Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống bí ngồi hàn quốc trong vụ xuân 2017 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.28 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

KHỔNG THU HƢƠNG
Tên đề tài:
NGUYÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG BÍ NGỒI HÀN QUỐC TRONG VỤ XUÂN 2017
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

KHỔNG THU HƢƠNG
Tên đề tài:


NGUYÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG BÍ NGỒI HÀN QUỐC TRONG VỤ XUÂN 2017
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: K45 – TT – N03
: Nông học
: 2013 - 2017
: ThS. Lê Thị Kiều Oanh

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều
phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là
khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản
xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa
Nông học và Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : "Nguyên cứu khả năng
sinh trưởng và phát triển của một số giống bí ngồi Hàn Quốc vụ xuân 2017 tại
Thái Nguyên".
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia
đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của
cô giáo Th.S. Lê Thị Kiều Oanh đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Khổng Thu Hƣơng


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống bí ngồi ........... 25
Bảng 4.2: Tốc độ ra lá các giống bí ngồi Hàn Quốc tham gia thí nghiệm .... 27
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân của các
giống bí ngồi Hàn Quốc tham gia thí nghiệm. .............................. 29
Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái của các giống bí ngồi Hàn Quốc tham gia
thí nghiệm...................................................................................... 31

Bảng 4.5. Số hoa cái và tỷ lệ đậu quả các giống bí thí nghiệm..................... 32
Bảng 4.6: Chiều dài quả, đường kính quả và trọng lượng quả của các
giống bí thí nghiệm. ...................................................................... 34
Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại của các giống bí ngồi thí nghiệm vụ
Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................. 35
Bảng 4.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống bí
ngồi trong vụ Xuân 2017 ................................................................ 37


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Tốc độ ra lá của các giống bí ngồi Hàn Quốc tham gia thí
nghiệm vụ Xuân 2017 ................................................................... 27
Hình 4.2 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống bí ngồi
Hàn Quốc trong vụ Xuân 2017. .................................................... 38


iv

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CV

: Coefficient of Variantion: Hệ số biến động

DT

: Diện tích


FAOSTAT

: The Food and Agriculture Organization Corporate

Statistical Database : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc
KLTB

: Khối lượng trung bình

LSD

: Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Xác suất

SL


: Sản lượng


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài ...................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.3. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 4
2.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí ngồi trên thế giới .............................. 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí ngồi ở Việt Nam ............................. 11
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 18
3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 18

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 18
3.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 18
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 18


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá ....................................... 22
3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 24
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 25
4.1 Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống bí ngồi nghiên cứu. ... 25
4.1.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển. .............................................. 25
4.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 31
4.1.3. Số hoa cái và tỷ lệ đậu quả .................................................................... 32
4.1.4. Đặc điểm hình thái quả ......................................................................... 33
4.2. Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại của các giống bí thí nghiệm ................ 34
4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống bí thí nghiệm .... 36
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 39
5.1. Kết luận .................................................................................................... 39
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 41
II. Tài liệu nước Ngoài .................................................................................... 41
PHỤ LỤC


1


Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây bí ngồi (Cucurbita pepo var. Melopepo), là một loại cây thuộc chi
Cucurbita và họ bầu bí Cucurbitaceae. Cây bí ngồi được trồng phổ biến ở
Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nam Mỹ. Đây là một trong số
những cây có hàm lượng kinh tế cao và đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
Bí ngồi sử dụng làm thực phẩm chủ yếu là quả. Giá trị của cây bí ngồi
được quyết định với thành phần chất dinh dưỡng chứa trong nó. Bao gồm
protein 40 – 48%, lipit 15-19%, đặc biệt trong hạt bí ngồi chứa đủ 8 loại
axiamin không thay thế mà cơ thể con người và các loại động vật không thể
tổng hợp như: Lipit (5,4%), tritophan(1,6%), phenialamin (5,7%), methiamin
(2,0%), triomin (4,0%), loxin (7,0%), valin (4,2%), ngoài ra trong bí ngồi còn
chứa thêm chất xekithin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, tăng trí nhớ và nhiều
loại vitamin cần thiết cho cơ thể như : B, B2, C, A, D, E, K…Hạt bí ngồi
được dùng như một vị thuốc có tác dụng tốt cho tim, gan, dạ dày, ruột…
Bí ngồi rất thích hợp cho việc luân canh-tăng vụ với ngô, lúa…giúp
cho bà con nông dân không còn độc canh cây trồng và làm giảm thiệt hại do
sâu bệnh gây nên.
Với vai trò quan trọng của mình, cây bí ngồi được trồng ngày càng
nhiều và được coi là một trong những cây trồng mũi nhọn trong chiến lược
phát triển kinh tế và khai thác những lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới mà
nước ta có được. Cây bí ngồi là cây trồng có triển vọng đem lại hiệu quả kinh
tế cao nhưng cho tới nay vẫn còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học về loại cây trồng này, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, phân tán và chưa tạo
được sự bứt phá về giống. Kỹ thuật canh tác của người dân ở các địa phương


