Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Thử nghiệm quy trình ương nuôi giống cá chép V1 trong lồng bè tại hồ Núi Cốc (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.06 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HOÀNG ANH TUẤN

THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH ƢƠNG NUÔI GIỐNG CÁ CHÉP V1 TRONG
LỒNG BÈ TẠI HỒ NÚI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính qui

Chuyên ngành/ngành

: Nuôi trồng thủy sản

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HOÀNG ANH TUẤN

THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH ƢƠNG NUÔI GIỐNG CÁ CHÉP V1
TRONG LỒNG BÈ TẠI HỒ NÚI CỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính qui

Chuyên ngành/Ngành : Nuôi trồng thủy sản
Lớp

: K45 – Nuôi trồng thủy sản

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Lê Minh Châu

Thái Nguyên – năm 2017



i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá
trình đào tạo sinh viên của Nhà trường. Đây là khoảng thời gian sinh viên được
tiếp cận thực tế, đồng thời giúp sinh viên củng cố kiến thức đã được học trong
Nhà trường.
Để có bài khóa luận này, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo Lê Minh Châu Giảng viên trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô giáo trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi
Thú y là những người đã dạy bảo và hướng dẫn em tận tình trong suốt 4 năm
học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Hợp tác
xã Thủy sản Núi Cốc đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập tại trung tâm.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, đặc biệt là kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các
bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên thực tập

Hoàng anh tuấn



ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sinh trưởng của cá Chép khảo sát ở các ao nuôi cá thịt ................... 7
Bảng 2.2. Các giai đoạn dinh dưỡng của cá chép V1 ....................................... 9
Bảng 4.1. Kết quả môi trường nước trong các lồng thí nghiệm ..................... 25
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng của cá ở giai đoạn bột lên hương .................... 29
Bảng 4.3. Sinh trưởng của cá ở giai đoạn hương lên giống ............................ 29
Bảng 4.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn (tính từ giai đoạn cá hương lên giống) . 30
Bảng 4.5. Tỷ lệ sống của cá bột lên hương. .................................................... 30
Bảng 4.6. Tỷ lệ sống của cá hương lên giống ................................................. 31
Bảng 4.7. Các khoản chi phí trong mô hình nuôi cá chép. ............................. 32


iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Cá chép giống v1................................................................................ 4
Hình 2.2. Sơ đồ lai tạo giống cá chép V1 ......................................................... 6
Hình 4.1. Biến động về nhiệt độ môi trường nuôi theo thời gian .................... 26
Hình 4.2. Biến động giá trị pH nước của lồng nuôi theo tháng ....................... 27
Hình 4.3. Biến động hàm lượng oxy hòa tan của lồng nuôi theo tháng .......... 28


iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

HTX

: Hợp tác xã


TT

: Trung tâm

VNCNTTS

: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản

QL

: Quốc lộ

GDP

: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

TW

: Trung Ương

TL

: Trọng lượng


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
Phần 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ........................................................................ 3
1.2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3
1.3.1.Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................. 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 4
2.1.1. Vị trí phân loại ............................................................................................. 4
2.1.2. Nguồn gốc phân bố ...................................................................................... 5
2.1.3. Đặc điểm hình thái ....................................................................................... 6
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng................................................................................... 7
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................... 7
2.1.6. Đặc điểm sinh sản ........................................................................................ 9
2.17. Sức sinh sản của cá chép .............................................................................. 9
2.1.8. Giá trị dinh dưỡng...................................................................................... 11
2.1.9. Đặc điểm thích nghi với các yếu tố môi trường bên ngoài ........................ 11
2.1.10. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cá Chép ...... 11
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................... 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 14


vi
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................... 15
2.3. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 16
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG- NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .................................................................... 21
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 21
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 21
3.3. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ..................................................... 21
3.3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 21
3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 21
3.3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 23
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 25
4.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong lồng thí nghiệm. ............. 25
4.1.1. Biến động nhiệt độ nước. ........................................................................... 25
4.1.2. Biến động giá trị pH ................................................................................... 26
4.1.3. Biến động hàm lượng oxy hòa tan ............................................................. 28
4.2. Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá chép ................................................................ 29
4.2.1. Tăng trưởng cá chép .................................................................................. 29
4.2.2 Hệ số chuyển đổi thức ăn ............................................................................ 30
4.2.3. Tỷ lệ sống cá chép ...................................................................................... 30
4.4. Chi phí sản xuất. ............................................................................................ 32
4.4.1. Các khoản chi phí trong mô hình nuôi cá chépError! Bookmark not defined.
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 33
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 33
5.2. Đề Nghị ......................................................................................................... 33


