Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng ở lợn con tại trại công ty nutreco huyện tiên du tỉnh bắc ninh khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.78 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ ANH TUẤN
Tên đề tài:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRONG
CHĂN NUÔI VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN CON
TẠI TRẠI CÔNG TY NUTRECO HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Chăn nuôi thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2013 - 2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ ANH TUẤN
Tên đề tài:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRONG
CHĂN NUÔI VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN CON


TẠI TRẠI CÔNG TY NUTRECO HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Chăn nuôi thú y
: K45 CNTY N02
: Chăn nuôi thú y
: 2013 - 2017
: TS. Nguyễn Văn Sửu

Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tô
đã nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hƣớng dẫn, sự giúp đỡ của BCN
khoa Chăn nuôi Thú y, và trang trại của cô giáo hƣớng dẫn, sự giúp đỡ của
BCN khoa Chăn nuôi Thú y, và trang trại chăn nuôi lợn của công ty Nutreco
Bắc Ninh. Tôi cũng nhận đƣợc sự cộng tác của các bạn đồng nghiệp tại trang
trại, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của ngƣời thân trong gia đình.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sau sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn

Sửu đã tận tình và trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin cảm ơn BCN khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi
và cho phép tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ban giám đốc công ty
Nutreco, trang trại Lạc Vệ, cùng toàn thể anh chị em công nhân viên trong
trang trại về sự hợp tác giúp đỡ trong quá trình bố trí, theo dõi các chỉ tiêu và
thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân, thầy
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày...tháng...năm....
Sinh viên

Tạ Anh Tuấn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trang trại .................................................................. 36
Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh của trang trại ....................................................... 38
Bảng4.3. Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc .............................................. 44
Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi ........................... 45
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng............................... 48
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tính biệt .......................... 49
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con ....................................... 50



iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cl.Perfigens : Clostridium Perfigens
CN

: Chủ nhật

Cs

: Cộng sự

DNA

: Deoxyribonucleic acid

E.coli

: Escherichia coli

LMLM

: Long móng lở miệng

Nxb

: Nhà xuất bản


STT

: Số thứ tự

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạng

TPP

: Trans-Pacific Stratrgic Economic Partnership Agreement

TT

: Thứ tự


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
2.1 Điều kiện cở sở nơi thực tập ....................................................................... 4
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của trang trại ................................................................... 5

2.1.2 Cơ sở vật chất của trang trại..................................................................... 5
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
2.2.1. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của lợn con theo mẹ ....................... 6
2.2.2. Nguyên nhân gây bê ̣nh phân trắ ng lơ ̣n con............................................. 9
2.2.3. Đặc tính của vi khuẩn E. coli ................................................................ 14
2.2.4. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con ................................................. 17
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ....................................... 25
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 25
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................... 26
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...... 31
3.1 Đối tƣợng .................................................................................................. 31
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 31
3.3 Nội dung thực hiện .................................................................................... 31
3.4 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp thực hiện ..................................................... 31
3.4.1 Các chỉ tiêu ............................................................................................. 31
3.4.2 Phƣơng pháp thực hiện........................................................................... 31


v

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 33
4.1 Công tác chăn nuôi .................................................................................... 33
4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng lợn con tại cơ sở ............ 45
4.2.1 Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi................................... 45
4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng ..................................... 47
4.2.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tính biệt ................................. 49
4.2.4. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con .............................................. 50
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 52
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 52
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 58


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nƣớc ta vốn là một nƣớc nông nghiệp lâu đời , trong đó chăn nuôi là
một ngành nghề rất quan trọng và thu hút đƣợc nhiều lao động. Hiện nay khi
nƣớc ta đã gia nhập TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng
thì ngành Nông Nghiệp nói chung và ngành Chăn nuôi nói riêng sẽ có
rất nhiều cơ hội để phát triển nhƣng bên cạnh đó sẽ là những thách thức là
không hề nhỏ. Cuộc sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao nhu cầu về
thực phẩm ngày càng có những tiêu chuẩn khắt khe hơn , nhất là khi chúng ta
muốn xuất khẩu đƣợc thực phẩm sang các nƣớc khác.Ngành chăn nuôi lợn
cung cấp một nguồn thực phẩm tƣơi ngon có giá trị dinh dƣỡng cao, nhƣ thịt
cho con ngƣời, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, các phụ phẩm da,
lông, tiết…, cho công nghiệp chế biến. Chính vì thế để đạt đƣợc năng suất cao
và chất lƣợng sản phẩm tốt nhất đáp ứng cho nhu cầu thị trƣờng thì cần đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi trang trại theo hƣớng công
nghiệp hiện đại.
Cùng với việc chăn nuôi lợn ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển
mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp hóa thì tình hình dịch bệnh xảy ra cũng rất
phức tạp,nhất là các dịch bệnh mới làm ảnh hƣởng rất lớn đến năng xuất, chất
lƣợng hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn. Do điều kiện thời tiết nƣớc ta
mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên tình hình dịch bệnh thƣờng hay
xảy ra và lây lan nhanh cho đàn lợn. Một trong những bệnh mà lợn con hay
mắc phải là bệnh phân trắng ở lợn con.

