Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.15 KB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
****************

NGUYỄN THỊ THU HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hà



MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................................... 7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............. 7
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội ....... 7
1.1.2. Các nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội ở các nước
đang phát triển trên thế giới và khu vưc ................................................................ 8
1.1.3. Các nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam ..... 11
1.2. Đánh giá tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án .......... 16
1.2.1. Những vấn đề đã được giải quyết cần kế thừa ........................................... 16
1.2.2. Khoảng trống của các công trình đã công bố ............................................. 17
1.2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài luận án ..................... 17
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG.......................................... 18
2.1. Lý thuyết chung về phát triển kinh tế - xã hội địa phương ......................... 18
2.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................... 18
2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội địa phương ....................................................... 24
2.2. Nguyên lý tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội địa phương ................................................................................................. 34
2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................................... 34
2.2.2. Tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội địa phương ...................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 51
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG .................... 52
3.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội và đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương... 52
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ................................................... 52

3.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016 ...... 57
3.2. Tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương ........... 71
3.2.1. Các tác động tích cực ................................................................................ 71
3.2.2. Các tác động tiêu cực ................................................................................ 85
3.2.3. Một số bất cập của FDI ............................................................................. 90


3.3. Kiểm định tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
giai đoạn 1997 - 2016 ............................................................................................ 93
3.3.1. Lựa chọn mô hình lý thuyết ...................................................................... 93
3.3.2. Thủ tục, phương pháp ước lượng chuỗi thời gian bằng mô hình ARDL ...... 94
3.3.3. Mô hình thực nghiệm ................................................................................ 96
3.3.4. Kết quả ước lượng .................................................................................... 98
3.3.5. Thảo luận kết quả ước lượng các mô hình ARDL ................................... 104
3.4. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016 .................................................... 106
3.4.1. Những tác động tích cực ......................................................................... 106
3.4.2. Những tác động cản trở phát triển kinh tế xã hội ..................................... 108
3.4.3. Nguyên nhân của những tác động cản trở................................................ 111
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 113
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG ....................................................... 115
4.1. Dự báo xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và tỉnh Hải
Dương trong thời gian tới .................................................................................. 115
4.2. Quan điểm và định hướng tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ...................... 118
4.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương ...................... 118
4.2.2. Quan điểm tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI
của tỉnh Hải Dương .......................................................................................... 119
4.2.3. Định hướng tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của

FDI của tỉnh Hải Dương ................................................................................... 121
4.3. Giải pháp tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu
tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ............ 123
4.3.1. Nhóm giải pháp về môi trường đầu tư kinh doanh................................... 123
4.3.2. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài ........................ 127
4.3.3. Nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI ... 135
4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ..................................................................... 140
4.4.1. Đối với Quốc hội .................................................................................... 140
4.4.2. Đối với Chính phủ và các bộ ngành ........................................................ 141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 142
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 145
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 156


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1.

CCKT

Cơ cấu kinh tế

2.


CN&XD

Công nghiệp và xây dựng

3.

CNH

Công nghiệp hóa

4.

CNSX

Công nghệ sản xuất

5.

CSHT

Cơ sở hạ tầng

6.

DN

Doanh nghiệp

7.


ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

8.

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9.

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư

10.

GPMB

Giải phóng mặt bằng

11.

GRDP

Tổng sản phẩm quốc nội tỉnh

12.


GTGT

Giá trị gia tăng

13.

HĐH

Hiện đại hóa

14.

KCN, CNN

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

15.

KTQD

Kinh tế quốc dân

16.

KTTT

Kinh tế thị trường

17.


KTXH

Kinh tế xã hội

18.

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

19.



Lao động

20.

NLCT

Năng lực cạnh tranh

21.

NNL

Nguồn nhân lực

22.


NSLĐ

Năng suất lao động

23.

PT

Phát triển

24.

PTKT

Phát triển kinh tế

25.

SX

Sản xuất

26.

