Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu cấu tạo một số loài gỗ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.68 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

HOÀNG VĂN NGỰ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CẤU TẠO MỘT SỐ LOÀI GỖ QUÝ HIẾM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

HOÀNG VĂN NGỰ
Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU CẤU TẠO MỘT SỐ LOÀI GỖ QUÝ HIẾM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K43 - QLTNR - N02
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
: Th.S Nguyễn Việt Hƣng

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiên khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày …tháng…năm 2015
Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn

Tác giả khóa luận

Hoàng Văn Ngự
Xác nhận của giảng viên phản biện


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô, lãnh đạo khoa
Lâm Nghiệp - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Em Xin chân trọng cảm ơn các hạt kiểm lâm, các cơ sở chế biến gỗ khu
vực thành phố Thái Nguyên, đã cung cấp thông tin, mẫu gỗ thí nghiệm phục
vụ cho đề tài nghiên cứu của tôi.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Việt Hưng đã quan tâm hướng
dẫn giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp đúng thời hạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Văn Ngự


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Tính chất cơ lý của gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN.170-71).......11
Bảng 4.1. Một số mẫu gỗ quý hiếm được sưu tập .......................................... 18
Bảng 4.2. Xuất xứ của các loài gỗ điều tra ..................................................... 19
Bảng 4.3. Một sỗ lĩnh vực sử dụng chủ yếu của các loài gỗ điều tra ............. 20
Bảng 4.4. Tổng hợp một số đặc điểm cấu tạo chính của gỗ ........................... 36


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mạch gỗ xếp vòng ............................................................................. 3
Hình 2.2. Mạch gỗ xếp phân tán ....................................................................... 4
Hình 2.3. Mạch gỗ xếp trung gian .................................................................... 4
Hình 2.4. Các hình thức tụ hợp của lỗ mạch..................................................... 5
Hình 2.5. Đặc điểm cấu tạo lớp của gỗ ............................................................. 8


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học......................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiến ......................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............ 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Các đặc điểm cấu tạo của gỗ [9] ............................................................. 3
2.1.1.1. Mạch gỗ ................................................................................................ 3
2.1.1.2. Tế bào mô mềm.................................................................................... 6
2.1.1.3. Tia gỗ.................................................................................................... 7
2.1.1.4. Ống dẫn nhựa ....................................................................................... 7
2.1.1.5. Cấu tạo lớp ........................................................................................... 8
2.1.1.6. Tế bào chứa chất kết tinh (thể biết)...................................................... 8
2.1.1.7. Gỗ giác - gỗ lõi ..................................................................................... 8
2.1.1.8. Gỗ sớm - gỗ muộn................................................................................ 9
2.1.2. Các cơ sở phân chia loài gỗ .................................................................... 9
2.1.2.1. Phân chia theo mục đích sử dụng......................................................... 9


vi

2.1.2.2. Phân loại theo tính chất cơ lý.TCVN.170-71..................................... 11
2.1.2.3. Phân chia theo nhom thương phẩm.................................................... 11
2.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................. 13
2.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 13
2.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 13
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 15
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15
3.2. Phạm vi Nghiên cứu ................................................................................. 15

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp thu thập mẫu.................................................................... 15
3.4.2. Phương pháp xác định cấu tạo gỗ ......................................................... 16
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 17
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 18
4.1. Điều tra và thu thập mẫu gỗ ..................................................................... 18
4.2. Cấu tạo một số loài gỗ được thu thập ...................................................... 21
4.2.1. Gỗ cẩm xe (Xylia dolabriformis Benth) ............................................... 21
4.2.2. Gỗ Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) ......................................... 22
4.2.3. Gỗ Nghiến (Parapentace tonkinensis Gagnep) ..................................... 23
4.2.4. Gỗ Pơ mu (Fokienia hodginsii A.Henry et Thomas) ............................ 24
4.2.5. Chò chỉ .................................................................................................. 25
4.2.6. Sến mật (Fassia pasquieri H.Lec) ......................................................... 26
4.2.7. Lát (Chukrasia tabularis A.juss)............................................................ 27
4.2.8. Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) ........................................................ 28
Trai lý (Garcimia fagraceides A.Chev). .......................................................... 29