Bệnh phân trắng ở lợn con là một bệnh rất phổ biến . Bệnh do vi khuân
E. coli gây nên, khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến
còi cọc, chậm lớn, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng con giống, khả năng sinh


2

trƣởng, phát triển chậm, gây tổn thất kinh tế lớn cho ngƣời chăn nuôi. Do đó
ngoài yếu tố dinh dƣỡng, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng thì công tác thú y là
khâu rất quan trọng. Việc phòng và điều trị bệnh phân trắng cho lợn con góp
phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn và đảm bảo cho sự tăng trƣởng trong
cơ cấu đàn.
Mặc dù đã đƣợc quan tâm chăm sóc tốt, song do ảnh hƣởng của thời
tiết và một phần công tác thú y chƣa mang lại hiệu quả, nên tại trại lợn của
công ty Nutreco bệnh phân trắng ở lợn con vẫn xảy ra thƣờng xuyên và gây
hậu quả nghiêm trọng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Áp dụng quy
trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng ở lợn con tại
trại công ty Nutreco huyện Tiên Du , tỉnh Bắc Ninh”
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng
tại trại của công ty Nutreco huyện Tiên Du , tỉnh Bắc Ninh.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại trại của công ty Nutreco
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Xác định đƣợc hiệu lực điều trị của hai phác đồ điều trị bằng
Penstrep-400 và Nor - 100
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Kết quả đề tài là thông tin khoa học về quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng
lợn con và một số đặc điểm và bệnh lý lâm sàng của bệnh phân trắng lợn con.

- Qua tiế p câ ̣n thƣ̣c tế ta ̣i tra ̣i là điề u kiê ̣n để nâng cao tay nghề, rèn luyện
các kỹ năng chuyên môn.
- Vâ ̣n du ̣ng các kiế n thƣ́c đã ho ̣c vào thƣ̣c tiễn sản xuất , trau dồi thêm
những kiế n thƣ́c mới.


3

- Học tập kinh nghiệm tƣ̀ thƣ̣c tế sản xuất.
- Nắ m bắ t đƣơ ̣c tình hình chăn nuôi, dịch bệnh của trại.
- Có thêm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn
.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo cho ngƣời chăn nuôi
áp dụng các quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn
con, góp phần nâng cao năng xuất chăn nuôi lợn.
- Qua điề u tra tình hình bệnh phân trắng lợn con của tra ̣i và đánh giá đƣơ ̣c
hiê ̣u lƣ̣c của thuố c sƣ̉ du ̣ng , có thể khuyến cáo phác đồ điề u tri ̣hiê ̣u quả bê ̣nh
phân trắng lợn con.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện cở sở nơi thực tập
Công ty TNHH Nutreco là công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi
và thủy sản thuộc tập đoàn Dabaco là tập đoàn nông sản trong nƣớc lớn nhất
Việt Nam. Nằm tại khu công nghiệp Đại Đồng, Hoàn Sơn – Tiên Du – Bắc
Ninh, trên trục đƣờng cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố

Hà Nội 10km thuận lợi cho các phƣơng tiện giao thông.
Là công ty chuyên sản xuất thức ăn cho hệ thống trại heo hạt nhân , trại
heo nái và toàn bộ hệ thống trại heo gia công của tập đoàn Dabaco Việt Nam,
vì vậy công ty có điều kiện cơ sở vật chất rất tốt để sinh viên thực tập có thể
học tập và làm việc trong một môi trƣờng có những trang thiết bị mới nhất về
khoa học công nghệ.
Một trong những trang trại có trang thiết bị hiện đại và áp dụng những
khoa học kĩ thuật mới của tập đoàn Dabaco là trại Giống lợn Lạc Vệ với quy
mô 1800 heo nái hàng năm sản xuất ra hơn 40.000 heo thƣơng phẩm . Hệ
thống trại đƣợc trang bị hiện đại với hệ thống cho ăn tự động, cung cấp cám
bằng xe bồn , hệ thống chuồng đẻ sử dụng lồng chuồng chuyên dụng do công
ty Big Duchman cung cấp ,chuồng thoáng, mát, lợn mẹ thoải mái , lợn con
không bị đè , có hệ thống cảm nhiệt và độ ẩm tự động , hệ thống hẹn giờ ăn
cho hệ thống ăn tự động. Cùng đội ngũ cán bộ yêu nghề , giàu kinh nghiệm ,
đƣợc đào tạo cơ bản , 80% cán bộ công nhân viên đƣợc đào tạo từ trình độ
trung cấp trở lên , trong số đó có 30 % trình độ đại học, cao học. Mục tiêu
hàng đầu của công ty là tạo ra con giống khỏe mạnh, có ngoại hình đẹp nhất ,
có tỷ lệ nạc cao , nhanh lớn với giá thành rẻ nhất.


