Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Hải Dương (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 230 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THANH HUYỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG
TRONG VỤ ÁN LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THANH HUYỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG
TRONG VỤ ÁN LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: .9. .38. 01. 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Hảo


Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi
trong luận án là trung thực.Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
.

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2018
Tác giả

Đào Thanh Huyền


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận án, tác giả đã nhận
đƣợc sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy giáo, Cô
giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS Trần Đình Hảo, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận án và xin cảm ơn tới cácThầy Cô PGS.TS Hà Thị Mai Hiên,
PGS.TS Nguyễn Đức Minh, PGS.TS Ngô Thị Hƣờng, TS. Nguyễn Văn Huân và
các Thầy, Cô giáo.
- Lãnh đạo Khoa Luật Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam), quý Thầy Cô giáo đã dạy học lớp nghiên cứu sinh
đợt 1 năm 2015, các phòng chuyên môn của Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng chắc chắn luận án không thể tránh khỏi

những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến chân thành
của quý Thầy Cô giáo, các Nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận án
này có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc các Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp
luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2018
Tác giả

Đào Thanh Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật dân sự

BLTTDS

: Bộ Luật tố tụng dân sự

HN&GĐ

: Hôn nhân và Gia đình

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC


: Tòa án nhân dân Tối cao

HĐXX

: Hội đồng xét xử

NĐ- CP

: Nghị định số

NQ –HĐTP- TANDTC

: Nghị quyết số …/ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân

/ Nghị định của Chính phủ

dân Tối cao
TTLT

: Thông tƣ liên tịch

PT

: Phúc thẩm

ST

: Sơ thẩm

XHCN


: Xã hội chủ ngh a

CĐTS

: Chế độ tài sản

TKHN

: Thời kỳ hôn nhân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................8
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .............................................................................19
1.3. Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................20
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN ............................... 25
2.1. Khái quát về tài sản chung của vợ chồng ......................................................25
2.2. Đặc điểm, ý ngh a của việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly
hôn .........................................................................................................................42
2.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn. ...45
2.4. Nội dung điều chỉnh pháp luật, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản vợ
chồng trong các vụ án ly hôn .................................................................................61
2.5. Pháp luật về căn cứ phân chia tài sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn..................64
2.6. Quy định của pháp luật tố tụng về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài
sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn : ...................................................................77

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG TRONG CÁC
VỤ ÁN LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG .................................................................................................. 85
3.1. Khái quát về thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng
trong các vụ án ly hôn trong cả nƣớc, và các yếu tố tác động đến việc giải quyết
tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn. ....................................................85
3.2. Các yếu tố tác động đến việc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly
hôn ..........................................................................................................................93
3.3. Thực trạng thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án
ly hôn từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng ...........................96
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN ..... 124
4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các
vụ án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân ......................................................... 124


4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các vụ
án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng ………………131
4.3. Các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật ....................139
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 150


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghi n cứu
Cùng với tiến trình lịch sử, gia đình luôn đƣợc coi là nền tảng của xã hội Việt
Nam, do đó gia đình đã sớm đƣợc tổ chức chặt chẽ và những quy định pháp luật về
nó qua từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc mang những nét chung nhất của lịch sử

và thời đại. Nhận thức đƣợc vị thế gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn
quan tâm chú trọng đến việc xây dựng và giữ gìn gia đình yêm ấm, hòa thuận. Sự
quan tâm đó đã đƣợc thể hiện qua việc ban hành các quy phạm pháp luật về Hôn
nhân và Gia đình góp phần giúp cho sự tồn tại và phát triển của gia đình đi vào
khuôn khổ và tạo tính bền vững trong quan hệ gia đình. chế độ tài sản của vợ chồng
là một nội dung quan trọng của chế độ Hôn nhân và Gia đình Việt Nam mang
những đặc điểm thể hiện sắc thái thuần túy của dân tộc Việt Nam.
Giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đƣợc thể hiện nhận
thức một cách khoa học và khách quan hiện tƣợng ly hôn và chia tài sản của vợ
chồng. Việc nhìn nhận hiện tƣợng ly hôn, chia tài sản vợ chồng nhƣ là một hiện
tƣợng xã hội, nó thể hiện sự đổi mới về nhận thức của xã hội, đáp ứng yêu cầu công
cuộc cải cách Tƣ pháp và đổi mới đất nƣớc. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trƣờng đang đòi hỏi phải có sự điều chỉnh phù hợp của pháp luật đối với chế định
tài sản trong l nh vực Hôn nhân và Gia đình, đặc biệt là chế độ tài sản chung của vợ
chồng cũng nhƣ việc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi chấm dứt quan hệ
hôn nhân, nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, trong đó quan hệ Hôn nhân
và Gia đình đƣợc đặc biệt chú trọng.
Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của Luật hôn nhân
và Gia đình. Sau khi kết hôn, tài sản chung đƣợc hình thành, các lợi ích và các
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vì thế mà hình
thành. Do tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn
liên quan đến ngƣời thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào các hoạt động
kinh doanh thƣơng mại nên vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đặc

