Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại chăn nuôi an hưng xã danh thắng hiệp hòa bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.39 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

PHẠM CÔNG THÀNH
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY LỢN CON TỪ SƠ SINH
ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI AN HƢNG
XÃ DANH THẮNG, HUYỆN HIỆP HÕA, BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa :
Khóa học:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

PHẠM CÔNG THÀNH
Tên đề tài:


TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY LỢN CON TỪ SƠ SINH
ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI AN HƢNG
XÃ DANH THẮNG, HUYỆN HIỆP HÕA, BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa :
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
K45 – CNTY – N04
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
ThS. Nguyễn Mạnh Cƣờng

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập , rèn luyện tại trường và thực tập tại cơ sở đến nay em
đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình .
Em xin cảm ơn quý thầy , cô trong trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập . Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên

cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững
trắc và tự tin .
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Thú y, đặc
biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Vi sinh vật đã giúp đỡ em hoàn thành báo
cáo thực tập tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Th.S. Nguyễn Mạnh Cường người đã hết
lòng tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này
lời cảm ơn sâu sắc nhất .
Em xin chân thành cảm ơn trang trại chăn nuôi An Hưng cùng toàn thể
anh em kỹ thuật, công nhân trong trang traị đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em
trong suốt quá trình thực tập vừa qua .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập , cũng như là trong quá trình làm báo cáo thực
tập , khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy cô bỏ quá . Đồng thời do trình độ
lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những sai sót . Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy , cô
để em học thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích .
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Phạm Công Thành


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái.................................................................... 31
Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái ........................................................ 32
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc tiêu chảy lợn con theo đàn và cá thể .................................. 33

Bảng 4.4.Kế t quả điề u tra tin
̀ h hiǹ h mắ c hô ̣i chứng tiêu chảy ở lơ ̣n con qua các
tháng .................................................................................................... 36
Bảng 4.5. Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn theo lứa tuổi ............................. 37
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy theo tính biệt tính biệt .................................. 41
Bảng 4.7. Bảng kết quả triệu chứng lơ ̣n con mắ c tiêu chảy................................ 42
Bảng 4.8. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng hai loại thuốc
Duafaloxacin và Alistin ...................................................................... 44


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc tiêu chảy lợn con theo đàn và cá thể ...................... 34
Hình 4.2. Biểu đồ kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con
qua các tháng ....................................................................................... 36
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo lứa tuổi.. 38
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy theo tính biệt tính biệt ...................... 41


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

Nxb

: Nhà xuất bản


LMLM

: Lở mồm long móng

TB

: Trung bình


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
Phần 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề............................................................... 2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ................................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .......................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập................................. 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở .............................................. 4
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên
quan đến nội dung của chuyên đề ......................................................................... 4
2.2.1. Tổng quan tài liệu ........................................................................................ 4
2.2.2 Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trong nước ......................................... 22
2.2.3. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới ...................................... 24
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ... 26

3.1. Đối tượng...................................................................................................... 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................... 26
3.3. Nội dung tiến hành ....................................................................................... 26
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................... 26
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 26
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ....................................... 27
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 27


vi
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 29
4.1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT .......................................................... 29
4.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của trang trại. ..................................................... 29
4.1.2. Công tác phòng bệnh của trại .................................................................... 29
4.2. Kết quả nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy đàn lợn con tại trang trại
chăn nuôi An Hưng. ............................................................................................ 33
4.2.1. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh theo đàn và theo cá thể ............................ 33
4.2.2. Kết quả theo mắc dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng.35
4.2.3. Tình hình hội chứng tiêu chảy trên lợn con sau cai sữa theo lứa tuổi. ..... 37
4.2.4. Kết quả điều tra tình hình mắc tiêu chảy ở lợn theo tính biệt .................. 41
4.2.5. Kết quả theo dõi triê ̣u chứng lâm sàng ở lợn mắc tiêu chảy ..................... 42
4.2.6. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn ................................. 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 45
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 45
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành truyền thống ở nước ta nhưng để chăn nuôi phát
triển tốt hơn theo hướng gắn với thị trường , an toàn dịch bệnh , vệ sinh thú y
,bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng suất ,chất lượng hiệu quả và vệ sinh an
toàn thực phẩm , các địa phương đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chăn
nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh , khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư
chăn nuôi theo hướng trang trại , hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi
truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp.
Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan trọng và
ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Chăn
nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu
nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Cùng với chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi . Một trong những bệnh phổ biến gây thiệt
hại về kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là bệnh tiêu chảy ở lợn con
trong giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi .Bệnh xẩy ra khắp nơi trên thế giới .Ở
các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh xẩy ra gần như quanh năm , đặc
biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột ( lạnh , ẩm , gió lùa ) kết hợp với điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh ; lợn bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố stress , lợn con sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của
mẹ thiếu không đảo bảo chất lượng dinh dưỡng . Khi lợn con mắc bệnh nếu điều
trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả
năng tăng trọng của chúng , gây tổn thất lớn về kinh tế .
Với sự đầu tư khá lớn về con giống , kĩ thuật , vốn, xây dựng chuồng trại
nhưng hiện nay vẫn tồn tại hai kiểu chuồng nề và chuồng sàn . Bên cạnh đó dịch


