Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Cơ sở ll và pt bên vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.61 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN-ĐHGQHN
KHOA ĐỊA CHẤT


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

SV thực hiện
Lớp
MSSV

: Nguyễn Doanh Khoa
: K59 Kỹ thuật địa chất
: 14000393

Hà Nội, tháng 10 năm 2016

1


MỤC LỤC
Tr

I. Lời mở đầu .............................................................. 3
II. Nội dung ............................................................... 5
1. Vấn đề dân số toàn cầu .....................................
 Thực trạng vấn đề bùng nổ dân số.
 Nguyên nhân bùng nổ dân số.
 Hậu quả tác động của bùng nổ dân số.


2. Vấn đề dịch bệnh và sức khỏe con người ……. 8


Một vài loại dịch bệnh trên TG

3. Vấn đề phổ biến vũ khí hạn nhân ..................... 11
4. Vấn đề xung đột dân tộc và tôn giáo………..... 13
5. Vấn đề môi trường toàn cầu ……… ................ 16
III. Kết luận: ………………………………………… 19
IV. Danh mục tài liệu tham khảo và chú thich: …….. 20

2


Lời mở đầu
Môn học phát triển bền vững cung cấp cho sinh viên về
lịch sử ra đời các khái niệm liên quan đến sự phát triển bền
vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Môn
học đề cập đến các vấn đề môi trường mà Trái Đất đang phải
đối mặt, các cách đánh giá tác động môi trường của các hoạt
động phát triển kinh tế và các chỉ số xác định mức độ phát
triển bền vững từ đó xây dựng các giải pháp nhằm giải quyết
các mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng và khai thác tài
nguyên nhằm đạt tới sự phát triển bền vững.
“Vấn đề toàn cầu hay toàn nhân loại được quan niệm là
những vấn đề mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến
vận mệnh của tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ
chính trị - xã hội, biên giới quốc gia.”- GS - TS. Vũ Văn Hiền
Vấn đề toàn cầu là vấn đề quan hệ trực tiếp đến hoạt
động sống của con người trên Trái Đất, không phân biệt chế

độ xã hôi, tôn giáo, chính kiến, hệ tư tưởng, để giải quyết
được cần phải có sự đầu tư về phương diện vật chât, hợp tác
quốc tế về mọi mặt và nỗ lực tối đa của toàn nhân loại.
Các vấn đề toàn cầu ngày càng có những dấu hiệu phát
triển phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro với cả nhân loại, chúng
không phải hiện hữu như nhau, chúng ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của con người như vấn đề bùng nổ dân số, đói
nghèo, ô nhiểm môi trường, bệnh tật,... ngoài ra còn có vấn
đề chiến tranh và hòa bình, khủng bố, vấn đề phổ biến vũ
khí hạt nhân đang ngày càng nghiêm trọng. Bài tiểu luận
này sẽ chỉ đề cập đến một vài vấn đề nổi bật trong những
vấn đề toàn câu năm 2016:
 Vấn đề bùng nổ dân số.
 Sức khỏe toàn cầu.
 Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân.
 Vấn đề xung đột dân tộc, tôn giáo.
3




Vấn đề môi trường toàn câu.

Với khả năng hiểu biết của bản thân còn hạn chế, nếu
bài viết có gì sai sót, em mong muốn sự chỉ bảo và góp ý
của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!
Sinh viên:
Nguyễn Doanh Khoa


4


II. NỘI DUNG :
1. Vấn đề bùng nổ dân số toàn câu:
 Trong vòng bốn thập niên trở lại đây, nhân loại đã có cái nhìn
khác về vấn đề dân số, đã không còn quan niệm “trời sinh voi
trời sinh cỏ” nữa mà thay vào đó, con người đã có cái nhìn
nghiêm túc hơn trước thực trạng diễn biễn ngày càng phức tạp
của vấn đề dân số.

Dân số( population) là đại lượng chỉ số lượng người trong
một đơn vị hành chính hay một quốc gia, một châu lục hoặc
cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định.[1] Dân số
của một cộng đồng, một quốc gia phụ thuộc vào quá trình
sinh tử. Ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như
kết hôn, ly hôn, gián hôn và đặc biệt là xuất nhập cư.

