Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề cương tự luận ôn thi môn Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa MácLênin (đã rút gọn để dễ học thuộc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.79 KB, 22 trang )

Môn : Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác-Lenin

Bài Mở Đầu
**Câu 1: Vật chất theo quan niệm của triết học giống với vật chất cụ thể (VD:Nước là vật
chất) đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:=>Sai.Vì:
Quan niệm của triết học Mac-Lenin về vật chất:”vật chất là mội phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người ta cảm giác và được cảm giác của
chúng ta chụp lại,chép lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”


Thứ nhất:Vật chất theo quan niệm của trù triết học là khái niệm chỉ toàn bộ thế giới vật
chất (TGKQ) nó mang tính khái quát cao, vô cùng vô tận và tồn tại một cách trừu tượng.
Còn V/C theo nghĩa thông thường (vật thể) là những dạng vật chất cụ thể thì có quá trình
phát sinh phát triển và mất đi cho nên nó hữu hạn vì thế Ko thể đồng nhất cái vô hạn với
cái hữu hạn, cái cụ thể với cái trừu tượng, cái chung với cái riêng được vì vật chất theo
quan niệm TH là cái chung còn vật thể là cái riêng là biểu hiện đa dạng của vật chất nói
chung (TH)

**Câu 2: Ở động vật cũng có ý thức giống con người. nhận định đó đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời:=>Sai.Vì:
+ Ở động vật bậc cao bộ não khá phát triển.Vd:vượn,chó,khỉ,…nhưng chỉ dừng lại sự phản ánh
tâm lý loài, hoạt động bản năng, còn ý thức của con người là sự phả ánh TGKQ một cách năng
động sáng tạo bởi não người- một tổ chức V/C được tôt chức cao- thông qua hoạt động xã hội,
hoạt động lao động làm cải biến tự nhiên để phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của mình.
do đó nhạn định trên là sai vì động vật không có lao động và hoạt động xã hội
+ Sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao
động

**Câu 3: Nội dung của ý thức chính là nội dung của vật chất đã được ý thức hóa.Nhận
định đó đúng hay sai? Tại sao?


Trả lời:=>Đúng.Vì:
- Bởi vì:
+ Ý thức của con người phản ánh hiện thực khách quan,những ảo tưởng,tưởng tượng của con
người cũng xuất phát từ thực tế.


+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan bị thế giới khách quan quy định cả về nội
dung cả về hình thức biểu hiện nhưng không còn y nguyên như thế giới khách quan.
+ Trong thực tế ý thức chúng ta không thể tự học; từ tâm lý tình cảm cho đến hệ tư tưởng; duy
vật, duy tâm, hay tư tưởng tôn giáo…xét cho đến cùng đều là sự phản ánh hiện thực khách quan.

**Câu 4: Ý thức có vai trò quyết định vật chất.Nhận định đó đúng hay sai? Cho ví dụ?
Trả lời:=>Sai.Vì: theo CNDVBC
+ Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý
thức nó quyết định sự ra đời của YT, YT hình thành hoạt động đều do hoạt động thần kinh của bộ
não sinh ra mà não người là cơ quan vật chất của YT là kết quả tiến hóa lâu dài của tự nhiên.
+ Vật chất không chỉ quyết định về nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện .
+ VC quyết định mọi sự biến đổi của YT vì khi vc thay đổi nó đòi hỏi YT thay đổi theo. VD triết
lý về sx về phát triển mỗi giai đoạn lịch sử lại có sự khác nhau....
+Vc là điều kiệnVC khách quan để hiện thực hóa tư tưởng.
+ Tuy nhiên Ý thức tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người theo hai
chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực

** Câu 5: Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức?.cho ví dụ?
Trả lời:Ý nghĩa:
+ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan và lấy làm căn cứ
cho hoạt động của mình.
+ Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức
và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí

Ví dụ:Nhà nước muốn xây dựng điều luật,chính sách xã hội phải xuất phát từ thực tế khách quan

Câu 6: Nguồn gốc tự nhiên quyết định sự ra đời của ý thức . Đúng hay sai ?
 Sai
Nguồn gốc xã hội quyết định sự ra đời của ý thức . Đúng hay sai ?
 Đúng
Lao động là yếu tố quyết định sự ra đời của ý thức . Đúng hay sai ?
 Đúng
Ngôn ngữ là yếu tố quyết định sự ra đời của ý thức . Đúng hay sai ?
 Sai


Nguồn gốc của ý thức gồm : Ngồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội . Trong nguồn gốc
tự nhiên có 2 yếu tố là bộ não người và mqh giữa con người vs t/giới khách quan . Trong
nguồn gốc XH có 2 yếu tố : Lao động và ngôn ngữ . Trong đó yếu tố lao động là yếu tố
quyết định sự ra đời của ý thức
 Nguồn gốc XH quyết định sự ra đời của ý thức
Yếu tố lao động quyết định sự ra đời của ý thức vì :
-

Lao động đã sáng tạo ra bản than con người , nhờ lao động con người mới tách ra
khỏi giới động vật
- Lao động làm hoàn thiện cơ thể con người, đặc biệt là bộ óc và các giác quan ,
làm cho năng lực tư duy trìu tượng , năng lực phản ánh của bộ não ngày càng
phát triển .
- Trong quá trình lao động , con người tác động vào t/giới khách quan làm thế giới
khách quan bộc lộ những thuộc tính những kết cấu , những quy luật vận động của
mk -> Tác động vào bộ não con người -> Thông qua hoạt động của bộ não con
người , tạo ra khả năng hình thành nền tri thức nói riêng , ý thức nói chung .
- Đồng thời trong quá trình lao động xuất hiện ngôn ngữ , vì quá trình lao động con

người trao đổi tư tưởng lao động vs nhau …
 Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan
thông qua quá trình lao động .