2


còn hạn chế do chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu hay các quy trình hướng dẫn
kỹ thuật cụ thể về cách trồng loại cây trồng này.
Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng
trọt, thâm canh và chọn tạo những giống bí ngồi Hàn Quốc có năng suất, chất
lượng phù hợp với các vùng sinh thái, đồng thời tạo thành những vùng
chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng bí ngồi Hàn Quốc là rất
cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu và cơ sở thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nguyên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số
giống bí ngồi Hàn Quốc trong vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của giống bí ngồi Hàn
Quốc. Tuyển chọn được giống mang lại năng suất và hiệu quả cao nhất có khả
năng chố ng chiụ tố t với điề u kiê ̣n bấ t thuâ ̣n , cho thu nhâ ̣p cao v à thích ứng
với điề u kiê ̣n sinh thái tại Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số
giống bí ngồi Hàn Quốc nhằm chọn ra giống có năng suất và chất lượng tốt
phục vụ cho sản xuất và nhu cầu của thị trường.
1.2.3. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triể n của mô ̣t số giố ng bí ngồi
Hàn Quốc nhâ ̣p nội tham gia thí nghiê ̣m.
- Đánh giá khả năng chống chịu của giống bí ngồi Hàn Quốc với điều
kiện thời tiết và sâu bệnh hại ở Thái Nguyên.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
bí ngồi Hàn Quốc tham gia thí nghiệm.



3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài là bước đầu đánh giá được khả năng
thích ứng của một số giống bí ngồi Hàn Quốc trong vụ Xuân tại Thái Nguyên,
là cơ sở cho việc lựa chọn giống bí trồng cho khu vực.
1.3.2. Ý nghĩa trong học tập
Giúp sinh viên củng cố kiến thức thực hành, bố trí thí nghiệm đồng
ruộng và kỹ thuật chăm sóc cây trồng.
Giúp sinh viên nắm được cách thu thập, xử lí số liệu, trình bày báo cáo
của một chuyên đề tốt nghiệp.
Trên cở sở những kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho
công việc của sinh viên sau khi ra trường.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu để duy trì và phát triển sản
xuất. Giống có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản
lượng cây trồng. Muốn có những giống bí ngồi năng suất, chất lượng cao, khả
năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh cần nghiên cứu và chọn lọc một
cách kỹ lưỡng, xác định vùng thích nghi của các giống trước khi đưa vào sản
xuất trên diện rộng. Vì thế các giống bí ngồi cần được khảo nghiệm trước khi
đưa ra sản xuất, để đánh giá đầy đủ, khách quan khả năng thích nghi của
giống với vùng sinh thái cũng như khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng

chống chịu với những điều kiện bất lợi khác. Dựa vào kết quả của quá trình
nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống bí
ngồi sẽ là cơ sở khoa học để lựa chọn những giống tốt thích nghi với điều
kiện của từng vùng, miền, phù hợp với từng mùa vụ và các chế độ canh tác
khác nhau. Vì vậy, ngoài các biện pháp kỹ thật canh tác, việc sử dụng giống
thích hợp cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất của bí ngồi.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nền nông nghiệp của nước ta tuy có tăng
trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
Bên cạnh đó hệ thống cây trồng ở một số vùng là chưa đa dạng nên chưa khai
thác hết tiềm năng đất đai và tiềm năng lao động ở nông thôn trong lúc nông
dân phá vỡ thế độc canh cây lúa đồng thời cải tạo đất, luân canh tăng vụ. Do


