Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Công tác tìm hiểu thị trường, hỗ trợ đại lý và thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu biovet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.35 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TÔ TIẾN TÙNG
Tên chuyên đề:
“CÔNG TÁC TÌM HIỂU THỊ TRƢỜNG, HỖ TRỢ ĐẠI LÝ VÀ
THỰC HIỆN BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG, PHÕNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BIOVET”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
CNTY-K45-N04
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------


TÔ TIẾN TÙNG
Tên chuyên đề:
“CÔNG TÁC TÌM HIỂU THỊ TRƢỜNG, HỖ TRỢ ĐẠI LÝ VÀ
THỰC HIỆN BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG, PHÕNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BIOVET”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
CNTY-K45-N04
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các
thầy cô của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô

khoa Chăn nuôi Thú y của trường đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực
tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet để em có thể hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng
dẫn TS. Phan Thị Hồng Phúc đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành đợt
thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình viết khóa luận,
khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các thầy, cô giáo bỏ qua. Đồng thời do
trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa
luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm, trau dồi thêm
cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Tô Tiến Tùng

năm 2017


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung ............................ 25
Bảng 4.1. Tình hình tiêu thụ thuốc Thú y của công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Biovet qua 3 tháng (từ 14/3/2017 đến 18/5/2017) tại vùng

Thái Bình ....................................................................................... 38
Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Biovet qua 3 năm 2014 - 2016. ............................................ 40
Bảng 4.3. Lịch sát trùng của trại lợn ông Nguyễn Đức Thông ..................... 41
Bảng 4.4. Kết quả công tác hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho lợn tại trang trại
của đại lý ....................................................................................... 43
Bảng 4.5. Lịch tiêm phòng bệnh của trại lợn ông Nguyễn Đức Thông. ...... 44
Bảng 4.6. Công tác hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn tại trang trại của
đại lý .............................................................................................. 49
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại ông Nguyễn
Đức Thông..................................................................................... 52


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CP: Charoen Pokphand
Cs: Cộng sự
Cm: centimet
Kg: Kilogam
M: Mét
Nxb: Nhà xuất bản
TS : Tiến sĩ
TT: Thể trọng
Vk: Vi khuẩn


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1. Mục đích của chuyên đề.......................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề............................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thuốc thú y Biovet ............................................................................................. 3
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại gia công thuộc công ty Biovet .................. 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại .................................................................. 5
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề ...................................................... 5
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................... 5
2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc ................................................................. 5
2.2.1.2. Chu kỳ động dục ............................................................................................ 7
2.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ...................................................................... 8
2.2.2.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa ................................................................. 8
2.2.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nuôi con......................................................... 14
2.3. Một số bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản .............................. 17
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước ............................. 31
2.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước .................................................. 31
2.4.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 32
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......34
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 34
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 34

3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 34


v

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 34
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ............................................................................ 34
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 35
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 37
4.1. Công tác hỗ trợ cán bộ thị thường............................................................ 37
4.1.1. Công tác hỗ trợ cán bộ thị thường......................................................... 37
4.1.2. Công tác tìm hiểu thị trường tiêu thụ thuốc thú y của công ty ............. 37
4.2. Công tác hỗ trợ đại lý thuộc công ty cổ phần XNK Biovet ..................... 39
4.2.1. Công tác hành chính .............................................................................. 39
4.2.2. Công tác tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn thực tập thuộc
công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biovet qua 3 năm từ 2014 - 2016................ 40
4.2.3. Công tác hỗ trợ vệ sinh phòng bệnh cho trang trại của đại lý .............. 40
4.2.4. Công tác hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm tại các trang
trại của đại lý ................................................................................................... 42
4.2.5. Công tác hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại trang trại của đại lý ...... 45
4.2.6. Công tác hỗ trợ chẩn đoán bệnh cho lợn tại trang trại của đại lý ........ 50
4.2.7. Công tác hỗ trợ điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty
cổ phần XNK Biovet ....................................................................................... 52
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 56
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 57