Chương 2 : Phép biện chứng duy vật
**Câu 1: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.Phát biểu trên của Heraclit
thuộc về quan điểm nào?.Hãy phát biểu quan điểm đó ?
Trả lời:
+ Phát biểu của Heraclit thộc về quan điểm phép biện chứng tự phát thời cổ đại
+ PBC tự phát thời cổ đại: phản ánh tính chất chung của thế giới là vận động biền đổi không
ngừng nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở quan sát mang tính trực quan, cảm tính, chưa phải là kết
quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học
**Câu 2: Trong sửa đổi lề lối làm việc, chủ tịch hồ chí minh viết:…“nhận xét cán bộ không
nên nhận xét ngoài mặt,chỉ nhận xét một lúc,một việc,mà phải xét kĩ lưỡng toàn bộ công
việc của cán bộ”.
Luận điểm trên thuộc quan điểm nào của phép biện chứng duy vật?. Phát biểu nội dung quan
điểm đó?
Trả lời:
- Quan điểm toàn diện của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến


- Nội Dung:
- Nội dung quan điểm toàn diện: muốn nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng phải xem xét tất cả
các mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng, đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mối liên hệ.
+ Mối liên hệ mang tính khách quan: Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên
hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình
+ Mối liên hệ mang tính phổ biến:
Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện
tượng nào nằm ngoài mối liên hệ
Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định

Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng nằm trong hệ thống cấu trúc.Song hệ thống đó là hệ thống mở
với hệ thống khác
+ Sự vật hiện tượng trong thế giới là phong phú, đa dạng vì vậy hình thức liên hệ giữa chúng
cũng rất đa dạng

**Câu 3: Ông cha ta có câu:”Có công mài sắt, có ngày nên kim”, câu nói đó chỉ ra quy luật
nào của phép biện chứng?.Liên hệ ý nghĩa của quy luật đó với bản thân ?
Trả lời:
- Câu nói đó chỉ ra quy luật Lượng - Chất của phép biện chứng
- Liên hệ bản thân: Trong đời sống nếu chúng ta biết cố gắng và làm việc chăm chỉ thì ta sẽ đạt
được kết quả như mình mong muốn.Trong việc học tập cũng vậy nếu chúng ta chịu khó ôn bài và
làm bài tập thì sẽ đạt được kết quả cao.kết quả không có ngay trong một sớm một chiều mà nó có
qua quá trình học tập lâu dài

**Câu 4: I.Lenin nói: “muốn nhận thức được sự vật phải nhân đôi cái thống nhất và nhận
thức từng bộ phận đối lập với nó, đó là thực chất của phép biện chứng”.
Câu nói trên của Lenin thể hiện quy luật nào của phép biện chứng duy vật?.Ý nghĩa cơ bản
của quy luật đó?
Trả lời:
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Ý nghĩa:
+ Chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật
+ Phát hiện động lực của sự vận động, phát triển của sự vật ở chính ngay trong sự vật


+ Biết phân loại và có giải pháp giải quyết những mâu thuẫn khác nhau
+ Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải phát hiện ra mâu thuẫn,vì mâu thuẫn quy
định bản chất của sự vật
+ Sự vật khác nhau, bản chất khác nhau, thì mâu thuẫn cũng khác nhau, cho nên cách giải
quyết mâu thuẫn cũng khác nhau, tránh rập khuôn, máy móc

+ Muốn thay đổi bản chất sự vật thì phải giải quyết mâu thuẫn theo hướng đấu tranh của các
mặt đối lập, tránh cải lương, điều hòa

**Câu 5: Đảng ta có chủ chương: “xây dựng nền văn hóa mới phải kế thừa và phát huy
nền văn hóa của dân tộc”.Chủ chương đó dựa trên quy luật nào của phép biện chứng duy
vật?. Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó?
Trả lời:
- Quy luật phủ định của phủ định
- Phân tích ý nghĩa
+ Cho phép chúng ta nhận thức được khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
+ Sự phát triển của sự vật là tất yếu khác quan, phải nhận thức đúng chu kì phát triển của sự vật,
con người có thể góp phần thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của sự vật
+ Cái mới, cái tiến bộ có khả năng chiến thắng cái cũ là tất yếu

**Câu 6: Phân biệt cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Cho ví dụ?
- Phân biệt:
+ Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính…chỉ có một sự
vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác
Ví dụ:dấu vân tay,…
+ Cái riêng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
riêng lẻ nhất định
Ví dụ:ghế gỗ,ghế nhựa,…
+ Cái chung: là một phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không
những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay
quá trình riêng lẻ khác
Ví dụ:con người,cái bàn,cái ghế,…


+MQH, cái riêng là cái toàn thể còn cái chung, cái đơn nhất là bộ phận phản ánh những mặt
những thuộc tính nào đó của cái riêng => R= C+ĐN


