Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.22 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
****************

NGUYỄN THỊ THU HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hà



MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................................... 7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............. 7
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội ....... 7
1.1.2. Các nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội ở các nước
đang phát triển trên thế giới và khu vưc ................................................................ 8
1.1.3. Các nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam ..... 11
1.2. Đánh giá tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án .......... 16
1.2.1. Những vấn đề đã được giải quyết cần kế thừa ........................................... 16
1.2.2. Khoảng trống của các công trình đã công bố ............................................. 17
1.2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài luận án ..................... 17
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG.......................................... 18
2.1. Lý thuyết chung về phát triển kinh tế - xã hội địa phương ......................... 18
2.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................... 18
2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội địa phương ....................................................... 24
2.2. Nguyên lý tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội địa phương ................................................................................................. 34
2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................................... 34
2.2.2. Tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội địa phương ...................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 51
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG .................... 52
3.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội và đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương... 52
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ................................................... 52

3.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016 ...... 57
3.2. Tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương ........... 71
3.2.1. Các tác động tích cực ................................................................................ 71
3.2.2. Các tác động tiêu cực ................................................................................ 85
3.2.3. Một số bất cập của FDI ............................................................................. 90


3.3. Kiểm định tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
giai đoạn 1997 - 2016 ............................................................................................ 93
3.3.1. Lựa chọn mô hình lý thuyết ...................................................................... 93
3.3.2. Thủ tục, phương pháp ước lượng chuỗi thời gian bằng mô hình ARDL ...... 94
3.3.3. Mô hình thực nghiệm ................................................................................ 96
3.3.4. Kết quả ước lượng .................................................................................... 98
3.3.5. Thảo luận kết quả ước lượng các mô hình ARDL ................................... 104
3.4. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016 .................................................... 106
3.4.1. Những tác động tích cực ......................................................................... 106
3.4.2. Những tác động cản trở phát triển kinh tế xã hội ..................................... 108
3.4.3. Nguyên nhân của những tác động cản trở................................................ 111
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 113
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG ....................................................... 115
4.1. Dự báo xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và tỉnh Hải
Dương trong thời gian tới .................................................................................. 115
4.2. Quan điểm và định hướng tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ...................... 118
4.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương ...................... 118
4.2.2. Quan điểm tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI
của tỉnh Hải Dương .......................................................................................... 119
4.2.3. Định hướng tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của

FDI của tỉnh Hải Dương ................................................................................... 121
4.3. Giải pháp tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu
tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ............ 123
4.3.1. Nhóm giải pháp về môi trường đầu tư kinh doanh................................... 123
4.3.2. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài ........................ 127
4.3.3. Nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI ... 135
4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ..................................................................... 140
4.4.1. Đối với Quốc hội .................................................................................... 140
4.4.2. Đối với Chính phủ và các bộ ngành ........................................................ 141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 142
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 145
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 156


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1.

CCKT

Cơ cấu kinh tế

2.


CN&XD

Công nghiệp và xây dựng

3.

CNH

Công nghiệp hóa

4.

CNSX

Công nghệ sản xuất

5.

CSHT

Cơ sở hạ tầng

6.

DN

Doanh nghiệp

7.


ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

8.

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9.

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư

10.

GPMB

Giải phóng mặt bằng

11.

GRDP

Tổng sản phẩm quốc nội tỉnh

12.


GTGT

Giá trị gia tăng

13.

HĐH

Hiện đại hóa

14.

KCN, CNN

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

15.

KTQD

Kinh tế quốc dân

16.

KTTT

Kinh tế thị trường

17.


KTXH

Kinh tế xã hội

18.

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

19.



Lao động

20.

NLCT

Năng lực cạnh tranh

21.

NNL

Nguồn nhân lực

22.


NSLĐ

Năng suất lao động

23.

PT

Phát triển

24.

PTKT

Phát triển kinh tế

25.

SX

Sản xuất

26.

SXKD

Sản xuất kinh doanh

27.


TTKT

Tăng trưởng kinh tế

28.

VĐT

Vốn đầu tư

29.

XH

Xã hội

30.

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Quy mô FDI vào tỉnh Hải Dương từ 1997 - 2016 ............................................. 64
Bảng 3.2: Các dự án FDI còn hiệu lực theo địa giới hành chính đến năm 2016 ............... 68
Bảng 3.3: FDI vào Hải Dương theo đối tác các DA còn hiệu lực tính năm 2016 ............. 69
Bảng 3.4: FDI vào tỉnh Hải Dương theo hình thức đầu tư năm 2016 ............................... 70

Bảng 3.5: Tỷ trọng vốn FDI/VĐT của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016.................. 71
Bảng 3.6: Đóng góp của FDI vào GRDP của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016 ....... 73
Bảng 3.7: Đóng góp của FDI cho NS tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016 .................. 74
Bảng 3.8: So sánh vốn FDI với ICOR của HD giai đoạn 1997 - 2016 ............................ 75
Bảng 3.9: Năng suất LĐ của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016 ................................ 79
Bảng 3.10: So sánh giữa vốn FDI với VĐT cho LĐ của HD giai đoạn 1997 - 2016 ........ 80
Bảng 3.11: FDI giải quyết việc làm của tỉnh Hải giai đoạn 1997 - 2016 ........................... 81
Bảng 3.12: Cơ cấu LĐ theo lĩnh vực trước và sau khi có FDI........................................... 82
Bảng 3.13: Chỉ số tăng trưởng vốn FDI và tốc độ tăng DS đô thị giai đoạn 1997-2016 ... 83
Bảng 3.14: Chỉ số HDI của tỉnh Hải Dương và cả nước giai đoạn 2000 - 2016............... 84
Bảng 3.15: Thu nhập bình quân 1 LĐ trong các DN ......................................................... 87
Bảng 3.16: Thu nhập BQĐN/tháng theo khu vực TT, NT của tỉnh GĐ 1997-2016 ......... 87
Bảng 3.17: Kết quả KĐ tính dừng của dữ liệu các chuỗi thời gian.................................... 99
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định tính dừng của sai phân bậc nhất các biến .......................... 99
Bảng 3.19: Độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình ARDL .......................................... 100
Bảng 3.20: Kiểm định đồng liên kết dài hạn các mô hình ARDL ................................... 101
Bảng 3.21: Ước lượng hệ số dài hạn và ngắn hạn các mô hình ARDL ........................... 101
Bảng 3.22: Kiểm định chẩn đoán các mô hình ARDL .................................................... 103


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tác động cạnh tranh của FDI tới doanh nghiệp trong nước .............................. 41
Hình 3.1: Tăng trưởng BQ giai đoạn 2011 - 2016 theo khu vực và ngành kinh tế............ 53
Hình 3.2: CCKT của tỉnh Hải Dương năm 2010 và năm 2016.......................................... 53
Hình 3.3: Cơ cấu LĐ của tỉnh Hải Dương năm 2010 và năm 2016................................... 54
Hình 3.4: Một số chỉ tiêu FDI của tỉnh Hải Dương phân theo giai đoạn ........................... 66
Hình 3.5: FDI của tỉnh Hải Dương theo lĩnh vực năm 2016.............................................. 67
Hình 3.6: FDI theo địa giới hành chính đến năm 2016 ...................................................... 68
Hình 3.7: FDI vào Hải Dương theo đối tác các DA còn hiệu lực năm 2016 .................. 69
Hình 3.8: FDI vào tỉnh Hải Dương theo hình thức đầu tư năm 2016 .............................. 70

