Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của các loài Lan (Orchidaceae spp) tại xã Yên Ninh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HOÀNG TRUNG HUẤN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI LAN (Orchidaceae spp) TẠI XÃ YÊN NINH,
HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính Quy
: Quản lí tài nguyên rừng
: Lâm Nghiệp
: 2013 - 2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HOÀNG TRUNG HUẤN


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI LAN (Orchidaceae spp) TẠI XÃ YÊN NINH,
HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lí tài nguyên rừng
: K45 - QLTNR - N03
: Lâm nghiệp
: 2013 - 2017
: ThS. Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, năm 2017
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Đồng ý cho bảo vệ kết quả

Ngƣời viết cam đoan

trƣớc Hội đồng khoa học!

Hoàng Trung Huấn

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, thực tập là giai đoạn sinh viên tiếp xúc với thực tế, đây là thời gian để sinh
viên làm quen với công tác điều tra nghiên cứu. Xuất phát từ nguyện vọng của bản
thân, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự
hƣớng dẫn của ThS.Nguyễn Văn Mạn, giúp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của các loài Lan (Orchidaceae spp)
tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên’’
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.S
Nguyễn Văn Mạn các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các cán
bộ, lãnh đạo các cơ quan ban ngành của UBND huyện Phú Lƣơng, các xã trong huyện
và các hộ gia đình trong thôn đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập thông tin liên quan
đến đề tài nghiên cứu. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô
giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là Th.S Nguyễn Văn Mạn thầy hƣớng dẫn tôi

trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2017
Sinh viên

Hoàng Trung Huấn


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Bảng đo nhiệt độ, độ ẩm tai nơi Lan phân bố ..........................................25
Bảng 3.2. Kết quả phẫu diện đất của các loài địa Lan ..............................................25
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu để đánh giá đất .......................................................................26
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái của các loài Lan .........................................................27
Bảng 4.2. Danh lục các loài Lan .................................................................................35
Bảng 4.3. Cấp độ bảo tồn các loài Lan ......................................................................36
Bảng 4.5. Phân bố theo độ cao....................................................................................38
Bảng 4.6: Phân bố loài Lan theo trạng thái rừng.......................................................40
Bảng 4.8. Các loài cây chủ (giá thể) của các loài phong Lan sống cộng sinh........42
Bảng 4.9. Bảng độ tàn che loài Lan tại nơi phân bố .................................................44
Bảng 4.10. Bảng nhiệt độ, độ ẩm không khí nơi Lan phân bố ................................45
Bảng 4.11. Đặc điểm lý tính đất của các loài địa Lan ..............................................46
Bảng 4.12. Đặc điểm hóa tính đất của các loài địa Lan............................................47



iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ĐDSH

: Đa dạng sinh học

FAO

: Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

IUCN

: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KH

: Khoa học

VN

: Việt Nam


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .......................... 3
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới............................ 3
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 7
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 17
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 17
2.3.2. Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội ............................................ 20
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.2.1. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân hạng bảo tồn các loài Lan ....... 21
3.2.2. Đặc điểm phân bố của các loài Lan ...................................................... 21
3.2.3. Một số đặc điểm sinh thái của các loài Lan .......................................... 21


vi

3.2.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài Lan tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................. 22

3.2.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Lan tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 22
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.3.1. Các đối tƣợng rừng cần điều tra ............................................................ 22
3.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ngƣời dân ...................................................... 22
3.3.3. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến .......................................................... 22
3.3.4. Phân bố theo độ cao .............................................................................. 23
3.3.5. Mô tả đặc điểm sinh vật học các loài Lan ............................................. 23
3.3.6. Điều tra đặc điểm sinh thái học ............................................................. 23
3.3.7. Phƣơng pháp xác định nhiệt độ và độ ẩm ............................................. 24
3.3.8. Lấy mẫu, bảo quản và phân tích đất...................................................... 25
3.4. Phƣơng pháp nội nghiệp .......................................................................... 26
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ....................................... 27
4.1. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân hạng bảo tồn các loài Lan .......... 27
4.1.1. Đặc điểm hình thái các loài lan ............................................................. 27
4.1.2. Danh lục loài Lan .................................................................................. 34
4.1.3. Phân hạng bảo tồn các loài Lan ............................................................ 36
4.2. Đặc điểm phân bố của các loài Lan ......................................................... 37
4.2.1. Phân bố theo tuyến ................................................................................ 37
4.2.2. Phân bố theo độ cao .............................................................................. 38
4.2.3. Phân bố theo trạng thái rừng ................................................................. 39
4.2.4. Các loài Lan ngƣời dân trồng ................................................................ 41
4.3. Một số đặc điểm sinh thái của các loài phong Lan .................................. 41
4.3.1. Các loài cây chủ (giá thể) của các loài phong Lan thƣờng cộng sinh .. 41
4.3.2. Đặc điểm về ánh sáng nơi các loài Lan phân bố ................................... 43


vii

4.3.3. Đặc điểm nhiệt độ, độ ẩm không khí nơi các loài Lan phân bố ........... 45