Bảng 1: Dân số thế giới (tính đến giữa năm 2016)


Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một
thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời
sống xã hội.[2]
 Thực trạng vấn đề bùng nổ dân số:

Dân số phát triển với tốc độ chóng mặt, tỉ lệ phát triển dân
số trên phạm vi toàn thế giới ngày càng cao:
Vào những năm công nguyên,dân số thế giới chỉ vào
khoảng 250 triệu người. Cách đó 1.600 năm, dân số thế

giới tăng trưởng rất chậm, đến năm 1650 dân số thế giới
chỉ tăng gấp đôi con số trên.
5


-

-

-

-

Năm 1825,dân số thế giới lên đến 1 tỉ người.
Năm 1925 dân số thế giới là 2 tỉ người và 50 năm tiếp
theo dân số thế giới tăng gấp đôi (năm 1975 đạt tới 4 tỉ).
Đến ngày 11/7/1987, dân số thế giới tròn 5 tỉ người, tức
là chỉ cần 12 năm để tăng thêm 1 tỉ người.[3]
Dân số thế giới đã đạt 6,616 tỉ người vào năm 2007, với
tỷ lệ tăng dân số hằng năm 1,2%.
Chỉ trong vòng 12 năm, thế giới đã tăng thêm 1 tỉ dân
(từ1987 -1999), là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử loài
người để có thêm 1 tỉ dân và 1 tỉ tiếp theo sẽ đạt được
sau 13 năm. Theo dự báo, dân số thế giới sẽtăng thêm
2,6 tỉ trong vòng 45 năm tới, tức đến năm 2050 dân số
thế giới sẽ đạt 9,1 tỉ người. Như vậy có thể thấy thời gian
để dân số thế giới tăng thêm gấp đôi, cũng như thời gian
để Trái Đất đón thêm 1 tỉ công dân mới ngày càng được
rút ngắn một cách nhanh chóng. Người ta tính rằng cứ 6
tháng dân số thế giới lại tăng thêm bằng số dân của nước

Pháp (50 triệu) và cứ sau 10 năm lại có một nước Trung
Quốc ra đời ở những vùng nghèo nàn nhất trên Trái Đất.
(Theo số liệu thống kê năm 2013).[4]



Tốc độ tăng dân số ở các khu vực khác nhau trên thế giới là
không giống nhau. Có một nghịch lí là khu vực các nước
nghèo và kém phát triển nhất lại là những khu vực có tốc độ
tăng dân số nhanh nhất. Theo điều tra của Cục Điều tra dân
số Mỹ, tốc độ tăng dân số nhanh nhất lại là ở các khu vực
nghèo khổ nhất tại châu Phi, Trung Đông và tiểu lục địa Ấn
Độ. Tốc độ tăng dân số ở khu vực Nam Á cũng cao hơn tốc
độ tăng dân số toàn cầu 10-15%.
Trong vòng nửa đầu thế kỉ XXI, dân số châu Phi tăng
khoảng 2,5 lần, cao hơn tốc độ tăng dân số toàn cầu 1,7
lần.
Dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là
1,2%/năm(2013). Cục điều tra dân số Mỹ dự báo, tốc độ
này sẽ giảm xuống còn 0,5% năm 2050.
 Nguyên nhân bùng nổ dân số:

Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh-tử:
Trong giai đoạn “bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh cao vẫn
được duy trì trong khi tỷ lệ tử có xu hướng giảm do điều
kiện sống được nâng cao, cùng với sự phát triển mạnh
6







mẽ của khoa học kỹ thuật, các nhu cầu cơ bản của con
người được chú trọng đặc biệt là trong công tác vệ sinh
và y tế dẫn tới tỉ lệ tử giảm xuống.Thêm vào đó, tuổi thọ
của con người được nâng cao dần, năm 1975 tuổi trung
bình của dân cư thế giới là 21,9 tuổi, tới năm 2000 là
26,6 tuổi.
Khoa học kĩ thuật cũng góp phần làm giảm tỉ lệ tử ở trẻ
sơ sinh, mang lại nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng
hiếm muộn... Chính những yếu tố trên đã làm nảy sinh
tình trạng mất cân bằng giữa sinh và tử, dẫn đến tình
trạng tăng dân số một cách chóng mặt.
Nhu cầu về lực lượng sản xuất:
Ở các quốc gia kém phát triển, những nơi mà khoa học
kỹ thuật chưa mấy phát triển thì dân số càng tăng, sức
lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản xuất xã hội.
Do đó mà dân số thế giới không ngừng tăng lên một cách
nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của
từng quốc gia .
Quan niệm lạc hậu:
Ỏ một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn
còn một số quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng
trọng nam khinh nữ, muôn sinh con trai… Điều này có
thể thấy rất rõ ở Việt Nam, tại các vùng dân tộc thiểu số
hoặc các vùng nông thôn thường có tư tưởng sinh càng
nhiều càng tốt và nhất thiết phải có con trai, do đó mà ở
các vùng này gia đình nào cũng có 3 con trở lên.


