Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CHO NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.34 KB, 31 trang )

1

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
CHO NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
KIÊN GIANG NĂM 2016
CN. Hồ Tâm Đăng*, CN. Trần Thị Nghiêm, ĐD. Danh Yến.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu, xét nghiệm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán đi ều tr ị và chăm
sóc người bệnh. Thiếu xét nghiệm, chẩn đoán trở nên thành mò m ẫm, thi ếu m ột
chỗ dựa chính xác, các công trình nghiên cứu thi ếu m ột c ơ s ở khoa h ọc có giá tr ị,
thiếu những yếu tố để chứng minh cụ thể hoặc bị hạn ch ế không th ể phát tri ển
được, chất lượng chẩn đoán và điều trị bị giảm và dễ có những trường hợp đáng
tiếc xảy ra.
Nhưng hiện nay, tại các bệnh viện hay các cơ sở y tế, người bệnh còn phải chờ
đợi kéo dài mới có được kết quả xét nghiệm, ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều mặt hoạt
động của bệnh viện trong đó có chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của người bệnh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang là một bệnh viện lớn trong tỉnh và khu vực
miền Tây Nam bộ, việc nâng cao chất lượng, đảm bảo sự hài lòng người bệnh là một
yêu cầu cấp thiết hiện nay. Tại đây, trung bình mỗi ngày có từ 1500 đến 2000 người
bệnh đến khám chữa tại khoa Khám bệnh bình và số xét nghiệm được chỉ định trung
bình trên 500 lượt.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian
chờ đợi của người bệnh, Bệnh viện đã có nhiều cải tiến quy trình khám chữa bệnh,
trong đó có bộ phận xét nghiệm cận lâm sàng. Bệnh viện cũng đã lắp đặt hệ thống vận
chuyển mẩu xét nghiệm tự động từ phòng xét nghiệm đến khu vực thực hiện kỹ thuật.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vẫn còn
nhiều phàn nàn khiếu nại về việc phải chờ lâu tại khu vực xét nghiệm. Để góp phần đo
lường nguồn thông tin đầu ra của quá trình thực hiện xét nghiệm chúng tôi chọn đề tài



2

“Nghiên cứu thực trạng thời gian trả kết quả xét nghiệm cho người bệnh tại Khoa
khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2016”.


3

Với 3 mục tiêu sau :
1. Xác định thời gian trả kết quả xét nghiệm trung bình.
2. Xác định tỷ lệ kết quả xét nghiệm trả không đúng thời gian quy định.
3. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ kết quả xét nghiệm trả không đúng
thời gian quy định.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số đặc điểm chung
1.1.1. Khoa Khám bệnh
Khoa Khám bệnh là một trong 26 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh
Kiên Giang. Khoa có nhiệm vụ: Tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu; khám
bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú; thực hiện công tác điều trị ngoại trú và
hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tổ chức khám sức khoẻ định kì; tổ chức dây
chuyền khám sức khoẻ theo nhiệm vụ được giao.
Hiện tại, Khoa có trên 40 phòng khám chuyên khoa, trong đó có 2 phòng dành
cho công tác lấy mẩu xét nghiệm cho người bệnh ngoại trú và được thiết lập hệ thống
vận chuyển mẩu bằng khí nén.

Trung bình lưu lượng người bệnh đến khám chữa bệnh tại khoa trên 1500 - 2000
người, trong đó tại phòng lấy bệnh phẩm khoảng 500 người/ngày.
1.1.2. Đặc điểm chung về khối xét nghiệm
Khối xét nghiệm là đơn vị thuộc khu cận lâm sàng trong Bệnh viện, được thành
lập vào năm 2004 và chia thành 03 khoa chuyên biệt: Huyết học – Truyền máu – Miễn
dịch, Hóa sinh và Vi sinh nhằm đảm bảo thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu theo
đúng chuyên ngành của đơn vị quản lý.
1.1.2.1 Khoa Huyết học – Truyền máu - Miễn dịch
Tổ chức nhân sự: Tổng số nhân viên là 56: 05 Bác sĩ, 03 Cử nhân Xét nghiệm,
01Cử nhân Điều dưỡng, 03 Kỹ sư Sinh học, 01Cử nhân vật liệu y sinh, 14 Kỹ thuật
viên xét nghiệm, 06 Y sĩ, 04 Điều dưỡng trung học, 15 Dược sĩ trung học, 02 Kỹ thuật
viên vi tính và 02 Hộ lý.


5

Chức năng nhiệm vụ:
- Thực hiện các xét nghiệm về huyết học cơ bản: Phân tích máu; Huyết đồ; Tuỷ
đồ; Nhóm máu; Rh; Các tế bào trong nước dịch: dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch
màng bụng, dịch màng tim; Đếm số lượng Tiểu cầu; Hồng cầu lưới bằng máy tự động;
Tốc độ lắng máu bằng máy tự động; Tế bào Hargraves, v.v để chẩn đoán và điều trị cho
người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện.
- Thực hiện các xét nghiệm về Đông - Cầm máu; các xét nghiệm tiền phẫu thuật
và các xét nghiệm chẩn đoán rối loạn đông máu, các bệnh về máu, cho người bệnh có
sử dụng các thuốc kháng đông như: Tỷ lệ Prothrombin; INR; TQ; TCK; Tiểu cầu;
Fibrinogen; D-Dimer và các yếu tố đông máu, v.v.
- Thực hiện các xét nghiệm Điện di như: Điện di Huyết sắc tố, điện di Protein…
nhằm chẩn đoán, tầm soát nhưng người bệnh di truyền bệnh Huyết sắc tố; bệnh lý
Thalaseme; bệnh Đa u tủy xương…
- Các xét nghiệm Test Coombs trực tiếp, coombs gián tiếp bằng phương pháp