5

Quy mô trang trại lớn , đội ngũ kỹ thuật đƣợc đào tạo tốt, nhiệt tình chỉ
bảo nên sinh viên có những điều kiện tốt nhất để học tập và làm việc trong
môi trƣờng tốt để phát triển rèn luyện tay nghề của mình.
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại đƣợc tổ chức nhƣ sau:
01 Giám đốc
02 Phó giám đốc: 01 phó giám đốc kỹ thuật, 01 phó giám đốc hành
chính

03 tổ trƣởng: Tổ trƣởng tổ phối, tổ trƣởng tổ đẻ, tổ trƣởng tổ cai sữa
lợn con.
12 cán bộ công nhân hành chính : 03 kế toán, 02 thủ kho, 03 nhà bếp,
02 bảo vệ, 02 lao công.
37 kỹ sƣ và công nhân.
2.1.2 Cơ sở vật chất của trang trại
Trại Giống Lợn Lạc Vệ nằm trên một khu đất rộng 8 ha . Trong đó:
- 2 ha đất trồng cây ăn quả
- 1 ha ao hồ
- 5 ha đất xây dựng
Trang trại dành 1ha để xây dựng nhà điều hành, nhà cho công nhân,
bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại.
Nhà điều hành bao gồm : Ban lãnh đạo và các phòng tài vụ , kế toán ,
phòng kỹ thuật.
Khu sản xuất là nơi các hệ thống chuồng trại gồm: 5 chuồng đẻ , 4
chuồng cai sữa , 2 chuồng hậu bị, 1 chuồng phối với kích thƣớc lớn, 5 chuồng
chửa , 1 chuồng lợn đực.


6

Khu nhà ở của cán bộ công nhân viên đƣợc chia làm 2 dãy , dãy nhà
của nam và dãy nhà của nữ , các phòng đều có nơi ở sinh hoạt khép kín nên
rất tiện lợi để sinh hoạt và nghỉ ngơi. Đƣợc ban lãnh đạo của công ty tạo điều
kiện nên sinh viên thực tập cũng đƣợc sắp xếp chỗ ở cũng rất tiện nghi. Trang
trại có nhà ăn và có đầu bếp nên việc ăn uống cũng đƣợc chọn lọc kĩ và hợp
vệ sinh, các món ăn đƣợc thay đổi liên tục để không cảm thấy chán.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con theo mẹ
Lợn con từ sơ sinh đã có khả năng sinh trƣởng và phát triển nhanh.

Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996)[24] so với khối lƣợng sơ sinh thì khối lƣợng
lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần,
lúc 30 ngày tuổi tang gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50
ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần.
Lợn con sau khi sinh, sinh trƣởng và phất triển nhanh nhƣng không
đồng đều qua các giai đoạn, sinh trƣởng nhanh trong 21 ngày đầu sau đó
giảm, sự giảm tăng trƣởng là do nhiều nguyên nhân, nhƣng cũng chủ yếu là
do lƣợng sữa mẹ giảm và hàm lƣợng Hemoglobin trong máu của lợn con
giảm. Để hạn chế sự giảm tăng trƣởng chúng ta cần tập ăn sớm cho lợn con và
tiêm bổ sung Dextran-Fe cho lợn con vào 2 ngày tuổi và 7 ngày tuổi.
Do khả năng sinh trƣởng và phát triển nhanh nên khả năng đồng hóa và
trao đổi chất của lợn diễn ra rất mạnh. Ở lợn con 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể
tích lũy đƣợc 9 - 14 g protein/kg khối lƣợng, nhƣng lợn trƣởng thành chỉ tích
lũy đƣợc 0,3 - 0,4 g protein/kg khối lƣợng. Qua đó ta thấy cƣờng độ trao đổi
chất ở lợn con và lợn trƣởng thành chênh lệch nhau khá lớn. Mặt khác lợn con
trong giai đoạn này chỉ tích lũy nạc là chính, vì vậy tiêu tốn ít thức ăn hơn so
với lợn trƣởng thành.