 Hậu quả tác động của bùng nổ dân số:

Có thể khẳng định vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự tồn vong của nhân loại. các nhà khoa học đã tính toán
rằng các tài nguyên trên Trái Đất chỉ có thể nuôi sống tối đa
được khoảng 11 tỉ người mà thôi. Nếu dân số không được
kiểm soát mà vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách vô hạn như
hiện nay thì viễn cảnh về một ngày tận thế sẽ không còn là
quá xa vời, và nguyên nhân của điều đó chính là nằm ở
chúng ta. Nếu để ý có thể thấy rất nhiều vấn đề toàn cầu
khác chính là xuất phát từ vấn đề bùng nổ dân sô như:
Dân số và vấn đề nghèo đói, lạc hậu.
Dân số và vấn đề bệnh tật.
7


-

Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt.
Dân số và vấn đề ô nhiễm môi trường, AN-XH.
Bùng nổ dân số là vấn đề mà một quốc gia không thể một
mình giải quyết được
-



2. Vấn đề dịch bệnh và sức khỏe con người:
 Trong những năm gần đây thế giới cũng gặp phải vô vàn thách
thức trong việc kiểm soát và điều trị bệnh tật vượt ra ngoài
tầm ảnh hưởng của mỗi quốc gia. Các dịch bệnh mang tầm

khu vực này là một mối đeo dọa vô cùng lớn, mang tính toàn
cầu. Cụ thể như:
 Ebola: Bắt đầu từ tháng 3/2014 đến gần hết năm 2015,
các ổ dịch Ebola xuất hiện ở Tây Phi và nhanh chóng
bùng phát trở thành nguy hiểm nhất trong lịch sử căn
bệnh này kể từ lần đầu được tìm ra năm 1976. Sau hơn
20 tháng, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận 28.637 ca mắc
bệnh từ 6 nước là Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria,
Mỹ và Mali, trong đó 11.315 trường hợp tử
vong. Theo BBC, số người chết do đại dịch này cao gấp
5 lần những đợt bùng phát khác cộng lại.

Sau gần 2 năm, dịch Ebola vẫn chưa hoàn toàn bị xóa sổ. Ảnh: AFP.

Đến nay, hầu hết các quốc gia đã ra khỏi vòng nguy hiểm. Bệnh
nhân cuối cùng ở Guinea xuất viện ngày 28/11, quốc gia này sẽ
được tuyên bố thoát dịch nếu không phát hiện ca mắc mới sau 42
ngày. Tuy vậy, các chuyên gia nhận định không thể chủ quan bởi
Ebola vẫn rất khó lường. Tháng 10 năm nay, virus Ebola hồi
8


sinh trong cơ thể nữ y tá người Anh từng được chữa khỏi làm dấy
lên lo ngại về khả năng tái phát bệnh. Các nhà khoa học vẫn đang
tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm văcxin Ebola sau khi thu
được kết quả khả quan tại Guinea và Sierra Leone.
 MERS-CoV: MERS hay hội chứng hô hấp vùng Trung Đông
là căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus
mới có tên coronavirus hội chứng hô hấp Trung Đông. Theo
số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính từ lần đầu xuất

hiện vào tháng 9/2012, MERS đã tấn công 26 quốc gia, khiến
1.621 người mắc bệnh và ít nhất 584 người tử vong.
MERS chưa có dấu hiệu dừng lại khi tháng 10, ca nhiễm bệnh cuối
cùng ở Hàn Quốc bị tái phát sau tuyên bố hết dịch của chính phủ hồi
tháng 8. Tháng 11, Các tiểu vương quốc Ả Rập phát hiện 2 trong 3
bệnh nhân MERS mới bị tử vong, nâng số người chết tại khu vực
này lên 486.
Hiện MERS chưa có văcxin. Giám đốc WHO Margaret Chan cho
rằng y học mới đạt "những bước đi hết sức nhỏ bé" trên con đường
tìm ra phương thuốc chữa trị căn bệnh này.
 Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp
tính do muỗi gây ra, có thể gây biến chứng dẫn đến tử
vong. WHO nhận định tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng gấp
30 lần trong vòng 50 năm qua với khoảng 50-100 triệu ca
bệnh mỗi năm tại hơn 100 nước, đặt gần một nửa dân số
thế giới vào nguy hiểm.