4.3.4. Đặc điểm về tái sinh của loài ................................................................ 46
4.3.5. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố ..................................... 46
4.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài ............ 47
4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 47
4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 47
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ................................ 48
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 55


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hoa phong Lan là một trong những loài hoa mang vẻ đẹp kiêu sa, kiều
diễm nhƣng cũng rất hoang dại. Loài hoa này mang trong mình những nét đẹp
cuốn hút làm say mê biết bao ngƣời, hoa Lan có hàng trăm loại khác nhau đƣợc
phân bổ khắp mọi nơi trên thế giới. Và Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều
loài hoa Lan cƣ trú.
Hoa phong Lan tại Việt Nam khá đa dạng, chúng có nhiều chủng loại, hình
dáng và màu sắc khác nhau. Để phân chia chủng loại Lan các nhà nghiên cứu dựa
trên những đặc điểm sinh học của chúng, hiện nay phong Lan Việt Nam có 2 loại
chính là phong Lan và địa Lan. Nếu loài hoa phong Lan sống dựa trên việc bám vào
các thân cây chủ mọc trên núi cao hoặc trong rừng thì địa Lan lại sống nhờ vào mặt
đất, chúng mọc nhiều ở các khu vực gần bờ suối, sƣờn núi hoặc dƣới những tán
rừng lớn.
Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố nhiều

nơi trên thế giới và Việt Nam.
Tại Việt Nam, Lan mọc và sinh trƣởng nhiều nhất tại Đà Lạt, nơi có khí hậu
mát mẻ và ôn hòa quanh năm. Theo thống kê chƣa chính xác số lƣợng Lan tìm thấy
tại Đà Lạt lên tới 200 loài và có 5 loài Lan lần đầu tiên đƣợc phát hiện trên thế giới.
Với ngƣời dân trồng Lan tại Đà Lạt chúng đƣợc phân ra thành 3 loại là thổ Lan,
thạch Lan và phong Lan. Thổ Lan chính là Lan đất, mọc chủ yếu ở bờ suối, nơi đất
ẩm, thạch Lan là Lan đá sống chủ yếu ở các khe hay trên sƣờn núi đá có nhiều rêu
xanh. Còn phong Lan sinh trƣởng cộng sinh trên những thân cây khỏe mạnh khác.
Do có giá trị kinh tế cao, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích, các loài Lan rừng đã bị
khai thác kiệt quệ.
Để tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, phân bố của các loài Lan trong điều
kiện sinh cảnh tự nhiên ở tỉnh Thái Nguyên phục vụ công tác bảo tồn và phát triển
các loài Lan rừng, tôi nghiên cứu khóa luận: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học và phân bố của các loài Lan (Orchidaceae spp) tại xã Yên Ninh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên” .


2
Trên cơ sở phân tích các số liệu thu đƣợc, đề xuất phƣơng pháp khai thác
hợp lý, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quý này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt mục tiêu sau:
Xác định phân bố của các loài Lan tại khu vực nghiên cứu và tìm hiểu đặc
điểm sinh học, sinh thái học trên cơ sở đó đƣa ra một số biện pháp để bảo tồn và
phát triển các loài Lan.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của các
loài Lan nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

- Giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và các đặc điểm sinh thái các loài Lan
trong khu vực nghiên cứu.
- Ƣng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
- Biết đƣợc tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và các
loài Lan nói riêng.
- Biết đƣợc tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ và
phát triển rừng hiện nay


3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Về cơ sở sinh học
Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần
phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học
của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó
giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật.
Về cơ sở bảo tồn
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ
Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hƣớng dẫn, thúc đẩy công tác bảo
vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, trong đó có rất nhiều loài Lan. Sách đỏ Việt
Nam (2007) phần II thực vật.
Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006: Về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đã đƣa vào phụ lục dang lục quản lý một số loài thực vật
và động vật rừng quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt củng cao. Đặc biệt có nhiều loài Lan
thuộc nhóm IA và IIA có nhiều loài Lan rừng đang có nguy cơ tuyệt chủng trên
khắp lãnh thổ Việt Nam.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới
* Tổng quan về công tác bảo tồn nguồn gen
Sự suy thoái nhanh chóng của diện tích rừng nhiệt đới trên toàn cầu với tốc
độ ƣớc tính khoảng 12,6 triệu ha mỗi năm, tƣơng đƣơng 0,7% tổng diện tích rừng
nhiệt đới (FAO, 2001) đã gây ra những tác hại to lớn về kinh tế, xã hội và môi
trƣờng. Rừng nhiệt đới đƣợc xem nhƣ những “kho chứa” về tính đa dạng sinh học
(ĐDSH) của thế giới (Kanowski và Boshier, 1997) [17] nên sự suy thoái về số lƣợng
lẫn chất lƣợng của rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy,