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta đã và đang phát triển nhanh
chóng cả về số lượng, chất lượng con giống, cũng như quy mô nuôi. Ngoài
việc cung cấp thực phẩm còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, nó
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nuôi trồng thủy sản đạt được những thành
tựu như trên là nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật về công tác chọn
giống và lai tạo giống mới có năng suất chất lượng tốt.
Nghiên cứu lai tạo và chọn giống cá Chép đã được nhiều nước trên thế
giới quan tâm như Liên xô (Liên Bang Nga), Trung Quốc, Hungary... Ngay từ
những năm 1970-1975,Tiến sỹ Trần Mai Thiên và tập thể cán bộ Viện Nghiên
cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã lai tạo giữa cá Chép trắng Việt Nam, cá Chép
vẩy Hungary, cá Chép vàng Indonexia và chọn lọc thành công giống cá Chép
(đặt tên là: Cá Chép V1). Chất lượng di truyền của cá Chép V1 ngày càng
được củng cố thông qua đề án: “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thuỷ sản
nước ngọt” đã chọn lọc nghiêm ngặt trong mỗi lần tái tạo quần đàn cá Chép
V1. Cá Chép V1 được bộ Thuỷ sản cho phép nuôi rộng rãi trong cả nước vì cá
Chép V1 có chất lượng di truyền cao, thích ứng với nhiều hình thức nuôi.
Kết quả nuôi thương phẩm cho thấy tốc độ tăng trọng của cá Chép V1
gấp từ 1,5-3,0 lần so với cá Chép trắng Việt Nam trong cùng điều kiện nuôi.
Cá nuôi một năm tuổi có kích cỡ trung bình 0,8-1,0 kg/cá thể. Nếu nuôi thưa
có thể đạt 1,5-2kg/cá thể. Khả năng chống chịu bệnh tốt hơn cá Chép
Hungary trong điều kiện nuôi ở Việt Nam. Đặc biệt cá Chép V1 không chỉ là
đối tượng nuôi trong ao mà còn là đối tượng nuôi trong ruộng cũng rất hiệu


2
quả. Do vậy từ năm 1995, phong trào nuôi cá Chép ở các tỉnh phía Bắc được
khôi phục và ngày càng phát triển.
Các tỉnh phía bắc có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi cá lồng bè
nước ngọt, nước lạnh bởi có nhiều ao, hồ chứa, sông… Thời gian gần đây, áp
dụng nhiều phương thức chăn nuôi đa dạng, trong đó có nhiều mô hình cho

hiệu quả kinh tế cao…Với điều kiện tự nhiên sẵn có, các tỉnh phía bắc có
nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển nghề nuôi cá lồng trên mặt nước; nhất là
trên các sông lớn, như: hồ núi cốc. Nghề nuôi cá lồng ở khu vực này ngày
càng phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Qua
thống kê, ở các tỉnh phía bắc có hàng trăm nghìn ha mặt nước để nuôi cá lồng,
trong đó, các địa phương có diện tích nuôi lớn nhất như: Hòa Bình, Phú Thọ,
Hải Dương, Tuyên Quang, Bắc Ninh… Các loại cá được nuôi chủ yếu là cá
truyền thống, như: trắm, chép, rô phi, diêu hồng đến những loại đặc sản như
lăng, tầm, anh vũ… Cá nuôi trong lồng ở các tỉnh phía bắc có nhiều ưu điểm
như dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, thức ăn sẵn có, nuôi được nhiều
chủng loại cá, nhất là những loại cá đặc sản, góp phần giảm chi phí trong nuôi
trồng, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, môi trường ít bị ô nhiễm, lượng oxy trong
nước cao, nguồn nước luôn được lưu thông cũng là những điều kiện thuận lợi
để cá lồng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng thịt ngon, được người tiêu
dùng ưa thích.
Sử dụng con giống nuôi trong lồng trên hồ chứa ngoài yếu tố chất lượng
giống cần quan tâm vài trò quan trọng là giống nuôi cá lồng phải lớn, mục
đích ương nuôi cá lồng trong điều kiện ương ngoài lồng hiện nay chưa được
thực hiện. Để đánh giá xem khả năng thích nghi của nó trong điều kiện ương
nuôi ngoài lồng như thế nào, tăng tính chủ động được con giống lớn cho cơ sở
nuôi, giảm bệnh tật, bị stress khi đưa giống lớn về để nuôi


