Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đầu tư Khai thác – Chế biến cát Xây dựng mỏ cát Tân Đức 1 tỉnh Bình Thuận”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 89 trang )

CTY CP NGOẠI THƯƠNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ ĐỨC LỢI


BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của Dự án ĐẦU TƯ KHAI THÁC – CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG MỎ
CÁT TÂN ĐỨC 1”
Địa chỉ: xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận, năm 2018
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 8
1.

Xuất xứ của dự án.................................................................................................................. 8
1.1. Hoàn cảnh ra đời của dự án .............................................................................. 8
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư .............................................. 8
1.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển của dự án .................................................. 8

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ............................................................ 9
2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn .......................................... 9
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định về dự án ........................................................ 11
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập ..................................................... 11
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường ........... 14
4.1. Phương pháp Đánh giá tác động môi trường .................................................... 14
4.2. Phương pháp khác ............................................................................................. 14
Chương 1 ........................................................................................................................... 15
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ............................................................................................. 15


1.1.

Tên dự án .......................................................................................................................... 15

1.2. Chủ dự án ............................................................................................................................... 16
1.3. Vị trí địa lý của dự án ............................................................................................................ 16
1.3.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 16
1.3.2. Mối tương quan với các đối tượng xung quanh khu vực Dự án .................... 17
1.3.3. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................... 19
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án.................................................................................................. 19
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án ............................................................................... 19
1.4.2. Tổng mặt bằng mỏ ......................................................................................... 19
1.4.3. Trữ lượng mỏ và công suất khai thác ............................................................. 21
1.4.4. Chế độ làm việc và tuổi thọ mỏ ..................................................................... 22
1.4.5. Mở vỉa và trình tự khai thác ........................................................................... 23
1.4.5. Công nghệ khai thác và trình tự khai thác ..................................................... 24
2


1.4.6. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến ............................................................. 27
1.4.7. Nhu cầu nhiên liệu phục vụ khai thác ............................................................ 27
1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án ................................................................................. 29
1.4.9. Vốn đầu tư ...................................................................................................... 30
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ............................................................... 30
Chương 2 ........................................................................................................................... 32
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ........................... 32
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................................................... 32
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên.............................................................................................. 32
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất....................................................................... 32
2.1.2. Điều kiện về khí hậu ...................................................................................... 36

2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn ............................................................................ 36
Chương 3 ........................................................................................................................... 39
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN............................ 39
3.1. Nguồn gây tác động .............................................................................................................. 39
3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng mỏ .................. 39
3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn khai thác mỏ .................................. 39
3.1.3. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn đóng cửa mỏ ................................. 42
3.2. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án . 44
3.3. Đánh giá tác động .................................................................................................................. 45
3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng .............................. 45
3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động ............................. 58
Chương 4 ........................................................................................................................... 72
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ................... 72
VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN ............................... 72
4.1. Nguyên tắc giảm thiểu tác động môi trường của dự án ...................................................... 72
4.2. Giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng ................................. 73
4.2.1. Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng ............................ 73
4.2.2. Khống chế ô nhiễm không khí ....................................................................... 75
4.2.3. Khống chế ô nhiễm nước .............................................................................. 76
3


4.2.4. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn ............................................................. 76
4.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu những tác động có hại trong giai đoạn hoạt động
.............................................................................................................................................................. 76
4.3.1 Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ....... 76
4.3.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước .............. 78
4.3.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn .............................................................. 80
4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái ............................... 81
4.3.5. Các biện pháp an toàn bức xạ ........................................................................ 82

4.4. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường .................................................. 82
4.5. Biện pháp phục hồi môi trường ............................................................................................ 83
Chương 5 ........................................................................................................................... 83
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ................................ 83
5.1. Chương trình quản lý và giám sát môi trường ..................................................................... 83
5.2. Giám sát môi trường .............................................................................................................. 84
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..................................................................... 87
1. Kết luận..................................................................................................................................... 87
2. Kiến nghị ................................................................................................................................... 89

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGTVT
BTC
BOD
BOD5
BTNMT
BXD
BYT
CBCNV
COD
CTCC
CTR
DO
ĐTM

: Bộ giao thông vận tải
: Bộ tài chính

: Nhu cầu oxy sinh học
: Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 20 0C - Đo trong 5 ngày
: Bộ Tài nguyên & Môi trường
: Bộ xây dựng
: Bộ y tế
: Cán bộ công nhân viên
: Nhu cầu oxy hoá học
: Công trình công cộng
: Chất thải rắn
: Hàm lượng oxy hoà tan
: Đánh giá tác động môi trường

HTXLNTTT
KHKT
KHKT & MT
KPH
MIVITECH
MT


: Hệ thống xử lý nước thải tập trung
: Khoa học kỹ thuật
: Khoa học kỹ thuật và Môi trường
: Không phát hiện
: Công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt
: Môi trường
: Nghị định

PCCC


STT
TCVN
TDTT
THC
TNHH
TT

: Phòng cháy chữa cháy
: Quyết định
: Số thứ tự
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thể dục thể thao
: Tổng hydrocacbon
: Trách nhiệm hữu hạn
: Thông tư

