Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn Ngô Hồng Gấm – Lương Sơn – Hòa Bình (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.89 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

TRƢƠNG VĂN HẢI

Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH NUÔI DƢỠNG,
CHĂM SÓC LỢN NÁI NUÔI CON VÀ LỢN CON THEO MẸ
TẠI TRẠI LỢN NGÔ HỒNG GẤM - LƢƠNG SƠN - HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 – 2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

TRƢƠNG VĂN HẢI
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH NUÔI DƢỠNG,
CHĂM SÓC LỢN NÁI NUÔI CON VÀ LỢN CON THEO MẸ
TẠI TRẠI LỢN NGÔ HỒNG GẤM - LƢƠNG SƠN - HÒA BÌNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: Chăn nuôi Thú y – NO3
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 – 2017
Giảng viên HD: GS.TS. Từ Quang Hiển

Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận của
mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y và Ban lãnh đạo trang
trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Ngô Thị Hồng Gấm, Lương Sơn, Hòa Bình.
Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn sinh viên, đội ngũ kỹ
sư, công nhân trong trang trại, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân
trong gia đình.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
hướng dẫn đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công
khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều
kiện thuận lợi và cho phép em thực hiện khóa luận này. Em xin cảm ơn Ban
chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới trang Trại lợn nái Ngô Hồng

Gấm, đã giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực tập tại
trang Trại.
Em xin cảm ơn đội ngũ kỹ thuật trại anh, anh Nguyễn Tuấn Anh, anh
Nguyễn Tiến Dũng đã chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu cho em.
Cuối cùng, em xin dành lòng biết ơn tới người thân, gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần, vật chất cho em trong suốt thời gian
tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, ngày…… tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Trương Văn Hải


ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Cơ cấu đàn lợn tại trại qua 3 năm gần đây (2014 - 2016) ................. 7
Bảng 2.2. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn hậu bị ....................... 10
Bảng 2.3. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn nái chửa ................... 10
Bảng 2.4. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn đực hậu bị ................ 10
Bảng 2.5. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn đực khai thác ........... 11
Bảng 2.6. Quy trình tiêm phòng cho lợn con theo mẹ .................................... 11
Bảng 4.1. Kết quả đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại ............................................. 38
Bảng 4.2. Cám cho lợn nái sắp đẻ ................................................................... 40
Bảng 4.3. Cám cho lợn nái chuồng đẻ ............................................................ 40
Bảng 4.4. Kết quả về nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con ................... 41
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả tình hình đẻ của lợn nái (n = 90) ....................... 42
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu số lượng lợn con của các loại lợn nái (n=10) ........ 44

Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị ......................................................... 45


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AD:

Giả dại

ATK:

An Toàn Khu

CP:

Cổ Phần

Cs:

Cộng sự

ĐVTĂ:

Đơn vị thức ăn

KHKT:

Khoa học kỹ thuật


LMLM:

Lở Mồm Long Móng

Nxb:

Nhà xuất bản

STT:

Số thứ tự

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND:

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv

Phần 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề .................................................................. 1
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của trang trại .......................................... 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của trang trại (trong 3 năm) .................. 7
2.1.3. Đánh giá chung ............................................................................................. 12
2.2. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 13
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái........................................................ 13
2.2.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ ......................................................... 25
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước........................................... 31
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 31
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 31
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .. 34
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 34
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập ........................................................................ 34
3.3. Nội dung tiến hành .......................................................................................... 34
3.4. Phương pháp và các chỉ tiêu theo dõi ............................................................. 34
3.4.1. Phương pháp theo dõi................................................................................... 34
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 35
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 35


v

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 37
4.1. Kết quả chăm sóc lợn nái đẻ ........................................................................... 37
4.1.1. Chuẩn bị cho lợn nái đẻ................................................................................ 37
4.1.2. Kết quả công tác đỡ đẻ ................................................................................. 37