3
Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời để bước đầu làm quen với phương pháp
nghiên cứu khoa học và nâng cao hiểu biết về kỹ thuật nuôi giống cá Chép V1.
Được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên, khoa Chăn
nuôi – Thú y và của giảng viên hướng dẫn, tôi thực hiện chuyên đề: “thử
nghiệm quy trình ương nuôi giống cá chép V1 trong lồng bè tại hồ Núi
Cốc”.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nắm được quy trình, kĩ thuật ương giống chép từ giai đoạn cá bột lên
thành cá giống
- Đánh giá được quá trình sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chép trong quá
trình ương
- Theo dõi một số bệnh thường gặp trong quá trình ương
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển cá chép trong quá trình
ương
- Theo dõi các loại bệnh thường gặp mà cá chép mắc phải trong quá trình
ương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá quy trình ương cá chép từ
giai đoạn cá bột lên cá giống trong lồng tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp quy trình ương cá chép từ
giai đoạn cá bột lên cá giống hoàn thiện hơn, có thể áp dụng trực tiếp vào
những mô hình ương cá chép để tạo ra nguồn giống chất lượng cao phục vụ
cho nghề nuôi cá lồng bè.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Vị trí phân loại
Giới động vật: Animalia
Ngành động vật có xương sống: Vertebrata

Lớp cá xương: Actinoterrygii
Bộ cá Chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Giống cá Chép: Cyprinus
Loài cá Chép: Cyprinus carpio)
( Duy Khoát, 2003) [6].

Hình 2.1 : Cá chép giống v1
Cá chép tuy có nhiều hình dạng khác nhau. Theo nhiều tác giả thì trong
các giống cá chép Cyprinus có 3 loại đang phát triển mạnh và được nuôi
nhiều nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam.


5
Cá Chép vẩy (Cyprinus carpio linne) đây là loài cá chép nuôi phổ biến
nhất ở nước ta. Thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, tính chịu đựng rất cao (nó
có thể sống được vài ngày ở vùng Đông bắc Liên Xô khi nhiệt độ môi trường
xuống 00C).
Cá Chép Kính (Cyprinus curpeospecularis) cá chép Kính có bộ vẩy
không hoàn chỉnh, thường mỗi bên thân có ba hàng vẩy, vẩy mọc tập trung ở
đường bên. Vẩy to nhỏ không đều nhau, hàng giữa thường có vẩy rất to xếp
không thứ tự, thân ngắn, lưng dựng cao do đó có nhiều thịt.
Cá Chép Trần (Cyprinus carpionudus) có nơi gọi là cá chép da vì toàn thân
không có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít mọc lưa thưa (Duy Khoát, 2003) [6].
2.1.2. Nguồn gốc phân bố
Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây
Bắc Mỹ, Madagasca, và Châu Úc. Cá Chép được nuôi lâu ở Trung Quốc
khoảng 2000 năm và 600 năm ở Châu Âu (Mai Đình Yên, Trung Tạng,1979)
[14]. Hiện nay cá Chép là một trong những loài cá nuôi chính trong các ao nuôi
ở Châu Âu, Châu Á như: Liên Xô, Hungary, Đức, Pháp, Trung Quốc,

Inđônêxia...và là đối tượng quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi (Nguyễn Công
Thắng, 1996) [9].
Ở nước ta có cá chép phân bố trong tự nhiên thông qua các tỉnh trung
bộ, ở Miền Nam không có Cá Chép địa phương mà nhập vào nuôi Cá Chép có
nguồn gốc từ Bắc Bộ. Cá chép sống được ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt
như: ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở giới hạn nhiệt
độ từ 0- 400C, nhiệt độ thích hợp là khoảng nhiệt độ 20-270C, hàm lượng Oxy
cực tiểu cho phép 2mg/lít, pH = 4-9. Cá sống ở nước ngọt, đôi khi cũng thấy
ở cả vùng nước lợ có nồng độ muối < 14 ‰ (Duy Khoát, 2003) [6].