5

vậy việc phát triển trồng bí ngồi trong vụ Xuân sẽ góp phần làm tăng sản
lượng và tăng thu nhập cho người dân là một việc làm cần thiết và nên được
quan tâm phát triển.
2.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí ngồi trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu bí ngồi trên thế giới
* Đặc điểm thực vật học:
- Rễ: Cũng giống như các cây trong họ bầu bí, rễ bí ngồi phát triển rộng
nhưng ăn nông.
- Thân: Bí ngồi là loại cây thuộc họ bầu bí nhưng thân cây thẳng đứng,
khả năng sinh trưởng rất mạnh, chỉ thấp khoảng 0,5 - 0,8m, trên thân có nhiều
lông. Khả năng phân cành nhánh của bí ngồi thấp. [1]
- Lá: Lá bí ngồi được mọc so le trên thân, cuống rỗng lá dài như ống lá

đu đủ, lá hình tim có xẻ thuỳ sâu tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Trên
lá có lông, nhất là mặt dưới. [1]
- Hoa: Bí ngồi luôn dạng đơn tính cùng gốc (monoecious), rất hiếm có
cây lưỡng tính. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, đường
kính hoa: 15 - 20 cm. Hoa đực có cuống dài 5 - 8 cm, có lông. Hoa cái có bầu
nhụy dài 10-12 cm, có lông. [1]
- Quả: Quả bí ngồi có nhiều màu sắc khác nhau, quả non có màu trắng,
vàng, xanh nhạt tới xanh đậm, vỏ quả nhẵn bóng rất đẹp. Quả có các hình trụ
dài. Có một số giống thương mại có quả dài tới 35 - 40 cm. Khi quả chín quả
chuyển sang màu vàng. [1]
- Hạt: Hạt có màu vàng , vàng nhạt và có thể vàng đậm. Vỏ hạt mềm.


6

* Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của bí ngồi:
- Nhiệt độ:
Bí ngồi cũng giống như các cây trong họ bầu bí, ưa khí hậu ấm áp.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển từ 22°C - 27°C.
Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm 30°C-32°C. Khi nhiệt độ thấp sẽ kìm
hãm quá trình sinh trưởng, sương giá có thể làm cây chết. Tuy nhiên nhiệt độ
cao quá làm hạn chế quá trình sinh trưởng cũng như ra hoa và đậu quả [1].
- Ánh sáng:
Bí ngồi cũng như một số cây trong họ bầu bí là cây ưa sáng, yêu cầu
cường độ ánh sáng mạnh để sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất cao. Do
vậy bí ngồi không nên trồng với mật độ cao, cây thiếu ánh sáng, sinh trưởng
chậm và sâu, bệnh phát triển. Trong quá trình sinh trưởng, cần thực hiện các
biện pháp kỹ thuật như tỉa lá gốc, các nhánh mọc sát đất để tạo độ thông
thoáng cho cây [1].
- Độ ẩm:

Bí ngồi có thể chịu hạn nhưng rất mẫn cảm với ngập úng. Để đảm bảo
cho cây sinh trưởng, phát triển tốt luôn luôn phải cung cấp đủ ẩm cho cây.
Khi độ ẩm không khí quá cao lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển bệnh
như sương mai, đốm lá, thối vi khuẩn gây hại. Nhưng khi độ ẩm không khí
thấp lại tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng gây hại. Nếu khô hạn bí ngồi dễ bị
rụng hoa và quả non [1].
- Đất và dinh dưỡng:
Bí ngồi có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất trên đất
thịt nhẹ, giàu mùn, thoát nước tốt và có pH: 6.0 - 6.5, nhưng cũng có thể sinh
trưởng khi độ pH đất là 8 [1].