SXKD

Sản xuất kinh doanh

27.


TTKT

Tăng trưởng kinh tế

28.

VĐT

Vốn đầu tư

29.

XH

Xã hội

30.

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Quy mô FDI vào tỉnh Hải Dương từ 1997 - 2016 ............................................. 64
Bảng 3.2: Các dự án FDI còn hiệu lực theo địa giới hành chính đến năm 2016 ............... 68
Bảng 3.3: FDI vào Hải Dương theo đối tác các DA còn hiệu lực tính năm 2016 ............. 69
Bảng 3.4: FDI vào tỉnh Hải Dương theo hình thức đầu tư năm 2016 ............................... 70

Bảng 3.5: Tỷ trọng vốn FDI/VĐT của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016.................. 71
Bảng 3.6: Đóng góp của FDI vào GRDP của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016 ....... 73
Bảng 3.7: Đóng góp của FDI cho NS tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016 .................. 74
Bảng 3.8: So sánh vốn FDI với ICOR của HD giai đoạn 1997 - 2016 ............................ 75
Bảng 3.9: Năng suất LĐ của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016 ................................ 79
Bảng 3.10: So sánh giữa vốn FDI với VĐT cho LĐ của HD giai đoạn 1997 - 2016 ........ 80
Bảng 3.11: FDI giải quyết việc làm của tỉnh Hải giai đoạn 1997 - 2016 ........................... 81
Bảng 3.12: Cơ cấu LĐ theo lĩnh vực trước và sau khi có FDI........................................... 82
Bảng 3.13: Chỉ số tăng trưởng vốn FDI và tốc độ tăng DS đô thị giai đoạn 1997-2016 ... 83
Bảng 3.14: Chỉ số HDI của tỉnh Hải Dương và cả nước giai đoạn 2000 - 2016............... 84
Bảng 3.15: Thu nhập bình quân 1 LĐ trong các DN ......................................................... 87
Bảng 3.16: Thu nhập BQĐN/tháng theo khu vực TT, NT của tỉnh GĐ 1997-2016 ......... 87
Bảng 3.17: Kết quả KĐ tính dừng của dữ liệu các chuỗi thời gian.................................... 99
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định tính dừng của sai phân bậc nhất các biến .......................... 99
Bảng 3.19: Độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình ARDL .......................................... 100
Bảng 3.20: Kiểm định đồng liên kết dài hạn các mô hình ARDL ................................... 101
Bảng 3.21: Ước lượng hệ số dài hạn và ngắn hạn các mô hình ARDL ........................... 101
Bảng 3.22: Kiểm định chẩn đoán các mô hình ARDL .................................................... 103


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tác động cạnh tranh của FDI tới doanh nghiệp trong nước .............................. 41
Hình 3.1: Tăng trưởng BQ giai đoạn 2011 - 2016 theo khu vực và ngành kinh tế............ 53
Hình 3.2: CCKT của tỉnh Hải Dương năm 2010 và năm 2016.......................................... 53
Hình 3.3: Cơ cấu LĐ của tỉnh Hải Dương năm 2010 và năm 2016................................... 54
Hình 3.4: Một số chỉ tiêu FDI của tỉnh Hải Dương phân theo giai đoạn ........................... 66
Hình 3.5: FDI của tỉnh Hải Dương theo lĩnh vực năm 2016.............................................. 67
Hình 3.6: FDI theo địa giới hành chính đến năm 2016 ...................................................... 68
Hình 3.7: FDI vào Hải Dương theo đối tác các DA còn hiệu lực năm 2016 .................. 69
Hình 3.8: FDI vào tỉnh Hải Dương theo hình thức đầu tư năm 2016 .............................. 70