7

 Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn
chỉnh, các tuyến tiêu hóa phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy
tiêu hóa còn nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)[21], dung tích bộ máy tiêu hóa tăng
lên nhanh trong 60 ngày đầu: Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3
lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc
sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lúc
10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi

gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít). Còn dung tích ruột già lúc
60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng về kích thƣớc cơ quan
tiêu hóa giúp lợn con tích lũy đƣợc nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hóa
các chất, đặc biệt là xenluloe có nhiều trong thức ăn.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chƣa thành thục. Hoàng Toàn Thắng và
Cao Văn (2005)[26] cho rằng, lợn con trƣớc 1 tháng tuổi, dịch vị không có
HCl tự do, lúc này lƣợng axit tiết ra ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày,
cũng do dịch vị chƣa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chƣa có
khả năng tiêu hóa protein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt
men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này
mới có khả năng tiêu hóa protein.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)[21], vì thiếu HCl tự do nên vi sinh
vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh đƣờng tiêu hóa, điển hình là bệnh
phân trắng ở lợn con, do đó để hạn chế bệnh đƣờng tiêu hóa có thể kích thích
vách tế bào dạ dày tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm
cho lợn con. Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl tự do
có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi.


8

Enzym trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn
trƣớc 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có
enzym, sự tiêu hóa của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các
loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt kích thích tiết ra dịch vị mạnh, hơn nữa
dịch vị thu đƣợc khi cho thức ăn hạt kích thích HCl nhiều hơn và sự tiêu hóa
nhanh hơn dịch vị thu đƣợc khi cho uống sữa. đây là cơ sở cho việc bổ sung
sớm thức ăn và cai sữa sớm cho lợn con.
Thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đƣờng ruột đã sinh
ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh, khi lợn con

sinh ra hệ vi sinh vật đƣờng ruột chƣa phát triển đầy đủ số lƣợng vi khuẩn có
lợi, chƣa có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh
đƣờng tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh phó thƣơng hàn, vi khuẩn gây thối rữa ở
lợn con mới sinh.
 Đặc điểm cơ năng điều tiết nhiệt
Lợn con sơ sinh tỷ lệ nƣớc trong cơ thể cao đến 82% chỉ 30 giây sau đẻ
lƣợng nƣớc đã giảm xuống 1,2 - 2% kèm theo nhiệt độ cơ thể 5 - 10° C. Sau 3
tuần tuổi thân nhiệt của lợn con tƣơng đối ổn định và lên đến 39 - 39.5° C.
Lợn mới đẻ cần đƣợc sƣởi ấm bằng quây úm, ô có đèn sƣởi nhất là những
ngày trời lạnh. Nhiệt độ đƣợc duy trì đến lúc lợn con cai sữa Phan Đình
Thắm, (1995)[27].
Nguyên nhân của hiện tƣợng mất nhiệt nhanh đƣợc giải thích nhƣ sau:
- Hệ thống điều khiển cân bằng nhiệt chƣa hoàn chỉnh, trung khu điều
hòa thân nhiệt nằm ở vỏ não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả
2 giai đoạn trong thai và ngoài thai.
- Lớp mỡ dƣới da còn mỏng, lƣợng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ
thể còn thấp, trên thân lông còn thƣa nên khả năng cung cấp nhiệt để chống
rét còn hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.


9

- Diện tích bề mặt cơ thể so với khối lƣợng chênh lệch tƣơng đối cao
nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi trời lạnh.
 Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở thai lợn chửa khoảng 50 ngày.
Khoảng 70 ngày tuổi có thể phản ứng với các tác nhân lạ với sự sản sinh
kháng thể. Tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp thì môi trƣờng dạ con là vô
khuẩn và lợn con đẻ ra không có kháng thể nào. Vì vậy lợn con mới sinh phụ
thuộc vào kháng thể có trong sữa non trong vài tuần đầu cho tới khi hệ thống

miễn dịch có thể phản ứng với kháng nguyên từ nhiều tác nhân lây nhiễm gặp
phải trong môi trƣơng.
Theo Trịnh Thị Vinh (1996)[33] trong sữa đầu của lợn nái có hàm
lƣợng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lƣợng protein chiếm 18 19%, trong đó γ - globulin chiếm số lƣợng lớn
(30 - 35%), γ - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai
trò quan trọng đối với khả năng tạo miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thụ γ
- glubolin bằng con đƣờng ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ globulin giảm đi rất nhiều theo thời gian. Phân tử γ - globulin có khả năng
thấm qua thành ruột non tốt nhất trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra. Do đó lợn
con sau khi đẻ đƣợc bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu không đƣợc bú sữa
đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó
nhũng con không đƣợc bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, dễ mắc bệnh, tỷ
lệ chết cao.
2.2.2. Nguyên nhân gây bê ̣nh phân trắ ng lợn con
Bệnh phân trắng lợn con đã và đang đƣợc nhiều tác giả quan tâm,
nghiên cứu và đƣa ra những nhận định khác nhau về nguyên nhân gây bệnh.
Song, nguyên nhân tập trung theo hai hƣớng chính nhƣ sau:
- Nguyên nhân nội tại