4.1.3. Kết quả chăm sóc lợn nái nuôi con.............................................................. 39
4.2. Kết quả công tác nuôi dưỡng .......................................................................... 39
4.2.1. Kết quả nuôi dưỡng lợn nái đẻ..................................................................... 39
4.2.2. Kết quả nuôi dưỡng lợn nái nuôi con .......................................................... 40
4.2.3. Đánh giá chất lượng lợn nái thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc .. 41
4.2.4. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái tại trại .......................................... 42
4.2.5. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại................................................. 44
4.3. Kết quả chăm sóc lợn con theo mẹ ................................................................. 45
4.3.1. Lợn con sơ sinh đến 7 ngày tuổi .................................................................. 45
4.3.2. Lợn con từ 7 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi .................................................... 46
4.4. Kết quả công tác nuôi dưỡng lợn con theo mẹ .............................................. 46
4.4.1. Lợn con sơ sinh đến 7 ngày tuổi .................................................................. 46
4.4.2. Lợn con từ 7 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi .................................................... 47
4.4.3. Một số bệnh của lợn con theo mẹ ............................................................... 47
4.5. Công tác khác ................................................................................................... 48
Phần 5. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 50
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 50
5.3. Đề nghị ............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, trong đó chăn nuôi là một ngành
nghề rất quan trọng và thu hút được nhiều lao động. Chăn nuôi cung cấp một
nguồn thực phẩm tươi ngon có giá trị dinh dưỡng cao: thịt, trứng, sữa... cho
con người, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, các phụ phẩm: da, lông,

sừng… cho công nghiệp chế biến. Chính vì thế tại các địa phương ngày càng
đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự
túc truyền thống chuyển sang mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công
nghiệp hiện đại.
Cùng với đó việc chăn nuôi lợn ngày càng được mở rộng và phát triển
mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa thì tình hình dịch bệnh xảy ra cũng rất
phức tạp, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế
của ngành chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi lợn cần thực hiện tốt khâu chăm
sóc, nuôi dưỡng gấp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, đảm bảo trong
sinh trưởng phát triển khỏe mạnh và cung cấp con giống có chất lượng tốt cho
chăn nuôi lợn sau này. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa
Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và giảng viên
hướng dẫn thực tập, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình
nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại lợn Ngô
Hồng Gấm – Lương Sơn – Hòa Bình”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
- Áp dụng quy trình chuẩn trong nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi
con và lợn con theo mẹ.


2

- Đánh giá chất lượng của lợn nái sau khi áp dụng quy trình nuôi
dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ.
- Xác định được quy trình phòng, trị bệnh và nuôi dưỡng, chăm sóc
đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của trang trại
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lương Sơn là huyện có phong trào chăn nuôi phát triển, với sự quan
tâm của Đảng, chỉ đạo sát xao của UBND tỉnh, đặc biệt là sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Ngành Chăn nuôi Thú y đang ngày càng khởi sắc, điển
hình là “Trại lợn của bà Ngô Hồng Gấm - Thôn Dẻ Cau - Xã Hợp Thanh Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình”.
Trại chăn nuôi được xây dựng xa khu dân cư, cách quốc lộ 21 khoảng
3km. Trại cách xa khu dân cư, luôn đảm bảo độ thông thoáng, không ảnh
hưởng tới môi trường. Trong trại có hệ thống ao hồ nuôi trồng thuỷ sản, lượng
nước được cung cấp chủ yếu thông qua lượng nước mưa tự nhiên. Mặt khác
qua đánh giá sơ bộ cho thấy trại có trữ lượng nước ngầm khá phong phú,
lượng nước ngầm nông, khả năng khai thác và sử dụng tương đối dễ dàng.
Hiện nay đã được trại khai thác và sử dụng để phục vụ cho sinh hoạt và
chăn nuôi.
- Vị trí địa lý
Hợp Thanh là một xã ATK của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Xã
nằm ở phía nam của huyện Lương Sơn, cách trung tâm huyện Lương Sơn
40km. Xã có tổng diện tích tự nhiên 17,76 km², dân số năm 1999 là 3372
người, mật dộ dân số đạt 197 người/km².
Trại có vị trí tương đối thuận lợi cách quốc lộ 21 khoảng 3km về phía
Đông, xa trường, xa chợ, nhưng thuận tiện giao thông.
- Lãnh thổ của trại chạy dọc dài theo hướng Đông Tây


