Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cam tại xã Dũng Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ LÝ
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAM TẠI XÃ DŨNG PHONG,
HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông nghiệp

Khoa

: KT&PTNT

Khoá học

: 2012 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ LÝ
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAM TẠI XÃ DŨNG PHONG,
HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên HD

: Liên thông chính quy
: Kinh tế Nông nghiệp
: K9 - KTNN
: KT&PTNT
: 2012 – 2015
: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hồng

Thái Nguyên, năm 2015


i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm, khả
năng tư duy...đó cũng là tiền đề động lực cho em sau này ra.
Trong quá trình nghiên cứu và viết khoá luận em đã nhận được sự quan
tâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã dạy dỗ em kiến thức, cách nghiên cứu, giúp em có thể hiểu và
hoàn thành đề tài khoá luận với khả năng của mình.
Đặc biệt em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Hữu Hồng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong
quá trình viết khoá luận.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn cán bộ các phòng ban UBND xã
Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành khoá luận này.
Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên mặc dù bản thân đã cố
gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong
nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái nguyên,ngày 1 tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Bùi Thị Lý


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GO/ha

Tổng giá trị sản xuất/héc ta

VA/ha

Giá trị gia tăng/héc ta

GO/IC

Tổng giá trị sản xuất/Chi phí trung gian

VA/IC


Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian

GO/lđ

Tổng giá trị sản xuất/lao động

VA/lđ

Giá trị gia tăng/lao động

HTX

Hợp tác xã

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

ISO

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

CC

Cơ cấu

BQ

Bình quân



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam phân theo khu vực năm 2012 . 7
Bảng 2.2: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng, của một số nước trồng
cam chính trên Thế giới năm 2012 .................................................... 8
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Dũng Phong 2012-2014 .................. 19
Bảng 4.2:Cơ cấu kinh tế của xã Dũng Phong 2014 ........................................ 22
Bảng 4.3: Cơ cấu dân số - lao động ................................................................ 25
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã .......................................... 28
Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của xã ............................................................ 29
Bảng 4.6: Tình hình xản xuất cam của toàn xã ............................................... 30
Bảng 4.7: So sánh các giống cam ................................................................... 31
Bảng 4.8: Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả tại xã Dũng Phong năm 2014......... 32
Bảng.4.9: Tình hình nhân lực của các hộ điều tra năm 2014.......................... 34
Bảng 4.10: Diện tích đất trồng cam của các hộ điều tra năm 2014 ................ 35
Bảng 4.11: Phương tiện phục vụ sản xuất cam của hộ điều tra năm 2014 ..... 36
Bảng 4.12: Mức đầu tư chi phí sản xuất cam Xã Đoài tính cho một ha tại địa
bàn ................................................................................................... 37
Bảng 4.13 Mức đầu tư chi phí sản xuất Cam Canh ........................................ 39
Bảng 4.14: Chi phí sản xuât bình quân của hộ trong năm 2014 ..................... 40
Bảng 4.15: kết quả sản xuất kinh doanh cam của hộ ...................................... 42
Bảng 4.16: Kết quả sản xuất của hộ tính bình quân ha/năm 2014 .................. 43
Bảng 4.17: Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ trong xã................................... 45
Bảng 4.18: Giá trị sản xuất của cam Canh và cây cam Xã Đoài .................... 45



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm cam của các nông hộ xã Dũng Phong . 33
Hình 4.2. Biểu đồ về kết quả sản xuất cam cua hộ ......................................... 44
Hình 4.3. khó khăn của hộ trong sản xuất cam ............................................... 47


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm về xản xuất và phát triển kinh tế ................................ 4
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................ 5