4
việc phát triển những chiến lƣợc hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính
ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều tổ
chức quốc tế và nhiều dự án bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang
đƣợc tiến hành trên quy mô toàn cầu. Bảo tồn các tài nguyên sống có ba mục tiêu
chủ yếu, đó là (1) Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên), (2) Bảo tồn sự đa
dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) và (3) Bảo đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài
nguyên. Nhƣ vậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của
bảo tồn nguồn gen trong chiến lƣợc bảo vệ đa dạng sinh học (FAO, 1983). Bảo tồn
nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại bên trong mỗi loài và giữa
các loài.
Đặc điểm của nguồn gen các loài Lan rừng nhiệt đới là có rất nhiều chủng
loại, trong đó có một số lớn là chƣa có ích hoặc chƣa biết giá trị sử dụng của chúng,
số loài đƣợc gây trồng và sử dụng không nhiều. Nên ngoài nhiệm vụ bảo tồn tính đa
dạng di truyền, bảo tồn nguồn gen các loài Lan rừng còn có nét đặc thù là phải gắn
với nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên. Phải có sự thỏa hiệp giữa các nhân tố sinh học với
các nhân tố kỹ thuật, kinh tế và hành chính.
Giữa bảo tồn nguồn gen với bảo vệ thiên nhiên tuy có quan hệ mật thiết với
nhau, song lại có sự phân biệt quan trọng. Theo Roche (1975) và Frankel (1975) thì
bảo tồn thiên nhiên là nhằm bảo vệ các diện tích đại diện cho các sinh cảnh và các

quần xã, những đối tƣợng có thể phân định đƣợc. Còn bảo tồn nguồn gen thì đi xa
hơn, nó quan tâm đến những khác biệt di truyền, những cái chỉ có thể đoán định chứ
không thể phân biệt đƣợc.
* Tổng quan về các loài Lan
- Đặc điểm thực vật
Họ Lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Lan Orchidales,
lớp thực vật một lá mầm.
Lan thuộc vào loài hoa đông đảo với khoảng 750 loài và hơn 25.000 giống
nguyên thủy và khoảng một triệu giống đã đƣợc lai giống nhân tạo hay thiên tạo,


5
hoa Lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc
(Asteraceae).
Ngƣời ta thƣờng gọi lầm tất cả các loại hoa Lan là phong Lan. Hoa Lan mọc
ở các điều kiện, giá thể khác nhau và đƣợc chia làm 4 loại:
1. Epiphytes: Phong Lan bám vào cành hay thân cây gỗ đang sống.
2. Terestrials: Địa Lan mọc dƣới đất.
3. Lithophytes: Thạch Lan mọc ở các kẽ đá.
4. Saprophytes: Hoại Lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục.
Đối với các loài Lan (phong Lan và địa Lan), hầu nhƣ từ trƣớc tới nay,
ngƣời dân mới biết đến chúng là những loài đƣợc sử dụng làm cây cảnh trang trí
ở các hộ gia đình mà chƣa biết rằng trong số hàng ngàn loài Lan đã phát hiện có
một số loài còn có tác dụng cung cấp các hoạt chất sinh học làm nguyên liệu chế
biến thuốc và thực phẩm chức năng. Trong số những loài đó ngƣời ta đã phát hiện
trong Lan Thạch hộc tía và Lan kim tuyến có chứa một loại hoạt chất để sản xuất
thuốc chữa ung thƣ. Chính vì vậy, giá thị trƣờng hiện nay lên tới 7 triệu đồng/kg
Lan Thạch hộc tía.
- Phân bố
Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố nhiều

nơi trên thế giới. Gần nhƣ có mặt trong mọi môi trƣờng sống, ngoại trừ các sa
mạc và sông băng. Phần lớn các loài đƣợc tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ
yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng đƣợc tìm thấy tại các vĩ độ cao
hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần
với châu Nam Cực. Nó chiếm khoảng 6-11% số lƣợng loài thực vật có hoa.
Theo Helmut Bechtel (1982), hiện nay trên thế giới có hơn 750 loài Lan rừng,
gồm hơn 25.000 giống đƣợc xác định, chƣa kể một số lƣợng khổng lồ Lan lai không thể
thống kê chính xác số lƣợng. Lan rừng phân bố trên thế giới gồm 05 khu vực:
+ Vùng nhiệt đới Châu Á gồm các giống: Bulbophyllum, CaLanthe, Ceologyne,
Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum, Phaius, Phalaenopsis, Vanda, Anoectochillus…


6
+ Vùng nhiệt châu Mỹ gồm các giống: Brassavola, Catasetum, Cattleya,
Cynoches, Pleurothaillis, Stanhopea, Zygopetalum, Spathoglottis.
+ Châu Phi gồm các giống: Lissochilus, Polystachiya, Ansellia, Disa…
+ Châu Úc gồm các giống: Bulbophyllum, CaLanthe, Cymbidium,
Dendrobium, Eria, Phaius, Pholidota, Sarchochilus…
+ Vùng ôn đới của Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Châu Á gồm các giống:
Cypripedium, Orchis, Spiranthes…
Danh sách dƣới đây liệt kê gần đúng sự phân bố của họ Orchidaceae:
Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi
Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi
Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi
Châu Đại Dƣơng: 50 - 70 chi
Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi
Bắc Mỹ: 20 - 25 chi
- Những nghiên cứu về Lan
Cây hoa Lan đƣợc biết đến đầu tiên từ năm 2800 trƣớc công nguyên, trải
qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân nhanh đƣợc