9


Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được chăm sóc tại Rio de Janeiro (Brazil). Ảnh: Flickr.

Năm nay, sốt xuất huyết phức tạp hơn do ảnh hưởng của El Nino. Tính từ
tháng 1, Bộ Y tế Brazil ghi nhận 229 ca tử vong trên tổng số 746.000 trường
hợp bị sốt xuất huyết. Tại khu vực Đông Nam Á, dịch bùng phát khiến
142.227 người mắc bệnh, 441 người chết ở Philippines và 107.079 người mắc
bệnh, 293 người chết ở Malaysia.

Nhiều quốc gia giàu có cũng không thoát khỏi sốt xuất huyết. Tháng
11, Hawaii phát hiện 146 người nhiễm bệnh. Đây được coi là dịch

sốt xuất huyết tồi tệ nhất nước Mỹ trong hơn 60 năm, kể từ Chiến
tranh Thế giới thứ hai.
 HIV/AIDS: Trong thời gian qua, thế giới đã đạt được những
kết quả đáng mừng trong việc chống lại HIV/AIDS. Từ năm
2000 đến 2015, số ca nhiễm HIV mới giảm 35% và tỷ lệ tử
vong do AIDS hạ 24% với 7,8 triệu người được cứu sống.
Năm nay, 16 triệu bệnh nhân HIV đã được điều trị bằng thuốc
ARV và có cuộc sống khỏe mạnh.
Tuy vậy, HIV tiếp tục là vấn đề toàn cầu khi vẫn còn 37 triệu người
chung sống với virus và 21 triệu người chưa nhận được sự chăm sóc
y tế.
 Lao:Vốn là một căn bệnh chữa khỏi được, lao vẫn trở
thành mối đe dọa đến sức khỏe con người ngang
HIV/AIDS. Năm 2014, căn bệnh này đã cướp đi mạng sống
của 1,5 triệu người, chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Nigeria và Pakistan.
10


Lao đang cạnh tranh với HIV để trở thàng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Ảnh: Popsci.

Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF) cảnh báo thế giới đang lao
đao trong việc đối phó với các thể lao kháng thuốc.
 Ngoài ra, WHO khuyến nghị nên đặc biệt thận trọng với thực
phẩm độc hại. Mỗi năm, 600 triệu người trên thế giới gặp vấn
đề sức khỏe liên quan đến thức ăn kém vệ sinh, trong đó có
420.000 ca tử vong mà phần lớn là trẻ em.

3. Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân:
 Phổ biến vũ khí hạt nhân là vấn đề toàn cầu điển hình:

 Có thể khẳng định nó là một vấn đề toàn cầu -mức độ
vấn đề,ảnh huởng và tầm giải quyết vấn đều thể hiện có
tính điển hình và mang bản chất quốc tế…
 Phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc cụm các vấn đề nảy
sinh trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc với nhau,
tình hình và chuyển biến và hướng phát triển của vấn đề
này có ảnh hưởng lớn tới thế giới và nhân loại. Không
quá khi nói rằng, nếu nhân thức về vấn đề này sai lệch có
thể gây ra một hậu quả nguy hiểm hơn tất cả các vấn đề
nhức nhối khác đang tồn tại hiện nay.
 Hiện trạng vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân:
 Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà
năng lượng của nó do các phản ứng nhiệt hạch hoặc
phân hạch gây ra.Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí có sức
công phá lớn hơn bất kỳ loại vũ khí quy ước nào.
11


 Phổ biến vũ khí hạt nhân là quá trình mở rộng chuyển
giao, mua bán và đầu tư phát triển công nghệ hạt nhân
với mục đích quân sự giữa nhiều quốc gia, nhiều tổ chức
chính trị và quân sự trên quy mô toàn cầu.
 Kể từ ngày ra đời cho tới nay, mới chỉ có duy nhất hai
quả bom hạt nhân được chính thức sử dụng như một loại
vũ khí được thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày
6/8/1945 và quả thứ hai được thả ở Nagasaki (Nhật Bản)
vào 3 ngày sau đó.
 Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới:
 Việc xuất hiện vũ khí hạt nhân đã là một điều khủng
khiếp đối với toàn thể nhân loại khi lại phải đối diện với

