Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bơi cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.56 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO VĂN ANH
Mã số sinh viên: DTS145D140206002

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
TẬP LUYỆN MÔN BƠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THỂ DỤC THỂ THAO

Thái Nguyên, năm 2018

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO VĂN ANH
Mã số sinh viên: DTS145D140206002

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
TẬP LUYỆN MÔN BƠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THỂ DỤC THỂ THAO


Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Xuân Thủy

Thái Nguyên, năm 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện
môn Bơi cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong đề tài
nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài do
chúng tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực khách quan, phù hợp với thực tiễn
của các trường học trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Đào Văn Anh

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Quý thầy cô trong
Khoa Thể dục Thể thao, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trang bị cho em
những kiến thức quý báu trong 4 năm học tập tại trường và đã nhiệt tình giúp đỡ trong
thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm Văn hóa và Uỷ
Ban nhân dân huyện Đại Từ; Ban Giám hiệu, cùng thầy cô giáo của các trường TH
Hùng Sơn, TH Ký Phú, TH Văn Yên, TH Vạn Thọ đã giúp đỡ em hoàn thành khóa

luận tốt nghiệp này.
Để được kết quả tốt như hôm nay, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Võ
Xuân Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và cảm ơn bạn bè đã ủng hộ
và chia sẻ những khó khăn để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin chúc
Quý thầy cô, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Đào Văn Anh

iii


MỤC LỤC
Trang bìa phụ..................................................................................................................i
Lời cam đoan................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn...................................................................................................................iii
Mục lục......................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng biểu........................................................................................................
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................3
1.1. Vai trò, vị trí của TDTT trong sự nghiệp phát triển đất nước..................................3
1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác TDTT và TDTT quần chúng..........3
1.3. Vai trò, vị trí, tác dụng của môn Bơi trong việc phát triển con người......................5
1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học 6 -10 tuổi....................................6
1.4.1. Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học.........................................................................6
1.4.2. Đặc điểm sinh lý vận động của HS tiểu học.........................................................8

1.5. Các yếu tố chi phối đến sự phát triển của môn Bơi...............................................10
1.5.1. Yếu tố nhận thức về TDTT của con người.........................................................10
1.5.2. Trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng tới sự phát triển TDTT nói chung và môn
Bơi nói riêng................................................................................................................11
1.5.3. Yếu tố địa lý ảnh hưởng tới sự phát triển môn Bơi............................................12
1.5.4. Chế độ chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển TDTT và môn Bơi....................12
1.6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................................13
Chương 2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................ 14
2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................14
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................14
2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.......................................................14
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm......................................................................14
2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm..........................................................................15
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................................15
iv


2.3.5. Phương pháp toán học thống kê.........................................................................15
2.4. Tổ chức nghiên cứu...............................................................................................15
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................15
2.4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................15
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................17
3.1. Đánh giá thực trạng phong trào TDTT nói chung và phong trào môn Bơi của lứa
tuổi học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên...........................17
3.1.1. Thiết kế phiếu phỏng vấn và kiểm tra độ tin cậy của phiếu...............................17
3.1.2. Tìm hiểu, phân tích thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
phong trào môn Bơi của HSTH tại huyện Đại Từ........................................................18
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển phong trào môn Bơi cho lứa tuổi HSTH trên

địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.....................................................................22
3.2.1. Cơ sở để lựa chọn các giải pháp.........................................................................22
3.2.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển phong trào môn Bơi cho lứa tuổi HSTH trên
địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.....................................................................23
3.3. Kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp..............................................................25
3.3.1. Khảo sát tính hiệu quả của các giải pháp...........................................................25
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm, đánh giá hiệu quả các giải pháp.....................................26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................32
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLB

: Câu lạc bộ

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

HLV

: Huấn luyện viên

HSTH

: Học sinh tiểu học


TDTT

: Thể dục thể thao

v

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1. Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017...........12
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn những nguyên nhân ảnh hưởng đến phong trào phát
triển môn Bơi của HSTH trên địa bàn Huyện Đại Từ..................................................17
Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên sâu môn Bơi tại huyện Đại Từ (năm 2017). .19
Bảng 3.3. Tham khảo về kinh phí tập luyện của các bể bơi trên địa bàn Huyện Đại Từ
- tỉnh Thái Nguyên (năm 2017)....................................................................................20
Bảng 3.4. Hình thức quản lí, tổ chức xuất học bơi tại các bể bơi trên địa bàn huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên...................................................................................................21
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc phát triển và phổ cập phong trào
môn Bơi cho HSTH trên địa bàn huyện Đại Từ (n=700).............................................23
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tính hiệu quả của các giải pháp phát triển phong trào
môn Bơi của HSTH trên địa bàn Huyện Đại Từ (n=500)............................................26
Bảng 3.7. Tiến trình thành lập các CLB Bơi cho HSTH tại huyện Đại Từ..................27

vi
vii


MỞ ĐẦU

Giáo dục thể chất trong nhà trường là môn học bắt buộc, thuộc chương trình
giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh
viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục,
thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã mở đầu sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam. Theo đó “nhân tố con người” được xác định là quan trọng bậc nhất trong
toàn bộ sự nghiệp đổi mới, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội. Xác
định con người là nguồn lực to lớn, quý báu nhất, đặt con người vào vị trí trung tâm
của chiến lược phát triển đất nước. Trong chiến lược con người, Đảng và Nhà nước
xác định học sinh, sinh viên luôn là đối tượng trung tâm.
Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41
quy định: Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao (TDTT),
quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ
phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân tạo điều kiện cần thiết
để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể
thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao.
Chỉ thị 36 CT/CW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá
VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục TDTT (nay là Uỷ ban
TDTT) thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác giáo dục thể chất, cải tiến
chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho
trường học các cấp, tạo những điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục
thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp
sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó phát hiện và tuyển chọn được
nhiều tài năng thể thao cho quốc gia.
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp thành
tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và vận dụng những biện pháp chuyên môn, để
điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích nhằm nâng cao
sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Bơi là một môn thể thao mang tính thực dụng rất lớn và
được xác định là một trong những môn thể thao trọng điểm thuộc nhóm I của thể thao