1


biệt là sau khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp
của vợ chồng có liên quan đến tài sản. Sự phức tạp trong việc xác định tài sản chung,
tài sản riêng của vợ chồng cùng những hạn chế trong việc quy định về chế độ tài sản vợ

chồng trong luật Dân sự, luật Hôn nhân và Gia đình nƣớc ta ngày càng trở nên bất cập.
Một mặt việc giải quyết các xung đột trên không thể đảm bảo đƣợc công bằng, bình
đ ng giữa các chủ thể (ngƣời vợ thƣờng thiệt thòi về tài sản sau khi ly hôn). Mặt khác
số lƣợng và độ phức tạp của các vụ việc liên quan đến tranh chấp tài sản vợ chồng ngày
càng gia tăng gây khó khăn, tốn kém cho nghành Tƣ pháp.
Tòa án với tƣ cách là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trong trong việc góp phần tuân thủ,
chấp hành các quy định của pháp luật. Từ việc áp dụng các quy định của pháp luật
trong công tác xét xử các vụ việc thuộc nhiệm vụ của mình, Tòa án góp phần tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nƣớc đến nhân dân. Qua đó góp phần
quan trọng đến công tác tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm xét xử, tác động đến chất
lƣợng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nói riêng và Nhà
nƣớc ta nói chung. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Sau hơn 3 năm thi hành,
Luật HN&GĐ đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ XHCN, tăng cƣờng
pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
cơ quan, tổ chức. ảo đảm ổn định cuộc sống gia đình trong xã hội, phát huy truyền
thống phong tục tập quán tốt đ p của dân tộc Việt Nam, nâng cao vai trò trách nhiệm
của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp
luật về Hôn nhân và Gia đình.
Trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn là
vấn đề nan giải và đầy phức tạp trong quá trình xét xử các vụ ly hôn. Các vụ án liên
quan đến tài sản vợ chồng thƣờng kéo dài, để quá thời hạn xét xử, một số vụ án có
những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng tố tụng hoặc về nội dung dẫn đến
hủy án, hoặc cải sửa án, có những vụ án phải qua nhiều cấp xét xử làm ảnh hƣởng
đến quyền lợi của công dân. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc phát triển năng
động, sự cùng tham gia của vợ chồng vào các giao dịch dân sự, thƣơng mại ngày

2



càng rộng rãi đã nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là việc xác định tài sản
vợ chồng ngày càng phức tạp. Các tranh chấp về tài sản của vợ chồng, giữa vợ
chồng với ngƣời thứ ba ngày càng nhiều, việc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ
chồng trong những trƣờng hợp này luôn luôn biến động, tình hình tranh chấp về tài
sản của vợ chồng khi ly hôn đang có xu hƣớng gia tăng về số lƣợng cũng nhƣ gay
gắt quyết liệt, phức tạp về tính chất; công tác điều tra xác định tài sản của vợ chồng
gặp nhiều trở ngại, cho nên, việc giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng
trong các vụ ly hôn là vấn đề mà các cấp Tòa án gặp rất nhiều khó khăn và vƣớng
mắc. Thực tiễn công tác xét xử cũng cho thấy, những quy định về giải quyết tranh
chấp tài sản vợ chồng của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 mặc dù mới đƣợc
sửa đổi, bổ sung nhƣng chƣa thật cụ thể, rõ ràng, dẫn đến quan điểm, nhận thức và
áp dụng khác nhau. Một số quy định không còn phù hợp với tình hình biến động
của đời sống xã hội, dẫn đến việc xét xử chƣa đảm bảo đƣợc tính khách quan, công
bằng, ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm lòng tin của
quần chúng nhân dân đối với pháp luật.
Để cho việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý các
tranh chấp về chia tài sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn, đặt ra yêu cầu cần phải
tiếp tục làm rõ thêm về mặt lý luận cũng nhƣ về mặt thực tiễn đối với vấn đề này;
tiếp tục nghiên cứu để đƣa ra định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm bổ sung, hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp
tài sản chung vợ chồng trong các vụ án ly hôn đƣợc coi vấn đề có tính cấp thiết hiện
nay. Với ý ngh a đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp tài
sản vợ chồng trong vụ án ly hôn, từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại
Tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến s luật học.
2. Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu
ục

c ng i n c u

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luậnpháp

luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ ánly hôn đồng thời tìm hiểu thực
trạng giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn của Tòa án nhân dân tại tỉnh

3


Hải Dƣơng.Nhằm chỉ ra những vấn đề còn vƣớng mắc, bất cập trong các quy định của
pháp luật cũng nhƣ một số quan điểm áp dụng pháp luật chƣa thống nhất trong ngành
Tòa án,từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả điều chỉnh và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ
chồng trong các vụ ly hôn.
i m vụ ng i n c u
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu ở trên, Luận án xác định nhiệm vụ nghiên
cứu nhƣ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản
vợ chồng trong các vụ ly hôntheo luật HN&GĐ năm 2014
- Nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng trong vụ
án ly hôn của Tòa án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng khi xét xử loại việc này qua một
số vụ án cụ thể, từ đó nhận dạng những bất cập, vƣớng mắc còn tồn tại trong quá
trình giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất một số kiến nghị và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh về giải quyết tranh chấp tài sản vợ
chồng khi ly hôn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3

Đối tượng nghiên c u
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và hệ thống các

quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn; tác giả

tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục, căn
cứ, nguyên tắc pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn
và thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn của Toà án
nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên c u
Trong phạm vi của luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định
của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ộ luật dân sự năm 2015, ộ luật tố tụng
dân sự năm 2015, cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn