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước chăn nuôi
lợn đang ngày càng phát triển, ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng
trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới nói chung cũng như ở
nước ta nói riêng, vì đó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và
chất lượng tốt cho con người, là ngồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành
trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm như da mỡ.... cho ngành công
nghiệp chế biến, ngoài ra chăn nuôi lợn còn góp phần giữ vững cân bằng sinh
thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi
trường nông nghiệp lợn là vật nuôi quan trọng và là thành phần không thể
thiếu của hệ sinh thái nông nghiệp.
Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta, chăn nuôi lợn nái
là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công
trong ngành chăn nuôi lợn. Đặc biệt là trong việc chăn nuôi lợn nái ở nước ta
để có đàn con nuôi thịt sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ nạc cao, và đây
cũng chính là mắt xích quan trọng để tăng nhanh đàn lợn cả về số lượng và
chất lượng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với
sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em thực hiện
chuyên đề: “Công tác tìm hiểu thị trƣờng, hỗ trợ đại lý và thực hiện biện
pháp chăm sóc nuôi dƣỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại Công
ty Cổ phần xuất nhập khẩu Biovet”.



2

1.2.Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản.
Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và
cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai.
Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương pháp
phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Biovet.
Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và áp dụng được
quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thuốc thú y Biovet
Ngày 29 tháng 11 năm 2015 tại khu công nghiệp Phú Thụy, Gia Lâm,
Hà Nội. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Biovet đã tổ chức lễ khánh thành
nhà máy sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn GMP - WHO.
Nhà máy được xây dựng ngày 2 tháng 6 năm 2015 do công ty MINH
CUONG SJC thi công trong hơn 3 tháng.

Công ty thuốc thú y được thành lập từ năm 2009, với nhiệm vụ chính
là sản xuất và kinh doanh thuốc thú y và được Cục Thú y cấp giấy phép lưu
hành các sản phẩm đặc trị cầu trùng, đặc trị bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,
E.coli, bệnh tụ huyết trùng, nhiễm trùng huyết trên các loại động vật nuôi, gia
súc, gia cầm…
Đến nay, công ty đã có gần 500 đại lý trải đều trên cả 3 miền Bắc Trung - Nam. Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước với mức tăng
trưởng bình quân 30%/năm và đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị
trường. Biovet cũng là doanh nghiệp tiên phong trong hợp tác hiệu quả cùng 4
nhà: nhà quản lý - nhà khoa học - nhà phân phối - nhà tiêu dùng. Không chỉ
cung cấp các sản phẩm thuốc thú y cho các trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại
Việt Nam, Biovet còn đồng hành cùng ngành chăn nuôi Việt mở rộng thêm
các mô hình trang trại.
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại gia công thuộc công ty Biovet
Một số thông tin chung về trại heo nái sinh sản Nguyễn Đức Thông.
Trại heo nái sinh sản Nguyễn Đức Thông là trang trại tư nhân, sử dụng các
sản phẩm thuốc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu (XNK) Biovet.


4

- Trại lợn của ông Nguyễn Đức Thông được xây dựng trên diện tích 1,6
ha nằm ở xã Tiên Lục - Lạng Giang - Bắc Giang trại nằm ở gần đường giao
thông nên rất thuận tiện cho việc sản xuất. Trại cách khá xa khu dân cư nên ít
ảnh hưởng tới người dân, đặc biệt là ô nhiễm mùi và tiếng ồn. Đồng thời cũng
giúp cho trại có thể phòng chống được dịch bệnh lây lan từ bên ngoài khu dân
cư cũng như dịch bệnh từ bên trong phát tán ra ngoài. Trong đó gồm trang
trại, nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn và các công trình phụ phục
vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại.
- Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống
chuồng trại cho 150 nái bao gồm: 1 chuồng đẻ mỗi chuồng có 40 ô kích thước

