ do áp suất chưng cất vượt quá
giới hạn của thiết bị phản ứng.
e) Nguy hiểm do bản thân người lao động
Đó là sự sai phạm trong quá trình lao động do người lao
động gây ra, người lao động không thể hoàn thành một yêu
cầu trước đó, sự sai phạm này có thể dẫn đến không hoàn
thành một nhiệm vụ nào đó, những sai phạm có thể:
- Do lần đầu thực hiện công việc
- Hành động không phù hợp với công việc
- Quyết định sai về thông số và phương pháp chưng cất
- Nhận thông tin sai khi thực hiện công việc chưng cất
- Thực hiện không chính xác công việc
- Sao nhẵng trong khi đang làm việc
i) Nguy hiểm do ảnh hưởng tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường
độ và tần số gây ra cảm giác khó chụi cho con người.
5
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc

Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
-5-


Môn: An toàn lao động
Do ảnh hưởng từ các máy hút và bơm dầu vào phân
xưởng cũng như tiếng động gây ra từ các thiết bị cung cấp
nhiệt cho quá trình chưng cất.

Lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất
trong phân xưởng chưng cất dầu thô CDU
• Nhận diện mối nguy hiểm:
- Phải xác định được những mối nguy hiểm hoặc nguy
hiểm tiềm tàng của tất cả các hóa chất mà ta đang sử
dụng để xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố:
+ Tính chất dễ cháy
+ Phản ứng với nước, không khí, thành phần có trong dầu
+ Tính ăn mòn và tính độc
- Những hóa chất kị nhau
+ Chất dễ cháy và chất oxy hóa
+ Chất dễ cháy và bất cứ nguồn lửa nào
+ Axit và xyanua
+ Axit mạnh và kiềm mạnh
+ Axit đậm đặc và nước
+ Dung môi hữu cơ và các chất phá hủy
+ Chất phá hủy và các vật liệu phản ứng trong phân xưởng
- Một số ảnh hưởng khi tràn đổ hóa chất kị nhau
+ Cháy, nổ, gây phản ứng hóa học
+ Phản ứng hóa học, phân hủy vật liệu
6

Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
-6-


Môn: An toàn lao động
+ Văng, bắn hóa chất
- Con đường xâm nhập hóa chất vào cơ thể
+ Tiếp xúc với da, mắt
+ Hít phải, nuốt và thấm qua da
• Sử lý sự cố tràn đổ hóa chất trong phân xưởng CDU
Quy trình ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất
Mô tả chi tiết từng bước thực hiện khi xảy ra sự cố tràn đổ
hóa chất bao gồm:
- Quy định về trách nhiệm
- Phương thức trao đổi thông tin
- Hướng dẫn sử dụng thiết bị ứng phó sự cố
- Thu gom và sử lý hóa chất tràn đổ
• Nội dung của quy trình xử lý tràn đổ hóa chất
- Danh mục các PTBVCN, thiết bị an toàn và vật liệu thấm
hút cần thiết cho sự cố hóa chất( găng tay, thiết bị hô
hấp…) và hướng dẫn sử dụng chung.
- Quy trình xác định vùng nguy hiểm tràn đổ hóa chất.
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Quy trình cấp cứu người bị nhiễm hóa chất
• Thông báo sự cố
- Ngay khi xảy ra sự cố phải cảnh báo ngay cho giám sát
và những người làm việc trong khu xảy ra sự cố rò rỉ
hoặc tràn đổ hóa chất, thực hiện việc sơ tán ( cần thiết)

- Trong trường hợp có người bị thương hoặc có cháy thì
phải gọi ngay cho đội ứng cứu cần thiết

7
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
-7-


Môn: An toàn lao động


-

-

Giúp đỡ người bị nhiễm hóa chất hoặc nghi ngờ bị
nhiễm hóa chất, cởi bỏ ngay quần áo bị nhiễm hóa
chất, rửa vùng da bằng nước sạch ít nhất 15 phút
Nếu hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ là chất rễ bay hơi chất
rễ cháy thì ngay lập tức phải cảnh báo, kiểm soát nguồn
lửa, thông gió khu vực
Người thực hiện xử lý hóa chất tràn đổ phải sử dụng
PTBVCN phù hợp:
Dung môi hữu cơ: đeo mặt nạ phòng độc, găng tay,
dùng kính an toàn.
Hóa chất độc: đeo khẩu trang, mặt nạ lọc bụi và kính
an toàn, găng tay.
Chú ý khi sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp:

Việc sử dụng thiết bị hỗ trợ hô hấp hay mặt nạ dưỡng
khí (SCBA) phải qua đào tạo và được kiểm tra sức khỏe.
Đừng bao giờ đi vào vùng không khí bị ô nhiễm hóa
chất khi không có PTBVCN hoặc sử dụng thiết bị bảo vệ
hô hấp khi chưa được đào tạo.
Khi sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp để đi vào vùng
không khí ô nhiễm phải chắc chắn có người gác ở bên
ngoài. Trong trường hợp khẩn cấp mà không có người
bên ngoài thì phải chờ đội ứng cứu khẩn cấp đến.
Bảo vệ hệ thống thoát nước, ngăn ngừa hóa chất thấm
vào đất đá và nước ngầm. Trong trường hợp cần thiết
thì có thể đặt thiết bị thấm xung quanh cống rãnh.
Thực hiện việc làm sạch hóa chất rò rỉ hoặc tràn đổ
theo hướng dẫn
8
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
-8-