Gellcard.
- Cung cấp máu và các chế phẩm máu như: Huyết tương tươi đông lạnh; Hồng
cầu lắng; kết tủa lạnh; Tiểu cầu khối, điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện.
- Cung cấp máu; Huyết tương tươi đông lạnh; Tủa lạnh cho các bệnh viện tuyến
huyện, các bệnh viện ngoài công lập có nhu cầu truyền máu cấp cứu toàn trong toàn
tỉnh.
- Tách các thành phần máu (chủ yếu là khối hồng cầu).
- Thực hiện các xét nghiệm cấp phát máu an toàn trong 4 điều kiện bằng phương
pháp Gross-mathch trên máy tự động, theo quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện các xét nghiệm virus học:
+ Các xét nghiệm markers viêm gan B:
. HBsAg: Chẩn đoán viêm gan B
.Anti-HBs: Miễn dịch bảo vệ đối với viêm gan B


6

. HBeAg: Tiến triển virus viêm gan B
. Anti-HBe: Miễn dịch bước đầu đối với viêm gan B
. Anti-HBc: Tình trạng viêm gan mạn, điều tra dịch tễ viêm gan B
. Anti-HBcIgM: Tình trạng viêm gan B cấp, đợt cấp viêm gan B mạn.
+ Các xét nghiệm marker viêm gan C: Anti-HCV IgG: Nhiễm virus viêm gan
C,.Anti-HCV IgM: Viêm gan C cấp tính.
+ Các xét nghiệm marker viêm gan A: Anti-HAVIgG: Nhiễm virus viêm gan A
hoặc đã có miễn dịch do tiêm vaccin; Anti-HAV-IgM: Viêm gan A cấp tính
+ Các xét nghiệm sàng lọc và xác chẩn HIV1/2 bằng chiến lược 3 xét nghiệm.
- Các xét nghiệm dấu ấn ung thư với 17 dấu ấn bao gồm:
+ Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tự miễn: ANA: Chẩn đoán sàng lọc bệnh tự
miễn dịch, ds-DNA: Chản đoán lupus ban đỏ hệ thống, Anti-insulin: chẩn đoán phân
loại đái tháo đường type I,II, LADA.

+ Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh dị ứng: IgE toàn phần: xét nghiệm tình trạng dị
ứng, IgE đặc hiệu với các dị nguyên: tìm nguyên nhân dị ứng với các nhân bụi nhà,
thức ăn, côn trùng, thuốc....
+ Tuyến giáp: TSH, T4, fT4, T3, fT3.
+ Ung thư:
. CEA: Ung thư đại tràng.
. AFP (Alpha FP): Ung thư gan.
. PSA: Ung thư tuyến tiền liệt.
. BR-TC (CA 15-3 antigen): Ung thư vú.
. GI-TC (CA 19-9 antigen): Ung thư ống mật.
. OV-TC (CA 125 antigen): Ung thư buồng trứng.
. fßhCG: Phát hiện thai sớm.
+ Sinh sản: LH, FSH, Prolactin, Progesterone, Estradiol, Testosterone, β hCG.
+ Thiếu máu: Folate, Vitamin B12, Ferritin.


7

+ Khác: IgE, Cortisol.
* Số lượng mẩu xét nghiệm cho người bệnh ngoại trú: Trung bình 95 người/ ngày.
Trang thiết bị.
- Máy tổng phân tích tế bào máu ngoại vi 32 thông số Advia 2120i, công suất 120
mẩu/1 giờ.
- Máy tổng phân tích tế bào máu ngoại vi 28 thông số Cell-Dyn Ruby, công xuất
76 mẩu/1 giờ.
- Máy tổng phân tích tế bào máu ngoại vi 27 thông sốBeckman Coulter LH 780,
công xuất khoảng 100 mẩu/1 giờ.
- Máy tự động đo tốc độ máu lắng: 48 mẩu/giờ.
- Máy đông máu tự động: Sta Revolution.
- Máy đông máu tự động: Sta compact Max, công xuất 150 – 180 xét nghiệm/1

giờ.
- 02 máy xét nghiệm miễn dịch tự động Roche Cobas E-411, tốc độ xét nghiệm
86 tests/giờ/máy; số kênh hóa chất 18 kênh (khe hóa chất) cho tối đa 18 test xét
nghiệm.
1.1.2.2 Khoa sinh hóa
Tổ chức nhân sự: Tổng số nhân viên là 34: 02 Bác sĩ, 01 CNCKI. Xét nghiệm,
01 Cử nhân Xét nghiệm, 01 Cử nhân Điều dưỡng, 02 Cao đẳng Điều dưỡng, 05 Kỹ sư
Hóa, 02 Cử nhân Hóa, 01 Cử nhân Sư phạm Hóa, 02 Kỹ thuật viên xét nghiệm, 01 Y
sĩ, 03 Điều dưỡng trung học, 03 Dược sĩ trung học, 02 Kỹ thuật viên vi tính và 01 Hộ
lý.
Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện các xét nghiệm hóa sinh máu, nước tiểu, dịch cơ thể.
- Thực hiện các xét nghiệm miễn dịch.
- Tham gia NCKH và đào tạo chuyên môn cho tuyến dưới.
- Tham gia chỉ đạo tuyến khi có yêu cầu.


8

- Các xét nghiệm đang thực hiện:
+Xét nghiệm Máu: Glucose, HbA1c , Ceton; Urea, Creatinin; AST, ALT, GGT;
Bilirubin D, Bilirubin T; Alkaline phosphate, CK-MB, LDH, Troponin I; Protein,
Albumin, Globulin, Tỷ lệ A/G; Triglycerid, Cholesterol, HDL, LDL; Na+, K+, Ca++, Cl-,
Mg++; CRP, Lactate, Cholinesterase; Acid uric, α Amylase..
+ Xét nghiệm Nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, Microalbumin, . Urea,
Creatinine, Đạm niệu/24h, α amylase, Acid uric, . Heroin
* Số lượng mẩu xét nghiệm cho người bệnh ngoại trú: Trung bình 250 người/ ngày.
Trang thiết bị
- Máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU 680 (Beckman Coulter), tốc độ 800 xét
nghiệm quang/giờ.