7

* Nguồn gốc và lịch sử của cây bí ngồi:
Cây bí ngồi (Cucurbita pepo var. Melopepo) có nguồn gốc ở Phương
Đông (Đông Á). Nguồn gốc với lịch sử của cây bí ngồi chưa được làm rõ.
Căn cứ vào thần nông bán thảo kinh và một số di tích cổ như hình khắc
trên đá, mai rùa, xương súc vật... thì cây bí ngồi được con người biết đến cách
đây khoảng 5.000 năm và được trồng trọt khoảng thế kỷ XI trước công
nguyên. Một số nhà khoa học cho rằng, cây bí ngồi xuất hiện đầu tiên ở lưu
vực sông Trường Giang (Trung Quốc) [3].
Theo Nagata, cây bí ngồi được nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản
khoảng 200 năm trước và sau công nguyên.
Theo Morse (1950) sản xuất bí ngồi phát triển ở Trung Quốc cho tới
sau chiến tranh Trung – Nhật. Chiến tranh (1904-1905) làm cho công dụng
của bí ngồi và sản phẩm của nó được mở rộng thêm. Vào khoảng 1908 bí
ngồi được đưa vào Châu Âu đã thu được sự chú ý của Thế Giới. Năm 1970
cây bí ngồi được các nhà truyền giáo mang từ Trung Quốc và trồng tại vườn
thực vật Pari và Hoàng Gia Anh. Ở Châu Âu mặc dù được trồng bí ngồi cùng

Châu Mỹ nhưng tình hình sản xuất có phần giảm hơn [3].
Tuy bí ngồi là một loại cây trồng cổ xưa nhất nhưng bí ngồi cũng được
xem là loại cây trồng mới nhất vì trên thực tế đến cuối thế kỷ XIX sản xuất bí
ngồi cũng chỉ tập trung ở Viễn Đông như Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản,
Triều Tiên.
Tính chất hiện đại của lịch sử trồng trọt bí ngồi không những ở chỗ
phát hiện ra công dụng nhiều mặt của hạt bí ngồi mà còn ra tính mới mẻ của
nó trên nhưng địa bàn sản xuất hoàn toàn khác với nguyên sản, cũng như các
tiến bộ kỹ thuật mới đặt ra cho những nước sản xuất cổ truyền.


8

* Tính hình nghiên cứu bí ngồi trên Thế giới
Nghiên cứu để tạo ra giống bí ngồi mới có năng suất cao, chất lượng
tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phổ biến thích nghi rộng là mục tiêu
của tất cả các nhà chọn giống và công tác chọn giống đang tiến hành trên quy
mô khắp Thế Giới
Tại Mỹ các nhà chọn giống đã chọn ra giống bí ngồi Clark bs, Hororey
là 2 giống mà năng suất của chúng có thể đạt 30 – 40 tạ/ha và đồng thời đã
nghiên cứu thành công công nghệ chuyển gen kháng bệnh và các giống bí
ngồi có năng suất cao này.
Tại Ấn Độ: Saigo B.B và Japolin P.N đã dùng nguồn gen kháng bệnh
của Ấn Độ để tiến hành lai 3 cặp giữa các giống mẫn cảm và kết quả là đã tạo
ra dòng bí ngồi từ quần thể phân ly có năng suất cao 3,4 – 4 tấn/ha với mức
kháng bệnh trung bình.
Trung Quốc đã tiến hành lai hữu tính nhập nội giống đã tạo ra cho đất
nước này có một nguồn gen phong phú và nhiều giống có năng suất cao,
phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh khá như: CN001, CN002
…năng suất bình quân đật 2,0 – 3,0 tấn/ha sản xuất đại trà.

Nhiều tổ chức mạng lưới nghiên cứu, cải tạo giống bí ngồi quốc tế
được thành lập và tham gia nhiều hoạt động như:
Chương trình nghiên cứu bí ngồi quốc tế tại Mỹ (INTSOY)
Viện nông nghiệp nhiệt đới ở Nga (IITA)
Trung tâm phát triển rau màu Châu Á tại Đài Loan (AVRDC)
Chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực phẩm ở Trung Mỹ
(PPCCMA)


9

Trong đó AVRDC là nơi nghiên cứu và đánh giá tập đoàn gen bí ngồi
sớm nhất có khả năng chống chịu với bệnh gỉ sắt và thích ứng với điều kiện
trồng trọt tại nhiều quốc gia [3].
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về bí ngồi thì
công tác nghiên cứu trên thế giới cũng đang nỗ lực rất nhiều để tạo ra các
giống mới.
2.2.1.2. Tình hình sản xuất bí ngồi trên thế giới
Tình hình sản xuất bí trên thế giới được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí trên thế giới
giai đoạn 2012 - 2014
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu/ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản Lượng
(triệu/tấn)


