Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Chương III mối QUAN hệ GIỮA TRIẾT học và các KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.71 KB, 40 trang )

Chương III MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC
(Dự kiến 8 tiết)
I. KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ
CÁC KHOA HỌC
1. Triết học
a. Khái niệm triết học và đặc trưng của tri thức triết học
- Khái niệm triết học
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian
(khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh
cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học
có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( j); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu
tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu
sắc của con người.
Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang
hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ
phải.
Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Triết học có nguồn gốc từ
tiếng Hy Lạp: philos- yêu thích, sophia –sự thông thái. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ
sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người
Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm
chân lý của con người.
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt
động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư
cách là một hình thái ý thức xã hội.
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những
nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể,
tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của


xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một
cách có hệ thống dưới dạng duy lý.


Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
- Đặc trưng của tri thức triết học
Từ cách hiểu về Tri thức Triết học là hệ thống những tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới ấy”, có thể rút ra đặc trưng
của tri thức triết học là lý luận chung nhất về thế giới. Thông qua đó thấy được đặc trưng
của tri thức triết học và so sánh với tri thức các khoa học khác, bước đầu thấy được mối
quan hệ giữa triết học với các khoa học. Trên cơ sở lý luận chung nhất đó các khoa học
khác ra đời và phát triển, lý giải các vấn đề của mình .
b. Con đường hình thành của tri thức triết học

Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu
sống, song với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học không thể
xuất hiện cùng sự xuất hiện của xã hội loài người, mà chỉ đến khi xã hội loài người
phát triển đến một giai đoạn nhất định, khi trình độ nhận thức của con người đã đạt
đến một mức độ nhất định, triết học mới ra đời.
Ngay từ khi mới xuất hiện loài người, để tồn tại con người đã tiến hành các
hoạt động lao động sản xuất và những hoạt động khác. Điều này đem lại cho con
người những tri thức nhất định về thế giới xung quanh và về bản thân mình, nhưng
đây mới chỉ là những tri thức rời rạc, phản ánh bề ngoài của đối tượng. Hệ thống tri
thức lý luận chung nhất chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau
đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra
được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. Tức là xã hội
đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ


thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và
triết học ra đời.
Tất cả những điều đó cho thấy: triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của

thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc nhận thức: đấy là lúc con người đã đạt đến trình độ trừu tượng
hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận.
- Nguồn gốc xã hội: đấy là lúc lao động phải phát triển đến mức có sự phân
chia thành lao động chân tay và lao động trí óc, tức là xã hội đã phát triển đến mức
chế độ Công xã nguyên thủy bị thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ - chế độ xã
hội có giai cấp đầu tiên của nhân loại. Vì vậy, từ khi ra đời, triết học, tự nó đã
mang trong mình tính giai cấp, nghĩa là nó phục vụ cho lợi ích của những giai cấp,
những lực lượng xã hội nhất định.
Sau khi ra đời, thông qua tổng kết thực tiễn và khái quát thành tựu các khoa
học, tri thức triết học ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.
Triết học thời cổ đại được xem là hình thái cao nhất của tri thức; nhà triết
học được coi là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, có thể làm sáng tỏ bản
chất của mọi vật. Nên triết học thời cổ đại không có đối tượng riêng, mà được coi
là “khoa học của các khoa học”, bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại.
Trong suốt đêm dài Trung cổ ở Châu Âu, triết học không còn là một khoa
học độc lập mà chỉ là một bộ phận của thần học. Nền triết học tự nhiên thời cổ đại
đã bị thay thế bởi triết học kinh viện.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV – XVI đã tạo một cơ sở
tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn,
đặc biệt yêu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là
các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập. Sự
phát triển xã hội được thúc đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ SX TBCN,
bởi những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của cả


khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát
triển triết học. Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học
thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm
và tôn giáo đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII ở

Anh, Pháp, Hà lan với những đại biểu tiêu biểu như: Bê cơn, Hốp Xơ (Anh), Đi
đrô, (Pháp), Spi nô da (Hà Lan) …Ngoài ra, tư duy triết học cũng được phát triển
trong các học thuyết triết học duy tâm, mà đỉnh cao là triết học Hêghel (Đức).
Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng
bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các
khoa học”. Triết học Hêghel là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó.
Hê ghel xem triết học của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong
đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.
Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu
thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan
niệm “khoa học của các khoa học”, triết học mác xít xác định đối tượng nghiên cứu
của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường
duy vật triệt để và nghiên cứu những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình với mọi
khoa học cụ thể. Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa lại một hệ
thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách
tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học.
Trong quá trình đó, có sự kế thừa, lọc bỏ các lý thuyết liên quan đã có, để xuất hiện
tri thức triết học mới, đạt trình độ khái quát hóa cao nhất của tư duy, làm xuất hiện
lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy, nên có thể nói triết học là sự diễn
tả thế giới bằng lý luận. Chính vì tính đặc thù như vậy của đối tượng triết học mà


vấn đề tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó gây ra những cuộc tranh
luận kéo dài cho đến hiện nay.
d. Đối tượng nghiên cứu của triết học
- Khách thể nghiên cứu của khoa học tự nhiên là giới tự nhiên; đối tượng nghiên
cứu của khoa học tự nhiên là bản chất và qui luật của các quá trình diễn ra trong
giới tự nhiên…

- Khách thể nghiên cứu của triết học: tự nhiên, xã hội, tư duy con người
- Đối tượng nghiên cứu của triết học: nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới
tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư
duy con người nói riêng với thế giới xung quanh.
Như vậy, khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của triết học là rộng
rãi, bao quát nhất, và sâu xa nhất.
Quan điểm của triết học Mác – Lênin về đối tượng nghiên cứu của triết học là làm
rõ bản chất chung nhất, sâu xa nhất của thế giới và qui luật vận động phổ biến
nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy.
2. Các khoa học
a. Khái niệm khoa học, đặc trưng của tri thức khoa học
- Khái niệm khoa học
Khoa học là hệ thống những tri thức chân thực được khái quát từ thực tiễn
và được thực tiễn kiểm nghiệm. Khoa học đem lại những hiểu biết về bản chất của
mọi hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội dưới dạng logic trừu tượng. Khoa
học giữ một vị trí đặc biệt trong hoạt động lịch sử - xã hội của con người. Trong
thời đại ngày nay mọi bước tiến quan trọng của lịch sử đều xuất phát từ tri thức
khoa học. Những biến đổi to lớn trong kỹ thuật sản xuất sẽ không thể có được nếu
không có khoa học tự nhiên; xã hội hiện đại sẽ không được cải tạo nếu không có
khoa học mác – lênin.


