Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp huyện hàm thuận bắc, tỉnh bình thuận (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.55 MB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRƢƠNG THỊ MINH HỒNG

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Demo Version - Select.Pdf SDK

HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRƢƠNG THỊ MINH HỒNG

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN
Demo Version - Select.Pdf SDK

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 60 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ


THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THÁM

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

Trƣơng Thị Minh Hồng

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của Ban
giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo trong khoa Địa lí Trƣờng
ĐHSP Huế và Trƣờng THPT Phan Chu Trinh, Bình Thuận. Vì vậy, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy giáo đã trực tiếp giảng dạy các môn học trong chƣơng trình đào tạo
cao học ngành Địa lí tự nhiên ở Trƣờng ĐHSP Huế và ĐH Đồng Nai.

PGS.TS. Nguyễn Thám đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài.
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi
trƣờng, Chi cục thống kê huyện Hàm Thuận Bắc, Trung tâm khí tƣợng Thủy văn,
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận đã cung cấp tài
liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.

Demo Version - Select.Pdf SDK
Huế, tháng 6 năm 2018
Tác giả

Trƣơng Thị Minh Hồng

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................8
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................9

3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................9
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................10
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................13
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .....................................................................................13

Version - Select.Pdf SDK
NỘI DUNGDemo
..............................................................................................................
14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT
ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .................................................14
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp ....14
1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................14
1.1.2.

Việt Nam .....................................................................................................15

1.1.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá, sử dụng đất đai nông, lâm nghiệp liên
quan đến huyện Hàm Thuận Bắc ..............................................................................18
1.2. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong đề tài......................................................19
1.2.1. Đánh giá ..........................................................................................................19
1.2.2. Đánh giá đất đai ..............................................................................................19
1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai ............................................................................20
1.2.4. Đơn vị đất đai (Land Units - LU)....................................................................20
1.2.5. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Units - LMU) ............................................21
1.2.6. Loại hình sử dụng đất ( Land Use Type - LUT) .............................................21
1


1.2.7. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................21

1.3. Quan điểm và phƣơng pháp đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch cây công
nghiệp dài ngày huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận .......................................21
1.3.1. Quan điểm tiếp cận..........................................................................................21
1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai ..................................23
1.4. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp huyện Hàm Thuận
Bắc, tỉnh Bình Thuận ................................................................................................24
1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO ..............................................................24
1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp huyện Hàm Thuận
Bắc, tỉnh Bình Thuận ................................................................................................29
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN ............31
2.1. Khái quát đặc điểm địa lí huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận liên quan
đến đánh giá, sử dụng tài nguyên đất đai ..................................................................31
2.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................................31
2.1.2. Đặc điểm địa lí tự nhiên ..................................................................................31

Demo
Select.Pdf SDK
2.1.3. Đặc điểm
kinhVersion
tế - xã hội-................................................................................40
2.2. Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh
Bình Thuận ................................................................................................................51
2.2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ......................................................................51
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH
BÌNH THUẬN .........................................................................................................77
3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ........................................................................77
3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hàm Thuận Bắc đến năm 2025 .....79
3.1.3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng của một số loại hình cây cây

ăn quả và cây công nghiệp dài ngày ........................................................................85
3.2. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch nông
nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận......................................................90
3.2.1. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đƣợc chọn theo các đơn vị đất đai ........90
3.2.2. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đất đai theo các tiểu vùng sinh thái.......91
2


3.3. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững nông nghiệp huyện
Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận ............................................................................93
3.3.1. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội ......................................................................93
3.3.2. Nhóm giải pháp khoa học - công nghệ ...........................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................99
1. Kết luận .................................................................................................................99
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