TTg
UB
UBMTTQVN
UBND
VLXD
XD

: Thủ tướng
: Ủy ban
: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
: Ủy ban nhân dân
: Vật liệu xây dựng
: Xây dựng
5



XDCB

: Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm góc các khối trữ lượng và khu vực khai thác ......................... 16
Bảng 1.2. Các công trình xây dựng .................................................................................... 19
Bảng 1.3. Kết quả tính trữ lượng ........................................................................................ 21
Bảng . Tổng hợp khối lượng mở vỉa .................................................................................. 24
Bảng 1.4. Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác......................................................... 26
Bảng 1.5. Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ khai thác của dự án .................................. 27
Bảng 1.6. Nhu cầu tiêu thụ điện trong khai thác cát xây dựng .......................................... 28
Bảng 1.7. Tiến độ thực hiện dự án ..................................................................................... 29
Bảng 1.8. Tổng hợp vốn đầu tư .......................................................................................... 30
Bảng 1.9. Bố trí lao động toàn mỏ...................................................................................... 31
Bảng 3.1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng ................................. 45
Bảng 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động. ............................... 45
Bảng 3.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm trong quá trình san lấp mặt bằng ........................... 46
Bảng 3.4. Bảng tác động của các chất gây ô nhiễm không khí .......................................... 47
Bảng 3.5. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
cơ giới ................................................................................................................................. 49
Bảng 3.6. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước
thải sinh hoạt chưa qua xử lý) ............................................................................................ 50
Bảng 3.7. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong
giai đoạn thi công xây dựng Dự án..................................................................................... 51
Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt......................................... 51
Bảng 3.9. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng Dự án. . 57
6



Bảng 3.10. Tổng tải lượng bụi phát sinh trong quá trình hoạt động .................................. 58
Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển quặng
khai thác. ............................................................................................................................. 59
Bảng 3.12. Nồng độ của khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới ........................... 60
Bảng 3.13. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải các xe mô tô 2 bánh ..... 62
Bảng 3.14. Nồng độ của khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới......................... 62
Bảng 3.15. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện................................ 64
Bảng 3.16. Nồng độ khí thải của máy phát điện ................................................................ 64
Bảng 3.17. Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)
trong khu vực Dự án. .......................................................................................................... 67
Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt....................................... 67
Bảng 3.19. Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động lâu dài
của Dự án. ........................................................................................................................... 72
Bảng 4.1. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại cải tiến của mô hình nhà vệ sinh di động. ......... 80

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Quy trình khai thác cát ....................................................................................... 25
Hình 1.2. Sơ đồ quản lý sản xuất ........................................................................................ 31
Hình 4.1: Mô hình xử lý của nhà vệ sinh di động .............................................................. 80

7


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Hoàn cảnh ra đời của dự án
Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, kéo theo đó là nhu cầu xây dựng, nhu
cầu đô thị hóa cũng tăng lên. Việc mở rộng đường giao thông, xây dựng các công trình

công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp,… sẽ cần một lượng lớn vật liệu xây dựng và
đặc biệt là cát xây dựng. Do đó, nhu cầu cát xây dựng sẽ ngày càng cao trong thời gian tới.
Trước tình hình đó, công ty đã tiến hành khảo sát, thăm dò mỏ cát xây dựng Tân Đức 1, xã
Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và đã được UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Tài
nguyên và Môi trường Bình Thuận chấp nhận cấp giấy phép thăm dò và quyết định phê
duyệt trữ lượng với trữ lượng thăm dò 2.048.152 m3 cát. Sau khi có kết quả phê duyệt trữ
lượng, công ty đã tiến hành lập dự án đầu tư khai thác với diện tích khai thác là 65,736 ha,
công suất khai thác là 100.000 m3/năm.
Căn cứ Điều 20, Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc Hội về Luật bảo vệ
môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
23/06/2014, chủ dự án lập lại báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do không triển
khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và
theo mục số 6, phụ lục III, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường, trong đó dự án khai thác khoáng sản cát có diện tích khai
thác từ 50 ha trở lên phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được Bộ Tài
nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Tổ chức phê duyệt dự án đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Ngoại thương Phát triển và
Đầu tư Đức Lợi.
1.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển của dự án
Bình Thuận là một trong các tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản vật liệu xây dựng như
cát, đá xây dựng, sét gạch ngói,… Trên cơ sở quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử
dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận định hướng
8