Khoa học được chia thành hai lĩnh vực cơ bản: khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội. Cả hai lĩnh vực đó đều là sản phẩm của đời sống xã hội, đều do đời
sống xã hội qui định về mục đích và phương hướng phát triển. Chúng giống nhau ở
tính chân thực, khách quan, cũng tìm ra những qui luật vận động của hiện thực và
tư duy, bảo đảm sự thành công và sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động
sáng tạo của con người trong việc cải tạo tự nhiên, xã hội và chính bản thân con
người.
Hai lĩnh vực khác nhau ở chỗ: khoa học tự nhiên phản ánh các qui luật của

tự nhiên, tuy được sử dụng theo lợi ích của các giai cấp khác nhau, nhưng bản thân
nó không mang tính giai cấp. Còn khoa học xã hội bắt nguồn từ đấu tranh xã hội,
phản ánh các qui luật xã hội, do đó mang tính giai cấp và trở thành vũ khí trực tiếp
của đấu tranh giai cấp.
- Đặc trưng của tri thức khoa học: là hệ thống những tri thức chân thực được khái
quát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn
b. Con đường hình thành các tri thức khoa học
Bất cứ khoa học cụ thể nào đều xuất phát từ thực tiễn, giải đáp những vấn đề
thực tiễn đặt ra. Thời cổ đại, nhu cầu của thủy lợi, xây dựng, hàng hải … đã làm
xuất hiện toán học, cơ học và thiên văn học. Ănghen nhận xét trong Biện chứng
của tự nhiên: “ trong suốt thời cổ đại, sự nghiên cứu khoa học thật sự vẫn chỉ đóng
khung trong ba ngành khoa học ấy.”
Thế kỷ XV – XVIII, khoa học phát triển theo hướng chống lại các tín điều
tôn giáo và quan hệ phong kiến; đề cao lý trí, sự tự do của con người, khả năng
nhận thức và cải tạo thế giới bởi con người. Thông qua cuộc đấu tranh chống
phong kiến, thần học và chủ nghĩa kinh viện, Khoa học đã giành quyền sống của
mình và phát triển qua cuộc đấu tranh đó. Chống lại chủ nghĩa kinh viện, khoa học
thời kỳ này đã đi sâu vào thực nghiệm và phân tích, nghiên cứu từng sự vật, từng
bộ phận của hiện thực. Do nghiên cứu riêng biệt từng lĩnh vực của thế giới và do


sự thống trị của cơ học, nên thời kỳ này phương pháp tư duy siêu hình giữ vai trò
thống trị.
Thời kỳ tiếp theo là từ nửa thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, giai đoạn này
khoa học phát triển theo hướng phá vỡ quan niệm cô lập bất biến về đối tượng
nghiên cứu của các bộ môn khoa học, gạt bỏ sự sáng tạo của chúa ra khỏi khoa
học, khoa học phát triển trong mối quan hệ với sản xuất. Khoa học xã hội phát triển
đề cao chủ nghĩa nhân văn.
Thế kỷ XX, khoa học phát triển nhanh chóng, đồng thời gia tăng vai trò xã
hội của khoa học. Trong những thập kỷ gần đây, quá trình phân chia các môn khoa

học về tự nhiên (lý, hóa, sinh, địa chất, thiên văn) đã trở thành một thể tổng hợp
của ngành tri thức phong phú, mà mỗi ngành tri thức đó là một khoa riêng biệt. Do
đó, đã hình thành nên những ngành tri thức tiếp giáp và chúng có vai trò ngày càng
quan trọng (sinh – hóa học, địa – vật lý, địa – hóa học, lý – hóa học …) Quá trình
đó cũng diễn ra trong các môn khoa học xã hội
Khuynh hướng nhất thể hóa tri thức khoa học tạo thành một lực lượng trí
tuệ thống nhất để nhận thức và cải tạo hiện thực. Khoa học và kỹ thuật kết hợp với
nhau thành một thể thống nhất để đi sâu nghiên cứu cấu trúc vật chất như cấu trúc
nguyên tử, các hạt cơ bản, cấu trúc gen và xâm nhập với qui mô ngày càng lớn vào
vũ trụ…
Như vậy, lịch sử hình thành và phát triển của các khoa học là quá trình loại
bỏ và kế thừa các tri thức liên quan đã có, là quá trình phát triển của tư duy, khái
quát hóa tư duy lên trình độ ngày càng cao.
c. Đối tượng nghiên cứu của các khoa học
- Khách thể nghiên cứu: Tự nhiên, xã hội, tư duy, con người
- Đối tượng nghiên cứu: Những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, con người
3. Mối quan hệ biện chứng giữa triết học và các khoa học
a. Dưới giác độ quá trình hình thành, phát triển tri thức khoa học và triết học