Hình 3.9: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư hàng năm của tỉnh Hải Dương ......................... 72
Hình 3.10: Tốc độ tăng trưởng của GRDP và FDI vào GRDP của HD giai đoạn
1997 - 2016 ....................................................................................... 73
Hình 3.11: So sánh vốn FDI với ICOR của HD giai đoạn 1997 - 2016 ............................ 75
Hình 3.12: Tăng trưởng các lĩnh vực trong CCKT của tỉnh giai đoạn 1997 – 2016.......... 76
Hình 3.13: FDI trong GTSXCN của tỉnh giai đoạn 2010-2016 giá SS năm 2010 ............ 77
Hình 3.14: Tỷ trọng XNK của FDI tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2016 ........................ 77
Hình 3.15: Năng suất LĐ của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2016 ................................ 79
Hình 3.16: So sánh giữa vốn FDI với VĐT cho LĐ của HD giai đoạn 1997 – 2016 ........ 80
Hình 3.17: CCLĐ các lĩnh vực trước và sau có FDI của HD giai đoạn 1997-2016 .......... 83
Hình 3.18: Tăng trưởng vốn FDI và tốc độ tăng dân số đô thị giai đoạn 1997-2016 ........ 84
Hình 3.19: Chỉ số HDI của tỉnh Hải Dương và cả nước giai đoạn 2000 - 2016 ................ 85
Hình 3.20: Thu nhập bình quân 1 LĐ trong các DN .......................................................... 87
Hình 3.21: Thu nhập BQĐN/tháng theo khu vực TT, NT của tỉnh GĐ 1997-2016 .......... 88
Hình 3.22: Tốc độ tăng thu nhập BQĐN/tháng TT, NT của tỉnh GĐ 1997- 2016 ............ 88
Hình 3.23: Nhập khẩu/xuất khẩu (%)................................................................................. 89
Hình 3.24: Quy mô bình quân 1 dự án FDI (triệu USD) ................................................... 90
Hình 3.25: Quy mô bình quân 1 dự án theo đối tác đầu tư (triệu USD) ............................ 91
Hình 4.1: Tỷ lệ số doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ có chất lượng ................................. 140


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ chế tác động trực tiếp của vốn qua kênh đầu tư .......................................... 37
Sơ đồ 2.2: Cơ chế tác động tràn của FDI đến phát triển kinh tế xã hội.............................. 40


1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong 30 năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của Việt Nam. Theo số liệu thống kê “tính
đến hết năm 2016, cả nước có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần
293,25 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế đạt hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng
vốn đăng ký). FDI đóng góp vào GDP liên tục tăng, năm 1992 chiếm 2% GDP, thì
đến năm 2015 trên 17%; FDI nộp ngân sách tăng bình quân 24%/ năm; Tỷ trọng xuất
khẩu của FDI liên tục tăng năm 2015 chiếm 67,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước; FDI đã tạo việc làm cho khoảng 2,8 triệu lao động trực tiếp”.
Hải Dương nằm ở “trung tâm tam giác phát triển kinh tế Miền bắc (Hà Nội-Hải
Phòng-Quảng Ninh). Hải Dương được định hướng phát triển vào các dịch vụ mũi nhọn,
gồm dịch vụ vận chuyển kho bãi -logistics -viễn thông -công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, khoa học - công nghệ”. Năm 2015, “Hải Dương đứng thứ 11/63 địa phương
trên cả nước về thu hút FDI với 299 dự án, tổng vốn đầu tư (VĐT) đăng ký 6,676 tỷ
USD. Tỷ lệ tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) của FDI trong GRDP tăng liên tục qua
các năm, năm 2010: 24,2%, năm 2012: 25,4%, năm 2013: 28,7%, năm 2014: 31,8% và
năm 2015 là 35,1%, năm 2015 FDI đóng góp vào ngân sách trên 1700 tỷ VNĐ, bằng 1/3
tổng thu ngân sách của tỉnh. Giá trị xuất khẩu của DN FDI tăng theo từng năm và trở
thành nguồn xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của các DN
FDI chiếm 48,5%, năm 2015 chiếm 96,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh,
năm 2015 giải quyết việc làm cho trên 142.000 lao động trực tiếp tại các DN FDI”.
FDI không chỉ có những đóng góp trực tiếp, mà còn có tác động lan tỏa đến
các yếu tố khác của nền kinh tế, như kích thích thu hút nguồn lực đầu tư trong nước,
tăng sức cạnh tranh, đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất;
phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các DN
trong nước từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Tuy vậy, theo ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng về cơ cấu, bản chất của FDI
trong cả nước nói chung, Hải Dương nói riêng vào lĩnh vực công nghiệp chưa có sự
thay đổi nhiều về chất lượng, đóng góp của FDI vào phát triển bền vững ngành công
nghiệp còn ở mức khiêm tốn chưa tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại. FDI góp
phần mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh về chi

phí lao động giá rẻ và tài nguyên, tập trung ở những khâu có giá trị gia tăng thấp, như


2

gia công lắp ráp ít có khả năng tạo ra những tác động lan tỏa tích cực về công nghệ.
Đồng thời FDI đã và đang làm nảy sinh những tác động tiêu cực đến sự phát triển
KTXH của cả nước và Hải Dương, như: lấn án, thôn tính các DN trong nước, gây ra
tình trạng phát triển mất cân đối về cơ cấu ngành, vùng kinh tế, công nghệ chuyển giao
lạc hậu, phân hóa giầu nghèo, ô nhiễm môi trường sinh thái...
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, sự dịch chuyển FDI
quốc tế và trong khu vực diễn ra linh hoạt vào các nước đang phát triển và các nền
kinh tế mới nổi liên tục ở mức cao. Cạnh tranh trong khu vực và thế giới về thu hút
FDI có chất lượng cao ngày càng quyết liệt. Đối với Hải Dương trong khuôn khổ cho
phép cần phải có cơ chế chính sách, chiến lược và các giải pháp như thế nào với FDI,
để hướng vào phục vụ các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh trong giai đoạn tới. Do
đó, Hải Dương cần phải nghiên cứu và phân tích, đánh giá toàn diện một cách khách
quan có hệ thống tác động của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh trong thời gian qua
để có sự điều chỉnh cơ chế chính sách, chiến lược và các giải pháp phù hợp đối với
FDI một cách đồng bộ, nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả nhất cho
mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của Hải Dương theo
hướng phát triển nhanh, bền vững thực hiện thành công chiến lược phát triển KTXH
của tỉnh Hải Dương trong tương lai. Điều đó, đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu có
hệ thống về tác động của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương.
Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương”, là rất cần thiết,
cấp bách cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với FDI của tỉnh Hải Dương trong
xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống, luận giải những vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm, cơ chế và sự
tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương.
- Phân tích đánh giá thực trạng, đồng thời kiểm định tác động của FDI đến các
chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của FDI đến phát triển KTXH của Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