Hình 3.9: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư hàng năm của tỉnh Hải Dương ......................... 72
Hình 3.10: Tốc độ tăng trưởng của GRDP và FDI vào GRDP của HD giai đoạn
1997 - 2016 ....................................................................................... 73
Hình 3.11: So sánh vốn FDI với ICOR của HD giai đoạn 1997 - 2016 ............................ 75
Hình 3.12: Tăng trưởng các lĩnh vực trong CCKT của tỉnh giai đoạn 1997 – 2016.......... 76
Hình 3.13: FDI trong GTSXCN của tỉnh giai đoạn 2010-2016 giá SS năm 2010 ............ 77
Hình 3.14: Tỷ trọng XNK của FDI tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2016 ........................ 77
Hình 3.15: Năng suất LĐ của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2016 ................................ 79
Hình 3.16: So sánh giữa vốn FDI với VĐT cho LĐ của HD giai đoạn 1997 – 2016 ........ 80
Hình 3.17: CCLĐ các lĩnh vực trước và sau có FDI của HD giai đoạn 1997-2016 .......... 83
Hình 3.18: Tăng trưởng vốn FDI và tốc độ tăng dân số đô thị giai đoạn 1997-2016 ........ 84
Hình 3.19: Chỉ số HDI của tỉnh Hải Dương và cả nước giai đoạn 2000 - 2016 ................ 85
Hình 3.20: Thu nhập bình quân 1 LĐ trong các DN .......................................................... 87
Hình 3.21: Thu nhập BQĐN/tháng theo khu vực TT, NT của tỉnh GĐ 1997-2016 .......... 88
Hình 3.22: Tốc độ tăng thu nhập BQĐN/tháng TT, NT của tỉnh GĐ 1997- 2016 ............ 88
Hình 3.23: Nhập khẩu/xuất khẩu (%)................................................................................. 89
Hình 3.24: Quy mô bình quân 1 dự án FDI (triệu USD) ................................................... 90
Hình 3.25: Quy mô bình quân 1 dự án theo đối tác đầu tư (triệu USD) ............................ 91
Hình 4.1: Tỷ lệ số doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ có chất lượng ................................. 140


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ chế tác động trực tiếp của vốn qua kênh đầu tư .......................................... 37
Sơ đồ 2.2: Cơ chế tác động tràn của FDI đến phát triển kinh tế xã hội.............................. 40


1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong 30 năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của Việt Nam. Theo số liệu thống kê “tính
đến hết năm 2016, cả nước có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần
293,25 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế đạt hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng
vốn đăng ký). FDI đóng góp vào GDP liên tục tăng, năm 1992 chiếm 2% GDP, thì
đến năm 2015 trên 17%; FDI nộp ngân sách tăng bình quân 24%/ năm; Tỷ trọng xuất
khẩu của FDI liên tục tăng năm 2015 chiếm 67,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước; FDI đã tạo việc làm cho khoảng 2,8 triệu lao động trực tiếp”.
Hải Dương nằm ở “trung tâm tam giác phát triển kinh tế Miền bắc (Hà Nội-Hải
Phòng-Quảng Ninh). Hải Dương được định hướng phát triển vào các dịch vụ mũi nhọn,
gồm dịch vụ vận chuyển kho bãi -logistics -viễn thông -công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, khoa học - công nghệ”. Năm 2015, “Hải Dương đứng thứ 11/63 địa phương
trên cả nước về thu hút FDI với 299 dự án, tổng vốn đầu tư (VĐT) đăng ký 6,676 tỷ
USD. Tỷ lệ tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) của FDI trong GRDP tăng liên tục qua
các năm, năm 2010: 24,2%, năm 2012: 25,4%, năm 2013: 28,7%, năm 2014: 31,8% và
năm 2015 là 35,1%, năm 2015 FDI đóng góp vào ngân sách trên 1700 tỷ VNĐ, bằng 1/3
tổng thu ngân sách của tỉnh. Giá trị xuất khẩu của DN FDI tăng theo từng năm và trở
thành nguồn xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của các DN
FDI chiếm 48,5%, năm 2015 chiếm 96,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh,
năm 2015 giải quyết việc làm cho trên 142.000 lao động trực tiếp tại các DN FDI”.
FDI không chỉ có những đóng góp trực tiếp, mà còn có tác động lan tỏa đến
các yếu tố khác của nền kinh tế, như kích thích thu hút nguồn lực đầu tư trong nước,
tăng sức cạnh tranh, đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất;
phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các DN
trong nước từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Tuy vậy, theo ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng về cơ cấu, bản chất của FDI
trong cả nước nói chung, Hải Dương nói riêng vào lĩnh vực công nghiệp chưa có sự
thay đổi nhiều về chất lượng, đóng góp của FDI vào phát triển bền vững ngành công
nghiệp còn ở mức khiêm tốn chưa tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại. FDI góp
phần mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh về chi