vii

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 39
5.1. Kết luận .................................................................................................... 39
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết gỗ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của
con người. Gỗ thường sử dụng để làm nội thất, thủ công mỹ nghệ, trong các
công trình xây dựng, đóng thuyền… tùy vào từng gỗ mà có mục đích sử dụng
khác nhau. Song việc nhận biết về gỗ không phải ai cũng biết.
Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lâm sản và lâm sản
ngoài gỗ, các giá trị phòng hộ môi trường của rừng, bảo tồn đa dạng sinh
học… Vai trò điều tiết nguồn nước của rừng được thể hiên ở sự giảm dòng
chảy mặt và tăng lượng nước thấm vào đất, tăng dòng chảy ngầm. Khi chúng
ta nhận biết được tên gỗ và phân loại chúng để đưa ra biện pháp bảo vệ hợp
lý. Bảo vệ cây gỗ chính là bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, việc định loại gỗ là một nhu cầu cần thiết và có nhiều ý
nghĩa với công việc chế biến, xử phạt trong lĩnh vực kiểm lâm, trong thương
mại và xuất nhập khẩu gỗ. Đặc biệt là đánh giá và xác định hướng sử dụng gỗ
trong thực tế hiện nay.
Công việc định loại gỗ nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm qua cảm quan thì
bao giờ cũng gặp phải những sự nhầm lẫn gây sai lầm về mặt kỹ thuật, dẫn
đến những thiệt hại về kinh thế. Chỉ có dựa vào đặc điểm cấu tạo gỗ mới có
thể đảm bảo được tính chính xác.
Những tài liệu về định loại gỗ ở Việt Nam từ trước tới nay chưa nhiều
và cũng đã cũ chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất và gây khó
khăn cho kỹ thuật, sử dụng, xuất nhập khẩu và thiệt hại đến nền kinh tế xã hội
ở nước ta nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng


2

Xuất phát từ vẫn đề trên, tôi tiến hành thực hiệu đề tài:”Nghiên cứu

cấu tạo một số loài gỗ quý hiếm trêm địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Sưu tập được một số loài gỗ quý hiếm phục vụ làm cơ sở nhận biết,
phân loại gỗ.
- Đưa ra cấu tạo giải phẫu gỗ của các mẫu gỗ sưu tập được làm cơ
sở cho việc nhận biết một sỗ loại gỗ quý hiếm ở các địa bàn thuộc tỉnh
Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Đề tài là cơ sở khoa học cho việc nhận biết gỗ một cách chính xác
nhất.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiến
- Giúp các cơ sở chế biến nhân biết được tên gỗ, từ đó làm cơ sở để
chế biến gỗ một cách hiệu quả.
- Giúp cho kiểm lâm trong việc nhận biết loại gỗ và đưa ra mức phạt
đúng mực với những hành vi vi phạm liên quan tới gỗ.
Nhận biết gỗ để thuận tiện trong việc kinh doanh buôn bán, xuất nhập khẩu
gỗ, và trong việc bảo tồn.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các đặc điểm cấu tạo của gỗ [9]
2.1.1.1. Mạch gỗ
Là tổ chức cấu tạo bởi nhiều tế bào mạch gỗ nối tiếp nhau thành ống
dài. Mạch gỗ chỉ có ở gỗ cây lá rộng. Đây là điểm khác biệt chủ yếu so với gỗ
cây lá kim.

a) Các hình thức phân bố và tụ tập của mạch gỗ
Trên mặt cắt ngang tế bào mạch gỗ là những lỗ hình tròn hoặc bầu dục
hay đa giác gọi là lỗ mạch.
* Các hình thức phân bố của lỗ mạch
- Mạch xếp vòng: Trong phạm vi mỗi vòng năm, các lỗ mạch ở phần gỗ
sớm có đường kính lớn xếp thành vòng tròn đồng tâm vây quanh tuỷ, còn ở
phần gỗ muộn nhỏ, nằm rải rác và phân tán. Ở nước ta hình thức này rất ít chỉ
thấy ở xoan ta, tếch và một ít loại gỗ khác.