đến năm 2020 và các quy hoạch khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được UBND tỉnh
phê duyệt. Các mỏ cát, đá xây dựng, sét gạch ngói, … phân bố rải rác khắp địa phận của
tỉnh, đặc biệt trên địa phận một số huyện như Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tx.Lagi… là

những vùng có sự phân bố lớn. Các mỏ này có chất lượng và trữ lượng tương đối tốt để
khai thác, sử dụng làm vật liệu xây dựng góp phần đưa ngành công nghiệp khai thác, kinh
doanh vật liệu xây dựng của tỉnh nhà phát triển.
Nhu cầu sử dụng cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng và khu vực miền
Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ nói chung đang là một vấn đề bức xúc, nguồn cung cấp ngày
càng ít trong khi nhu cầu sử dụng ngày một tăng. Việc tiến hành thăm dò và khai thác cát
trên cạn hiện nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu nhằm cung cấp cho nhu cầu sử dụng
tại chỗ và các tỉnh lân cận, trong đó có TP. Phan Thiết, TP. Hồ Chí Minh, TP. Vũng Tàu.
Qua khảo sát thực tế tại khu vực 65,73 ha thuộc xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình
Thuận cho thấy: Trữ lượng cát xây dựng đạt: 2.048.152 m3, trong đó trữ lượng cát cấp 121
đạt 1.281.244 m3. Tuy trữ lượng và chất lượng cát xây dựng tại khu vực này không cao
nhưng với khả năng kỹ thuật và kinh nghiệm khai thác, cùng với cơ sở thiết bị hiện có,
Công ty CP Ngoại thương Phát triển và Đầu tư Đức Lợi có thể tiến hành khai thác, tuyển
rửa để đưa ra sản phẩm có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày 15 tháng 4 năm
2009, UBND tỉnh Bình Thuận đã có Quyết định số 1054/GP-UBND về việc cho phép Công
ty CP Ngoại thương Phát triển và Đầu tư Đức Lợi được thăm dò khoáng sản cát xây dựng
tại khu vực nói trên.
Việc Công ty CP Ngoại thương Phát triển và Đầu tư Đức Lợi tổ chức đầu tư khai thác
khoáng sản cát xây dựng tại khu vực trên là một sự cần thiết khách quan, bởi việc khai thác
này đúng với quy định hiện hành của pháp luật, phù hợp với chủ trương chính sách phát
triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý của địa phương, đồng thời mang lại những lợi ích
cho Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp cả mặt kinh tế và xã hội.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn
2.1.1. Các văn bản luật
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực kể từ
9



ngày 01/01/2015;
- Luật PCCC số 27/2001/QH10, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa X, kỳ hợp thứ 9 thông qua ngày 12/07/2001 và có hiệu lực ngày 04/10/2001;
- Luật Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam số 68/2006/QH11, được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006 và
có hiệu lực ngày 01/01/2007.
- Luật Hóa Chất số 06/2007/QH 12 do Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
2.1.2. Các nghị định của chính phủ
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP, ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải;
- Nghị định số 80/2014/ NĐ-CP ngày 06/08/2014 quy định về thoát nước và xử lý nước
thải;
- Nghị định số 19/2015/ NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế
liệu.
2.1.3. Các thông tư, quyết định, hướng dẫn
- Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện và vệ sinh an toàn
lao động;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14
tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác

10


động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 28/2011/TT- BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên Môi trường về
việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn.
2.1.4. Các nguồn tài liệu, dữ liệu
-

Âm học và kiểm tra tiếng ồn, Nguyễn Hải, Nhà xuất bản Giáo dục;

-

Bài giảng Đánh giá tác động môi trường, Vương Quang Việt, 2002;

-

Đánh giá tác động môi trường, Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2000;

-

Ô nhiễm không khí, Đinh Xuân Thắng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2007
(tái bản);

-

Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn
Phước Dân, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM, 2004;


-

Ô nhiễm không khí và các biện pháp giảm thiểu, Nguyễn Quốc Bình, Bài giảng EPC,
1998;

-

Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, Nguyễn Văn Phước, Nhà xuất bản xây dựng,
2008.

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định về dự án
- Quyết định số 1054/GP-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Bình Thuận
về việc cho phép Công ty CP Ngoại thương Phát triển và Đầu tư Đức Lợi được thăm dò
khoáng sản cát xây dựng.
- Quyết định số 3447/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2009 về việc phê duyệt trữ lượng
khoáng sản trong Báo cáo thăm dò mỏ cát xây dựng Tân Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm
Tân của Công ty CP Ngoại thương phát triển và Đầu tư Đức Lợi.
- Quyết định phê duyệt ĐTM
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
-

Báo cáo thăm dò mỏ cát xây dựng Tân Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân;

-

Dự án đầu tư khai thác mỏ cát xây dựng Tấn Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân,
tỉnh Bình Thuận;

-


Thiết kế cơ sở khai thác mỏ cát xây dựng Tấn Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân,
tỉnh Bình Thuận.
11


3.Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM dự án “Khai thác khoáng sản cát xây dựng Tân Đức 1” tại xã Tân Đức, huyện
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận do Công ty CP Ngoại thương phát triển và Đầu tư Đức Lợi là
chủ đầu tư thực hiện với sự tư vấn của Công ty CP TV ĐT Thảo Nguyên Xanh.
- Thông tin đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh
- Đại diện: Bà Võ Thị Huyền Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39118552
- Email:
Bảng 1. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM cho dự án
Chuyên
TT