nhiều giống mới đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sản
xuất hoa Lan trên thế giới ngày càng đƣợc quan tâm, chú ý nhiều hơn, đặc biệt nhất
là Thái Lan.
Thái Lan có lịch sử nghiên cứu và lai tạo phong Lan cách đây khoảng 130
năm (Arjan Germy, 2005), hiện nay là nƣớc đứng đầu về xuất khẩu hoa phong Lan
trên thế giới (kể cả cây giống và hoa Lan cắt cành) trong đó các giống phong Lan
thuộc chi Lan Hoàng Thảo Dendrobium chiếm 80%.
Cây Lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến Lan (đƣợc tìm ra đầu tiên ở
Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa Lan. Ở Phƣơng Đông,
Lan đƣợc chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hƣơng thơm tuyệt vời của hoa. Vì
vậy trong thực tế Lan đƣợc chiêm ngƣỡng trƣớc tiên là lá chứ không phải màu sắc của
hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã chứ không ƣa phô trƣơng sặc sỡ).


7
Lan đối với ngƣời Trung Hoa hay Lan đối với ngƣời Nhật, tƣợng trƣng cho
tình yêu và vẻ đẹp, hƣơng thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái và
thanh lịch nhƣ có ngƣời đã nói “Mùi hƣơng của nó tỏa ra trong sự yên lặng và cô
đơn”. Khổng Tử đề cao Lan là vua của những loài cây cỏ có hƣơng thơm. Phong
trào chơi phong Lan và địa Lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ V
trƣớc công nguyên đã có tranh vẽ về phong Lan còn lƣu lại từ thời Hán Tông.
Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong Lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc
đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong Lan đã đi
khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đính rồi
Kiến Lan... Lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới hơn 400
năm nay.
Địa Lan (Cymbidium) hay còn gọi Thổ Lan là một loại hoa Lan khá phổ
thông, vì hội đủ điều kiện: có nhiều hoa, to đẹp, đủ màu sắc và lâu tàn, rất thông
dụng cho việc trang trí trƣng bày. Hiện nay nƣớc Mỹ có nhiều vƣờn địa Lan dùng
cho kỹ nghệ cắt bông nhƣ Gallup & Tripping ở Santa Barbara nhƣng cũng phải

nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ các nƣớc Âu Châu và Á châu để cung ứng cho thị
trƣờng trong nƣớc.
Trƣớc năm 1930, nƣớc Mỹ không có nhiều giống Lan và cũng không có
nhiều ngƣời thích chơi Lan hay vƣờn Lan. Nói riêng về California thì chỉ có 2-3
vƣờn Lan ở OakLand và San Francisco, nhƣng chỉ dùng cho kỹ nghệ cắt bông,
không có bán cây. Lúc bấy giờ các vƣờn Lan chỉ có Cát Lan (Cattleya) hay địa Lan
(Cymbidium) nhƣng cũng không có nhiều giống Lan hay hoa đẹp, những giống này
đƣợc nhập cảng từ nƣớc Anh.
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
* Tổng quan nghiên cứu về sinh thái
Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây
là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
Ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trƣờng...


8
Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [1]. Đã nêu
tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật nghiên cứu tác
động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải
qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh sống khác nhau các loài
thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc
tính đƣợc di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh.
Con ngƣời tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm sóc,
nuôi dƣỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng thời lợi dụng
các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trƣờng Lê Mộng Chân (2000) [1].
Phan Kế Lộc (1970) [5]. Đã xách định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có
5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ, tác giả đã đề nghị áp dụng công thức đánh giá
tổ thành loài rừng nhiệt đới.
Thái Văn Trừng (1978) [10]. Thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài

thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ.
Nguyễn nghĩa Thìn (1997) [8]. Đã thống kê thành phần loài của VQG có
khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ
thuộc ngành: Dƣơng xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này đƣợc xếp thành 8 nhóm
có giá trị khác nhau
Lê Ngọc Công (2004) [2]. Nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã
thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468
chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thƣờng xanh, trong đó có nhiều cây quý nhƣ:
Lim, Dẻ, Trai, Nghiến
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) [3]. Nghiên cứu thành phần loài, dạng
sống sa van bụi vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện loài thuộc 47 họ khác
nhau. Các nghiên cứu có liên quan
Đỗ Tất Lợi (1995) [6] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” tái bản
lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bản địa hoang dại hữu ích làm
thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay.