STT

Chú thích


1

CNLN

Công nghiệp lâu năm

3

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

2

DT

Diện tích

4

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

5

ĐVT

Đơn vị tính


6

HTSD

Hiện trạng sử dụng

7

KHKT

Khoa học kỹ thuật

8

KT – XH

Kinh tế - xã hội

9

LHSD

Loại hình sử dụng

10

SXNN

Sản xuất nông nghiệp


11

TB

Trung bình

12

TH

Thích hợp

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Một số đặc trƣng khí hậu Bình Thuận ......................................................33
Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
huyện Hàm Thuận Bắc ............................................................................42
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã, thị trấn huyện Hàm Thuận

Bắc, năm 2016 .........................................................................................42
Bảng 2.4. Lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế Hàm Thuận Bắc .............43
Bảng 2.5. Diện tích đất nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, năm 2016 .................44
Bảng 2.6. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo
ngành kinh tế huyện Hàm Thuận Bắc .....................................................46
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................52
Bảng 2.8. Phân cấp chỉ tiêu theo cấp độ cao địa hình huyện Hàm Thuận Bắc .........53
Bảng 2.9. Thống kê diện tích các loại đất huyện Hàm Thuận Bắc ...........................54
Bảng 2.10. Phân cấp chỉ tiêu độ dốc huyện Hàm Thuận Bắc ...................................55

Demo Version - Select.Pdf SDK

Bảng 2.11. Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất huyện Hàm Thuận Bắc .....................56
Bảng 2.12. Phân cấp chỉ tiêu điều kiện tƣới huyện Hàm Thuận Bắc .......................56
Bảng 2.13. Phân cấp chỉ tiêu khả năng thoát nƣớc huyện Hàm Thuận Bắc .............57
Bảng 2.14. Phân cấp chỉ tiêu lƣợng mƣa TB năm huyện Hàm Thuận Bắc ..............57
Bảng 2.15. Phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm huyện Hàm Thuận Bắc .......58
Bảng 2.16. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai cho cây thanh long .............................62
Bảng 2.17. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai cho cây cao su ....................................63
Bảng 2.18. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai cho cây cà phê ....................................66
Bảng 2.19. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai cho cây điều .......................................68
Bảng 2.20. Tổng hợp diện tích thích hợp theo từng LHSD đất đai ở huyện Hàm
Thuận Bắc ................................................................................................72
Bảng 3.1. Diện tích các loại hình sử dụng đất huyện Hàm Thuận Bắc ....................77
Bảng 3.2. Biến động diện tích các loại cây trồng huyện Hàm Thuận Bắc ...............78
Bảng 3.3. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế............................................87

5



Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của một số loại cây trồng huyện Hàm Thuận
Bắc năm 2017 ..........................................................................................87
Bảng 3.5. Đơn giá vật tƣ và một số nông sản tháng 03/2018 tại Bình Thuận ..........87
Bảng 3.6. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá theo các LHSD ...................................89
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá hiệu quả KT-XH và môi trƣờng của các LHSD chủ yếu
ở Hàm Thuận Bắc ....................................................................................89
Bảng 3.8. Thống kê diện tích đề xuất một số LHSD cây trồng ở Hàm Thuận Bắc ..91
Bảng 3.9. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đất đai theo các tiểu vùng sinh thái
huyện Hàm Thuận Bắc ............................................................................93

Demo Version - Select.Pdf SDK

6


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

HÌNH 1.1. SƠ ĐỒ ĐỀ CƢƠNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI THEO FAO (1980).........16
HÌNH 1.2. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐGĐĐ THEO FAO (1984) .................................25
HÌNH 1.3. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT
ĐAI THEO FAO......................................................................................27
HÌNH 1.4. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐGĐĐ

HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ............30


HÌNH 2.1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HÀM THUẬN BẮC TỈNH BÌNH
THUẬN ...................................................................................................34
HÌNH 2.2. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH HUYỆN HÀM THUẬN BẮC .............................35
HÌNH 2.3. BẢN ĐỒ THỔ NHƢỠNG HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ....................39
HÌNH 2.4. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ..........41
HÌNH 2.5. BẢN ĐỒ ĐỘ DỐC HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ................................60
HÌNH 2.6. BẢN ĐỒ ĐỘ DÀY TẦNG ĐẤT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ..........61
HÌNH 2.9. BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC................67