1


Việt Nam. Bơi còn là môn thể thao có tính quần chúng cao, dễ tập luyện, đặc biệt phù
hợp phát triển ở những nơi có nhiều sông, ao, hồ như ở huyện Đại Từ. Tuy nhiên hiện
nay số lượng người tham gia tập luyện chưa cao, có nhiều tai nạn đuối nước đã xảy ra,
nhất là ở lứa tuổi học sinh.
Con số thống kê cho thấy mỗi năm có khoảng 7.000 trẻ em tử vong do gặp phải
các tai nạn thương tích. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010- 2015 có khoảng
2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5
- 14 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong
do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, cao
gấp 8 lần các nước phát triển. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay các vụ đuối
nước đã cướp đi sinh mạng gần 30 trẻ em trên cả nước. Việt Nam đã có Chương trình
phòng chống tai nạn thương tích trẻ em nhưng việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn.
Mục tiêu đặt ra của Chương trình là giảm tỷ lệ tử vong do đuối nước xuống dưới 15%
vẫn không đạt được (Theo báo cáo của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động
Thương binh Xã hội năm 2016).
Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh, cách Thành Phố Thái
Nguyên 25 Km, huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 28 xã, 02 thị trấn;
có 33 trường mầm non, 33 trường tiểu học và 03 trường trung học phổ thông.
Hiện nay, nhu cầu vui chơi giải trí - đặc biệt là bơi lội của người dân ngày càng
tăng cao, song các khu vui chơi, bể bơi trên địa bàn huyện còn rất ít (chỉ có 05 bể bơi
tư nhân tập trung chủ yếu ở thị trấn) và số lượng HLV dạy bơi trong huyện còn rất ít,
không đáp ứng được nhu cầu. Do đó các khu vực ao, hồ, sông, suối trở thành những
địa điểm hấp dẫn thu hút người dân vào các dịp hè, trong đó chủ yếu là học sinh đến
bơi lội, tắm mát tại một số khu vực như: Đập Cầu Thành - thị trấn Hùng Sơn; khu vực
Cửa Tử - xã Hoàng Nông, suối Kẹm - xã La Bằng; đập Phượng Hoàng - xã Cù Vân;
đập Vai Miếu - xã Ký Phú,… Đây cũng chính là mối hiểm họa tiềm tàng gây tai nạn
đuối nước ở trẻ em.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đề xuất giải
pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bơi cho học sinh tiểu học trên địa
bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.

2


Chương 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò, vị trí của TDTT trong sự nghiệp phát triển đất nước
TDTT là một bộ phận trong nền văn hoá của mỗi dân tộc, của nền văn
minh của nhân loại. Ngày nay, hoạt động TDTT quần chúng cũng như thể thao
thành tích cao ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu của đông đảo quần chúng
nhân dân. Không chỉ là những hình thức giải trí, nghỉ ngơi, nâng cao sức khoẻ, mà còn
là niềm tự hào cho mỗi dân tộc, làm tăng thêm tình hữu nghị, mối giao lưu giữa các
quốc gia, khu vực trên thế giới. Do đó TDTT đã trở thành hoạt động sôi nổi, một nhu
cầu thiết yếu của hầu hết các quốc gia, khu vực trên thế giới.
TDTT không những góp phần củng cố môi trường hoà bình mà còn tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước; phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần vào việc đấu
tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội (Báo cáo chính trị của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII).
Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm bồi dưỡng
và phát huy nhân tố con người;trước hết là nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh. TDTT làm phong phú đời sống của
nhân dân, nâng cao năng suất lao động và củng cố quốc phòng.
1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác TDTT và TDTT quần chúng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta nhằm hướng tới những mục

tiêu cao cả của đất nước là xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, ổn định,
dân giàu, nước mạnh theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định trong
giai đoạn mới: “Xây dựng nền TDTT có tính dân tộc khoa học và nhân dân gìn giữ bản
sắc dân tộc và truyền thống đồng thời nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những thành
tựu khoa học hiện đại phát triển toàn diện cả TDTT quần chúng và thể thao thành tích
cao trong hoạt động chuyên nghiệp....”. “Phát triển thể dục thể thao là trách nhiệm của
toàn đảng toàn xã hội trong thực hiện công tác xã hội hoá TDTT nhưng vẫn đảm bảo
sự quản lý của nhà nước”.