một thực tế là sự tồn tại của những kho vũ khí chất đầy
những loại vũ khí còn khủng khiếp và tinh vi hơn 2 quả
bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki.
Số lượng các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân không
chỉ dừng ở Mỹ và Nga mà còn lan rộng ra toàn thế giới.
 Cho đến nay, vũ khí hạt nhân đã xuất hiện ở hầu hết các
châu lục trên toàn thế giới (ngoại trừ Châu Mỹ La Tinh).
 Hiện nay trên thế giới có 5 quốc gia lớn đã cho nổ và sử
dụng vũ khí hạt nhân và được Hiệp ước không phổ biến
vũ khí hạt nhân (NPT) xem là "các quốc gia có vũ khí
hạt nhân", bao gồm Hoa Kỳ, Nga , Anh và Bắc Ireland,
Pháp và Trung Quốc.
 Ấn Độ và Pakistan đã được xác nhận là cường quốc hạt
nhân. Ấn Độ và Pakistan đã công khai tuyên bố đã sở
hữu vũ khí hạt nhân cũng như đã cho kích nổ chúng
trong các cuộc thử nghiệm. Ước tính Ấn Độ tồn trữ
nguyên liệu đủ để chế tạo 100–150 đầu đạn, còn
Pakistan đủ cho 60–100 đầu đạn.
 Năm 1998, Iran đã thử thành công tên lửa tầm trung
“seehap 3” có thể mang đầu đạn hạt nhân. Vào năm
2003, dưới sức ép của quốc tế, Iran đã ngừng chương
trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình vào mùa thu
năm 2003, nhưng hiện nay vẫn tiếp tục làm giàu
uranium.
 Tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân tại CHDCND Triều
Tiên đang là vấn đề nổi cộm mà cả thế giới quan tâm.
12


Bỏ qua những khuyến cáo của Liên hiệp quốc và các

cường quốc, Bắc Triều Tiên đã tiến hành cuộc thử vũ khí
hạt nhân đầu tiên vào sáng 9/10/2006 và lần thứ 2 vào
ngày 25/05/2009 với cường độ tương đương 20.000 tấn
TNT.
Hiện nay, Châu Á đang được coi là một điểm nóng hạt nhân nhất
trên thế giới. Khi mà ở các châu lục khác đã bớt đi những tranh chấp
xung đột, thì ở Châu Á người ta vẫn thấy những mâu thuẫn ở khắp
nơi, Ấn Độ và Pakistan, Isarel và Palestin…
 Nguy cơ chạy đua hạt nhân giữa các quốc gia:
 Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức
mạnh quốc gia.Sáu mươi năm trước, nước Mỹ độc quyền sở hữu
những quả bom A cỡ nhỏ. Ngày nay, hàng ngàn quả bom hạt
nhân với đủ kích cỡ chất đầy kho các siêu cường hạt nhân Mỹ,
Nga, Anh, Pháp, Trung quốc và các "tiểu cường" Ấn Độ,
Pakistan, Israen ... Chưa kể những quốc gia như CHND Triều
Tiên, Iran … đã có trong tay hay đang bị nghi ngờ muốn có loại
vũ khí này.
 Nếu mọi quốc gia trên thế giới đều sở hữu VKHN thì chiến tranh
Hạt nhân chắc chắc sẽ xảy ra vì khi đó các quốc gia cực đoan
hoặc các nước thuộc phong trào không liên kết sẽ có đủ tiềm lực
để làm thay đổi cán cân quân sự với các cường quốc phương tây
(hoặc thân phương tây) khi đó chạy đua quân sự là điều tất yếu,
như vậy thì các hiệp ước không phổ biến VKHN 'NPT' không
còn giá trị nữa.

 Nguy cơ sử dụng không kiểm soát vũ khí hạt nhân:


Mọi quốc gia hạt nhân đều có chiến lược hạt nhân, mục tiêu
của riêng họ với những tham vọng và tính toán khác nhau.