Hình 2.1. Mạch gỗ xếp vòng
- Mạch phân tán: Lỗ mạch ở phần gỗ sớm và gỗ muộn to nhỏ gần như
nhau nằm phân tán rải rác. Đây là hình thức phổ biến ở gỗ nước ta.


4

Hình 2.2. Mạch gỗ xếp phân tán
- Mạch vừa xếp vòng vừa phân tán (trung gian): ở phần gỗ sớm lỗ
mạch lớn hơn phần gỗ muộn và có xu hướng xếp thành vòng, càng ra đến
phần gỗ muộn lỗ mạch bé dần và phân tán. Các loại gỗ bồ hòn, thôi ba, xoan
nhừ…. có loại hình thức phân bố này.

Hình 2.3. Mạch gỗ xếp trung gian
* Các hình thức tụ hợp lỗ mạch
- Mạch đơn: Từng lỗ mạch nằm đơn độc, rải rác, phân tán, không có
liên hệ gì với các lỗ mạch khác. Các loại gỗ bạch đàn, hà nu, táu mật …v.v…
có thể xem là gỗ có lỗ mạch đơn phân tán.
- Mạch kép: Hai hoặc nhiều lỗ mạch nằm sát cạnh nhau, các lỗ mạch ở
giữa thường bị ép dẹt, làm cho lỗ mạch kép giống như một lỗ mạch đơn chia
thành nhiều ngăn. Mạch kép đa số xếp theo hướng xuyên tâm: gỗ gáo, ba

soi…vv… có mạch kép (2  4) lỗ, chưa khét có mạch kép (2  6) lỗ.


5

- Mạch nhóm: Từ 3 lỗ mạch trở lên, tụ hợp thành nhóm nhỏ. Hình thức
này rất ít thấy ở gỗ nước ta.
- Mạch dây: Nhiều lỗ mạch nằm sát nhau, kéo dài thành dây, hoặc nằm
gần nhau nhưng có xu hướng kéo dài thành dây theo hướng xuyên tâm hoặc
tiếp tuyến.
+ Mạch dây xuyên tâm, có thể kéo dài thành hàng song song với tia gỗ,
hoặc lượn qua lại như ở gỗ sến mật, thành ngạnh, đỏ ngọn, các loại giẻ hoặc
có xu hướng đan thành màng lưới .
+ Mạch dây tiếp tuyến, thường xếp thành vòng gián đoạn hoặc liên tục
lượn vòng quanh tuỷ ở một số lớn loại gỗ thuộc họ đinh .

a

b

d
e
Hình 2.4. Các hình thức tụ hợp của lỗ mạch
a- Tụ hợp đơn, b- tụ hợp kép, c- tụ hợp nhóm,
d- tụ hợp dây xuyên tâm, e- tụ hợp dây tiếp tuyến

