Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Hải Dương (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 230 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THANH HUYỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG
TRONG VỤ ÁN LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THANH HUYỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG
TRONG VỤ ÁN LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: .9. .38. 01. 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Hảo


Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi
trong luận án là trung thực.Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
.

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2018
Tác giả

Đào Thanh Huyền


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận án, tác giả đã nhận
đƣợc sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy giáo, Cô
giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS Trần Đình Hảo, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận án và xin cảm ơn tới cácThầy Cô PGS.TS Hà Thị Mai Hiên,
PGS.TS Nguyễn Đức Minh, PGS.TS Ngô Thị Hƣờng, TS. Nguyễn Văn Huân và
các Thầy, Cô giáo.
- Lãnh đạo Khoa Luật Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam), quý Thầy Cô giáo đã dạy học lớp nghiên cứu sinh
đợt 1 năm 2015, các phòng chuyên môn của Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng chắc chắn luận án không thể tránh khỏi

những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến chân thành
của quý Thầy Cô giáo, các Nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận án
này có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc các Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp
luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2018
Tác giả

Đào Thanh Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật dân sự

BLTTDS

: Bộ Luật tố tụng dân sự

HN&GĐ

: Hôn nhân và Gia đình

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC


: Tòa án nhân dân Tối cao

HĐXX

: Hội đồng xét xử

NĐ- CP

: Nghị định số

NQ –HĐTP- TANDTC

: Nghị quyết số …/ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân

/ Nghị định của Chính phủ

dân Tối cao
TTLT

: Thông tƣ liên tịch

PT

: Phúc thẩm

ST

: Sơ thẩm

XHCN


: Xã hội chủ ngh a

CĐTS

: Chế độ tài sản

TKHN

: Thời kỳ hôn nhân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................8
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .............................................................................19
1.3. Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................20
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN ............................... 25
2.1. Khái quát về tài sản chung của vợ chồng ......................................................25
2.2. Đặc điểm, ý ngh a của việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly
hôn .........................................................................................................................42
2.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn. ...45
2.4. Nội dung điều chỉnh pháp luật, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản vợ
chồng trong các vụ án ly hôn .................................................................................61
2.5. Pháp luật về căn cứ phân chia tài sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn..................64
2.6. Quy định của pháp luật tố tụng về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài
sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn : ...................................................................77

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG TRONG CÁC
VỤ ÁN LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG .................................................................................................. 85
3.1. Khái quát về thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng
trong các vụ án ly hôn trong cả nƣớc, và các yếu tố tác động đến việc giải quyết
tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn. ....................................................85
3.2. Các yếu tố tác động đến việc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly
hôn ..........................................................................................................................93
3.3. Thực trạng thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án
ly hôn từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng ...........................96
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN VỢ CHỒNG TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN ..... 124
4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các
vụ án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân ......................................................... 124


4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các vụ
án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng ………………131
4.3. Các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật ....................139
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 150


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghi n cứu
Cùng với tiến trình lịch sử, gia đình luôn đƣợc coi là nền tảng của xã hội Việt
Nam, do đó gia đình đã sớm đƣợc tổ chức chặt chẽ và những quy định pháp luật về
nó qua từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc mang những nét chung nhất của lịch sử