- Máy xét nghiệm sinh hóa tự động Cobas 6000, công suất 500 xét nghiệm/giờ
với 60 kênh xét nghiệm truy cập thực tế.
- Máy xét nghiệm sinh hóa tự động Cobas C131, Công suất xét nghiệm: Tối đa
450 xét nghiệm/ giờ (Điện giải), 300 xét nghiệm/ giờ với các thông số sinh hóa, 300
xét nghiệm/giờ (Sinh hóa + điện giải).
- Máy xét nghiệm miễn dịch tự động Toxo G8, công xuất 1800 xét nghiệm/giờ:
1200 xét nghiệm sinh hóa/giờ + 600 xét nghiệm điện giải ISE/giờ.
- Máy xét nghiệm nước tiểu tự động Analyticon Combi Scan 100, công xuất 120
mẩu/giờ.
- Máy điện giải đồ Medica EasyLyte Calcium Na/K/Ca/PH, công xuất 120
mẩu/1 giờ.
1.1.2.3 Khoa vi sinh
Tổ chức nhân sự: Tổng số nhân viên: 26 người: Bác sĩ: 02; Cử nhân: 02; Cao
đẳng Điều dưỡng: 02; Cao đẳng Xét nghiệm: 01; Ths. Sinh học: 01; Kỹ sư Sinh học:
07; Kỹ thuật viên xét nghiệm: 05; Y sĩ: 03; Dược sĩ trung học: 03; Hộ lý: 01


9

Chức năng, nhiệm vụ: Khoa Vi sinh là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Vi sinh có chức năng thực hiện các kỹ thuật xét
nghiệm xác định nhiễm căn nguyên vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, kí sinh
trùng) theo phân tuyến chuyên môn kĩ thuật và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về
toàn bộ công tác vi sinh trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán
bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
Tham gia bảo đảm an toàn/an ninh sinh học cho các thành viên trong khoa và môi
trường bệnh viện
Tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy trình kĩ thuật, ưu tiên các xét
nghiệm cấp cứu và tính đặc thù của xét nghiệm cần được làm kịp thời.
- Xét nghiệm tìm ký sinh trùng đường ruột.

- Thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú
tại bệnh viện.
- Thực hiện các xét nghiệm miễn dịch học bao gồm: Helicobacter pylori; xét
nghiệm sàng lọc một số bệnh bẩm sinh (Toxoplasmosis, Rubella, Cytomegalovirus).
Các phản ứng huyết thanh học như: Widal; thử phản ứng lao tố (IDR)
- Thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử (PCR): Virus viêm gan B, C.
* Số lượng mẩu xét nghiệm cho người bệnh ngoại trú: Trung bình 30 người/ ngày.
1.2. Hệ thống vận chuyển mẩu tự động bằng khí nén.
Hệ thống truyền mẩu tự động bằng khí nén có chức năng vận chuyển các mẩu
bệnh phẩm, mẩu máu, dịch thể... từ phòng lấy bệnh phẩm của khoa Khám bệnh lên các
khoa xét nghiệm đáp ứng được nhanh chóng thời gian hỗ trợ đắc lực cho lực lượng cho
nhân viên y tế. Giúp giảm bớt thời gian chuyển mẩu và dành nhiều thời gian hơn cho
công tác tiếp nhận mẩu và thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm.


10

Huyết học
Miễn dịch

Sinh Hóa

Vi sinh

HT ống chuyển mẫu bằng khí nén

HT
vận chuyển mẫu
Phòng lấy bệnh phẩm khoa Khám bệnh


Sơ đồ 1.1. Hệ thống vận chuyển mẫu
1.3 . Một số nghiên cứu và quy định thời gian trả kết quả xét nghiệm
Có rất ít tài liệu quốc tế nghiên cứu về vấn đề này.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Võ Quang Huy và CS của Trường Đại học Y
dược TP. Hồ Chí Minh cho thấy: các yếu tốt ảnh hưởng đến thời gian trả kết quả miễn
dịch:
+ Các bước có ích (Chiếm 32% tổng thời gian chờ trả kết quả xét nghiệm): lấy
mẩu bệnh phẩm, ly tâm mẩu, chạy máy làm xét nghiệm, trả kết Quả xét nghiệm.
+ Các bước vô ích: Di chuyển mẩu tới khoa xét nghiệm, đưa vào máy ly tâm, chờ
đợi lấy mẩu từ máy ly tâm.
+Trì hoãn chờ đợt chạy xét nghiệm: phân loại xét nghiệm.
* Theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT, ngày 22 tháng 4 năm 2013, về việc ban
hành về việc ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh
viện, có quy định:
- Lưu lượng khám: Đến năm 2020 chỉ khám 35 người bệnh/8 giờ. Trong trường
hợp số lượng người bệnh tăng đột biến do các nguyên nhân khác nhau thì phấn đấu tối
đa mỗi buồng khám không tăng quá 30% chỉ tiêu trên.
- Thời gian khám bệnh:
+ Khám lâm sàng đơn thuần: Thời gian khám trung bình dưới 2 giờ.
+ Khám lâm sàng có làm thêm 01 kỹ thuật xét nghiệm/chẩn đoán hình


11

ảnh, thăm dò chức năng (xét nghiệm cơ bản, chụp xquang thường quy, siêu âm):Thời
gian khám trung bình dưới 3 giờ.
+ Khám lâm sàng có làm thêm 02 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm và
chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm dò chức năng (xét nghiệm cơ bản,
chụp xquang thường quy, siêu âm): Thời gian khám trung bình dưới 3,5 giờ.
+ Khám lâm sàng có làm thêm 03 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm, chẩn