Vũ khí hạt nhân thể hiện sức mạnh và khả năng răn đe, góp
phần nâng cao vị thế của quốc gia.
 Trong những năm gần đây, bên cạnh vấn đề hạt nhân Bắc
Triều Tiên, Iran, thế giới còn được chứng kiến những xung
đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Thậm chí hai nước này còn có
những xung đột nóng, đọ súng và tên lửa. Những cuộc tranh
chấp xung đột này làm dấy lên nỗi lo sợ cho cộng đồng quốc
tế cũng như nhân dân của 2 đất nước này mối lo ngại, liệu
Vũ khí hạt nhân có được đem ra sử dụng hay không. Bởi vì
cả hai nước này đều có công nghệ Vũ khí hạt nhân, và họ
không hề bị rằng buộc bởi bất kì cơ chế hay hiệp ước nào.

Rõ ràng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn dù nhỏ, cũng tác hại
lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong
13


phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn,
thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu; không loại trừ một
quốc gia nào.Vì vậy, mọi dân tộc, mọi quốc gia không bao giờ lãng
quên rằng, trên trái đất đang tồn tại nhiều kho bom nguyên tử, bom
hạt nhân lớn bé thường xuyên đe dọa đến sự tồn vong của cả trái đất
và sự sống còn của cả loài người.[5]

4. Vấn đề xung đột dân tộc và tôn giáo:
Trong những năm qua, trên thế giới đã xảy ra những cuộc xung đột
liên quan đến dân tộc, tôn giáo ở trong một quốc gia như: Syria,
Iraq; giữa một số quốc gia Ả-rập, Hồi giáo với nhau và với Israel
(Do Thái giáo); giữa Hồi giáo và Công giáo ở Philippines,...


Xung đột sắc tộc ở Kyrgyzstan. Ảnh: internet

-






Ngoài ra, một số tổ chức đang có xu hướng lợi dụng dân
tộc, tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị.
Các cuộc xung đột dân tộc, tôn giáo thường rất phức tạp,
kéo dài và khó giải quyết do liên quan đến lịch sử, dân tộc,
đạo đức, truyền thống tôn giáo,... có khi ở một vùng miền, một
quốc gia hay liên quan đến nhiều quốc gia; mâu thuẫn, xung
đột giữa các dân tộc, tôn giáo ngày càng tăng, trở thành nhân
tố gây mất ổn định ở nhiều nơi.
Dù là cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc hay đan xen nhưng
nó luôn là mối quan tâm, lo lắng của mọi người, quốc gia trên
thế giới lo ngại.
Tất cả các cuộc xung đột từ trước đến nay đều để lại
những hậu quả rất nặng nề, thậm chí biến thành những cuộc
chiến tranh kinh hoàng kéo dài nhiều năm. Biết bao dân
thường vô tội ở nhiều nơi luôn phải sống trong tình trạng căng
thẳng, lo âu, sợ hãi.
Để giải quyết xung đột, việc tìm ra những nguyên nhân
14


nhằm có giải pháp đúng đắn nhất, giải quyết có hiệu quả nhất

là nhiệm vụ quan trọng. Trong số các nguyên nhân thì đáng
chú ý đến nguyên nhân về sắc tộc, tôn giáo:
-

Indonesia có khoảng 250 triệu dân, trong đó có 87% dân số theo Hồi
giáo và 8% theo Công giáo. Xung đột căng thẳng giữa người Công giáo
với người Hồi giáo đã kéo dài ở nhiều nơi.
Philippines có khoảng gần 100 triệu dân, trong đó có 85% người
theo Công giáo, 5% tín đồ Hồi giáo,...
Tại Trung Quốc: Xung đột tôn giáo, sắc tộc ở quốc gia này diễn ra
rất căng thẳng, phức tạp và nguy hiểm, nhất là xung đột giữa Phật giáo
Tây Tạng vào tháng 3/2008 đã khiến 13 người thiệt mạng và gậy thiệt
hại nặng nề về kinh tế.



Thực tế cho thấy, dân tộc, tôn giáo thường luôn chứa đựng
sự nhạy cảm, phức tạp và đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra ở
nhiều nơi.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, có hàng trăm cuộc
xung đột, trong đó 70% các cuộc xung đột liên quan đến sắc
tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định chính trị,
tác động không nhỏ đến nền kinh tế và cuộc sống thanh bình
của người dân mà những ví dụ ở các nước nêu trên là minh
chứng.