10

- Nguyên nhân do ngoại cảnh
* Nguyên nhân nội tại
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996)[5] thì một trong các yếu tố làm cho
lợn con dễ mắc bệnh đƣờng tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã
chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 - 50 mg sắt nhƣng lợn con chỉ
nhận đƣợc lƣợng sắt qua sữa mẹ là 1mg. Vì vậy phải bổ sung một lƣợng sắt
tối thiểu 200 - 250 mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ
thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc bệnh phân trắng.
Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2009)[28], bệnh phân trắng lợn con đã

có từ rất lâu và ngày càng phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung và các nông
hộ trên lợn từ 5 - 25 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhất.
Cũng theo các tác giả này thì nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con
chủ yếu do bản thân gia súc non (do sự phát dục của bào thai kém). Do những
đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của gia súc non nhƣ dạ dày và ruột của lợn
con trong 3 tuần đầu chƣa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích
vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chƣa có HCl, hàm lƣợng và hoạt tính
của men pepsin rất ít.
Do hệ thống thần kinh của gia súc non chƣa ổn định nên kém thích nghi
với sự thay đổi của ngoại cảnh.
Mặt khác, lợn con trong thời kỳ bú sữa có tốc độ phát triển về cơ thể rất
nhanh đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng và vitamin. Trong khi đó
sữa mẹ ngày càng giảm về số lƣợng và chất lƣợng. Nếu không kịp thời bổ
sung dinh dƣỡng, lợn con sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh
phân trắng lợn con.
* Nguyên nhân ngoại cảnh
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã có nhận định bệnh
phân trắng lợn con xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp, liên quan đến hàng


11

loạt yếu tố. Qua tài liệu của nhiều tác giả có thể chia thành những nguyên
nhân sau:
- Do điều kiện thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sức đề kháng của gia
súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí của
chuồng nuôi đều ảnh hƣởng đến tình trạng sức khỏe của lợn.
Đặc biệt ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo, chức năng sinh lý của các hệ cơ
quan chƣa ổn định và hoàn thiện. Hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng

phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chƣa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối
tƣợng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng
thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Lạnh và ẩm là hai yếu tố gây rối loạn hệ thống điều hòa trao đổi nhiệt
của cơ thể, từ đó dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất. Khi nhiệt độ quá
lạnh, thân nhiệt giảm xuống làm mạch máu ngoại vi co lại, máu dồn vào các
cơ quan nội tạng. Khi đó mạch máu thành ruột bị sung huyết, gây trở ngại cho
việc tiêu hóa, thức ăn bị đình trệ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây thối rữa phát
triển. Quá trình lên men tạo nhiều sản phẩm độc, chất độc làm hƣng phấn gây
tăng nhu động ruột. Đồng thời tính thấm của thành mạch tăng, làm tăng tiết
nƣớc vào lòng ruột, làm cho phân nhão ra kết hợp với nhu động ruột tăng,
phân đƣợc tống ra ngoài nhiều gây tiêu chảy.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trƣờng sống lạnh,
ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của cơ thể, biến đổi
chức năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, hệ bài tiết có liên quan
đến phản ứng điều hòa nội mô. Khi thay đổi về các chỉ tiêu sinh lý, sức đề
kháng của cơ thể giảm đi là điều kiện cho các vi khuẩn đƣờng ruột tăng độc
tính và gây bệnh.
Đào Trọng Đạt và cs (1996)[5], Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)[8], cũng


12

cho rằng các yếu tố stress nhƣ lạnh và ẩm ảnh hƣởng rất lớn đến lợn sơ sinh,
lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là
nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn là từ 75 - 85%. Việc làm khô và
giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
Theo Chu Thị Thơm và cs (2006)[30], nếu chuồng nuôi không thoáng
khí, ẩm, tồn đọng nhiều phân, rác, nƣớc tiểu thì khi nhiệt độ trong chuồng
tăng cao sẽ sinh nhiều khí có hại nhƣ NH3, H2S làm lợn con trúng độc thần