2012

2013

2014

1.778.499

1.814.337

2.004.058

136.576

137.471

125.729

24.289.960

24.941.869

25.196.723

(Nguồn: FAO STAT, 2017 [9])
Kết quả bảng 2.1 cho thấy:
Năng suất bí trong những năm gần đây cũng không ngừng tăng mạnh
qua từng năm nhờ những tiến bộ về giống và kỹ thuật canh tác. Từ năm 2012
đến năm 2014 diện tích trồng bí trên thế giới có sự biến động tăng từ
1.778.499 triệu/ha đến 2.004.058 triệu/ha và năng suất bí đạt được tương đối



10

cao (137.47 tạ/ha năm 2013). Do vậy sản lượng cũng không ngừng được tăng
lên từ 24.289.960 triệu/tấn năm 2012 đến 25.196.723 triệu/tấn năm 2014.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí của các Châu lục trên
thế giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

(ha)

(tạ/ha)

Châu Á

1.339.973

119.967

16.075.283

Châu Phi

289.588

67.698


1.960.458

Châu Mỹ

187.782

155.692

2.923.611

Châu Âu

170.588

231.495

3.949.035

Châu Úc

16.126

178.803

288.335

Châu lục

Sản lƣợng
(tấn)


(Nguồn: FAO STAT, 2017 [9])
Qua bảng 2.2 cho ta thấy:
Châu Á có diện tích và sản lượng bí lớn nhất thế giới (diện tích
1.339.973 ha, sản lượng 16.075.283 tấn). Tuy nhiên châu Âu lại có năng suất
lớn nhất thế giới đạt ( 231.495 tạ/ha).
Điều đó cho ta thấy rằng châu Âu có những bước tiến mới về giống và
khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu và sản xuất bí.


11

2.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí ngồi ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu bí ngồi ở Việt Nam
* Tình hình nghiên cứu giống bí ngồi ở Việt Nam
Đề đạt được mục tiêu năng suất bí ngồi thấp nhất đạt 1,5 tấn/ha mở
rộng diện tích gieo trồng, đặc biệt là các tỉnh phía bắc để đáp ứng sản lượng
khoảng 5000 tấn/năm.
Khó khăn lớn nhất của nước là thiếu bộ giống bí ngồi – có thời gian
sinh trưởng phù hợp cho từng vùng: Giống bí ngồi dài ngày cho vùng sinh
thái giàu tiềm năng về đất đai như vùng núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên. Giống bí ngồi ngắn ngày thích hợp cho vụ hè ở các vùng sinh thái
khác nhau trên khắp cả nước.
Nước ta cũng đã và đang áp dụng các phương pháp lai tạo giống mới:
lai tạo, xử lý đột biến, nhập nội giống, áp dụng công nghệ sinh học. Công tác
nhập nội giống của việc cây lương thực và thực phẩm, viện khoa học nông
nghiệp Việt Nam. Nếu đánh giá về tốc độ sản xuất bí ngồi thì nước ta lại là
nước có tốc độ phát triển khá nhanh so với các nước trên thế giới. Đặc biệt là
trong khoảng thời gian từ 1983 – 1993, Việt Nam đã rất coi trọng đầu tư
nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong sản xuất bí ngồi. Nhiều công trình khoa

học đã bắt đầu phát huy được tác dụng đối với sản xuất. [3]
Từ những năm 1980 trở lại đây các cơ sở nghiên cứu khoa học đã tập
trung đi sâu vào việc nghiên cứu cây bí ngồi đó là:
+ Chọn tạo giống thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác
nhau có năng suất, phẩm chất tốt.
+ Đưa cây bí ngồi vào hệ thống trồng trọt, nhằm cải tiến hệ thống trồng
trọt độc canh hóa ở các vùng và cải tạo đất thoái hóa.