6
Cá Chép V1 là tổ hợp lai của 3 loài cá chép là cá chép Trắng Việt Nam,
cá Chép vẩy Hungary và cá chép Vàng Inđonexia. Và được tạo ra ở Việt Nam
do Viện thuỷ sản I và ở một số cơ quan nghiên cứu Thuỷ sản lai tại theo dòng
công thức lai sau:

V1

VxH

H x VI

VH

HVI

♂VH x ♀VI

♂ HVI x ♀V


VHVI

HVIV

V x VI

VVI
♂ VVI x ♀ H

VVIH

Hình 2.2 Sơ đồ lai tạo giống cá chép V1
Trong đó :

Cá chép Trắng Việt Nam (V)
Cá chép Vẩy Hungary (H)
Cá chép Vàng Inđonêxia (VI)

Cá Chép phân bố rộng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới gồm nhiều
loài như Chép vảy, đốm, trần, kính.
Ở nước ta phổ biến nhất là cá chép vảy từ năm 1972 nhập thêm một số
loài chép khác vào lai tại Việt Nam, chép kính và chép trần nhập từ Hungari.
(Nguyễn Thị Phương Thảo,2009) [13].
2.1.3. Đặc điểm hình thái
Cá chép có hình thoi điển hình, giữa thân cao nhất thon dồn về 2 phía.
Màu sắc của cá chép rất đa dạng, màu trắng bạc, màu vàng, màu hồng, màu


7

da cam, màu nâu, màu đen…về kiểu hình có các dạng cá chép sau: Chép Bạc,
Chép Kính, Chép Trần, Chép Hồng, Chép Lưng Gù…
Do quá trình chọn giống, cá Chép ở Việt Nam tồn tại nhiều dạng hình
khác nhau như: Chép Bạc, Chép Kính, Chép Trần, Chép Đen, Chép Hồng,
Chép Hoa, Chép Lưng Gù, Chép Cẩm…
Ở nhiều nước trên thế giới còn phát hiện ra nhiều dạng hình cá Chép
khác như: Chép vây ngắn, Chép vây nhỏ, Chép không râu, Chép cola…
6-8
Công thức vảy:

30

35
6-7

D: III - IV, 20-22
A: II - III, 5-6
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cá Chép phụ thuộc vào giống, khối lượng nuôi
thả ban đầu và nguồn thức ăn của vùng nước sống.
Bảng 2.1. Sinh trƣởng của cá chép
Tuổi (năm)

Khối lƣợng (g)

1

300- 500

2


1000- 2000

3

2000-3000
(Sở Thủy sản Quảng Nam, 2005) [15].

2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Chép là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy, thành phần
thức ăn thay đổi theo tuổi và thời gian phát triển khi nhỏ (cá bột - cá hương)


8
cá ăn sinh vật phù du và thức ăn lắng đáy, cá trưởng thành ăn sinh vật đáy
như: Giun, trai, ốc, côn trùng, mùn bã hữu cơ, hạt củ thân non.
Cá chép nuôi trong ao có thể ăn tạp, từ giai đoạn cá bột đến cá hương (23cm) cá ăn chủ yếu là động vật phù du. Khi kích thước từ 5cm trở lên cá ăn
tạp như cá trưởng thành.
Thức ăn ưa thích tự nhiên của cá là động vật đáy, ấu trùng, côn trùng,
giáp xác… Ngoài ra ăn các loại thức ăn nhân tạo như mầm thực vật…
Giai đoạn cá bột lên hương:
Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng, sau khi nở được 3-4 ngày cá
bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 7-10 ngày cá dài 10-13,5mm các vây hình thành rõ ràng
hàm trên bắt đầu xuất hiện răng sừng. Cá đã chủ động bắt mồi thức ăn chủ
yếu là động vật phù du cỡ nhỏ. Ngoài ra cá còn ăn ấu trùng muỗi cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 15-25 ngày cá dài 15-25mm, toàn thân có vảy bao bọc
miệng xuất hiện chồi râu. Cá hoàn toàn chủ động bắt mồi. Thành phần thức
ăn bắt đầu thay đổi thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 20-28 ngày, thân dài 19-28mm vây vảy hoàn chỉnh cá

chuyển sang sống đáy, cá ăn động vật đáy là chính.
Giai đoạn cá trưởng thành: Cá ăn sinh vật đáy là chủ yếu như giun
nước, ấu trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật, các loại thức ăn chế biến
như cám gạo bột mỳ, bã đậu, khô dầu, các loại thức ăn công nghiệp. (Nguyễn
Thị Phương Thảo, 1996) [13].