9
* Tổng quan về công tác bảo tồn nguồn gen
Năm 1987, Ủy ban KHKT Nhà nƣớc (nay là Bộ Khoa học Công nghệ) đã
ban hành Quy chế về Bảo tồn nguồn gen (1997) [12], làm cơ sở cho các nghiên cứu
bảo tồn nguồn gen, trong đó có bảo tồn nguồn gen cây rừng ở nƣớc ta. Mƣời năm
sau, vào năm 1997, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành chính thức Quy chế này.
Viện Khoa học Lâm nghiệp đƣợc chỉ định làm cơ quan đầu mối của công tác bảo
tồn nguồn gen cây rừng và là cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen
cây rừng” từ năm 1988 đến nay. Nội dung các nghiên cứu bao gồm:
Do không thể bảo tồn tất cả các loài hiện có, mặt khác bảo tồn nguồn gen
nhằm phục vụ mục tiêu lâu dài của công tác cải thiện giống, vì vậy công tác bảo
tồn nguồn gen ở Việt Nam đã định hƣớng tập trung vào các loài cây ƣu tiên theo 4
nhóm đối tƣợng chính, xếp theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau:

- Các loài cây có ý nghĩa kinh tế cao, đang có nguy cơ bị diệt chủng
- Các loài cây có giá trị khoa học, đang có nguy cơ tuyệt chủng cao
- Các loài cây bản địa quý phục vụ trồng rừng, ƣu tiên các loài bị đe dọa
- Các loài cây nhập nội quý phục vụ trồng rừng.
Sách đỏ Việt Nam (2007) [16] phần II thực vật, đã công bố Việt Nam có 66
loài Lan thuộc nhóm bị đe doạ, gồm:
4 loài Lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Rất nguy cấp - CR
52 loài Lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Nguy cấp - EN
10 loài Lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Sẽ nguy cấp -VU
Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 [11]: Về quản lý thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đã đƣa vào phụ lục dang lục quản lý một số loài thực
vật và động vật rừng quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao. Đặc biệt có một số loài
Lan thuộc nhóm IA (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng
vì mục đích thƣơng mại) Gồm:
Tất cả các loài trong chi Lan kim tuyến - Anoectochilus spp.
Tất cả các loài trong chi Lan hài - Paphiopedilum spp.


10
Nhóm IIA (Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục
đích thƣơng mại) Gồm:
Tất cả các loài trong chi Lan một lá - Nervilia spp.
Và loài Thạch hộc (Hoàng phi hạc)
Bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ chiến lƣợc lâu dài
và quan trọng, đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg, ngày 31/7/2013 [13]. Theo đó
mục tiêu lâu dài là: Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, loài, nguồn gen nguy cấp,
quý, hiếm đƣợc bảo tồn và sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển đất nƣớc
theo định hƣớng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tầm
nhìn đến năm 2030, 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế,

quốc gia bị suy thoái đƣợc phục hồi; đa dạng sinh học đƣợc bảo tồn và sử dụng
bền vững mang lại lợi ích thiết yếu cho ngƣời dân và đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
* Tình hình tài nguyên rừng và công tác bảo tồn nguồn gen ở khu vực
nghiên cứu.
Thái nguyên là tỉnh trung du miền núi, tổng diện tích tự nhiên là 353.318,91
ha, trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 185.525,89 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có
rừng tự nhiên là 77.451,38 ha, diện tích rừng trồng là 95.039,73 ha, theo Quyết
định số 1044/QĐ-UBND (2015) [14]. Diện tích rừng tự nhiên phân bố tập trung ở
các huyện: Võ Nhai (42.785,03 ha), Đại Từ (12.788,84 ha), huyện Định Hóa
(11.585,82 ha)…
Về công tác bảo tồn nguồn gen, thực hiện Quyết định số 2150/QĐ-UBND,
ngày 18/10/2013 [15], tỉnh Thái Nguyên đã triển khai một số nhiệm vụ quỹ gen.
Cụ thể đã triển khai dự án bảo tồn nguồn gen cây Re hƣơng, Cá Lăng chấm, cá
Trạch sông, Dê cỏ Định Hóa, cá Chày mắt đỏ, Cá Nheo, Ếch ang Tam Đảo, cây Vù
hƣơng, các chủng vi sinh vật trong phòng chống bệnh cho cây chè ở tỉnh Thái
Nguyên. Một số dự án bảo tồn nguồn gen cấp Nhà nƣớc và cấp bộ triển khai trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Dự án Khai thác và phát triển một số loài cây địa


11
phƣơng dùng làm men rƣợu phục vụ chế biến rƣợu đặc sản; Khai thác và phát triển
nguồn gen giống bò H’mông; Khai thác nguồn gen ngựa Bạch; Khai thác và phát
triển nguồn gen cây Hoàng đằng phục vụ nhu cầu làm thuốc; Bảo tồn nguồn gen
cây râu mèo; Bảo tồn nguồn gen cây Bảy lá một hoa...Các nhiệm vụ, dự án bảo
tồn và khai thác nguồn gen đã góp phần bảo tồn lƣu giữ đƣợc các nguồn gen qu