phí lao động giá rẻ và tài nguyên, tập trung ở những khâu có giá trị gia tăng thấp, như


2

gia công lắp ráp ít có khả năng tạo ra những tác động lan tỏa tích cực về công nghệ.
Đồng thời FDI đã và đang làm nảy sinh những tác động tiêu cực đến sự phát triển
KTXH của cả nước và Hải Dương, như: lấn án, thôn tính các DN trong nước, gây ra
tình trạng phát triển mất cân đối về cơ cấu ngành, vùng kinh tế, công nghệ chuyển giao
lạc hậu, phân hóa giầu nghèo, ô nhiễm môi trường sinh thái...
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, sự dịch chuyển FDI
quốc tế và trong khu vực diễn ra linh hoạt vào các nước đang phát triển và các nền
kinh tế mới nổi liên tục ở mức cao. Cạnh tranh trong khu vực và thế giới về thu hút
FDI có chất lượng cao ngày càng quyết liệt. Đối với Hải Dương trong khuôn khổ cho
phép cần phải có cơ chế chính sách, chiến lược và các giải pháp như thế nào với FDI,
để hướng vào phục vụ các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh trong giai đoạn tới. Do
đó, Hải Dương cần phải nghiên cứu và phân tích, đánh giá toàn diện một cách khách
quan có hệ thống tác động của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh trong thời gian qua
để có sự điều chỉnh cơ chế chính sách, chiến lược và các giải pháp phù hợp đối với
FDI một cách đồng bộ, nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả nhất cho
mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của Hải Dương theo
hướng phát triển nhanh, bền vững thực hiện thành công chiến lược phát triển KTXH
của tỉnh Hải Dương trong tương lai. Điều đó, đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu có
hệ thống về tác động của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương.
Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương”, là rất cần thiết,
cấp bách cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với FDI của tỉnh Hải Dương trong
xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống, luận giải những vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm, cơ chế và sự
tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương.
- Phân tích đánh giá thực trạng, đồng thời kiểm định tác động của FDI đến các
chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của FDI đến phát triển KTXH của Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


3

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, cơ chế và sự tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương được
đánh giá như thế nào?
Hai là, tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương
trong giai đoạn từ 1997 - 2016 như thế nào?
Ba là, với mục tiêu phát triển KTXH của Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030 và tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh thời gian
qua, Hải Dương có nên tiếp tục thu hút FDI hay không? Nếu có thì mức độ thu hút cần
hướng tập trung vào ngành nào, khu vực nào trong tỉnh?
Bốn là, các giải pháp nào để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động
tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát
triển KTXH địa phương là đối tượng nghiên cứu của Luận án.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Số liệu thực tiễn nghiên cứu tác động của FDI đến sự