- Select.Pdf
SDKTHÍCH HỢP ĐẤT ĐAI THEO
HÌNH 2.10. Demo
SƠ ĐỒVersion
PHÂN HẠNG
KHẢ NĂNG
FAO (1980) ..............................................................................................69
HÌNH 2.11. BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP CHO CÂY THANH LONG
HUYỆN HÀM THUẬN BẮC .................................................................73
HÌNH 2.12. BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP CHO CÂY CAO SU HUYỆN
HÀM THUẬN BẮC ................................................................................74
HÌNH 2.13. BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP CHO CÂY CÀ PHÊ HUYỆN
HÀM THUẬN BẮC ................................................................................75
HÌNH 2.14. BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP CÂY ĐIỀU HUYỆN HÀM
THUẬN BẮC ..........................................................................................76
HÌNH 3.1. BẢN ĐỒ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀM
THUẬN BẮC ..........................................................................................97
HÌNH 3.2. BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ..98

7



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt,
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, địa bàn xây dựng và phát
triển dân cƣ, kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng. Vai trò của đất đai đối với con
ngƣời và các hoạt động sống trên Trái Đất rất quan trọng, nhƣng lại giới hạn về diện
tích và cố định về vị trí. Do đó việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ
phát triển nông nghiệp bền vững là một vấn đề đang đƣợc quan tâm trong nhiều
chƣơng trình nghiên cứu hiện nay.
Huyện Hàm Thuận Bắc nằm ở trung tâm của tỉnh Bình Thuận. Diện tích tự
nhiên là 134.779,8 ha, chiếm 16,92% tổng diện tích toàn tỉnh. Huyện có 17 đơn vị
hành chính; bao gồm 2 thị trấn (Ma Lâm và Phú Long) và 15 xã. Nhìn chung địa
hình của huyện khá đa dạng, thấp dần theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam; bao gồm
dạng địa hình vùng đồi núi, vùng đồng bằng phù sa ven sông và các vùng cồn cát
ven biển. Bên cạnh tiềm năng du lịch lớn, tài nguyên đất đai của huyện rất phong
phú và đa dạng là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa ngành nông nghiệp.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Hàm Thuận Bắc là huyện thuần nông, tuy diện tích đất nông nghiệp của
huyện lớn (93% tổng diện tích) và tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp đông
(hơn 70% dân số) nhƣng hiệu quả kinh tế của hoạt động nông nghiệp chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng đất đai của huyện, nhiều xã còn nghèo nhƣ Đông Giang, Đông
Tiến, La Dạ. Để phát triển ngành nông nghiệp, đáp ứng đƣợc mục tiêu, phƣơng
hƣớng chung của huyện, của tỉnh với định hƣớng phát triển lâu dài và bền vững thì
việc đánh giá đúng tiềm năng đất đai về lƣợng và chất theo khả năng thích hợp với
từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ xác định
nhằm định hƣớng cho việc sử dụng đất trên cơ sở khai thác sử dụng quỹ đất đai hợp
lý, có hiệu quả cao, phù hợp với phát triển ngành nông nghiệp của huyện Hàm

Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên đất đai
phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” nhằm
góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng hiện nay.

8


2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở thu thập dữ liệu, đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho các loại
hình sử dụng đất nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên đất đai trong hoạt động nông nghiệp ở
huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thiết lập tổng quan cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai của
huyện Hàm Thuận Bắc.
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho
mục tiêu đề tài.
- Khái quát đặc điểm tự nhiên và KT-XH ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên
đất ở huyện Hàm Thuận Bắc.
- Khái quát hiện trạng sử dụng đất trong nông nghiệp ở huyện Hàm Thuận
Bắc giai đoạn 2005 -2016.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và lựa chọn loại hình để đánh giá.

