Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chủ đề 1 khtn 6 phân môn hóa sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.85 KB, 12 trang )

HỌC KÌ I
Chủ đề 1. MỞ ĐẦU MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(7 tiết)
I. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức

- Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu khoa học.
- Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.
- Kể tên được một số dụng cụ, máy móc thường dùng trong phòng thí
nghiệm
ở trường THCS.
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng với giới hạn đo
và độ chia nhỏ nhất của chúng.
- Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại.
- Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm.
2. Kĩ năng
- Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên
cứu những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học.
- Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.
- Hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm.
3. Thái độ
– Tạo hứng thú, lòng say mê môn khoa học.
– Có ý thức học tập đúng đắn.
– Yêu tự nhiên, bảo vệ giới tự nhiên và sức khoẻ con người.
II. Nội dung chính của chủ đề
Ở chủ đề này, học sinh cần nhận thức được rằng:
– Môn khoa học là môn học có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu giới tự nhiên,

nghiên cứu các sự vật hiện tượng tự nhiên gắn với thực tiễn và con người.
– Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động tìm tòi, khám phá của con


người nhằm phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới;
hoặc sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để làm biến đổi sự
vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.
– Nghiên cứu khoa học theo một quy trình nhất định, từ việc đặt câu hỏi nghiên

cứu, đề xuất giả thuyết, xây dựng phương án kiểm định giả thuyết, tiến hành thí
nghiệm kiểm chứng, phân tích, xử lí dữ liệu đến việc đưa ra kết quả, lập báo cáo
khoa học. Các em hiểu được rằng chân lí khoa học chỉ có thể được khẳng định
bằng thực nghiệm.


– Những thành tựu của khoa học là hết sức vĩ đại và lớn lao trong đời sống xã hội

của con người. Việc tìm hiểu những thành tựu của khoa học ở Việt Nam và trên
thế giới giúp các em say mê học tập và có một niềm tin mãnh liệt vào khả năng
của con người.
– Những trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho môn khoa học có vai trò quan trọng

trong việc tổ chức học tập theo định hướng năng lực và hình thành nhân cách học
sinh. Trong quá trình học tập các em phải tuân thủ các quy định về an toàn thí
nghiệm, gìn giữ bảo dưỡng dụng cụ thí nghiệm, biết cách xếp đặt các dụng cụ thí
nghiệm khoa học. Ngoài những dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ đo thông thường
các em còn được tiếp xúc với một số thiết bị, dụng cụ đo, máy móc hiện đại ở
những nơi có điều kiện.
Tìm hiểu một số dụng cụ đo như đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng; giới hạn
đo và độ
chia nhỏ nhất của các dụng cụ đo.
Trong chủ đề này, học sinh bước đầu hình thành thói quen học tập trải qua
quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học tập theo nhóm; bước đầu hình thành kĩ năng
quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên, yêu thích

môn khoa học; biết cách và có khả năng tự học cá nhân và học tập cùng cộng
đồng.
Nội dung chủ đề được sắp xếp trong 2 bài học. Các bài đều thông qua việc tổ
chức cho học sinh hoạt động theo với cấu trúc là 5 hoạt động chính mong muốn
hình thành nên những kiến thức, kĩ năng và những năng lực cốt lõi cho học sinh
trong quá trình học tập. Cụ thể các bài học như sau:
Bài 1: Mở đầu (chuyển tải các kiến thức về hoạt động nghiên cứu khoa học,
quy trình nghiên cứu khoa học và các thành tựu của khoa học).
Bài 2: Dụng cụ thí nghiệm và an toàn thí nghiệm (chuyển tải các kiến thức về
dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ đo, cách sử dụng, bảo quản và an toàn thí nghiệm).
Ngày dạy: - Tiết 1:
- Tiết 2:
- Tiết 3:
Bài 1. MỞ ĐẦU ( Từ Tiết 1,2,3)
1. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
– Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và tiến trình nghiên cứu khoa


học.
– Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.
2. Kĩ năng
– Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.
– Các kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin.
3. Thái độ
– Tạo hứng thú, lòng say mê môn khoa học.
4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh
– Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoa

học.

– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề tìm hiểu các hiện
tượng tự nhiên của môn khoa học.
– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả...
– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: trình bày các số liệu thu được.
– Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu của nhà khoa học.
2. Hướng dẫn chung
Vì là bài đầu tiên tổ chức cho các em học tập theo nhóm, học cặp đôi, học cá
nhân, làm việc với toàn lớp, với cộng đồng... nên đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu
các kĩ thuật tổ chức học tập từ trước đó. Ví dụ về học tập theo nhóm như kĩ thuật
điều khiển chia nhóm, bố trí chỗ ngồi, hướng dẫn học sinh cử trưởng nhóm, thư
kí, hậu cần..., đặc biệt là phát huy được vai trò của Hội đồng tự quản lớp học
trong việc tổ chức các hoạt động học tập, cũng như hướng dẫn cách tự ghi chép
vào vở của học sinh, cách thảo luận, cách trình bày báo cáo. Giáo viên cần hình
thành cho các em có thói quen học tập theo các loại hình nhóm, thói quen tuân
thủ theo các mệnh lệnh của giáo viên và sự điều hành của trưởng nhóm.
Giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cho từng nhóm:
+ Các tranh ảnh trong bài
+ Dụng cụ cho các thí nghiệm trong bài
+ Các phương tiện trình chiếu, phiếu học tập, các slide... (nếu có)
3. Các hoạt động
TIẾT 1
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trợ giúp của GV/ Phương tiện
Phương pháp & kĩ thuật: nêu và
giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
Năng lực & phẩm chất hình
thành: tự giác, hợp tác nhóm,

Hoạt động của HS/ kết quả đạt

được

Chú ý


chăm học
Mục tiêu: tạo hứng thú cho học
sinh.

1. Cá nhân hoạt động ghi lại câu
trả lời:
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển - Làm thí nghiệm trong phòng thí
các bạn trong nhóm hoạt động cặp nghiệm
đôi.
- Làm thí nghiệm trong tàu vũ trụ
- Lấy mẫu nước bị ô nhiễm trên
GV: quan sát, hướng dẫn sự điều
dòng kênh
khiển của nhóm trưởng, hoạt động - Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng
trong phòng kính.
của HS.
- Kiểm tra kết quả của HS. GV
cần chốt được cho HS:
2- Những hoạt động mà con
người chủ động tìm tòi, khám
phá ra cái mới gọi là những hoạt
động gì ?
3. Muốn tìm tòi, khám phá ra cái
mới, con người cần phải suy nghĩ
và làm theo các bước nào nào ?

- Cá nhân trình bày trước nhóm
kết quả của mình.
=> Quy trình nghiên cứu khoa
học. ( T2 HĐ hình thành kiến
thức)
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển
các bạn hoạt động cá nhân – hoạt
động nhóm để thống nhất ý kiến
chung của nhóm.
GV theo dõi, trợ giúp các nhóm
làm chưa tốt
Muốn tìm tòi khám phá ra cái mới
con người cần phải suy nghĩ và

2. Những hoạt động mà con người
chủ động tìm tòi khám phá ra cái
mới gọi chung là những hoạt động
nghiên cứu khoa học.
- Cá nhân trình bày trước nhóm.
3.
- Ở đây, các em có thể đưa ra các ý
kiến đúng hoặc chưa đúng theo sự
hiểu biết của các em.


làm theo 6 bước. Để biết trong
các bước đó ta cần làm những gì?
Để trả lời được câu hỏi đó chúng
ta chuyển sang hoạt động hình
thành kiến thức.