3


Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về TDTT phục vụ cho sự nghiệp phát
triển TDTT của đất nước, tăng cường tính hữu nghị đoàn kết giữa các nước
trong khu vực và các dân tộc trên thế giới...(Trích chỉ thị 36/CT-TW Hà Nội, ngày
23/04/1999). Mục tiêu cơ bản, lâu dài trong công tác TDTT là: “hình thành nền TDTT
phát triển tiến bộ góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hoá
tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt
động TDTT quốc tế và trong khu vực Đông Nam Á.” Báo cáo chính trị Ban chấp hành
TW Đảng khoá VII đã nêu rõ “các vấn đề chính sách xã hội phải giải quyết theo tinh
thần xã hội hoá” văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh
các hoạt động TDTT về cả quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để
toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT. Phát triển rộng rãi
TDTT quần chúng cho mọi đối tượng, mọi địa bàn, trên cơ sở đó xây dựng lực lượng
thể thao thành tích cao cho đất nước. Từng bước xây dựng mô hình kinh tế dịch vụ
TDTT phù hợp với cải cách kinh tế thị trường mở cửa tiến bộ xây dựng nền công
nghiệp thể thao bao gồm: Thiết kế xây dựng các công trình thể thao, sản xuất và lưu
thông hàng hoá dụng cụ thể dục thể thao, dịch vụ thể thao giải trí,...”.
Để phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện
công tác xã hội hoá. Tháng 7/2005 tại Hà Nội, chính phủ đã tổ chức hội nghị xã hội

hoá toàn quốc. Tại đây, quan điểm và định hướng chung về xã hội hoá thuộc lĩnh vực
TDTT đã nêu rõ. Xã hội hoá TDTT là một quá trình tạo ra các cơ chế, chính sách và
các điều kiện cần thiết để phát huy các tiềm năng trí và vật chất trong nhân dân, huy
động toàn xã hội, chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT. Đồng thời tạo điều kiện cho
toàn xã hội được hưởng thụ các thành quả TDTT ở mức độ ngày càng cao. Là quá
trình chuyển đổi phương thức quản lý với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đa dạng hoá các chủ thể tham gia hoạt động TDTT nhằm huy động tiềm
năng nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội. Việc hình thành và
phát triển được các điều kiện để đảm bảo cho TDTT như hệ thống tổ chức quản lý
TDTT các cấp, các hệ thống đào tạo cán bộ và VĐV, hệ thống cơ sở vật chất khoa học
kỹ thuật của TDTT ở Trung ương và tỉnh, thành, ngành là tạo ra được các cơ sở pháp
lý để đảm bảo cho TDTT phát triển. Đó là cơ sở pháp lý để các ngành, các cấp phát
triển phong trào TDTT nói chung và tập luyện môn Bơi nói riêng.

4


1.3. Vai trò, vị trí, tác dụng của môn Bơi trong việc phát triển con người
Bơi là một môn thể thao hoạt động trong môi trường nước. Tập luyện
bơi thường xuyên có thể nâng cao năng lực điều hoà thân nhiệt để thích ứng
với sự biến đổi nhiệt độ ở môi trường bên ngoài. Vận động trong môi trường nước có
ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao chức năng một số bộ phận của cơ thể như: hệ tim
mạch, hệ hô hấp; Tăng quá trình trao đổi chất. Khi bơi trong nước cơ thể ở vị trí nằm
ngang, dưới tác động sức ép của nước, máu lưu thông dễ dàng hơn. Nước lại có áp
xuất lớn vào bề mặt cơ thể, mặt khác khi bơi con người phải chịu một lực cản rất lớn
của nước. Do vậy trong tập luyện môn Bơi con người sẽ thích ứng dần, làm cho các
chức năng vận động cơ thể được hoàn thiện nâng cao. Tập luyện bơi còn làm tăng
hồng cầu, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ oxy, giúp cho cơ thể hoạt động bền bỉ, dẻo
dai hơn. Tập luyện môn Bơi thường xuyên giúp cho các tố chất thể lực, như sức
nhanh, sức mạnh, mềm dẻo,.... của cơ thể được tăng cường. Đặc biệt đối với lứa tuổi

học sinh các cấp tập luyện môn Bơi sẽ giúp cho quá trình phát triển cơ thể tốt hơn, tạo
cho nền tảng sức khoẻ cho học tập và làm việc sau này. Tập luyện bơi lội giúp cho
người tập phát triển ý trí dũng cảm tinh thần vượt khó khăn, tinh thần đồng đội, ý thức
tổ chức kỹ thuật và các phẩm chất tâm lý tốt đẹp khác. Môn Bơi còn được các chuyên
gia thể thao thế giới đánh giá là một trong những hoạt động vui chơi giải trí được mọi
người yêu thích nhất trong thế kỷ XXI. Nó sẽ tạo tác dụng tích cực làm phong phú
cuộc sống văn hoá tinh thần cho loài người. Bơi là một môn có giá trị thực dụng rất
cao trong lao động và sản xuất. Trong điều kiện sông nước hoặc trong việc phòng
chống lụt, bão, lũ.... đều phải có những kỹ năng bơi lội mới có thể khắc phục được trở
ngại để nâng cao năng suất và bảo vệ thành quả lao động xã hội. Cũng cần chỉ ra rằng,
nắm bắt được kỹ thuật bơi lội sẽ có thể bảo vệ được tính mạng con người và trong lĩnh
vực quốc phòng môn Bơi còn là khoa mục quân sự quan trọng, thường xuyên tập
luyện bơi lội có thể rèn luyện sức khoẻ và khắc phục mọi trở ngại trong chiến đấu, từ
đó góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bơi là một trong những môn
thể thao cơ bản, lại có số bộ huy chương rất lớn trong các kỳ đại hội Olympic. Mặt
khác, các cuộc thi đấu bơi lội là cầu nối về chính trị, ngoại giao giữa các nước, tăng
cường tính hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên hành tinh của chúng
ta. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng phát triển môn Bơi, nhiều
nước đã cho xây dựng rất nhiều bể bơi, nhiều dụng cụ tập luyện mới được xây dựng và
sáng tạo. Đứng về góc độ thể thao thành tích cao, nhiều quốc gia ngày càng có nhiều
trung tâm đào tạo vận động viên được đào tạo bài bản từ khâu tuyển chọn đến khâu
huấn luyện tạo ra ngày càng nhiều vận động viên xuất sắc cho đội tuyển quốc gia.
5