phát triển KTXH được thu thập của tỉnh Hải Dương.
Phạm vi về thời gian: Đề tài Luận án nghiên cứu trên cơ sở số liệu thực tiễn của
tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 1997 - 2016, các giải pháp đề xuất được áp dụng đến
năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
Phạm vi về nội dung: Để đánh giá trình độ phát triển KTXH của mỗi quốc gia
cũng như mỗi địa phương bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau (cả chỉ tiêu tổng hợp và các
chỉ tiêu chuyên sâu). Để xác định các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KTXH của địa
phương trong nghiên cứu của luận án, tác giả dựa theo cách tiếp cận có tính phổ biến phản
ánh trình độ phát triển KTXH của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương và thường được
sử dụng để so sánh trình độ phát triển KTXH giữa các quốc gia cũng như địa phương
trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Do vậy giới hạn phạm vi nghiên cứu về
nội dung tác động của FDI tác giả lựa chọn 9 chỉ tiêu đó là: tổng sản phẩm trong tỉnh
(GRDP), chỉ số phát triển con người (HDI), CCKT, đô thị hóa, CNSX, hiệu quả vốn đầu
tư xã hội, độ mở thương mại, việc làm và môi trường.


4

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án hệ thống, luận giải lý luận về phát triển KTXH địa phương, những
vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm, vai trò, cơ chế và sự tác động của FDI đến phát
triển KTXH địa phương trong hội nhập KTQT về các chỉ tiêu: TTKT, phát triển con
người (HDI), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, CNSX, hiệu quả vốn đầu tư xã
hội, xuất nhập khẩu, việc làm, môi trường. Quy trình và phương pháp thu thập, xử lý
số liệu thực tiễn về FDI và các chỉ tiêu phát triển KTXH tỉnh Hải Dương của đề tài
luận án được thực hiện cụ thể như sau:

4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận án sử dụng số liệu thứ cấp. Để thu thập
số liệu thứ cấp tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp số liệu về FDI, GRDP, thu

ngân sách, lao động, thu nhập, chỉ số phát triển con người (HDI), cơ cấu kinh tế, dân
số đô thị, VĐT cho lao động, hiệu quả VĐT xã hội, xuất nhập khẩu và môi trường tại
các sở, ban ngành, KCN của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn từ năm 1997-2016.
Nguồn gốc các tài liệu được chú thích rõ ràng.

4.2. Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1. Phương pháp phân tích định tính
Từ số liệu thực tiễn về các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương trong
giai đoạn 1997- 2016, tác giả sử dụng các phương pháp sau để tiến hành phân tích:
(1) Phương pháp thống kê mô tả
Là nghiên cứu mô tả mối quan hệ giữa FDI với các chỉ tiêu phát triển KTXH
bằng các bảng thống kê, các loại đồ thị toán học số liệu thu thập được. Phương pháp
này được dùng để tính, đánh giá các kết quả thu thập từ các số liệu thứ cấp.
(2) Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp
Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối cũng như số tuyệt đối nhằm
chỉ ra xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so
sánh, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa FDI với các chỉ tiêu phát triển KTXH của
Hải Dương giai đoạn từ năm 1997 - 2016.

4.2.2. Phương pháp phân tích định lượng
Tác giả đã sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), phương pháp
ARDL theo Pesasan và cộng sự (2001) có nhiều ưu điểm, “Thứ nhất, trong trường
hợp số lượng mẫu nhỏ, mô hình ARDL là cách tiếp cận có ý nghĩa thống kê hơn để


5

kiểm định tính đồng liên kết; Thứ hai, phương pháp ARDL không ước tính hệ phương
trình, thay vào đó, chỉ ước tính một phương trình duy nhất; Thứ ba, các kỹ thuật đồng
liên kết khác yêu cầu các biến hồi quy được đưa vào liên kết có độ trễ như nhau thì