c


6


2.1.1.2. Tế bào mô mềm
Là những tế bào vách mỏng, làm nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng
trong cây. Gỗ cây lá rộng nói chung tế bào nhu mô chiếm tỷ lệ khá lớn (215%) và hình thức phân bố phức tạp.
Gỗ cây lá rộng ở nước ta, ngoài một số loại gỗ không có hoặc có ít tế
bào mô mềm, còn nói chung tổ chức tế bào mô mềm rất phát triển, dễ quan
sát, cho nên dựa vào nó để phân biệt loại gỗ là vấn đề rất quan trọng.
Quan sát trên mặt cắt ngang, tế bào nhu mô phân bố theo các hình thức
chủ yếu sau đây:
- Sắp xếp phân tán: Từng dây tế bào nằm phân tán rải rác giữa các tế
bào mạch gỗ, sợi gỗ: chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi.
- Vây quanh mạch
+ Vây quanh mạch không kín: Các dây tế bào tụ tập một phía xung
quanh lỗ mạch.
+ Vây quanh mạch kín: Các dây tế bào tụ tập, bao kín xung quanh lỗ
mạch tạo thành các hình:
. Hình tròn
. Hình cánh và cánh nối tiếp
- Liên kết mạch
Các dây tế bào xếp thành hàng, nối các lỗ mạch thành vòng vây quanh
tuỷ cây.
+ Liên kết mạch giải rộng: Bề rộng giải gần bằng đường kính lỗ mạch.
+ Liên kết mạch giải hẹp: Bề rộng giải bé hơn rất nhiều so với đường
kính lỗ mạch.
- Làm thành giải:
- Các dây tế bào sắp xếp thành vòng vây quanh tuỷ


7


+ Giải thưa, làm ranh giới vòng năm.
+ Giải mau đan với tia gỗ thành lưới: Trong một vòng năm có vô số
giải, các giải này đan với tia gỗ thành lưới hay bậc thang.
- Loại thứ nhất: các giải tế bào liên tục hay đứt đoạn chạy theo vòng
năm dan với tia gỗ tạo ra các mắt lưới.
- Loại thứ hai: các giải tế bào đứt đoạn giữa hai tia gỗ, các giải này
chồng chất lên nhau như bậc thang giữa hai tia gỗ.
2.1.1.3. Tia gỗ
Tia gỗ cây lá rộng hoàn toàn do tế bào mô mềm tạo thành, Tia gỗ là do
tế bào hình tròn hay hình đa giác của tầng phát sinh ra. Bề rộng của tia gỗ ở
đại bộ phận gỗ cây lá rộng có nhiều hàng tế bào. Đây là đặc điểm khác biệt
với tia gỗ của cây lá kim.
Quan sát qua kính hiển vi, tia gỗ cây lá rộng sắp xếp theo hai hình thức
sau đây:
- Sắp xếp đồng nhất: Tất cả tế bào của tia gỗ đều xếp nằm hay đứng
thành hàng xuyên tâm.
- Sắp xếp không đồng nhất: Trong cùng một tia gỗ vừa có tế bào xếp
nằm vừa có tế bào xếp đứng. Những hàng tế bào xếp ở trên và dưới còn ở
giữa là những tế bào xếp nằm.
Việc xác định loại gỗ ta dựa vào mật độ phân bố tia gỗ, kích thước tia
gỗ trên mặt cắt ngang.
2.1.1.4. Ống dẫn nhựa
Đối với cây gỗ lá rộng chỉ một số loại gỗ có ống dẫn nhựa, gỗ lá rộng chỉ
có ống dẫn nhựa dọc, nó thường tập chung thành hàng ở ranh giới vòng năm.


8

2.1.1.5. Cấu tạo lớp
Là dạng cấu tạo đặc biệt của một số loại gỗ lá rộng. Dưới mắt thường

và kính lúp, quan sát trên mặt cắt tiếp tuyến nhận được các đường gợn sóng
cách nhau đều đặn. Tuỳ theo từng loại cây mà có từ (2-7 lớp/mm).

Hình 2.5. Đặc điểm cấu tạo lớp của gỗ
2.1.1.6. Tế bào chứa chất kết tinh (thể biết)
Tế bào nhu mô chứa chất kết tinh là đặc điểm của nhiều loại gỗ, bên
trong ruột tế bào tồn tại các chất tích tụ có màu sắc khác nhau. Đây cũng là
một đặc điểm giúp ta định loại gỗ.
2.1.1.7. Gỗ giác - gỗ lõi
Một số loại gỗ, phần gỗ phía ngoài sát vỏ có màu nhạt hơn gọi là gỗ
giác; phần gỗ bên trong đi vào tuỷ có màu sẫm hơn gọi là gỗ lõi.
Nếu màu sắc và độ ẩm phần gỗ bên trong và phần gỗ bên ngoài không
khác biệt nhau gọi là gỗ giác và gỗ lõi không phân biệt. Loại cây gỗ giác lõi
không phân biệt.
Nếu màu sắc và độ ẩm phần gỗ bên trong và phần gỗ bên ngoài khác
biệt nhau gọi là gỗ giác và gỗ lõi phân biệt. Loại cây gỗ giác lõi phân biệt.