9
Bảng 2.2. Các giai đoạn dinh dƣỡng của cá chép V1
Kích thƣớc

Dinh dƣỡng

Sau 3 ngày

Khối noãn hoàn tiêu hóa hết, cá sử dụng các loại thức ăn bên
ngoài: động vật phù du, luân trùng, ấu trùng của Daphnia,
cám, bột…

9 – 10mm

Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức ăn chủ yếu là ấu trùng,
côn trùng và động vật phù du.

14 – 19 mm Sống ở tầng đáy, ăn sinh vật đáy và mùn bã hữu cơ, ít ăn
động vật phù du.
Trưởng
thành

Sinh vật đáy: giun, ốc, trai, mùn bã hữu cơ, hạt thực vật,

mầm non thực vật, thức ăn công nghiệp.

2.1.6. Đặc điểm sinh sản
* Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục
Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá Chép cũng như các loài cá
nuôi khác phụ thuộc vào vĩ độ và chế độ dinh dưỡng. Cá Chép Hungary, cá
Chép Nhật Bản nuôi tại Việt Nam thành thục sau 1 năm tuổi. Cá Chép Việt
Nam sau 1 năm đã thành thục về tuyến sinh dục. Cá Chép Bắc Á, cá Chép
châu Âu thường từ 4-5 tuổi mới thành thục (Nguyễn Dương Dũng, 2005) [2]
2.17. Sức sinh sản của cá chép
Sức sinh sản của cá Chép phụ thuộc vào tuổi và cỡ cá, phụ thuộc vào cả
chế độ nuôi dưỡng. Cá Chép Việt Nam và cá Chép nuôi tại Việt Nam lượng
chứa trứng tăng nhanh vào lứa tuổi thứ 3 đến 5 tuổi sau đó tăng không đáng
kể (Dương Ngọc Dương, 2007) [3].
Cá Chép là loài cá bán di cư sinh sản trong điều kiện sinh thái tự
nhiên, sinh sản đơn giản. Buồng trứng của cá Chép phát triển đặc thù trong


10
đó trứng có mặt đồng thời ở các giai đoạn 2, 3, 4. Do sự phát triển không
đều đó dẫn đến cá Chép đẻ ngắt đợt làm nhiều lần. Ở các tỉnh phía Bắc cá
Chép đẻ vào hai vụ là vụ Xuân và vụ Thu, nhưng tập trung chủ yếu vào vụ
Xuân (tháng 2-3 dương lịch), nhưng ở miền núi cá Chép lại đẻ vào tháng 34 như ở Sơn La, Lai Châu. Ở các tỉnh Nam bộ cá Chép đẻ quanh năm và đẻ
mạnh vào các tháng mùa mưa (Nguyễn Duy khoát, 2003) [6].
Cá Chép thành thục trong ao, hồ, ruộng, sông suối vào mùa mưa
thường ngựơc dòng nước tới bãi cỏ hoặc nơi có thực vật thuỷ sinh thượng
đẳng khác để đẻ trứng. Trứng cá Chép dính vào cây cỏ, cây thuỷ sinh ở dưới
nước một thời gian rồi phát triển thành cá bột. Cá Chép thường đẻ vào sáng
sớm, lúc mặt trời còn chưa mọc có khi kéo dài đến 8-9h sáng hoặc đến trưa.
Điều kiện thích hợp để cho cá Chép đẻ là có nước mới, có mặt cá đực, t0 = 20300C, có gió thổi. Đó là vào khi thời tiết ấm dần lên, đồng thời có mưa, có

sấm đầu mùa cá Chép thường tập trung đi đẻ (Duy khoát, 2003) [6].
Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa kích thƣớc, tuổi và lƣợng chứa trứng của loài
cá Chép Việt Nam (C. carpio)
Tuổi

Chiều dài thân

Khối lượng (kg)

Tổng số trứng (quả)

(năm)

cá (cm)

1

17- 20

0,2- 0,28

46.000

2

23- 26

0,4- 0,55

53.000


3

35- 41

0,9- 1,2

163.000

4

51- 56

1,8- 2,7

1.000.000-1.300.000

5

58- 62

2,9- 3,4

1.000.000 - 1.300.000
(Nguyễn Duy Hoan, 2006) [4].