Họ và tên

ngành
/Chức vụ

1

Đoà Văn

Tổng giám

Thiết


đốc

Kinh

Nội dung phụ

Đơn vị công

nghiệm

trách

tác

Chữ ký

Công ty CP
Quản lý dự án

Ngoại thương
phát triển và

2

3

4

Huỳnh Văn


Kỹ sư Địa

Kiểm tra quy

Đầu tư Đức

Hy

chất

trình sản xuất

Lợi

Nguyễn

Võ Thị
Huyền

Thị Hương
Thảo

6

nhân

Tấn Thông Địa chất

Nguyễn

5

Cử

Ngô Thị
Kim Hoa

Kiểm tra toàn bộ
Giám đốc

Kỹ sư
Môi trường

7

6

nội dung và hồ sơ
liên quan

Công ty Cổ

Khảo sát hiện

phần Tư vấn

trạng , viết

Đầu tư Dự Án


chương 1,2 báo

Việt

cáo
Kỹ sư

3

Khảo sát hiện
trạng và viết
12


Chuyên
Họ và tên

TT

ngành
/Chức vụ

Kinh

Nội dung phụ

Đơn vị công

nghiệm


trách

tác

Môi

chương 3 và

trường/

chương 4 báo cáo

Chữ ký

Nhân viên
tư vấn môi
trường
7

8

Hồ Đức

Kỹ sư

Anh Tuấn

Môi trường

Trần Văn


Kỹ sư

Nguyên

Môi trường

4

3

Kỹ sư

9

trường/

Thương

Nhân viên

xử lý môi trường
Kiểm công nghệ
xử lý môi trường
Khảo sát hiện

Môi
Vũ Thị

Kiểm công nghệ


trạng , viết
2

tư vấn môi

chương 5,6 và
hoàn thiện báo

trường

cáo

Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan sau:
-

Bộ Tài nguyên và Môi trường

-

UBND tỉnh Bình Thuận

-

UBND huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

-

UBND và UBMTTQVN xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận


Quá trình lập báo cáo ĐTM được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của
Dự án đầu tư;
- Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT-XH
của khu vực thực hiện Dự án;
- Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu vực
13


thực hiện Dự án;
- Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá
các tác động của Dự án tới môi trường;
- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự
cố môi trường của Dự án;
- Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;
- Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường;
- Bước 8: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án;
- Bước 9: Hội thảo sửa chữa và có qua tư vấn để thống nhất trước khi trình thẩm định;
- Bước 10: Trình thẩm định báo cáo ĐTM;
- Bước 11: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM;
- Bước 12: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội Đồng.
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
4.1. Phương pháp Đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí
tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án;
- Phương pháp đánh giá nhanh: Sử dụng trong báo cáo để xác định nhanh tải lượng,
nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh
trong giai đoạn thi công và hoạt động của Dự án. Báo cáo sử dụng hệ số ô nhiễm do Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (USEPA) thiết lập nhằm
ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra khi thi công xây dựng Dự án và giai đoạn Dự

án đi vào hoạt động.
- Phương pháp liệt kê: Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao
gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường trong các giai đoạn
chuẩn bị, thi công và vận hành. Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do
các tác nhân khác nhau trong quá trình thi công, vận hành Dự án.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng
vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án.
4.2. Phương pháp khác
- Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích, so sánh các chỉ tiêu ô
14


nhiễm không khí được tiến hành theo Quy chuẩn Việt Nam, đồng thời tham khảo tài liệu
“Methods of Air Sampling and Analysis”. Trong quá trình lấy mẫu phân tích, đã sử dụng
các thiết bị đo đạc và phương pháp phân tích tuân theo từng QCVN và các ISO tương ứng;

Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Tên dự án: Khai thác khoáng sản cát xây dựng Tân Đức 1
15


Địa điểm: Mỏ cát Tân Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
1.2. Chủ dự án
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Ngoại thương phát triển và Đầu tư Đức Lợi
Đại điện: (Ông) Đoàn Văn Thiết
Chức vụ: Tổng Giám đốc
Địa chỉ: thôn 5, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh bình Thuận
Điện thoại: 0907.764.679

1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí địa lý
Khu vực khai thác thuộc địa phận xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, có diện
tích là 65,736 ha. Khu vực khai thác nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 2.850 m về hướng Bắc,
được xác định trên bản đồ bởi các điểm góc 1, 2, 3, 4, 5 có tọa độ được trình bày chi tiết
trong bảng 1.1 và các vị trí tiếp giáp của Dự án như sau:
-

Phía Đông giáp: Đường nhựa

-

Phía Tây giáp: Hồ Sông Giêng

-

Phía Nam giáp: Khu công nghiệp Tân Đức

-

Phía Bắc giáp: Hồ Sông Giêng.
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm góc các khối trữ lượng và khu vực khai thác
Khối cấp trữ lượng

I.121

Tọa độ theo VN2000BT
X (m)

Y (m)