Chính vì lẽ đó thành tích của thể thao thế giới ngày càng được nâng cao, từ đó có
những đóng góp to lớn vào việc phát triển môn thể thao hiện đại của thế giới.
1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh học sinh tiểu học 6 -10 tuổi
1.4.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học (HSTH) thuộc lứa tuổi từ 6 - 10 tuổi. Ở lứa tuổi này các em có

những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập, do đó các đặc điểm tâm
lý thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm xúc,...có những thay đổi cơ
bản.
So với lứa tuổi mẫu giáo, mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội của HS tiểu học
có những thay đổi và biểu hiện rõ trên các nội dung và hình thức giáo dục khác nhau.
Đối với lứa tuổi HSTH, học tập đã trở thành một hoạt động chủ đạo. Sự say mê
học tập chưa thể hiện đó là nhận thức trách nhiệm đối với xã hội, mà chủ yếu là từ các
động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: được thầy cô, ông bà, bố mẹ, anh chị khen ngợi
và động viên. Do đó các em cố gắng học tập vì tình yêu thương, chăm lo của ông bà, bố
mẹ, anh chị... học tốt để được khen ngợi và trở thành " Cháu ngoan Bác Hồ".
HSTH ở các lớp đầu cấp, có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có
khảnăng phân tích tự giác.
Học sinh các lớp 3, 4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật,
biết phân biệt các đặc điểm của các chi tiết, các phần kỹ thuật động tác, song còn giản
đơn. Khả năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh hoạt còn kém,
nên dễ bị động khi được nhắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả
năng kiềm chế hành vi, thái độ.
Để hình thành các hiểu biết, kiến thức các em thường học thuộc lòng từng câu,
từng chữ. Để hình thành kỹ năng vận động các em thường bắt chước, cố gắng làm theo
các động tác, điệu bộ, hành vi của giáo viên.
Ở các lớp cuối cấp (lớp 4,5), việc ghi nhớ được hình thành và phát triển, do đó
khi lên lớp giảng dạy lý thuyết cũng như thực hành giáo viên cần chú ý sử dụng linh
hoạt các phương pháp, biện pháp giảng dạy nhằm kích thích sự suy nghĩ, tính sáng tạo,
ý thức tự giác - tích cực tập luyện của học sinh.
Trong giảng dạy thể dục, do tư duy của các em vẫn còn mang tính chất hình ảnh
cụ thể. Các em sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có kèm
theo minh hoạ (hình ảnh trực quan). Do vậy, khi giảng dạy các bài tập thể thao thì

6



ngoài việc phân tích - giảng giải kỹ thuật động tác, nhất thiết giáo viên phải làm mẫu
động tác và sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan khác.
Hoạt động vui chơi đối với học sinh nói chung (đặc biệt là HSTH) là một yêu
cầu hết sức cần thiết, đây là nhu cầu tự nhiên và rất cấp thiết không thể thiếu được
trong cuộc sống và trong học tập của trẻ.
Thông qua các hoạt động vui chơi, tập luyện TDTT mà tạo nên các hình thức giáo
dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ và hoàn thiện sự phát triển cơ thể của các em. Mặt khác,
hình thức hoạt động vận động còn giúp các em giải toả sự "căng thẳng", "dồn ép" thời
gian khá nhiều cho học tập, hồi phục khả năng làm việc, hồi phục sức khoẻ, góp phần duy
trì tính tích cực - tự giác, lòng hăng say học tập, lao động, tạo tâm hồn tươi trẻ cho các em.
Về mặt tình cảm, thái độ cư xử trong sinh hoạt, học tập... của HSTH chưa ổn
định. Các em thường thay đổi tâm trạng, hay xúc động, sự vui -buồn thường gặp trong
cùng một hoạt động, một thời điểm.
Các phẩm chất tâm lý, như: tính độc lập, sự tự kiềm chế, tự chủ còn thấp. Do
trình độ thể lực, kinh nghiệm cuộc sống chưa có...mọi sinh hoạt của các em còn chịu
sự tác động ảnh hưởng trực tiếp của cha mẹ, thầy cô... do đó các em thường trông chờ
vào sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn, vì vậy trong các hoạt động giáo dục
nói chung (trong đó có dạy học thể dục) và trong sinh hoạt, cần có các yêu cầu mới
phù hợp với khả năng của các em để gây dựng cho các em lòng say mê và sáng tạo
trong các hoạt động.
Trong hoạt động giáo dục thể chất nói chung và giảng dạy thể dục nói riêng,
giáo viên cần có những phương pháp sư phạm thích hợp, có những biện pháp tổ chức
tập luyện hợp lý để động viên kịp thời và phát huy tính tự giác - tích cực tập luyện của
học sinh, tạo cho các em sự tin tưởng vào giáo viên và vào chính bản thân mình để sẵn
sàng đón nhận các yêu cầu mới của bài tập và các hiểu biết khác.
Các thủ thuật về phương pháp cần áp dụng trong giảng dạy môn thể dục cho
HSTH là:
- Mô tả chính xác động tác bằng lời nói.
- Làm mẫu động tác chính xác, đẹp, có sức lôi cuốn.

- Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi, thi đấu trong tập luyện.

7


Bên cạnh đó, giáo viên phải luôn luôn là tấm gương tốt về phẩm chất, hành
động, lời nói, việc làm để các em theo đó học tập và củng cố lòng tin đối vời thầy, cô
giáo; với bạn bè, gia đình và xã hội.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý vận động của HSTH
1.4.2.1. Đặc điểm hệ cơ xương
A. Hệ cơ
Ở lứa tuổi HSTH, cơ của các em có chứa nhiều nước, tỉ lệ các chất đạm, mỡ còn
ít, nên khi hoạt động chóng mệt mỏi.
Sức mạnh cơ ở lứa tuổi này còn rất hạn chế, giới hạn sinh lý về khả năng chịu
đựng mà các em có thể mang vác được tính theo lứa tuổi:
+ 5 tuổi là 2,1 kg

+ 8 tuổi là 3,5 kg

+ 7 tuổi là 2,9 kg

+ 12 tuổi là 5,2 kg

Các nhóm cơ to phát triển sớm hơn các nhóm cơ nhỏ, do đó khả năng phối hợp
vận động ở HSTH nói chung còn rất kém. Để phát triển khả năng vận động có sự phối
hợp nhịp nhàng và khéo léo cho các em cần hướng dẫn cho các em các thao tác kỹ
thuật nhỏ, yêu cầu tính khéo léo, như: múa, vẽ, viết, làm thủ công, các hoạt động bơi
lội, vận động.
Lực cơ của HSTH được tăng dần theo lứa tuổi. Với các học sinh nam 7 tuổi thì
lực cơ trung bình là: 4 - 7 kg; 12 tuổi là 11,3 - 13,9 kg. Ở lứa tuổi này cơ phát triển còn

thiếu cân đối, nên khả năng phối hợp vận động còn kém, khi thực hiện động tác sẽ có
nhiều cử động thừa, tốn sức, kém hiệu quả, gây mệt mỏi và sự chán nản trong tập
luyện.
B. Hệ xương
Ở lứa tuổi HSTH, tốc độ phát triển của xương nhanh hơn so với các bộ phận
khác của cơ thể, đặc biệt là xương ở tay và chân.
Cấu trúc xương và khớp chưa được phát triển hoàn chỉnh, vững chắc, mà phải
đến tuổi 16 - 17 mới tương đối ổn định. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện
thể thao trong các giờ học chính khóa và ngoại khóa, cần tránh các động tác đè nén lên
cơ thể, đòi hỏi học sinh phải chống đỡ, làm mất cân xứng hai bên chậu hông, tạo nên
sự sai lệch cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và trưởng thành sau này cho
các em.
Ở lứa tuổi HSTH, các đốt xương ở cột xương sống có độ dẻo cao, chưa thành
xương hoàn toàn và còn ở trong giai đoạn hình thành đường cong sinh lý. Do đó,
những tư thế ngồi, đứng, đi lại, chạy, nhảy... không phù hợp với cấu trúc tự nhiên và
8


giải phẫu sẽ dễ làm cong vẹo cột sống, gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của
lồng ngực và cấu trúc cân đối của toàn thân. Ở độ tuổi 20 - 25 xương sống mới được
cốt hoá hoàn toàn.
Việc tập luyện thể thao thường xuyên, trên cơ sở có sự hướng dẫn khoa học với
một chương trình, kế hoạch tập luyện hợp lý, phù hợp đặc điểm cấu tạo giải phẫu và
đặc điểm sinh lý của HSTH sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của
hệ xương và cơ thể các em.
1.4.2.2. Đặc điểm hệ tuần hoàn
Ở lứa tuổi HSTH, nhịp tim nhanh (mạch đập thông thường từ 85 - 90 lần/
phút). Khi hoạt động vận động hoặc có trạng thái lo lắng thì nhịp tim đập nhanh hơn,
dồn dập hơn.
Lượng máu mỗi lần tim co bóp đưa vào động mạch (lưu lượng tâm thu) được

tăng dần:
- Ở lứa tuổi 7-8, lưu lượng tâm thu là 23 ml
- Ở lứa tuổi 13-14, lưu lượng tâm thu là 35- 38 ml
- Ở người trưởng thành, lưu lượng tâm thu là 65- 70 ml.
Ở lứa tuổi HSTH , nếu các em phải chịu đựng hoạt động lao động, học tập,
tập luyện hoặc vui chơi quá sức và kéo dài, dẫn đến tim phải làm việc quá tải sẽ phát
sinh bệnh tim - mạch hoặc các bệnh khác.
Trong quá trình tập luyện thể thao, nếu các em được hướng dẫn theo những nội
dung, chương trình phù hợp, sẽ tạo điều kiện phát triển và rèn luyện nâng dần sức chịu
đựng, khả năng làm việc của hệ tuần hoàn.
1.4.2.3. Đặc điểm hệ hô hấp
Ở lứa tuổi HSTH, hệ hô hấp đang ở thời kỳ hoàn thiện, các em đang dần dần
tạo nên thói quen chuyển từ thở kiểu bụng sang thở kiểu ngực, lồng ngực phát triển
chưa hoàn thiện.
Độ giãn nở của các phế nang (túi phổi) còn thấp, nên nhịp thở còn nông. Số
lượng phế nang tham gia mỗi lần hô hấp còn ít, nên lượng ôxy được đưa vào máu
không cao.
Lượng không khí chứa đựng trong phổi còn thấp (ở trẻ 8 tuổi là 1,699 lít, ở
người trưởng thành là 4 lít).
Do vậy, phổi của các em phải thường xuyên làm việc khẩn trương mới cung
cấp đủ ôxy cho cơ thể .
9