2
bệnh vẫn xẩy ra thường xuyên trong đó hội chứng tiêu chảy với đặc điểm dịch tễ

hết sức phức tạp đã và đang gây nên những thiệt hại to lớn , làm giảm năng suất
và chất lượng vật nuôi . Hội chứng tiêu chảy xảy ra ở các giống lợn và mọi lứa
tuổi và gây hiệu quả nghiêm trọng và tổn thất rất lớn.Hội chứng tiêu chảy do
nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn , virus, thức ăn kém phẩ m chấ t , chăn
nuôi không đúng quy trin
̀ h, thời tiế t thay đổ i đô ̣t ngô ̣t hay do mô ̣t số bê ̣nh truyề n
nhiễm, bê ̣nh nô ̣i khoa và bê ̣nh ký sinh trùng ... Ở nước ta do nhiề u yế u tố tác
đô ̣ng như thời tiế t , tâ ̣p quán chăn nuôi , điề u kiê ̣n dinh dưỡng , môi trường số ng ,
trình độ khoa học kỹ thuật nên hội chứng tiêu chảy rất cao .Trong hội chứng tiêu
chảy ở lợn con, E.coli và Salmonella là hai nguyên nhân gây bệnh quan trọng và
rất phổ biến.
Để giảm thiểu những thiệt hại do hội chứng tiêu chảy gây ra đối với cơ sở
nuôi lợn tập trung, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình mắc hội chứng
tiêu chảy lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại chăn nuôi An
Hƣng xã Danh Thắng,Hiệp Hòa, Bắc Giang”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được tình hình mắ c hô ̣i chứng tiêu chảy trên đàn lợn con theo
mẹ tại Trang trại chăn nuôi An Hưng, thôn Đại Đồng 2, xã Danh Thắng, Hiệp
Hòa, Bắc Giang .
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Tìm hiểu đúng, đầy đủ về thực trạng mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con
của trang trại từ đó đưa ra được các đề xuất phòng và trị bệnh đạt hiệu quả.
- Số liệu đưa ra dưới dạng bảng biểu.
- Tìm hiểu đúng, đầy đủ quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh của cơ
sở thực tập.
- Thực hành công tác thú y cơ sở và công tác chăn nuôi.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập.
Trang trại chăn nuôi An Hưng thuộc thôn Đại Đồng 2, xã Danh Thắng,
Hiệp Hòa, Bắc Giang .
Trang trại chăn nuôi An Hưng nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn , có địa
hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi , với diện tích
là khoảng 3000 m2. Trong đó:
- Đất trồng cây ăn quả: 500 m2
- Đất xây dựng: 1500 m2
- Ao, hồ chứa nước và nuôi cá: 500 m2
Trang trại đã dành khoảng 500 m2 đất để xây dựng nhà điều hành, nhà ở
cho công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động
khác của trại.
Khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho
550 nái cơ bản bao gồm: 3 chuồng đẻ (mỗi chuồng có 40 ô đẻ),3 chuồng nái
chửa (có 500 ô nái chửa và chờ phối , 5 ô đực , 2 ô thử lợn ), 1 chuồng hậu bị, 1
chuồng thịt , 1 chuồng cách ly cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn
nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc...
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 6 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, 5 quạt
thông gió đối với chuồng nái chửa và 3 quạt đối với chuồng hậu bị, 3 quạt đối
với chuồng thịt. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có diện tích
1,5m2, cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được lắp hệ thống
chống nóng bằng tôn lạnh.


4
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều

được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống
cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái chửa . Nước tắm và
nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ tháp bể lọc và được bơm
qua hệ thống.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
*Đối tượng :
Đối tượng sản xuất chính của trại là lợn con cai sữa.
*Kết quả sản xuất của cơ sở
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,3 - 2,32 lứa/năm. Số
con sơ sinh là 10,57 con/đàn, số con cai sữa: 10,1 con/đàn. Trại hoạt động vào
mức khá .
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 23
ngày thì tiến hành cai sữa và bán hoặc chuyển xuống chuồng thịt nuôi .
Trong trại có 5 con lợn đực giống Duroc ,lợn đực giống Duroc này được
nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh . Lợn nái
được phối 3 lần. Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất
lượng cao của công ty Green Feed .
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nƣớc có
liên quan đến nội dung của chuyên đề
2.2.1. Tổng quan tài liệu
2.2.1.1.Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là tình tra ̣ng bê ̣nh lý đường tiêu hoá , con vâ ̣t có hiê ̣n tươ ̣ng ỉa
nhanh, nhiề u lầ n trong ngày , trong phân có nhiề u nước do rố i loa ̣n chức năng
tiêu hoá (ruô ̣t tăng cường co bóp và tiế t dich
̣ ) (Phạm Ngọc Thạch, 2005) [24], hoă ̣c
chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia


5

súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần .ăn
Tiêu chảy xảy ra ở nhiề u
bê ̣nh và bản thân nó không phải là bê ̣nh đă ̣c .Tuỳ theo đặc điểm , tính chất , diễn
biế n bê ̣nh , loài gia súc hoặc nguyên nhân chính gây bệnh mà hội chứng tiêu
chảy được gọi bằng nhiều tên khác nhau : bê ̣nh xảy ra đố i với gia súc non theo
mẹ gọi là bệnh lợn con phân trắng hay bê nghé phân trắ ng ... còn ở gia súc sau
cai sữa go ̣i là chứng khó tiêu hay hô ̣i chứng rố i loa ̣n tiêu hoá
nguyên nhân chin
́ h gây bê ̣nh có các tên go ̣i như

... Nế u xét về

: bê ̣nh phó thương hàn , bê ̣nh

viêm da ̣ dày ruô ̣t...
Tiêu chảy do rấ t nhiề u nguyên nhân gây ra và đươ ̣c đánh giá là hô ̣i chứng
phổ biế n trong các bê ̣nh của đường tiêu hoá , xảy ra ở mọi lúc , mọi nơi với các
triê ̣u chứng chung là iả chảy , mấ t nước, mấ t chấ t điê ̣n giải , suy kiê ̣t dẫn đế n có
thể chế t. Tuy nhiên, thực chấ t tiêu chảy là mô ̣t phản ứng tự vê ̣ của cơ thể , nhưng
khi cơ thể tiêu chảy nhiề u lầ n trong ngày (5 – 6 lầ n trở lên ) và nước trong phân
từ 75 -76% trở lên go ̣i là hô ̣i chứng tiêu chảy.
Ở nước ta trong những năm gầ n đây , hô ̣i chứng tiêu chảy của lơ ̣n vẫn
đang là vấ n đề nan giải , xảy ra trên hầu hết các tỉnh thành , gây thiê ̣t ha ̣i nghiêm
trọng cho ngành chăn nuôi (Lê Minh Chi,́ 1995) [1]. Đánh giá sự thiê ̣t ha ̣i do tiêu
chảy gây ra trong chăn nuôi, Lê Minh Chí (1995) [1] cho thấ y có tới 70 – 80%
sự tổ n thấ t về số lươ ̣ng gia súc của thời kỳ bú sữa , trong đó 80 – 90% là do hậu
quả của tiêu chảy gây ra.
2.2.1.2. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy , nhiều tác giả đã dày
công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy kết quả cho

thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất phức tạp . Tuy nhiên tiêu chảy là
một bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là
nguyên nhân nguyên phát , có yếu tố là nguyên nhân thứ phát . Vì vậy việc phân
biê ̣t giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rấ t khó khăn

(Phạm Ngọc Thạch ,

2005) [24]. Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả


6
của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối
cùng là nhiễm trùng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia
súc xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
* Do vi sinh vật
Vi sinh vâ ̣t bao gồ m các loại virus, vi khuẩ n , ký sinh trùng, và nấm mốc .
Chúng vừa là nguyên nhân nguyên phát , cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây
tiêu chảy.
- Do vi khuẩn
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã
kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của
vi khuẩn.
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng , có rất nhiều
loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng hệ sinh
thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng
có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường
khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu
hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân
bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới
tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến

loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy . Nhiều tác giả nghiên cứu về hội
chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi, những
vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng
lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7] cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể
giảm sút E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản
rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột , gây tiêu chảy .
Khi tiến hành xét nghiệm 140 mẫu phân lợn khoẻ ở các lứa tuổi khác nhau (từ
sơ sinh đến lợn nái) Hồ Văn Nam và cs (1997) [16] đã cho biết 100% các mẫu