9

2.1.1.8. Gỗ sớm - gỗ muộn
Trong mỗi vòng năm phần gỗ phía trong sinh ra vào thời kỳ đầu mùa
sinh trưởng gọi là gỗ sớm. Phần gỗ phía ngoài sinh vào cuối mùa sinh sinh
trưởng gọi là gỗ muộn.
Một số loại gỗ có gỗ sớm và gỗ muộn khác nhau về kích thước gọi là
gỗ sớm gỗ muộn phân biệt. Một số loại gỗ khi quan sát thấy đường kích lỗ
mạch có kích thước tương tự nhau trên 1 vòng năm gọi là gỗ sớm gỗ muộn
không phân biệt. Đây cũng là đặc điểm giúp ta định loại gỗ.
2.1.2. Các cơ sở phân chia loài gỗ
2.1.2.1. Phân chia theo mục đích sử dụng

* Có 9 loại:
- Gỗ làm đồ mộc mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp chạm khảm: Gỗ có mầu
sắc, vân thớ đẹp. Độ bền tự nhiên cao, không bị nứt nẻ, cong vênh khi độ ẩm
biến đổi. Dẻo dai, mịn dễ gia công. Thường sử dụng các loại gỗ như: Trắc,
mun, , gụ mật, cẩm lai, lát, gõ đỏ, pơ mu, hoàng đàn,…
- Gỗ dạn, lạng: Gỗ phải có thớ mịn đến rất mịn, nhẹ, mềm, dẻo, dễ
dàng gia công bề mặt, dễ bóc lạng, dễ dán keo, dễ nhuộm màu. Gỗ sớm gỗ
muôn không phân biệt. Giác lõi không hoặc ít phân biệt để biết sản phẩm
đồng đều về mầu sắc . Thân tròn nhẵn, gỗ dẻo, khi bóc, lạng mặt gỗ không
rạn nứt, màu sắc vân thớ tương đối đẹp. Gỗ bóc có các loại gỗ: Vang, trám,
xoan đào, dầu,… Gỗ lạng gồm: Gội nếp, vền vền, sao, dầu,…
- Gỗ xây dựng các công trình lâu năm, khung tàu thuyền, phà, nông
cụ,…: Yêu cầu cường độ cao đến rất cao, chịu lực xung kích lớn. Độ bền tự
nhiên tốt, chịu được mài mòn, gồm các loại sau: Đinh, lim xanh, sến mật,
nghiến, trai lý, xoay, … thường được sử dụng vào mục đích này.


10

- Gỗ làm vỏ tàu thuyền phà: Yêu cầu cường độ cao, dễ uốn cong, khả
năng chống thuống bảo quản tốt, ít nứt nẻ, chứa ít hoặc không có nhựa, không
có tannin. Có độ bền tự nhiên tốt sức chịu đựng dẻo dai đến rất dẻo dai.
- Gỗ làm diêm: Yêu cầu gỗ phải thẳng thớ, dẻo, dễ bắt lửa, dễ bóc lạng,
mềm, dẻo, nhẹ. Gỗ phải còn tươi không mục, mọt. VD: Bồ đề, vạng trứng,
chân chim, gạo, sâng, dầu,… được sử dụng mục đích này.
- Gỗ bút chì: Gỗ là bút chì cần thẳng thớ, mịn, dễ gia công để cắt gọt, ít
co dãn, nhẹ. Các loại gỗ như bồ đề, trám trắng, re xanh, côm, trẩu,…
- Gỗ làm nhạc cụ: Gỗ làm nhạc cụ có khả năng cách âm, khuếch đại
âm thanh và cộng hưởng tốt. Gỗ có cấu tạo đều đặn, đông rộng vòng năm
trung bình, ít biến động, thớ gỗ thẳng, có vân đẹp, không có mắt, không