ý

hiếm, vật liệu khởi đầu cho công tác lai tạo giống mới và góp phần phát triển kinh

tế xã hội tại địa phƣơng.
* Tổng quan về các loài Lan rừng ở Việt Nam
Lan rừng Việt Nam - Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học [19], đã đƣợc rất
nhiều tác gia để cập đến. Có thể tóm tắt Đặc điểm thực vật học của Lan rừng Việt
Nam theo tiêu trí chính sau
 Rễ
- Rễ Lan có 2 nhiệm vụ
+ Hút nƣớc và chất bổ dƣỡng để nuôi cây.
+ Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dƣới đất.
- Nếu rễ quá ít, cây sẽ không đủ nƣớc, không bám cành cây hốc đá đƣơc,
hoa sẽ không nhiều và không đẹp. Nếu rễ không mọc đƣợc, bị thối, bị bệnh hay bi
chết, cây sẽ thiếu nƣớc, thiếu chất bổ dƣỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn.
Phân tích cho kỹ rễ chia ra làm 5 phần: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ.
- Đầu rễ có nhiệm vụ hút nƣớc và chất bổ dƣỡng để nuôi cây. Nếu vật
liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nƣớc. Trái lại lúc nào cũng có sẵn
nƣớc ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhƣng giống Lan cần tƣới nhiều
nhƣ Vanda, Renanthera chẳng hạn, cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi
mới tƣới.
 Thân
- Lan có 2 loại thân đa thân và đơn thân. Ở các loài Lan sống phụ có
nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành) đó là bộ phận dự trữ nƣớc và các chất
dinh dƣỡng để nuôi cây khi điều kiện gặp khô hạn khi sống bám trên cao. Củ giả
hành đa dạng, hình cầu hay thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ


12
xếp chồng chất thành một thân giả, cấu tạo củ giả, gồm nhiều mô mềm chứa đầy
dịch nhầy phía ngoài là lớp biểu bì, với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ để trách
sự mất nƣớc do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều xanh bóng để làm nhiệm
vụ quang hợp cùng với lá.

Loại Lan đơn thân (Vanda - Chi Lan Vanda).
Loại Lan rừng Việt Nam đa thân (Dendrobium - Chi Lan Hoàng Thảo).
Loại Lan thân giả hành (Odontoglossum- Chi Lan răng lưỡi).
 Lá
Hầu hết các loài phong Lan là cây tự dƣỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá,
hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nƣớc đến loại lá phiến mỏng
phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung, hay chỉ gấp lại theo hình chữ v.
Màu sắc lá thƣờng xanh bóng, nhƣng có trƣờng hợp hai mặt lá khác nhau.
 Hoa
- Cấu trúc của một đóa hoa Lan thực là độc nhất vô nhị trong số các loài thực
vật có hoa. Hoa Lan tiêu biểu có 3 cánh phía ngoài, 3 cánh phía trong và một trụ
nhụy hoa ở giữa (gynostemium, bao gồm tiểu nhị đực - stamens, gắn liền với nhụy
cái - pistil).
- Phía ngoài cùng là 3 cánh đài, trong đó một cánh đài phía trên hay phía sau
của hoa gọi là lá đài lý và hai cánh đài ở 2 bên gọi là lá đài cạnh. Ba cánh đài giống
nhau về hình dạng, kích thƣớc, màu sắc. Hầu hết các giống Lan, lá đài có cùng kích
thƣớc và giống nhƣ cánh hoa. Tuy nhiên, trong một số giống, lá đài lý trở nên to lớn
và lòe loẹt, 2 lá đài cạnh thấp ở hai bên đôi khi hợp nhất lại thành ra một, và trong
những giống khác tất cả 3 lá đài hợp nhất thành kết cấu hình chuông chung quanh
hoa. Trong một vài giống, các lá đài hoàn toàn lấn áp hoa thật.Nằm kề bên trong và
xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa. Cánh hoa bảo vệ bao bọc nụ hoa. So với 2 cánh
hoa hai bên sƣờn, cánh hoa phía dƣới còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi đôi khi đặc
biệt to lớn khác hẳn với 2 cánh kia. Cánh môi thƣờng sặc sỡ, viền cánh hoa dợn
sóng hoặc dƣới dạng một cái túi, trang hoàng với những cái mũ mào (nhƣ mào gà),
những cái đuôi, cái sừng, những nốt màu, những cái lông,… Cánh môi quyết định


13
giá trị thẩm mỹ của hoa Lan. Trong một số trƣờng hợp, cánh môi còn là một cái bẫy
dụ dỗ các côn trùng giúp thụ phấn.