đoán hình ảnh và thăm dò chức năng (xét nghiệm cơ bản, chụp xquang thường
quy, siêu âm, nội soi): Thời gian khám trung bình dưới 4 giờ.
- Quy trình khám bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
1

KHU VỰC TIẾP ĐÓN
Thu phí
(Thu phí)
3

4

2

KHÁM LÂM SÀNG
(Đa khoa hoặc chuyên khoa)

PHÁT – LĨNH THUỐC

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quy trình khám bệnh lâm sàng
(Phát - Lĩnh thuốc)
1

(Phòng khám số: 1,2,3,4,5,6...)
KHU VỰ TIẾP ĐOÁN
Thu phí
2

6
5


PHÁT – LĨNH THUỐC

KHÁM LÂM SÀNG
(Đa khoa hoặc chuyên khoa)
3

4

XÉT NGHIỆM
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quy trình khám bệnh lâm sàng có xét nghiệm


12

- Một số quy định về thời gian trả các xét nghiệm thường quy của các Bệnh viện
khác trong nước, như:
+ Tại Bệnh viện Minh Anh
. Huyết học (30 phút): CTM, Nhóm máu, TS, TC, TQ, TCK, INR.
. Sinh hóa máu (60phút): Glucose, GOT, GPT, GGT, Cholesterol, Triglycerid,
HDL.C, LDL.C, Ure, Creatinin, Lipid, Acid uric, Protein, Albumin, Bilirubin T,
Bilirubin D và I, ASO, RF,CRP.
. Xét nghiệm nước tiểu: TPTNT ( 15 phút) Sinh hóa nước tiểu ( 60 phút):
Protein, Ure, Albumine, Creatinin, Glucose, Acid Uric.
. Xét nghiệm miễn dịch (test) 45phút: HbsAg, Anti HBs, Dengue, HbeAg, Anti
HCV, HIV ½.
. Xét nghiệm miễn dịch định lượng: Nhận mẫu trước 8h30 trả lúc 10h4, nhận
mẫu sau 13h30 trả lúc 15h45: Amylase, Ion đồ, Feritine, HbA1C, Fe/HT, Mg2+,
HbsAg(Elisa), HbeAg (Elisa), Anti HBs(Elisa), Anti HCV(Elisa), Anti Hbe (Elisa),
Anti HBc (Elisa), HIV (Elisa), T4, FT3, T3, TSH, AFP, CEA, HCG, PSA, Cortisol,

Testosterol..
+ Tại Bệnh viện Hoàng Mỹ Đà Nẵng
. Huyết học: 30 phút: Công thức máu; 45 phút: Nhóm máu, Cross Match , DDimer, Đông máu: TQ (TP,INR), TCK, FIBRINOGEN, Kí sinh trùng sốt rét; 60 – 120
phút: Tốc độ lắng máu, Coombs test và 180 phút: Tế bào HARGRAVES.
. Sinh hóa: 45 phút: Acid uric, ASO, CRP, RF, ALT, AST, GGT, Amylase,
Bilirubin (T,D,I), Calci toàn phần, Cholesterol, CK-MB, Creatinin, Digoxin,
Fructosamine, Glucose, HbA1c, LDH, HDL-c, LDL-c, Ion đồ (Na,K,Ca,Cl), Mg,
Iron(sắt huyết thanh), Lactate, Lipase, Lipid, Mac- Lagan, NH3(Amonia), Protein,
Albumin,A/G, Triglyceride, Urea; 60 phút: CPK(creatinine kinase).


13

. Miễn dịch: 90 phút: AFP, Anti HAV total, Anti HBc IgM, Anti HBc total, Anti
Hbe, Anti HBs, Anti HCV, Anti TPO, CA 125, CA 15-3, CA 19-9, CA72-4, CEA,
CYFRA 21.1, Ferritin, Free PSA, FT3, FT4, HbeAg, HbsAg, HCG, TSH, GH...
. Vi sinh: VDRL: 45; Soi tươi phân, dịch: 45 phút.
+ Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang (Thông báo số 419/TB-BV, ngày 19
tháng 06 năm 2015).
. Xét nghiệm miễn dịch
Tên xét nghiệm
Thời gian trả kết quả
T3, T4, FT3, FT4, TSH, CEA, AFP, HCV, HAV- 60 phút, kể từ khi nhận mẩu.
IgM, HBsAg, HBeAg, HBeAb, HBcAb-IgM,
Cortisol, Ferritin.
Beta HCG, HBsAb, HIV
Test nhanh: Anti HIV Anti HCV, HBsAg,

90 phút, kể từ khi nhận mẩu.
40 phút kể từ khi nhận mẩu


HBeAg, HBeAb, Dengue (Sốt xuất huyết).
. Xét nghiệm sinh hóa
Tên xét nghiệm
Thời gian trả kết quả
Acid uric, ASO, CRP, RF, ALT, AST, GGT, 60 phút, kể từ khi nhận mẩu.
Amylase, Bilirubin (T,D,I), Calci toàn phần,
Cholesterol,

CK-MB,

Creatinin,

Digoxin,

Fructosamine, Glucose, HbA1c, LDH, HDL-c,
LDL-c, Ion đồ (Na,K,Ca,Cl).
. Xét nghiệm Huyết học – Đông máu:
Tên xét nghiệm
- Định nhóm máu ABO bằng phương pháp trên

Thời gian trả kết quả
30 phút, kể từ khi nhận mẩu.

phiến đá.
- Định nhóm máu ABO bằng phương pháp gelcard,

45 phút, kể từ khi nhận mẩu.

Tổng phân tích tế bào máu, VS ( tốc độ máu lắng).