7
phân lợn ở các lứa tuổi có E.coli, xét nghiệm 170 mẫu phân lợn bị tiêu chảy ở
các lứa tuổi tương tự, tỷ lệ này cũng là 100%, nhưng có sự bội nhiễm vi khuẩn
đường ruột một cách rõ rệt. Trong phân lợn không tiêu chảy số lượng vi khuẩn
150,70 triệu/1gram phân, nhưng khi bị tiêu chảy số lượng này đã là 196,35 triệu,
tăng hơn 45, 65 triệu.
Các tác nhân bệnh tiêu chảy cho lợn ngoài Salmonella còn có nhiều loại
vi khuẩn khác tham gia như: E.coli, Streptococcus, Klebsiella, Proteus,
Pseudomonas, trong đó chủ yếu là do E.coli độc, Salmonella và Streptococcus.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2] cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi
khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1gam phân tăng lên so với ở lợn không
bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng
trong hội chứng tiêu chảy như: E.coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên
trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.
Nguyễn Bá Hiên và cs (2001) [8] khi nghiên cứu biến động của
Salmonella và E.coli ở lợn qua các lứa tuổi cho thấy, có 100% các mẫu phân có
vi khuẩn E.coli dù lợn bị tiêu chảy hay không bị tiêu chảy. Lợn từ sơ sinh đến
21 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm Salmonella là 41,165%, sau đó theo độ tuổi tỷ lệ nhiễm
tăng dần từ 58,33% đến 60%. Khi lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ Salmonella cũng tăng

lên đáng kể, tỷ lệ nhiễm là 81,25% ở lợn từ 1 đến 21 ngày tuổi; 85,71% ở lợn 22
- 60 ngày tuổi và 75% ở lợn >60 ngày tuổi. Số lượng vi khuẩn Salmonella cũng
tăng lên từ 13,91 triệu đến 41,48 triệu vi khuẩn/1gram phân ở lợn từ 1 đến >60
ngày tuổi.
Nguyễn Bá Hiên (2001)[8] nghiên cứu biế n đô ̣ng của vi khuẩ n đường ruô ̣t
thường gă ̣p ở gia súc khoẻ ma ̣nh và bi ̣tiêu chảy đã chỉ ra rằ ng : Khi lơ ̣n bi ̣tiêu
chảy, số lươ ̣ ng vi khuẩ n E.coli trung bình tăng 1,90 lầ n, số lươ ̣ng vi khuẩ n
Cl.perfringens tăng 100 lầ n so với lơ ̣n khoẻ ma ̣nh

. Nguyễn Văn Sửu và cs

(2008) cũng cho biết, khi lơ ̣n bi ̣tiêu chảy ở các lứa tuổ i , số lươ ̣ng trung bin
̀ h vi
khuẩ n Cl.perfringens trong phân tăng 173,84% so với lơ ̣n biǹ h thường.


8
- Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây tiêu
chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như Porcine
circovirus type 2 (PCV2), Rotavirus, TGE, PED, Enterovirus, Parvovirus,
Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của
virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của
cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính.
Trước tiên là virus TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý nhiều
trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Virut TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền
nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là
nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi
tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc
của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng.

Theo Phạn Địch Lân và cs (1997) [15] virus TGE có sự liên hệ đặc biệt
với các tế bào màng ruột non. Khi virus xâm nhập vào tế bào nó nhân lên và phá hủy
tế bào trong vòng 4 – 5 tiếng. Sữa và các thức ăn khác ăn vào không tiêu hóa được ở
lợn nhiễm virus TGE. Các chất dinh dưỡng không được tiêu hóa, nước không được
hấp thu, con vật tiêu chảy, mất dịch, mất chất điện giải và chết.
- Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên
nhân gây hội chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc
chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ,
chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là
cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh trùng
đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như: Sán lá ruột lợn
(Fasciolopsis busky), giun đũa lợn (Ascaris suum)…


9
Theo Nguyễn Bá Hiển và cs (2001) [9] sán lá ruột lợn và giun đũa lợn ký
sinh trong đường tiêu hóa, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây
viêm ruột ỉa chảy.
Theo Thân Thị Đang và cs (2010) [4] giun đũa ký sinh trong ruột non của
lợn là loài Ascaris suum. Vòng đời giun đũa lợn phát triển và gây bệnh không
cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng gây nhiễm và phát triển
thành giun trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa. Số lượng giun có thể từ vài
con đến hàng nghìn con trong một cơ thể lợn.
Tác giả Nguyễn Như Thanh (2001) [25] cho biết trong đường ruột của lợn
tiêu chảy đã tìm thấy giun đũa ký sinh với số lượng không nhỏ. Trong quá trình
ký sinh, trao đổi chất của giun sán còn thải ra các chất cặn bã gây hại cho cơ thể
lợn, làm lợn gầy còm, chậm lớn, ảnh hưởng đến năng xuất chăn nuôi.
Theo Phan Địch Lân (1995) [15], lợn nhiễm giun đũa với biểu hiện lâm
sàng là tiêu chảy vì giun đũa tác động bằng cơ giới gây viêm ruột, tiết độc tố để