2,4 m × 1,6 m/ô, 1 chuồng bầu mỗi chuồng có 60 ô kích thước 2,4 m × 0,65
m/ô, 1 chuồng đực giống + nái hậu bị có 15 ô kích thước 5 m × 6 m, 4 chuồng
thương phẩm mỗi chuồng có 20 ô kích thước 5 m × 6 m, và 1 chuồng úm có
20 ô kích thước 5 m × 6 m. Cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn
nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc…
- Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ; 4
quạt đối với các chuồng bầu, các chuồng thương phẩm, chuồng nái hậu bị +
đực giống và chuồng úm. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ
có diện tích 1,2 m², cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách nhau 50 cm. Trên trần
được lắp hệ thống chống nóng.
- Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Kính
hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy
dụng cụ và một số thiết bị khác.
- Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác
đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng.


5

- Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho lợn uống là nước giếng khoan.
Nước tắm cho lợn, nước xả gầm, rửa chuồng được bơm từ ao chứa nước trong
trang trại lên bể chứa và theo hệ thống ống nước dẫn tới các chuồng khác nhau.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại nhận sự hỗ trợ kỹ thuật của công ty cổ
phần XNK Biovet
Cơ cấu tổ chức của trại được tổ chức như sau:
Chủ trại: 01 người.
Kỹ thuật trại: 01 người.
công nhân: 05 người.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ

chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, tổ chuồng thương phẩm. Mỗi tổ thực hiện
công việc hàng ngày một cách nghiêm túc, đúng quy định của trại.
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc
* Sự thành thục về tính:
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục
và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục
đã phát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục.
Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Sự thành thục về tính của lợn sớm hay muộn phụ thuộc vào: giống, chế
độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, chuồng trại ...
+ Giống: Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau:
những giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống
thuần hóa muộn, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn
những giống có tầm vóc lớn.


6

Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2003) [6], tuổi động dục đầu tiên ở lợn
nội (ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg. Ở
lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn sơ với lợn nội thuần, ở lợn lai F1
(có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt
50 - 55 kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động dục
6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80 kg. Tuỳ theo giống, điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn ỉ,
Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 128 ngày tuổi)
các giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần đầu muộn
hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.

+ Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý
Cùng một giống nhưng nếu điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý
tốt thì gia súc phát triển tốt, sự thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.
+ Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng có ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính gia
súc, những giống lợn nội nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường
thành thục về tính sớm.
Trong điều kiện chăn thả chung giữa gia súc đực và gia súc cái cũng
ảnh hưởng tới tính thành thục sớm của gia súc cái. Lợn cái hậu bị nếu nuôi
nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn lợn nuôi chăn thả. Vì lợn
nuôi chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất, tổng hợp được sinh tố và có được
tiếp xúc với lợn đực nhiều hơn nên có tuổi động dục lần đầu sớm hơn.
- Tuổi thành thục về tính của gia súc:
Tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc,
nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn
lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi. Theo Phạm Hữu Doanh và cs
(2003) [6]: Không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ


7

này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi
thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt
và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới
cho phối giống.
 Sự thành thục về thể vóc:
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [10] tuổi thành thục về thể vóc là
tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc
ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục
về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu

tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong
giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn
mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt,
nên chất lượng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương
chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm.
Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên
cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 110 kg mới nên cho phối.
2.2.1.2. Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ
thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có
hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn
bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình
thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng
loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi
đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính.


8

Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [21], chu kỳ tính của lợn nái thường
diễn ra trong phạm vi 19 - 21 ngày. Thời gian động dục thường kéo dài
khoảng 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn ngoại), và được chia
làm ba giai đoạn: giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu), giai đoạn chịu đực
(phối giống), giai đoạn sau chịu đực (kết thúc).
+ Giai đoạn trước khi chịu đực: Lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết,
chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng
trên đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40 giờ, với lợn nội là 25 - 30 giờ.
+ Giai đoạn chịu đực: Lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên
lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên

khi có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu được
phối giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30 giờ.
+ Giai đoạn sau chịu đực: Lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở,
đuôi cụp và không chịu đực
- Thời điểm phối giống thích hợp
Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [21] trứng rụng tồn tại trong tử cung
2-3 giờ và tinh trùng sống trong âm đạo lợn cái 30 - 48 giờ. Thời điểm phối
giống thích hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho phối vào chiều
ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, tính từ lúc bắt đầu động dục. Đối với lợn nái
nội hơn một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 do thời gian động
dục ở lợn nái nội ngắn hơn. Thời điểm phối giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu
thai và sai con. Phối sớm hoặc phối chậm đều đạt kết quả kém nên cho nhảy
kép hoặc thụ tinh nhân tạo kép vào thời điểm tối ưu.
2.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái
2.2.2.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa có vai trò quan trọng trong dây chuyền
sản xuất lợn con giống. Mục đích và yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có


9

chửa nhằm đảm bảo cho thai phát triển bình thường, không bị xảy thai hoặc
đẻ non, mỗi lứa đẻ nhiều con, lợn con có sức sống cao, lợn mẹ phát triển bình
thường, dự trữ đủ chất dinh dưỡng nuôi con sau này, không bị hao mòn lớn.
- Phương pháp phát hiện lợn có chửa
Phát hiện lợn có chửa có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất. Nếu phân
biệt được lợn nái có chửa một cách chính xác, kịp thời ngay sau khi phối
giống sẽ tác động các biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp với quy luật
phát triển của bào thai để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái. Còn nếu lợn
nái không chửa thì có kế hoạch phối giống lại kịp thời.

Thời gian chửa của lợn nái bình quân là 114 ngày. Người ta chia thời
gian chửa của lợn nái làm hai kỳ:
+ Thời kỳ chửa kỳ 1: là thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên.
+ Thời kỳ chửa kỳ 2: là thời gian lợn có chửa từ 85 ngày đến khi đẻ.
Việc phát hiện lợn nái chửa kỳ 2 dễ dàng hơn chửa kỳ 1 vì bào thai lúc
này phát triển mạnh, bụng to và xệ hơn. Trong thực tiễn có nhiều phương
pháp phát hiện lợn có chửa nhanh và chính xác như phương pháp căn cứ vào
chu kỳ động dục của lợn nái, dùng máy siêu âm, phương pháp đo điện trở âm
đạo, phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp căn cứ vào chu kỳ động dục của lợn nái là sau khi phối
giống 21 ngày mà không thấy có biểu hiện động dục thì có thể coi là lợn nái
đã có chửa. Lợn nái sau khi phối giống thấy có những biểu hiện như mệt mỏi,
thích ngủ, từ kém ăn chuyển sang thèm ăn, lông da ngày càng bóng mượt,
tính tình thuần hơn, dáng đi nặng nề,… đó là lợn nái đã có chửa sau khi phối.
Ngược lại, khi quan sát thấy lợn nái sau khi ăn không chịu nằm, tai cúp, đuôi
luôn ve vẩy, âm hộ có hiện tượng xung huyết thì có thể lợn nái đó chưa có
chửa, cần theo dõi để phối giống lại kịp thời.


10

- Quy luật sinh trưởng phát triển của bào thai
+ Giai đoạn phôi thai (1 - 22 ngày): Đặc điểm của giai đoạn này là hợp
tử bắt đầu phân chia nhanh chóng từ một khối tế bào thành các lá phôi. Đồng
thời ở thời kỳ này, nhau thai chưa hình thành nên cơ thể mẹ chưa có sự bảo vệ
hợp tử. Giai đoạn này phải chú ý khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đầy đủ
và khoa học.
+ Giai đoạn tiền thai (23 - 38 ngày): Giai đoạn này bắt đầu hình thành
các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Thời kỳ này nhau thai đã hình thành nên đã
có sự liên hệ giữa cơ thể mẹ và con, lợn mẹ đã có thể bảo vệ được cho phôi