trong cách tiếp cận ARDL, các biến hồi quy có thể dung nạp các độ trễ tối ưu khác
nhau; Thứ tư, nếu dữ liệu không đảm bảo về thuộc tính nghiệm đơn vị hay tính dừng,
mức liên kết I(1) hoặc I(0) thì áp dụng thủ tục ARDL là thích hợp nhất cho nghiên cứu
thực nghiệm”. Vì vậy, để lượng hóa tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển
KTXH của HD giai đoạn từ năm 1997 - 2016, tác giả sử dụng mô hình ARDL.
Trên cơ sở số liệu thực tế được thu thập về các chỉ tiêu KTXH của Hải Dương
từ năm 1997 - 2016, để kiểm định tác động của FDI đến các chỉ tiêu KTXH của tỉnh,
với công cụ kỹ thuật hỗ trợ phân tích là phần mềm Eview 9, kiểm định tác động của
FDI đến 9 tiêu chí đo lường: (1) Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP), (2) Vốn đầu tư
trong tỉnh, (3) Độ mở thương mại, (4) Việc làm, (5) Hiệu quả sử dụng VĐT toàn xã
hội, (6) Vốn đầu tư cho lao động, (7) Dân số đô thị, (8) Tỷ trọng lĩnh vực CN&XD,
(9) Tỷ trọng lĩnh vực TM&DV.

5. Những điểm mới và đóng góp của luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án luận giải cơ sở lý thuyết về cơ chế tác động của FDI đến phát triển
KTXH địa phương, theo đó tác động của FDI có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trên
cơ sở đó luận giải tác động của FDI đến 9 chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KTXH của
địa phương được lựa chọn là: TTKT, hiệu quả VĐT xã hội, CCKT, độ mở thương
mại, CNSX, việc làm, đô thị, phát triển con người và môi trường, đồng thời phân tích
một số vấn đề xã hội phát sinh khi có sự hiện diện của FDI như: những tiêu cực về
lao động, chuẩn mực đạo đức, bất bình đẳng XH và hạn chế của FDI là chuyển giá.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống mô tả chi tiết thực trạng mối quan hệ giữa FDI
với một số chỉ tiêu đo lường sự phát triển KTXH của tỉnh HD giai đoạn 1997 - 2016
bằng các bảng thống kê, các loại đồ thị toán học các số liệu thu thập được. Thông
qua đó bước đầu có những nhận định sơ bộ về tác động của FDI đến sự phát triển
KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016. Đồng thời luận án tổng hợp, hệ
thống các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và của tỉnh Hải
Dương giai đoạn 1997- 2016 theo tiến trình lịch sử. Đặc biệt làm rõ một số nội dung

cơ bản của các chính sách về đầu tư trong đó có FDI của Hải Dương, qua đó thấy
được sự vận dụng các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào
điều kiện cụ thể của tỉnh Hải Dương.


6

Thứ hai, Luận án áp dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để kiểm
định sự tác động của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 2016. Kết quả kiểm định cho thấy, FDI đã có tác động tích cực trực tiếp hoặc gián
tiếp đến độ mở thương mại, mở rộng xuất nhập khẩu, thúc đẩy quá trình đô thị hóa
cả trong ngắn hạn và dài hạn, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất trong ngắn hạn.
Tuy nhiên FDI đã có tác động lan tỏa tiêu cực đến hiệu quả sử dụng VĐT trong dài
hạn, phát triển CN&XD cả trong ngắn hạn và dài hạn, được biểu hiện khi có sự
hiện diện của FDI đã lấn át đầu tư phát triển các DN nội địa, có thể là thu hẹp quy
mô sản xuất và lĩnh vực kinh doanh, phá sản, thôn tính các DN nội địa, qua đó
trong dài hạn sẽ tác động làm giảm việc làm cho người lao động. Từ kết quả nghiên
cứu thực tiễn luận án cho rằng để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động
tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương trong thời gian tới, trước
hết, đối với các dự án FDI đang hoạt động cần tăng cường công tác quản lý nhà
nước và khuyến khích mở rộng liên kết với các DN nội địa, thứ hai, đối với việc
thu hút FDI cần có chọn lọc theo địa bàn, lĩnh vực, ngành nghề, trình độ kỹ thuật,
đối tác đầu tư gắn với chất lượng và hiệu quả, tăng cường sự liên kết giữa DN FDI
và DN trong nước, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Những đề xuất mới về giải pháp
Luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp để tăng cường tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh HD đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030. Đó là nhóm giải pháp về môi trường đầu tư KD gồm 5 giải pháp
cụ thể, nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài gồm 5 giải pháp cụ thể
và nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI gồm 2 giải
pháp cụ thể. Đồng thời, luận án phân tích một số điều kiện cơ bản thuộc về Quốc hội,