**Câu 7: Có thể đồng nhất nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện được không? Tại sao?
Cho ví dụ?
Trả lời: Không Vì:
+ Nguyên nhân:là phạm trù chỉ sự tác động lấn nhau giữa các mặt trong một sự vật hặc giữa các
sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó
+ Nguyên cớ:là nhứng sự vật hiện tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân,nhưng nó chỉ là
quan hệ bề ngoài ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả
VD: Sự kiện vịnh bbắc bộ, Mỹ tấn công IRắc...
+ Điều kiện:là những sự vật hiện tượng gắn liền với nguyên nhân tác động vào nguyên nhân làm
cho nguyên nhân phát huy được tác dụng nhưng điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả
Qua K/n NN & ĐK ta thấy ĐK ko sinh ra kết quả song ko như NC ĐK tham gia vào quá trình
chuyển hóa NN-> KQ với vai trò chất xúc tác, tạo môi trường cho NN chuyển thành kết quả
VD:+ Nguyên nhân:chăm chỉ học tập sẽ đạt được kết quả cao
+ Điều kiện: Môi trường học tập

**Câu 8: Tại sao nói thực tiễn là cơ sở, là mục đích và là tiêu chuẩn của nhận thức? cho ví
dụ?
Trả lời:
+ Đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan nhưng nó không tự bộc lộ các thuộc tính, chỉ
bộc lộ khi con người tác động vào - hoạt động thực tiễn => thực tiễn là cơ sở trực tiếp nhất để
hình thành nên quá trình nhận thức
VD:các ngành khoa học như thiên văn,toán học,cơ học ra đời ở Hy Lạp là do nhu cầu hoạt động
sản xuất,buôn bán,chiến tranh
+ Nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan để áp dụng vào hiện thực, cải tạo hiện thực thông qua
thực tiễn, đó là sự vật chất hóa những quy luật,tính tất yếu đã nhận thức được => thực tiễn là
mục đích của nhận thức
VD:Định luật áp suất chất lỏng của Becnulli để chế tạo máy bơm
+ Thực tiễn là nguồn gốc,cơ sở,mục đích của nhận thức,hình thành nên quá trình nhận thức cho
nên việc kiểm tra tính đúng dắn của tri thức là phải dựa vào thực tiễn, chứ không phải theo lối



lập luận chủ quan
VD: Thuyết tương đối của A.Anhstanh chỉ được công nhận khi các thực nghiệm vật lý phát hiện
ra sự phản xạ hạt nhân tạo nên tia α và β

Chương 3:Chủ nghĩa duy vật lịch sử
**Câu 1: Trong lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất.Đúng hay
sai? Vì sao?
Trả lời:Đúng
Vì:- Người lao động là chủ thể đóng vai trò quyết định quá trình sản xuất, vừa là động lực
vừa là mục đích cuối cùng của phát triển KT-XH :
+lợi ích của người lao động là động lực phát triển lực lượng sản xuất
+ kỹ năng kỹ, tay nghề, kinh nghiệm của người lao động là nguồn vốn quan trọng nhất
của sản xuất
+ Trình độ của người lao động là điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất.nếu chỉ có tư liệu sản xuất thôi
mà không có sự tham gia của người lao động thì sẽ không sản xuất được vật chất.Vì vậy trong
các nhân tố cấu thành nên lực lượng sản xuất nhân tố người lao động giữ vai trò quan trọng nhất
vì tư liệu lao động là sản phẩm lao động của con người và do người lao động tạo ra => Người lao
động là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất

**Câu 2: Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:Đúng
Vì:Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất,khoa học-công nghệ ngày càng đóng vai trò quan
trọng. Khoa học công nghệ được vật hóa vào trong các yếu tố của LLSX và QHSX.Ngày nay,
khoa học phát triển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và
trong đời sống xã hội
Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát cho sự ra đời của những nghành sản xuất
mới,máy móc thiết bị và công nghệ mới,nguyên vật liệu mới và nguồn năng lượng mới.Chính

khoa học trở thành môt khâu quan trọng trong quá trình sản xuất với sự ứng dụng tin học và điều
khiển tin học trong quá trình sản xuất
Khoa học thấm vào mọi yếu tố trong quá trình sản xuất,trong kết cấu của lực lượng sản xuất =>
khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp không thể thiếu trong sản xuất hiện đại

**Câu 3: Trong quan hệ sản xuất, quan hệ giữa con người với con người về sở hữu tư liệu
sản xuất đóng vai trò quyết định. Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:Đúng


Vì:QHSX là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.Trong quá trình
sản xuất con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên mà còn có quan hệ với nhau trong tổ chức,
quản lí sản xuất, phân phối sản phẩm lao động.Ba mặt này là quan hệ mang tính vật chất,thuộc
đời sống xã hội,có quan hệ thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương
đối so với sự vận động phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
- Lực lượng xã hội nào nắm tư liệu sản xuất lực lượng ấy sẽ quyết định việc tổ chức và quản
lý sản xuất cũng như phân phối kết quả sản xuất
- Chính quan hệ sở hữu của QHSX là tiêu chí quan trọng để phân biệt HTKTXH này với
hình thái KTXH khác.TLSX chủ yếu thuộc sở hữu của phong kiến, quý tộc -> Hình thái kinh têxã hội đó sẽ là phong kiến; nếu TLSX chủ yếu thuộc về TS thì HTKT-XH sẽ là TBCN..