thai của mình.
+ Giai đoạn thai nhi (39 - đẻ): Đây là giai đoạn thai nhi phát triển
nhanh nhất về thể tích và khối lượng, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phận
và hình thành đầy đủ các đặc điểm của giống.
- Những biến đổi của cơ thể mẹ trong thời gian có chửa
Cơ thể lợn mẹ trong thời gian có chửa thì sự tổng hợp vật chất được
đẩy mạnh, còn quá trình oxy hóa thì giảm tương đối. Quá trình trao đổi chất
và năng lượng tăng lên do sự đẩy mạnh các quá trình này ở cơ thể mẹ cũng
như cơ thể phôi thai. Đồng thời với quá trình trao đổi nhiệt là quá trình tích
lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ tăng dần. Trong thời gian lợn nái
chửa, cơ thể trao đổi chất mạnh, quá trình đồng hóa lớn hơn quá trình dị hóa.
Trung bình khối lượng lợn nái tăng lên ở 20 - 30 ngày cuối của thời kỳ chửa.
Qua nghiên cứu cho thấy rằng, điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất xấu đến
cơ thể lợn nái có chửa như nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết khí hậu, chăm sóc nuôi
dưỡng, mức độ dinh dưỡng,… Cường độ và thời gian tác động của mỗi yếu tố
nêu trên sẽ phản ánh nên các quá trình diễn ra trong cơ thể mẹ và cơ thể phôi
thai trong tất cả các giai đoạn phát triển của nó. Ví dụ như nhiệt độ môi
trường tăng cao từ 21 - 28oC sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai. Độ ẩm môi trường cao


11

cũng gây hại cho lợn nái nhất là trong trường hợp độ ẩm cao kết hợp với nhiệt
độ cao.
- Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái chửa
Nuôi dưỡng lợn nái chửa chúng ta cần cung cấp dinh dưỡng để đáp ứng
nhu cầu cho sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ,
một phần tích lũy cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với nái hậu bị
đẻ lứa đầu thì cần thêm dinh dưỡng cho bản thân tiếp tục lớn lên nữa.
Giai đoạn chửa kỳ 1, 2 dùng khẩu phần có tỷ lệ protein là 13 - 14%,

năng lượng trao đổi không dưới 2900 Kcal/kg thức ăn. Nhưng ở giai đoạn 2,
mức ăn cần phải tăng từ 15 - 20% so với giai đoạn chửa kỳ 1. Giai đoạn chửa
kỳ 1, bào thai chưa phát triển, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cho lợn nái
giai đoạn này là để duy trì cơ thể lợn mẹ, một phần không đáng kể để nuôi
thai. Giai đoạn chửa kỳ 2, tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, vì vậy cần
cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn
con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh theo yêu cầu của từng giống.
Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa/ngày chúng ta cần chú ý
đến các yếu tố sau: giống và khối lượng nái chửa, giai đoạn chửa, thể trạng
của lợn nái, tình trạng sức khỏe của lợn nái, nhiệt độ môi trường và chất
lượng thức ăn. Ví dụ như nái chửa kỳ 2 cho ăn nhiều hơn nái chửa kỳ 1, lợn
nái gầy cho ăn nhiều hơn lợn nái bình thường, mùa đông khi nhiệt độ xuống
dưới 15°C thì cho lợn ăn nhiều hơn 0,3 - 0,5 kg thức ăn so với nhiệt độ 25 30°C để tăng khả năng chống rét cho lợn.
Đối với lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng từ 10 - 15%, vì
ngoài cung cấp dinh dưỡng cho bào thai còn cần cho sự phát triển của cơ
thể lợn mẹ.
Lợn chửa cần hạn chế thức ăn nhiều tinh bột và cho ăn thêm rau xanh.
Trong trường hợp chăn nuôi công nghiệp không có điều kiện cho ăn rau xanh