4

Phía bắc giáp xã: Long Sơn

Phía nam giáp xã: Thanh Nông
Phía đông giáp xã: Thanh Lương
Phía tây giáp xã: Nam Thượng
Tổng diện tích của trang trại khoảng 5 ha, trong đó 1 ha dùng để chăn
nuôi, 2,5 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh
trang trại.
- Thời tiết, khí hậu trong khu vực trại
Trại mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa không điển hình, một
năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Nhiệt độ: Trại có nhiệt độ cao, độ chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông
và mùa hạ khá lớn.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 23 - 240C.
Mùa đông: Trời rét và khô, nhiệt độ xuống thấp, bình quân từ 10 180C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) là: 8.30C
Mùa hạ nắng nóng và mưa nhiều có khi lên tới 400C (tháng 6), tháng có
nhiệt độ trung bình lớn nhất là tháng 7 với nhiệt độ đến 34.6 0C.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là: 166 giờ
Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1400 - 1700mm nhưng
lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân thành hai mùa rõ rệt đó là
mùa mưa và mùa khô
+ Mùa mưa: Từ tháng 4 - tháng 10, lượng mưa chiếm từ 80 - 82% tổng
lượng mưa của cả năm. Lượng mưa bình quân là 75mm/tháng
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khô trùng với các
tháng có nhiệt độ thấp trong năm. Lượng mưa bình quân là 25mm/tháng.
Độ ẩm không khí ở trại tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%, tháng
cao nhất là 88% (tập trung vào các tháng 3 và tháng 4) tháng thấp nhất là:
65% (tập trung vào tháng 12).


5


Hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện nên việc đi lại trong trại hết
sức dễ dàng.
- Giao thông thủy lợi
Đoạn đường liên thôn chạy qua trại được đổ hết đường bê tông, lòng
đường rộng thuận lợi cho ô tô có thể ra vào vận chuyển con giống, thức ăn,
vật tư thú y cũng như các sản phẩm chăn nuôi.
Trại có hệ thống ống thoát nước thải đã qua xử lý xuống ao thả cá để
kết hợp nuôi lợn với nuôi cá, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của trại và hạn
chế chất thải trong chăn nuôi thải ra ngoài đồng ruộng ảnh hưởng đến người
dân và môi trường xung quanh.
- Cơ sở vật chất của trang trại
* Hệ thống chuồng trại
Trại lợn Ngô Hồng Gấm nằm trên địa phận thôn Dẻ Cau - xã Hợp
Thanh - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Là trại lợn gia công của Công ty
Chăn nuôi CP Việt Nam. Trang trại do bà Ngô Hồng Gấm làm chủ và được
cán bộ kỹ thuật của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám
sát mọi hoạt động của trang trại.
- Cơ cấu tổ chức
Trại có đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế và có ban
lãnh đạo năng động nhiệt tình và giàu năng lực. Hơn nữa, trại còn có nhiều
công nhân giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Cơ cấu lao động của trại gồm: 27 người.
Chủ trại: 1 người
Quản lý trại: 1 người
Kỹ sư chăn nuôi: 2 người
Kế toán: 1 người
Phục vụ: 1 người


6


Thợ điện: 1 người
Công nhân: 10 người
Sinh viên thực tập: 10 người
- Cơ sở vật chất của trang trại
* Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên nền đất cao, dễ thoát nước.
Được bố trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình, được xây dựng theo
hướng Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Xung
quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.
Hiện nay trại xây dựng với quy mô phù hợp theo hướng chăn nuôi công
nghiệp. Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và lợn
nái chửa. Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn con sau
cai sữa cùng với hệ thống nước uống tự động. Hệ thống che chắn kín đáo
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hệ thống mái che hai ngăn có độ
thông thoáng tốt, có tường rào bao quanh chuồng trại. Ở cuối mỗi ô chuồng
đều có hệ thống thoát phân và nước thải. Hệ thống nước sạch được đưa về
từng ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn, nước
tắm cho lợn và nước rửa chuồng hàng ngày. Trại đã lắp đặt hệ thống nước
máy đảm bảo cung cấp nước sạch cho lớn uống, tắm và vệ sinh chuồng trại.
* Các công trình khác
Gần khu chuồng, trại cho xây dựng một phòng kĩ thuật, một nhà kho,
một phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn trưa riêng cho công nhân.
Phòng kĩ thuật được trang bị đầy đủ các dụng cụ thú y như: panh, dao
mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng, cân,
các loại thuốc thú y đồng thời cũng là phòng trực của cán bộ kĩ thuật.
Nhà kho được xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa thức ăn phục vụ
cho sản xuất.