1201.970

400.136

1201.387

400.155

1201.385

400.205

1201.788

400.224

1201.786

400.264

1201.769

400.298

1201.769

400.324

1201.783


400.324

1201.779

400.424

Diện tích

358.643

16


II.122

1201.829

400.425

1202.811

400.832

1201.986

400.402

1202.829


400.425

1202.929

400.430

1202.927

400.480

1202.972

400.483

1202.971

400.556

1202.997

400.551

1203.022

400.485

1203.128

400.490


1203.139

400.290

1203.339

400.299

1203.343

400.200

1203.443

400.204

1203.469

400.704

1203.994

400.927

1203.811

400.832

Tổng diện tích khu vực khai thác


298.720

657.363 m2

Khu vực xin khai thác nằm cách khu công nghiệp Tân Đức tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân
khoảng 200m về hướng Bắc nên rất thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển sau này.
Khu vực xin khai thác nằm cách đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết khoảng 150m về
hướng Bắc nên quá trình khai thác và vận chuyển không ảnh hưởng đến đường cao tốc.
Khu vực xin khai thác nằm cách hồ sông Giêng khoảng 50m về hướng Đông.
Khu vực dự án nằm cách đường dây cao áp 500 KV Vĩnh Tân – Sông Mây khoảng 250m
về hướng Bắc nên việc khai thác sau này không ảnh hưởng đến đường cao áp trên.
1.3.2. Mối tương quan với các đối tượng xung quanh khu vực Dự án
Hệ thống giao thông và dân cư
17


Mỏ cát Tân Đức 1 nằm các Quốc lộ 1A khoảng 2.850m về hướng Bắc, nằm cách đường
nhựa rộng khoảng 5m nối từ Quốc lộ 1A vào thôn suối Giêng khoảng 100-200m về hướng
Tây. Trong khu vực có nhiều con đường mòn chạy qua và là đường đi vào nướng rẫy của
dân. Đây là con đường sau khi đi khai thác Công ty sẽ san gạt và làm đường vận chuyển
nội bộ.
Khu đất dự án là đất canh tác nông nghiệp của dân, do đó không có dân cư sinh sống, chỉ
có vài ngôi nhà tạm do dân xây dựng để làm nương rẫy.
Cách dự án khoảng 500-700m về phía Nam, dọc con đường nhựa nối Quốc lộ 1A vào thôn
suối Giêng có một số hộ dân sinh sống, chủ yếu là người Dân tộc (Chăm). Họ sống bằng
nghề nông và làm nương rẫy (trồng hoa màu, khoai mì, bắp, chuối, mía, điều). Trong khu
vực dự án không có các công trình di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo.
Hệ thống cung cấp điện, nước
Tại khu vực dự án, hiện chưa có hệ thống cấp nước máy. Nguồn nước cung cấp cho sinh
hoạt của người dân ở đây được lấy từ nguồn nước ngầm thông qua các giếng đào và giếng

khoan. Cách mỏ khoảng 300m về phía Tây có sông Giêng chảy qua. Dự án chỉ hoạt động
10 tháng/năm (từ tháng 5 đến tháng 2 năm sau). Khi dự án đi vào hoạt động, quá trình tuyển
rửa cát và tưới đường cần một lượng nước lớn, vì vậy lượng nước này sẽ được lấy từ sông
Giêng. Nước sinh hoạt của công nân, công ty sẽ tận dụng một số giếng đào do người dân
đào để lấy nước sinh hoạt trong khu vực dự án. Các giếng đào này có độ sâu từ 5-9m, chiều
sâu mực nước từ 1-5m (tính từ mặt đất).
Công ty điện lực Bình Thuận và chi nhánh điện Hàm Tân đã hoàn thành xây dựng và đưa
vào sử dụng đường dây hạ thế 22KV nối từ chi nhánh điện Hàm Tân vào thôn Suối Giêng,
nằm cách mỏ khoảng 100-200m về hướng Đông. Vì vậy, giải pháp cấp điện cho dự án là
lấy từ nguồn điện Quốc gia và công ty sẽ hợp đồng với chi nhánh điện Hàm Tân để hạ một
bình hạ thế công suất 250KVA, nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của dự án.
Hệ thống thông tin liên lạc
Tại khu vực dự án chưa có cáp mạng điện thoại cố định. Tuy nhiên, song điện thoại di động
đã phủ song đếnkhu vực dự án, nên thông tin liên lạc tương đối thuận tiện. Để đảm bảo nhu
cầu trong thông tin liên lạc, công ty sẽ phối hợp với Bưu Điện Hàm Tân để kéo cáp điện
thoại vào tận khu vực dự án nhằm phục vụ cho hoạt động dự án.
18