2.2.Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 6
2.2.1.Tình hình sản xuất cam trên thế giới........................................................ 6
2.2.2.Tình hình sản xuất cam tại Việt Nam ...................................................... 8
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 11
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 11
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 11
3.1.2 . Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 11


vi

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11
3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 12
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 12
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ........................................... 13
3.4. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế .......................................................................... 14
3.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 14
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................. 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 17
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 17
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................... 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 20
4.2. Đánh giá hiện trạng tình hình sản xuất cam của xã Dũng Phong ............ 28
4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................................ 28
4.2.2. Tình hình sản xuất cam ......................................................................... 30
4.2.3. Tình hình tiêu thụ Cam trên địa bàn xã Dũng Phong ........................... 32
4.2.4.Phân tích hiệu quả kinh tế của cây cam trên địa bàn xã Dũng Phong ... 34
PHẦN 5: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CAM TẠI XÃ DŨNG PHONG, CAO
PHONG .......................................................................................................... 52
5.1. Mô ̣t số đinh
̣ hướng nâng cao hiê ̣u quả kinh tế sản xuấ t cam của xa.̃ ....... 52
5.1.1. Cơ sở khoa học cho việc định hướng và giải pháp ............................... 52
5.1.2. Phát triển cây ăn quả trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa
Bình ................................................................................................................. 53
5.1.3. Đinh
̣ hướng phát triể n cây cam trong điề u kiê ̣n công nghiê ̣p hóa - hiê ̣n
đa ̣i hóa ............................................................................................................. 53


vii

5.1.4. Đinh
̣ hướng phát triể n sản xuấ t cam theo hướng quy hoa ̣ch vùng cam
đă ̣c sản ............................................................................................................. 54
5.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cam .............................. 55
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương........................................................... 55
5.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam................... 58
5.3.1 Giải pháp về vốn cho sản xuất, kinh doanh ........................................... 58
5.3.2. Giải pháp về giống ............................................................................... 59
5.3.3 Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................. 59
5.3.4. Thu hái và bảo quản sản phẩm .............................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con
người cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Ở Việt Nam, trải
qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận
quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của cả nước nói chung và
của mỗi vùng miền nói riêng.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về
sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả. Trong những
năm qua nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có vai trò quan trọng trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nền kinh tế nông nghiệp, góp phần vào
việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động
từ nông thôn đến thành thị.
Với mỗi loại cây ăn quả có vai trò riêng biệt cũng như khả năng thích
nghi với từng vùng sinh thái khác nhau. Ở nước ta trong những năm qua,
nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả đã được hình thành và làm thay đổi hẳn
bộ mặt kinh tế của vùng ví dụ như Vải Thiều – Thanh Hà (Hải Dương), Lục
Ngạn (Bắc Giang), Cam quýt ở Bắc Quang (Hà Giang)….
Cam là một trong những cây ăn quả lâu năm của Việt Nam bởi giá trị
dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao .
Huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng và ẩm, có mùa đông lạnh và khô, ít mưa, mùa hè nắng nóng mưa
nhiều. Về vị trí địa lý Cao Phong nằm ở độ cao trên 300m so với mặt nước
biển, trải dài trên tuyến đường Quốc lộ 6, tuyến đường chạy lên Tây Bắc và
cách trung tâm thành phố Hòa Bình 16km, thuận lợi cho việc tiếp cận những



2

tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp cũng như thuận
lợi cho việc tiêu thu sản phẩm nông nghiệp.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm
năng về điều kiện tự nhiên của địa phương, tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện
Cao Phong nói riêng trong những năm gần đây đã cải tạo, quy hoạch, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây trồng đạt
chất lượng và đã đưa cây Cam vào phát triển kinh tế trong các hộ gia đình
nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và chất lượng.
Xã Dũng Phong là một xã có nền kinh tế phát triển của huyện Cao
Phong, với đặc thù là một xã thuần nông, xác định lấy sản xuất nông nghiệp là
trọng tâm. Trong những năm gần đây xã Dũng Phong tập trung đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đối với cây Cam. Xã đã đưa giống
cam mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất để tăng thu nhập và nâng cao
đời sống kinh tế. Tuy nhiên sản xuất cam tại địa bàn vẫn chưa đạt hiệu quả
tương xứng với tiềm năng phát triển của xã.
Vì thế, việc nghiên cứu và phát triển sản xuất Cam trên địa bàn xã
Dũng Phong là cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn
trong việc hoạch định phương hướng cho sản xuất cây Cam để góp phần
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn xã. Bởi vậy
chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất cam tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả hiệu quả kinh tế giữa cây cam Xã
Đoài và cây cam Canh của hộ nông dân xã Dũng Phong, qua đó đưa ra các