3

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, cơ chế và sự tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương được
đánh giá như thế nào?
Hai là, tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương
trong giai đoạn từ 1997 - 2016 như thế nào?
Ba là, với mục tiêu phát triển KTXH của Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030 và tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh thời gian
qua, Hải Dương có nên tiếp tục thu hút FDI hay không? Nếu có thì mức độ thu hút cần
hướng tập trung vào ngành nào, khu vực nào trong tỉnh?
Bốn là, các giải pháp nào để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động
tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát
triển KTXH địa phương là đối tượng nghiên cứu của Luận án.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Số liệu thực tiễn nghiên cứu tác động của FDI đến sự

phát triển KTXH được thu thập của tỉnh Hải Dương.
Phạm vi về thời gian: Đề tài Luận án nghiên cứu trên cơ sở số liệu thực tiễn của
tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 1997 - 2016, các giải pháp đề xuất được áp dụng đến
năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
Phạm vi về nội dung: Để đánh giá trình độ phát triển KTXH của mỗi quốc gia
cũng như mỗi địa phương bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau (cả chỉ tiêu tổng hợp và các
chỉ tiêu chuyên sâu). Để xác định các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KTXH của địa
phương trong nghiên cứu của luận án, tác giả dựa theo cách tiếp cận có tính phổ biến phản
ánh trình độ phát triển KTXH của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương và thường được
sử dụng để so sánh trình độ phát triển KTXH giữa các quốc gia cũng như địa phương
trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Do vậy giới hạn phạm vi nghiên cứu về
nội dung tác động của FDI tác giả lựa chọn 9 chỉ tiêu đó là: tổng sản phẩm trong tỉnh
(GRDP), chỉ số phát triển con người (HDI), CCKT, đô thị hóa, CNSX, hiệu quả vốn đầu
tư xã hội, độ mở thương mại, việc làm và môi trường.


4

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án hệ thống, luận giải lý luận về phát triển KTXH địa phương, những
vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm, vai trò, cơ chế và sự tác động của FDI đến phát
triển KTXH địa phương trong hội nhập KTQT về các chỉ tiêu: TTKT, phát triển con
người (HDI), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, CNSX, hiệu quả vốn đầu tư xã
hội, xuất nhập khẩu, việc làm, môi trường. Quy trình và phương pháp thu thập, xử lý
số liệu thực tiễn về FDI và các chỉ tiêu phát triển KTXH tỉnh Hải Dương của đề tài
luận án được thực hiện cụ thể như sau:

4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận án sử dụng số liệu thứ cấp. Để thu thập
số liệu thứ cấp tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp số liệu về FDI, GRDP, thu

ngân sách, lao động, thu nhập, chỉ số phát triển con người (HDI), cơ cấu kinh tế, dân
số đô thị, VĐT cho lao động, hiệu quả VĐT xã hội, xuất nhập khẩu và môi trường tại
các sở, ban ngành, KCN của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn từ năm 1997-2016.
Nguồn gốc các tài liệu được chú thích rõ ràng.

4.2. Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1. Phương pháp phân tích định tính
Từ số liệu thực tiễn về các chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương trong
giai đoạn 1997- 2016, tác giả sử dụng các phương pháp sau để tiến hành phân tích:
(1) Phương pháp thống kê mô tả
Là nghiên cứu mô tả mối quan hệ giữa FDI với các chỉ tiêu phát triển KTXH
bằng các bảng thống kê, các loại đồ thị toán học số liệu thu thập được. Phương pháp
này được dùng để tính, đánh giá các kết quả thu thập từ các số liệu thứ cấp.
(2) Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp
Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối cũng như số tuyệt đối nhằm
chỉ ra xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so
sánh, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa FDI với các chỉ tiêu phát triển KTXH của
Hải Dương giai đoạn từ năm 1997 - 2016.

4.2.2. Phương pháp phân tích định lượng
Tác giả đã sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), phương pháp
ARDL theo Pesasan và cộng sự (2001) có nhiều ưu điểm, “Thứ nhất, trong trường
hợp số lượng mẫu nhỏ, mô hình ARDL là cách tiếp cận có ý nghĩa thống kê hơn để


5

kiểm định tính đồng liên kết; Thứ hai, phương pháp ARDL không ước tính hệ phương
trình, thay vào đó, chỉ ước tính một phương trình duy nhất; Thứ ba, các kỹ thuật đồng
liên kết khác yêu cầu các biến hồi quy được đưa vào liên kết có độ trễ như nhau thì

trong cách tiếp cận ARDL, các biến hồi quy có thể dung nạp các độ trễ tối ưu khác
nhau; Thứ tư, nếu dữ liệu không đảm bảo về thuộc tính nghiệm đơn vị hay tính dừng,
mức liên kết I(1) hoặc I(0) thì áp dụng thủ tục ARDL là thích hợp nhất cho nghiên cứu
thực nghiệm”. Vì vậy, để lượng hóa tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển
KTXH của HD giai đoạn từ năm 1997 - 2016, tác giả sử dụng mô hình ARDL.
Trên cơ sở số liệu thực tế được thu thập về các chỉ tiêu KTXH của Hải Dương
từ năm 1997 - 2016, để kiểm định tác động của FDI đến các chỉ tiêu KTXH của tỉnh,
với công cụ kỹ thuật hỗ trợ phân tích là phần mềm Eview 9, kiểm định tác động của
FDI đến 9 tiêu chí đo lường: (1) Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP), (2) Vốn đầu tư
trong tỉnh, (3) Độ mở thương mại, (4) Việc làm, (5) Hiệu quả sử dụng VĐT toàn xã
hội, (6) Vốn đầu tư cho lao động, (7) Dân số đô thị, (8) Tỷ trọng lĩnh vực CN&XD,
(9) Tỷ trọng lĩnh vực TM&DV.

5. Những điểm mới và đóng góp của luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án luận giải cơ sở lý thuyết về cơ chế tác động của FDI đến phát triển
KTXH địa phương, theo đó tác động của FDI có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trên
cơ sở đó luận giải tác động của FDI đến 9 chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KTXH của
địa phương được lựa chọn là: TTKT, hiệu quả VĐT xã hội, CCKT, độ mở thương
mại, CNSX, việc làm, đô thị, phát triển con người và môi trường, đồng thời phân tích
một số vấn đề xã hội phát sinh khi có sự hiện diện của FDI như: những tiêu cực về
lao động, chuẩn mực đạo đức, bất bình đẳng XH và hạn chế của FDI là chuyển giá.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống mô tả chi tiết thực trạng mối quan hệ giữa FDI
với một số chỉ tiêu đo lường sự phát triển KTXH của tỉnh HD giai đoạn 1997 - 2016
bằng các bảng thống kê, các loại đồ thị toán học các số liệu thu thập được. Thông
qua đó bước đầu có những nhận định sơ bộ về tác động của FDI đến sự phát triển
KTXH của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016. Đồng thời luận án tổng hợp, hệ
thống các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và của tỉnh Hải
Dương giai đoạn 1997- 2016 theo tiến trình lịch sử. Đặc biệt làm rõ một số nội dung

cơ bản của các chính sách về đầu tư trong đó có FDI của Hải Dương, qua đó thấy
được sự vận dụng các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào
điều kiện cụ thể của tỉnh Hải Dương.