Chính phủ và các bộ ngành để thực hiện các giải pháp đề xuất.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận
án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Lý luận về tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương
Chương 3: Thực trạng tác động của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương
Chương 4: Giải pháp tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực
của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương.


7

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội
- Kojima Kiyoshi (1973), “A Macroeconomic Approach to Foreign Direct
Investment” Hitotsubas Journal of Econometrics, 14 (1), pp. 1-21. Học thuyết đã phân
chia FDI thành hai hình thức: FDI định hướng thương mại (Nhật Bản) và FDI chống
lại thương mại (Mỹ). Ông cho rằng FDI sẽ thúc đẩy việc nâng cấp cơ cấu công nghiệp
của cả hai bên và do đó thúc đẩy thương mại giữa hai nước. Đồng thời đã chỉ ra mối
liên kết giữa FDI và sự TTKT, sự vận động của FDI có thể dẫn đến sự mở rộng sản
xuất đến điểm cân bằng mới, tuy nhiên FDI, thông qua việc đào tạo và CGCN, có ảnh
hưởng từ từ đối với việc tăng cường NLCT của ngành công nghiệp đặc thù tại quốc gia
sở tại và cuối cùng là nâng cao khả năng sản xuất của ngành CN đó. Ngoài ra, hình
thức FDI theo xu hướng thương mại (Nhật Bản) và ngược lại mục đích thương mại
(Mỹ) có thể cùng xuất hiện trong một quốc gia, hoặc trong cùng một ngành.
- Borensztein, E., De Gregorio, J., and Lee, J.W (1998), “How Does Foreign
Direct Investment Affect Economic Growth?”, Journal of International Economics.

45, pp 115-135. Nghiên cứu phân tích mô hình mối quan hệ giữa sự TTKT với FDI và
các nhân tố cơ bản ở các nước đang phát triển. Kết quả phân tích tác giả đề xuất mô
hình thực nghiệm: g = c0 + c1FDI + c2FDI*H + c3H + c4Y0 +c5A. Trong đó: g là
TTKT, H là nguồn vốn nhân lực, Y0 là GDP trên đầu người, A là một tập hợp các biến
khác ảnh hưởng đến TTKT (gồm các biến kiểm soát và chính sách thường là các yếu
tố quyết định tăng trưởng trong các nghiên cứu xuyên quốc gia, như chi tiêu của chính
phủ, chi phí không chính thức, thước đo bất ổn chính trị, lạm phát và thước đo chất
lượng của các tổ chức). Biến FDI tính bằng tỷ lệ so với GDP.
- Đào Thị Bích Thủy (2012), “Tác động của FDI đến TTKT trong mô hình nền
kinh tế đang phát triển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và KD số 28,tr193‐199.
Nghiên cứu phân tích mô hình sự vận hành của nền kinh tế bao gồm hai khu vực SX là
trong nước và nước ngoài với hàm SX Cobb-Douglas, đã cho thấy tầm quan trọng của
vốn nhân lực như một nhân tố quyết định sự thành công của FDI đến TTKT. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra cách thức phân bổ đầu tư sẽ đem lại những kết quả khác nhau.
Việc lựa chọn cách thức phân bổ tùy thuộc vào mục tiêu. Nếu mục tiêu của nền kinh tế
là tăng trưởng cao thì nên tập trung nguồn lực đầu tư cho vốn nhân lực. Còn nếu mục
tiêu là tạo nhiều việc làm cho LĐ phổ thông thì nên tập trung nguồn lực đầu tư cho


Luận án đủ ở file: Luận án full












×