12

thì thức ăn cần bổ sung đầy đủ các thức ăn, khoáng và vitamin để tăng cường
chuyển hóa thức ăn để chống táo bón. Trước khi đẻ một tuần cần giảm thức
ăn đạm để phòng bệnh căng vú sau đẻ.
Số bữa ăn/ ngày: ngày cho ăn hai bữa sáng, chiều. Cho ăn thức ăn tinh
trước, ăn rau xanh sau nếu có. Cung cấp đủ nước sạch cho nái chửa.
Nguồn thức ăn sử dụng cho lợn nái chửa: nếu là chăn nuôi công nghiệp
chúng ta sử dụng thức ăn hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh càng tốt, một
ngày từ 3 - 4 kg rau xanh/ nái (cho nái chửa kỳ 1), và từ 2 - 3 kg/con/ngày

(chửa kỳ 2). Đối với lợn nái nuôi theo phương thức nhỏ, tận dụng (lợn nái
nội) có thể cho ăn các thức ăn địa phương có sẵn như ngô, cám gạo, bột sắn,
đậu tương, hoặc trộn phối các loại thức ăn đậm đặc theo tỷ lệ quy định.
Thức ăn của lợn nái chửa có nhu cầu phối hợp nhiều loại thức ăn, mùi
vị phải thơm ngon, không bị hôi thối, hư hỏng, thức ăn có phẩm chất tốt.
Trước lúc lợn nái đẻ cần giảm số lượng thức ăn, nhưng cần duy trì
đủ các chất dinh dưỡng bằng cách cho ăn các loại thức ăn có giá trị dinh
dưỡng cao.
Không cho lợn nái chửa ăn những loại thức ăn có chất độc, thức ăn bị
hôi thối, mốc, các chất kích thích dễ gây sảy thai như lá thầu dầu, khô dầu
bông, hoặc bỗng bã rượu. Không nên sử dụng quá nhiều thức ăn khô dầu để
nuôi lợn nái có chửa, sẽ tạo cho cơ bắp và mỡ lợn con biến tính, lợn con đẻ ra
yếu ớt, tỷ lệ nuôi sống kém.
Không cho lợn nái ăn quá nhiều thức ăn vào 30 ngày đầu sau khi phối
giống có chửa, kể cả lợn nái gầy.
Vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc quản lý lợn nái chửa là
phòng bệnh sảy thai, nghĩa là cần phải làm tốt công tác bảo vệ thai, làm cho
thai sinh trưởng phát triển bình thường, tránh các tác động cơ giới gây đẻ non
hoặc gây sảy thai nhất là trong giai đoan chửa kỳ 2. Những nguyên nhân gây


13

sảy thai có thể là nền chuồng hoặc sân chơi không bằng phẳng, mấp mô, làm
cho lợn bị trượt ngã, cửa ra vào chuồng quá nhỏ làm cho lợn chen lấn xô
nhau, do đánh đuổi lợn quá gấp, do tắm nước quá lạnh hoặc quá đột ngột.
Trong điều kiện chăn nuôi có bãi chăn thả thì đối với lợn nái chửa kỳ 1
chú ý cho lợn nái vận động, nhất là đối với lợn nái quá béo. Thực tế đã chứng
minh rằng, một cơ sở chăn nuôi khó khăn về tài chính, tiêu chuẩn và khẩu
phần ăn thấp, nhưng nếu chú ý chăn thả nhiều, được vận động hợp lý, kết hợp