6

Thứ hai, Luận án áp dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để kiểm
định sự tác động của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 2016. Kết quả kiểm định cho thấy, FDI đã có tác động tích cực trực tiếp hoặc gián
tiếp đến độ mở thương mại, mở rộng xuất nhập khẩu, thúc đẩy quá trình đô thị hóa
cả trong ngắn hạn và dài hạn, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất trong ngắn hạn.
Tuy nhiên FDI đã có tác động lan tỏa tiêu cực đến hiệu quả sử dụng VĐT trong dài
hạn, phát triển CN&XD cả trong ngắn hạn và dài hạn, được biểu hiện khi có sự
hiện diện của FDI đã lấn át đầu tư phát triển các DN nội địa, có thể là thu hẹp quy
mô sản xuất và lĩnh vực kinh doanh, phá sản, thôn tính các DN nội địa, qua đó
trong dài hạn sẽ tác động làm giảm việc làm cho người lao động. Từ kết quả nghiên
cứu thực tiễn luận án cho rằng để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động
tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương trong thời gian tới, trước
hết, đối với các dự án FDI đang hoạt động cần tăng cường công tác quản lý nhà
nước và khuyến khích mở rộng liên kết với các DN nội địa, thứ hai, đối với việc
thu hút FDI cần có chọn lọc theo địa bàn, lĩnh vực, ngành nghề, trình độ kỹ thuật,
đối tác đầu tư gắn với chất lượng và hiệu quả, tăng cường sự liên kết giữa DN FDI
và DN trong nước, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Những đề xuất mới về giải pháp
Luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp để tăng cường tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh HD đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030. Đó là nhóm giải pháp về môi trường đầu tư KD gồm 5 giải pháp
cụ thể, nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài gồm 5 giải pháp cụ thể
và nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI gồm 2 giải
pháp cụ thể. Đồng thời, luận án phân tích một số điều kiện cơ bản thuộc về Quốc hội,

Chính phủ và các bộ ngành để thực hiện các giải pháp đề xuất.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận
án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Lý luận về tác động của FDI đến phát triển KTXH địa phương
Chương 3: Thực trạng tác động của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương
Chương 4: Giải pháp tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực
của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương.


7

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội
- Kojima Kiyoshi (1973), “A Macroeconomic Approach to Foreign Direct
Investment” Hitotsubas Journal of Econometrics, 14 (1), pp. 1-21. Học thuyết đã phân
chia FDI thành hai hình thức: FDI định hướng thương mại (Nhật Bản) và FDI chống
lại thương mại (Mỹ). Ông cho rằng FDI sẽ thúc đẩy việc nâng cấp cơ cấu công nghiệp
của cả hai bên và do đó thúc đẩy thương mại giữa hai nước. Đồng thời đã chỉ ra mối
liên kết giữa FDI và sự TTKT, sự vận động của FDI có thể dẫn đến sự mở rộng sản
xuất đến điểm cân bằng mới, tuy nhiên FDI, thông qua việc đào tạo và CGCN, có ảnh
hưởng từ từ đối với việc tăng cường NLCT của ngành công nghiệp đặc thù tại quốc gia
sở tại và cuối cùng là nâng cao khả năng sản xuất của ngành CN đó. Ngoài ra, hình
thức FDI theo xu hướng thương mại (Nhật Bản) và ngược lại mục đích thương mại
(Mỹ) có thể cùng xuất hiện trong một quốc gia, hoặc trong cùng một ngành.
- Borensztein, E., De Gregorio, J., and Lee, J.W (1998), “How Does Foreign
Direct Investment Affect Economic Growth?”, Journal of International Economics.

45, pp 115-135. Nghiên cứu phân tích mô hình mối quan hệ giữa sự TTKT với FDI và
các nhân tố cơ bản ở các nước đang phát triển. Kết quả phân tích tác giả đề xuất mô
hình thực nghiệm: g = c0 + c1FDI + c2FDI*H + c3H + c4Y0 +c5A. Trong đó: g là
TTKT, H là nguồn vốn nhân lực, Y0 là GDP trên đầu người, A là một tập hợp các biến
khác ảnh hưởng đến TTKT (gồm các biến kiểm soát và chính sách thường là các yếu
tố quyết định tăng trưởng trong các nghiên cứu xuyên quốc gia, như chi tiêu của chính
phủ, chi phí không chính thức, thước đo bất ổn chính trị, lạm phát và thước đo chất
lượng của các tổ chức). Biến FDI tính bằng tỷ lệ so với GDP.
- Đào Thị Bích Thủy (2012), “Tác động của FDI đến TTKT trong mô hình nền
kinh tế đang phát triển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và KD số 28,tr193‐199.
Nghiên cứu phân tích mô hình sự vận hành của nền kinh tế bao gồm hai khu vực SX là
trong nước và nước ngoài với hàm SX Cobb-Douglas, đã cho thấy tầm quan trọng của
vốn nhân lực như một nhân tố quyết định sự thành công của FDI đến TTKT. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra cách thức phân bổ đầu tư sẽ đem lại những kết quả khác nhau.
Việc lựa chọn cách thức phân bổ tùy thuộc vào mục tiêu. Nếu mục tiêu của nền kinh tế
là tăng trưởng cao thì nên tập trung nguồn lực đầu tư cho vốn nhân lực. Còn nếu mục
tiêu là tạo nhiều việc làm cho LĐ phổ thông thì nên tập trung nguồn lực đầu tư cho


8

vốn vật chất. Tuy nhiên, khuôn khổ mô hình nghiên cứu còn hạn chế chưa tính đến
tiến trình công nghệ và kênh CGCN thông qua FDI.

1.1.2. Các nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội ở các
nước đang phát triển trên thế giới và khu vưc
- Masia Tshepo (2014), “The impact of foreign direct investment on Economic
Growth and Employment in South Africa: A time series analysis”. Bài viết ước lượng
ảnh hưởng của FDI đến PTKT và việc làm ở Nam Phi trong giai đoạn từ năm 1990 –
2013, sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian,

kiểm định đồng tích hợp Johasen để kiểm định quan hệ ổn định lâu dài giữa các biến,
kiểm định quan hệ nhân quả để thiết lập quan hệ nhân quả giữa các biến, đã chỉ ra việc
làm và GDP đứng yên tại bước đầu tiên, trong khi FDI đứng yên ở bước tiếp theo.
Kiểm định đồng tích hợp khẳng định tồn tại quan hệ nhân quả của FDI đến GDP và
của FDI đến việc làm giai đoạn 1990-2013 Nam Phi.
- Dr. Sauwaluck Koojaroenprasit (2012), “The Impact of Foreign Direct
Investment on Economic Growth: A Case Study of South Korea”, kiểm tra tác động
của FDI đến TTKT ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-2009, sử dụng phương trình kinh tế
lượng: g = a+b1I+b2FDI+b3L+b4X+b5H+c1FDI*I+c2FDI*H+c3FDI*X+e. Trong đó: g
= tốc độ tăng trưởng GDP thực tế; I = vốn đầu tư trong nước; L = việc làm; X = xuất
khẩu; H = nguồn nhân lực. Nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ của
FDI đối với TTKT của Hàn Quốc, đối với nguồn nhân lực, việc làm và xuất khẩu,
trong khi đầu tư trong nước tác động không đáng kể đến TTKT của Hàn Quốc. Mối
tương quan của FDI - nguồn nhân lực và FDI - xuất khẩu chỉ ra rằng sự chuyển dịch
công nghệ và kinh nghiệm ảnh hưởng xấu đến TTKT của Hàn Quốc.
- Basem Mohammed Louzi & Abeer Abadi (2011), “The Impact of Foreign
Direct Investment on Economic Growth In Jordan”, xem xét quan hệ giữa FDI với
TTKT của Jordan, dựa trên dữ liệu thu thập từ năm 1990 đến 2009. Sử dụng hàm SX:
GDP = B0FDIB1DINB2TPB3U, trong đó: GDP ở dạng log, FDI theo %, DIN đầu tư
trong nước (ở dạng log), TP là tự do hóa TM (ở dạng log), U là sai số ngẫu nhiên, cho
thấy FDI đồng thời ảnh hưởng đến TTKT, đầu tư trong nước và tự do hóa TM.
- Rui Moura và Rosa Forte (2010), “The Effects of Foreign Diect Investment on
the Host Country Economic Growth - Theory and Empirical Evidence”, Research
Work in Progress, N.390, tác giả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của FDI đến
KTXH của nước tiếp nhận đầu tư của 08 nước phát triển và 41 nước đang phát triển.
Kết quả cho thấy, FDI vừa có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến phát triển KTXH của