7

Bên cạnh đó trại còn cho xây dựng một giếng khoan, 4 bể chứa nước, 2
máy bơm nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của công nhân và
đội ngũ cán bộ kĩ thuật trong trại.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của trang trại (trong 3 năm)
2.1.2.1. Đối tượng của trang trại
Hiện nay trại lợn Ngô Hồng Gấm là trại lợn nái gia công của Công ty
Chăn nuôi CP Việt Nam. Nhiệm vụ chính của trang trại là chăn nuôi lợn nái
sinh sản để cung cấp lợn con cho các Trại chăn nuôi lợn giống của Công ty
CP và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.1.2.2. Tình hình chăn nuôi và kết quả sản xuất của trang trại
- Tình hình chăn nuôi
Hiện nay, trại có 1439 đầu nái và 120 hậu bị, trung bình lợn nái của
trại sản xuất được 2,45 - 2,47 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,23 con/lứa, số con
cai sữa là 10,7 con/lứa, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm
nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các Trại chăn nuôi lợn
hậu bị của Công ty CP. Ngoài ra trại có 24 con lợn đực Pi-Du 31 (PietrainDuroc), các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục
cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo.
Hoạt động chăn nuôi của trại là chỉ chăn nuôi lợn nái sinh sản và bán
con giống, cơ cấu đàn lợn của trại được biểu thị qua bảng dưới đây:
Bảng 2.1.Cơ cấu đàn lợn tại trại qua 3 năm gần đây (2014 - 2016)
Số lƣợng lợn của các năm (con)

Năm

2014

2015


2016

Lợn nái

1347

1382

1439

Lợn hậu bị

449

462

479

Lợn đực

20

23

24

Lợn con

29400


31200

31800

(Nguồn: cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)


8

- Qua bảng ta thấy: số lượng lợn tăng đều qua các năm, điều đó cho
thấy tình hình chăn nuôi của trang trại khá ổn định và không ngừng tăng lên
về số lượng đầu nái cũng như số lượng lợn con được xuất đi trong 1 năm.
Theo đánh giá của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam thì Trại hoạt động vào
mức khá, tháng 5/2016 kết quả của trại đứng thứ 1 toàn miền Bắc của công ty.
- Thức ăn: các loại thức ăn trong trại cho lợn ăn theo khẩu phần, Thức
ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được Công ty
Chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại. Điều này đảm
bảo cung cấp đầy đủ cho tất cả các con lợn trong một ô được ăn và phát triển
đồng đều. Thức ăn do công ty CP cung cấp được đưa về từ nhà máy ở Xuân
Mai - Hà Nội hoặc có thể lấy từ nhà máy thức ăn của công ty tại Hà Nam và
Hải Dương. Các loại thức ăn cho lợn ăn của trại bao gồm các loại sau:
- Thức ăn cho lợn hậu bị, lợn nái chửa, và lợn nái nuôi con và lợn nái
chờ phối:
+ Thức ăn 566 S
+ Thức ăn 567 SF
- Thức ăn cho lợn con tập ăn và cai sữa:
+ Thức ăn 550 S
- Thức ăn cho lợn đực:
+ Thức ăn 567 SF
- Hàng tháng trang trại thường nhập thuốc và vacxin của công ty CP

Việt Nam.
* Công tác vệ sinh thú y của trại
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn nái luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên trong trại và
kỹ thuật viên công ty CP. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho vật nuôi,


9

giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những bệnh có tính chất lây lan từ đó
phát huy tốt tiềm năng của giống.
- Công tác vệ sinh: chuồng trại được xây dựng thoáng mát về mùa Hè,
ấm áp về mùa Đông và được che chắn cẩn thận, xung quanh các chuồng nuôi
đều trồng các cây xanh tạo cho các chuồng nuôi có độ thông thoáng và mát tự
nhiên. Trước cửa vào các khu có rắc vôi bột từ đó hạn chế được rất nhiều tác
động của mầm bệnh bên ngoài đối với lợn nuôi trong chuồng. Hàng ngày luôn
có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi
thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng,
hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư,
khách tham quan trước khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng tắm rửa sạch
sẽ, thay quần áo bảo hộ lao động.
- Công tác phòng bệnh: trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các
chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi
bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại
cổng vào. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trang trại thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm
riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vaccine ở trạng
thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền
nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất
cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.



10

Bảng 2.2. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn hậu bị
Thời gian
Giai đoạn

Loại vaccine

tiêm (tuần

Liều lƣợng
(ml)

tuổi)

Lợn hậu bị

Đƣờng
đƣa
thuốc

PRRS (tai xanh)

24

2

Bắp cổ


Parvo1 (khô thai)

25

2

Bắp cổ

SFV (Dịch tả)

26

2

Bắp cổ

FMD (LMLM)

27

2

Bắp cổ

AD (Giả dại)

28

2


Bắp cổ

Parvo2 (khô thai)

29

2

Bắp cổ

(Nguồn: Cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)
Bảng 2.3. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn nái chửa
Giai đoạn

Loại vaccine

Thời gian tiêm
(tuần mang thai)

Liều
lƣợng
(ml)