3

giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam, nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ
nông dân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã
theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất giữa cây
cam Canh và cam Xã Đoài ở xã Dũng Phong, chỉ ra những ưu điểm và hạn
chế về mặt hiệu quả sản xuất cam.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cam Canh và cây cam Xã Đoài của
các hộ sản xuất cam tại xã Dũng Phong.
- Đưa ra một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế của cây cam tại xã Dũng Phong.
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, trang bị kiến thức thực tiễn,
làm quen với công việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phát triển sản xuất cam
tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình sản xuất cam và vị trí của cây cam trong sự
phát triển kinh tế địa phương.
- Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế nông nghiệp của nông hộ.



4

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm về xản xuất và phát triển kinh tế
- Khái niệm về sản xuất: Liên Hiệp Quốc khi xây dựng phương pháp
thống kê tài khoản quốc gia đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: “Sản xuất là
quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một
chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tài sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các
hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển
những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ
khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng
bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể
chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”.
- Khái niệm về phát triển: Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội.
- Khái niệm về phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế được hiểu là quá
trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là
quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá
trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia[2].
- Khái niệm về phát triển bền vững: Theo ngân hàng Thế giới (WB),
1987 khái niệm phát triển bền vững được đề cập đến lần đầu tiên đó là “Phát
triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm
nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.


5


2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ lợi
ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã
hội xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Yêu cầu của
công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của hoạt động kinh
tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế [1].
Đối với xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa
mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất
ra. Trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành
thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức
kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính
trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
Đối với cây cam tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải đứng trên góc
độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào, đồng thời tính
toán được đầu ra. Từ đó xác định được mối tương quan kết quả giữa đầu vào
bỏ ra và kết quả đạt được đó chính là lợi nhuận.
Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là thỏa mãn vấn đề tiết
kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ
môi trường. Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được
đánh giá toàn diện của ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường.
2.1.2.2.Phân loại hiệu quả
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ và sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của


6


các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời
còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con
người. Những kết quả đạt được đó là: nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,
giải quyết vấn đề việc làm, góp phần ổn định chính trị xã hội, trật tự an ninh,
xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và
văn hóa cho người dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh tế
- xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không
thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá
nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu
đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại
chúng để có kết luận chính xác.
2.1.3.Ý nghĩa phát triển sản xuất cam
Trồng và phát triển cây cam đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sống ở khu
vực nông thôn. Qua đó góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa. Góp phần vào việc đẩy nhanh hơn công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhanh chóng hoàn
thành mục tiểu xây dựng nông thôn mới.
2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1.Tình hình sản xuất cam trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 nước trồng nhiều cam quýt tập
trung chủ yếu ở khu vực châu Mỹ, các nước Địa Trung Hải và các nước
Á Phi.