9


nước tiếp nhận đầu tư và ảnh hưởng của FDI đến TTKT phụ thuộc nhiều vào các điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...của nước nhận đầu tư. Do vậy nhà nước có
một vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng FDI. Nhà nước cần có những chính sách
đối với FDI phù hợp tạo ra những điều kiện cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả của
FDI. Mặt khác cần phải có sự chọn lựa các DAĐT có hiệu quả tốt nhất.
- OECD (2008), “The social impact of foreign direct investment”. Bài viết đã
đánh giá vai trò của FDI đối với kinh tế thế giới ngày càng tăng lên nhanh chóng. Tổng
nguồn vốn của FDI từ 8% tổng GDP nền kinh tế thế giới năm 1990 đã tăng lên 26%
trong năm 2006. Từ giữa những năm 1990, FDI trở thành nguồn chính, chủ yếu đầu tư
vào các nước đang phát triển. FDI tạo ra việc làm, mức thu nhập cao cho người LĐ
trong nước, chuyển giao công nghệ hiện đại cho DN nước sở tại, đẩy mạnh cạnh tranh
của các DN trong nước để phát triển. Tại các nước đang phát triển, DN FDI trả lương
cho người LĐ cao hơn so với các DN trong nước và tăng lương bình quân cho người LĐ
trong ngắn hạn. Điều này đã có hiệu ứng lan tỏa đến các DN trong nước. Những lợi ích
tiềm ẩn của FDI còn phụ thuộc vào lợi ích của DN và công nhân trong nước được hưởng
từ dòng vốn này. Để FDI thúc đẩy PTKT tốt nhất, chính phủ cần phải hạn chế các thủ
tục pháp lý rườm rà cản trở FDI, chú trọng đến chất lượng các dự án FDI bên cạnh việc
đẩy mạnh thu hút FDI, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra.
- OECD-ILO Conference On Corporate Social Responsibility, Report (2008),
“The Impact of Foreign Direct Investment On Wages And Working Conditions”,
OECD Conference Centre, Paris, France, tổng kết tác động của FDI đến thị trường
LĐ và chỉ ra các tập đoàn đa quốc gia (MNEs) có xu hướng tăng tiền lương cho LĐ
trong các DNFDI, kéo theo sự tăng tiền lương của LĐ nội địa tham gia vào chuỗi cung
ứng của các DNFDI. Được thể hiện rõ nét ở các nước đang phát triển so với các nước
phát triển, là do khoảng cách về công nghệ giữa DNFDI và DN trong nước lớn.
- Joseph Magnus Frimpong and Eric Fosu Oteng-Abayie (2006), “Bivariate
causality analysis between FDI inflows and economic growth in Ghana”. Bài viết chỉ ra
quan hệ nhân quả giữa FDI và TTKT ở Ghana, với mô hình kinh tế lượng:
lnGDPGRt = γ0 +
lnFDIt = γ0 +


+
+

+ ε1t
+ ε2t

Trong đó: lnGDPGR và lnFDI tương ứng là logarit tự nhiên của GDP và FDI. k
là thứ tự lag tối ưu, d là tối đa hội nhập của các biến trong các hệ thống và ε1 và ε2 là sai
số. Dữ liệu thu thập được phân thành 3 trường hợp: (1) Giai đoạn từ năm 1970-2002; (2)
Giai đoạn từ năm 1970-1983 sự bất ổn chính trị và kinh tế suy thoái; (3) Giai đoạn từ


10

năm 1984-2002 sự ổn định chính trị và kinh tế. Kết quả cho thấy FDI không có quan hệ
với TTKT cho hai giai đoạn 1970 - 2002 và giai đoạn 1970 - 1983, giai đoạn 1984 2002, FDI tác động đến tăng trưởng GDP của Ghana, nhưng tăng trưởng GDP không có
tác động thu hút FDI. Do đó để thu hút FDI là chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,
tổ chức, quản trị, khuôn khổ pháp lý, CNTT, hệ thống thuế ... của Ghana.
- Sarumi Adewumi (2006), The Impact of FDI on Growth in Developing
Countries An African Experience, Luận văn thạc sĩ Trường KD Quốc tế, ĐH
Jonkoping, phân tích tác động của FDI đến TTKT ở các nước châu Phi bằng phương
pháp phân tích đồ họa và hồi quy, sử dụng mô hình: Ŷt = α + α1Ŷt-1 + α2Ŷt-2 +
β1fdit-1 + β2fdit-2 + εt. Trong đó: fdi = FDI/GDP. Dữ liệu của 11 quốc gia Châu Phi,
chuỗi thời gian từ năm 1970-2003. Kết quả chỉ ra đóng góp của FDI đến TTKT là tích
cực ở hầu hết các quốc gia, tuy nhiên tác động của FDI đến TTKT không đáng kể.
- Har Wai Mun, Teo Kai Lin và Yee Kar Man (2006), “FDI and Economic
Growth Relationship: An Empirical Study on Malaysia”, Nghiên cứu Kinh doanh
Quốc tế, Vol.1, số 2, trang 11-18. Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến TTKT ở
Malaysia giai đoạn 1970-2005, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và mô hình ước lượng