11
2.1.8. Giá trị dinh dưỡng
Cá chép V1 có chất lượng thịt thơm ngon, dễ nuôI tăng trọng nhanh khả

năng chống chịu bệnh tốt, kích cỡ lớn
Cá chép có hàm lượng protein trong thịt là rất lớn 45%, có giá trị dinh
dưõng cao. Thịt cá chép mang nhiều thành phần dinh dưỡng đem lại nguồn
thực phẩm bổ dưỡng và hợp lý cho mọi người.
2.1.9. Đặc điểm thích nghi với các yếu tố môi trường bên ngoài
* Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến quá trình phát triển phôi của cá
chép:
- Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ nước ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sống và
phát triển phôi. Quan hệ giữa nhiệt độ nước với thời gian nở của cá chép thể
hiện ở bảng sau:
- Hàm lượng 02 : Hàm lượng DO cần thiết cho sự phát triển của cá chép
là > 0,5mg/l, thích hợp cho sự phát triển phôi của cá chép là > 3mg/l
- pH: pH thích hợp cho sự phát triển phôi của cá chép 6,8-7,5
- Tác động cơ học : Tác động cơ học mạnh dễ làm vỡ trứng ảnh hưởng
đến tỷ lệ nở của cá chép
- Chất nước: Nước dùng để ấp trứng cá chép phải trong sạch ít địch hại,
oxy phong phú thuận lợi cho sự phát triển của phôi.
Cá chép thích ứng với vùng nước ấm, ngưỡng nhiệt độ cho sinh trưởng
là 20-280C. Cá thường sống ở tầng đáy và tầng giữa, có khả năng chịu
ngưỡng oxy thấp, bắt mồi mạnh ở ngưỡng 6-7mg/l, kém bắt mồi ở ngưỡng 23mg/l, bắt đầu chết khi oxy còn 0,7mg/l. (Dương Ngọc Dương, 2007) [3].
2.1.10. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cá Chép
* Các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá trong môi trường nước
Đối với mỗi loài cá sống trong các điều kiện môi trường khác nhau đều
có những đặc tính sinh thái khác nhau.


12
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật thuỷ
sinh. Cá là động vật biến nhiệt do đó chúng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nước.
Nhiệt độ nước là giới hạn quan trọng vì động vật thuỷ sản có biên độ chịu đựng

nhiệt độ hẹp, cho nên khi có sự thay đổi về nhiệt độ thì sẽ gây hậu quả nghiêm
trọng (Bulton, 1995)[24]. Cá Chép là loài có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ khá lớn,
kết quả nghiên cứu cho thấy cá Chép có thể sống được trên 400C và chết khi
nhiệt độ giảm xuống dưới 00C. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện
ở Việt Nam thì cá Chép không bị chết rét hay chết nóng bao giờ. Khoảng nhiệt
độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Chép là 20-270C (Bulton,
1995) [24].
Cũng như các loài cá nước ngọt khác cá Chép có thể chịu đựng khoảng
pH 5,5-9,0. Mặc dù thích nghi với khoảng pH rộng nhưng sự phát triển của cá
sẽ giảm đi rõ rệt bởi môi trường pH là axit hay kiềm. Khi pH thay đổi làm
thay đổi cân bằng hoá học trong nước, giám tiếp làm ảnh hưởng tới đời sống
của cá. Khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Chép là
7,0-7,5 (Bulton,1995) [24].
Trong thuỷ vực cá Chép hoạt động ở mọi tầng nước, nhanh nhẹn thích
sống ở nơi nước mới và ngược dòng, ưa sống nơi thoáng đãng, nơi có hàm
lượng oxy hoà tan 3-8mg/l. Tuy nhiên cá vẫn sống ở ao tù bẩn, nơi có hàm
lượng oxy thấp. Môi trường có hàm lượng oxy thấp thì tốc độ sinh trưởng
phát triển chậm (Nguyễn Công Thắng, 1996) [9].
Cá Chép có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt cao hơn
các loài cá khác. Tuy nhiên cá Chép vẫn ưa môi trường thoáng sạch, không bị
ô nhiễm, nước ao có màu xanh nõn chuối (độ trong từ 10-20cm). Ngoài ra còn
có một số yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cá
như: hàm lượng CO2 dao động từ 3-10mg/l, hàm lượng NH4+<1mg/l, hàm