đầu độc và chiếm đoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn con gầy yếu, chậm
lớn, suy dinh dưỡng, sinh trưởng phát dục chậm và không đầy đủ, sản phẩm thịt
giảm đến 30%.
* Nguyên nhân khác
Do thời tiết khí hậu , do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng , do stress, do ảnh
hưởng của điều kiện chuồng trại, do ảnh hưởng của độ ẩm chuồng nuôi đến hội
chứng tiêu chảy ở lợn.
- Do thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh,
mưa gió, ẩm độ, vệ sinh chuồng trại, đều là các yếu tố stress có hại tác động đến
tình trạng sức khỏe của lợn.
Ở lợn con, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn
định, hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh đều


10
chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện ngoại
cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng,
hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản
ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường sống lạnh,
ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến đổi về chức
năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan đến phản ứng điều hòa
nội mô. Trong những trường hợp như thế sức đề kháng của cơ thể giảm đi là
điều kiện để cho các vi khuẩn đường ruột tăng số lượng độc tính và gây bệnh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7] thì trong những tháng mưa nhiều,
độ ẩm cao lợn con bị bệnh phân trắng tăng lên ró rệt, có khi lên đến 90 – 100%

Theo Sử An Ninh (1981) [20], Hồ ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào,
do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh.
- Do thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn
nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn
nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi không
đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là
nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
Trong các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm nhất hiện
nay. Hàm lượng Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc
biến động từ 10 đến 2800 µg/kg thức ăn. Có đến 10% các loại thức ăn hiện dùng là
không an toàn cho gia súc, gia cầm (Tống Vũ Thắng, Đậu Ngọc Hào (2008)[27]).
Nấ m mố c dễ xâm nhâ ̣p vào thức ăn từ khi còn là nguyên liê ̣u đế n khi ra
sản phẩm nếu như các khâu bảo quản hay các khâu chế biến không đảm bảo


11
đúng yêu cầ u kỹ thuâ ̣t. Mô ̣t số loa ̣i như: Aspergilus, Penicillium, Fusarium,... có
khả năng sinh nhiều độc tố Aflattoxin (Aflattoxin B1, B2, G1, G2, M1).
Độc tố Aflattoxin gây đô ̣c cho người và gia súc , gây bê ̣nh nguy hiể m nhấ t
cho người là ung thư gan

, huỷ hại gan , đô ̣c cho thâ ̣n , sinh du ̣c , thầ n kinh .

Aflattoxin gây đô ̣c cho nhiề u loài gia súc , gia cầ m. Mẫn cảm nhấ t là gà , vịt, lơ ̣n.
Lơ ̣n thường bỏ ăn , thiế u máu , vàng da, ỉa chảy ra máu . Nế u trong khẩ u phầ n có
500 – 700 µg Aflattoxin/kg thức ăn sẽ làm cho lơ ̣n châ ̣m lớn , còi cọc, giảm sức
đề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác .
Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc , với

biề u hiê ̣n nhiễm đô ̣c đường tiêu hoá , gây tiêu chảy dữ dội , mà thường chúng ta
không nghi ̃ tới nguyên nhân này nên mo ̣i phác đồ điề u tri ̣đề u không có hiê ̣u
quả. Ngoài việc gây tiêu chảy cho gia súc độc tố nấm mốc còn gây độc trực tiếp
cho người từ thực phẩ m bi ̣nhiễm nấ m mố c hoă ̣c gián tiế p từ những đô ̣c tố còn
tồ n dư trong thực phẩ m.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protid và axitamin không cân đối dối dẫn đến
quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm
lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng γglobulin huyết thanh
cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt, tạo điều kiện
cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh
Nếu khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên
nhân làm cho lợn con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hòa
thức ăn đạm và chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn đến bị còi xương, cơ thể
suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuản đường ruột tăng độc
lực và gây bệnh.
Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể động vật, nó đảm
bảo cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một
vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa.


12
Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể gia súc, đồng
thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của gia súc
và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy. Thức ăn kém chất
lượng, ôi thiu, khó tiêu, cho lợn ăn quá nhiều đều là nguyên nhân gây tiêu chảy
ở lợn.
- Do stress
Sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuông nuôi, vận chuyển
đi xa đều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả
giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh tật trong đó có tiêu chảy (Trích theo Đoàn

Thị Kim Dung, 2005 [2]).
Theo Sử An Ninh (1998)[20] hệ thống tiên hóa (dạ dày, ruột) của lợn mẫn
cảm đặc biệt với stress. Hiện tượng stress thường gây nên biểu hiện chán ăn, nôn
mửa, tăng nhu động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng.
-Ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại
Phần lớn thời gian sống của lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại có
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng. Chuồng trại xây dựng đúng kiểu,
đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp với
chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả năng
sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, về mùa hè khí hậu nóng,
ẩm, về mùa đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải
khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Do vậy trong xây dựng
chuồng trại ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa điểm xây
dựng chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế các chỉ
tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn
Nếu chuồng nuôi kém thoáng khí, ẩm, tồn đọng nhiều phân, rác, nước tiểu
khi nhiệt độ trong chuồng nuôi lên cao sẽ sản sinh nhiều khí có hại NH 3, H2S
làm con vật bị trúng độc thần kinh nặng, con vật bị stress – một nguyên nhân