7

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cam phân theo

khu vực năm 2012
Châu lục

Diện tích(ha)

Năng suất(tạ/ha)

Sản lượng(tấn)

Châu Á

1.483.833

134,762

19.996.359

Châu Âu

291.086

195,792

5.699.221

Châu Phi

399.071

198,664


7.928.103

Châu Mỹ

1.619.541

211,166

34.199.142

23.163

173.100

400.934

3.816.692

178,751

68.223.759

Châu Đại Dương
Thế giới

(Nguồn: FAOSTAT Data, Faostat.fao.org)
Qua bảng trên ta thấy , cam được trồng chủ yếu tại châu Á và châu Mỹ.
Trong đó châu Mỹ chiếm 42,43% kế đến là châu Á chiếm 38,88%. Phần rất
nhỏ còn lại được trồng tại châu Âu, châu Phị và châu Đại Dương. Năng suất

cam bình quân trên thế giới là 178,751 tạ/ha, châu Mỹ là châu lục có trình độ
phát triển khoa học kỹ thuật tiến bộ hơn các châu lục khác, năng suất của châu
lục này khá cao, đạt 211,166 tạ/ha. Châu Á là châu lục có năng suất thấp nhất,
chỉ đạt ở mức 143,762 tạ/ha. Là châu lục có năng suất thấp nhất nhưng lại có
tổng diện tích cam kinh doanh lớn nên châu Á đạt sản lượng đứng thứ 2 Thế
giới với tổng sản lượng là 19.996.359 tấn. Châu Mỹ có sản lượng lớn nhất với
34.199.142 tấn chiếm hơn 50 % tổng sản lượng cam thu hoạch trên Thế giới.
Mặc dù có khoảng 75 nước trên thế giới trồng cam quýt tuy nhiên sản
xuất cam trên Thế giới chỉ tập trung ở một số nước như: Brazil, Trung Quốc,
Ấn Độ, Mexico, Mỹ....số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cam
một số nước trên Thế giới ở bảng 1.2 cho thấy như sau:


8

- Brazil là quốc gia đứng đầu Thế giới về diện tích trồng cam với
729.583ha (chiếm 19,12%) cũng là nước đứng đầu về sản lượng cam với
10.812.560 tấn chiếm 15,85% tổng sản lượng cam trên Thế giới.
- Mỹ là quốc gia có diện tích cam thấp hơn so với các nước chỉ có
250.582ha chiếm 6,57% tổng diện tích nhưng lại là quốc gia có năng suất
325,901 tạ/ha, là nước có năng suất cao nhất thế giới. Sản lượng đạt
8.166.480 tấn, chiếm 11,97%.
Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lƣợng, của một số nƣớc
trồng cam chính trên Thế giới năm 2012
Năng suất

STT

Quốc gia


Diện tích (ha)

1

Ai cập

118.731

234,682

2.786.397

2

Ấn độ

485.000

103,093

5.000.000

3

Brazil

729.583

246,888


10.812.560

4

Mexico

323.357

113,398

3.666.790

5

Mỹ

250.582

325,901

8.166.480

6

Trung quốc

475.000

136,840


6.500.000

7

Việt Nam

4.338,367

122,617

535.957,62

8

Toàn thế giới

3.816.692

178,751

68.223.759

(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: FAOSTAT Data, Faostat.fao.org)
2.2.2.Tình hình sản xuất cam tại Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây
trồng trong đó co các loại cây ăn quả, đặc biệt là cam.

Nước ta là một trong những nước phát nguyên của nhiều loại cây ăn quả.
Trong quá trình sản xuất, qua chọn lọc tự nhiên một số giống tự nhiên và một
số giống cam nhập nội lâu đời đã trở thành nổi tiếng như cam Xã Đoài, Sông
Con, Vân Du, cam Canh,....