kinh nặng gây trạng thái stress - một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu
chảy.
- Do đặc điểm nuôi dƣỡng
Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2009)[28], một trong những nguyên
nhân gây bệnh phân trắng lợn con là do lợn mẹ trong thời gian mang thai
không đƣợc nuôi dƣỡng đầy đủ hoặc lợn mẹ bị bệnh.
Trong giai đoạn theo mẹ, đặc biệt lợn con mới sinh, sữa mẹ là nguồn
dinh dƣỡng quan trọng nhất, sự sinh trƣởng và phát triển của lợn con nhanh
hay chậm phụ thuộc vào sữa mẹ tốt hay xấu. Nếu chất lƣợng sữa mẹ kém dễ
gây rối loạn tiêu hóa ở lợn con, từ đó dễ phát sinh bệnh. Tình trạng rối loạn
trao đổi protein có thể xuất hiện do thiếu hụt protein trong thức ăn, tỷ lệ các
axit amin trong khẩu phần không cân đối, do hệ tiêu hóa của lợn mẹ hấp thu
kém. Do vậy, nếu lợn con không đƣợc chăm sóc tốt, không cung cấp đủ chất
dinh dƣỡng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
Mặt khác, lợn con ở giai đoạn sơ sinh chƣa phát triển hoàn chỉnh về
giải phẫu, sinh lý nên quá trình tiêu hóa và hấp thu kém, điều hòa nhiệt kém,
hệ thống miễn dịch chƣa hoạt động nên việc có sữa tốt cho lợn con bú rất
quan trọng. Sự tạo sữa của lợn mẹ ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau,
giai đoạn mới sinh 1 - 2 ngày có quá trình tiết sữa đầu. Sữa đầu có hàm
lƣợng vitamin A, B, C, D cao hơn nhiều so với sữa thƣờng; protein chiếm tới


13

18 - 19%, lƣợng γ - globulin chiếm 34 - 45%, do đó phải có quá trình tập ăn
thích hợp cho lợn con. Ngoài ra,trong sữa đầu còn có MgSO4 có tác dụng tẩy
chất cặn bã trong đƣờng tiêu hóa của lợn sơ sinh, làm tăng nhu động ruột.
Thức ăn bị nấm mốc là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Thức ăn thiếu
đạm, tỷ lệ protit và các axit amin không cân đối dẫn đến quá trình hấp thu
dinh dƣỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dƣỡng, hàm lƣợng albumin,

globulin huyết thanh giảm, nên cũng giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện
cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa trong chuồng nuôi, thay đổi các loại thức
ăn đột ngột, cho lợn ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
- Do stress
Bệnh phân trắng lợn con có liên quan đến stress, hầu hết lợn con bị
bệnh phân trắng có hàm lƣợng Cholesterol trong huyết thanh giảm thấp. Sự
thay đổi các yếu tố khí hậu, thời tiết, mật độ chuồng nuôi, phƣơng thức chăn
nuôi, vận chuyển đi xa đều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi,
dẫn đến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi, là nguy cơ xảy ra các bệnh, trong
đó có bệnh tiêu chảy.
- Do vi khuẩn
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân quan trọng đƣợc nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu và ghi nhận. Hầu hết các tác giả
nghiên cứu về tiêu chảy của lợn đều kết luận, trong bất cứ trƣờng hợp nào của
bệnh cũng đều có vai trò tác động của vi khuẩn.
Hệ vi khuẩn có hại trong đƣờng ruột đƣợc quan tâm nhiều nhất là trực
khuẩn E. coli. Đây là nguyên nhân quan trọng đƣợc nhiều nhà khoa học trong
nƣớc và trên thế giới nghiên cứu. Ngƣời ta đã chứng minh đƣợc vai trò của E.
coli trong bệnh lợn con phân trắng.
Đoàn Thị Kim Dung (2004)[3]cho biết, khi lợn bị tiêu chảy, số loại vi


14

khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong một gam phân tăng lên so với lợn
không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng số lƣợng vi khuẩn E. coli,
Salmonella và Streptococcus tăng lên, trong khi đó các chỉ tiêu này giảm đi
đối với Staphylococcus và Bacilus subtilis.
Nguyễn Thị Ngữ (2005)[16], khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella trong

phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy đã kết luận: Ở lợn không tiêu chảy có
83,30 - 88,29% số mẫu có E. coli, 61,00 - 70,50% số mẫu có mặt Salmonella.
Trong khi đó ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy thì có tới 93,70 - 96,40% số mẫu
phân lập có E. coli và 75,00 - 78,60% số mẫu phân lập có Salmonella.
Phạm Thế Sơn và cs (2008)[22], đã nghiên cứu hệ vi khuẩn đƣờng ruột
ở lợn khỏe và lợn tiêu chảy, tác giả cho biết: lợn ở cả hai trạng thái đều có 6
loại vi khuẩn thƣờng gặp là: E. coli, Salmonella, Klebsiella, Staphylococcus,
Bacillus subtilis, Clostridium ferfringens.
Theo Nguyễn Bá Hiên (2001)[7] ở gia súc mắc hội chứng tiêu chảy số
lƣợng 3 loại vi khuẩn: E. coli, Salmonella, Clostridium ferfringens tăng lên từ
2 - 10 lần so với số lƣợng của chúng ở gia súc khỏe mạnh. Hơn nữa, tỷ lệ các
chủng mang yếu tố gây bệnh sản sinh độc tố cũng tăng cao.
Kết quả nghên cứu của Viện thú y quốc gia cho thấy: bệnh tiêu chảy
tập trung chủ yếu ở vụ đông - xuân, các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt
là lợn con, bệnh mang tính chất lây lan nhƣng không mạnh, thời gian mang
bệnh chƣa đƣợc xác định.
2.2.3. Đặc tính của vi khuẩ n E. coli
- Đặc điểm hình thái
E. coli là một trực khuẩn hình gậy, kích thƣớc từ 2 - 3 x 0,6 µm, trong
cơ thể con vật bệnh vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi
xếp thành chuỗi ngắn. Trong canh trùng gà, vi khuẩn dài 4 - 8 µm.