13
dẫn đến tiêu chảy. Nếu chuồng nuôi khô ráo thoáng khí, sạch sẽ sẽ làm giảm
lượng khí độc trong chuồng nuôi đồng thời hơi nước thừa được thoát ra ngoài
làm cho độ ẩm trong chuồng nuôi vừa phải. Cũng theo các tác giả trên, trong
cùng điều kiện chăn nuôi, thời gian nào độ ẩm cao ở chuồng mà nền không thoát
nước, xây dựng ở chỗ đất trũng thì bệnh lợn con phân trắng phát triền mạnh.
Chuồng công nghiệp (có sàn cao hơn mặt đất 40 – 70 cm) đã góp phần cải
thiện đáng kể tiểu khí hậu chuồng nuôi, hàm lượng các khí độc giảm 14,5 –
16,0%, ẩm độ giảm 2,5%, nhiệt độ mùa nóng giảm 1,8 oC, tốc độ gió tăng

62,22%, tổng số vi khuẩn/m3 không khí giảm 1,8 triệu so với kiểu chuồng K 64,
là các yếu tố làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1986) [5] chuồng khô, thoáng, đủ ánh sáng thì
tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn so với chuồng ẩm, tối.
- Ảnh hưởng của độ ẩm chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy ở lợn
Độ ẩm trong chuồng nuôi 75% là do sản sinh ra từ cơ thể động vật, 20 –
25% từ mặt đất (ổ lót, tường ẩm) bốc ra và 10 – 15% từ không khí bên ngoài
chuồng nuôi đưa vào.
Trong chuồng nuôi nếu độ ẩm quá cao ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể gia
súc cho dù nhiệt độ không khí cao hay thấp. Độ ẩm trong chuồng nuôi từ 55 –
85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt nhưng nếu độ ẩm chuồng nuôi
>90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gia súc. Nhiều thí nghiệm cho thấy lợn
nuôi trong chuồng có độ ẩm cao trong thời gian dài không muốn ăn, giảm sức tiêu
hóa thức ăn, giảm sức đề kháng với bệnh tật trong đó có hội chứng tiêu chảy.
Bất kỳ mùa nào độ ẩm chuồng nuôi cao cũng có hại. Về mùa nóng, nếu
độ ẩm chuồng nuôi cao thì hơi nước trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm cho con
vật nóng thêm. Về mùa lạnh, nếu độ ẩm chuồng nuôi cao thì nhiệt độ cơ thể lợn
lạnh thêm do không khí ẩm dẫn nhiệt nhanh hơn không khí khô, cơ thể lợn sẽ
mất nhiệt nhiều hơn. Đặc biệt, với lợn sơ sinh khi chức năng điều tiết thân nhiệt
chưa hoàn chỉnh, lợn con sống trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao sẽ làm


14
cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh, sau khi đẻ 30 phút thân nhiệt lợn con có
thể giảm thấp đến 5 – 60C sau đó mới dần ổn định. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi
thích hợp thì thân nhiệt lợn con phục hồi nhanh và ngược lại, nếu nhiệt độ
chuồng nuôi quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời gian phục hồi thân nhiệt sẽ
làm cho con vật suy yếu rõ rệt. Con vật bị stress nhiệt – nguyên nhân gây ỉa
chảy. Độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi là từ 80 – 85%.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7] cũng cho rằng các yếu tố lạnh, ẩm ảnh

hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu
khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn từ 75
đến 85%. Vì thế việc làm khô và giữ ấm chuồng là vô cùng quan trọng.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1997) [15] chuồng trại ẩm, lạnh tác
động vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rối loạn tiêu hóa.
Theo dõi tiểu khí hậu trong các kiểu chuồng khác nhau cho thấy sau
những trận mưa hay khi có gió mùa đông bắc thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân
trắng tăng lên (trích theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung
(1997) [15]). Cũng theo các tác giả trên , chuồ ng tra ̣i sạch sẽ , kín, ấm vào mùa
đông và vào mùa xuân giữ cho chuồng khô ráo, chống ẩm ướt sẽ giúp lợn con
phòng được bệnh lợn con phân trắng.
2.2.1.3.Cơ chế sinh bệnh
Hê ̣ thố ng da ̣ dày – ruô ̣t đă ̣c biê ̣t mẫn cảm với stress . Ngay ở giai đoa ̣n báo
đô ̣ng của quá trình stress , nhu đô ̣ng ruô ̣t tăng thâ ̣m chí có thể gây ỉa chảy cấ p
tính. Nế u các tác nhân stress tác đô ̣ng với cường đô ̣ ma ̣nh kéo dài thì viêm da ̣
dày – ruột, loét dạ dày là điều chắc chắn xảy ra. Selye cũng chứng minh rằ ng các
hormon stress chia làm 2 nhóm: nhóm kích thích viêm (STS, cortisol, ...) và
nhóm chống viêm (ACTH, cortisol ...). Chính các hormon này đã tiềm ẩn một
khả năng gây viêm cho niêm ma ̣c và phầ n dưới của niêm ma ̣c da ̣ dày
Tiế p theo quá trin
̀ h viêm của da ̣ dày

– ruô ̣t.