mục, mọt, không nứt, ít co dãn. Dễ gia công đánh bóng, dễ dãn keo và uốn
cong. Các loại gỗ VD như: Thông nhựa, thông đuôi ngựa, thông nàng, kim
dao, samu, rẻ hương,…
- Gỗ đóng thùng đựng chất lỏng: Các loại rượu, nước mắm, nước chấm,
hõa chất; thường đựng trong thùng bằng gỗ tốt hơn các vật liệu khác có các
đặc tính rất tốt như: Các chất hữu cơ chứa trong ruột tế bào không gây ảnh
hưởng hướng tới phẩm chất hay làm thay đổi mùi vị của chất lỏng. Khả năng
thấm nước kém. Không có tanni, nhựa cây. Rất ít co, dãn, mềm, nhe, dễ gia
công. Các loại gỗ VD như; mỡ, giổi lụa, re xanh, re mít,…
- Gỗ làm bột giấy xenlulo: Yêu cầu nguyên liệu phải có hàm lượng
xenlulo cao, sợ xenlulo dài. Nghĩa là quản bào hay sợ gỗ phải chiếm tỷ lệ lớn,
kích thước nhỏ và dài, đạt cấp độ dài và dài nhất. Gỗ mềm, dễ nghiền, dễ
phân ly bằng hóa chất, không có hoặc rất ít nhựa. Các loại gỗ như; mỡ, bồ đề,
trám trắng, gáo,…


11

2.1.2.2. Phân loại theo tính chất cơ lý.TCVN.170-71
Dựa vào khối lượng thể tích và các ứng lực cơ bản của gỗ người ta
phân gỗ thành 6 nhóm có tính chất cơ lý giảm dần. Việc phân chia này nhằm
mục đích khôi phục cho việc thiết kế các kết cấu gỗ dùng trong xây dựng,
giao thông vận tải, kiến trúc,…
Bảng 2.1. Tính chất cơ lý của gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN.170-71)
Nhóm

KL của thể

б∞(10^5N б∞(10^5N/ б∞(10^5N/ б∞(10^5N


tích(g/cm3)

/m2)

m2)

m2)

/m2)

II

>0,86

≥630

≥1300

≥1395

≥125

II

0,73÷0.85

525÷629

1080÷1229


1165÷1394

105÷124

III

0,62÷0,72

440÷524

900÷1079

970÷1164

85÷104

IV

0,55÷0,61

365÷439

750÷899

810÷969

70÷84

V


0,50÷0,54

305÷364

625÷749

675÷809

60÷69

VI

<0,50

<305

<625

<675

<60

2.1.2.3. Phân chia theo nhom thương phẩm
Ngày 20/5/1960. Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 10CP và
sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội đồng Bộ trưởng ban
hành tiếp quy định tam thời đế sử dụng trong cong cả nước. Hai văn bản này
phân loại gỗ thành 8 nhóm với khoảng 365 loài gỗ chủ yếu, có giá trị kinh tế
cao, có trữ lượng và sản lượng đáng kể.Các căn cữ dựa vào để phân loại là
cấu tạo, tính chất cơ lý, độ bền tự nhiên và giá trị kinh tế loài gỗ.
Nhóm I: Tiêu chuẩn chính của các loài gỗ trong nhóm này là gỗ có

mầu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm. Có giá trị kinh tế cao
nhất, các loại gỗ trong nhóm này thường làm đồ thủ công mỹ nghệ, gỗ lạng,
hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt,… Nhóm I có 41 loài, những loài chủ
yếu như cẩm lại, bằng lăng cườm, dáng hương, trắc, gụ, lát các loại,…