OLS, đã chỉ ra khi tăng FDI 1% sẽ dẫn đến sự gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP là
0,046072. Hơn nữa, khi FDI tăng 1%, cũng tăng trưởng GNI là 0,044877%.
- Judith M. Dean, Mary E. Lovely và Hua Wang (2004), “Foreign Direct
Investment and Pollution Havens: Evaluating the Evidence from China”. Tác giả
nghiên cứu quan hệ giữa FDI với ô nhiễm môi trường, được nghiên cứu thực nghiệm
tại Trung Quốc, sử dụng mô hình lý thuyết ước tính logarit có điều kiện và mô hình
logarit đa thức lồng nhau, để phân tích tác động của FDI đến môi trường, dữ liệu được
thu thập từ 2886 dự án SX liên doanh trong thời gian 1993-1996 của tất cả các nước,
đã chỉ ra, VĐT từ các nước đang phát triển ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường,
tuy nhiên VĐT từ các nước phát triển không ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường;
- Imad A. Moosa (2002), “Foreign Direct Investment, Theory, Evidence and
Practice”, Palgrave, New York, tác giả đã chỉ ra “FDI di chuyển vào các ngành góp
phần phát triển các ngành có lợi thế so sánh, có lợi nhuận cao và các ngành có khả
năng cạnh tranh cao, là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát
triển trong nước”. Giai đoạn đầu của quá trình CNH, các nước đang phát triển
thường thu hút FDI vào các ngành sử dụng nhiều LĐ. Song, những năm gần đây
khu vực CN&DV có xu hướng thu hút FDI nhiều hơn khu vực nông nghiệp, góp
phần chuyển dịch CCKT theo hướng phù hợp hơn trong quá trình CNH, đồng thời,


11

chuyển dịch CCLĐ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực CN&DV. Tuy nhiên, nếu
chính phủ các nước không có định hướng tốt dễ gây mất cân đối về ngành kinh tế;
- Vaitsos, C.V. (1976), “Employment Problems and Transnational Enterprises
in Developing Countries: Distortions and Inequality”, International Labour Office,
World Employment Programme Research, Working Paper, tác giả đã phân tích những
ảnh hưởng về việc làm của MNCs bằng cách tham chiếu đến bốn đặc điểm: quy mô, sự
tập trung, yếu tố nước ngoài, và sự chuyển dịch ngôn ngữ và đưa ra bằng chứng để chỉ
ra rằng toàn bộ những ảnh hưởng về việc làm của MNCs ở nước sở tại là tương đối nhỏ;


1.1.3. Các nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Hồ Đắc Nghĩa (2014), “Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học KTQD. Luận án sử dụng
mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) để phân tích thực nghiệm quan hệ của FDI và TTKT
Việt Nam giai đoạn 1990-2012, lựa chọn các biến đại diện trong mô hình: GDP, FDI,
KAP (vốn trong nước), OPEN (độ mở nền kinh tế), EM (lao động), HK (số lượng học
sinh tốt nghiệp THPT), LIB (khủng hoảng tài chính). Sử dụng phương pháp bán tham
số của Levinsohn-Petrin đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các DN trong nước. Sử dụng
mô hình hồi quy GMM trên số liệu mảng. Tuy nhiên, chưa xem xét mặt tiêu cực của
FDI mà chỉ tập trung chủ yếu vào các tác động tích cực của FDI. Hơn nữa chưa nghiên
đầy đủ các tác động của FDI tới các yếu tố KTXH khác.
- Nguyễn Minh Tiến (2014), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế ở các vùng của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, sử dụng
hàm SX Cobb-Douglas và các nghiên cứu mở rộng thể hiện nhân tố FDI trong lý
thuyết gốc về TTKT. Mô hình phân tích và xử lý dữ liệu thực hiện dựa trên cơ sở hồi
quy theo phương pháp GMM sai phân. Đồng thời khai thác phương pháp hồi quy các
vector đồng liên kết dài hạn và đặc tính năng động trong ngắn hạn của PMG và có kết
quả là “FDI có tác động dương đến TTKT ở cấp độ riêng vùng, liên kết vùng và tổng
hợp vùng ở Việt Nam, thể hiện rõ tính hội tụ và đặc trưng của tăng trưởng Việt Nam ớ
các cấp không gian nghiên cứu khác nhau”.
- Nguyễn Thị Thoa (2014), “Ảnh hưởng của FDI tới đô thị hoá theo hướng
bền vững ở Đà Nẵng”, Luận án tiến sĩ, Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT.
Luận án đề xuất các chỉ tiêu đánh giá tác động của FDI tới ĐTH theo hướng bền
vững, sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích thống kê thông qua các chỉ tiêu để
đánh giá ảnh hưởng của FDI tới ĐTH của thành phố Đà Nẵng.


12


- Hà Quang Tiến (2014), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận án tiến sĩ, Học viện CTQG HCM. Tác giả
phân tích, đánh giá ảnh hưởng của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 1997- 2014, qua các chỉ tiêu “tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công
nghệ sản xuất, kết cấu hạ tầng, mở rộng kinh tế đối ngoại, thu ngân sách, việc làm, môi
trường”. Tuy nhiên, Luận án mới chỉ dừng lại trên góc độ phân tích thống kê mô tả định
tính, chưa đi sâu phân tích định lượng tác động của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh.
- Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013), “Tác động của hội nhập quốc tế lên bất
bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại
học KTQD. Sau khi lượng hóa tác động của HNQT đến bất bình đẳng nông thôn thành thị tại Việt Nam. Luận án đánh giá xuất khẩu/GDP càng tăng càng giảm chênh
lệch thu nhập giữa hai khu vực này. Nhưng FDI/GDP càng tăng thì càng tăng chênh
lêch thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam, nguyên nhân, do FDI chủ yếu đầu tư
vào khu vực thành thị có cơ sở hạ tầng tốt hơn khu vực nông thôn.
- Trần Quang Thắng (2012), “Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư
trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ, Trường Đại học KTQD. Luận án phân tích những vấn đề KTXH nảy sinh do
FDI của một số nước châu Á đó là: “(i) Tạo sức ép cạnh tranh với DN trong nước; (ii)
làm mất cân đối ngành, vùng kinh tế; (iii) xuất hiện tình trạng chuyển giá; (iv) chuyển
giao công nghệ lạc hậu; (v) gây ô nhiễm môi trường sinh thái; (vi) những bất cập về
điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người LĐ; (vii) Tranh chấp giữa người sử dụng
LĐ và người LĐ; (viii) nguy cơ thâm hụt thương mại”.
- Nguyễn Thị Thìn (2012), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Học viện
KHXH Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp thống kê, mô hình hóa, phân tích đại
lượng, so sánh - phân tích - tổng hợp để làm rõ tác động của FDI đến NLCT của các
nước đang phát triển, chưa phân tích định lượng ảnh hưởng của FDI đến NLCT;
- Nguyễn Tiến Long (2011), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học KTQD, Tác giả
nghiên cứu tương quan giữa FDI với chuyển dịch CCKT của địa phương, sử dụng
phương pháp định lượng xác định tác động của FDI tới chuyển dịch CCKT của tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 1993 - 2009. Các biến trong hàm đánh giá mức độ chuyển dịch
CCKT (hệ số cosφ) được chọn thông qua phân tích tương quan. Tuy nhiên nghiên cứu
không xem xét tác động tổng thể phát triển KTXH của Thái Nguyên như: NLCT, khoa
học công nghệ, thu ngân sách, việc làm, HDI, môi trường, xuất khẩu...