và thời đại. Nhận thức đƣợc vị thế gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn
quan tâm chú trọng đến việc xây dựng và giữ gìn gia đình yêm ấm, hòa thuận. Sự
quan tâm đó đã đƣợc thể hiện qua việc ban hành các quy phạm pháp luật về Hôn
nhân và Gia đình góp phần giúp cho sự tồn tại và phát triển của gia đình đi vào
khuôn khổ và tạo tính bền vững trong quan hệ gia đình. chế độ tài sản của vợ chồng
là một nội dung quan trọng của chế độ Hôn nhân và Gia đình Việt Nam mang
những đặc điểm thể hiện sắc thái thuần túy của dân tộc Việt Nam.
Giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đƣợc thể hiện nhận
thức một cách khoa học và khách quan hiện tƣợng ly hôn và chia tài sản của vợ
chồng. Việc nhìn nhận hiện tƣợng ly hôn, chia tài sản vợ chồng nhƣ là một hiện
tƣợng xã hội, nó thể hiện sự đổi mới về nhận thức của xã hội, đáp ứng yêu cầu công
cuộc cải cách Tƣ pháp và đổi mới đất nƣớc. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trƣờng đang đòi hỏi phải có sự điều chỉnh phù hợp của pháp luật đối với chế định
tài sản trong l nh vực Hôn nhân và Gia đình, đặc biệt là chế độ tài sản chung của vợ
chồng cũng nhƣ việc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi chấm dứt quan hệ
hôn nhân, nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, trong đó quan hệ Hôn nhân
và Gia đình đƣợc đặc biệt chú trọng.
Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của Luật hôn nhân
và Gia đình. Sau khi kết hôn, tài sản chung đƣợc hình thành, các lợi ích và các
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vì thế mà hình
thành. Do tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn
liên quan đến ngƣời thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào các hoạt động
kinh doanh thƣơng mại nên vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đặc

1


biệt là sau khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp
của vợ chồng có liên quan đến tài sản. Sự phức tạp trong việc xác định tài sản chung,
tài sản riêng của vợ chồng cùng những hạn chế trong việc quy định về chế độ tài sản vợ

chồng trong luật Dân sự, luật Hôn nhân và Gia đình nƣớc ta ngày càng trở nên bất cập.
Một mặt việc giải quyết các xung đột trên không thể đảm bảo đƣợc công bằng, bình
đ ng giữa các chủ thể (ngƣời vợ thƣờng thiệt thòi về tài sản sau khi ly hôn). Mặt khác
số lƣợng và độ phức tạp của các vụ việc liên quan đến tranh chấp tài sản vợ chồng ngày
càng gia tăng gây khó khăn, tốn kém cho nghành Tƣ pháp.
Tòa án với tƣ cách là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trong trong việc góp phần tuân thủ,
chấp hành các quy định của pháp luật. Từ việc áp dụng các quy định của pháp luật
trong công tác xét xử các vụ việc thuộc nhiệm vụ của mình, Tòa án góp phần tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nƣớc đến nhân dân. Qua đó góp phần
quan trọng đến công tác tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm xét xử, tác động đến chất
lƣợng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nói riêng và Nhà
nƣớc ta nói chung. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Sau hơn 3 năm thi hành,
Luật HN&GĐ đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ XHCN, tăng cƣờng
pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
cơ quan, tổ chức. ảo đảm ổn định cuộc sống gia đình trong xã hội, phát huy truyền
thống phong tục tập quán tốt đ p của dân tộc Việt Nam, nâng cao vai trò trách nhiệm
của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp
luật về Hôn nhân và Gia đình.
Trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn là
vấn đề nan giải và đầy phức tạp trong quá trình xét xử các vụ ly hôn. Các vụ án liên
quan đến tài sản vợ chồng thƣờng kéo dài, để quá thời hạn xét xử, một số vụ án có
những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng tố tụng hoặc về nội dung dẫn đến
hủy án, hoặc cải sửa án, có những vụ án phải qua nhiều cấp xét xử làm ảnh hƣởng
đến quyền lợi của công dân. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc phát triển năng
động, sự cùng tham gia của vợ chồng vào các giao dịch dân sự, thƣơng mại ngày