Đƣờng
đƣa
thuốc

SFV (Dịch tả)


10

2

Bắp cổ

FMD (LMLM)

12

2

Bắp cổ

Lợn nái

(Nguồn: Cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)
Bảng 2.4. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn đực hậu bị
Giai đoạn

Đƣờng
đƣa
thuốc

Thời gian tiêm

Liều lƣợng

(tuần tuổi)


(ml )

SFV (Dịch tả)

3

2

Bắp cổ

LMLM + Giả dại

4

2

Bắp cổ

Loại vaccine

Lợn đực hậu bị

(Nguồn: Cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)


11

Bảng 2.5. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn đực khai thác

Giai đoạn


Lợn đực khai
thác

Loại vaccine

Thời gian tiêm
(tháng)

Liều lƣợng
(ml )

Đƣờng
đƣa
thuốc

Dịch tả (SFV)

5 + 11

2

Bắp cổ

LMLM + Giả dại

4 + 8 + 12

2


Bắp cổ

(Nguồn: cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)
Chú ý : định kỳ tiêm phòng vaccine AD (giả dại) tổng đàn lợn nái chửa
và heo đực khai thác vào tháng 4, 8,12 trong năm.
Bảng 2.6. Quy trình tiêm phòng cho lợn con theo mẹ
Thời gian tiêm

Liều lƣợng

Đƣờng đƣa

(ngày tuổi)

(ml)

thuốc

Ferrum 10% + B12

3

2

Bắp cổ

Nova - coc 5%

3


1

Uống

Ferrum 10% + B12

7

2

Bắp cổ

PRRS

7

2

Bắp cổ

Mycoplasma

14

2

Bắp cổ

Dịch tả 1


21

2

Bắp cổ

Loại vaccine

(Nguồn: cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)
Ngoài quy trình phòng bệnh riêng cho từng giai đoạn lợn thì trại còn
tiêm vaccine cho quy mô tổng đàn, cụ thể như sau:
Tháng 5 + tháng 11 tiêm phòng vaccine Dịch tả.
Tháng 4 + tháng 8 + tháng 12 tiêm phòng LMLM + Giả dại.
Tháng 3 + tháng 7 + tháng 11 tiêm phòng PRRS.


12

- Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn
lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được kỹ thuật viên
phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt hiệu quả
từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số
lượng đàn gia súc.
2.1.3. Đánh giá chung
2.1.3.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn
của các ngành, các cấp có liên quan như UBND xã Hợp Thanh, Trạm thú y
huyện Lương Sơn tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.
Được Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp về con giống,
thức ăn, thuốc thú y có chất lượng tốt.

Trang trại có vị trí thuận lợi, địa hình, đường đi khá thuận tiện cho việc
vận chuyển con giống cũng như thức ăn chăn nuôi.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Kèm theo đó là đội ngũ kỹ thuật với chuyên môn vững vàng, công nhân
nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó
đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
2.1.3.2. Khó khăn
Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu, do đó ảnh hưởng đến tiến độ
công việc.
Thời tiết diễn biến phức tạp cho nên chưa tạo được vành đai phòng dịch
triệt để.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn thiếu chưa đáp ứng được
nhu cầu sản xuất.


13

2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
* Sự thành thục về tính và thể vóc
- Sự thành thục về tính: gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất
định, thì có biểu hiện về tính dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con
cái có khả năng sinh ra tế bào trứng.
- Sự thành thục về thể vóc: sự thành thục về thể vóc thường diễn ra
chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển,
đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Có
nghĩa là cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ
phận như não đã phát triển khá hoàn thiện, xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm
vóc ổn định.

* Chu kỳ động dục
Thời gian của chu kỳ động dục là 21 ngày, thời gian động dục là 48
giờ, biểu hiện điển hình khi động dục là âm hộ sưng tấy, đỏ mọng và mở
rộng, kêu la, kém ăn, hoạt động nhiều. Trứng rụng vào lúc 36 - 42 giờ sau khi
xuất hiện động dục. Thời điểm phối tinh thích hợp là 24 - 39 giờ kể từ khi
xuất hiện động dục. Số trứng rụng 16 - 17 tế bào.
Toàn bộ thời gian động dục của lợn nái có thể chia làm 3 giai đoạn: giai
đoạn trước khi chịu đực, giai đoạn chịu đực, giai đoạn sau chịu đực.
Giai đoạn trước khi chịu đực: đặc điểm chung của lợn nái khi bắt đầu
động dục là thay đổi tính nết, kêu rít, bỏ ăn hoặc kém ăn, phá chuồng, cơ thể
bồn chồn, tai đuôi ve vẩy, thích gần lợn đực, nếu nhốt nhiều con thích nhảy
lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi, xưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng
chưa chịu cho con đực nhảy.
Giai đoạn chịu đực: còn gọi là thời kỳ mê đực, khi sờ tay lên mông lợn
nái thì lợn đứng yên, đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng xuống,