với một số thức ăn mà lợn tìm kiếm được sẽ làm cho lợn mẹ khỏe mạnh, thai
sinh trưởng tốt, lợn con có sức sống cao.
Thời gian vận động hợp lý là 1 - 2 lần trên ngày với 60 - 90 phút/ lần,
lợn nái chửa kỳ 2 thì hạn chế cho vận động, trước khi lợn đẻ 1 tuần chỉ cho
lợn đi lại trong sân chơi.
Chú ý, khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình không bằng phẳng,
nhiều rãnh thì không cho lợn vận động. Trước khi vận động cho lợn uống
nước đầy đủ để lợn không uống nước bẩn ở trên bãi chăn.
Tắm chải cho lợn chửa là điều rất cần thiết, có tác dụng làm sạch da,
thông lỗ chân lông để làm tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn, tạo cảm giác
dễ chịu, lợn cảm thấy thoải mái, kích thích tăng tính thèm ăn, phòng chống
bệnh ký sinh trùng ngoài da. Ngoài ra còn tạo điều kiện gần gũi giữa người và
lợn nái để thuận tiện cho việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái khi đẻ. Việc tắm
cho lợn chửa cần tiến hành hàng ngày, đặc biệt là mùa hè nóng bức, ngoài các
tác dụng kể trên còn có tác dụng chống nóng cho lợn chửa.
Chuồng trại phải đảm bảo đúng theo quy định cho lợn nái chửa, theo
từng thời kỳ chửa. Mật độ nhốt: chửa kỳ 1 mỗi lô từ 3 - 5 con, chửa kỳ 2 nhốt
1 con một lô. Trong chăn nuôi công nghiệp ở giai đoạn chửa kỳ 2 có thể nhốt
mỗi con một cũi. Trước khi đẻ 1 tuần cần chuyển lợn lên cũi đẻ.


14

Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Cần tạo không khí yên tĩnh, thoải mái cho lợn chửa nghỉ ngơi, dưỡng
thai, không gây tiếng ồn xáo trộn không cần thiết có ảnh hưởng xấu đến lợn.
Mỗi nái chửa cần có một phiếu theo dõi về hình thức chửa như thời
gian chửa, những biến cố sảy ra trong quá trình mang thai, nguy cơ sảy thai,
tỷ lệ chết thai… để có biện pháp sử lý đề phòng.

Bên cạnh đó thì chúng ta phải chú trọng đến công tác thú y đối với lợn
nái chửa. Trước khi chuyển lợn nái sang chuồng đẻ, ô chuồng cần được cọ
rửa sạch, phun sát trùng bằng thuốc sát trùng Crezin 5% hoặc bằng loại thuốc
sát trùng khác.
Trước khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng cho lợn nái.
Hàng ngày quan sát phát hiện những biểu hiện không bình thường của
lợn, kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt xem có nóng, sốt không để có biện pháp
can thiệp kịp thời.
Quy trình tắm ghẻ: thường xuyên phát hiện ghẻ để điều trị kịp thời.
Ngoài ra 14 ngày trước ngày dự kiến đẻ, tắm lần thứ nhất sau đó 7 ngày tắm
lần thứ hai. Đây là điều kiện bắt buộc để dự phòng lợn mẹ bị ghẻ rồi lây
truyền sang lợn con ngay từ sau sinh.
Cần tiêm vacxin E. coli cho lợn nái chửa vào lúc 6 tuần và 2 tuần trước
khi đẻ, liều lượng: 2 ml/con, tiêm bắp.
Lợn nái được đưa từ chuồng bầu sang chuồng đẻ từ 5 - 7 ngày so với
ngày đẻ dự kiến.
2.2.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nuôi con
Mục đích của chăn nuôi lợn nái nuôi con là áp dụng các biện pháp khoa
học để tăng sản lượng sữa mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt, lợn con


15

sinh trưởng phát triển nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lượng cai sữa cao.
Lợn nái chóng được phối giống trở lại sau khi tách con.
Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt
đến sản lượng sữa và chất lượng sữa. Đó là thức ăn xanh non như các loại rau
xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm,
cám gạo, bột mì, loại củ quả, đạm động vật, các loại khoáng, vitamin…
Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất,

hư hỏng.
Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công
nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin,
khoáng theo đúng quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal, protein 15%,
canxi từ 0,9 - 1,0 %, photpho 0,7 %.
Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con:
- Trong quá trình nuôi con, lợn nái được chăn như sau:
Đối với lợn nái ngoại:
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg)
hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, thứ 2 và thứ 3 cho thức ăn hỗn hợp với lượng thức
ăn từ 1- 2 - 3 kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho lợn ăn 4 kg thức ăn hỗn
hợp/ nái /ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến ngày cai sữa cho lợn mẹ ăn theo công thức tính:
Lượng thức ăn/ nái/ ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con)
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng, chiều)
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì bớt đi 0,5 kg
thức ăn/ ngày.