Do vậy, giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo là một vấn đề toàn
cầu, cần phải có sự chung tay góp sức của cả nhân loại, của tất
cả các quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới.
 Một vài giải pháp giải vấn đê:

 Để giải quyết mâu thuẫn, nhiều quốc gia đã có những giải
pháp theo tình hình thực tế của mỗi nước.
 Tuy nhiên, đối thoại hòa bình để có những bước đi thích hợp
đáp ứng những yêu cầu cơ bản của mỗi bên là vấn đề quan
trọng.
 Các tôn giáo cần phải chủ động tăng cường đối thoại để hiểu
nhau, tìm ra những điểm tương đồng và khắc phục dị biệt hay
những cái nhìn méo mó về các tôn giáo khác. Đồng thời chính
phủ các nước cũng phải tiến hành đối thoại hòa bình kịp thời
ngay từ khi có dấu hiệu mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc, tôn
giáo hay liên quan đến chính quyền và ở một số quốc gia
thông qua đối thoại đã thu được kết quả khá tốt hoặc có bước
tiến triển, hạn chế sự phức tạp và phá vỡ được bế tắc, mang lại
15


hòa bình cho mọi người.
Ngày 28/02/2013, Chính phủ Thái Lan ký Thỏa thuận đầu tiên với nhóm phiến quân Mặt trận
Cách mạng dân tộc (BRN) ở khu vực miền Nam - nơi tập trung tín đồ Hồi giáo. Chính phủ sẵn
sàng đối thoại với BRN để giải quyết những bất đồng nhằm giải quyết sự bất ổn tại miền Nam
và cho rằng chiến lược của Thái Lan đang đi đúng hướng.

Ngoài ra, một số nước đã chủ động tìm ra những giải pháp phù hợp,
trong đó có việc thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục,
xóa đói giảm nghèo để có thể hạn chế được phần nào các cuộc xung
đột sắc tộc, tôn giáo thông qua giải quyết sự bất bình đẳng và bất
công, như: xây dựng và cung cấp nhà ở cho người dân với giá rẻ,
các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trong một
khu chung cư với điều kiện, môi trường xã hội như nhau nhằm giúp
họ xóa bỏ được những mặc cảm, ngăn cách.

Một trong những ưu tiên là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân
tộc, tôn giáo với nhà nước.
Trong những năm qua, những cuộc đấu tranh đòi ly khai diễn ra
mạnh mẽ mà nguyên nhân chủ yếu đều bắt nguồn từ chính sách dân
tộc, tôn giáo của nhà nước, như: việc thực hiện đồng hóa văn hóa để
xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất ở Philipines, Thái Lan,
Indonesia…

5. Vấn đề môi trường toàn cầu:
Những thập kỷ 1970-1980, các vấn đề môi trường cần quan
tâm là ô nhiễm do phát thải công nghiệp, nhưng trong giai
đoạn 1990-2010 là sự suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH),
biến đổi khí hậu (BĐKH) và sa mạc hóa. Trong những năm
gần đây, với xu thế toàn cầu hóa, dân số tiếp tục gia tăng và đô
thị hóa nhanh chóng, các vấn đề môi trường toàn cầu cũng có
những diễn biến phức tạp, đặt ra những thách thức mới.
 Một số vấn đề môi trường toàn cầu:
 ĐDSH tiếp tục suy giảm
Suy giảm ĐDSH tiếp tục là vấn đề môi trường toàn cầu trong
giai đoạn tới.Có thể nói, tốc độ suy giảm ĐDSH đang diễn ra ở
mức báo động (Hình 2). Trong 50 năm qua, khoảng 60% dịch vụ
hệ sinh thái đã bị suy thoái do áp lực khai thác tài nguyên của
con người. Tốc độ tuyệt chủng loài hiện gấp khoảng 2 lần so với
16


những giai đoạn tuyệt chủng trong lịch sử địa chất.Có đến 1/4 số
loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.Trong khoảng 30 năm
cuối thế kỷ XX, số lượng cá thể động vật không xương sống đã
giảm đi 1/3.Từ 1970 đến 2007, ĐDSH toàn cầu đã giảm 30%,

riêng vùng nhiệt đới đã giảm đến 60%.Danh sách đỏ của IUCN
về các loài nguy cấp đã chỉ ra xu hướng suy giảm của tất cả các
loài chim, động vật có vú, lưỡng cư và đặc biệt là san hô.Sự suy
giảm nghiêm trọng về ĐDSH đã hủy hoại tính tổng thể của hệ
sinh thái cũng như các hàng hóa dịch vụ mà hệ sinh thái mang
lại.