- Phản ứng hòa hợp trong truyền máu.
- Xét nghiệm: TQ, TCK, Fibrinogen, Yếu tố VIII,

45 phút, kể từ khi nhận mẩu.
60 phút, kể từ khi nhận mẩu.


14

IX, D-dimer, độ tập trung tiểu cầu.
- Xét nghiệm: đếm tế bào trong dịch (các loại).

60 phút, kể từ khi nhận mẩu.

. Xét nghiệm vi sinh
Tên xét nghiệm
Thời gian trả kết quả
Test nhanh: Ký sinh trùng sốt rét, Syphilis, H. Pylory. 30 phút, kể từ khi nhận mẩu.
- Soi tươi tìm KST đường ruột.
1 giờ, kể từ khi nhận mẩu.
- Soi tươi tìm hồng cầu, bạch cầu, nấm trong phân.
- Soi tươi, nhuộm Gram các loại dịch (âm đạo, niệu
đạo, dịch mắt…).
- Ký sinh trùng sốt rét kéo làm, huyết thanh chẩn 2 giờ, kể từ khi nhận mẩu.
đoán Widal, TPHA, Nhuộm hạt biến sắc.


15

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng
- Đối tượng: Là những chỉ định xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch, nấm thông
thường thuộc chuyên ngành: Huyết học, Miễn dịch, Sinh hóa và Vi sinh tại khoa Khám
bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2016.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày được hội đồng Khoa học chấp nhận cho đến
tháng 8 năm 2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu vào nghiên cứu
- Các chỉ định xét nghiệm thông thường của người bệnh ngoại trú có đầy đủ
thông tin: mã code, họ tên và tên kỹ thuật xét nghiệm.
- Có thời gian thực hiện kỹ thuật ≤ 120 phút (2 giờ).
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Những chỉ định xét nghiệm liên khoa trên cùng một phiếu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẩu nghiên cứu:
+ Theo công thức:

p (1 - p)

n=Z

2

(1 - α/2)

-------------------d2


+ Trong đó, với độ tin cậy là 95% thì z = 1,96;
. d là mức độ sai số chấp nhận được, trong nghiên cứu này là 2%;
. p là tỷ lệ kết quả xét nghiệm đúng quy định (Do chưa có đề tài nghiên cứu trước
nên chúng tôi chọn p =q=0.5).


16

Thay vào công thức trên ta tính được cỡ mẩu là khoảng 2400.
- Cách chọn mẩu:
+ Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, khoảng cách 05 người chọn 1.
+ Lấy trọn mẫu trong ngày theo giờ hình chính, buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ và
buổi chiều từ 13 giờ đếm 17 giờ.
2.2.2 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
+Theo khoa: Huyết học – Truyền máu- Miễn dịch, Sinh hóa và Vi sinh
+ Theo nhóm xét nghiệm chuyên khoa:
. Xét nghiệm về huyết học: Công thức máu (CTM), tốc độ máu lắng, đếm số
lượng tiểu cầu;
. Đông máu toàn bộ ( TQ, TCK và Fibrinogen);
. Xét nghiệm test nhanh: anti – HIV, anti – HCV và HBsAg.
. Xét nghiệm về miễn dịch: Xét nghiệm viêm gan B (ELISA), anti-HIV (ELISA),
anti-HCV (ELISA) và đánh giá chức năng tuyến giáp (T3, T4, TSH/ TSH, FT3, FT4).
. Xét nghiệm về sinh hóa: Đường huyết, HbA1C, tổng phân tích nước tiểu, bộ mỡ
(Cholesterol, Triglycerid, HDL-Cho, LDL-Cho), chức năng thận (Ure, Creatinin) và
chức năng gan (SGOT, SGPT, GGT)
. Xét nghiệm về vi sinh: Soi tươi nấm, soi tươi phân, soi tươi - nhuộm Gram (dịch
niệu đạo, âm đạo), huyết thanh chẩn đoán Widal, huyết thanh chẩn đoán Giang mai;
- Thời gian trả kết quả xét nghiệm trung bình.
- Tỷ lệ kết quả xét nghiệm trả không đúng thời gian quy định.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian trả kết quả xét nghiệm không đúng thời gian
quy định.


17

2.2.3 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
- Thiết kế phiếu khảo sát, đảm bảo tính chính xác cao và dễ áp dụng.
- Thu thập giấy chỉ định yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch, nấm được ghi
nhận mã code, tên từng xét nghiệm hoặc theo nhóm chức năng tại phòng lấy mẩu.
- Ghi nhận thời gian theo múi giờ 24, từ lúc gửi giấy chỉ định cùng mẩu bệnh
phẩm qua hệ thống vận chuyển mẩu và thời điểm khi giấy kết quả trả về phòng lấy
bệnh phẩm của người bệnh.
2.3. Thu thập và phân tích số liệu
- Phương pháp nhập liệu: Bằng chương trình Exell 2010.
- Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0
- Các tham số có thể sử dụng trong nghiên cứu: Tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn (SD), so sánh tỷ lệ .


18

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Phân bố xét nghiệm theo khoa và nhóm
Bảng 3.1. Phân bố xét nghiệm theo khoa
Khoa
Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch


Tần số

Tỷ lệ %

1565

65,2

Sinh Hóa

660

27,5

Vi Sinh

175

7,3

2400

100,0

Tổng

Từ kết quả bảng 3.1, cho thấy tần suất xét nghiệm thuộc khoa Huyết học –
Truyền máu – Miễn dịch có 1565 mẫu, chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,2%; tần suất xét
nghiệm thuộc khoa Vi sinh có 175 mẫu, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,3%.
Bảng 3.2. Phân bố theo nhóm xét nghiệm

Nhóm xét nghiệm

n

Tỷ lệ %

Huyết học

342

14,3

Đông máu

139

5,8

Xét nghiệm test nhanh (HIV, HCV và HBsAg)

293

12,2

Miễn dịch

791

33,0


Sinh hóa

660

27,5

Vi sinh

175

7,3

2400

100,0

Tổng

Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy xét nghiệm thuộc nhóm miễn dịch và
sinh hóa là chủ yếu, chiếm tỷ lệ lần lượt là 33,0% và 27,5%; kế tiếp là xét nghiệm
thuộc nhóm huyết học, chiếm tỷ lệ 14,3% và xét nghiệm test nhanh, chiếm tỷ lệ 12,2%;
xét nghiệm vi sinh chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,3%.