4


theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014. Nghiên cứu việc áp dụng
pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn qua thực tiễn
xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng trong 5 năm từ 2013 đến năm 2017.
Trong phạm vi của đề tài, Luận án chỉ nghiên cứu giải quyết các tranh chấp về tài
sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn ở trong nƣớc, các ví dụ dẫn chứng trong luận
án cũng chủ yếu tập trung vào các tranh chấp là nhà, đất, quyền sử dụng đất, công
sức đóng góp của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những tranh chấp về tài sản của vợ
chồng là vật, tiền, giấy tờ có giá trị nhƣ : cổ phần, cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng, ô tô
hạng sang, vàng và kim loại quý, đá quý… Luận án hạn chế dẫn chứng. Còn những
tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp tài sản
chung, riêng của vợ chồng với những chủ thể khác khi ly hôn, sau ly hôn, các tranh
chấp về tài sản vợ chồng trong các vụ việc có yếu tố nƣớc ngoài không thuộc
phạm vi nghiên cứu của Luận án.
- Luận án chỉ nghiên cứu một phần hậu quả pháp lý của việc ly hôn, đó là
vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn ở trong nƣớc. Về mặt thực
tiễn, Luận án giới hạn là các bản án, quyết định về giải quyết các tranh chấp tài sản
của vợ chồng khi ly hôn đã đƣợc xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng từ
năm 2013 đến năm 2017 (chủ yếu là các tranh chấp về nhà, đất, QSDĐ, công sức

đóng góp), các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết về thụ lý và giải quyết vụ án về
HN&GĐ, ly hôn, của các Tòa án các huyện, thị và Tòa án tỉnh Hải Dƣơng từ năm
2013 đến năm 2017.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghi n cứu
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ
ngh a duy vật lịch sử: Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu
đánh giá chế độ tài sản vợ chồng và việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
qua các thời kỳ lịch sử ở nƣớc ta.
- Phƣơng pháp nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau
nhƣ phƣơng pháp phân tích luật học, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê,
phƣơng pháp tổng hợp (trên cơ sở phân tích và tham khảo pháp luật nƣớc ngoài).

5


- Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật
hiện hành với hệ thống pháp luật trƣớc đây ở nƣớc ta cũng nhƣ pháp luật ở một số
nƣớc khác.
- Phƣơng pháp thống kê đƣợc thực hiện trong quá trình đánh giá thực tiễn
qua các bản án cụ thể từ hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng
từ năm 2013 đến năm 2017 liên quan đến tranh chấp tài sản vợ chồng, từ đó tìm ra
mối liên hệ giữa pháp luật với thực tiễn đã phù hợp chƣa để nâng cao hiệu quả điều
chỉnh của pháp luật về vấn đề này.
5. Những đ ng g p

ới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đƣa lại một số đóng góp mới sau đây:
- Góp phần làm r cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về giải quyết tranh
chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại

tỉnh Hải Dƣơng. Luận án là công trình nghiên cứu tƣơng đối khoa học, đầy đủ và có
hệ thống, khái quát và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định pháp
luật về giải quyết các tranh chấp tài sảnvợ chồng khi ly hôn, làm căn cứ so sánh với
quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, từ đó thấy đƣợc tính hợp lý và
bất hợp lý của chế độ tài sản vợ chồng việc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng
khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015.
- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đề tài còn tìm hiểu thực tiễn áp dụng
pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng. Nêu
những điểm còn vƣớng mắc, bất cập của pháp luật, những quy định chƣa phù hợp,
cả dƣới góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật. Góp phần đánh giá thực
trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng
trong vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân.
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều
chỉnh và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly
hôn. Nhằm nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án nhân dân tiến tới hoàn thiện pháp luật
về giải quyết các tranh chấp tài sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn.

6


6. Ý ngh a hoa học và thực tiễn của Luận án
- Ý ngh a khoa học : Luận án là một công trình nghiên cứu tƣơng đối khoa
học, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề có liên quan đến thực tiễn tranh chấp tài sản
của vợ chồng trong vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân tại Tỉnh Hải Dƣơng, góp phần
bổ sung các lý luận cơ bản về quan hệ tài sản vợ chồng, giải quyết tranh chấp tài sản
vợ chồng khi ly hôn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ các
vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn và góp phần vào
việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định pháp luật này nhất là trong giai đoạn hiện
nay, khi mà Việt Nam đang tiến hành cải cách Tƣ pháp nhằm đảm bảo tính khách

quan, công bằng, và hợp lý của pháp luật.
-

Ý ngh a thực tiễn : Đề tài khai thác tính cấp thiết của việc hoàn thiện các quy

định pháp luật liên quan tới giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn với thế giới. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là
tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp luật về hôn
nhân và gia đình nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly
hôn nói riêng.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án đƣợc kết cấu 4 chƣơng, có kết luận của từng chƣơng, bao gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu.
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản
vợ chồng khi ly hôn
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
tài sản vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh
chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tìn