12

Xuất phát từ những mục tiêu cơ bản trên, nhiệm vụ hàng đầu của ngành
bí Việt Nam là phải nhanh chóng chọn tạo ra một bộ giống mới phong phú và
phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác nhau có năng suất và
phẩm chất tốt, để bổ sung vào tập đoàn giống địa phương đã bị lẫn tạp và
thoái hóa nghiêm trọng, năng suất phẩm chất giảm. Tức là công tác giống
phải đi trước một bước, công tác chọn giống tạo giống bí ngồi ở nước ta đang
được tiến hành ở một số trạm, trại, viện nghiên cứu trường Đại học và đã đạt
được một số thành tựu nhất định.
Nếu khoảng cách trồng như bác Xuyến thì trung bình 2m2 trồng một
cây bí ngồi . Một sào Bắc bộ trồng 180 cây, mỗi cây cho 5 quả, quả nặng
trung bình 2,5-3kg, thì mỗi sào ta thu được 2,3-2,7 tấn quả bí ngồi. Giá bí
ngồi hiện tại ở Nam Định là 15-17.000 đ/kg (bí ta có giá 8-10.000 đ/kg), như
vậy mỗi sào bí ngồi sẽ thu khoảng 40 triệu đồng, trồng trong 2 tháng... Giống
bí ngồi Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam chừng vài năm nay. Theo các tài
liệu, đó là loài cây chỉ thích nghi với vùng đất có khí hậu mát và ẩm, nhiệt độ
trung bình từ 25-300C. Một số nhà nghiên cứu nói rằng: Giống bí ngồi của
Hàn Quốc chỉ trồng được ở khu vực Đơn Dương, Đà Lạt, (Lâm Đồng). Tôi
chỉ là người nông dân nhưng thực tế đã ứng dụng tại mảnh vườn số nhà 43,
khu Tân giang, xã Nam Thanh (Nam Trực- Nam Định) theo 2 phương thức:

Trồng trên luống và trồng trong chậu đều thành công cả. Chỉ cần cái chậu xi
măng có đường kính 45-50cm, chiều sâu khoảng 40 cm là trồng được một
cây. Đợt đầu tôi trồng vào ngày mùng 3 Tết Bính Tuất và thu hoạch vào ngày
5/3 (ÂL). Thời gian dài hơn sách vở là 15 ngày. Qua theo dõi và nghiên cứu
tôi thấy giống bí ngồi của Hàn Quốc có mấy đặc tính sau đây: [4]
- Chúng rất thích nghi với ánh sáng đa chiều. Do vậy khi trồng ta chú ý
hàng cách hàng khoảng 1,2 – 1,5m. Cây cách cây cũng khoảng 1,5m. [4]


13

- Khả năng diệp lục hóa của giống nhạy cảm hơn các loại cây xanh
khác và khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá cũng tốt hơn các loại rau quả
thông thường. Vì thế ta có thể dùng phân bón qua lá rất hiệu quả. [4]
- Thích nghi với độ ẩm cao, cho nên ta phải thường xuyên tưới ẩm cho
cây. Về thời tiết, khí hậu thủy văn nó cũng khắt khe hơn giống bí ta. Cho nên
khi trồng nhà nông phải xử lý bằng các yếu tố sinh học. Phân bón cũng đòi
hỏi nhiều hơn, bởi giống rất phàm ăn. Mỗi một gốc cây khoảng 3 kg phân
chuồng hoai mục và 200g phân vi sinh hữu cơ cao cấp. Nếu ta chăm bón tốt,
tỷ lệ đậu quả mỗi cây từ 5-6 quả. Trọng lượng mỗi quả từ 3-4kg, có quả tới
5kg. Qua thực tế tôi đi đến khẳng định: Giống bí ngồi của Hàn Quốc có thể
trồng được ở miền Bắc cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng cần phải xử lý tốt
khi thời tiết không thuận, nhất là lúc có sương mù và sương muối. Cách
chống sương mù và sương muối cho giống bí này làm như chống rét cho mạ.
Lấy vải nilon che chắn ban đêm, ban ngày bỏ ra. Giống bí ngồi Hàn Quốc
cũng thuộc loại cây đơn tính. Có hoa đực và hoa cái nhưng khác hẳn với bí
của ta. Hoa nở vào ban đêm và chúng chỉ khoe sắc được từ 3-4 giờ trong ngày
rồi cụp lại ngay. Như vậy khả năng ong bướm giúp thụ phấn có phần hạn chế.
Nhưng tôi lại thấy một loại côn trùng thay ong bướm làm chức năng này, đó
là kiến. Khi hoa nở ra thì lập tức họ hàng nhà kiến kéo đến rất đông hút từ