9

Các vùng trồng cam chính ở Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Trần Thế Tục (1980) các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp,
Cần Thơ, An Giang...có địa hình bằng phẳng độ cao từ 3-5m so với mực nước
biển. Các yếu tố khí hậu, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng vùng này rất phù
hợp cho phát triển cây có múi. Cam được trồng chủ yếu ở đất phù sa ven
sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt
quanh năm.
Vùng khu 4 cũ
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trọng điểm là vùng Phủ
Quỳ Nghệ An, gồm cụm các nông trường chuyên trồng cam. Các giống cam ở
Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và có năng suất tương đối ổn định.
Huyện Hương Khê là một trong những vùng miền núi của tỉnh Hà Tĩnh,
ở nởi đây có giống cam Bù nổi tiếng, có quả to, ngon và màu sắc hấp dẫn cho
năng suất cao.
Vùng miền núi phía Bắc
Vùng trồng tập trung ở miền bắc thuộc khu vực trung du miền núi phía
Bắc và Bắc Trung Bộ, tâm điểm của vùng là các tỉnh Hà Giang (các huyện
vùng thấp) và Tuyên Quang chủ yếu là Hàm Yên. Các khu vực bổ trợ khác
như là Phú Thọ (huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa), Lạng Sơn (Chi Lăng, Cao Lộc),
Hòa Bình (huyện Kim Bôi, khu vực Cao Phong), Thái Nguyên (Bắc Sơn,
Đồng Hỷ). Tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ

nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác
trên cùng loại đất. Do có loại hình sinh thái phong phú, phù hợp với điều kiện
phát triển của nhiều loại cam quýt , là nơi bảo tồn tập đoàn giống cam quýt đa dạng.
Cam ở nước ta phong phú về chủng loại và giống. Có nhiêu giống đặc
trưng cho vùng, tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam còn nhiều khó khăn, đó


10

là do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận thị
trường khó khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình độ dân trí không đều giữa
các vùng, công tác tuyển chọn giống và sản xuất giống chưa được chú
trọng đúng mức.
Tóm lại cam quýt là một trong những cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam.
Diện tích và sản lượng không ngừng tăng lên đặc biệt là trong thời gian qua.
Mặc dù có một số hạn chế về mặt sinh thái, cam vẫn được quan tâm phát triển
mạnh ở Việt Nam.


11

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ giữa cam Canh và cam
Xã Đoài trên địa bàn
- Hộ nông dân trồng cam Canh và cam Xã Đoài thuộc địa bàn xã Dũng
Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

3.1.2 . Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn 3 xóm: Bãi Bệ I, Bãi Bệ II, Dũng Tiến thuộc
xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
3.1.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
- Thời gian thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ năm 2012 đến
năm 2014.
- Thời gian thực tập: từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Dũng
Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
- Thực trạng về tình hình sản xuất cam trên địa bàn xã
- Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh cam canh và cam Xã Đoài của
xã Dũng Phong.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh về cam Canh và cam
Xã Đoài của hộ điều tra.
- Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất cam Canh và cam Xã Đoài tại xã Dũng Phong.


12

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Căn cứ vào nội dung đề tài và đối tượng điều tra tiến hành chọn mẫu như
sau: Trong địa bàn nghiên cứu chọn 3 xóm (Bãi Bệ I, Bãi Bệ II, Dũng Tiến)
thuộc xã Dũng Phong và các xóm này đều có diện tích trồng cam cho thu
hoạch. Mỗi xóm chọn ngẫu nhiên 30 hộ nông dân trồng cam để tiến hành
phỏng vấn theo phiếu điều tra. Tổng số hộ điều tra là 90 hộ.
3.3.2.Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu từ sách báo, các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của
UBND xã, báo cáo tổng kết của các cán bộ khuyến nông xã., Phòng kinh tế,
phòng thống kê huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình… Nghiên cứu đề tài của
khóa trước có cùng vấn đề, các tài liệu khoa học, tạp chí, sách báo nghị
định…
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống
kê cơ sở, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo
cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài
liệu do các cơ quan của tỉnh, của UBND xã, các tổ chức, dự án chương trình
đã có hoạt động sản xuất cam trong phạm vi của xã
- Thu thập số liệu sơ cấp
* Nội dung phiếu điều tra
Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi,
trình độ học vấn của các chủ hộ, các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư
liệu sản xuất, vốn; tình hình sử dụng đất của hộ, tình hình sản xuất cam của
hộ, chi phí để sản xuất, thu nhập của người sản xuất cam; đời sống vật chất,
tinh thần của hộ; các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất cam… Những
thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ dễ hiểu và trả lời
chính xác và đầy đủ.