13

- Nguyễn Tấn Vinh (2011), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP HCM”, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế - Luật,
ĐHQG TP HCM. Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá vai trò và
những hạn chế của FDI với chuyển dịch CCKT - xã hội, sử dụng hồi quy đa biến để
đánh giá ảnh hưởng của FDI đến chuyển dịch CCKT ngành. Tác giả sử dụng mô hình
TTKT của Robert Solow và sử dụng hàm SX, Cobb - Douglas Yt= Ktα (AtLt)1 - α (0 <α
<1), để phát triển sang dạng mô hình kinh tế lượng cho TTKT ngành. Tuy nhiên chưa
xem xét tác động tổng thể đến phát triển KTXH của TP HCM như: NLCT, khoa học
công nghệ, thu ngân sách, việc làm, HDI, môi trường, xuất khẩu.
- Bùi Thúy Vân (2011), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển
dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng đồng bằng Bắc bộ”, Luận án tiến sĩ, trường Đại
học KTQD, tác giả phân tích quan hệ của FDI với xuất nhập khẩu và chỉ ra, “nếu như
FDI có mục tiêu tiêu thụ ở nước nhận FDI thì không ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất
khẩu của nước nhận FDI, còn nếu FDI có mục tiêu SX hàng hóa phục vụ nhu cầu của
nước xuất khẩu FDI, thì sẽ có có tác động tăng trưởng xuất khẩu của nước nhận FDI,
đồng thời còn có tác động đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng
tỷ trọng của hàng xuất khẩu đã qua chế biến”.
- Nguyễn Trọng Hải (2008), “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích
hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học KTQD. Luận án sử dụng phương pháp đồ thị không gian ba chiều để
phân tích nhân tố, phương pháp chỉ số mở rộng để phân tích hiệu quả kinh tế, đề xuất
một số mô hình phân tích tương quan giữa FDI với một số nhân tố như: hiệu quả sử

dụng LĐ, giá trị gia tăng của FDI, thu ngân sách, giá trị XK.
- Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Dự án SIDA: “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính
sách để thực hiện chiến lược phát triển KTXH của Việt Nam thời kỳ 2001-2010”, Nxb
Khoa học kỹ thuật. Tác giả sử dụng mô hình lý thuyết là mô hình tăng trưởng nội sinh
để đánh giá tác động của FDI đến một số ngành kinh tế ở Việt Nam, đã chỉ ra tác động
tràn của FDI và những đề xuất để xuất hiện tác động tràn của FDI và nâng cao khả năng
hấp thụ của các DN trong nước. Tuy nhiên, những vấn đề về FDI đến phát triển KTXH
chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt không đề cập cụ thể đối với tỉnh Hải Dương.
- Vương Toàn Thu Thủy (2016), “Đánh giá tác động của FDI và việc gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đến TTKT thành phố Hải Phòng giai đoạn 19892015”, Tạp chí KHCN Hàng hải, số 47 , 8/2016, tr 59-63. Tác giả sử dụng mô hình với
02 biến giải thích FDI và WTO cùng biến phụ thuộc GDP và chỉ ra xét trong giai đoạn


14

1989-2015, FDI vào Hải Phòng là nhân tố chính làm gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP,
việc gia nhập WTO (2007-2015) chưa thúc đẩy TTKT của Hải Phòng do thời điểm
Việt Nam gia nhập trùng với thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó, cần có
nhiều thời gian hơn trong việc đánh giá hiệu quả của gia nhập WTO đối với Việt Nam.
- Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016), “Mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và FDI tại Khánh Hòa”. Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ, số 44
(2016) tr 28-38. Tác giả đã phân tích quan hệ giữa TTKT và FDI tại Khánh Hòa, sử
dụng phân tích định tính kết hợp định lượng, bằng mô hình tự hồi quy vector Var,
kiểm định nhân quả Granger thông qua 5 biến số kinh tế làm đại diện là tổng sản
phẩm trên địa bàn Khánh Hòa, FDI, lao động, nguồn nhân lực và độ mở thương mại,
nghiên cứu chỉ ra giữa TTKT và FDI ở Khánh Hòa có quan hệ nhân quả một chiều,
TTKT có tác động tích cực đến thu hút FDI, tuy vậy chưa tìm thấy sự ảnh hưởng của
FDI đến TTKT, kết quả cũng chỉ ra nguồn nhân lực có tác động thuận chiều đến
GRDP và FDI, chưa phát hiện độ mở thương mại ảnh hưởng đến TTKT và FDI.

- Đinh Đức Trường (2015), “Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học QGHN, Tập 31, số 5
(2015) tr 46-55. Nghiên cứu thực hiện điều tra “80 DN FDI tại 5 tỉnh thành có số
lượng vốn và dự án FDI nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, TPHCM,
Đồng Nai và Bình Dương để đánh giá các khía cạnh quản lý môi trường DN như nhận
thức các vấn đề môi trường, mức độ tuân thủ qui định môi trường, công nghệ xử lý
chất thải, chi phí môi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi môi trường DN”.
Từ đó, đề xuất các số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu vực FDI.
- Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên và Bùi Quang Tuyến (2014), “Ảnh hưởng
của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1990-2013 bằng mô hình
ARDL”, Tạp chí KH&ĐT, số 01 tr59‐67. “Mô hình ARDL được sử dụng để đánh giá
ảnh hưởng giữa FDI và GDP có tính đến các tác động trễ và chỉ ra FDI có ảnh hưởng
tích cực tới TTKT với độ trễ 1 năm. Vốn FDI thực hiện giải thích gần 16% sự thay đổi
về GDP”. Tuy nhiên bị giới hạn trong một phạm vi nhất định: Thứ nhất, không có cơ
cở dữ liệu về FDI và GDP của từng địa phương nên chưa thể có kết luận về chất lượng
FDI cho từng địa phương; Thứ hai, chưa khai thác được cơ sở dữ liệu về VĐT của DN
FDI cho các ngành có hàm lượng công nghệ khác nhau. Vì vậy chưa đưa ra được các
so sánh về chất lượng FDI tới TTKT, đây là những vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ cần
tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo khai thác được những cơ sở dữ liệu để nghiên
cứu sâu hơn về tác động của FDI tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt của Hải Dương.


15

- Nguyễn Thị Tuệ Anh và Vũ Thị Như Hoa (2014), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
và năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, Tạp chí KHXH Việt Nam, số 3(76), tr 25-37. Tác
giả phân tích đóng góp của FDI vào NLCT quốc gia qua chỉ tiêu tổng hợp là chỉ tiêu
năng suất lao động và một số chỉ tiêu trung gian là đầu tư và xuất nhập khẩu, cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài ra, FDI còn đóng góp gián tiếp thông qua tác động
làm tăng các yếu tố thành phần, làm tăng hiệu quả của nền kinh tế như CGCN, tăng