**Câu 4: Mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không hề
diễn ra.Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:Sai
Vì:
+ LLSX quyết định sự biến đổi QHSX. Nó diễn ra như sau:LLSX và QHSX phát triển không
đồng bộ, vì LLSX bao giờ cũng phát triển nhanh hơn,do đó trong LLSX có yếu tố động là công
cụ sản xuất.Vì trong quá trình sản xuất người lao động luôn tìm cách cải tạo công cụ lao động để
người lao động bới nặng nhọc và có năng xuất cao hơn. còn QHSX PT chậm hơn vì nó gắn với
lợi ích của GC thống trị vì vậy GC thống trị luôn duy trì QHSX có lợi nhất cho nó. Do vậy ngay
cả trong khi QHSX được xem là phù hợp với LLSX thì đã hàm chứa sự phát triển không đồng bộ

s( MTBC)
=>Vì vậy việc phát hiện và giả quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX sẽ là hân tố quan trọng để
phát triển KT-XH đúng xu thế và phù hợp với điều kiện khách quân của mỗi quốc gia

**Câu 5: Cơ sở hạ tầng của một xã hội là điện, đường, trường, trạm, cầu cống.Đúng hay
sai? Vì sao?
Trả lời:Sai
Vì:
Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm những quan hệ sản xuất thống trị,những quan hệ
sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội tương lai..Còn
điện,đường,trường,trạm,cầu cống là hạ tầng kĩ thật kinh tế-xã hội.
• Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kính tế của xã hội nhất
định trong đó có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó
• Cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở


kinh tế của các hiện tượng xã hội
• Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm QHSX tàn dư do PTSX tàn dư để lại VD:
Trong XHPK thì QHSX CHNL vẫn tồn tại, Ở VN hiện nay QHSXPK vẫn còn (cho thuê ruộng
đát trong NN)
QHSX thống trị do PTSX đặc trưng cho CĐXH đó sinh ra VD: CNTB,
, QHSX mầm mống là QHSX đang hình thành nhưng chưa khặng định được ưu thế hơn hẳn với
các QHSX hiện hành

**Câu 6: Kiến trúc thượng tầng không có vai trò gì đối với cơ sở hạ tầng của xã hội.Đúng
hay sai? Vì sao?
Trả lời:Sai
Vì:
+ Toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối
và tác động mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.

+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều:
Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì nó thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển kinh tế.
Nếu tác động ngược lại thì nó kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội

**Câu 7: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:Đúng
Vì:
+ Tồn tại xã hội có trước quyết định sự ra đời ý thức xã hội còn ý thức xã hội có sau là sự phản
ánh tồn tại xã hội.Nên khi tồn tại xã hội thay đổi thì một số bộ phận của ý thức xã hội vẫn tồn tại
chưa thay đổi ngay,đặc biệt biểu hiện rõ trong tâm lí xã hội.
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội do những nguyên nhân như: YT xã hội không
phản ánh kịp hoạt động thực tiễn của con người; do thói quen, truyền thống, tập quán, tính bảo
thủ của một số hình thái ý thức xã hội; do ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những
nhóm,những tập đoàn người,những giai cấp nhất định trong xã hội.
=>Ý thức xã hội thường lạc hâu hơn tồn tại xã hội

**Câu 8: Sự phát triển của các hình thức kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự
nhiên.Đúng hay sai? Vì sao?


Trả lời:Đúng
Vì:
+ Xã hội phát triển qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn nhất định là
một hình thái kinh tế - xã hội
+ Sự vận động thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử do các quy luật khách quan chi
phối ,đó là một quá trình lịch sử tự nhiên
+ Nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của xã hội là do sự phát triển của lực lượng
sản xuất
+ Quy luật chung của nhân loại đi lên từ thấp đến cao.Song mỗi dân tộc đều có thể bị chi phối về

các điều kiện tự nhiên,chính trị,truyền thống,văn hóa và điều kiện quốc tế…do đó có một số dân
tộc có thể “bỏ qua” một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó.

**Câu 9: Đến chế độ chiếm hữu nô lệ,giai cấp mới xuất hiện.Đúng hay sai? Vì sao?
Tra lời:Đúng
Vì:Sản xuất ngày càng phát triển, công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá
=>năng suất lao động tăng lên=>trao đổi hàng hóa dần xuất hiện=>của cải dư thừa.Những nhười
có chức,có quyền chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng=>chế độ tư hữu ra đời=>xuất hiện
giai cấp mới
Ngoài ra tù binh bắt được trong chiến tranh được sử dụng để làm nô lệ phục vụ những người
giàu và có địa vị trong xã hội=>chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời=>xuất hiện giai cấp mới

**Câu 10: Nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị.Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:Đúng
Vì:Để khống chế,đàn áp những cuộc đấu tranh của những người lao động làm thuê,những người
nô lệ và duy trì sự bóc lột của mình thì giai cấp thống trị phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có
tổ chức => nhà nước ra đời nhằm duy trì trật tự và củng cố lợi ích của giai cấp thống trị.
+ NN do gc thống trị tổ chức ra và bảo vệ, củng cố lợi ích của gc thống trị vì vậy nó mang bản
chất của giai cấp thống trị, không có NN chung chung phi giai cấp.