- Cơ quan sinh sản của hoa Lan kết hợp thành một trụ đơn không giống
hình dạng tiểu nhị đực/túi phấn và nhuỵ cái/nƣớm nhƣ các loại hoa khác. Đây là
đặc điểm để nhận dạng đầu tiên của hoa Lan. Ở trên đầu của trụ hoa là bao phấn
bao gồm nhiều hạt phấn gọi là túi phấn. Phía dƣới túi phấn là nhuỵ cái, một
shallow, vách thƣờng ẩm ƣớt nơi mà hạt phấn rơi vào thụ tinh. Có một bộ phận nhỏ
đó là vòi nhuỵ có tác động rào cản bảo vệ ngăn chận tự thụ phấn của chính hoa này.
Để ngăn chặn việc tự thụ phấn, một số loài chúng có hoa đực và hoa cái riêng rẽ.
* Cấu tạo hoa Lan
a. Lá đài
Mặc dù chúng giống nhƣ cánh hoa, chúng thực sự tô điểm cho phần còn lại
của nụ hoa. Thƣờng 3 lá đài có kích thƣớc bằng nhau.
b. Cánh hoa
Hoa luôn luôn có 3 cánh hoa. Hai cánh “bình thƣờng”, và cánh thứ ba trở
thành một cấu trúc đặc biệt gọi là cánh môi.
c. Cánh môi hay cánh dưới
Cánh hoa thấp phía dƣới của hoa Lan. Hoa dùng cánh này để cung cấp một
“bãi đáp” dành cho những côn trùng thụ phấn.
d. Trụ nhụy
- Một cấu trúc giống ngón tay, đó là bộ phận sinh dục của hoa.
- Đầu nhuỵ (nhụy cái) và phấn hoa (nhị đực) ở dƣới đầu nắp bao phấn (nắp).
* Cấu tạo nhụy và nhị của hoa Lan
a. Quả Lan
Sự tạo quả của hoa Lan trong tự nhiên rất khó do cấu tạo đặc biệt của hoa
và thƣờng phải nhờ côn trùng. Quả Lan thuộc loại quả nang, thời gian tạo quả đến
khi quả chín kéo dài. Đối với Cattleya phải từ 12 đến 14 tháng, Vanda 18 tháng
hoặc hơn, Cypripedium 1 năm, Dendrobium từ 9 tới 15 tháng. Khi chín quả nở ra
theo 3 đến 6 đƣờng nứt dọc mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.


14

b. Hạt Lan
Hạt Lan rất nhiều, nhỏ li ty. Hạt cấu tạo bởi một khối chƣa phân hóa, trên
một mạng lƣới nhỏ xốp chứa đầy không khí. Phải trải qua 2 - 18 tháng hạt mới chín.
Hạt muốn nẩy mầm trong tự nhiên phải có sự cộng sinh của nấm Phizotonia
Việt Nam đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về các yếu tố địa lý, khí hậu cũng nhƣ
nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng, rất thích hợp với việc trồng phong Lan. Rừng Việt
Nam có nhiều loài phong Lan quý. Do đó nếu chúng ta biết bảo vệ các loài Lan hiện
có và mở rộng việc trồng Lan cùng với sự giao lƣu, trao đổi những giống Lan quí
với các nƣớc bạn thì giá trị khoa học cũng nhƣ giá trị kinh tế của các loài Lan ở
nƣớc ta sẽ tăng lên đáng kể. Hiện nay, nhu cầu về hoa Lan trên thế giới rất cao, nghề
nuôi trồng hoa Lan đã trở thành một bộ phận chủ yếu nhất của ngành trồng hoa cảnh
xuất khẩu của nhiều nƣớc.
Việt nam là quê hƣơng của khoảng 91 chi, 463 loài Lan và khoảng 1000
giống nguyên thủy. Những cây Lan này phân bố tại vùng rừng, núi các tỉnh Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Huế, Hải Vân, Quy Nhơn, Kontum, Pleiku, Đắc Lắc,
Đà Lạt, Nam Cát Tiên... Trong số Lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và
có những cây trƣớc kia chỉ thấy mọc ở Việt nam nhƣ cây Lan nữ hài
Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng do một binh sĩ ngƣời Pháp đã tìm
thấy ở miền Tây Bắc Việt Nam vào năm 1913, sau đó đến năm 1922 đã phát hiện
chúng có phân bố tại miền Trung Việt Nam và đến năm 1990-1991 phát hiện đƣợc ở
Khánh Hòa.
Việt Nam, dấu vết những nghiên cứu về Lan ở buổi đầu không rõ rệt lắm, có
lẽ ngƣời đầu tiên có khảo sát về Lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro - nhà truyền
giáo Bồ Đào Nha, Ông đã mô tả cây Lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789
trong cuốn “ Flora cochin chinensis” gọi tên các cây Lan trong cuộc hành trình
đến Nam phần Việt Nam là aerides, Phaius và Sarcopodium... mà đã đƣợc Ben
Tham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera pLante rum” (1862- 1883) (dẫn theo
Nguyễn Hữu Huy - Phan Ngọc Cấp, 1995) Chỉ sau khi ngƣời Pháp đến Việt Nam
thì mới có những công trình nghiên cứu đƣợc công bố, đáng kể là F.gagnepain và