– ruô ̣t bởi stress , các vi khuẩn có trong

đường tiêu hoá đã làm cho bê ̣nh trầ m tro ̣ng hơn, tổ n thương nă ̣ng nề hơn.


15

Khi nói đến nguyên nhân gây bệnh do E.coli, cơ chế gây bê ̣nh đươ ̣c diễn
ra như sau:
Khi có điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i từ môi trường và vâ ̣t chủ , vi khuẩ n E.coli tăng
sinh trong ruô ̣t và gây tiêu chảy bằ ng các yế u tố gây bê ̣nh đă ̣c hiê ̣u

. Cấ u trúc

kháng nguyên của E.coli rấ t phức ta ̣p gồ m các loa ̣i : Kháng nguyên O (kháng
nguyên thân ), kháng nguyên H (kháng nguyên lông ), kháng nguyên K (kháng
nguyên bề mă ̣t, vỏ bọc) và F (kháng nguyên bám dính) . E.coli xâm nhâ ̣p vào cơ
thể đô ̣ng vâ ̣ t từ rấ t sớm , sau vài giờ đươ ̣c sinh ra . Sau khi phát triể n và tăng
nhanh ở tế bào thành ruô ̣t , vi khuẩ n xâm nhâ ̣p vào hê ̣ lâm ba , hê ̣ tuầ n hoàn gây
nhiễm trùng. Vi khuẩ n theo máu tới các cơ quan tổ chức phá huỷ các tổ chức tế
bào, gây viêm ruô ̣t , tiêu chảy và ngô ̣ đô ̣c cấ p làm cho gia súc chế t nhanh . Các
chủng E.coli thuô ̣c nhóm ETEC và VTEC thường gây tiêu chảy ở lơ ̣n sơ sinh và
lơ ̣n con sau cai sữa . Dựa vào các yế u tố gây bê ̣nh , người ta đã phân vi kh uẩ n
E.coli thành các loại sau : Enterotoxigenic E.coli (ETEC), Enteropathgenic
E.coli (EPEC), Sdherence Enteropathogenic E.coli (AEEC) và Verotoxingenic
E.coli (VTEC). Hầ u hế t vi khuẩ n E.coli gây bê ̣nh sản sinh mô ̣t hay nhiề u kháng
nguyên bám dí nh (Fimbriae), 4 loại kháng nguyên bám dính quan trọng của
ETEC gây bê ̣nh ở lơ ̣n sơ sinh là F 4(K88), F5(K99), F6(987P) và F41. Nhờ các
kháng nguyên bám dính này mà vi khuẩn E.coli bám vào các cơ quan cảm nhận
(receptor) chuyên biê ̣t trên màng tế bào của các tế bào biể u mô ruô ̣t . Sau đó , vi
khuẩ n xâm nhâ ̣p vào lớp tế bào biể u mô ruô ̣t non và cư trú ở đó

, ở đây chúng

phát triển và sản sinh độc tố đường ruột Enterotoxin . Hai loa ̣i đô ̣c tố đường ruô ̣t
đó là đô ̣c tố chiụ nhiê ̣t (ST) và độc tố không chịu nhiệt (LT). Độc tố đường ruột
phá huỷ tổ chức thành ruột và làm thay đổi cân bằng trao đổi nước và chất điện

giải, nước đươ ̣c rút vào cơ thể gây tiêu chảy . Tiêu chảy làm lơ ̣n con mấ t nước ,
mấ t chấ t điê ̣n giải dẫn đế n truy ̣ tim ma ̣ch và chế t .
Tóm lại quá trình tiêu chảy ở lợn con đã đưa lợn con3 trạng
vào thái rối loạn
:
- Rố i loa ̣n chức năng tiêu hoá và hấ p thu.