12

Nhóm II: Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhom này là có tính
chất cơ lý cao nhất, các ứng lực ép dọc, uốn tính, kéo dọc thớ, có trị số lớn
nhất. Công dụng là để xây dựng các công trình lâu năm, cầu cống lớn, tà vẹt
trên cầu sắt, công cụ, máy móc nông nghiệp, khung tàu, thuyền, phà, cầu
thang,… Nhóm II gồm 26 loại. Chủ yêu là đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai,
coay, kiền kiền,…
Nhóm III: Tiêu chuẩn của nhóm gỗ này là tính chất cơ lý cao, nhưng
kém nhóm II.Yêu cầu chính là phai dẻo dai (sức chịu, uốn va đập cao nhất).
Trong phân loại về độ dẻo dai gỗ phải ở hạng rất dẻo , với công việc
A>6.0g.mm/mm3 để chịu được lực xung kích. Các loại gỗ nhom này dùng để
đóng vỏ tàu, thuyền, làm dụng cụ thể duc, thể thao,…
Nhóm IV: Tiêu chuẩn chính của gỗ nhóm này là gỗ mềm, nhẹ dễ gia
công, ít co dãn. Công dụng gỗ nhóm này đóng thùng chất lỏng, đồ mộc tốt,
bút chì, bóc và lạng. Nhóm IV có 34 loài gỗ chủ yêu là gô mỡ, vàng tâm, giổi
lụa, kháo vàng,…
Từ nhóm V đến nhóm VI: Tiều chuẩn của gỗ nhom này là khối lượng
thể tích, cường độ, độ bền tự nhiên và giá trị sử dụng giảm dần. Nhóm V có
65 loài gỗ , nhóm VI có 70 loài gỗ, gỗ của 2 nhom này cho đồ mộc thông
dụng, xây dựng công trinh nhà cửa bán kiên cố, đóng thùng, toa xe, …
Nhóm VII và Nhóm VIII: 2 nhóm này nhóm VII gỗ dùng để xây dựng
tạm thời bao bì, cốp pha, quan tài,… Nhóm VIII dùng làm gỗ chống lò. Nhóm
7 có 47 loài, nhom VII có 48 loài các mẫu gỗ có trong bảng phân loại gỗ

trong bài giảng khoa học gỗ.


13

2.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu tạo của một sỗ
loài gỗ. Năm 1926 lecome đã nghiên cứu và giải phẫu mô tả đơn gian 3 mặt
cát của 67 loài gỗ đông dương (Nguyễn Đình Hưng, 1990).
J.D Brazier và G.L Franklin với”Identification of hardwoods” đã
nghiên cứu giả phẫu gỗ được 680 cây gỗ thương phẩm của cả châu Á, Âu,
Mỹ, Phi, Úc và đã lập khóa tra (1939) .
A.Mariaur,

D.Normand,

J.Paquis



P.Detiene

với”Nanuel

D.Identification des Bois Commerciaux” đã nghiên cứu được đặc điểm cấu
tạo thô đại và hiển vi gỗ của trên 400 loài thuộc 70 họ thực vật khác nhau ở
Ghi nê - Công Gô và guane.
Một sỗ công trình chỉ tiến hành nghiên cứu những đặc điểm của 2 loài

gỗ lá rộng và gỗ lá kim, từ đó phân tích đánh giá sự khác nhau về tính chất 2
loại gỗ này.
Trên một số tài liệu chỉ tiến hành nghiên cứu về đặc điểm một sỗ loài
gỗ phục vụ công việc sản xuất, định hướng sử dụng gỗ trên thế giới như gỗ
Bạch dương, gỗ ASH, gỗ sồi…
2.3.2. Ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu về đặc điểm
cấu tạo của một sỗ loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam, tuy nhiên, những kết quả đó
đã được nghiên cứu tương đối và chưa thể đầy đủ các loại gỗ ở Việt Nam
Năm 1977 GS.TS Nguyễn Bá nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ của một
số họ thầu dầu Euphobiaceace. Năm 1997, Nguyễn Bá đã có một số nghiên
cứu về Dẫn liệu về cấu tạo giải phẫu gỗ của một số đại diện họ thầu dầu
(Euphobiaceace) ở Việt Nam. [1]