 BĐKH: Nguy cơ hiện hữu
Nồng độ khí nhà kính tiếp tục gia tăng. Năm 2010 ghi nhận
khoảng 49 Giga tấn CO 2 phát thải vào không khí, chủ yếu từ
hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, gấp 2 lần lượng phát thải
năm 1970 (Hình 3). Dự báo nếu không có biện pháp cắt giảm
phát thải khí nhà kính, đến năm 2100, nhiệt độ Trái đất có thể
tăng từ 3,7-4,8oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Những đợt
sóng nhiệt tăng cường, mưa bão, hạn hán, thiên tai nặng nề
hơn, ngập lụt diễn ra trên phạm vi rộng.

Hình 1: Sự gia tăng về nhu cầu TNtoàn cầu từ năm 2010-2030 theo kịch bản không có can thiệp chính sách ( GEF 2014)



17


Hình 2: ĐDSH đang bị mất đi nhanh chóng (Nguồn: GEF 2014)

Hình 3: Nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục gia tăng (Nguồn:
GEF 2014)

Ghi chú: Số liệu được lấy từ kết quả quan trắc không khí tại chỗ ở

Ghi chú: Chỉ số hành tinh sống (LPI) phản ánh sự thay đổi về sức khỏe Đài quan sát Mauna Loa, Hawaii (Độ cao 3397m). Các số đo
của hệ sinh thái của hành tinh bằng cách theo dõi xu hướng về số
được tại Maua Loa hình thành một kỷ lục về mức độ CO2 trong
lượng của hơn 2.500 loài động vật có xương sống
không khí với độ chính xác cao, liên tục và lâu nhất.

 Ô nhiễm hóa chất và chất thải tiếp tục đe dọa hệ sinh thái
và sức khỏe con người.

 Tiếp tục mất rừng và suy thoái đất
 Tài nguyên nước và sức khỏe đại dương suy giảm
 Trữ lượng thủy sản toàn cầu đang suy giảm ở mức báo
động. Khoảng 85% trữ lượng cá toàn cầu đã bị suy giảm
do khai thác quá mức, hết chu kỳ khai thác hoặc ở giai
đoạn phục hồi sau khi bị khai thác quá mức. Axít hóa đại
dương đang đe dọa các hệ sinh thái biển, bao gồm các rạn
san hô, nơi cư trú của các loài sinh vật biển có tính ĐDSH
cao và cung cấp nguồn sinh kế cho hàng triệu người. Gia
tăng ô nhiễm phốtpho và nitơ từ các hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước thải đô
thị… đã đe dọa các hệ sinh thái nước ngọt và nước biển.
Trong 50 năm qua, số lượng các vùng ven biển có độ ôxy
hòa tan thấp dưới tiêu chuẩn đã tăng gấp đôi.

18


III: Kết Luận:
Vấn đề toàn cầu là vấn đề quan hệ trực tiếp đến hoạt
động sống của con người trên Trái Đất, không phân biệt chế

độ xã hôi, tôn giáo, chính kiến, hệ tư tưởng, để giải quyết
được cần phải có sự đầu tư về phương diện vật chât, hợp tác
quốc tế về mọi mặt và nỗ lực tối đa của toàn nhân loại.
Các vấn đề toàn cầu ngày càng có những dấu hiệu phát
triển phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro với cả nhân loại, chúng
không phải hiện hữu như nhau, chúng ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của con người như vấn đề bùng nổ dân số, đói
nghèo, ô nhiểm môi trường, bệnh tật,... ngoài ra còn có vấn
đề chiến tranh và hòa bình, khủng bố, vấn đề phổ biến vũ
khí hạt nhân đang ngày càng nghiêm trọng. Bài tiểu luận
này sẽ chỉ đề cập đến một vài vấn đề nổi bật trong những
vấn đề toàn câu năm 2016:
19


IV: Danh mục tài liệu tham khảo
[1]: />[2]:

Từ điển bách khoa toàn thư 

[3]: Nguyễn Trần Quế, Những vấn đề toàn cầu hóa ngày nay, tr.71
[4]: Nguyễn Trần Quế, những vấn đềtoàn cầu hóa ngày nay, tr 23
5: />6: />
[5]: />7: />t_dan_toc_ton_giao_o_mot_so_nuoc_va_giai_phap
8: />%99t-s%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-to%C3%A0n-c
%E1%BA%A7u--v%C3%A0-%C4%91%E1%BB%8Bnh-h
%C6%B0%E1%BB%9Bng-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-trongth%E1%BB%9Di-gian-t%E1%BB%9Bi-39678

20



21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×