Về lượng thông khí phổi (thể tích khí mỗi lần hít vào hoặc thở ra bình thường),
dung tích sống (thể tích khí thở ra cố gắng, sau khi hít vào hết sức) được tăng dần theo
sự phát triển lứa tuổi của tần số hô hấp (số lần thở ra - hít vào trong một phút) của
HSTH tương đối cao. Do đó, khi hoạt động vận động (đặc biệt là bơi lội) với lượng
vận động vừa phải thì nhịp thở đã tăng lên cao, các em dễ mệt mỏi sớm chuyển sang
thở gấp, đòi hỏi phải có bài tập và thời gian nghỉ ngơi phù hợp với lứa tuổi các em.

Tham gia các hoạt động bơi lội nếu đảm bảo tính khoa học, phù hợp đặc điểm
hệ hô hấp của trẻ sẽ tạo điều kiện cho hệ hô hấp phát triển tốt và từ đó nâng cao chất
lượng hô hấp của phổi, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện quá trình trao đổi chất và
nâng cao khả năng hoạt động của các hệ thống cơ quan khác như: tuần hoàn, cơ xương, thần kinh, bài tiết, tiêu hoá,...
1.4.2.4. Đặc điểm hệ thần kinh
Ở lứa tuổi HSTH, hoạt động phân tích và tổng hợp của học sinh kém nhạy bén,
nhận thức các hiện tượng biến đổi của xã hội còn mang tính chủ quan, cảm tính, bị
động,...
Ở lứa tuổi này các em có khả năng bắt chước một cách máy móc, khả năng
phân biệt, tính sáng tạo còn hạn chế. Do đó, trong giảng dạy TDTT, giáo viên cần phải
làm mẫu chính xác các kỹ thuật động tác theo yêu cầu bài học. Ở lứa tuổi HSTH,
thường có một số loại hình thần kinh sau:
- Loại mạnh - thăng bằng: Hưng phấn bình thường, thể hịên trạng thái sức khoẻ
tốt, các em này có khả năng hình thành phản xạ nhanh, có tình cảm sâu sắc, bình tĩnh,
tự tin, mức độ tập trung cao, trí nhớ tốt,...
- Loại mạnh - hưng phấn: Hưng phấn mạnh, dễ bị kích thích, chóng thích nhưng
cũng chóng chán, thành lập phản xạ nhanh nhưng cũng dễ phá vỡ, khả năng tập trung
tư tưởng kém,...
- Loại yếu (thụ động): Là những học sinh nhút nhát, khả năng phản ứng kém, trí
nhớ kém phát triển, khó thành lập phản xạ có điều kiện,..
Trong quá trình giảng dạy TDTT, giáo viên cần căn cứ vào các đặc điểm biểu hiện
của các loại hình thần kinh trên để phân loại học sinh theo các loại, để từ đó có các
phương pháp giáo dục phù hợp, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục thể chất
cho HSTH.

10


1.5. Các yếu tố chi phối đến sự phát triển của môn Bơi
1.5.1. Yếu tố nhận thức về TDTT của con người

Chủ nghĩa Mác-Lênin rất coi trọng vấn đề nhận thức của con người và cho
rằng “chỉ có giác ngộ cách mạng mới có hành động cách mạng”, còn các nhà tâm
lý học thì cho rằng “nhận thức đúng thì mới tạo ra được động cơ hoạt động đúng
đắn”. Vì vậy, muốn có phong trào TDTT nói chung và môn Bơi nói riêng hoạt
động sâu rộng và đạt hiệu quả thì điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về vị
trí, vai trò tác dụng cũng như giá trị đích thực của TDTT nói chung và môn Bơi nói
riêng, từ đó tạo ra động cơ đúng đắn để tập luyện. Trong những năm gần đây, Đảng và
Nhà nước ta đã phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá giáo dục TDTT thông qua hoạt
động tuyên truyền. Nhờ đó, nhận thức của người dân đối với TDTT nói chung và đối
với môn Bơi nói riêng đã nâng cao lên một bước. Song trong đông đảo quần chúng
nhân dân ta hiện nay với đời sống còn nghèo và tập chung lo cái ăn, cái mặc hàng ngày
nên sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa của TDTT còn nhiều mặt hạn chế. Ngay cả một số
lãnh đạo cũng chưa thực sự có nhận thức đầy đủ về giá trị, vai trò và tác dụng của
TDTT đối với sức khoẻ, sản xuất và quốc phòng. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho mọi
người dân trong cả nước về TDTT nói chung và môn Bơi nói riêng đang là một vấn đề
hết sức cấp thiết đối với cán bộ và những người làm công tác TDTT của Việt Nam.
1.5.2. Trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng tới sự phát triển TDTT nói chung và môn
Bơi nói riêng
Yếu tố kinh tế – xã hội có một tầm quan trọng để tạo ra cơ sở vật chất,
phương tiện và các điều kiện khác như: Thời gian, chế độ dinh dưỡng và đảm bảo
cho tập luyện TDTT như chúng ta đã biết, nếu như tập luyện bơi mà không có
bể bơi, dụng cụ bổ trợ; đời sống kinh tế còn thấp, không có thời gian rảnh rỗi, thì
khó có thể phát triển phong trào bơi lội rộng khắp được. Vì vậy, nền kinh tế kém
phát triển sẽ kìm hãm rất lớn tới sự phát triển văn hoá, giáo dục và TDTT; Ngược
lại, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì tạo cơ sở cho nền giáo dục và TDTT phát
triển. Trong những năm gần đây nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta nên trình độ kinh tế xã hội nước ta có những bước phát triển lớn lao.
Bình quân thu nhập đầu người ngày càng tăng (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ,
quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình
quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD

11


so với năm 2016). Nhờ nền kinh tế phát triển nên đầu tư cho TDTT cũng tăng lên (cả
nhà nước và tư nhân), đặc biệt là hệ thống các sân bãi, nhà tập và bể bơi phục vụ cho
nhu cầu tập luyện thể thao ngày càng tăng cao của nhân dân. Đây chính là tiền đề quan
trọng cho cho sự phát triển của môn Bơi.

Biểu đồ 1.1. Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2017)
1.5.3. Yếu tố địa lý ảnh hưởng tới sự phát triển môn Bơi
Như chúng ta đã biết điều kiện địa lý là một yếu tố quan trọng chi phối các
hoạt động của con người. Nhiều nước ở vùng Bắc cực khí hậu lạnh rất khó cho
việc phát triển của môn Bơi. Trái lại, một số nước xích đạo tuy có khí hậu nóng bức,
song lại thiếu nguồn nước như vùng sa mạc Sahara, Iran, Irắc, Mông Cổ.... cũng rất
khó khăn trong việc phát triển phong trào tập luyện môn Bơi. Việt Nam có bờ biển dài
trên 3000km và có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển môn Bơi, bởi vì nước ta có
thời tiết 4 mùa quanh năm, lại có nhiều ao, hồ, sông, suối...Tất cả những điều kiện địa
lý trên thiên nhiên ban cho rất thuận lợi cho việc phát triển phong trào tập luyện bơi
lội.
1.5.4. Chế độ chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển TDTT và môn Bơi
Các nhà quản lý học TDTT cũng như những nhà xã hội học TDTT của nước
ngoài như: Lê Nguyên Chấn (Trung Quốc), Pônhicốp (Nga) đều cho rằng yếu tố ảnh
hưởng tới sự phát triển nền thể thao của mỗi nước có liên quan tới chế độ chính trị
và trình độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Điều đó cho thấy sự phát triển
môn Bơi, một môn thể thao phổ biến của nền thể thao mỗi nước cũng không
tránh khỏi quy luật này. ở Việt Nam mỗi người dân đều được làm chủ và bình đẳng
với nhau không phân biệt tôn giáo, dân tộc, nam nữ; trong chế độ xã hội chủ nghĩa
12



không còn chế độ người bóc lột người, sức lao động được giải phóng. Từ đó tạo
cơ hội cho mọi người đều được tham gia mọi hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động
TDTT. Đặc biệt ở nước ta, Đảng Cộng Sản và Chính phủ rất coi trọng công tác TDTT
nên đã có nhiều chủ trương đúng đắn để phát triển TDTT, đồng thời đã thông qua quy
hoạch phát triển TDTT đến năm 2020. Tất cả môi trường chính trị đã tạo điều kiện cho
thể thao Việt Nam phát triển thuận lợi.
Tóm lại: Phong trào TDTT nói chung và môn Bơi nói riêng luôn được Đảng và
Nhà nước ta hết sức coi trọng và đã có những chủ trương chính sách đúng đắn để từng
bước đưa nền thể thao Việt Nam phát triển, hoà nhập với các nước trong khu vực, châu
lục và thế giới. Tuy nhiên, để phong trào TDTT phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt
là môn Bơi, phong trào TDTT đòi hỏi phải khắc phục các trở ngại khó khăn và những
hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển phong trào tập luyện bơi của quần
chúng nhân dân.
1.6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong góc độ nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào môn Bơi đã có
nhiều tác giả thực hiện, như: Tác giả Nguyễn Văn Nhân với đề tài “Nghiên cứu một số
biện pháp phát triển phong trào môn Bơi Lội ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”. Tác
giả Nguyễn Minh Đức với công trình “Nghiên Cứu các biện pháp phát triển phong trào
môn Bơi Lội trên địa bàn huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên”; tác giả Lê Trọng Hải thực
hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp phát triển phong trào môn Bơi Lội ở
thành phố Hải Phòng”; tác giả Nguyễn Văn Nguyện với “Nghiên cứu các biện pháp
phát triển phong trào môn Bơi Lội tại huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương”,.... tất cả
những nghiên cứu trên đều có những khảo sát, đánh giá rất chi tiết về thực trạng phong
trào tập luyện môn Bơi, cũng như đề ra những giải pháp phát triển về phong trào tập luyện
tại địa điểm nghiên cứu của đề tài.
Tuy nhiên, đối với lứa tuổi tiểu học luôn có những đặc điểm khác biệt lớn về
tâm, sinh lý so với những lứa tuổi khác, do vậy rất cần một nghiên cứu chi tiết, cụ thể
về lứa tuổi này. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển TDTT ở
huyện Đại Từ, đặc biệt là về phát triển phong trào tập luyện môn Bơi cho học sinh lứa

tuổi tiểu học tại đây. Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay tỉ lệ biết
bơi của HSTH trên địa bàn huyện là rất thấp do nhiều nguyên nhân hạn chế nên việc
tìm ra những giải pháp để thúc đẩy phong trào tập luyện môn Bơi cho HSTH trên địa
13


bàn huyện là vấn đề rất cần thiết. Xuất phát từ thực trạng trên với mong muốn của bản
thân được góp sức vào sự nghiệp phát triển TDTT trên địa bàn huyện Đại Từ nói
chung và phát triển tập luyện môn Bơi nói riêng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bơi cho học sinh
tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.