Địa hình và thảm thực vật
Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi thoải về hướng tây, có cao độ địa
hình từ 71m – 90m so với mặt nước biển.
Thực vật tại khu vực dự án chủ yếu là cây điều, cây mì, mía và một số lùm bụi gai. Đất khai
thác là đất sản xuất của dân.
1.3.3. Hiện trạng sử dụng đất
Đất đai trên mỏ được trồng hoa màu (bắp, mì và đậu) 1 vụ/năm, một ít cây điều, tram. Nhìn
chung, đây là khu vực đất đai bạc màu, kém dinh dưỡng, năng suất cây trồng thấp, canh tác
nông nghiệp kém hiệu quả. Trước khi đi vào khai thác, công ty sẽ thương lượng giá và
phương án đền bù đất đai, hoa màu hợp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, kéo theo đó là nhu cầu xây dựng, nhu
cầu đô thị hóa cũng tăng lên. Việc mở rộng đường giao thông, xây dựng các công trình
công nghiệp, xây dựng khu công nghiệp… sẽ cần một lượng lớn vật liệu xây dựng và đặc
biệt là cát xây dựng. Do đó, nhu cầu cát xây dựng sẽ ngày càng tăng cao trong thời gian tới.
Mục tiêu của dự án đầu tư khai thác mỏ cát xây dựng Tân Đức 1 nhằm đáp ứng nhu cầu cát
xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các tỉnh miền Đông
Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh… Với những nhu cầu đó, thì khả
năng tiêu thụ sản phẩm cát xây dựng của dự án là rất lớn và có tính khả thi cao.
1.4.2. Tổng mặt bằng mỏ
Để phục vụ công tác khai thác, tiêu thụ sản phẩm của mỏ, cần thiết phải xây dựng các công
trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Bố trí mặt bằng mỏ trên các cơ sở sau:
-

Phù hợp với công nghệ khai thác và chế biến cát

-

Phù hợp với tiến độ khai thác mỏ

-

Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động
TT

Bảng 1.2. Các công trình xây dựng
Hạng mục
ĐVT

Khối lượng


1

Văn phòng làm việc

M2

80

2

Nhà nghỉ giữa ca công nhân

M2

50
19


TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

3

Bãi tập kết xe máy


M2

200

4

Nhà bảo vệ

M2

20

5

Bãi chứa sản phẩm

ha

0,5

6

Bãi thải tạm

ha

0,1

7


Hố thu

ha

1,76

8

Đường vận chuyển trong mỏ

km

1,6

9

Đường vận chuyển ngoài mỏ

km

1,2

10

Lỗ khoan cấp nước phục vụ cho sinh hoạt

LK

1


11

Hệ thống điện chiếu sáng, sinh hoạt

Hệ thống

1

Khai trường:
Khai trường có diện tích 65,73 ha. Tất cả các hệ thống khai thác, mở vỉa và hoạt động khai
thác đều nằm trong khu vực này.
Bãi chứa sản phẩm: Bãi chứa sản phẩm bố trí ở phía Nam của mỏ gần hố thu, có diện tích
5.000m2.
Bãi thải: bãi thải tạm được bố trí trong ranh mỏ, nằm ở phía Nam của mỏ, gần khu vực sang
tuyển, có diện tích 1.000m2.
Đường vận chuyển trong mỏ: Do địa hình khu mỏ tương đối bằng phẳng nên chỉ cần san
gạt sơ bộ.
Đường vận chuyển ngoài mỏ: đường vận chuyển ngoài mỏ từ biên giới tới đường nhựa núi
G’Rao có chiều dài khoảng 300m, khi đi vào khai thác công ty sẽ làm đường rộng 10m trải
sỏi đỏ để vận chuyển được thuận lợi hơn. Tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ hàng năm
được gia cố sửa chữa.
Khu công trình mỏ:
Khu công trình mỏ bao gồm: Văn phòng, nhà bảo vệ, sân tập kết xe máy, nhà nghỉ giữa ca
của công nhân được bố trí ở phía Đông Bắc khu mỏ trên diện tích khoảng 350 m2 nằm ngoài
và gần biên giới mỏ.

20



1.4.3. Trữ lượng mỏ và công suất khai thác
Trên cơ sở kết quả khảo sát thăm dò từ các mũi khoan tay và các hố (giếng), xem xét tính
tương đồng về mặt cấu trúc thành tạo, địa hình và bằng phương pháp khoảnh ranh giới thân
cát đánh giấ trữ tổng lượng cát (chưa tuyển rửa) có thể khai thác được tại mỏ Tân Đức 1
như sau:
Bảng 1.3. Kết quả tính trữ lượng
Trữ lượng
từng khối
I.121
I.122
I.121+I.122

Diện
tích
(m2)
358.643
298.720
657.363

Trữ lượng (m3)

Bề dày trung bình (m)
Phủ

Cát

Sét sạn

Đất phủ


Cát

Sét, sạn

0,2
0,2

3,78
2,713

0,23
0,26

71.729
59,744
131.473

1.281.244
766.907
2.048.152

82.488
77.667
160.155

Nguồn: Báo cáo trữ lượng cát Tân Đức, 2009
- Công suất khai thác: quá trình khai thác thường có tổn thất quặng do quá trình tuyển rửa.
Hệ số thu hồi cát sau quá trình tuyển rửa thường đạt khoảng 85%.
+ Công suất cát nguyên khai đưa vào tuyển rửa: 100.000 m3/năm
+ Khối lượng cát thành phẩm sau tuyển rửa: 85.000 m3/năm