13
lượng sắt tổng số <0,2mg/l, hàm lượng PO43-<0,5mg/l, hàm lượng hữu cơ
khoảng 10-20mg/l (Phạm Văn Trang và Nguyễn Trung Thành, 2005)[12].
Tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn thuỷ vực, do vậy tảo ảnh
hưởng khá lớn đến đời sống của cá. Tảo tạo oxy hoà tan trong nước: Trong

quá trình trao đổi chất và quang hợp tạo ra một lượng oxy hoà tan trong nước.
Ngoài ra tảo còn là thức ăn: khi cá còn nhỏ là thức ăn trực tiếp, là thức ăn
giám tiếp khi cá lớn thông qua động vật phù du và nhuyễn thể khác. Tảo hấp
thu các chất dinh dưỡng trong môi trường nước vì thế nó làm sạch môi trường
nước ( FAO, 1996) [25].
Tuy nhiên tảo phát triển quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng tảo nở hoa gây
ô nhiễm môi trường nước và gây thiếu oxy hoà tan có thể gây chết cá. Do vậy
môi trường ao nuôi phải duy trì mật độ nuôi thích hợp.
Cỏ nước trong ao có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cá, chúng
tạo ra thức ăn, tăng hàm lượng oxy hoà tan và làm sạch môi trường ao nuôi.
Ngoài ra chúng còn tăng nhiệt độ nước và giữ ấm cho cá vào mùa đông. Tuy
nhiên sự phát triển quá mức sẽ gây thiếu oxy hoà tan, hạn chế sự phát triển
của tảo, nghèo chất dinh dưỡng và làm chỗ trú ngụ của địch hại như rắn nước,
chuột.... (Đỗ Đoàn Hiệp, 2008) [5].
Trong nuôi thương phẩm người ta thường nuôi ghép nhiều loài cá với
tỷ lệ nhất định để tận dụng nguồn thức ăn và không gian sống. Tuy nhiên vẫn
có sự cạnh tranh về thức ăn và môi trường sống giữa các loài cá và trong cùng
một loài, do vậy ta phải nuôi với mật độ thích hợp để thu được hiệu quả cao
nhất (Trần Đình Luân, 2007) [8].
Cá nhỏ có rất nhiều động vật khác gây hại như bắp cày, bọ gạo, nòng
nọc, cá dữ… Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống và
hiệu quả ương nuôi. Do vậy cần phải tẩy dọn ao sạch, kỹ lưỡng trước khi thả
cá. Các loại ký sinh trùng, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác cùng tồn


14
tại trong ao khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh cho cá. Vì vậy cần quản lý
tốt nguồn nước, con giống, thức ăn và các nguồn khác là nguyên nhân lây lan,
truyền bệnh để hạn chế thiệt hại của chúng gây ra (Bùi Quang Tề, 2005[11].
Trong quá trình nuôi thì yếu tố dinh dưỡng quyết định hiệu quả, năng

suất sản phẩm. Lượng thức ăn và hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ sẽ thu được
hiệu quả cao, khi thức ăn thiếu và hàm lượng dinh dưỡng không hợp lý thì cá
sẽ chậm lớn và tỷ lệ sống không cao.
Bản chất di truyền của cá thể tác động tới sự tăng trưởng phát triển của cá
Chép. Bản chất di truyền của loài có ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của cá. Với các Chép lai nuôi một năm có thể đạt trọng lượng 11,5kg/con. Trong khi cá Chép nội Việt Nam đạt 0,35-0,5kg/con (Trần Đình
Luân, 2007 ) [8].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm đối tượng thuỷ sản được gia hoá và
sử dụng nuôi trồng thuỷ sản ở cả ba môi trường: nước ngọt, nước lợ, nước
mặn. Trong nhóm đối tượng nuôi nước ngọt, nhóm cá Chép đặc biệt là cá
Chép Trung Quốc và Ấn Độ được nuôi phổ biến ở hầu khắp các Châu lục.
Nhóm này có sản lượng lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các
đối tượng nuôi nước ngọt khác. Năm 1991 sản lượng nhóm này chỉ đạt
5.636.389 tấn với giá trị 7223 tỷ USD, nhưng đến năm 2000 sản lượng tăng
lên 15.451.646 tấn với giá trị 14.778 tỷ USD gấp 2,8 lần và đến cuối năm
2002 con số đó tăng lên là 16.692.147 tấn với giá trị 14.754 tỷ USD
Ở Châu Âu cá Chép (Cyprinus carpiolis) được nuôi phổ biến ở các trại
cá nước ấm. Từ những năm 1970 các nhà di truyền và chọn giống người
Hungary đã tạo ra nhiều dòng và các con lai phục vụ cho nuôi cá nước ấm. Cá
Chép được nuôi theo phương thức thâm canh, có dùng thức ăn và nuôi trong


15
ao nuôi có mức độ thâm canh khác nhau. Các tiêu chí được cân nhắc chính
trong chọn giống là: tính ổn định của dòng cá, khả năng sinh trưởng và khả
năng chống chịu bệnh, hệ số sử dụng thức ăn… ngoài ra, một số đặc điểm về
hình dáng cơ thể, gù lưng, ngắn đuôi cũng được quan tâm đến việc chọn tạo
giống cá Chép nuôi trong môi trường nước ấm.