2



càng rộng rãi đã nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là việc xác định tài sản
vợ chồng ngày càng phức tạp. Các tranh chấp về tài sản của vợ chồng, giữa vợ
chồng với ngƣời thứ ba ngày càng nhiều, việc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ
chồng trong những trƣờng hợp này luôn luôn biến động, tình hình tranh chấp về tài
sản của vợ chồng khi ly hôn đang có xu hƣớng gia tăng về số lƣợng cũng nhƣ gay
gắt quyết liệt, phức tạp về tính chất; công tác điều tra xác định tài sản của vợ chồng
gặp nhiều trở ngại, cho nên, việc giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng
trong các vụ ly hôn là vấn đề mà các cấp Tòa án gặp rất nhiều khó khăn và vƣớng
mắc. Thực tiễn công tác xét xử cũng cho thấy, những quy định về giải quyết tranh
chấp tài sản vợ chồng của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 mặc dù mới đƣợc
sửa đổi, bổ sung nhƣng chƣa thật cụ thể, rõ ràng, dẫn đến quan điểm, nhận thức và
áp dụng khác nhau. Một số quy định không còn phù hợp với tình hình biến động
của đời sống xã hội, dẫn đến việc xét xử chƣa đảm bảo đƣợc tính khách quan, công
bằng, ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm lòng tin của
quần chúng nhân dân đối với pháp luật.
Để cho việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý các
tranh chấp về chia tài sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn, đặt ra yêu cầu cần phải
tiếp tục làm rõ thêm về mặt lý luận cũng nhƣ về mặt thực tiễn đối với vấn đề này;
tiếp tục nghiên cứu để đƣa ra định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm bổ sung, hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp
tài sản chung vợ chồng trong các vụ án ly hôn đƣợc coi vấn đề có tính cấp thiết hiện
nay. Với ý ngh a đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp tài
sản vợ chồng trong vụ án ly hôn, từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại
Tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến s luật học.
2. Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu
ục

c ng i n c u

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luậnpháp

luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ ánly hôn đồng thời tìm hiểu thực
trạng giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn của Tòa án nhân dân tại tỉnh

3


Hải Dƣơng.Nhằm chỉ ra những vấn đề còn vƣớng mắc, bất cập trong các quy định của
pháp luật cũng nhƣ một số quan điểm áp dụng pháp luật chƣa thống nhất trong ngành
Tòa án,từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả điều chỉnh và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ
chồng trong các vụ ly hôn.
i m vụ ng i n c u
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu ở trên, Luận án xác định nhiệm vụ nghiên
cứu nhƣ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản
vợ chồng trong các vụ ly hôntheo luật HN&GĐ năm 2014
- Nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng trong vụ
án ly hôn của Tòa án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng khi xét xử loại việc này qua một
số vụ án cụ thể, từ đó nhận dạng những bất cập, vƣớng mắc còn tồn tại trong quá
trình giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất một số kiến nghị và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh về giải quyết tranh chấp tài sản vợ
chồng khi ly hôn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3

Đối tượng nghiên c u
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và hệ thống các

quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn; tác giả

tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục, căn
cứ, nguyên tắc pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn
và thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn của Toà án
nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên c u
Trong phạm vi của luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định
của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ộ luật dân sự năm 2015, ộ luật tố tụng
dân sự năm 2015, cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn

4


theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014. Nghiên cứu việc áp dụng
pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn qua thực tiễn
xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng trong 5 năm từ 2013 đến năm 2017.
Trong phạm vi của đề tài, Luận án chỉ nghiên cứu giải quyết các tranh chấp về tài
sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn ở trong nƣớc, các ví dụ dẫn chứng trong luận
án cũng chủ yếu tập trung vào các tranh chấp là nhà, đất, quyền sử dụng đất, công
sức đóng góp của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những tranh chấp về tài sản của vợ
chồng là vật, tiền, giấy tờ có giá trị nhƣ : cổ phần, cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng, ô tô
hạng sang, vàng và kim loại quý, đá quý… Luận án hạn chế dẫn chứng. Còn những
tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp tài sản
chung, riêng của vợ chồng với những chủ thể khác khi ly hôn, sau ly hôn, các tranh
chấp về tài sản vợ chồng trong các vụ việc có yếu tố nƣớc ngoài không thuộc
phạm vi nghiên cứu của Luận án.
- Luận án chỉ nghiên cứu một phần hậu quả pháp lý của việc ly hôn, đó là
vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn ở trong nƣớc. Về mặt thực
tiễn, Luận án giới hạn là các bản án, quyết định về giải quyết các tranh chấp tài sản
của vợ chồng khi ly hôn đã đƣợc xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng từ
năm 2013 đến năm 2017 (chủ yếu là các tranh chấp về nhà, đất, QSDĐ, công sức