nhụy hoa này đến nhụy hoa khác, mặc dù hoa đã khép lại song kiến vẫn cứ
hoạt động bình thường giúp cho hoa thụ phấn tốt. Muốn cho cây kết trái
nhiều, đồng thời chống các hiện tượng thối rễ, nghẹt rễ, bệnh nấm cây và lá
bạc thau ta nên dùng phân vi sinh hữu cơ cao cấp mang nhãn hiệu Bionic của
Cty Phân bón tổng hợp Sông Gianh gồm hai loại: Một loại phân bón qua rễ,
một loại bón qua lá (theo hướng dẫn trên bao bì). Cứ 10 ngày ta bón một lần.
Cây tốt mập, lá xanh kéo dài đến ngày thu hoạch. Các gia đình không có
ruộng vườn, kể cả nhà tầng cũng có thể trồng giống bí ngồi Hàn Quốc được.


14

Ta trồng bằng chậu để ở tiền sảnh, ban công, sân chơi. Khi chúng ra hoa kết
trái cũng đẹp mắt. Nó có thể thay thế cây cảnh làm thư giãn tâm hồn người
mà lại có rau sạch ăn ngon. [4]
2.2.2.2. Tình hình sản xuất bí ngồi ở Việt Nam
Bí ngồi là cây ôn đới nhưng theo nhiều tài liệu nghiên cứu gần đây đã
chứng minh rằng bí ngồi có thể phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nông
nghiệp nhiệt đới và Việt Nam cũng là đất nước thích hợp cho cây bí ngồi phát
triển. Tuy nhiên kết quả sản xuất trong những năm qua có thể thấy những khó
khăn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất bí ngồi trong điều kiện nhiệt đới ẩm.
Đó là sự biến động bất thường của thời tiết nhiệt độ và độ ẩm cao nên sâu
bệnh nhiều làm cho năng suất bí ngồi thường không ổn định, thấp, có khả
năng mất mùa.
Ngoài ra một số điều kiện kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình sản xuất bí ngồi của nước ta như: Kho bảo quản, cơ sở chế
biến, chất lượng giống, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất bí ngồi
còn hạn chế.
Tuy nhiên trong mấy năm gần đây cây bí ngồi đã đi vào chương trình
khuyến nông của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và nó đang thu hút

sự chú ý của người sản xuất, với những diện tích bí ngồi nhân giống mới được
hỗ trợ về giống và vật tư nông nghiệp cho nông dân nên đã có nhiều giống tốt
được đưa vào sản xuất đặc biệt là vụ đông của miền Bắc.
Ở châu Á, Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất bí ngồi sau Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên và Thái Lan. Ở Việt Nam cây bí ngồi được biết
đến từ rất sớm khi nó chỉ là cây hoang dại sau đó được thuần hóa và được
trồng như một loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Phát triển cây bí ngồi
đã mang tính chiến lược chung của nhiều quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam


15

trong những năm gần đây cây bí ngồi cũng đang có bước chuyển biến lớn về
diện tích, năng suất và sản lượng. [3]
Những năm gần đây tình hình sản xuất bí ngồi của nước ta đang rất
được chú trọng phát triển qua đó cũng cho ta thấy được cây bí ngồi đã và
đang rất được bà con nông dân chú ý và kỹ thuật thâm canh cây bí ngồi thì
cũng cho ta thấy việc chọn tạo các giống bí ngồi năng suất cao phục vụ sản
xuất cũng đang được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển.
Hiện nay cả nước ta chia làm nhiều vùng sản xuất bí ngồi: Miền núi và
trung du Bắc Bộ, đặc biệt là vùng Tây Bắc của nước ta. Tùy điều kiện khí
hậu, đất đai của từng vùng mà có chế độ canh tác khác nhau. Sau đây là một
số công thức luân canh phổ biến của các vùng.
Bí ngồi xuân – lúa mùa xuân – cây vụ đông
Bí ngồi xuân – lúa mùa chính vụ - cây vụ đông
Lúa xuân – bí ngồi hè – lúa màu muộn
Lúa xuân – lúa mùa sơm – bí ngồi đông
Vùng đất bãi ven sông có thể sử dụng công thức
Lạc xuân – bí ngồi hè thu – cây vụ đông.
2.2.3. Hiệu quả kinh tế từ cây bí ngồi