công nghệ sẵn có trong nước và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
- Phạm Văn Quyết (2011), “Đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam: Vai trò
của yếu tố đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Xã hội học, số 3(115), tr 18-27. Tác giả đã
chỉ ra giữa FDI và quá trình đô thị hóa, CNH luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động tương hỗ nhau. Đó là mối quan hệ thuận chiều theo hướng cùng tăng và cùng
giảm: ở khu vực nào, ở tỉnh nào FDI cao, khả năng thu hút nguồn vốn này tốt thì
tốc độ đô thị hóa, CNH cũng tăng nhanh tương ứng và ngược lại.
Phạm Thị Phương Loan (2011), “FDI tác động như thế nào đến thu nhập và
phát triển con người tại Việt Nam”, Tạp chí KH&ƯD, số 14-15, tr57-59, nghiên cứu:
“(1) tác động của FDI đối với TTKT với chỉ số đại diện là thu nhập BQ đầu người; (2)
tác động của FDI đối với an sinh XH với chỉ số đại diện HDI”, sử dụng mô hình hồi
quy tuyến tính hai phương trình với FDI là biến độc lập với biến phụ thuộc tương ứng
là lngperca (thu nhập BQ đầu người được lấy logarit) và HDI, đó là: Phương trình:
lngpercat = α + γ1 FDIt + εt và HDIt = β + γ2 FDIt + υt, đã chỉ ra FDI đóng góp vào sự
thay đổi của thu nhập BQ đầu người nhiều hơn vào phát triển con người. Tuy nhiên,
bài viết chưa đề cập đến độ trễ của biến độc lập FDI đối với các biến phụ thuộc.
- Sajid Anwar, Lan Phi Nguyen (2011), Foreign direct investment and export
spillovers: Evidence from Vietnam. International Business Review 20(2011) 177-193.
Nghiên cứu FDI và thương mại ở Việt Nam bằng phương pháp định lượng từ dữ liệu
của 19 đối tác thương mại lớn của Việt Nam giai đoạn 1990-2007, thực nghiệm bổ
sung mối liên kết giữa FDI và xuất khẩu; FDI và nhập khẩu, tác giả kiểm tra FDI và
lan truyền xuất khẩu ở Việt Nam có thể đem lại lợi ích DN trong nước thông qua việc
hình thành các liên kết giữa các công ty, xem xét tác động của liên kết ngang và dọc
giữa DN trong nước và nước ngoài về (i) các quyết định của DN trong nước để XK và
(ii) tỷ trọng XK của DN trong nước. Phân tích cho thấy mối liên kết ngang đã dẫn đến
hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu góp phần định hướng xuất khẩu tại Việt Nam.
- Trần Minh Tuấn (2010), “Tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam
trong những năm qua”, Tạp chí QLKT, số 35 (8+9/2010), tr 50-60, chỉ ra 5 tác động
tích cực của FDI đến PTKT của Việt Nam “(1) FDI đóng góp tăng truởng, chuyển dịch



16

CCKT, (2) FDI tăng VĐT xã hội mở rộng nguồn thu cho NS, (3) FDI tăng cường năng
lực SX CN và kim ngạch XK, (4) FDI giải quyết việc làm và chất lượng nguồn nhân
lực và (5) FDI thúc đẩy CGCN” và 5 tác động xấu của FDI là: “(1) Hiệu quả đầu tư và
chất lượng tăng trưởng thấp, (2) FDI có thể tạo ra sự thâm hụt TM, (3) FDI có thể gây
ra sự mất cân đối cơ cấu nền kinh tế, (4) FDI đối với CGCN và nâng cao năng lực lao
động không như mong đợi và (5) FDI có thể gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường”.

1.2. Đánh giá tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Những vấn đề đã được giải quyết cần kế thừa
Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề “Tác động của FDI đến phát
triển KTXH” trong và ngoài nước dưới các hình thức đề tài khoa học, báo cáo khoa học,
luận án, luận văn, bài báo khoa học mà nghiên cứu sinh tiếp cận được cho thấy:
Thứ nhất, những hướng nghiên cứu chính của vấn đề đã được thực hiện
Các công trình nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu tác động của FDI đến
phát triển KTXH của nước tiếp nhận đầu tư qua các chỉ tiêu cụ thể khác nhau như:
TTKT/cơ cấu kinh tế/đô thị hoá/NLCT/chỉ số phát triển con người, kết quả nghiên
cứu cho thấy đều có sự tác động nhất định của FDI đến phát triển KTXH của nước tiếp
nhận đầu tư, mặc dù ở những mức độ khác nhau của mỗi quốc gia, do vậy chính phủ
các nước tiếp nhận FDI cần hoàn thiện các vấn đề về cơ chế, chính sách quản lý có
hiệu quả FDI, như: nâng cao chất lượng NNL, cơ sở hạ tầng, tổ chức, quản trị, khuôn
khổ pháp lý, công nghệ thông tin, hệ thống thuế...
Thứ hai, những cơ sở lý luận chính đã được áp dụng để nghiên cứu vấn đề
Cơ sở lý luận chính các công trình nghiên cứu đã được áp dụng để nghiên cứu
là: lý thuyết về FDI, lý thuyết về PTKT, lý thuyết về TTKT, lý thuyết về phát triển
KTXH, lý thuyết CCKT, lý thuyết đô thị hoá, lý thuyết năng lực cạnh tranh.
Thứ ba, những kết quả nghiên cứu chính của các công trình nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tác động của FDI đến phát triển KTXH

của nước tiếp nhận đầu tư. Nghiên cứu thực nghiệm tác động của FDI đến một số chỉ
tiêu phát triển KTXH của quốc gia/vùng (địa phương) như: tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch CCKT, đô thị hoá, NLCT, CGCN, việc làm..
Thứ tư, những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
Các công trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau
kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, để xem xét sự tác động


17

của FDI đến phát triển KTXH của một địa phương hoặc của cả nước như: phân tích
mô tả thống kê, chỉ số thống kê và sử dụng một số mô hình kinh tế lượng để đánh giá
tác động của FDI như mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR), hệ số cosφ, hàm sản xuất
Cobb - Douglas Yt= Ktα (AtLt)1 - α (0 <α <1), mô hình hồi quy tuyến tính.

1.2.2. Khoảng trống của các công trình đã công bố
Qua nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan (bao gồm trong và ngoài
nước) đến đề tài luận án được phân tích ở trên, tác giả nhận thấy: Khi có sự hiện diện
của FDI ở một quốc gia/vùng (địa phương) thì tác động (tích cực, tiêu cực) đến các chỉ
tiêu phát triển KTXH như thế nào? (gồm cả định tính và định lượng), thì chưa có công
trình nghiên cứu nào nghiên cứu đồng thời và toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn.
Đây là khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn mà các công trình nghiên cứu đã công
bố chưa đề cập đến mà NCS tiếp cận được, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn
thiện. Đặc biệt được nghiên cứu cụ thể vào đặc thù riêng tại tỉnh Hải Dương nhằm góp
phần thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh Hải Dương trong hội nhập KTQT.
Từ khoảng trống đó trong các nghiên cứu đã công bố, trong nghiên cứu của
mình, bên cạnh việc phân tích tác động tích cực của FDI, tác giả phân tích, làm rõ
các tác động tiêu cực của FDI đến sự phát triển KTXH của tỉnh HD nhằm đề xuất các
giải pháp pháp tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến

phát triển kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương” kết hợp giữa
phân tích định tính và phân tích định lượng bằng mô hình ARDL, để đánh giá tác động
của FDI đến phát triển KTXH tỉnh Hải Dương.

1.2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài luận án
Một là, Cơ chế và sự tác động của FDI đến sự phát triển KTXH của địa phương
(luận án giới hạn nội dung phân tích theo các chỉ tiêu: TTKT, chỉ số phát triển con
người (HDI), cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, công nghệ sản xuất, hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư xã hội, độ mở thương mại, việc làm và môi trường).
Hai là, kết hợp giữa phân tích định tính với áp dụng mô hình ARDL để kiểm
định tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của Hải Dương. Nhằm rút ra
những đánh giá sát thực về thực tiễn tác động của FDI đến phát triển KTXH của Hải
Dương giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2016.
Ba là, đề xuất giải pháp tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.


×