- Kết hợp 1.a, b. với 2.a,b. ta có sơ đồ hình tháp tri thức; từ sơ đồ đó, thấy:
- Triết học sáng suốt là kết quả của sự khái quát hóa cao nhất thành tựu của các
khoa học, nó phản ánh bản chất chung nhất và những qui luật phổ biến nhất chi
phối sự vận động, phát triển chung của các khoa học và của thế giới nói chung.
- Các khoa học với những thành tựu cụ thể của chúng, tự thân dẫn tới những kết
luận triết học (thuyết nhật tâm, thuyết tiến hóa, định luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng, học thuyết tế bào…), chúng là cơ sở, nền tảng, xuất phát điểm để xây
dựng các tư tưởng triết học, vì chính thành tựu của các khoa học là “vật liệu” để
xây dựng các tư tưởng triết học. Không có các khoa học, không có triết học. Triết
học không được sự kiểm chứng bằng thành tựu của các khoa học thì hoặc là duy

tâm, bịa đặt, hoặc chỉ là những dự báo, phỏng đoán mà thôi (ví dụ, phép biện
chứng duy vật cổ đại HyLạp).
- Ngược lại, vì triết học phản ánh bản chất chung và qui luật phổ biến của các khoa
học nên nó đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận khoa học hướng dẫn sự
phát triển của các khoa học. Các khoa học không có triết học đúng đắn dẫn đường
để phát triển sẽ rơi vào tình trạng chuệch choạc, va vấp, mò mẫm, chậm chạp, tự
phát, chệch hướng, thậm chí khủng hoảng(ví dụ, cuộc khủng hoảng về thế giới
quan của KHTN, trước hết là vật lý học cuối thế kỷ XIX, đầu XX là bằng chứng)
…vì thực chất, triết học chính là thế giới quan được diễn tả bằng lý luận.
b. Dưới giác độ đối tượng nghiên cứu của triết học và các khoa học
- Kết hợp 1.c với 2.c, ta có sơ đồ, trong sơ đồ, ta thấy:
- Đối tượng nghiên cứu của triết học là bản chất sâu xa, qui luật phổ biến của thế
giới vô cùng, vô tận với tư cách là một chỉnh thể thống nhất. Đối tượng nghiên cứu
của các khoa học là bản chất, qui luật của bộ phận này hay bộ phận khác, khía cạnh
này hay khác của thế giới vô cùng, vô tận ấy. Vậy nên, mối quan hệ giữa triết học
và khoa học là tất yếu; đó chính là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể,


giữa qui luật phổ biến và qui luật đặc thù. Trong khi vạch rõ qui luật phổ biến chi
phối sự phát triển của thế giới, và do đó của các khoa học, triết học đúng đắn, chân
chính định hướng đúng đắn và còn cung cấp những nguyên tắc xuất phát, làm nền
tảng xây dựng phương pháp, giải pháp nghiên cứu của các khoa học. Triết học
khoa học, do đó cung cấp thế giới quan tiến bộ, phương pháp luận khoa học cho sự
phát triển của các khoa học. Ngược lại, sự hoạt động của các qui luật khoa học
trong từng lĩnh vực là biểu hiện của sự hoạt động của qui luật triết học; nó vừa biểu
hiện của tính phổ biến, vừa biểu hiện tính đa dạng, đặc thủ, sống động của riêng
nó. Vì thế, mỗi khi khoa học có những phát minh mới mang tính chất vạch thời đại,
triết học khoa học, chân chính sẽ lại được đẩy phát triển lên hình thức mới, trình độ
mới cao hơn(Ăngghen, Lutvich PhoiơBắc và sự cáo chung…H 1969, tr 30 – 31)
4. Sự liên minh giữa triết học và khoa học là tất yếu

Sự liên minh này vừa mang tính tất yếu, và cấp bách, vừa có lợi cho sự phát triển
của triết học, vừa có lợi cho sự phát triển của các khoa học(V.I.Lênin, Về tác dụng
của chủ nghĩa duy vật chiến đấu… H 1970, tr 347, 348)
II. VAI TRÒ CỦA CÁC KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT
HỌC TRONG LỊCH SỬ
1. Khoa học là cơ sở hình thành, phát triển các tư tưởng triết học
- Khoa học cung cấp tài liệu cho nhận thức triết học. Những tư tưởng triết
học sáng suốt bao giờ cũng được hình thành bằng cách tổng kết thành tựu của các
khoa học.
- Mặt khác, mỗi thành tựu của khoa học, tự nó đều dẫn đến những kết luận
triết học. Sở dĩ như vật là vì, bất kỳ thành tựu khoa học nào, một mặt nó phản ánh
cái tất yếu trong lĩnh vực nó nghiên cứu, mặt khác, nó còn thể hiện cái chung, cái
phổ biến. Điều này, do tính thống nhất vật chất của thế giới qui định.


- Khoa học phát triển có tác dụng rèn luyện tư duy, nâng tầm tư duy khái
quát hóa, trừu tượng hóa lên cao nhất, tư duy triết học, sản sinh tri thức triết học.
Vì vậy, khoa học phát triển như thế nào, triết học như thế ấy; sự phát triển
của triết học, ở mọi thời đại, đều in dấu ấn của khoa học.
a. Thời kỳ cổ đại
- Ngay khi ra đời những tri thức triết học đầu tiên, đã cần có những hiểu biết của
con người về thế giới tích lũy đến mức đủ lớn, nếu không sẽ không có sự xuất hiện
của những tư tưởng triết học. Sự xung đột giữa những tri thức ấy với những quan
niệm tín ngưỡng cổ truyền chính là tiền đề của sự ra đời của những tư tưởng triết
học đầu tiên. Không có tri thức khoa học, không có sự ra đời của triết học
- Ở thời kỳ cổ đại, tri thức khoa học còn rời rạc, chưa thành hệ thống, là cơ sở hình
thành, phát triển CNDV thô sơ, chất phác (Hylap cổ đại, Ấn độ cổ đại, Trung hoa
cổ đại). Tri thức triết học và khoa học ở thời kỳ này còn quyện vào nhau, các thành
tựu của khoa học tự nhiên còn nằm rải rác, lẫn trong các học thuyết triết học. Nhà
triết học đồng thời cũng là nhà khoa học cụ thể.