ìn ng i n c u ở Vi t am

Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội,Việc xác định tài
sản vợ chồng đƣợc các nhà làm luật quan tâm, quy định tƣơng đối đầy đủ, cụ thể
trong các văn bản pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm việc áp dụng vào thực tiễn
đƣợc thuận lợi hơn. Các công trình nghiên cứu khoa học nói chung về chế độ tài
sản vợ chồng, giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn luôn thu
hút đƣợc nhiều sự quan tâm, nghiên cứu đến nay đã có một số công trình nghiên
cứu về vấn đề này
Trên cơ sở đó, Luận án đã tham khảo, phân tích, so sánh các văn bản nhƣ:
Hiến pháp năm 1992, Luật HN&GĐ năm1959, năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000,
Luật HN&GĐ năm 2014, LDS năm 2005, LDS năm 2015, LTTDS năm 2004,
sửa đổi, bổ sung năm 2011, LTTDS năm 2015, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất
đai năm 2013…; Các Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn, các Chỉ thị, Nghị quyết, công
văn hƣớng dẫn của T ND Tối cao về giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng
trong vụ án ly hôn… Từ đó, tác giả phân tích những vấn đề bổ sung, sửa đổi và kế
thừa, những điểm mới mang tính tiến bộ phù hợp với thực tiễn hiện nay.
ên cạnh đó, các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này cũng vô
cùng phong phú.
óm các luận án Tiến sĩ:
Luận án Tiến s Luật của Nguyễn Văn Cừ( 2005), Chế độ tài sản của vợ
chồng theo luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Luận án Tiến s luật học, Trƣờng
Đại học luật Hà Nội, Luận án phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống
về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, các căn cứ, nguyên tắc
chia tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật HN&GĐ năm 2000, đánh giá về thực
trạng pháp luật về tranh chấp tài sản vợ chồng, nêu về mặt lý luận và thực tiễn áp
8



dụng chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, luận án chỉ
r những quy định còn bất cập, chƣa hợp lý, không đảm bảo đƣợc tính khoa học của
luật thực định. Nêu thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện về
việc áp dụng căn cứ xác định tài sản vợ chồng, về định giá tài sản trong giải quyết
tranh chấp, về xác định ngh a vụ tài sản của vợ chồng. Đây là một công trình có giá
trị to lớn trong cả khoa học lý luận và thực tiễn. Luận án Tiến s Luật của Nguyễn
Thắng Lợi ( 2017), Chia tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia
đình Việt Nam, Luận án Tiến s Luật học, Học viện khoa học xã hội. Nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, hệ thống hóa một số cơ sở lý thuyết về căn cứ xác định tài sản
vợ chồng, căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung vợ chồng dựa trên hai cơ
sở là “thời kỳ hôn nhân” và “nguồn gốc tài sản”. Luận án Tiến s Luật của Hồ
Quang Huy ( 2015), Thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến s
Luật học, Học viện Khoa học xã hội. Luận án đi sâu phân tích về quyền sở hữu tài
sản, trong đó có tài sản vợ chồng gắn liền với quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam,
những bất cập về thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất. Luận án Tiến s
Luật của Mai Thị Tú Oanh( 2013), Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất
đai bằng Tòa án ở nước ta, Luận án Tiến s Luật học, Học viện Khoa học xã hội.
Luận án đề cập đến tranh chấp đất đai chung , trong đó có tranh chấp đất đai của vợ
chồng, Nêu các giải pháp hoàn thiện về tranh chấp đất đai.
Tất cả những lý thuyết của các luận án trên có một số vấn đề liên quan đến
đề tài của luận án. Tuy nhiên các tác giả luận án mới chỉ đề cập đến một khía cạnh
hoặc một số trƣờng hợp cụ thể liên quan đến chia tài sản vợ chồng mà chƣa đi sâu
phân tích toàn diện các trƣờng hợp tranh chấp tài sản của vợ chồng trong vụ án ly
hôn tại Tòa án theo luật HN&GĐ năm 2014. Các phân tích về thực trạng việc thực
hiện pháp luật, các ƣu điểm và những hạn chế, bất cập về giải quyết tranh chấp tài
sản vợ chồng khi ly hôn, các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê, các bản án có vi
phạm bị hủy, cải sửa, của nghành Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, thì chƣa có tác
giải nào đề cập đến và không có sự trùng lặp với các công trình trƣớc đây.


9


óm các luận văn T ạc sĩ:
Nguyễn Hồng Hải (2002), “Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Luận văn thạc s Luật học, trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Luận
văn phân tích các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng trong luật HN&GĐ
và gia đình năm 2000 và thực tiễn nghiên cứu, áp dụng chế định, tác giả đã làm r
một số vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng chế định tài sản của vợ chồng, đƣa ra
những kết luận và kiến nghị hoàn thiện chế định này. Tuy nhiên, hiện nay Luật
HN&GĐ năm 2014 đã có hiệu lực, do vậy cần thiết phải có một công trình nghiên
cứu mới, bởi vì Luật HN&GĐ năm 2014 và Luật HN&GĐ năm 2000 có nhiều nét
khác biệt, ảnh hƣởng đến việc xác định tài sản của vợ chồng. Phạm thị Ngọc Lan
(2008), “Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo luật Hôn nhân
và Gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn Thạc s Luật học, Trƣờng Đại học
Quốc gia Hà Nội. ùi Minh Hồng ( 2009), “ Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ
chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam” Luận văn Thạc s
Luật học. Nguyễn Thị Lan (2012), “Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật Hôn
nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn Thạc s Luật học, Trƣờng Đại học
quốc gia Hà Nội. Đinh Thị Minh Mẫn ( 2014), Giải quyết tranh chấp tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Tất cả những luận văn này đều có một đối tƣợng nghiên cứu r ràng,phân
tích về căn cứ, nguyên tắc, các vấn đề lý luận về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn,về
chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng, vấn đề nợ khi vợ chồng ly hôn, đều có
liên quan đến đề tài luận án. Đối với những tranh chấp về nhà đất, công sức, cách
thức giải quyết còn ở mức sơ lƣợc, chƣa thấu đáo, Các định hƣớng và các giải pháp
của các luận văn còn sơ sài chƣa cụ thể, đây là vấn đề mà luận án sẽ đi sâu nghiên
cứu và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp
tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn.