TIẾT 2
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Chuẩn bị:
- 3 nhóm mỗi nhóm gồm: 2 cốc, nước nóng, nước lạnh, lọ mực, ống nhỏ giọt.
- 3 nhóm mỗi nhóm gồm: 1 vỏ chai, 1 bóng bay, chậu nước nóng, khăn bông.
2. Tổ chức hoạt động
- Đây là hoạt động trọng tâm của bài để giúp học sinh tìm hiểu, tự trải nghiệm và
bước đầu hình dung và hình thành các bước nghiên cứu khoa học, rèn luyện cho
các em tác phong nghiên cứu khoa học, kĩ năng làm việc theo nhóm.
Hỗ trợ của GV/
Hoạt động của HS/ kết quả đạt được
Chú ý
Phương tiện
Phương pháp & Kĩ
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm hoạt
thuật: Nghiên cứu,
động cá nhân đọc mục 1.
thảo luận nhóm
- Yêu cầu các bạn trong nhóm hoạt động cá nhân tìm
Năng lực phẩm chất tòi khám phá 2 câu hỏi mục 2.
cần hình thành: tự
a. Nhiệt độ của nước ảnh hưởng như thế nào nếu
giác, chủ động hợp tác
ta hòa tan một giọt mực vào nước?
nhóm.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc kĩ nội dung
Mục tiêu: định hướng
đang nghiên cứu.

hs về quy trình nghiên
cứu khoa học.
* Thí nghiệm 1:
1. - Yêu cầu nhóm
trưởng điều khiển các
bạn nghiên cứu thông
tin mục 1.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm hoạt
động cá nhân, ghi vào vở ý kiến của mình các nội
dung sau:


+ Dự đoán hiện tượng xảy ra?
+ Đưa ra phương án bố trí, làm thí nghiệm?
2. Yêu cầu nhóm
trưởng điều khiển các
bạn nghiên cứu mục 2

- Các thành viên hoạt động ghi ý kiến vào vở của
mình

a) Nhiệt độ của nước
ảnh hưởng như thế
nào nếu ta hoà tan
một giọt mực vào
nước ?

- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thảo luận để
thống nhất ý kiến chung của cả nhóm.


b)Thể tích của một
lượng khí xác định
phụ thuộc vào nhiệt
độ như thế nào ?
- GV chia nhóm:
- Nhóm 1,3,5 Thí
nghiệm 1: Thí
nghiệm 1: 2 cốc,
nước nóng, nước
lạnh, lọ mực, ống nhỏ
giọt.
- Nhóm 2,4,6 Thí
nghiệm 2: Thí
nghiệm 2: 1 vỏ chai,
1 bóng bay, chậu
nước nóng, khăn
bông.
Yêu cầu nhóm trưởng
tìm và lấy dụng cụ
cho nhóm mình.
- Thảo luận nhóm
tìm từ hoàn thành
bài tập

* Thí nghiệm 2:

b. Thể tích của một lượng khí xác định phụ thuộc
vào nhiệt độ như thế nào?


- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm hoạt
động cá nhân, ghi vào vở ý kiến của mình các nội
dung sau:
+ Dự đoán hiện tượng xảy ra?
+ Đưa ra phương án bố trí, làm thí nghiệm?
- Các thành viên hoạt động ghi ý kiến vào vở của
mình
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thảo luận để
thống nhất ý kiến chung của cả nhóm.
- Nhóm trưởng giơ biển báo hoàn thành.
- Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm.
- HS trong nhóm ghi chép lại kiến thức chuẩn theo
sự hướng dẫn của GV.
* Thí nghiệm 1:
+ Dự đoán: ở cốc nước nóng giọt mực tan nhanh
hơn


+ Cách bố trí, tiến hành thí nghiệm:
- Cá nhân mô tả
công việc điền bảng
1.1 SHDH
- Trình bày trước
nhóm.

- Lấy 2 côc nước: 1 cốc nước nóng (1) , 1 cốc nước
lạnh (2)
- Dùng ống nhỏ giọt hút lấy: 1 giọt mực nhỏ vào
cốc 1; 1 giọt mực nhỏ vào cốc 2.
* Thí nghiệm 2:

+ Dự đoán: quả bóng sẽ căng phồng lên (thể tích
khí tăng khi nhiệt độ tăng).
+ Cách bố trí, tiến hành thí nghiệm:
- Lấy quả bóng, chụp miệng quả bóng vào miệng
chai.
- Đặt chai đó vào chậu nước nóng.
* Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tiến
hành thí nghiệm:
- Yêu cầu 1 – 2 bạn tiến hành thí nghiệm theo
phương án đã thống nhất.
- Các bạn còn lại cùng quan sát hiện tượng.
- Thư kí ghi lại kết quả thí nghiệm.
- Cả nhóm so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
* Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo
luận tìm từ điền vào chỗ trống.
- Nhóm trưởng giơ biển báo hoàn thành.
- Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm.
- HS trong nhóm ghi chép lại kiến thức chuẩn theo
sự hướng dẫn của GV.