Demo
Version
- Select.Pdf
- Đánh

giá, phân
hạng mức
độ thích hợpSDK
cho các loại hình đã chọn.
- Đề xuất giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai cho mục
đích phát triển nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Giới hạn về không gian
Đề tài nghiên cứu về tài nguyên đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp
huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
3.2. Giới hạn về nội dung
- Đánh giá tài nguyên đất đai có nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc nghiên
cứu của đề tài đƣợc tiếp cận theo quan điểm địa lý ứng dụng.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính đa dạng và phong phú, dựa vào
đặc điểm đặc thù của địa phƣơng, đề tài chỉ chọn một số LHSD đất đai mang tính
phổ biến của lãnh thổ nghiên cứu: thanh long, cao su, cà phê và cây điều.
- Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững ở
khu vực nghiên cứu, vấn đề kinh tế - xã hội và kỹ thuật canh tác chỉ đƣợc đề cập
một cách khái quát.
9


- Trên cơ sở khảo sát các mô hình phát triển nông nghiệp có hiệu quả về kinh
tế - xã hội và môi trƣờng, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trƣng cho từng ĐVĐĐ
và tiểu vùng sinh thái nhằm góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ.
- Việc đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai chỉ phục vụ cho mục đích
phát triển bền vững nông nghiệp, các mục đích khác đề tài không đề cập đến.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm cấu trúc trong địa lí học, tiếp cận hệ thống là việc nghiên
cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự
nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thuỷ văn,
thổ nhƣỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với hệ sinh thái nông - lâm
nghiệp; đó là địa hình, khí hậu, tính chất của đất đai và chế độ nƣớc. Cấu trúc ngang
là các đơn vị cấu tạo thể hiện sự phân hoá lãnh thổ nghiên cứu thành các hệ địa sinh
thái nông - lâm nghiệp và mối quan hệ giữa chúng. Áp dụng quan điểm này, trong
đề tài xác định cấu trúc thẳng đứng là các thành phần: độ cao địa hình, độ dốc, độ
dày tầng đất, loại đất… trong mối quan hệ với nhau tạo nên các ĐVĐĐ. Cấu trúc

Demo Version - Select.Pdf SDK

ngang thể hiện sự phân hoá của các ĐVĐĐ trong khu vực nghiên cứu và mối quan
hệ giữa chúng.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Theo quan điểm tổng hợp xem các sự vật và hiện tƣợng của môi trƣờng tự
nhiên là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác
động của con ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra
những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này
không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn
một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các
thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài chỉ đánh giá một
số chỉ tiêu liên quan đến sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch cây thanh long, cao su,
cà phê và cây điều theo hƣớng bền vững: độ cao, độ dốc (địa hình); độ dày tầng đất,
loại đất theo đá mẹ (nham thạch, thổ nhƣỡng); hiện trạng rừng và hiện trạng sử
dụng đất (thực vật), các chỉ tiêu sinh khí hậu.

10



4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể.
Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không
gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực, cần xác định sự phân hoá không gian
theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể đƣợc phân chia.
Với quan điểm này, đề tài đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch cây thanh long, cao
su, cà phê và cây điều theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là các ĐVĐĐ. Mỗi một ĐVĐĐ là
một đơn vị phân cấp lãnh thổ mang một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp các thành phần
tự nhiên, dựa trên các chỉ tiêu này để đánh giá và phân hạng thích hợp cho các
LHSD đƣợc đề xuất.
4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái
Yếu tố kinh tế nằm trong mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp. Yếu tố sinh
thái là các yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, khí hậu, đất, nƣớc, … có ảnh hƣởng đến sự
sinh trƣởng, phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi và ảnh hƣởng đến hƣớng
quy hoạch nông, lâm nghiệp. Do đó, trong nghiên cứu, đánh giá đất đai cần chọn
các LHSD sao cho đạt hiệu quả cao về KT-XH và môi trƣờng nhằm góp phần phát
triển bền vững lãnh thổ.