**Câu 11: Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là nguyên nhân kinh tế.Đúng hay
sai? Vì sao?
Trả lời:Đúng


Vì:Trong xã hội có mâu thẫn giữa LLSX với QHSX lỗi thời ,mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu
tranh giai cấp giành chính quyền nhà nước..Do vậy cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh
giai cấp và là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp.Nguyên nhân sâu
xa của cuộc cách mạng xã hội là nguyên nhân kinh tế(mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ
và quan hệ sản xuất lỗi thời)


**Câu 12: Cách mạng xã hội đồng nhất với tiến hóa, cải cách, đảo chính.Đúng hay sai? Vì
sao?
Trả lời:Sai
+CMXH là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống
XH, là phương thức thay thế hình thái kinh tế XH cao hơn.
+Cải cánh là khái niệm hẹp chỉ việc đổi mới một lĩnh vực hoặc một mặt, khâu… nào đó của xã
hội đó, VD: đổi mới kinh tế, đổi mới giáo dục VD: cải cách hành chính, cải cách tiền lương…vv
nếu tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển);
+Đảo chính là thủ đoạn giành chính quyền của cá nhân, nhóm hay tổ chức nào đó nhưng nếu
giành chính quyền, nó vẫn duy trì chế độ cũ (HT KT-XH cũ), điển hình như các cuộc đảo chính ở
Thái Lan, Ai cập ..nhưng đảo chính có thể có tính chất cách mạng khi nó phù hợp với lợi ích của
quần chúng nhân dân và xu thế tiến bộ của chách mạng

Phần 2: Học thuyết Mác-Lenin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chương 4: Học thuyết giá trị
**Câu 1: Trong nền sản xuất hàng hóa hiện đại giá trị của hàng hóa có xu hướng
giảm.Đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
+ Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa và
hàng hóa chỉ có giá trị khi được đem ra trao đổi
- Cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển ứng dụng vào SX, KD làm tăng năng xuất
lao động ngày càng cao
- Trình độ chuyên môn và quản lý của người lao động càng cao dẫn đến năng xuất lao động cao
- Qui mô sản xuất mở rộng, sản xuất lớn nên việc sử dụng, khai thác các nguồn lực tiết kiệm và
hiệu quả này càng cao làm cho giá trị của HH giảm
Như vậy trong nền sản xuất hàng hóa hiện đại năng suất lao động ngày càng tăng dẫn tới giá trị


hàng hóa giảm!


**Câu 2: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa.Đúng hay
sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
Vì:Quy luật giá trị là quy luật căn bản chi phối việc sản xuất và trao đổi hàng hóa,ở đâu có sản
xuất hàng hóa ở đó có sự tồn tại và hoạt động của quy luật giá trị
Nội dung:
+ Trong sản xuất:buộc những người tham gia sản xuất với hao phí lao động cá biệt phù hợp với
hao phí lao động xã hội cần thiết
+Trong lưu thông: luôn chuyển hàng hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao, mua rẻ bán
đắt
+ Trong trao đổi:Giá cả của hàng hóa luôn quay quanh trục giá trị vì vậy trao đổi phải dựa trên
nguyên tắc ngang giá, đúng giá. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá
cả hàng hóa
Quy luât giá trị điều tiết SX, lưu thông và trao đổi hàng hóa, là nhân tố quan trọng nhất phát triển
LLSX, ứng dụng KHKT, tạo ra nhiều HH của cải xã hội
+ Tạo ra áp lực cạnh tranh là nguyên nhân phân hóa giầu nghèo, do đó đòi hỏi người SX phải
năng động, sáng tạo làm cho KT-XH luôn trong thế phát triển động

**Câu 3: Hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.Đúng hay
sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
+ Hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng.Mối quan hệ giữa hai thuộc tính là mối
quan hệ thống nhất của hai mặt đối lập.
+ Người làm ra hàng hóa chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra,nếu có chú ý đến giá
trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị.Ngược lại người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá
trị sử dụng của hàng hóa,nhưng muồn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của
nó cho người bán.Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hienj giá trị sử
dụng:giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị suwe dụng mới được thực hiện


**Câu 4: Sản xuất hàng hóa có nhiều ưu thế hơn sản xuất tự cung tự cấp.Đúng hay


sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
+ Sản xuất hàng hóa tự cung tự cấp:là quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ cho lợi ích của
mình,không mang ra trao đổi
+ Sản xuất hàng hóa:là sản xuất hàng hóa để bán,thu lợi nhuận.Do vậy nhu cầu của thị trường là
động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Vì cạnh tranh ngày càng gay gắt,buộc người sản xuất phải năng động trong sản xuất-kinh
doanh,phải thường xuyên cải tiến kĩ thuật,đổi mới công nghệ,cải tiến quản lý,thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển
+ Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất mở cửa của các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm
cho giao lưu kinh tế,văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển mà
điều đó sản xuất tự cung tự cấp không làm được

**Câu 5: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt.Đúng hat sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
+ Tiền tệ (tiền vàng) có thể mang trao đổi với các hàng hóa khác hay nói cách khác nó có giá trị
và giá trị sử dụng=> tiền tệ là hàng hóa.
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì nó đóng vai trò làm vật ngang giá chung, thể hiện chung của giá
trị.Nó có chức năng là thước đo giá trị, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương
tiện thanh toán và là tiền tệ thế giới =>tiền tệ là hàng hóa đặc biệt

**Câu 6: Cường độ lao động có sức sản xuất hữu hạn, năng xuất lao động có sức sản xuất
vô hạn.Đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
+ Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, cang thẳng của lao động(là mức độ tiêu hao thần
kinh,bắp thịt trong lao động sản xuất hàng hóa)trong một đơn vị thời gian.Cường độ lao động
phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó phụ thuộc nhiều nhất là thể chất tinh thần của người lao

động vì vậy nó có sức sản xuất hữu hạn.
Do sức khỏe của con người có hạn nên cường độ lao động có sức sản xuất hữu hạn
+ Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số thời gian tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản
phẩm.Năng suất lao động được tạo ra do máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nên sức sản xuất


là vô hạn
- Năng suất lao động: Là năng lực sản xuất của lao động.
Năng suất lao động phụ thuộc nhiều nhân tố nhưng nhân tố quan nhất nhất là sự phát triển khoa
học công nghệ và trình độ người lao động nên có sức sản xuất vô hạn

Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư
**Câu 1: Giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong lưu thông.Đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Sai
+ Công thức chung của tư bản: T – H – T’
+ Xét trong lưu thông:
Trường hợp trao đổi ngang giá:không thể có giá trị tăng thêm vì chỉ có thay đổi hình thái của giá
trị,từ tiền thành hàng và ngược lại,còn tổng giá trị và cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi
bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi
Trường hợp trao đôi không ngang giá:
- Thứ nhất:mua thấp hơn giá trị được lợi khi là người mua và thiệt là người bán
- Thứ hai:Bán cao hơn giá trị được lợi khi là người bán và thiệt khi là người mua
- Thứ ba:Mua rẻ, bán đắt.Xét trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên
=>Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị va giá trị thặng dư
+ Xét ngoài lưu thông:Tiền để nằm im(trong két sắt), hàng hóa để trong kho cũng không tạo ra
được giá trị thặng dư

**Câu 2: Sức lao động là hàng hóa đặc biệt.Đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng.

- Sức lao động:là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động
- Sức lao động cũng là một hàng hóa vì nó có giá trị và giá trị sử dụng :

+Gía trị hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiếtđể sản xuất và táu
sản xuất sức lao động đó.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động đó nó cũng
thỏa mãn nhu cầu của người mua để đưa vào quá trình sản xuất.


-Sức lao động là hàng hóa đặc biệt ở chỗ:
+Giá trị của hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào: hoàn cảnh lịch sử, điều kiện địa lý ,
khí hậu, trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nước.
+Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị, là chìa khóa để
giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của cơ bản, làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức
lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
+ SLĐ tồn tại trong cơ thể sống của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố tâm lý, thể
chất, tinh thần của con người,không bán đứt được mà chỉ bán một số giá nhất định trong ngày
+ SLĐ không thể tồn kho như các loại HH khác.

**Câu 3: Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến đã vạch ra bản
chất bóc lột của CNTB.Đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
+ Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê
+ Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị của nó được bảo toàn
và chuyển nguyên liệu vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản
xuất(nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,…)
+ Tư bản khả biến:là bộ phận dùng để mua sức lao động trong quá trình lo động sản xuất có sự
biến đổi về lượng(tiền thuê lao động)
=>Tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản
khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên

Mục đích phân chia:Vạch rõ bản chất bóc lột của tư bản, khẳng định chỉ có lao động của công
nhân làm thuê mới tạo ra giá trị mới cho tư bản

**Câu 4: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư duy nhất được áp dụng hiện nay của CNTB.Đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Sai
+ Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt
quá thời gian lao động tất yếu trong khi các yếu tố khác không đổi.Việc kéo dài ngày lao động
còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân=> nhà tư bản phải tìm ra phương thức bóc
lột mới để vừa làm hài lòng người công nhân vừa thu thêm được giá trị thặng dư
+ SXm tuyệt đối chỉ áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu trong sự phát triển của CNTB hiện nay


CNTB áp dụng nhiều PP

**Câu 5: Tiền công đã che đậy được bản chất bóc lột của CNTB.Đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
Vì:Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động hay là giá cả của hàng hóa
sức lao động
+ Bản chất của tiền công là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra
bề ngoài giá cả hay giá trị của lao động.Bởi vì: nhà tư bản trả công sau khi công nhân đã hao phí
sức lao động để sản xuất ra hàng hóa, số lượng tiền cộng phụ thuộc tính chất của lao động
+ Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn
- Thứ nhất:đặc điểm của HH SLĐ là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả
khi cung cấp GTTD cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đo bề ngoài chỉ thấy nhà
tư bản trả giá trị cho lao động
- Thứ hai:Đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là để có tiền sinh sống, do đó bản
thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán LĐ.Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao
động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động
- Thứ ba:Lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất

ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động
+ Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất
yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả
công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

**Câu 6: Chi phí sản xuất và giá trị hàng hóa khác nhau cả về chất và lượng.Đúng hay
sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
Vì:
-

Giá trị hàng hóa là chi phí lao động của người sản xuất hàng hóa. Nó là hao phí lao động
thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Công thức của GTHH: C + V + M

-

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí ứng ra để mua TLSX và SLĐ. Công thức của
nó là: C + V

-

So sánh GTHH và chi phí sản xuất ta thấy có sự khác nhau cả về chất và lượng.
Về lượng: Chi phí sản xuất luôn nhỏ hơn Giá trị hàng hóa ( C + V < C + V + M )


Về chất: Chi phí sản xuất chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản bỏ ra để sản xuất
hàng hóa. Còn chi phí thực tế ( giá trị hàng hóa) phản ánh đầy đủ hoa phí lao động xã hội
cần thiết để sản xuất hàng hóa và nó tạo ra giá tri hàng hóa.