15

Phần lớn E. coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhƣng một số
không di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.
- Đặc tính nuôi cấy
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể phát triển ở
nhiệt độ 5 - 40° C, nhiệt độ thích hợp là 37° C, pH thích hợp 7,2 - 7,4; vi

khuẩn phát triển đƣợc ở pH 5,5 - 8.
E. coli phát triển dễ dàng trong các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng:
+ Trong môi trƣờng nƣớc thịt: Vi khuẩn phát triển làm cho môi trƣờng
rất đục có màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt
môi trƣờng, môi trƣờng có mùi phân thối.
+ Trên môi trƣờng thạch thƣờng: Sau 24 giờ nuôi cấy hình thành nên
khuẩn lạc tròn, ƣớt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, có đƣờng
kính 2 - 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần nhƣ nâu nhạt và mọc rộng ra.
Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R và khuẩn lạc dạng M.
+ Môi trƣờng Istrati: Khuẩn lạc có màu vàng tƣơi.
+ Môi trƣờng Maconkey: Khuẩn lạc có màu đỏ hồng.
+ Môi trƣờng Brilliiant - Gren - Ager: Khuẩn lạc có màu vàng chanh.
+ Môi trƣờng EMB ( Eosin - Methylen - Blue ): Khuẩn lạc có màu đen tím.
+ Môi trƣờng Muller Kauffman: Vi khuẩn không mọc.
+ Môi trƣờng thạch SS ( Salmonella - Shigella ): Khuẩn lạc màu đỏ.
+ Môi trƣờng Endo: Khuẩn lạc màu đỏ.
- Đặc tính sinh hóa
E. coli lên men sinh hơi các loại đƣờng Fructoze, Glucoze, Galactoze,
Lactoze, Mannit, Dextroze. Trừ Andonit Inozit là lên men. Lên men không
chắc chắn các loại đƣờng Dulcitol, Saccharose.
Các phản ứng khác: H2S, VP, urea: âm tính.


16

MR, Indol: dƣơng tính.
Sữa đông sau 24 - 72 giờ ở 37° C.
Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông.
E. coli có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, khử Cacbocyl trong môi
trƣờng Lysinedecacboxylase.

- Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc của kháng nguyên E. coli rất phức tạp, có 3 loại kháng nguyên
O, H, K.
Kháng nguyên O (Kháng nguyên thân: Ohne): Là kháng nguyên vách tế
bào, nó có 2 đặc tính:
+ Chịu đƣợc nhiệt, ở 100° C bị phá hủy sau 2h.
+ Kháng cồn và bị phá hủy bởi formon 5%.
Kháng nguyên O rất độc, chỉ cần 1/20 mg là liều chí tử cho chuột nhắt
sau 24h.
Kháng nguyên H (kháng nguyên lông: Hauch): Là kháng nguyên có
trên lông vi khuẩn. Đó là một protit có cấu trúc myozin của cơ, nó có đặc
điểm là kém bền vững, kém chịu nhiệt, bị cồn và các enzym tiêu hóa protein
phá hủy.
Kháng nguyên K (kháng nguyên bề mặt Kapsul hay Envelope): Gồm 3
loại L, A, B. Bản chất hóa học là một loại polysaccarid bao quanh tế bào vi
khuẩn. Ngƣời ta xác định đƣợc 13 loại kháng nguyên K khác nhau.
- Độc tố
Vi khuẩn E .coli tạo ra 2 loại độc tố đó là nội độc tố và ngoại độc tố
+ Ngoại độc tố: Là một chất không chịu đƣợc nhiệt dễ bị phá huỷ ở 56°
C trong vòng 10h30 phút dƣới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố
chuyển thành giải độc tố, ngoại độc tố có hƣớng thần kinh và gây hoại tử.