16

+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh,
nếu có rau xanh.
+ Một ngày trước khi cai sữa, cho lợn mẹ ăn giảm đi 20 – 30 %
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn.
+ Đối với những lợn nái có số con lớn hơn 10, đàn con mập, lợn mẹ
gầy thì cho lợn mẹ ăn theo khả năng (không hạn chế) bằng cách tăng số bữa
ăn/ ngày cho lợn mẹ.

Đối với lợn nái nội:
Công thức tính nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/ 1 ngày đêm:
Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày
đêm được tính như sau:
Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg)
Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị.
Lợn nái nội có khối lượng 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày đêm giai
đoạn nuôi con được tính như sau:
Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số con theo mẹ x 0,18 kg)
Thức ăn thô: 0,4 đơn vị
Định mức ăn cho một lợn nái nội nuôi con/ 1 ngày đêm.
- Kỹ thuật cho ăn
+ Lợn nái nuôi con trong thời gian mới đẻ mỗi bữa cho ăn một ít một,
nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường một ngày cho ăn 3 - 4 bữa. Khoảng cách
giữa các bữa nên chia đều nhau.
+ Cho ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định.
+ Cung cấp đủ nước uống cho lợn nái nuôi con.
+ Khi chuyển sang dùng thức ăn cho giai đoạn nuôi con, để tránh gây
ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa do thay đổi thức ăn, ta phải thay dần dần.


17

+ Chú ý theo dõi khả năng ăn và tình trạng sức khỏe của lợn nái để có
biện pháp can thiệp kịp thời.
- Kỹ thuật chăm sóc và quản lý:
+ Vận động: là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh chóng hồi phục sức
khỏe và nâng cao sản lượng sữa mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7
ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì cho lợn
nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ ngày, về sau tăng số giờ

vận động lên. Khi thời tiết xấu thì không cho vận động, khi cho vận động chú
ý đề phòng cảm lạnh, bẩn vú, những lợn nái có vú quá sệ thì chỉ cho vận động
trong sân chơi. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị
nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy phải chú ý đến thành phần
dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt là các khoáng và vitamin.
+ Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo,
sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng
trại, máng ăn sạch sẽ. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 24°C, ẩm độ là
70 - 75%. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm
cho lợn con.
Diện tích chuồng cho lợn nái nuôi trên nền cứng là: 4 - 5 m chuồng/ 1
lợn nái và 15m sân chơi/ 1 lợn nái. Còn đối với lợn công nghiệp nuôi trên
chuồng sàn thì kích thước 2,4 m x 1,6 m, với mỗi cũi cho lợn mẹ trong
chuồng có kích thước từ 2,2 - 2,4 m x 0,7 m.
2.3. Một số bệnh sản khoa thƣờng gặp ở lợn nái sinh sản
 Bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống lợn nội, ngoại khác nhau. Lợn
nái đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnh song tỷ lệ mắc
bệnh phụ thuộc vào yếu tốt vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, các khu thực vật ở
mỗi vùng là khác nhau. Khi gia súc sinh đẻ nhất là trong trường hợp đẻ khó


18

phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, bị tổn
thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. Mặt khác, một số bệnh
truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao… thường
gây viêm tử cung.
* Nguyên nhân bê ̣nh viêm tử cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [8] viêm tử cung là một quá trình

bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ
các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia
súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.
Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị
nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh
sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ
thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến
viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [13]).
Theo Nguyễn Xuân Biǹ h (2000) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [12]
bê ̣nh viêm tử cung ở lơ ̣n nái thường do các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái
gây viêm.
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm
đạo truyền sang cho lợn khoẻ.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm
mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.
- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh sảy thai truyền
nhiễm, Phó thương hàn, bệnh Lao… gây viêm.


×