Nguyễn Thị Hạnh (2012), Luận văn Thạc s luật học, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà
Nội, phân tích tƣơng đối chi tiết về nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn,

10


nhấn sâu vào quyền sử đụng đất và nhà ở là những tài sản có giá trị nhất trong số tài
sản chung của vợ chồng, tác giả cho rằng giá trị tài sản lớn khiến cho các tranh chấp
trở nên phức tạp hơn, chia tài sản chung là quyền sử dụng đất và nhà ở có nhiều
phức tạp, do vậy luật cần quy định cụ thể hơn về nguyên tắc cách thức phân chia, đã
nêu cụ thể các loại tài sản chung vợ chồng. Trong luận văn có ý kiến bổ sung vấn đề
hoàn thiện quy định pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng.Nguyễn Thị Xuân
(2013), Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại TAND qua thực
tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc s Luật học, Trƣờng Đại học
Quốc gia Hà Nội, luận văn nghiên cứu và thống kê chi tiết các loại tài sản chung vợ
chồng, các loại tài sản riêng của vợ, chồng áp dụng cho việc giải quyết chia tài sản
chung vợ chồng khi ly hôn: Các thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm các khoản thu nhập hợp
pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Phạm Trung Kiên (2013), Chia
tài sản chung vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử cấp sơ thẩm tại Tòa án nhân
dân tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc s Luật học, Học viện khoa học xã hội
Đặng Thu Hà ( 2014), Quyền tài sản trong quan hệ Hôn nhân và Gia đình ở Việt
Nam hiện nay, Luận văn Thạc s Luật học, Học viện khoa học xã hội. Khái niệm tài
sản và bản chất quyền tài sản trong quan hệ Hôn nhân và Gia đình, khái quát một số
đặc điểm về quyền tài sản trong quan hệ Hôn nhân và Gia đình dƣới góc độ lịch sử
và luật học so sánh. Nguyễn á Thuận (2014), Giải quyết tranh chấp tài sản chung
của vợ, chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án ở tỉnh Hưng Yên, Luận văn
Thạc s Luật học, Học viện khoa học xã hội, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận xác định
thẩm quyền trong việc giải quyết chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn của Tòa án
nhân dân, thủ tục tố tụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về HN&GĐ, những

giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng
trong vụ án ly hôn. Đỗ Việt

nh ( 2017), Thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản

của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân Thành phố Thanh Hóa, Luận văn
Thạc s Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, luận văn nêu cơ sở pháp luật của
việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn, căn cứ xác định tài sản

11


chung, tài sản riêng khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc theo
luật định. Nguyễn Đức nh ( 2017),Xác định tài sản chung của vợ chồng theo Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Luận văn Thạc s Luật học, Trƣờng Đại học Luật
Hà nội, luận văn nêu nội dung cơ bản về xác định tài sản chung của vợ chồng theo
luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thực trạng thực hiện pháp luật về xác định tài
sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị hoàn thiện.Nguyễn Thị Thu Hà (
2017), Thực tiễn giải quyết tranh chấp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa
án nhân dân Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc s Luật học, Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội, Luận văn nêu lý luận cơ bản về chế độ tài sản của vợ chồng, căn cứ xác
định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng, thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết
tranh chấp về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân Thành phố
Hà nội.
Vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn về cả lý luận và
thực tiễn của các luận văn trên nghiên cứu khá nhiều ở mức độ khác nhau, lý thuyết
về tài sản chung vợ chồng, chế độ tài sản vợ chồng qua các thời kỳ, các nguyên tắc
các căn cứ giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn đã đƣợc đề cập trong
các luận văn chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000, và có liên quan đến đề tài luận án
luận án. Song về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản vợ

chồng trong vụ án ly hôn tại Tòa án theo Luật HN&GĐ năm 2014 và theo LTTDS
năm 2015 thì hầu nhƣ chƣa có công trình nào đề cập đến một cách cụ thể, chi tiết,
hoặc có đề cập đến nhƣng chƣa toàn diện và thấu đáo mà tác giả đề tài chú trọng và
tập trung. Việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản
của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng thì chƣa có công
trình nào và đây là công trình đầu tiên, do đó không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu trƣớc đây.
Các sác , tạp c , tài li u c uy n k ảo:
Sách: Phùng Trung Tập(2011), Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng, Nxb.Chính trị Hành chính, Hà Nội .Nghiên cứu trên
đều phân tích, đánh giá, hệ thống hóa một số cơ sở lý thuyết về căn cứ xác định tài