14

có hiện tượng đái són, âm hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín, chảy dịch
nhờn. Khi lợn đực lại gần thì đứng im cho phối. Thời gian này kéo dài khoảng
2 ngày (lợn nội thường ngắn hơn khoảng 28 - 30 giờ).
Giai đoạn sau chịu đực: lợn nái trở lại bình thường, ăn uống như cũ, âm
hộ giảm độ nở, se nhỏ, thâm, đuôi cụp không cho con đực phối (trích Trần
Văn Phùng và cs (2004) [16]).
* Quá trình mang thai và đẻ: sau thời gian lưu lại ống dẫn trứng khoảng
3 ngày để tự dưỡng (noãn hoàng và dịch thể do ống dẫn trứng tiết) hợp tử bắt
đầu di chuyển xuống tử cung, tìm vị trí thích hợp để làm tổ, hình thành bào
thai. Sự biến đổi nội tiết trong cơ thể mẹ thời gian chửa như sau: Progesterol
trong 10 ngày đầu có chửa tăng rất nhanh, cao nhất là vào ngày chửa thứ 20,

sau đó nó hơi giảm xuống một chút ở 3 tuần đầu, sau đó duy trì ổn định trong
thời gian có chửa để an thai, ức chế động dục; 1-2 ngày trước khi đẻ
Progesterol giảm đột ngột. Estrogen trong suốt thời kỳ có chửa duy trì ở mức
độ thấp, cuối thời kỳ có chửa khoảng hai tuần thì bắt đầu tăng dần, đến khi đẻ
thì tăng cao nhất ( trích Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, (2005) [20]).
Trần Văn Phùng và cs (2004) [16] cho biết: thời gian có chửa của lợn
nái bình quân là 114 ngày (113 - 116 ngày), chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ chửa kỳ 1: Là thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên.
- Thời kỳ chửa kỳ 2: Là thời gian lợn chửa từ ngày thứ 85 đến khi đẻ.
2.2.1.1 Sinh lý tiết sữa của lợn nái
*Sữa lợn mẹ
Sữa lợn mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống
của lợn con. Chúng ta biết rằng việc cai sữa cho lợn con có thể thực hiện được
ngay từ khi đẻ ra. Tuy nhiên sữa lợn mẹ luôn được coi là nguồn thức ăn lý
tưởng cho lợn con. Sự hiểu biết về năng suất và thành phần của sữa lợn mẹ có
vai trò quan trọng, đó là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định về chăm sóc
nuôi dưỡng và quản lý lợn nái.


15

Nguyên liệu để tạo nên sữa đều được lấy từ máu. Qua nghiên cứu người
ta thấy phải có một lượng máu rất lớn chảy qua bầu vú mới đảm bảo cho nhu
cầu tạo sữa: khoảng 540 lít máu chảy qua bầu vú mới tạo thành được 1 lít sữa
lợn mẹ. Sữa lợn mẹ tiết ra trong vòng 2 - 3 ngày đầu sau khi đẻ gọi là sữa đầu.
Sữa đầu có đặc điểm là màu vàng đặc và hơi mặn, khi đun dễ ngưng kết.
Thàng phần dinh dưỡng của sữa đầu khác hẳn so với sữa thường, trong sữa
đầu các thành phần như protein, vitamin… đều cao hơn so với sữa thường.
Trong sữa đầu lượng vật chất khô đạt 22,30%, trong sữa thường chí có
19,60%. Hàm lượng protein cũng cao hơn 11,15% so với 6,80% của sữa