- Trữ lượng địa chất đã được phê duyệt (Qđc)
Trữ lượng địa chất được lấy theo Báo cáo kết quả thăm dò mỏ cát xây dựng Tân Đức, được
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt là 2.048.152 m3.
- Tổn thất do để lại trụ bảo vệ (Qbv)
Tổn thất trữ lượng mỏ do để lại trụ bảo vệ đảm bảo góc ổn định bờ dừng của mỏ cát xây
dựng Tân Đức 1 được xác định theo công thức:
Qbv =1/2.Sbv.Ltb, m3
Trong đó:
Sbv: diện tích đáy trụ bảo vệ bờ mỏ có chiều dài là các cạnh phía Đông, phía Bắc và phía
Nam mỏ, chiều rộng trung bình là: R = 10,75 m là bề rộng đảm bảo góc ổn định bờ mỏ 18°
tại khu vực.
Ltb: là chiều dầy trung bình thân cát tại các lỗ khoan khu vực đường biên giới mỏ ở 3 phía:
Ltb = 3,516 m.
Thay số vào ta được:
21


Qbv = ½ (2.380 m x 10,75 m ) x 3,516 m = 44.978 m3
- Tổn thất do để lại đai bảo vệ ngăn sạt lở (Qđ)
Mỏ cát xây dựng Tân Đức 1 dự kiến để lại một phần diện tích quanh biên giới mỏ có chiều
rộng 2m tính từ biên giới mỏ trở vào để bảo vệ bờ mỏ. Khu vực mỏ đểlại ở biên giới phía
Bắc, phía Nam và phía Đông, cụ thể như sau:
Qđ = 3,516m x 2m x 2.380m = 16.736 m3
-

Trữ lượng khai thác

Trữ lượng khai thác có tính đến các loại tổn thất được tính theo công thức:
Qkt = Qđc – Qbv – Qđ , m3
Qkt = 2.048.152 – 44.978 – 16.736 = 1.986.438 m3

1.4.4. Chế độ làm việc và tuổi thọ mỏ
1.4.1.1. Chế độ làm việc
-

Số ca làm việc trong 01 ngày: 01 ca/ngày

-

Số giờ làm việc trong 01 ca: 08 giờ/ca

-

Số ngày làm việc trong năm: 260 ngày

-

Thời gian làm việc hữu ích của thiết bị: 8 giờ/ ca.

1.4.4.2. Tuổi thọ mỏ
Tuổi thọ mỏ được tính theo công thức:
T = Tcb +Tkt + Tph (năm)
Trong đó:
T là tuổi thọ của mỏ
Tcb là thời gian xây dựng cơ bản, Tcb = 0,5 năm
Tph là thời gian cải tạo phục hồi môi trường, Tph = 0,5 năm
Tkt là thời gian khai thác mỏ, được tính theo công thức: Tkt = t + (Q-Q1)/A
Với t là thời gian khai thác đạt công suất thiết kế, t = 1 năm
Q là trữ lượng khai thác mỏ, Q = 1.986.438 m3
Q1 là khối lượng cát khai thác được đến khi đạt công suất thiết kế, Q1 = 64.000 m3
A là công suất khai thác theo thiết kế, A = 100.000 m3 cát nguyên khai/năm.

Thay số vào ta tính được: T = 21 năm.
Vậy, tuổi thọ mỏ là 21 năm.
22


1.4.5. Mở vỉa và trình tự khai thác
Công tác mở vỉa tuân thủ theo các quy tắc sau:
- Khối lượng mở vỉa nhỏ, nhanh chóng đưa mỏ vào hoạt động đạt công suất thiết kế;
- Đảm bảo trình tự khai thác, hệ thống khai thác đã lựa chọn, công tác vận tải, thoát nước
mỏ thuận lợi.
Vị trí mở vỉa
Tuân thủ theo quy tắc nêu trên, mỏ cát xây dựng Tân Đức 1 được tiến hành mở vỉa ại khối
trữ lượng I.121 phía Tây Nam mỏ, tại vị trí lỗ khoan 1.12. khu vực này gần sông Giêng,
cạnh suối nên rất thuận tiện cho công tác cấp và thoát nước mỏ.
Khối lượng mở vỉa
a) Chuẩn bị mặt bằng
Tiến hành dọn dẹp mặt bằng mở vỉa. Máy ủi và lao động thủ công nhổ cây trên diện tích
6.600 m2.
b) Đào hố thu
Hố thu là nơi tiếp nhận cát và nước tạo thành hỗn hợp cát nước. Hỗn hợp được bơm lên hệ
thống sàng rửa. Hố thu cũng là nơi dùng để rửa cát và tiếp nhận lại hỗn hợp nước và bùn
đất.
Vị trí hố thu được đào ở phía Tây Nam khu vực mỏ với diện tích là 60mx40m = 2.400m2,
cao 1,5m.
Khối lượng đào hố thu: Vh = 8.000m3.
c) San gạt mặt bằng làm bãi chứa
Diện tích mặt bằng làm bãi chứa có kích thước 40mx75m = 3.000m2. Nằm gần hố thu, khá
bằng phẳng, chỉ cần san gạt sơ bộ và tạo độ dóc 1% hướng về hố thu.
d) Làm đường vận chuyển nội bộ mỏ
Địa hình khu mỏ khá bằng phẳng, nghiêng thoải nên cũng chỉ cần san gạt sơ bộ, gia cố bằng

vật liệu tại chỗ là có thể dùng làm đường vận chuyển.
e) Lắp đặt hệ thống bơm dẫn nước
Nước cung cấp cho hố thu và công tác rửa cát được lấy từ sông Giêng qua hệ thống máy
bơm. Chiều dài đường ống khoảng 270m và công suất máy bơm là 30m3/h.
f) Khai thác cát
23


Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất, tiến hành khai thác cát trên diện tích mở vỉa là 2.000m2.
Khối lượng cát khai thác trong thời kỳ mở vỉa là 14.000m3.
Bảng . Tổng hợp khối lượng mở vỉa
Hạng mục
ĐVT

STT

Khối lượng

1

Chuẩn bị mặt bằng

M2

6.600

2

Đào hố thu


M3

8.000

3

San gạt mặt bằng bãi chứa

M2

3.000

4

Làm đường vận chuyển nội bộ

M

500

5

Làm đường vận chuyển ngoài mỏ

M

465

6


Lắp đặt hệ thống bơm dẫn nước

M

270

7

Khai thác cát

M3

14.000

Trình tự khai thác:
Trình tự khai thác được xác định phù hợp với điều kiện địa hình khu mỏ và hệ thống khai
thác đã chọn: Khai thác từ phần địa hình thấp lên phần địa hình cao, từ khối trữ lượng I.121
trước, khai thác cuốn chiếu từ Nam lên Bắc, hướng khai thác chính từ phía Tây sang phía
Đông. Khai thác theo lớp bằng với chiều cao tầng bằng chiều cao thân cát.
Phân chia thành các giai đoạn khai thác như sau:
- Giai đoạn XDCB mỏ (01 năm)
Khối lượng xây dựng cơ bản mỏ thực hiện trong thời gian 01 năm. Sau khi kết thúc xây
dựng cơ bản mỏ tạo mặt bằng khai trường đủ để tiến hành khai thác theo đúng công suất
thiết kế là 100.000m3. Trong năm đầu khai thác đạt 64% công suất thiết kế tại khối trữ
lượng I.121 là 64.000m3.
- Giai đoạn khai thác đạt công suất thiết kế
Giai đoạn khai thác ổn định đạt công suất thiết kế tính từ năm khai thác thứ 2 cho đến khi
chuẩn bị chuyển sang giai đoạn đóng cửa mỏ.
- Giai đoạn đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác
Giai đoạn đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác được thực hiện trong thời gian 0,5 năm kể từ khi

hết hạn giấy phép khai thác mỏ.
1.4.5. Công nghệ khai thác và trình tự khai thác
1.4.5.1. Công nghệ khai thác
24


Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác cát:
MỎ CÁT TÂN
ĐỨC 1

Cấp nước

Bóc tầng phủ

- Chất thải rắn (đất, cát phủ)
- Bụi, khí thải, tiếng ồn
- Mất hệ thực vật hiện hữu

Xúc bốc,
vận chuyển

Bụi, khí thải, tiếng ồn từ các
phương tiện khai thác, vận
chuyển

Hố thu

Bơm rửa

Bụi, tiếng ồn, khí thải, nước

thải, cát thải (sạn, sỏi, bùn
đất, rác hữu cơ, )

Tuyển rửa

Bụi, tiếng ồn, khí thải, nước
thải, cát thải (sạn, sỏi, bùn
đất, rác hữu cơ, )

Bãi chứa

Tuần hoàn tái sử dụng

Tiêu thụ

Hình 1.1. Quy trình khai thác cát
Thuyết minh quy trình:
Cát nguyên khai chuyển từ khai trường về hố thu. Cát nguyên liệu được khuấy nước rồi
bơm qua hệ thống bơm rửa. Sau đó cát nguyên khai được đưa vào tuyển rửa một lần nữa
để loại bỏ đất, sạn, sỏi, rác hữu cơ. Cát thành phẩm sau khi phân loại được chuyển về bãi
chứa chờ đưa đi tiêu thụ. Bãi chứa sản phẩm bố trí ở phía Nam của mỏ gần hố thu, có diện
tích 3.000 m2.
Cát thải và nước thải được bơm về bãi cát thải và được sử dụng để hoàn thổ khai trường.
Nước từ bãi cát thành phẩm và bãi cát thải sẽ được thấm qua các tầng cát chảy về mương
dẫn nhờ chênh lệch độ cao, sau đó chảy về hố thu để tái sử dụng.
Hệ thống bơm tuyển rửa cát được bố trí ngay trên bề mặt diện tích bãi chứa cát nguyên khai
và nằm ở phía Nam mỏ. Nguồn nước dùng để tuyển rửa được lấy từ sông Giêng.
Các thông số của hệ thống khai thác được lựa chọn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của thiết
25



×