**Câu 7: Cạnh tranh giữa các nghành dẫn đến hình thành lợi nhuận bình quân.Đúng hay

sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng
Vì:
+ Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản sản xuất các loại hàng hóa khác
nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi nhuận cao nhất
+ Biện pháp:Tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là phân phối tư bản(c và
v) vào các ngành sản xuất khác nhau
+ Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữ cơ khác nhau nên tỷ suất lợi
nhuận bình quân khác nhau=>ngành có cấu tạo hữu cơ tư bản thấp lại là ngành có p’ cao nhất và
ngược lại=>nhà TB ở ngành có p’ thấp sẽ tự phát di chuyển sang ngành có p’ cao hơn=>sản
phẩm của ngành đó sẽ nhiều lên=> cung > cầu =>giá cả của HH ở ngành đó sẽ hạ xuống thấp
hơn GT của nó=> p’ ở ngành đó sẽ giảm xuống.Tương tự với ngành có p’ thấp=> cung < cầu
=>giá cả cao hơn GT=> p’ sẽ tăng lên.Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác
chỉ tạm dừng lại khi p’ ở các ngành xấp xỉ bằng nhau
=> Kết quả:Hình thành tỷ xuất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản
xuất
+ Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào
mỗi ngành khác nhau

Phần 3: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về chủ nghĩa xã hội
Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
**Câu 1: Trình bày hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân và những đặc điểm mới
của giai cấp công nhân hiện nay?


Hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân:
+ Về phương thức lao động và sản xuất của giai cấp công nhân:Giai cấp công nhân là
những người lao động có tính chất công nghiệp, sản xuất ra sản phẩm công nghiệp.
+ Về vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:giai cấp công
nhân là nhứng người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm

thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư.


Trong CNXH, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động từng bước làm chủ những tư
liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xuất hiện trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ
tổ quốc XHCN
Những đặc điểm mới của giai cấp công nhân: Có 3 đặc điểm cơ bản:
1) Một bộ phận công nhân đã có cổ phần, hoặc của cải khá nhiều, do chính sách cải tạo
QHSX cảu CNTB để xoa dựu mâu thuẫn trong xã họi Tư bản và do năng xuất và trình độ của
những công nhân đó tạo ra.
2) Công nhân ngày càng có trình độ cao: CN áo trắng, công nhân bán tự động, tự động
hóa, thậm chí bao gồm cả những kỹ sư, nhà khoa học, trí thức cũng có thể là công nhân làm thuê
cho tư bản.
3) Công nhân ngày càng thâm nhập sâu rộng vào nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vự kinh
tế, cả những ngành dịch vụ.

**Câu 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là do ý muốn chủ quan của giai cấp công
nhân và các Đảng cộng sản.Đúng hay sai?.Vì sao?
Trả lời:Sai
Vì:Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là do những yếu tố khách quan quy định
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là do điều kiện khách quan chi phối.
- Địa vị kinh tế xã hội khách quan của giai cấp công nhân chỉ ra rằng giai cấp công nhân vừa là
chủ thể trực tiếp, vừa là sản phẩm căn bản của nền sản xuất, là giai cấp gắn với nền sản xuất tiên
tiến nhất dưới CNTB. Với tính chất như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất
TBCN.
- Sau khi giành được chính quyền giai cấp công nhân đại biểu cho sự tiến hóa của lịch sử, là
người duy nhất có khả năng xây dựng phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất
TBCN.
Cụ thể:
+ Về kinh tế, là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại và được rèn luyện, đoàn kết và tổ

chức lại thành một lược lượng xã hội hung mạnh, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến mang
tính chất xã hội hóa cao.
+ Về xã hội, trong chế độ TBCN, giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lơi ích
của giai cấp tư sản. vì sự sống còn của mình giai cấp công nhân phải vùng dậy đấu tranh chống
giai cấp tư sản, lật đổ CNTB

**Câu 5: Chủ nghĩa xã hội có 8 đặc trưng.Đúng hay sai?.Hãy nêu những đặc trưng đó?
Trả lời:Sai.
Chủ nghĩa xã hội có 6 đặc trưng:
+ Thứ nhất:Cơ sở vật chất – kĩ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp


+ Thứ hai:Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất
+ Thứ ba:Xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội tạo ra được các tổ chức lao động và kỷ luật lao
động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý
thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
+ Thứ tư:Xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động,
coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất
+ Thứ năm:Xã hội chủ nghĩa là xã hội mà ở đó nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có
tính nhân dân rộng rã, tính dân tộc sâu sắc
+ Thứ sáu:Xã hội chủ nghĩa là một xã hội đã thực hiện được sự giải phóng con người khỏi áp
bức, bóc lột; thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện

**Câu 6: Trình bày đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng được xác
định trong văn kiện Đại hội Đảng XI năm 2011?
Trả lời:có 8 đặc trưng:


Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh




Do nhân dân làm chủ



Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản
xuất tiến bộ phù hợp



Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc



Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện



Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển



Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo




Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

Chương 8: Những vấn đề chính trị xã hội trong tiến trình cách mạng xã hội
chủ nghĩa
**Câu 1: Mỗi chế độ dân chủ trong lịch sử đề mang bản chất của giai cấp thống trị.Đúng
hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Đúng


Vì:Dân chủ là hình thức tổ chức của Nhà nước do nhà nước tạo dựng lên.Mà nhà nước là do giai
cấp thống trị xây dựng lên nên dân chủ mang bản chất của giai cấp thống trị.
+ Bước chuyển từ chế độ công xã nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã đánh dấu bước
ngoặt quan trọng của dân chủ.Từ quyền lực của nhân dân được thực hiện một cách tự nguyện, tự
quản sang một hình thức mới gắn với nhà nước.Từ đây dân chủ được thể chế hóa bằng chế độ
nhà nước, bằng pháp luật, được thực hiện chủ yếu bằng cưỡng chế của nhà nước của giai cấp
thống trị.
+ Như vậy, nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của
nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai
cấp.Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng pháp luật.
=>Do đó nền dân chủ luôn gắn với nhà nước như là cơ chế để thực thi dân chủ và mang bản chất
của giai cấp thống trị.