Trồng cây bí ngồi vụ đông trên địa bàn thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch
những năm gần đây trở thành cây trồng cho thu nhập cao của người dân.
Đại Trạch là địa phương có truyền thống trồng các loại cây rau màu vụ
đông như cà chua, dưa chuột, ngô... trong đó cây bí ngồi được người dân chú
trọng vì giá trị kinh tế cao, chi phí thấp, dễ trồng, sản lượng cao và tiêu thụ dễ
dàng. [13]


16

Từ nhiều năm nay, nông dân Quảng Bình vẫn có tâm lý coi vụ đông là
vụ sản xuất tận dụng giữa hai vụ chính, ai có điều kiện thì làm, không thì bỏ
đất trống. Với thôn Phương Hạ thì lại khác, nếu không trồng bí ngồi thị họ
cũng tận dụng trồng các loại rau màu khác như cà chua, dưa chuột... để tăng
thêm thu nhập. Do hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây bà con nơi
đây đã chọn cây vụ đông của họ là bí ngồi.
Theo những người dân ở đây thì cách trồng và chăm bón cây bí ngồi vô
cùng đơn giản, rất thích hợp với thời tiết miền Trung nên việc làm giàu từ cây
này không hề khó. Khó khăn nhất ở đây vẫn là hạt giống, đã nhiều năm nay,
những người trồng cây bí ngồi vẫn tự tìm mua giống. Cứ một sào đất thì cần
một lốc giống với giá 180.000 đồng. Ai muốn trồng giống cây này thì phải
đăng ký trước 3 tháng để cử người đi mua giống ở Hà Nội.
Hiện nay, thôn Phương Hạ có hơn 2 ha đất trồng cây bí ngồi. Trừ giống
cây và phân bón thì mỗi vụ người dân thu lãi hơn 8 triệu đồng/1 sào. Người
dân thường trồng cây bí ngồi vào tháng 9-10, thu hoạch tháng 11-12 âm lịch.
Thời gian sinh trưởng của loại cây này thường 55-60 ngày. Kỹ thuật trồng
cũng đơn giản, chỉ cần lên luống cao 20-25 cm, mặt luống rộng 60-70 cm,
rãnh giữa 2 luống rộng 50-60 cm, trồng cây hàng 1 giữa luống, cây cách cây
khoảng 1m là vừa. Lúc trồng cây chỉ cần phân chuồng hoai mục, đạm, lân,
kali là đủ. Khi cây lên được hai lá thì bắt đầu làm cỏ, cây lên 5 lá thì vun gốc,

bón phân tổng hợp một lần nữa. Sau khi trồng thường xuyên tưới nước giữ ẩm
cho cây, trong giai đoạn cây con cứ cách 4-5 ngày tưới nước phân đạm urê
pha loãng quanh gốc cây. Sau mỗi lần thu trái, nên bón bổ sung thêm dinh
dưỡng để cho cây phát triển thêm trái. Thông thường khi trái dài 25-30 cm,
đường kính 4-5 cm, trọng lượng 350-400gr là thu hoạch. Không nên để trái to
quá sẽ bị già, ăn không ngon. Mỗi cây cho thu hoạch trung bình 12-15 trái.


17

Nói đến năng suất thì chị Hoàng Thị Lê (thôn Phương Hạ, xã Đại
Trạch) cho biết: "Trồng cây bí ngồi này hiệu quả kinh tế khá cao, trồng cuối
tháng 10 thì đầu tháng 12 là bắt đầu thu hoạch. Hiện nay, mỗi kg bí ngồi có
giá 15-20 ngàn đồng. Riêng gia đình tôi trồng hơn 1 sào đất, năm nay do bị
sương muối, năng suất không bằng năm ngoái nhưng chúng tôi cũng có tiền
thu nhập để trang trải Tết".
Đây là loài rau màu cho hiệu quả kinh tế rất cao, chỉ cần có 1 sào ruộng
lúa khô, ẩm là cho thu nhập từ 7 đến 8 triệu đồng/ 1 mùa. Đầu ra cũng rất dễ,
là loại quả giàu dinh dưỡng nên rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài thu
hoạch quả thì hoa đực của cây bí còn là món ăn ưa chuộng hiện nay [13]
Qua tài liệu tham khảo trên ta có thể thấy được nếu biết áp dụng đúng
các biện pháp kĩ thuật vào trồng bí ngồi thì no sẽ giúp người nông dân co
thêm thu nhập, cải thiện đời sống.


×