19

3.1.2. Số lượng và phân bố nhóm xét nghiệm theo thời điểm
Bảng 3.3. Số lượng và phấn bố nhóm xét nghiệm theo thời điểm
Nhóm
xét nghiệm

Huyết học (mẫu)
Đông máu (mẫu)
Test nhanh (mẫu)
Miễn dịch (mẫu)
Sinh hóa (mẫu)
Vi sinh (mẫu)
Tổng

7–8
giờ
56
32
19
136
344
15
602

8–9
giờ
84
37
186
363
211
75
956

Thời điểm
Tổng

9 – 10 10 – 11 13 – 14 14 – 15 Sau 15
giờ
giờ
giờ
giờ
giờ
68
48
27
38
21
342
25
16
7
8
14
139
54
13
6
8
7
293
124
90
31
47
0
791

43
22
21
19
0
660
57
18
5
5
0
175
371
207
97
125
42
2400

Bảng 3.3 cho thấy số lượng mẫu của tất cả các nhóm xét nghiệm tập trung chủ
yếu vào thời điểm lúc 7 – 8 giờ và từ 8 – 9 giờ, với số mẫu lần lượt là 602 và 956 mẫu.
Trong đó số lượng xét nghiệm về nhóm miễn dịch và sinh hóa chiếm ưu thế lần lượt là
499 và 555 mẫu; nhóm xét nghiệm vi sinh ít mẫu nhất, có 90 mẫu.
3.1.3. Tần suất số lượng xét nghiệm chỉ định trên mỗi người bệnh
3.1.3.1 Tần suất số lượng xét nghiệm HH, ĐM, Test nhanh và MD được chỉ định
Bảng 3.4. Tần suất số lượng HH, ĐM, Test nhanh và MD được chỉ định
Số lượng XN
1
2
3

4

Nhómxét nghiệm
Huyết học Đông máu XN test nhanh
n (%)
n (%)
n (%)
242 (70,8) 40 (28,8)
74 (25,3)
74 (21,6) 66 (47,5)
173 (59,0)
26 (7,6)
33 (23,7)
46 (15,7)
0 (0)
0 (0)
0 (0)

Miễn dịch
n (%)
152 (19,2)
447 (56,5)
175 (22,2)
17 (2,1)

Trung bình XN/NB

1,4 ± 0,6

2,0 ± 0,7


1,9 ± 0,6

2,7 ± 0,7

Tổng

342 (100)

139 (100)

293(100)

791(100)

Bảng 3.3 cho thấy số lượng xét nghiệm huyết học được chỉ định trên một người
bệnh chủ yếu là 1 xét nghiệm, có 242 mẫu chiếm tỷ lệ 70,8% và trung bình XN/NB là
1,4 ± 0,6;


20

Ở xét nghiệm đông máu, test nhanh và miễn dịch chủ yếu là 2 xét nghiệm/người
bệnh, chiếm tỷ lệ lần lượt 47,5% (trung bình XN/NB là 2,0 ± 0,7), 59,0% (trung bình
XN/NB là 1,9 ± 0,6) và 56,5% (trung bình XN/NB là 2,7 ± 0,7).
3.1.3.2 Tần suất số lượng xét nghiệm sinh hóa được chỉ định
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ số lượng xét nghiệm sinh hóa trên mỗi người bệnh
Biểu đồ 3.1 cho thấy số lượng xét sinh hóa được chỉ định trên một người bệnh
nhiều nhất là 3 xét nghiệm, chiếm tỷ lệ 19,2% và theo thứ tự giảm dần từ 4, 5, 7, 8, 9;
trung bình là 5,1 xét nghiệm sinh hóa /người bệnh.

3.1.3.3 Tần suất số lượng xét nghiệm vi sinh được chỉ định

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ số lượng xét nghiệm vi sinh trên mỗi người bệnh
Biểu đồ 3.2 cho thấy số lượng xét vi sinh được chỉ định trên một người bệnh
chủ yếu là 1 xét nghiệm, chiếm tỷ lệ 64,6%; trung bình là 1,3 ± 0,4 xét nghiệm vi
sinh /người bệnh.
3.2. Đánh giá thời gian trả kết quả xét nghiệm so với thời gian quy định
3.2.1. Thời gian trả KQXN trung bình theo khoa và nhóm xét nghiệm
Bảng 3.5. Thời gian trả kết quả trung bình theo khoa
Khoa
HH-TM-MD
Sinh hóa
Vi sinh
Tổng

N

Giá trị
trung bình

SD

1565

53,6

22,5

660


66,4

20,1

175
2400

51,1
57,0

13,2
22,1

Bảng 3.5 cho thấy thời gian trả KQXN trung bình chung là 57,0 ± 22,1. Trong
đó thời gian trả KQXN sớm nhất là ở khoa Vi sinh (51,1 ± 13,1); khoa Sinh hóa có
thời gian trả KQXN lâu nhất, thời gian trung bình là 66,4 ± 20,1.
Bảng 3.6. Thời gian trả kết quả trung bình theo nhóm xét nghiệm


21

n

Thời gian
trung bình (Phút)