- Thành tựu triết học cổ đại đạt được, nhất là triết học duy vật Đềmôcrít (học thuyết
nguyên tử và quyết định luận) đã mang tính dự báo, định hướng đúng đắn cho sự
phát triển của khoa học
b. Thời kỳ trung cổ
- Khoa học mất vị trí độc lập, phụ thuộc vào nhà thờ, bị nhà thờ sai khiến. Mất đi
cơ sở khoa học, triết học rơi vào kinh viện, duy tâm, thần bí. Nền triết học tự nhiên
thời cổ đại bị thay thế bởi nền triết học kinh viện, phục vụ cho nhà thờ.
- Tư tưởng triết học của R.Bêcơn đã đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học
thực nghiệm thế kỷ (XVII – XVIII) sau này.
c. Thời kỳ phục hưng và cận đại
- Khoa học tìm lại sự phát triển của mình. Cùng với sự phát triển của giai cấp tư
sản và chủ nghĩa tư bản, KHTN đã phát triển hết sức mạnh mẽ, thành tựu khoa học


tự nhiên đạt được vô cùng to lớn, bằng nhiều nghìn năm trước đây cộng
lại(F.Ăngghen) chính là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa duy vật.
Tuy nhiên, về trình độ mà nói, tuy phát triển mạnh mẽ, như vũ bão, nhưng nó vẫn
chỉ dừng lại với trình độ thực nghiêm(Ăngghen).
- CNDV phát triển, tạo nên hình thức cơ bản thứ hai của nó, sau chủ nghia duy vật
thô sơ, mộc mạc thời cổ đại, đó là chủ nghĩa duy vật (XVII – XVIII) với những đặc
điểm: máy móc, siêu hình, trực quan, không triệt để(Ăngghen), phản ánh trình độ
khoa học tự nhiên.
- Cuộc đấu tranh không khoan nhượng của chủ nghĩa duy vật chống lại nhà thờ,
giáo hội đã góp phần bảo vệ khoa học, tạo điều kiện cho khoa học phát triển như
vũ bão.
d. Thời kỳ hiện đại
- Từ cuối thế kỷ XVIII, khoa học tự nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới, nhất
là từ giữa thế kỷ XIX trở đi. Trình độ nghiên cứu của khoa học đã chuyển từ trình
độ thực nghiệm lên trình độ lý thuyết, một bước chuyển biến vế chất của khoa học
trong lịch sử, đã trở thành nền tảng của sự ra đời triết học DVBC.

- Cũng thời kỳ này, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản, tính
biện chứng, khách quan của lịch sử xã hội loài người cũng được chứng thực bởi
chính lịch sử.
- Khoa học xã hội chân chính xuất hiện, trước hết là CNDVLS. Từ đó, thành tựu
khoa học xã hội đạt được ngày càng thuyết phục
- Với những thành tự mới khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đạt được, với thực
tiễn mới của lịch sử, triết học duy vật biện chứng đã ra đời, hình thức thứ ba của
CNDV
- Sự xuất hiện chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là
phép biện chứng duy vật đã trang bị cho mọi khoa học công cụ nhận thức vĩ đại,
vượt qua mọi trở ngại để tiến lên


Như vậy, triết học duy vật và khoa học luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau
cùng phát triển. Trong sự phát triển ấy, khoa học luôn in dấu ấn của mình vào triết
học. Thiếu cơ sở khoa học, triết học rơi vào duy tâm, thần bí. Lôgic của sự vận
động, phát triển nội tại của khoa học cũng trùng hợp với logic của sự vận động,
phát triển nội tại của triết học. Ngược lại, triết học đã xứng đáng là lực lượng tiên
phong, dẫn đường khai phá cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhất là những
lúc sự phát triển của khoa học gặp khó khăn.
2. Khoa học là động lực thúc đẩy triết học phát triển
a. Sự phát triển của khoa học với những thành tựu đạt được chính là sự xác minh,
chứng thực sự đúng đắn của CNDV, trái lại, nó vạch rõ sai trái, bịa đặt và do đó
bác bỏ CNDT, thúc đẩy, làm gay gắt hơn cuộc đấu tranh trong triết học giữa
CNDV và CNDT, góp phần thúc đẩy triết học phát triển
- Khoa học thực nghiệm xuất hiện (XV – XVI) đã phản biện và góp phần cáo
chung triết học kinh viện trung cổ Tây Âu tồn tại một nghìn năm trước đó, còn là
sự chuẩn bị cho sự ra đời của triết học duy vật (XVII – XVIII) sau này.
- Khoa học tự nhiên thế kỷ (XVII – XVIII) phát triển như vũ bão đã góp phần
khẳng định sự chiến thắng của CNDV(XVII – XVIII), hình thức cơ bản thứ hai của

CNDV trong lịch sử, đối với CNDT khách quan; tạo nên cơ hội chuẩn bị cho sự ra
đời CNDT chủ quan, hình thức cơ bản thứ hai của CNDT trong lịch sử.
- Những thành tựu của khoa học tự nhiên cuối XIX, đầu XX, đã góp phần thúc đẩy
CNDVBC của Mác phát triển lên trình độ mới, hoàn thiện hơn, thuyết phục hơn,
tạo ra giai đoạn Lênin của triết học Mác.
- Thành tựu khoa học, công nghệ ngày nay đang thách thức sự phát triển của triết
học?
Như vậy, các thành tựu khoa học đạt được luôn có tác dụng bác bỏ những quan
điểm sai trái của CNDT dưới mọi hình thức, bảo vệ, phát triển CNDV, do đó thúc
đẩy cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT, thúc đẩy lịch sử triết học phát triển