15
A.gnillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nƣớc Đông Dƣơng trong bộ
"Thực vật Đông Dƣơng chí" (Flora Genera Indochine) do H. Lecomte chủ biên,
xuất bản từ những năm 1932 - 1934.Ở nƣớc ta đã biết đƣợc 897 loài thuộc 152 chi
của họ hoa Lan (dẫn theo Dương Xuân Trinh, et). Nguồn gen hoa phong Lan của
Việt Nam rất phong phú trong đó Lan Hoàng Thảo chiếm khoảng 30 - 40% trong
tổng số các loài Lan của Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000). Nguyen Nghia
Thin, T. V. Tiệp (2000) [9]. Trong điều kiện hội nhập, đầu tƣ phát triển công
nghiệp, đô thị và du lịch với tốc độ cao, nhu cầu về hoa cho tiêu dùng nội địa và
xuất khẩu gia tăng mạnh. Hoa, cây cảnh mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho
ngƣời trồng hoa, đồng thời thúc đẩy du lịch, hội nhập và đời sống văn hóa tinh thần
của quốc gia. Đã có những công ty hàng năm sản xuất và tiêu thụ hoa Lan doanh thu
lên hàng tỷ đồng nhƣ Sài gòn Orchidex, công ty hoa Hoàng Lan,...song các công ty
này chủ yếu buôn bán các giống Lan nhập nội.
Hiện nay trong nƣớc có nhiều ngƣời sƣu tầm, nghiên cứu về Lan, có những
Công ty trồng Lan để bán trong nƣớc và xuất khẩu nhƣng với số vốn hạn hẹp, kỹ thuật
thô sơ nên không thể nào cạnh tranh nổi với các nƣớc láng giềng nhƣ Thái Lan, Đài
loan đã có mặt trên thị trƣờng quốc tế từ lâu.
Ngoài ra do luật quốc tế bảo vệ các giống động vật và cây hiếm quý do Hiệp
ƣớc Convention on International Trade in Endangered Species of wild fauna and
flora (CITIES) đã cấm mua bán một số đặc sản, cho nên hoa Lan của Việt nam khó
lòng đƣợc chính thức nhập khẩu vào Hoa kỳ. Trong khi đó nhiều lái buôn đã thuê
ngƣời vào rừng thẳm, núi cao để kiếm Lan bất kỳ lớn, nhỏ quý giá hay không đem
bán cho các lái buôn Trung Quốc, Thái Lan hoặc Đài loan với giá: 2 - 3 USD/kg.
Những cụm Lan rừng vẫn đƣợc bầy bán tại các hội hoa Lan tại Santa Barbara hay
South Coast Plaza có thể là xuất xứ tại Việt Nam, (dẫn theo Bùi Xuân Đáng ), Tìm
hiểu về hoa Lan [19]. Hoa phong Lan là loài hoa với vẻ đẹp cao sang quý phái. Hoa
phong Lan có đặc điểm mà có thể dễ dàng nhận ra mặc dù có rất nhiều giống loài
với hàng ngàn đặc điểm khác nhau. Phần lớn hoa Lan chỉ có 5 cánh bao bọc chung

quanh một cái môi bằng lip, nhƣng mỗi loài hoa lại có những dị biệt khác thƣờng.


16
Hoa Lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè
ra có những đƣờng chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có
những hoa giống nhƣ con bƣớm, con ong. Hoa Lan có những bông nhỏ nhƣ đầu
chiếc kim gút nhƣng cũng có bụi lớn. Hƣơng thơm của Lan cũng đủ loại những
thƣờng có hƣơng thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vƣơng
giả. Hoa Lan nếu đƣợc giữ đúng nhiệt độ và ẩm độ có thể còn đƣơc nguyên hƣơng,
nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, có những loài lâu đến 4 tháng, có những
loài nở hoa liên tiếp quanh năm, nhƣng cũng có loài chỉ 1-2 ngày đã tàn phai
hƣơng sắc. Mầu sắc của Lan cũng hết sức đa dạng nào là thắm tƣơi, từ trong nhƣ
ngọc, trắng nhƣ ngà, êm mƣợt nhƣ nhung, mịn màng nhƣ phấn, tím sậm, đỏ nhạt,
nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thấy đều không thiếu. Nhiều
ngƣời thấy Lan thƣờng bám vào các cành cây, hốc đá nên nghĩ rằng Lan là một
loại tầm gửi nhƣng thực ra Lan không sống vào nhựa của cây. Lan chỉ bám vào đó
mà sống, hấp thụ những tinh chất thiên nhiên do hoa, lá cây đã mục, phân chim và
các tinh thể khác do nƣớc mƣa và gió vận chuyển tới. Lan mọc ở khắp năm châu,
bốn biển, từ miền gió tuyết lạnh lùng cho đến vùng sa mạc nóng bỏng, khô cằn, từ
miền núi cao, rừng thẳm cho đến các đồng cỏ của miền bình nguyên và ngay cả các
vùng sình lầy đâu đâu cũng có Lan. Lan thuộc vào một loài hoa đông đảo với
khoảng chừng 750 loài và 30,000 giống nguyên thủy và chừng độ một triệu đã
đƣợc lai giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa Lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông
đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae).
Nói đến Đà Lạt, không thể không nhắc đến địa Lan với hàng trăm loại cùng
sinh sống và sinh trƣởng với địa Lan ngoại nhập. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tại
Đà Lạt có khoảng 300 loài phong Lan và trên 300 giống địa Lan nội và ngoại nhập
cùng khoe sắc tỏa hƣơng. Trong đó Cymbidium còn gọi là kiếm địa Lan, phong
phú đa dạng hơn cả. Các loài địa Lan thuộc họ Cymbidium nhƣ: Lan Lô Hội,

Thanh Lan, Xích Ngọc, Gấm Ngũ Hồ, Bạch Lan, Mặc Lan, Bạch Hồng, Hoàng
Lan, Tử Cán… Từ những năm 1990, Liên hiệp khoa học và sản xuất Đà Lạt đã
thực hiện một số phƣơng pháp lai ghép giữa các loài Lan, gieo hạt Lan trong ống


×