Môn: An toàn lao động
- Rải vật liệu hấp thụ/thấm hóa chất toàn bộ vùng bị tràn
đổ, đi từ bên ngoài vào bên trong theo hình vòng tròn
nhằm ngăn ngừa hóa chất văng và tràn ra ngoài
- Sử dụng vật liệu hấp thụ/thấm với khối lượng lớn và
dạng pilow sẽ không hiệu quả với hydrofluoric mà phải
sử dụng Kít riêng cho hydrofuoric acid. Một vài chất
trung hòa cho acid và bazo sẽ thay đổi màu khi sử dụng
- Khi hóa chất tràn đổ đã được thấm/hấp thụ, dùng chổi

và xúc để thu gom vào thiệt bị chứa phù hợp
- Dán nhãn thùng chứa hóa chất, vật liệu hấp thụ được
thu gom.
- Làm sạch bề mặt nơi xảy ra tràn đổ hóa chất sử dụng
chất tẩy rửa nhẹ hoặc nước khi có thể
- Báo cáo sự cố.

Phương tiện bảo vệ con người, vật liệu &
trang thiết bị sử lý tràn đổ hóa chất

- Kính chống hóa chất, găng tay chống háo chất.
- Giầy chống hóa chất, áo chống hóa chất hoặc tạp rề
chống hóa chất.
- Gối thấm hóa chất tràn, túi hút hóa chất.
- Thiết bị hút thủy ngân lỏng bằng chân không
• Công cụ thu gom:
- Gạt xúc vật liệu Polypropylene hoặc xẻng
- Chổi thu gom băng, băng keo dán
- Giấy quỳ kiểm tra pH
- Nhãn chất thải, biển cảnh báo
9
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
-9-


Môn: An toàn lao động
Sơ cứu


• Tiếp xúc với da và áo quần
- Ngay lập tức rửa sạch bằng nước ít nhất 15 phút, đối
với trường hợp hóa chất tràn đổ nhiều
- Trong khi rửa nhanh chóng cởi bỏ tất cả quần áo hoặc
đồ trang sức bị nhiệm hóa chất.
- Chú ý khi cởi quần áo pull hoặc áo cổ chui để tránh hóa
chất dính vào mắt
- Không được rửa da bằng dung môi: sẽ ảnh hưởng
đến lớp dầu tự nhiên bảo vệ da và có thể gây kích ứng
và viêm da. Trong một số trường hợp có thể gia tăng sự
hấp thụ của chất độc.
- Da bị dính chất dễ cháy: trước tiên phải làm sạch
chất rắn trên da, sau đó thực hiện các bước xử lý.
- Da bị dính Hydrofuoric acid: rửa bằng nước sạch
5 phút và calcium gluconate. Sau đó làm theo
hướng dẫn của bác sỹ.
- Da bị dính phenol>10%: rửa bằng nước sạch 15
phút hoặc cho vùng da chuyển từ trắng sang hồng.
Bôi ethylen glycol, không được dùng ethanol, sau
đó làm theo các bước hướng dẫn

Tiếp xúc với mắt

- Ngay lập tức rửa bằng nước sạch 15 phút. Mắt phải
được mở để rửa, nhãn cầu phải được luân chuyển để
tất cả các diện tích bề mặt được rửa sạch. Nên sử dụng
vòi nước phun để rửa mắt để tay được tự do giữ cho
10
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc

Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
- 10 -


Môn: An toàn lao động
mắt mở. Nếu không có vòi rửa mắt, đổ nước vào mắt,
rửa từ muĩ ra ngoài để tránh vùng nhiễm mắt không bị
ảnh hưởng
- Tháo kính áp tròng trong khi rửa mắt (nếu có).
- Thăm khám và hỏi ý kiến bác sỹ

Hít phải

- Đóng thiết bị/thùng chứa hóa chất, mở cửa để thông
gió hoặc biện pháp khác để thông gió. Di chuyển đến
nơi có hóa chất trong lành.
- Nếu phát hiện có các triệu chứng như: đau đầu, kích
ứng mũi và cổ họng, chóng mặt, buồn ngủ kéo dài thì
gọi ngay cho y tế.
- Tham khảo các tài liệu để xác định các ảnh hưởng tiềm
tàng đối với hóa chất.

Phần kết

Do mới tiếp xúc với môn học và cũng chưa có kinh nghiệm
thực tế nên những vấn đề trình bày của em có thể còn nhiều
sai sót và chưa chính xác. Rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của Thầy để em có thể hiểu biết hơn để nắm chắc hơn về
những quy phạm, quy định và những kĩ thuật an toàn nói
chung và trong sản xuất kỹ thuật nói riêng. Để đảm bảo cho

khi tiếp tục học tập sử dụng các thiết bị và khi ra trường sẽ có
kiến thức phục vụ tốt cho công việc và sản suất, tránh được
những tai nạn có thể xảy ra. Em xin chân thành cảm ơn Thầy
11
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
- 11 -


Môn: An toàn lao động
đã tận tình giảng dạy, giải đáp, hướng dẫn em trong suốt thời
gian Thầy về Thanh Hóa giảng dạy.

12
Sinh viên
thực hiện: Lê Xuân Phúc
Lớp: K54B Lọc Hóa Dầu – Thanh Hóa
- 12 -



×