thường, tuy nhiên hàm lượng khoáng, chất béo và đường lactose lại thấp hơn.
Đặc biệt trong sữa đầu còn chứa nhiều kháng thể γ globulin (gama
globulin) và các chất khác bảo vệ lợn con mới đẻ chống lại sự tấn công của
các virut, vi trùng gây bệnh. Lượng γ globulin chiếm khoảng 50% tổng số
protein của sữa đầu, sau đó giảm dần. Khả năng hấp thụ γ globulin của lợn
con chỉ xảy ra trong những giờ đầu sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu
tiên).Do vậy sữa đầu đóng vai trò quan trọng đối với lợn con theo mẹ.
Khi nghiên cứu về sự biến đổi thành phần hóa học của sữa lợn con,
Perrin (1955) cho thấy lượng vật chất khô và các thành phần hóa học của sữa,
đặc biệt protein có sự thay đổi nhanh chóng ở những giờ đầu tiên ngay sau khi
sinh. Các số liệu nghiên cứu gần đây nên lợn cái Landrace cũng cho thấy kết
quả tương tự với các nghiên cứu trước đây về thành phần hóa học cũng như
năng suất sữa của lợn mẹ.
Sản lượng sữa của lợn mẹ trong vòng 5 ngày đầu tiên sau khi đẻ là 4,45
kg/ngày, năng lượng là 1202 Kcal/kg, lượng vật chất khô, khoáng, protein,
chất béo và đường lactose là 19,2; 0,74; 6,41; 6,88 và 5,16% theo thứ tự.
* Sự tiết sữa của lợn nái
Sự tiết sữa của lợn nái trong quá trình nuôi con là một quá trình sinh lý
phức tạp, do có những đặc điểm khác với gia súc khác là bầu vú của lợn nái


16

không có bể sữa nên ở lợn nái không có dự trữ sữa trong bầu vú, do vậy lợn
mẹ không tiết sữa tùy tiện được và lợn con không phải lúc nào cũng bú được
sữa mẹ.
Quá trình tiết sữa của lợn nái là một quá trình phản xạ, do những kích
thích vào bầu vú gây lên. Phản xạ tiết sữa của lợn nái tương đối ngắn và
chuyển dần từ trước ra sau. Trong đó các yếu tố thần kinh đóng vai trò chủ
đạo, khi lợn con thúc vú mẹ, những kích thích này chuyển lên vỏ não, vào

vùng hypothalamus, từ đó kích thích tuyến yên sản sinh ra kích tố oxytoxin
tiết vào máu, kích tố này đi vào tuyến bào kích thích lợn nái thải sữa. Do tác
động của oxytoxin trong máu khác nhau cho nên các vú khác nhau có sản
lượng sữa khác nhau. Những vú ở phần ngực tiết sữa nhiều hơn những vú ở
phần sau.
Quan sát đàn lợn con bú mẹ chúng ta thấy đầu tiên lợn con dùng mõm
thúc vào vú lợn mẹ, thời gian thúc vú mẹ của lợn có thể từ 5 - 7 phút, sau đó
đột nhiên nằm im hoàn toàn và tiến hành bú. Sữa tiết ra thể hiện rõ nhất là lúc
lợn mẹ kêu ịt ịt, lợn con mút chặt đầu vú, hai chân trước đạp thẳng vào bầu
vú, nằm yên mút theo đợt tiết sữa của lợn mẹ. Do thời gian tiết sữa của lợn
mẹ rất ngắn chỉ khoảng 25 - 30 giây, nên một ngày lợn con phải bú nhiều lần
mới đủ so với nhu cầu. Trong những ngày đầu sau khi sinh lợn con bú từ 20 25 lần/ngày, mỗi lần lượng sữa tiết ra khoảng 25 - 35 gam/con.
Lượng sữa của lợn nái tiết sữa tang cao dần từ lúc mới đẻ, cao nhất lúc
21 ngày sau khi đẻ, sau đó giảm dần.
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái
- Giống: lợn Berkshire có sản lượng sữa 1,9 - 3,3 kg/ngày; lợn
Polanchina từ 1,5 - 3,8 kg/ngày; lợn Duroc từ 1,9 - 3,0 kg/ngày; lợn Landrace
từ 2,5 - 3,5 kg/ngày. Các tài liệu gần đây cho biết: Lợn nái Yorshire và
Landrace có thể tiết trên 10 lít sữa/ ngày.


17

- Số con để nuôi trong một ổ: Giữa số con để nuôi với sản lượng sữa
của lợn mẹ có mối tương quan chặt chẽ (r = 0,8; Salmon: r = 0,72). sản lượng
sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào số con để nuôi trong một ổ.
- Tuổi và lứa đẻ lợn mẹ: Sản lượng sữa của lợn mẹ lứa đầu thấp, sau đó
tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa thứ 3, sau đó ổn định và giảm dần ở từ lứa đẻ thứ
8, thứ 9 trở đi. Do vậy, nhiều nước loại thải lợn mẹ sau khi đẻ 7 - 8 lứa.
- Số vú lợn mẹ: giữa số vú và sản lượng sữa có tương quan tương