b. Mỗi khi trong lĩnh vực khoa học có những phát minh mang tính chất vạch thời
đại, tạo nên sự phát triển đột biến của khoa học, triết học, trước hết là CNDV
không tránh khỏi sự thay đổi về mặt hình thức, làm cho CNDV và triết học nói
chung, phát triển lên trình độ mới cao hơn
- Thành tựu khoa học là cơ sở, vật liệu để xây dựng tư tưởng triết học. Vì vậy, mỗi
khi trong khoa học xuất hiện những phát minh mới về chất, triết học mới thích hợp
hơn sẽ xuất hiện, lịch sử triết học sẽ bước lên trình độ mới cao hơn.
- N.Cô-péc-ních với thuyết nhật tâm đã làm nên “cuộc cách mạng trên trời, báo
hiệu cuộc cách mạng dưới đất”: đó là lời tuyên bố sự độc lập của khoa học và triết
học, thách thức quyền uy của nhà thờ, giải phóng khoa học và triết học, chấm dứt
kiếp tôi đòi, nô tỳ của khoa học và triết học đối với nhà thờ và giáo hội trong nghìn
năm trung cổ, mở ra thời đại mới, khích lệ triết học, khoa học phát triển
- Ch.Đác-Uyn với thuyết tiến hóa của các loài đã giáng một đòn chí tử vào mục
đích luận duy tâm, còn là cơ sở lịch sử tự nhiên cho sự ra đời triết học mới(cùng
với lý thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng và thuyết tế bào của các cơ thể
sống)
- Ba phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX đã có tác dụng đẩy CNDV
(XVII – XVIII) vào lịch sử, thiết lập sự thắng lợi của CNDVBC, hình thức cơ bản

thứ ba của CNDV, làm cho triết học nói chung, trước hết là CNDV, phát triển lên
trình độ mới cao hơn
- Cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật lý học cuối XIX, đầu XX đã thật sự đẩy chủ
nghĩa duy vật cũ vào lịch sử(do các nhà duy vật còn bị cầm tù bởi phương pháp tư
duy siêu hình), mở ra thời đại mới, thời đại thắng lợi của CNDVBC làm cho
CNDVBC trở nên đầy đủ hơn, hoàn bị hơn,
- A.Anhxtanh với thuyết tương đối đã làm cho CNDVBC và PBCDV trở nên sâu
sắc, thuyết phục hơn


- Ngày nay, với thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ loài
người đạt được, đã và đang làm cho sự phát triển của triết học, trước hết đối với
CNDVBC, có sức sống và sinh khí hơn. Thiếu tri thức của các khoa học, triết học
trở nên vô vị, nhạt nhẽo trống rỗng và bịa đặt.
Như vậy, thành tựu khoa học đã, đang, và sẽ mãi mãi là “người bạn đường”
của triết học duy vật biện chứng. Sự liên minh giữa các nhà triết học duy vật và
các nhà khoa học là tất yếu của sự phát triển của cả triết học và khoa học
III. VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHOA HỌC
1. Thế giới quan, thế giới quan triết học, vai trò của thế giới quan triết học đối
với sự phát triển của các khoa học
a. Thế giới quan, các hình thức cơ bản của thế giới quan
- Khái niệm thế giới quan. Ngay từ khi sinh ra, con người đã tiếp xúc và chịu sự tác
động của các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan bên ngoài. Sự va chạm,
trở đi, trở lại nhiều lần, dần dần, con người có hiểu biết về thế giới và vai trò của
các hiện tượng, sự vật của thế giới đối với bản thân mình, đồng thời, dần dần con
người cũng hiểu được địa vị của mình trong thế giới và mình cần gì từ thế giới.
Thế giới quan hình thành từ đó. Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm, quan
điểm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của
con người trong thế giới đó nhằm giải đáp mục đích, ý nghĩa, lẽ sống của đời

người. Sống trong đời sống xã hội, ai cũng có thế giới quan của mình.
- Cấu trúc của thế giới quan, triết học, hạt nhân lý luận của thế giới quan. Thế giới
quan có cấu trúc phức tạp. Hai bộ phận cơ bản của thế giới quan là: tri thức và
niềm tin.
Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ
gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng


Hai bộ phận này tồn tại trong sự qui định, ràng buộc lẫn nhau. Tri thức, trong đó có
tri thức triết học, cơ sở của các tri thức khoa học khác, là nền tảng của thế giới
quan.
- Các hình thức cơ bản của thế giới quan, thế giới quan triết học, hình thức cao nhất
của thế giới quan. Xuất phát từ cách phân loại khác nhau, sẽ có các loại thế giới
quan khác nhau. Thế giới quan thông thường, thế giới quan lý luận. Thế giới quan
huyền thoại, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan triết học. Trong đó, thế giới quan
triết học là hình thức cao nhất, vì nó phản ánh thế giới bằng hệ thống phạm trù,
khái niệm, nguyên lý, qui luật, chứ không phải bằng hình tượng, và nó luôn được
luận chứng, dù có thể đó là luận chứng không đúng đắn, thiếu khoa học, chứ không
phải chỉ dựa vào niềm tin của con người để tồn tại.
- Vai trò định hướng hoạt động con người của thế giới quan. Thế giới quan nào
cũng có tác dụng định hướng các hành động, hoạt động của con. Vai trò định
hướng hoạt động con người của thế giới quan thể hiện ở chỗ, một là, nó là cơ sở lý
luận để vạch ra mục đích, nhiệm vụ của các hành động, hoạt động của con người,
thậm chí cả hoài bão, ước mơ, lý tưởng sống của đời người. Hai là, là cơ sở lý luận
của giá trị, hệ giá trị, điều chỉnh, điều khiển hành động hoạt động của con người
trong cộng đồng xã hội. Ba là, thế giới quan khoa học là hạt nhân của nhân cách.
Trong đời sống hiện thực, không ai thoát khỏi sự chi phối của thế giới quan. Chỉ có
điều là, anh chịu sự chi phối của thế giới quan nào? Và nó chi phối anh một cách tự
phát, hay tự giác mà thôi. Cho nên, con đường ngắn nhất để đi tới thành công là:
hãy chủ động nắm lấy thế giới quan khoa học.