**Câu 2: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu.Đúng hay sai?.Tại sao?
Trả lời:Sai
Vì:Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu, phù hợp sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất, trên cơ sở khoa học –
công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân
dân lao động


**Câu 3: Trình bày những đặc trưng của nhà nước XHCN?
Trả lời:
- Nhà nước XHCN đại diện lợi ích của đa số nhân dân lao động và thực hiện sự trấn áp
những kẻ chống đối phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN.
- Là tổ chức xây dựng toàn diện một xã hội mới - xã hội XHCN và CSCN.
- Mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước,
quản lý xã hội.
- Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biêt, sau khi những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn
tại của nhà nước mất đi thì nhà nước "tự tiêu vong"


Một là:Bản chất chính trị:dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất của giai cấp công
nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.Thể hiện sự lãnh đạo của đảng
cộng sản, bảo đảm mọi nhu cầu, lợi ích và quyền lực đều thuộc về nhân dân.



Hai là:Bản chất kinh tế:dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ


yếu, phù hợp sự phát triển của lực lượng sản xuất, thỏa mãn ngày càng cao những nhu
cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.


Ba là:Bản chất xã hội:nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi sự tiềm
năng sáng tạo, tích cực của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.



Bốn là:Bản chất giai cấp:nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chuyên chính và dân chủ là hai

yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ xung cho nhau.Chuyên chính với giai cấp áp bức,
bóc lột và phản động; dân chủ với đông đảo quần chúng nhân dân.

**Câu 4: Quyền tự quyết trong cương lĩnh dân tộc của Lenin và những biểu hiện tiêu cực
của quyền này trong giai đoạn hiện nay?.Cho ví dụ?
Trong cương lĩnh dân tộc, Lênin nêu ra 3 nội dung cơ bản, đó là: Các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân các dân tộc lại.
SGK
+ Quyền tự quyết là một quyền làm chủ của một dân tộc, tự mình quyết định vận mệnh của dân
tộc mình; là giải phóng dân tộc bị áp bức khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc
lập dân tộc và đưa đất nước tiến lên theo con đường tiến bộ xã hội.
+ Những biểu hiện tiêu cực của quyền này trong giai đoạn hiện nay: mâu thuẫn sắc tộc, mâu
thuẫn tôn giáo đòi ly khai, chạy đua vũ trang gây bất ổn, khủng bố, lật đổ .. Tân Cương Trung
Quốc, Thủ đoạn thành lập nhà nước Đề ga tự trị ở Tây nguyên, Nước Mông (mèo) ở Tây Bắc,
Nước Chăm tự trị hay Khơme tự trị ở Trung và tây nam bộ
ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới có một số thế lực thù địch trong và ngoài nước
chống phá đã lợi dụng quyền tự quyết dân tộc để thao túng, kích động, vận động, lôi kéo… một
bộ phận dân cư li khai ra khỏi dân tộc quốc, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc có thể gây xa
xung đột, bạo lực, nội chiến hoặc chiến tranh.

**Câu 5: Có thể đồng nhất 3 khái niệm:Tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan không?.Tại
sao?
Trả lời:Không thể đồng nhất 3 khái niệm.
Vì:
+ Tôn giáo:là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan.
Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở lên thần bí.
+ Tín ngưỡng:là hệ thống niềm tin và sự ngưỡng mộ mà con người tin vào để giải thích thế giới


và mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.

+ Mê tín dị đoan:là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên một cách mù quáng biến thành hành động
tiêu cực ảnh hưởng xấu tới bản thân và xã hội.
=>Ba khái niệm trên có sự khác biệt nên không thể đồng nhất chúng.

**Câu 6: Kinh tế và văn hóa, không cái nào quyết định cái nào.Nhận định đó đúng hay
sai?.Tại sao?
Trả lời:Sai
Vì kinh tế và văn hóa có mối quan hệ biện chứng: Kinh tế quyết định văn hóa và văn hóa có thể
tác động trở lại kinh tế
+ Văn hóa vừa là kết quả phát triển, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra
những tiền đề quan trọng nâng cao phẩm chất, năng lực, học vấn, giác ngộ chính trị cho quần
chúng nhân dân lao động.


KT quyết định văn hóa: Sự hình thành, vận động, phát triển và bản chất của văn hóa được
hình thành trên nền tảng cơ sở kinh tế của cộng đồng xã hội đó, ví dụ: Do sinh hoạt kinh tế trồng
lúa nước của người dân Việt Nam nên ông cha ta có nhiều sinh hoạt văn hóa gắn liền với lao
động sản xuất nông nghiệp, như tín ngưỡng phồn thực; có thể viện dẫn các VD trong đời sống
hiện đại: KTTT -> văn hóa biến đổi.
Văn hóa tác động trở lại KT: Văn hóa được xem như động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội. Một khi dân tộc nào đó coi nhẹ hoặc lãng quên nền tảng văn hóa của dân tộc đó
sẽ có sự “chả thù” của văn hóa. Một số nước đã thành công trong việc quảng bá văn hóa làm đòn
bẩy thúc đẩy kinh tế, điển hình như Hàn Quốc. Nền công nghiệp không khói (du lịch) của Việt
Nam hiện nay phát triển phần nhiều cũng nhờ vào việc chúng ta có nền văn hóa đa dạng và đặc
sắc. Vì vậy Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định cần phải xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc
***END***




×