đương (r = 0,262).
- Vị trí của vú: sản lượng giảm dần từ cặp vú trước ngực ra sau bụng.
Do vậy trong chăm sóc lợn con sau khi đẻ việc cố định núm đầu vú cho lợn
con rất quan trọng và góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.
- Dinh dưỡng và thời tiết: là nhân tố ảnh hưởng rất sâu sắc tới sản
lượng sữa mẹ. nguyên liệu tạo sữa được lấy từ thức ăn cung cấp hằng ngày
cho lợn mẹ. Vì vậy để nâng cao sản lượng sữa và chất lượng sữa của lợn nái
thì khối lượng và chất lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho lợn nái có ý
nghĩa rất quan trọng. Như vậy mức ăn cao cho lợn nái giai đoạn nuôi con đã
làm tăng sản lượng sữa, giảm tỷ lệ hao mòn lợn mẹ trong giai đoạn nuôi con.
- Ảnh hưởng mức ăn đến năng suất và chất lượng sữa: khi lượng ăn
vào tăng sẽ nâng cao sản lượng sữa. Khi lượng ăn vào giảm, dinh dưỡng để
sản xuất sữa phải sử dụng từ nguồn dinh dưỡng dự trữ của cơ thể.
- Nước: Nước chiếm 80 - 85% trong sữa, vì vậy lợn tiết sữa đòi hỏi
lượng nước rất lớn. Nên cho lợn nái uống nước tự do, mức nước từ 2,3 - 3,9
lít/kg vật chất khô của thức ăn là thích hợp. Lượng nước tối thiểu (lít) = 0,03
+ 3,61 (kg).
- Thời tiết, khí hậu: Thời tiết mát lợn mẹ sẽ tăng ăn vào, tăng sản
lượng sữa. Nhiệt độ cao lợn sẽ giảm ăn vào và giảm sản lượng sữa. Nhiệt
độ trung bình 24 giờ lý tưởng của lợn nái là 20°C. Khi nuôi ở nhiệt độ cao


18

hoặc thấp hơn 20°C thì lượng thức ăn vào của lợn mẹ sẽ tăng hoặc giảm
323 Kcal DE/1°C.
- Ảnh hưởng của mức protein và axit amin trong khẩu phần tới khả
năng sản xuất sữa của lợn: Tăng mức protein thô trong khẩu phần của lợn (17100 kg) từ 11,9 lên 12,9% và 14,0% thì sẽ nâng tăng trọng lên 15,8 và 40%.
Tăng mức protein cho các khẩu phần có cùng năng lượng thì làm tăng tích lũy
protein trong cơ thể. Như vậy mức protein trong khẩu phần có ảnh hưởng một

cách đáng kể đến trao đổi chất và năng lượng, cũng như khả năng sản xuất
của lợn. Cần chú ý tính toán đến mức các axit amin và các yếu tố dinh dưỡng
khác trong khẩu phần để xác định tiêu chuẩn protein cho lợn ở các hướng sản
xuất khác nhau. Các tác giả cho biết khi đã cung cấp một lượng axit amin
thích hợp vào khẩu phần ăn của lợn nái có thể nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và sử
dụng N và ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và chức năng sinh sản của lợn.
Lượng lysine trong khẩu phần của lợn con bú sữa 6,5% so với protein thô,
còn methionine với lượng 3,5 - 3,7%. Khi tăng mức lysine trong khẩu phần
lợn con từ 4 lên 4,6% so với protein thô thì tăng trọng được nâng lên 9%, tiêu
tốn thức ăn giảm (3,2 xuống 2,9 ĐVTĂ/ kg). Trong các axit amin quan trọng
nhất đối với lợn là lysine, vì lysine là axit amin giới hạn một. Mối tương quan
giữa lysine và hàm lượng protein trong khẩu phần, thể hiện trong công thức 1:
Yop = 7,23 - 0,131 x
(Yop là % lysine thích hợp trong protein, x là % protein trong khẩu
phần nhỏ hơn).
Như vậy khi trong khẩu phần có hàm lượng protein cao thì mức
lysine bổ sung có thể thấp hoặc ngược lại. Lượng lysine thích hợp là 0,9% và
protein thô là 18,5% trong khẩu phần cho lợn con cai sữa tới lúc đạt 50kg.
Tuy nhiên, cần có mức lysine 0,7% và protein thô 15% cho lợn 50 - 90kg.
Methionin 0,5 - 0,6%, trytophan 0,15 - 0,20% trong khẩu phần là thích hợp.


×