- Những biểu hiện định hướng hoạt động con nguời của thế giới quan triết học. Vai
trò định hướng của thế giới quan triết học đối với hoạt động của con người thể hiện
trên ba phương diện cơ bản sau đây: một là, triết học tỏ thái độ đối với giai cấp,
hai là, thái độ đối với khoa học, ba là, thái độ đối với tôn giáo. Ví dụ, triết học
Mác – Lênin là triết học của giai cấp vô sản, bênh vực, bảo vệ giai cấp vô sản, vũ


khí đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Trung thành với
khoa học, phát triển cùng với sự phát triển của khoa học. Và vô thần, chống tôn
giáo. Cho nên, triết học Mác – Lênin là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa
học, thế giới quan DVBC.
b. Thế giới quan duy vật biện chứng và vai trò định hướng đúng đắn của thế giới
quan duy vật biện chứng đối với sự phát triển các khoa học
- Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật
- Các hình thức cơ bản của thế giới quan duy vật
- Thế giới quan duy vật biện chứng, hình thức cao nhất của thế giới quan
- Vai trò định hướng đúng đắn sự phát triển các khoa học của thế giới quan duy vật
biện chứng(những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức duy vật biện chứng,
nền tảng lý luận của mọi nhận thức khoa học)
2. Phương pháp, phương pháp luận triết học, vai trò của phương pháp luận
triết học đối với sự phát triển của các khoa học
a. Phương pháp
- Khái niệm phương pháp
+ Định nghĩa phương pháp. Mọi hoạt động của con người, bao giờ cũng diễn ra
bằng những cách thức nào đó. Cách thức mà con người sử dụng để thực hiện mỗi
hành động, hoạt động cụ thể nhất định, gọi là phương pháp. Thực chất của phương
pháp chính là hệ thống những qui tắc, nguyên tắc đòi hỏi chủ thể phải nhất quán
thực hiện trong các hành động, hoạt động của mình nhằm đạt được mục đích, hoàn
thành nhiệm vụ đã đặt ra. Ví dụ, phương pháp lao động sản xuất, phương pháp
nghiên cứu khoa học…

+ Tính chất của phương pháp. Phương pháp rất quan trọng, trong một phạm vi nào
đó, phương pháp quyết định thành, bại của công việc. Vậy tìm phương pháp ở đâu?
Muốn có câu trả lời đúng đắn, cần phải hiểu được hai tính chất cơ bản của phương
pháp, đó là tính chất khách quan và tính chất chủ quan. Đành rằng con người nghĩ


ra phương pháp, nhưng con người nghĩ ra phương pháp không tùy tiện, mà trên cơ
sở kinh nghiệm đã tích lũy được trong hoạt động thực tiễn của mình và trên cơ sở
những hiểu biết của mình về đối tượng cần tác động tới. “Muốn biết bơi, hãy nhảy
xuống nước”, Lênin.
- Phân loại phương pháp. Nếu xuất phát từ tính chất của phương pháp để phân loại,
có hai nhóm phương pháp chủ yếu, đó là:
+ Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu và phương pháp phát kiến tri thức mới.
Hoặc là, xuất phát từ phạm vi sử dụng phương pháp để phân loại, có:
+ Phương pháp riêng, phương pháp chung, phương pháp phổ biến (phương pháp
triết học)
b. Phương pháp luận, phương pháp luận triết học
- Khái niệm phương pháp luận. Nói ngắn gọn, phương pháp luận là lý luận, là học
thuyết về phương pháp. Phương pháp luận giúp giải đáp các vấn đề cơ bản về
phương pháp sau đây: phương pháp là gì? Tìm phương pháp ở đâu? Thế nào là
phương pháp tối ưu? Vận dụng phương pháp phải như thế nào?...Có thể nói,
phương pháp luận chính là kim chỉ nam của quá trình tìm phương pháp, vận dụng
phương pháp. Nếu có phương pháp luận đúng sẽ định hướng đúng đắn quá trình
xác định và vận dụng phương pháp, nếu không thì ngược lại. Cũng như phương
pháp, trong nhận thức cũng như trong thực tiễn, phương pháp luận quyết định sự
thành bại của công việc.
- Phân loại phương pháp luận. Căn cứ vào phạm vi tác dụng của phương pháp luận
để phân loại, có ba loại phương pháp luận, đó là: phương pháp luận riêng(bộ môn),
phương pháp luận chung(ngành), phương pháp luận phổ biến(phương pháp luận
triết học). Ba loại phương pháp luận này bổ sung cho nhau, qui định lẫn nhau,

trong đó, phương pháp luận triết học là cơ sở lý luận chung để xây dựng phương
pháp luận ngành và phương pháp luận bộ môn.


c. Vai trò phương pháp luận khoa học của triết học DVBC(PBCDV) đối với sự
phát triển của các khoa học
Phương pháp luận triết học bao hàm các phương pháp luận chủ yếu sau
đây:
- Phương pháp luận triết học duy tâm: mê hoặc, du ngủ quần chúng
- Phương pháp luận duy vật siêu hình: giá trị và sự hạn chế của nó
- Phương pháp luận duy vật biện chứng, mà nòng cốt là PBCDV, phương pháp luận
duy nhất thích hợp với sự phát triển khoa học ngày nay, nó đã và đang trở thành
công cụ nhận thức vĩ đại của nhân loại, Lênin.
- Các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của PBCDV và sự vận dụng xây dựng
phương pháp luận ngành, phương pháp luận bộ môn
+ Nguyên tắc toàn diện
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
+ Nguyên tắc phát triển
- Xa rời phép biện chứng duy vật thì không thể không bị trừng phạt… và khoa học
càng phát triển bao nhiêu, các nhà khoa học càng cần phải được trang bị PBCDV
bấy nhiêu.
3. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận triết học đối với sự phát triển của
các khoa học trong lịch sử
a. Vai trò thúc đẩy khoa học phát triển của thế giới quan, phương pháp luận triết
học đúng đắn
- CNDV thô sơ và PBC tự phát thời kỳ cổ đại, đặc biệt là thuyết nguyên tử của
Đềmôcrit, tư tưởng biện chứng của Hêracrit, của Platon…đã mang tính dự báo,
định hướng đúng đắn cho khoa học phát triển
- Vai trò đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học thực nghiệm thế kỷ XVII –
XVIII của triết học R.Bêcơn cuối thời kỳ trung cổ