12


sản vợ chồng, căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung vợ chồng, phân tích
các hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Sách : “ Tài sản và quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam” NX Công an
nhân dân, của Hà Thị Mai Hiên ( 2010). Nguyễn Phƣơng Lan (2008), “ Quyền và
nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với các giao dịch dân sự, thương mại do một bên
thực hiện, tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh” Đề tài khoa
học cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội... đã tổng hợp một cách khái quát
nguồn gốc, phạm vi xác lập tài sản chung và tài sản riêng vợ, chồng cùng các quyền
sở hữu của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó. Sách: “ Xã hội học pháp luật
những vấn đề cơ bản” V khánh Vinh (2012), Nxb Khoa học xã hội, phần 1. Sách :
“Hướng dẫn học tập- Tìm hiểu Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam”, Nhà xuất
bản Lao động , của Tiến s Ngô Thị Hƣờng ( chủ biên), Tiến s Nguyễn Thị Lan,
Tiến s ùi Thị Mừng ( 2015), Đại học luật Hà nội, cuốn sách tập trung phân tích,
lý giải một cách khoa học các khái niệm trong l nh vực HN&GĐ cũng nhƣ nội dung
các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành về Hôn nhân và Gia đình. Đồng

thời, cuốn sách đƣa ra các nguyên lý áp dụng pháp luật trong việc điều chỉnh, giải
quyết các quan hệ HN&GĐ trong thực tế .Sách : “ Pháp luật Dân sự và thực tiễn
xét xử” Tƣởng Duy Lƣợng ( 2012), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tạp chí: ùi
Thị Huyền ( 2017), Đảm bảo quyền con người, quyền công dân của đương sự trong
thủ tục giải quyết việc dân sự, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5 ( 302) – 2017.
Đào Thanh Huyền (2017), “Tính nhân văn của pháp luật Việt Nam trong giải quyết
tài sản của vợ chồng khi ly hôn” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5( 302), năm
2017. Và“ Xác minh thu thập chứng cứ trong các vụ án ly hôn có yêu cầu chia tài
sản chung vợ chồng”. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 7( 304) năm 2017, bài viết
bàn về tính nhân văn của pháp luật Việt Nam thể hiện qua nguyên tắc “ bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình, nêu tầm quan trọng của việc xác minh, thu thập chứng cứ, những kinh
nghiệm thực tế của việc xác minh, thu thập chứng cứ trong các vụ án ly hôn có yêu
cầu chia tài sản vợ chồng. Lê Văn Sua, Tòa án quân sự Khu vực 1 – QK9, Áp dụng
tập quán trong pháp luật dân sự- những vướng mắc, bất cập cần hoàn thiện,
/>ItemID=1927
,
18/02/2016. Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ 1 tháng 5- 2013, Trao đổi về bài viết “ Tài

13


sản chung hay tài sản riêng” tác giả Nguyễn Thị Hạnh, Giảng viên khoa Đào tạo
Thẩm phán – Học viện Tƣ pháp.Các bài viết tổng hợp một cách khái quát nguồn
gốc, phạm vi xác lập tài sản chung và tài sản riêng vợ, chồng cùng các quyền sở
hữu của vợ chồng đối với các loại tài sản đó, nội dung quyền sở hữu tài sản. Trần
nh Tuấn ( 2013), Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh th

dưới góc nhìn lịch


sử và so sánh, Tạp chí luật học, số 10(161).
Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ 1 tháng 12-2011 (số 23) tr.24-26 bài viết về “
tài sản chung hay tài sản riêng”, an biên tập Tạp chí T ND.Tạp chí Tòa án nhân
dân số 11-2003, tr. 14-17, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi phá sản
doanh nghiệp tư nhân. Nêu hình thức sở hữu chung, sở hữu chung theo phần và sở
hữu chung hợp nhất.ĐoànThị Phƣơng Diệp, nguyên tắc suy đoán tài sản chung
trong luật Hôn nhân và Gia đình Việt nam và Luật Dân sự Pháp, Tạp chí nghiên
cứu Lập pháp điện tử - www.luatviet.org. Nguyên tắc suy đoán tài sản chung đƣợc
xây dựng trên cơ sở ƣu tiên và hƣớng tới bảo vệ lợi ích chung của gia đình.
Các sách, các bài viết trên phân tích một số vấn đề liên quan đến việc xác
định tài sản chung của vợ chồng, việc xác minh thu thập chứng cứ trong việc giải
quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn. Tính nhân văn của pháp luật Việt Nam
trong giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, các hình thức sở hữu tài sản vợ
chồng, sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần, có liên quan đến đề tài
luận án….Tuy nhiên do tính chất của một quyển sách, một bài báo, tạp chí, các tác
giả mới chỉ đề cập đến một khía cạnh hoặc một vài trƣờng hợp cụ thể liên quan đến
việc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn, không phân tích, lý giải các
vấn đề tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn một cách chi tiết, cụ thể nhƣ
luận án.
1.1.2. Tìn

ìn ng i n c u ở nước ngoài

Vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng luôn là một chế định chứa đựng tính
phức tạp trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Cho đến nay, pháp luật HN&GĐ
của hầu hết các nƣớc chƣa đƣa ra một khái niệm pháp lý chính thức về chế độ tài
sản chung của vợ chồng. Nhà làm luật ở các nƣớc thƣờng đề cao quyền tự do cá
nhân, quyền tự định đoạt với đối với tài sản của vợ chồng, tự do lập hôn ƣớc đã trở
thành một nguyên tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định chế độ tài sản vợ chồng.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo họ trƣớc hết phải do chính bản thân vợ chồng lựa