Demo Version - Select.Pdf SDK

4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhƣng
không làm tổn hại đến khả năng của tƣơng lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính
họ. Vận dụng quan điểm này, đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn
căn cứ vào HTSD đất đai nông nghiệp, các đặc điểm KT-XH (cơ sở hạ tầng, phân bố
dân cƣ, tập quán sản xuất…) định hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu
Bao gồm các tƣ liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên huyện Hàm Thuận

Bắc: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và các thông tin về
dân sinh, KT-XH: dân cƣ, dân tộc, tập quán sử dụng đất đai; một số tài liệu thuộc
các chƣơng trình, dự án phát triển KT-XH khu vực [1], [4], [7], [28], [29]. Tất cả
các nguồn tƣ liệu có liên quan đến đối tƣợng và lãnh thổ đƣợc đề tài tiếp cận và vận
dụng có chọn lọc trong nghiên cứu.

11


4.2.2. Phương pháp bản đồ và GIS
Phƣơng pháp bản đồ đƣợc áp dụng trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, bản
đồ phân hạng thích hợp cho các loại hình cây trồng và bản đồ đề xuất quy hoạch cây
thanh long, cao su, cà phê và cây điều huyện Hàm Thuận Bắc.
Các bản đồ này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần mềm ArcGIS.
4.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
Đề tài vận dụng quy trình và phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO trong
xây dựng đơn vị đất đai, trong đánh giá tài nguyên đất đai cho các LHSD cây thanh
long, cao su, cà phê và cây điều vào lãnh thổ huyện Hàm Thuận Bắc.
4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học
Áp dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu hiện trạng sản
xuất và khảo sát các mô hình sản xuất nông nghiệp, kiểm tra đối chiếu các tài liệu
về tự nhiên và KT-XH ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp
điều tra phỏng vấn hộ nông thôn (PRA) nhằm thu thập thông tin của cƣ dân địa
phƣơng. Qua quá trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng pháp
khảo sát theo tuyến và điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra.
Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định chỉ

Demo Version - Select.Pdf SDK

tiêu trong đánh giá và đề xuất quy hoạch bố trí cây thanh long, cao su, cà phê và cây

điều hợp lý ở khu vực nghiên cứu.
4.2.5. Phương pháp so sánh địa lí
Vận dụng trong đánh giá sự phù hợp giữa yêu cầu của LHSD đất đai với đặc
điểm của ĐVĐĐ.
Thông qua nhu cầu sinh thái của từng đối tƣợng đã đƣợc các nhà khoa học
liên quan công bố và phổ biến, so sánh với giá trị tiềm năng của từng ĐVĐĐ để đƣa
ra kết luận về mức độ thích hợp (xây dựng thang, bậc, chỉ tiêu) đối với từng đối
tƣợng cây trồng đƣợc lựa chọn.
4.2.6. Phương pháp chuyên gia
Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích hợp của các ĐVĐĐ đối với
việc quy hoạch cây thanh long, cao su, cà phê và cây điều. Đồng thời, đề tài còn
tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ban ngành có có liên quan, cán bộ và
nhân dân địa phƣơng.
12


5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận của
việc đánh giá tài nguyên đất đai và làm phong phú thêm hƣớng nghiên cứu của địa
lý ứng dụng phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm thông tin phục vụ bố trí các
loại hình cây thanh long, cao su, cà phê và cây điều phù hợp với tiềm năng đất đai
huyện Hàm Thuận Bắc.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phƣơng
huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận trong việc hoạch định các chính sách phát
triển KT-XH và bảo vệ môi trƣờng khu vực.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày
trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát
triển nông nghiệp

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chƣơng 2. Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp huyện
Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
Chƣơng 3. Đề xuất sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai phục vụ phát triển nông
nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

13



×