+ .....nhanh ..... nóng..... ( hoặc ..... chậm
......lạnh....)
+ ...... dự đoán (giả thuyết)......
* Nhóm trưởng điều khiểm các bạn thảo luận: Mô tả
công việc (quy trình) ghi vào vở theo gợi ý ở bảng
1.1
- Nhóm trưởng giơ biển báo hoàn thành.
- Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm.
- HS trong nhóm ghi chép lại kiến thức chuẩn

theo sự hướng dẫn của GV.
GV kiểm tra kết quả thảo luận của nhóm. Cần chốt được cho HS
Quy trình nghiên cứu

Mô tả công việc em làm theo các
bước

Bước 1: Xác định vấn đề (câu hỏi
nghiên cứu)

- Đọc kĩ câu hỏi cần nghiên cứu để xác
định vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Đề xuất giả thuyết

Đưa ra dự đoán của mình về kết quả của
vấn đề đang nghiên cứu

Bước 3: Thiết kế và tiến hành thí
nghiệm kiểm chứng giả thuyết

Đưa ra phương án, bố trí và tiến hành
thí nghiệm

Bước 4: Thu thập, phân tích số liệu

Quan sát hiện tượng, ghi ghi chép lại
kết quả rồi đối chiếu với dự đoán ban
đầu


Bước 5: Thảo luận rút ra kết luận

Trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa
ra ý kiến thống nhất chung

Bước 6: Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả với giáo viên

GV yêu cầu nhóm
trưởng điều khiển các
bạn thảo luận nhóm

* Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo
luận: đặt các bước trong quy trình NCKH vào dưới
biểu tượng H1.3.


hoàn thành H1.3.

- Nhóm trưởng giơ biển báo hoàn thành.
- Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm.
- HS trong nhóm ghi chép lại kiến thức chuẩn theo
sự hướng dẫn của GV.

GV kiểm tra kết quả
thảo luận của nhóm.
Cần chốt được cho HS
Bước 1
Bước 6


Bước 2

Bước 5

Bước 3
Bước 4

TIẾT 3
C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Chuẩn bị: Một vài loại giấy thấm, cốc, nước, nhíp(cặp gắp giấy), bình chia độ,

cân điện tử.
2. Tổ chức hoạt động
Hỗ trợ của GV/ Phương tiện
Phương pháp & Kĩ thuật: Nghiên
cứu, thảo luận nhóm
Năng lực phẩm chất cần hình
thành: tự giác, chủ động hợp tác
nhóm, ngôn ngữ.
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã
học lập quy trình NCKH
Yêu cầu trưởng nhóm điều khiển

Hoạt động của HS/ kết quả đạt
được
* Trưởng nhóm điều khiển các bạn
hoạt động cặp đôi: Chỉ ra các hoạt
động của con người là hoạt động
nghiên cứu khoa học?

* Trưởng nhóm yêu cầu các bạn
hoạt động cá nhân: Vẽ tóm tắt quy
trình nghiên cứu khoa học vào vở
Bước 1

Nhận xét
– Bổ sung


các bạn hoạt động cặp đôi hoàn
thành H1.4
Yêu cầu các bạn trong nhóm hoạt
động cá nhân
GV kiểm tra sản phẩm của các
nhóm. HS cần làm được

GV yêu cầu nhóm trưởng điều
khiển các bạn trong nhóm hoạt
động nhóm xây dựng phương án
nghiên cứu khoa học:
Loại giấy thấm nào hút được
nhiều nước nhất?

GV kiểm tra kết quả của nhóm,
nhận xét và gợi ý để các em hoàn
thành kiến thức

Bước 6

Bước 2


Bước 5

Bước 3
Bước 4

* Trưởng nhóm điều khiển các bạn
hoạt động nhóm (tìm hiểu vấn đề
cần nghiên cứu theo trình tự các
bước của quy trình nghiên cứu khoa
học):
- Yêu cầu mỗi bạn nêu ý kiến về đề
án của mình.
- Thảo luận, thống nhất ý kiến chung
của nhóm.
- Nhóm trưởng giơ biển báo hoàn
thành.
- Báo cáo viên trình bày ý kiến
chung của nhóm.
- HS trong nhóm ghi chép lại
kiến thức chuẩn theo sự hướng dẫn
của GV.