14


chọn, thoả thuận. Pháp luật chỉ quy định một chế độ tài sản cho họ khi vợ chồng
thoả thuận đƣợc một chế độ tài sản cho mình. Quan điểm này trong các quy định tại
điều 1387 ộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/07/1965)…Điều
755, 756 ộ luật Dân sự Nhật ản. Điều 1465 ộ luật Dân sự và thƣơng mại Thái
Lan. Theo pháp luật của một số nƣớc, hôn ƣớc là sự thoả thuận bằng văn bản do vợ
chồng lập trƣớc khi kết hôn để quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời
kỳ hôn nhân. Hình thức chế độ tài sản pháp định đƣợc các nhà làm luật xã hội chủ
ngh a chọn là chế độ tài sản cộng đồng, trong đó chế độ cộng đồng tạo sản đƣợc áp
dụng phổ biến nhất, bởi vì chế độ này phù hợp với tình hình thực tế một số nƣớc,
một là không phá vỡ chế độ tài sản chung của vợ chồng, hai là tạo điều kiện cho vợ
chồng có thể chủ động trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình.
Các căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng và cách giải quyết
tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn của một số nước trên thế giới:
Matrimonial Property in Europe: A Link between Sociology and Family
Law của tác giả

ranka Rešetar (2008), Nguồn:

ranka Rešetar, Matrimonial

Property in Europe: A Link between Sociology and Family Law, vol. 12.3
ELECTRONIC JOURNAL OF COMPARATIVE LAW, (December 2008),
< Tài sản hôn nhân ở Châu Âu: Một liên kết
giữa Xã hội học và Gia đình: ài báo đề cập đến sự hình thành gián tiếp các tài sản
thuộc sở hữu chung của vợ chồng, sự ghi nhận và phân loại ở một số quốc gia Châu

Âu. ài báo cũng phân tích kết quả một số nghiên cứu xã hội học về các thành phần
cơ bản của sự đóng góp gián tiếp vào khối tài sản chung vợ chồng trong đó bao gồm
các công việc gia đình và chăm sóc con cái giữa ngƣời chồng và ngƣời vợ. Các kết
quả này đƣợc coi là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các căn cứ xác định khối tài
sản chung vợ chồng ở Châu Âu hiện nay.

ài báo cũng đặt ra một số vấn đề mới

trong đó quan trọng nhất là liệu hợp đồng hôn nhân có phải là xu hƣớng sẽ thay thế
cho các căn cứ xác định tài sản trong hôn nhân hay không.
KOREAN

DIVORCE

LAW

ON

CLAIMS

FOR

PROPERTYDIVISION:

DIVIDINGRETIREMENTALLOWANCEINDIVORCE của tác giả Faye Y. Park, đăng

15


trên tạp chí Pacific Rim Law & Policy Journal ssociation, VOL. 17 NO. 3, 2008, vấn

đề phân chia tài sản là lương hưu của các bên trong vụ án ly hôn theo pháp luật Hàn
Quốc. Theo tác giả, tài sản là lƣơng hƣu có thể chƣa đƣợc cấp tại thời điểm ly hôn,
nhƣng giống nhƣ các loại tài sản khác của mỗi bên vợ chồng có thể đƣợc đóng góp
bằng cả việc thực hiện các công việc gia đình của bên phối ngẫu, chúng cũng cần đƣợc
xem xét và tính toán đến khi chia tài sản giữa vợ và chồng.
Cuốn sách Community of property. A regime for England and Wales? của tác
giả Elizabeth Cooke,

nne arlow and Thérèse Callus (2006).Tài sản chung: truyền

thống và các xu hướng phát triển, giới thiệu về chế độ tài sản chung,Tài sản chung:
nguồn gốc và phạm vi. Định đoạt chung: các xu hƣớng hiện tại. Sự lựa chọn của pháp
luật

nh và xứ Wales. Sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần. Sở hữu

chung hợp nhất đối với tài sản. Sở hữu chung hợp nhất đối với bất động sản.
Phân chia công bằng tài sản chung khi ly hôn ở Connecticut, Equitable
Distribution of Marital Property in Connecticut Prepared by Connecticut Judicial
Branch, Superior Court Operations, Judge Support Services, Law Library Services
Unit. Nguồn: Chế độ phân chia công bằng tài
sản chung khi ly hôn, phân loại tài sản; Xác định giá trị tài sản; Các vấn đề cụ thể
trong định giá tài sản; Phân chia tài sản; Các yếu tố trong phân phối công bằng tài
sản chung.

ài báo Matrimonial property and Irish law: a case for community của

Lucy- nn uckley. Nguồn trích: uckley, L.

. (2002). Matrimonial property and


Irish law: a case for community. Northern Ireland Legal Quarterly, 53, 39- 76. cơ sở
lý luận của các chế độ sở hữu khác nhau, các lý thuyết chứng minh đƣợc kiểm tra
một cách ngắn gọn. Sự vận hành của chế độ tài sản chung đƣợc phân tích và so sánh
với sở hữu riêng về tài sản và sự phân phối lại một cách công bằng. Thực trạng áp
dụng vấn đề này trong pháp luật

i-len đƣợc nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng và tiếp

đó là các phân tích chính sách pháp luật của

ilen. Cuối cùng, nghiên cứu nhận

định rằng pháp luật ilen sẽ chấp nhận một cách chính thức và đầy đủ phƣơng pháp
tiếp cận về sở hữu chung, trong đó bao gồm cả hệ thống các tài sản chung theo luật.