14

Nguyễn Đình Hưng, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm
nghiệp 1991 - 1995, 1996 Nghiên cứu phân loại gỗ Việt Nam theo hướng mục
đích sử dụng. [6]
Mặt khác cũng đã có nhiều người nhà nghiên cứu đặc điểm cấu tạo,
tính chất của các loài gỗ khác nhau, từ đó đưa ra các định hướng sử dụng cho
các loài gỗ đó, mỗ đề tài chỉ dừng lại cho 1 loài gỗ nhất định.
Năm 2004, Hứa Thị Huần nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và tính chất vật
lý của gỗ Bông gòn, năm 1996, Hoàng Thúc Đệ đã nghiên cứu về một số đặc
điểm cấu tạo thô đại và tính chất cơ, vật lý của gỗ hông. [9]


15


PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Một sỗ loài gỗ quý hiếm ở tỉnh Thái Nguyên.
Các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi Nghiên cứu
Đề tài tiến hành sưu tập một sỗ loài gỗ quý hiếm đang sử dụng tại khu
vực tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài tiến hành xác định cấu tạo các loài gỗ đã thu thập.
Quá trình xác định cấu tạo của các loài gỗ được tiến hành tại phòng thí
nghiệm Khoa Lâm nghiệp - Trườn Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sử dụng
kính lúp x 10.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Điều tra thu thập một sỗ loài gỗ quý hiếm tại tỉnh Thái Nguyên.
Xác định cấu tạo của các loài gỗ đã thu thập tại khu vực nghiên cứu.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ vào các đối tương, phạm vi và nội dung nghiên cứu tôi chon
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có thừa kế kết quả từ nghiên cứu trước đó.
3.4.1. Phương pháp thu thập mẫu
Điều tra các mẫu gỗ quỹ hiếm, tiến hành thu thập mẫu gỗ quý hiếm tại
khu vực tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp bộ câu hỏi và thu thập mẫu gỗ
(Bộ câu hỏi tại phụ biểu 01).
Tiễn hành tạo mẫu kích thước nhất định: Dài x rộng x dày = 12 x
7,5 x 2cm.
Sau khi xác định cấu tạo gỗ, xác định tên gỗ và tiến hành dán nhãn tên
mẫu gỗ, nhóm gỗ.


16


3.4.2. Phương pháp xác định cấu tạo gỗ
Quá trình khảo sát cấu tạo gỗ được khảo sát trên 3 mặt cắt: Mặt cắt
ngang, mặt cắt tiếp tuyến, và mặt cắt xuyên tâm.
Dùng kính lúp ống (kính lúp kỹ thuật ) có độ phóng đại 10 lần (x10) để
quan sát, đo đếm và mô tả cấu tạo thô đại của gỗ theo 10 đặc điểm của gỗ sau:
Gỗ lõi, gỗ giác phân biệt hay không phân biệt?
Mầu sắc gỗ giác và gỗ lõi.
Vòng năm rõ hay không rõ?
Gỗ sớm - gỗ muộn phân biệt hay không phân biệt?
Mạch gỗ:
+ Hình thức phân bố của mạch
+ Hình thức tụ hợp của mạch
+ Đo đường kính của mạch theo chiều tiếp tuyến
+ Tính mật độ của mạch / 1mm2
Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ.
Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây.
Khảo sát về tia:
+ Đo bề rộng của tia theo chiều tiếp tuyến.
+ Tính mật độ của mạch /1mm chiều tiếp tuyến.
Cấu tạo lớp có hay không có?
Có hay không có ống dẫn nhựa dọc
Thớ gỗ thẳng hay nghiêng, thô hay mịn?
Khối lượng thể tích: Nặng, trung bình, nhẹ?
Từ những căn cứ trên giúp ta định được loại gỗ một cách khoa học và
chính xác nhất.


×