- Vai trò tạo tiền đề, định hướng đúng đắn cho sự ra đời và phát triển các ngành
khoa học xã hội – nhân văn, khoa học tự nhiên của CNDVBC và PBCDV cuối
XIX, đầu XX
- Vai trò là công cụ nhận thức vĩ đại cho sự phát triển các khoa học của PBCDV,
linh hồn sống của triết học Mác – Lênin, trong thời đại ngày nay. Nắm lấy PBCDV
cũng là con đường ngắn, nhất giải thoát khoa học khỏi cuộc khủng hoảng về mặt
thế giới quan, phương pháp luận cuối XIX, đầu XX
- Khinh miệt PBC thì không thể không bị trừng phạt, sự trừng phạt ấy không khác
gì những kẻ kinh nghiệm chủ nghĩa thông minh nhất rơi vào vũng bùn của chủ
nghĩa ngu muội thày tu ngu xuẩn nhất.
b. Vai trò kìm hãm khoa học phát triển của thế giới quan, phương pháp luận triết
học không đúng đắn
- Triết học kinh viện và tôn giáo đàn áp khoa học thời kỳ trung cổ
- Vai trò kìm hãm sự phát triển của triết học duy vật máy móc, siêu hình, cuối
XVIII, đầu XIX trước nhu cầu phát triển mới của khoa học đương thời. Chính rào
cản này đã tạo ra cuộc khủng hoảng về mặt thế giới quan và phương pháp luận cuả
khoa học, dẫn tới sự hoang mang, xao xuyến, dao động của các nhà khoa học và sự
xuất hiện trào lưu “đường lối thứ ba” trong triết học, cuối XIX.
- CNDT mọi thời đại, nhìn chung, bảo vệ tôn giáo, kìm hãm khoa học.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1.Gíao trình Triết học(Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên ngành triết học), Bộ GD & ĐT, HN, 2007
- Chương I: Khái niệm triết học, đối tượng nghiên cứu của triết học
- Chương II, III, IV: Điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Ân độ, Trung
hoa cổ, trung đại, Hy Lạp cổ đại, phương Tây trung cổ, phục hưng, cận đại và
đương đại Tây Âu
- Chương V: mục I. Chương VI: mục II



2. Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. C.Mác, F.Ăngghen,
V.I.Lênin, NXB Khoa học XH, HN, 1973. Nguyễn Văn Nghĩa giới thiệu
- Lời nói đầu(tr 5 đến tr 45)
3. Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, ĐHQG Hà
Nội, Trường ĐHKHXH & NV, PGS, TS Phạm Xuân Hằng(Chủ biên), HN, 2000.
Các tài liệu tham khảo khác.


Chương IV: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI(dự kiến 7 tiết)
I. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KỸ
THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
1. Khoa học
a. Khái niệm khoa học, đặc trưng của khoa học
Xuất phát từ nhu cầu chinh phục tự nhiên, phát triển sản xuất, khoa học đã ra đời
và không ngừng phát triển. Khoa học nâng cao hiệu quả hoạt động của con người.
- Khoa học là gì?
+ Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội
+ Với tư cách là hệ thống tri thức của con người về thế giới
+ Với tư cách là một hình thức hoạt động đặc thù của con người
Luật khoa học và công nghệ của VN, năm 2000, sửa đổi năm 2013, định nghĩa:
“Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, qui luật của tự nhiên, xã
hội và tư duy”
- Đặc trưng của khoa học
+ Tính khách quan. Tri thức khoa học là sản phẩm của tư duy, của nhận thức diễn
ra trong bộ não của con người, nhưng nội dung tri thức khoa học phản ánh bản
chất, qui luật của hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con
người.
+ Tính khái quát. Tri thức khoa học là cái chung, do tư duy của con người khái

quát hóa, trừu tượng hóa từ các sự vật, quá trình riêng lẻ của hiện thực khách quan,
vì vậy, tri thức khoa học nào cũng có tính khái quát. Tùy trình độ khái quát hóa của


tư duy mà mức độ rộng, hẹp của tính khái quát của tri thức khoa học có thể khác
nhau.
+ Tính hệ thống. Các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, qui luật khoa học liên kết với
nhau, bổ sung cho nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, cả theo không gian và
thời gian trong lịch sử. Vì vậy, khi nhận thức cũng như khi vận dụng tri thức khoa
học vào thực tiễn, để bảo đảm thành công, tránh rơi vào giáo điều, máy móc.
+ Phản ánh cái chung, cái bản chất của sự vật, hiện tượng của hiện thực khách
quan với công cụ phản ánh là các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, qui luật
- Những điều kiện, tiền đề xuất hiện khoa học
+ Điều kiện kinh tế - xã hội. Sự phát triển của thực tiễn, trước hết là sản xuất vật
chất xã hội phải đạt tới một trình độ nhất định, trình độ công nghiệp; phân công lao
động xã hội phát triển cao, lao động trí óc xuất hiện bên cạnh lao động chân tay.
Trong lịch sử loài người, đến thế kỷ XVII – XVIII, khoa học mới ra đời, mặc dù
một số tri thức khoa học đầu tiên đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại.
+ Điều kiện nhận thức. Trình độ nhận thức của con người, trước hết là năng lực tư
duy khái quát hóa, trừu tượng hóa phải đạt tới trình độ cao mới có thể phát hiện ra
tri thức chung, tri thức khoa học. Nhiều tri thức khoa học khác nhau có liên quan
với nhau, nhờ tư duy hệ thống với trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa cao để
hình thành môn, ngành khoa học, tách ra khỏi triết học trở thành những môn,
ngành khoa học độc lập. Đó là bước tiến dài của lịch sử loài người, từ thời cổ đại
đến thế kỷ XVII – XVIII loài người mới đạt được. Các môn khoa học, các ngành
khoa học ra đời từ đó.
b. Khái lược lịch sử phát triển khoa học
- Thời kỳ cổ đại
+ Sản xuất thấp kém, công cụ sản xuất thô sơ, cành cây, hòn đá, sản phẩm của lao
động, sản xuất chỉ là kết quả của săn bắt và hái lượm