13

* Phƣơng pháp điều tra
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân: nói chuyện,
tiếp cận một cách linh hoạt, thông qua các cây hỏi mở và phù hợp với tình
hình thực tế, sử dụng thành thạo, ứng biến kịp thời với các câu hỏi: Ai?
Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào và bao nhiêu? Phỏng vấn
số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua

quan sát trực tiếp.
Phương pháp phỏng vấn bán chính thức: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung
của đề tài để lập bảng kiểm tra các nội dung chính cần điều tra, chọn mẫu điều
tra. Đối tượng phỏng vấn ở đây là các cán bộ UBND phụ trách các vấn đề
kinh tế và nông nghiệp, các cơ sở thu mua chế biến, các chủ nhiệm hợp tác xã
trồng cam.
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu
chúng tôi tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan
đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ
các vấn đề cần nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính
quy luật của các hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết
luận chính xác.
- Phương pháp so sánh: (So sánh theo thời gian qua các năm, theo vùng
sinh thái, theo cơ cấu kinh tế): để xác định xu hướng, mức độ biến động của
các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho
việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho
việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội
dung phát triển sản xuất cam cần nghiên cứu.


14

- Phương pháp tính toán thông thường và xử lý số liệu: được tính trên
bảng tính Excel.
- Cần sử dụng kết hợp các phương pháp một cách hợp lý để phát huy hết
lợi thế của các phương pháp.
3.4. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế
3.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm tính bằng tiền thu
được của một hay nhiều loại cây trồng trong toàn bộ quy mô hoặc một đơn vị
nghiên cứu của một chu kỳ sản xuất nào đó.
Công thức: GO 

n

Q  P
i

i 1

i

Trong đó:
- GO: Tổng giá trị sản xuất;
- Qi: Tổng sản lượng cây trồng;
- Pi: Giá sản phẩm cây trồng.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất tính
bằng tiền sử dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất của một hay nhiều loại cây
trồng trong một quy mô hay chu kỳ sản xuất nào đó, với người nông dân thì
chi phí trung gian được xem là phần vốn đầu tư sản xuất chủ yếu cho từng
loại địa phương.

Công thức:

IC 

n


C
j 1

Trong đó:
- IC: Chi phí trung gian;
- Cj: Khoản chi phí thứ j.

j


15

- Tổng chi phí (TC): là tổng các khoản chi phí bỏ ra phục vụ cho sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là phần kết tinh vào giá trị sản xuất gồm có
tổng thu của người sản xuất, khấu hao tài sản cố định, lãi suất của tiền
vay thuê sản xuất được tính bằng cách lấy giá trị sản xuất trừ đi chi phí
trung gian.
Công thức:
VA = GO - IC

Trong đó:
- VA: Giá trị gia tăng;
- GO: Tổng giá trị sản xuất;
- IC: Chi phí trung gian.
-

Thu nhập hỗn hợp (MI):

Công thức:


MI = VA - A

Trong đó:
- A là khấ u hao máy móc đươ ̣c phân bổ theo từng năm
- Lợi nhuận (Pr):
Công Thức:
Trong đó:

Pr = GO - TC

- GO: Giá trị sản xuất;

- TC: Tổng chi phí.
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích
+ Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha)
+ Giá trị gia tăng/ha (VA/ha)
+ Thu nhâ ̣p hỗn hơ ̣p/ha (MI/ha)
+ Lơ ̣i nhuâ ̣n/ha (Pr/ha)


16

- Chỉ tiêu hiệu quả vốn
+ Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC)
+ Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC)
+ Thu nhâ ̣p hỗn hơ ̣p/chi phí trung gian (MI/IC)
- Chỉ tiêu hiệu quả lao động
+ Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ)
+ Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ)



×