14


Chương 2

MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu thực trạng phong trào tập luyện
môn Bơi trên địa bàn huyện Đại Từ và đề xuất một số giải pháp để phát triển phong
trào bơi lội (ngoại khóa) cho HSTH trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiến hành giải quyết 2 mục tiêu sau:
2.2.1. Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng phong trào tập luyện môn Bơi của HSTH trên
địa bàn huyện Đại Từ.
2.2.2. Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bơi cho
HSTH trên địa bàn huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Sau khi đọc, tham khảo sách báo và các tài liệu liên quan, chúng tôi tiến hành
phân tích tổng hợp các nội dung trong lĩnh vực nghiên cứu để từ đó tiến hành xây
dựng cơ sở lý luận, và đi sâu nghiên cứu, lựa chọn các biện pháp tối ưu nhằm phát
triển phong trào tập luyện môn Bơi cho HSTH Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích tổng hợp các tài liệu, hệ thống
những kiến thức có liên quan tới đề tài nghiên cứu. Tài liệu tham khảo gồm có các
công văn, nghị quyết, chỉ thị…về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước về TDTT và giáo dục thể chất; những tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình về
TDTT như: Sinh lý TDTT, lý luận và phương pháp TDTT, tâm lý học TDTT...cũng
như những tài liệu về môn Bơi để làm căn cứ cho việc xây dựng cơ sở lý luận nhằm
nghiên cứu và lựa chọn ra các biện pháp để phát triển phong trào tập luyện môn Bơi
cho HSTH trên địa bàn Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm
Đây là một trong những phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong các công
trình nghiên cứu khoa học để thu thập và xử lý thông tin từ ý kiến của những người
khác. Bằng phương pháp này chúng tôi có thể xác định được thực trạng vấn đề nghiên
cứu.
15


Đề tài tiến hành phỏng vấn và tọa đàm với các nhà quản lý, cán bộ công tác
trong lĩnh vực TDTT; các giáo viên, huấn luyện viên về tình hình phát triển và phong
trào tập luyện môn Bơi tại Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hình thức phỏng vấn
được tiến hành theo hai phương pháp là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp
(thông qua phiếu hỏi).
Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề như: Cơ sở vật chất, đội ngũ
cán bộ chuyên môn, sự phát triển phong trào TDTT,....Trên cơ sở đó để thu thập
được các số liệu phục vụ việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Là phương pháp thu thập thông tin qua các tri giác như nhìn, nghe… chúng tôi sử dụng

phương pháp này để tiến hành quan sát các câu lạc bộ (CLB) Bơi, các bể bơi hiện có trong
huyện, qua đó đánh giá thực trạng và nhu cầu tập luyện của HSTH tại địa phương.
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi đã lựa chọn được các giải pháp, đề tài tiến hành ứng dụng thực nghiệm
trong một số trường tiểu học của huyện với mục đích kiểm chứng, đánh giá tính hiệu
quả những giải pháp này.
2.3.5. Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này được sử dụng để tính toán, xử lý những số liệu của đề tài, các
số liệu được thể hiện bằng bảng biểu trong luận văn. Kết quả tính toán của các tham số
đặc trưng trên được chúng tôi trình bày ở phần kết quả nghiên cứu của đề tài.
Nhằm xử lý, kiểm tra số liệu từ quá trình điều tra thực trạng để xác định độ tin
cậy của các số liệu làm cơ sở nhận xét, đánh giá, kết luận về thực trạng, đề tài sửa
dụng phần mềm toán thống kê SPSS 20.0.
2.4. Tổ chức nghiên cứu
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Giải pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội cho
HSTH trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Khách thể nghiên cứu: HSTH, giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ quản lý, học
sinh, phụ huynh học sinh trên địa bàn huyện Đại Từ.

2.4.2. Phạm vi nghiên cứu
16


- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại một số trường tiểu học và
tại một số bể bơi trên địa bàn huyện Đại Từ; quá trình tham khảo tài liệu và hoàn thiện
luận văn được chugs tôi thực hiện tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Quy mô nghiên cứu:
+ Số lượng mẫu nghiên cứu (n): Đề tài tiến hành khảo sát và phỏng vấn trên 700
giáo viên, huấn luyện viên môn Bơi, các nhà quản lý, học sinh, phụ huynh học sinh

trên địa bàn huyện Đại Từ.
+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018
và được chia thành các giai đoạn sau:
Giai

Nhiệm vụ

đoạn

Thời gian

+ Đọc tài liệu tham khảo
1

+ Lựa chọn đề tài

15/9 - 15/10/2017

+ Xây dựng và bảo vệ đề cương
16/10 - 15/12/2017
+ Giải quyết mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng
phong trào tập luyện bơi lội của HSTH trên địa
2

3

bàn huyện Đại Từ.
+ Giải quyết Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp phát
triển phong trào tập luyện bơi lội cho HSTH trên


16/12/2017 đến

địa bàn huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên và kiểm

25/3/2018

tra tính hiệu quả của các giải pháp này.
Hoàn chỉnh đề tài và chuẩn bị bảo vệ trước Hội
đồng khoa học.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
17

26/03 -30/04/2018


×