Cá Chép là loài được nuôi phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất ở
Hungary và loại cá thả với tỷ lệ cao nhất chiếm từ 70-80% các loại cá nuôi
trong các ao nuôi ghép. Cá Chép Hungary có khả năng chịu đựng kém với các
điều kiện bất lợi của môi trường.
Ở Viện nghiên cứu cá Szarvas Hungary có lưu giữ ngân hàng gen sống
của 18 dòng cá Chép có nguồn gốc Hungary và 13 giống có nguồn gốc từ các
nước khác trên thế giới. Tại đây công việc nâng cao chất lượng cá Chép đã
được bắt đầu từ năm 1962 theo phương pháp chọn lọc cổ truyền (phương
pháp chọn lọc theo gia đình và chọn lọc hàng loạt). Sau khi tiến hành các biện
pháp lai tạo hoặc dùng hoormon chuyển đổi giới tính. Những đặc điểm chính
để đánh giá giá trị kinh tế ở cá Chép là: tỷ lệ nuôi sống, tốc độ sinh trưởng, hệ
số chuyển đổi thức ăn, giá trị thương phẩm và tỷ lệ mỡ trong thịt.
Hiện nay có tới 80% cá Chép được nuôi ở Hungary là các dòng cá
Chép lai ba máu giữa cá Chép Kính SZ215 lai với cá Chép SZP31 và SZP34.
(Bùi Lai và Trần Mai Thiên, 1979 [7].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong các loài cá nước ngọt được nuôi ở Việt Nam thì cá chép là loài được
nuôi phổ biến, nó có những ưu điểm được người dân Việt Nam ưa chuộng như
chất lượng thịt thơm ngon, cá có tốc độ lớn nhanh, ngoại hình đẹp. Chính vì vậy
cá chép không những chỉ nuôi làm thực phẩm, nuôi làm cảnh và nuôi với mục
đích tâm linh.


16
Trong những năm qua Viện Nuôi trồng Thuỷ sản I đã có nhiều công
trình nghiên cứu nhằm cải tạo giống cá chép Việt Nam. Năm 1967, Trần
Trọng Miên [16] nghiên cứu về biến dị của loại cá chép Việt Nam, tiếp đến là
nghiên cứu về lai kinh tế cá chép Việt Nam của Phạm Mạnh Tường
(1979)[17]. Tuy việc lai kinh tế giữa cá chép Việt Nam với cá chép Hungary
cho hiệu quả kinh tế cao nhưng với thực trạng của nghề nuôi cá Việt Nam rất

khó giữ được đàn bố mẹ thuần chủng. Nên trong những năm qua ngành Thuỷ
sản Việt Nam đã tiếp tục các công trình nghiên cứu nhằm tạo ra giống cá
chép có đặc tính tốt và ổn định. Trong giai đoạn 1981 đến 1985 tiến hành
nghiên cứu đánh giá vật liệu ban đầu cho chọn lọc giống cá chép của (Trần
Mai Thiên 1987) [18]. Dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật nuôi cá ở Việt Nam
và tài liệu nghiên cứu chọn giống cá chép, cá Hồi, cá Rô phi… của nước
ngoài các tác giả đưa ra giải pháp tối ưu là phương pháp lai tạo tổng hợp ban
đầu và tiếp đến sử dụng chọn lọc hàng loạt dựa theo các tiêu chí về ngoại hình
cá chép (Trần Mai Thiên, 1996) [10].
2.3. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du
và miền núi Bắc bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay là
hơn 1 triệu người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước,
tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với Tỉnh
Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và
Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một
trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng
trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh
tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. có nhiều
dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc


17
vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động
và thung lũng nhỏ.
Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi
dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo
hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo
hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều

là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không
phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của
Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói
chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Khí hậu. Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng
rõ rệt:
- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ
Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ,
Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9o) với tháng
lạnh nhất (tháng 1: 15,2°) là 13,7°. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ
1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành
nông, lâm nghiệp.


×