+ Do nhu cầu của lao động, sản xuất, những tri thức khoa học tự nhiên đầu tiên đã
xuất hiện và còn nằm rải rác, phân tán trong các học thuyết triết học khác nhau
- Thời kỳ trung cổ
+ Kinh tế lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp, lao động thủ công, phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên
+ Đất đai, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nền kinh tế, phần lớn thuộc quyền
sở hữu của Nhà thờ, giáo hội, vì vậy, Nhà thờ và giáo hội đã trở thành thế lực hùng
mạnh thống trị đời sống xã hội
+ Triết học và khoa học bị nhà thờ và giáo hội sai khiến, kìm hãm, không phát triển
được. Bước thụt lùi của lịch sử.
- Thời kỳ phục hưng và cận đại
+ Từ giữa thế kỷ XV, mầm mống nền kinh tế mới, TBCN, xuất hiện trong lòng các
nước phong kiến ở Tây Âu và từ đó phát triển mạnh mẽ dần lên, làm nẩy sinh
nhiều nhu cầu mới thúc đẩy khoa học phát triển, nhất là các nhu cầu xây dựng
đường xá, cầu cống, nhà xưởng…
+ Khoa học phát triển như vũ bão. Trong vòng bốn thế kỷ, nhiều ngành khoa học
đã ra đời, “lượng tri thức loài người tích lũy được rất to lớn, đến mức khổng lồ,
bằng nhiều thế kỷ trước đây cộng lại”. Thời đại phát triển của khoa học thật sự bắt
đầu, quá trình phân ngành khoa học diễn ra, trước hết là cơ học, rồi đến toán học,
vật lý học …
+ Đặc trưng cơ bản về phương diện trình độ của khoa học đã đạt được ở giai đoạn
lịch sử này là khoa học thực nghiệm. Tương ứng với trình độ thực nghiệm của
khoa học, phương pháp tư duy siêu hình đã phát triển mạnh mẽ và đã khẳng định
vai trò của nó trong lịch sử khoa học. Phương pháp tư duy siêu hình, vì vậy đã trở
thành đặc trưng tư duy của loài người thời kỳ cận đại.
- Thời kỳ đương đại



+ CNTB thế giới có sự chuyển biến mạnh mẽ từ CNTB tự do cạnh tranh sang
CNTB độc quyền. Mâu thuẫn giữa các nước, các tập đoàn tư bản thế giới diễn ra
găy gắt trong việc tranh giành thuộc địa, nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và
nhân công rẻ mạt, tranh giành thị trường.
+ Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới lên cao, đẩy CNTB rơi vào khủng hoảng
+ CNTB thế giới đã tìm ra con đường mới để thoát khỏi khủng hoảng, để tồn tại và
phát triển, đó là con đường phát triển khoa học
+ Bùng nổ cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, khoa học – công nghệ.
+ Khoa học phát triển toàn diện, nhanh chóng chưa từng có, cả bề rộng và bề sâu,
thành tựu đạt được to lớn, không ngờ, ảnh hưởng sâu, rộng, mạnh mẽ, làm đảo lộn
nhiều quan hệ xã hội và cả giá trị truyền thống của các dân tộc.
+ Qúa trình phân ngành, hợp ngành khoa học diễn ra ngày càng sâu sắc, từ đó hình
thành nhiều ngành khoa học mới. Khoa học chuyển từ trình độ thực nghiệm lên
trình độ lý thuyết với phương pháp tư duy biện chứng trở thành đặc trưng của
phương pháp tư duy của nhân loại thời kỳ hiện đại.
+ Triết học Mác – Lênin, ngành triết học khoa học đầu tiên ra đời, đánh dấu đỉnh
cao trí tuệ loài người đã đạt được. Khoa học xã hội, nhân văn thật sự khoa học, từ
đó mà xuất hiện và phát triển đến ngày nay.
c. Phân loại các khoa học
Tùy theo cách phân loại khác nhau, có các ngành khoa học khác nhau.
- Căn cứ đối tượng nghiên cứu để phân loại:
+ Khoa học tự nhiên
+ Khoa học xã hội và nhân văn
+ Khoa học về tư duy, logic học
+ Khoa học chung, triết học
- Căn cứ vào vai trò để phân loại


+ Khoa học cơ bản

+ Khoa học cơ sở
+ Khoa học chuyên ngành
2. Kỹ thuật
a. Khái niệm kỹ thuật
- Ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật(những năm 40 của thế
kỷ XX)
+ Kỹ thuật được hiểu là tổng hợp kỹ năng, thói quen thao tác của người lao động.
Mỗi phương tiện kỹ thuật cụ thể, do đó kèm theo những kỹ năng, thói quen thích
hợp. Thói quen thao tác, kỹ năng của người lao động(kỹ thuật) gắn chặt với các
công cụ, phương tiện, thiết bị, máy móc; qui định nhau, không tách rời nhau.
+ Kỹ thuật gắn chặt với sản xuất và khoa học. Cùng với sự phát triển của sản xuất
và khoa học, phương tiện kỹ thuật ngày càng được cải tiến, hiện đại hóa, vì vậy
cũng đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao tri thức và năng lực sản
xuất
- Giai đoạn tiếp theo của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật(những năm 70 cuả
thế kỷ XX)
+ Qúa trình tự động hóa sản xuất diễn ra ngày càng phổ biến, không chỉ trong các
ngành sản xuất vật chất mà lan sang cả các ngành cung cấp dịch vụ xã hội. Trong
phân xưởng, xí nghiệp, nhà máy … chỉ có máy móc, phương tiện, công cụ làm việc
theo chương trình đã được định sẵn, không có người lao động.
+ Vì vậy, qúa trình sản xuất, chế tạo sản phẩm được “tách” thành hai phần, phần
vật chất, phần cứng: máy móc, phương tiện, công cụ, được gọi là kỹ thuật, phần
còn lại, phần mềm, gọi là công nghệ
Kỹ thuật là tổng hợp các thiết bị, phương tiện, máy móc và công cụ vật chất nằm
trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo quản, chế tạo các sản phẩm cho
sản xuất và các nhu cầu xã hội.


×