17

Hiện nay việc chiết xuất ngoại độc tố chƣa thành công mà chỉ phân lập
đƣợc trong canh trùng nuôi cấy vi khuẩn. Khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi
các chủng đƣợc giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trƣờng dinh
dƣỡng Đào Trọng Đạt và cs, (1986)[4].
+ Nội độc tố: Là các yếu tố gây độc chủ yếu của trực trùng đƣờng ruột

E. coli, chúng có trong tế bào vi trùng và gắn vào vi trùng rất chặt chẽ, nội
độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều phƣơng pháp: Phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ
học hoặc chiết suất bằng Axittrichoxetic, Phenol dƣới tác dụng của emzym.
- Sức đề kháng của mầm bệnh
Trực trùng đƣờng ruột không chịu đƣợc nhiệt độ cao bị tiêu diệt ở nhiệt
độ 60° C trong vòng 15h30 phút và bị tiêu diệt ở 100° C. Trong đất và nƣớc
E. coli sống đƣợc khoảng vài tháng, các chất sát trùng thông thƣờng nhƣ axit
Phenic, formol… có thể diệt E. coli trong 5 phút. E. coli đề kháng với sự sấy
khô, chúng có độ mẫn cảm cao với nhiều loại kháng sinh.
Theo Bùi Thị Tho và cs (1995)[29], khi nghiên cứu về tính mẫn cảm và
tính kháng thuốc của E. coli đƣợc phân lập từ các ổ lợn con bị bệnh phân
trắng ở nƣớc ta đã cho biết, những thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh
phân trắng lợn con do E. coli gây ra gồm chloramphenicol, furazolidon,
neomycin và tetracyclin, còn các thuốc streptomycin, sunphonamid ít có tác
dụng với E. coli vì tỷ lệ E. coli kháng lại chúng cao từ 70 - 80%. Theo các tác
giả, những thuốc này đã dùng để điều trị thƣờng xuyên, đôi khi dùng sai
nguyên tắc dẫn đến vi khuẩn đã quen và kháng thuốc.
2.2.4. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con
* Đường nhiễm bệnh
Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống. Khi bị nhiễm E. coli phát
triển nhanh chóng trong đƣờng ruột, chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các
độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng Lympho do đó máu bị nhiễm độc và


18

con vật chết. Từ khi mới sinh ra hệ sinh vật phát triển trong đƣờng tiêu hoá rất
đa dạng, tỷ lệ số lƣợng vi trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau.
* Cơ chế gây bệnh
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)[8], bệnh có liên quan đến trạng

thái stress nhƣ thời tiết lạnh, ẩm hay nóng, ẩm đột ngột, thức ăn cho lợn mẹ
thay đổi bất thƣờng về lƣợng đạm, chất béo, chất khoáng và vitamin.
Hệ thống dạ dày - ruột của lợn con đặc biệt mẫn cảm với stress. Tác
nhân stress tác động với cƣờng độ mạnh, thời gian kéo dài thì viêm loét dạ dày
là điều chắc chắn xảy ra. Dƣới tác động của các yếu tố gây bệnh tạo nên một áp
lực lớn ở ống tiêu hóa, kết quả làm tăng nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Đầu tiên tiêu chảy là một phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, đẩy các
tác nhân gây bệnh ra bên ngoài. Song do nguyên nhân gây bệnh không ngừng
phát triển cùng với sức đề kháng của cơ thể giảm đã kích thích gây tổ thƣơng
niêm mạc, tiêu chảy kéo dài về sau tất yếu có hại cho cơ thể. Lợn con tiêu
chảy nhiều sẽ gây rối loạn chức năng sinh lý tiêu hóa, hấp thu, mất cân bằng
hệ vi sinh vật đƣờng ruột. Vi khuẩn có hại lên men gây thối phát triển nhanh,
đặc biệt E. coli sẽ sản sinh ra yếu tố kháng khuẩn Colicin V làm hạn chế sự
phát triển của các vi khuẩn đƣờng ruột. Đồng thời, chúng còn tạo ra độc tố
đƣờng ruột gây viêm niêm mạc ruột kéo theo nhiều nƣớc vào ruột, xuất hiện
ỉa chảy. Lợn con đi ngoài nhiều lần sẽ dẫn tới tình trạng mất nƣớc, gây rối
loạn chức năng sinh lý tiêu hóa, hấp thu của ống tiêu hóa.
* Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thƣờng xảy ra ở lợn con, đặc biệt ở lợn con sơ sinh đến 21 ngày
tuổi. Có con mắc sớm hơn ngay sau khi sinh 2 - 3 giờ nhƣng cũng có con mắc
muộn hơn khi 4 tuần tuổi.
Lợn mắc bệnh lúc đầu vẫn bú bình thƣờng, nhƣng sau đó giảm bú, khi
nặng thì bỏ bú. Lợn gầy tóp nhanh, lông xù đuôi rũ, da nhăn nheo, nhợt nhạt,


×