16


Cuốn sách CH R CTERIZ TION

ND TR CING OF M RIT L PROPERTY

IN TEX S của Michael P. Geary, 2005. Nghiên cứu thảo luận về các đặc tính của
sở hữu chung theo pháp luật của Texas. Nghiên cứu phân tích hệ thống về sở hữu
chung, đánh giá thực trạng về các quy định pháp luật của Texas và thảo luận về tầm
quan trọng của các đặc tính và các phƣơng pháp sử dụng trong việc xác định các
đặc tính của tài sản. ên cạnh đó, nghiên cứu cũng đƣa ra các phân tích tình huống
cụ thể có liên quan. Cuối cùng, nghiên cứu đƣa ra một phân tích về xác định nguồn
gốc tài sản và thảo luận về một số phƣơng pháp xác định đang đƣợc sử dụng để xác

định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Nghiên cứu cũng đặt ra các vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu thêm. Tòa án gia đình chia tài sản "Hôn nhân" như thế nào?
(How

Does

the

Family

Court

Divide

“Marital”

Property?).

Nguồn:

, Tòa án gia đình có quyền
chia "hôn nhân" bất động sản nhƣ là một phần của bất kỳ ly dị hoặc hành động bảo
trì riêng biệt. ởi vì Nam Carolina công nhận hôn nhân phổ biến pháp luật, các cặp
vợ chồng kết hôn theo pháp luật thông thƣờng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của Tòaán
Gia đình trong phân chia tài sản của họ,trƣờng hợp các bên không thể thống nhất về
định giá, Toà án có thể xem xét ý kiến của các bên riêng, lời khai nhân chứng, và ý
kiến của chuyên gia trong việc định giá tài sản. Vì vậy, miễn là có bằng chứng đáng
tin cậy để hỗ trợ việc định giá những nơi Tòa án gia đình về bất động sản, định giá
sẽ gần nhƣ không bao giờ bị làm phiền về việc kháng cáo. Một danh sách đầy đủ
các yếu tố của Tòa án gia đình xem xét một cách công bằng trong phân chia tài sản

chung đƣợc chứa đựng ở Nam Carolina Đoạn 20-3-620. Có lẽ yếu tố quan trọng
nhất trong phân chia tài sản trong hôn nhân là những giá trị (trong đó bao gồm
những trở ngại nhƣ cho vay, thế chấp) của từng hạng mục tài sản, chiều dài của
cuộc hôn nhân, và đóng góp của mỗi vợ, chồng cho đến việc mua sắm, bảo quản,
khấu hao, hoặc đánh giá cao giá trị của các tài sản chung, trong đó có sự đóng góp
của ngƣời phối ngẫu là ngƣời nội trợ. Trong khi đóng góp của mỗi bên vào việc
mua, bảo quản, khấu hao, hoặc đánh giá cao giá trị của các tài sản chung là một yếu
tố quan trọng trong việc phân chia công bằng.

17


3 Đán giá tìn
ng vấn

ìn ng i n c u và n

ng vấn

mà luận án kế t ừa -

mà luận án tiếp tục tri n k ai ng i n c u

Những vấn đề mà luận án kế thừa:
Các công trình nghiên cứu trên đã đƣợc nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía
cạnh của vấn đề chia tài sản vợ chồng khi trong vụ án ly hôn, hoặc chỉ đề cập đến
một vấn đề nhỏ của chia tài sản vợ chồng khi ly hôn, hệ thống hóa một cách khái
quát quá trình phát triển của chế độ tài sản vợ chồng và tranh chấp tài sản vợ chồng
trong vụ án ly hôn, cũng đã có những khảo sát ở một số địa phƣơng từ đó rút ra
những đánh giá tổng thể về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly

hôn tại Tòa án trên cả nƣớc. Những công trình, bài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
đã nghiên cứu lồng ghép vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án
ly hôn trong các nội dung nghiên cứu của đề tài, những vấn đề lý luận về giải quyết
tranh chấp tài sản vợ chồng.Các công trình khoa học nói trên đã làm r hơn các vấn
đề lý luận và thực tiễn về mô hình giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn.
Trong đó có nhiều kiến giải, luận điểm khoa học đã đƣợc vận dụng vào thực tiễn và
thu đƣợc những kết quả khả quan.
Vì vậy dựa trên cơ sở tình hình nghiên cứu, Luận án sẽ kế thừa một số luận
điểm nghiên cứu, phân tích chuyên sâu, toàn diện và thấu đáo về giải quyết tranh
chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, từ thực
tiễn xét xử của Tòa án nhân nhân tại tỉnh Hải Dƣơng
Những vấn đề mà Luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu:
Tuy nhiên các công trình, các bài viết trên của các tác giả, chƣa đi sâu vào
nghiên cứu việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp về
tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn trong một khoảng thời gian và tại địa điểm cụ
thể hoặc nghiên cứu việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh
chấp về tài sản vợ chồng khi ly hôn trong một khoảng thời gian và địa điểm khác.
Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu các căn cứ, nguyên tắc, các phƣơng pháp giải quyết
các tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn tại Tòa án, các kiến nghị giải
pháp hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện các cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật giải

18


×