16
- Rố i loa ̣n cân bằ ng của khu hê ̣ vi sinh vâ ̣t đường ruô ̣t.
- Rố i loa ̣n cân bằ ng nước và điê ̣n giải do lơ ̣n con tiêu chảy quá nhiề u.
Lơ ̣n con trong tin
̀ h tra ̣ng nhiễm đô ̣c , truỵ tim mạch mà chết . Những con
chữa khỏi bê ̣nh thường tăng tro ̣ng giảm, châ ̣m lớn, còi cọc.
* Triệu chứng
Lơ ̣n con mắ c bê ̣nh đa số thân nhiê ̣t không tăng , nế u tăng thì chỉ sau 2 – 3
ngày rồi hạ xuống trở về lúc bình thường , có con thân nhiệt hạ xuống do ỉa chảy
mấ t nước nhiề u . Lợn gầ y tóp nhanh , lông xù , đuôi rũ , da nhăn nheo, nhơ ̣t nha ̣t,
hai chân sau dúm la ̣i và run rẩ y, đuôi và khoeo diń h đầ y phân.
Tiêu chảy có thể ở mức nhe ̣ lơ ̣n không có biể u hiê ̣n mấ t nước hoă ̣c tiêu
chảy nặng với triệu chứng phân toàn nước . Phân lơ ̣n có màu sắ c khác nhau ph ân
vàng kem hay hơi xanh , trắng hoặc xám . Phân có thể chảy tự do từ hâ ̣u môn
xuố ng sàn . Trong trường hơ ̣p nă ̣ng , triê ̣u chứng lâm sàng là mấ t nước , rố i loa ̣n
trao đổ i chấ t , tiêu chảy có thể gây sốt hoặc không sốt và lơ ̣n con suy nhược rất
nhanh rồ i chế t. Khố i lươ ̣ng cơ thể giảm 30 – 40% do mấ t nước. Cơ bu ̣ng hóp la ̣i,
lơ ̣n gầ y , suy kiê ̣t và đi siêu ve ̣o , mắ t trũng sâu, da tái xám và nhơ ̣t nha ̣t . Sự mấ t
nước và giảm khố i lươ ̣ng cơ thể làm cho lơ ̣n bi ̣suy su ̣p nhanh

, những con lợn


con này thường bi ̣chế t. Trong trường hơ ̣p ma ̣n tính hay bê ̣nh ít nghiêm tro ̣ng, da
quanh hâ ̣u môn và vùng háng có thể đỏ lên do tiế p xúc với phân kiề m tính, lơ ̣n ít
bị mất nước và điều trị tích cực thì có thể khỏi bê ̣nh.
* Bệnh tích
Lợn chết mất nước nghiêm trọng và xác khô đét, gan màu nâu đen.
Dạ dày chứa những cục sữa chưa tiêu và những nốt đen trên thành do
những đám nhồi máu. Ruột non chương to và xuất huyết. Niêm mạc ruột bị hoại
tử từng đám. Trong ruột già có thể thấy từng đám máu. Viêm ruột là hiện tượng
phổ biến, viêm thành ruột, xuất huyết ở màng treo, dạ dày chứa một ít sữa đông
đặc, vón, cá biệt có máu, mùi tanh. Ruột có chứa phân màu vàng hay xám, hạch
màng treo ruột sưng.


17
Bệnh phát hiện thấy chủ yếu ở xoang bụng. Ruột non bị viêm cata kèm
theo xuất huyết, màng treo ruột sưng, mềm, đỏ tấy xung huyết. Niêm mạc ruột
non và dạ dày sưng, phủ một lớp nhầy có nhiều dạng xuất huyết khác nhau. Gan
bị thoái hóa màu đất, sưng, túi mật căng và tim to mềm, dưới thượng tâm mạc
đôi khi thấy xuất huyết. Chất chứa trong đường ruột lỏng có màu vàng, xác lợn
chết gầy, bụng hóp, những lợn chết qua đêm phần bụng thường có màu đen do quá
trình hoại tử gây nên.
* Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy.
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra.Chính vì vậy,
sự xuất hiện của bệnh phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân và sự tương
tác giữa nguyên nhân và cơ thể gia súc. Các yếu tố như tuổi gia súc, mùa vụ,
thức ăn,chuồng trại, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng….đều có ảnh hưởng đến
hội chứng tiêu chảy ở gia súc.
Ở lợn, hội chứng tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi ,khi bệnh tiêu
chảy xảy ra thường gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.Bệnh thường xuất
hiện ở 3 giai đoạn phát triển của lợn:

- Giai đoạn sơ sinh: 1-4 ngày tuổi.
- Giai đoạn lợn con theo mẹ: 5-21 ngày tuổi
- Giai đoạn lợn sau cai sữa: >21 ngày tuổi.
Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở một số cơ sở chăn nuôi phụ thuộc vào điều
kiện chăm sóc, vệ sinh thú y, còn tỷ lệ chết, mức độ trầm trọng của bệnh ở một
đàn còn phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh (Cù Hữu Phú và cs (2002-2003)[21].
Khi nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ
sinh đến cai sữa của các hộ chăn nuôi gia đình tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim
Lan và cs (2006) [13] cho rằng, bệnh chịu ảnh hưởng rõ rệt của lứa tuổi mắc bệnh,
mùa vụ trong năm, các loại thức ăn, nền chuồng và tình trạng vệ sinh thú ý.


×