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động: Tìm kiếm trên mạng internet, trao đổi với người thân để kể cho
bạn trong lớp biết về một thành tựu của nghiên cứu khoa học mà em biết. Viết
tóm tắt ra giấy, chia sẻ với các bạn qua “góc học tập” của lớp.
Hướng dẫn học sinh thực hiện ở ngoài lớp học có sự hỗ trợ của cộng đồng.
Giáo viên có thể gợi ý giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh Hoạt động này giúp

các em tìm hiểu và tự hào về các thành tựu khoa học trong đời sống chúng ta.
Trong quá trình ấy giúp các em tin yêu vào khoa học và cuộc sống ngày hôm


nay.
Hoạt động này, giáo viên yêu cầu các em về nhà thực hiện, hướng dẫn các em
cách tìm kiếm trên internet, cách ghi chép thông tin. Có thể hướng dẫn các em sử
dụng powerpoint để báo cáo. Giáo viên có thể cho các nhóm đến lớp báo cáo.
Chú ý hướng dẫn các em ghi chép những ý kiến của nhóm bạn và nhóm mình.
Sản phẩm thực hiện được cần báo cáo với thầy (cô giáo) và nộp vào “góc
học tập” để các bạn trong lớp chia sẻ, đánh giá.
E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động này, giáo viên hướng dẫn cho các em hoạt động ở ngoài lớp học.
Có thể tham khảo ý kiến của cha mẹ, thầy cô giáo hoặc các người thân của em.
Có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện các bài tập sau đây:
1- Tìm hiểu một kết quả nghiên cứu khoa học mà em biết được ứng dụng tại gia
đình em.
2. Chọn 1 trong những câu sau để đưa ra quy trình nghiên cứu:
– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thổi khí cacbonic vào nước vôi trong?
– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thả quả cam chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ vào nước?
– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta cắm cành của bông hồng bạch vào cốc nước màu?
Giáo viên cần dành thời gian cho các nhóm báo cáo hoặc đánh giá báo cáo
của các nhóm.
Sản phẩm thực hiện được cần báo cáo với thầy (cô giáo) và nộp vào “góc
học tập” để các bạn trong lớp chia sẻ, đánh giá.
* Gợi ý kiểm tra đánh giá
Dưới đây là một số câu hỏi tham khảo, giáo viên có thể sử dụng để định
hướng cho học sinh tự học:
Câu 1. Chọn những cụm từ ở cột B điền vào chỗ .... ở cột A cho phù hợp.

Cột A
Những hoạt động chủ động (1) .................... của con người
nhằm (2)............................... bản chất, quy luật của sự vật,
hiện tượng trong giới tự nhiên; hoặc (3)..................................
phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để làm biến
đổi sự vật là những hoạt động nghiên cứu khoa học.

Cột
B
a- sáng tạo ra
b- tìm tòi, khám phá
c- phát hiện ra
d- tự nhiên thấy

Đáp án: 1-b; 2-c; 3-a.
Câu 2. Phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động thông
thường khác.
Gợi ý: Hoạt động nghiên cứu khoa học có các dấu hiệu sau:
– Tìm tòi, khám phá ra cái mới


– Chưa biết trước được kết quả
– Thời gian có thể kéo dài
– Sản phẩm có thể không đúng với dự đoán ban đầu.

Câu 3. Nêu trình tự các bước trong quy trình nghiên
cứu khoa học. Gợi ý: 6 bước (xem sách hướng dẫn
học)
Câu 4. Kể tên một số thành tựu nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế
giới mà em biết. Gợi ý: xem trên mạng internet website của Bộ Khoa học

Công nghệ.
Câu 5. Hãy đưa ra quy trình nghiên cứu một tình huống thực tiễn mà
em quan tâm? Gợi ý: Tham khảo ý kiến người thân.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................





×