đóng góp), các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết về thụ lý và giải quyết vụ án về
HN&GĐ, ly hôn, của các Tòa án các huyện, thị và Tòa án tỉnh Hải Dƣơng từ năm
2013 đến năm 2017.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghi n cứu
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ
ngh a duy vật lịch sử: Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu
đánh giá chế độ tài sản vợ chồng và việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
qua các thời kỳ lịch sử ở nƣớc ta.
- Phƣơng pháp nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau
nhƣ phƣơng pháp phân tích luật học, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê,
phƣơng pháp tổng hợp (trên cơ sở phân tích và tham khảo pháp luật nƣớc ngoài).

5


- Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật
hiện hành với hệ thống pháp luật trƣớc đây ở nƣớc ta cũng nhƣ pháp luật ở một số
nƣớc khác.
- Phƣơng pháp thống kê đƣợc thực hiện trong quá trình đánh giá thực tiễn
qua các bản án cụ thể từ hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng
từ năm 2013 đến năm 2017 liên quan đến tranh chấp tài sản vợ chồng, từ đó tìm ra
mối liên hệ giữa pháp luật với thực tiễn đã phù hợp chƣa để nâng cao hiệu quả điều
chỉnh của pháp luật về vấn đề này.
5. Những đ ng g p

ới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đƣa lại một số đóng góp mới sau đây:
- Góp phần làm r cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về giải quyết tranh
chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại

tỉnh Hải Dƣơng. Luận án là công trình nghiên cứu tƣơng đối khoa học, đầy đủ và có
hệ thống, khái quát và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định pháp
luật về giải quyết các tranh chấp tài sảnvợ chồng khi ly hôn, làm căn cứ so sánh với
quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, từ đó thấy đƣợc tính hợp lý và
bất hợp lý của chế độ tài sản vợ chồng việc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng
khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015.
- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đề tài còn tìm hiểu thực tiễn áp dụng
pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Hải Dƣơng. Nêu
những điểm còn vƣớng mắc, bất cập của pháp luật, những quy định chƣa phù hợp,
cả dƣới góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật. Góp phần đánh giá thực
trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng
trong vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân.
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều
chỉnh và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong vụ án ly
hôn. Nhằm nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án nhân dân tiến tới hoàn thiện pháp luật
về giải quyết các tranh chấp tài sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn.

6


6. Ý ngh a hoa học và thực tiễn của Luận án
- Ý ngh a khoa học : Luận án là một công trình nghiên cứu tƣơng đối khoa
học, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề có liên quan đến thực tiễn tranh chấp tài sản
của vợ chồng trong vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân tại Tỉnh Hải Dƣơng, góp phần
bổ sung các lý luận cơ bản về quan hệ tài sản vợ chồng, giải quyết tranh chấp tài sản
vợ chồng khi ly hôn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ các
vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn và góp phần vào
việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định pháp luật này nhất là trong giai đoạn hiện
nay, khi mà Việt Nam đang tiến hành cải cách Tƣ pháp nhằm đảm bảo tính khách

quan, công bằng, và hợp lý của pháp luật.
-

Ý ngh a thực tiễn : Đề tài khai thác tính cấp thiết của việc hoàn thiện các quy

định pháp luật liên quan tới giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn với thế giới. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là
tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp luật về hôn
nhân và gia đình nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly
hôn nói riêng.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án đƣợc kết cấu 4 chƣơng, có kết luận của từng chƣơng, bao gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu.
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản
vợ chồng khi ly hôn
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
tài sản vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh
chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn.

7


Luận án đủ ở file: Luận án full













×