SD

Huyết học


342

36,2

15,7

Miễn dịch

791

67,3

20,9

Sinh hóa

660

66,5

20,1

Vi sinh

175

51,1

13,1


Xét nghiệm test nhanh

293

42,3

9,5

Đông máu

139

43,3

14,4

NhómXN

Tổng
2400
57,0
22,0
Từ bảng 3.6 cho thấy ở nhóm xét nghiệm miễn dịch có thời gian trả KQXN lâu
nhất, trung bình là 67,3 ± 20,9 phút; kế tiếp là xét nghiệm sinh hóa, thời gian trả trung
bình là 66,5 ± 20,91 phút; nhóm xét nghiệm huyết học có thời gian trả sớm nhất (36,2
± 15,7 phút) và tiếp sau là xét nghiệm test nhanh (42,3 ± 9,5 phút).
3.2.2. Phân bố KQXN trả so với TGQĐ theo khoa và nhóm xét nghiệm
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ KQXN trả so với TGQĐ theo khoa
Biểu đồ 3.3 cho thấy khoa Sinh hóa có tỷ lệ KQXN trả trễ so với thời gian quy
định cao nhất là 41,2%; khoa Vi sinh có tỷ lệ KQXN trả trễ so với thời gian quy định

thấp nhất là 26,9%.

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ KQXN trả so với TGQĐ theo nhóm xét nghiệm
Từ biểu đồ 3.4 cho thấy nhóm xét nghiệm sinh hóa có KQXN trả trễ so với thời
gian quy định, chiếm tỷ lệ cao nhất (41,2%); kế đến là xét nghiệm miễn dịch, chiếm tỷ
lệ 37,2%; nhóm xét nghiệm huyết học và test nhanh có KQXN trả trễ chiếm tỷ lệ thấp,
lần lượt là 13,7% và 15,7%.
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ KQXN trả không đúng TGQĐ.
3.3.1. Phân bố thời gian trả kết quả từng nhóm XN theo thời điểm.


22

3.3.1.1 Phân bố thời gian trả KQXN huyết học

Biểu đồ 3.5. Thời gian và tỷ lệ KQXN huyết học trả trễ theo thời điểm
Biểu đồ 3.5 cho thấy vào thời điểm lúc 8 – 9 giờ, KQXN trả trễ chiếm tỷ lệ cao
nhất là 22,1%(thời gian trả trung bình là 41,9 phút); sau đó KQXN trả trễ có tỷ lệ theo
thứ tự giảm dần vào thời điểm lúc 9 – 10 giờ, 10 – 11 giờ và sau 15 giờ, KQXN trả trễ
có tỷ rất thấp là 4,8%.
3.3.1.2 Phân bố thời gian trả KQXN đông máu
Biểu đồ 3.6. Thời gian và tỷ lệ KQXN đông máu trả trễ theo thời điểm
Biểu đồ 3.6 cho thấy, KQXN trả trễ chủ yếu vào thời điểm 7 – 8 giờ và 8 – 9
giờ chiếm tỷ lệ lần lượt là 21,9% và 37,8% (thời gian trả trung bình 46,8 phút và 45,1
phút); tỷ lệ KQXN trả trễ giảm dần theo thứ tự vào thời điểm lúc 9 – 10 giờ (16,05) và
10 -11 giờ (12,5%).
3.3.1.3 Phân bố thời gian trả KQXN test nhanh (HCV, HbsAg và HIV)
Biểu đồ 3.7. Thời gian và tỷ lệ KQXN test nhanh trả trễ theo thời điểm
Biểu đồ 3.7 cho thấy KQXN trả trễ chủ yếu vào thời điểm 8 – 9 giờ, chiếm tỷ lệ
22.1% (thời gian trả trung bình 41,3 phút); thời điểm sau 15 giờ KQXN trả trễ có tỷ lệ

4,8%, thấp nhất.
3.3.1.4 Phân bố thời gian trả KQXN miễn dịch
Biểu đồ 3.8. Thời gian và tỷ lệ KQXN miễn dịch trả trễ theo thời điểm
Biểu đồ 3.8 cho thấy KQXN trả trễ vào thời điểm 8 – 9 giờ chiếm tỷ lệ rất cao là
62,1% (thời gian trả trung bình 68,4 phút); kế tiếp vào thời điểm 9 – 10 giờ, KQXN trả
trễ chiếm tỷ lệ 53,3% và giảm dần từ thời điểm 10 – 11giờ (37,7%) đến 14 – 15 giờ
(8,8%).


23

3.3.1.5 Phân bố thời gian trả KQXN sinh hóa
Biểu đồ 3.9. Thời gian và tỷ lệ KQXN sinh hóa trả trễ theo thời điểm
Biểu đồ 3.9 cho thấy thời điểm 8 -9 giờ, KQXN trả không đúng thời gian quy
định, chiếm tỷ lệ khá cao là 60,7% và có thời gian trả trung bình là 74,4 phút; thời
điểm 14 – 15 giờ, tỷ lệ KQXN trả trễ thấp nhất (10.5%) với thời gian trả trung bình
45,8 phút.
3.3.1.6 Phân bố thời gian trả KQXN vi sinh
Biểu đồ 3.10. Thời gian và tỷ lệ KQXN vi sinh trả trễ theo thời điểm
Từ biểu đồ 3.10 cho thấy thời điểm 7 – 8 giờ và 13 -14 giờ KQXN có tỷ lệ trả
trễ so với thời gian quy định có tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 53,3% và 40,0%. Thời gian
trả trung bình 56,6 phút và 42,6 phút); thời điểm 14 -15 giờ, không có trường hợp nào
trả trễ, chiếm tỷ lệ 0,0%.
3.3.2. Phận bố thời gian trả KQXN theo số lượng XN trên mỗi người bệnh.
3.3.2.1 Phân bố thời gian trả KQXN huyết học
Biểu đồ 3.11. Thời gian và tỷ lệ KQXN huyết học trả trễ theo số lượng XN
Từ biểu đồ 3.11 nhận thấy KQXN trả trễ chiếm tỷ lê cao nhất là 2 xét
nghiệm/người bệnh là 16,2%.(thời gian trả trung bình 46,3 phút); số lượng 3 xét
nghiệm/người bệnh kết quả trả trễ chiếp tỷ lệ thấp 11,5%.
3.3.2.2 Phân bố thời gian trả KQXN đông máu

Biểu đồ 3.12. Thời gian và tỷ lệ KQXN đông máu trả trễ theo số lượng XN
Từ biểu đồ 3.12 cho thấy 3 xét nghiệm/người bệnh có KQXN trả trễ so với thời
gian quy định chiếm tỷ lệ cao nhất là 24,2% (thời gian trả kết quả trung bình 48,1
phút); đối với trường hợp có 1 xét nghiệm/người bệnh, tỷ lệ KQXN trả trễ thấp là
20,0%.


24

3.3.2.3 Phân bố thời gian trả KQXN test nhanh
Biểu đồ 3.13. Thời gian và tỷ lệ KQXN test nhanh trả trễ theo số lượng XN
Biểu đồ 3.13 cho thấy 2 xét nghiệm/người bệnh có 16,2% KQXN trả trễ (thời
gian trả trung bình 41,3 phút), cao hơn trường hợp 1 xét nghiệm/người bệnh là 3,6% và
3 xét nghiệm/người bệnh là 0,3%.
3.3.2.4 Phân bố thời gian trả KQXN miễn dịch
Biểu đồ 3.14. Thời gian và tỷ lệ KQXN miễn dịch trả trễ theo số lượng XN
Biểu đồ 3.14 cho thấy 3 xét nghiệm/người bệnh, KQXN trả trễ so với thời gian
quy định chiếm tỷ lệ cao nhất (41,1%) và có thời gian trả trung bình 69,7 phút; trường
hợp 1 xét nghiệm/người bệnh tỷ lệ KQXN trả trễ chiếm 31,1%, thấp nhất.
3.3.2.5 Phân bố thời gian trả KQXN sinh hoá
Biểu đồ 3.15. Thời gian và tỷ lệ KQXN sinh hóa trả theo số lượng XN
Biểu đồ 3.15 cho thấy 11 xét nghiệm/người bệnh, KQXN trả trễ so với thời gian
quy định chiếm tỷ lệ cao nhất là 59.3% (thời gian trả trung bình 75,0 phút); kế tiếp 12
xét nghiệm/người bệnh, KQXN trả trễ chiếm tỷ lệ 44,1%; trường hợp 1 xét
nghiệm/người bệnh có KQXN trả trễ thấp nhất chiếm tỷ lệ 25,9% và thời gian trả trung
bình 25,9 phút.
3.3.2.6 Phân bố thời gian trả KQXN vi sinh
Biểu đồ 3.16. Thời gian và tỷ lệ KQXN vi sinh trả theo số lượng XN
Biểu đồ 3.16 cho thấy số lượng 1 xét nghiệm/người bệnh, tỷ lệ KQXN trả trễ
(29,2%) cao hơn tỷ lệ LQXN trả trễ ở trường hợp có 2 xét nghiệm/người bệnh.



25

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Qua nghiên cứu 2400 phiếu chỉ định xét nghiệm ở người bệnh tại khoa Khám
bệnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, chúng tôi nhận thấy:
Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy số lượng xét nghiệm thuộc khoa Huyết
học – Truyền máu – Miễn dịch có 1565 mẫu, chiếm tỷ lệ 65,2%, cao hơn xét nghiệm
thuộc khoa Sinh hóa (660 mẫu, chiếm tỷ lệ 27,5 %) là 37,7% và xét nghiệm thuộc khoa
Vi sinh (7,3%) là 57,9% (bảng 3.1). Trong bảng 3.2, nghiên cứu chúng tôi cũng cho
thấy xét nghiệm thuộc nhóm miễn dịch và sinh hóa chiếm đa số, tỷ lệ lần lượt là 33,0%
và 27,5%. Kế tiếp là xét nghiệm huyết học, chiếm tỷ lệ 14,3% và xét nghiệm test
nhanh, chiếm tỷ lệ 12,2%. Xét nghiệm về vi sinh có tỷ lệ thấp nhất với tỷ lệ 7,3%. Tuy
xét nghiệm sinh hóa là những xét nghiệm thường được bác sĩ cho chỉ định trong khám
chữa bệnh cũng như yêu cầu khám sức khỏe của người bệnh. Kết quả phân bố này,
chúng tôi lý giải là trong quá trình thu thập mẫu, khoa Sinh hóa triển khai phòng xét
nghiệm tại khoa Khám bệnh, từ đó chúng tôi không lấy mẫu xét nghiệm sinh hóa.
Trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ thu thập những xét thường quy về huyết học, đông
máu, miễn dịch, sinh hóa, vi sinh và có thời gian quy định trả kết quả dưới 2 giờ.
Số lượng và phân bố xét nghiệm theo thời điểm: Nghiên chúng tôi cho thấy số
lượng mẫu của tất cả các nhóm xét nghiệm chủ yếu tập trung vào thời điểm lúc 7 – 8
giờ và từ 8 – 9 giờ, với tổng số mẫu là 602 mẫu và 956 mẫu. Trong đó số lượng xét
nghiệm về nhóm miễn dịch và sinh hóa chiếm ưu thế lần lượt 499 mẫu và 555 –
211mẫu; nhóm xét nghiệm vi sinh có số lượng mẫu ít nhất là 15 mẫu. Thời điểm sau 15
giờ, số lượng mẫu xét nghiệm giảm rất nhiều chỉ có 42 mẫu và chủ yếu là xét nghiệm
huyết học (21 mẫu) và đông máu (14 mẫu) (bảng 3.3). Kết quả nghiên cứu của Vũ
Quang Huy và cộng sự (năm 2014) ở Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã



×