Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.87 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ


BỘ MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Tên đề tài:

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Nhóm:
Lớp: 16C1306011104
Khóa: 40

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Huân


MỤC LỤC

2


1. M & A LÀ GÌ?
1.1. Khái niệm
M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua
lại). Đây là thuật ngữ để chỉ sự Mua bán hay Sáp nhập giữa hai hay nhiều công ty
với nhau. M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh
nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ
doanh nghiệp đó.
Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất
gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công


ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới(ra đời một pháp nhân mới).
Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty
khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời
một pháp nhân mới.
1.2. Khác biệt giữa mua bán và sáp nhập.
Mặc dù Mua bán và Sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế
phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ Mua bán và Sáp nhập vẫn có sự khác biệt
về bản chất.
Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí
chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là Mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý,
công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu
của bên mua không bị ảnh hưởng.
Sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận hợp
nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này
thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng
giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Trường hợp Daimler-Benz
và Chrysler là một ví dụ về Sáp nhập: hai hãng Sáp nhập và một công ty mới (pháp
nhân mới) ra đời mang tên Daimler Chrysler.
Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức “Sáp nhập ngang bằng” không diễn ra thường
xuyên do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra
công chúng cần có lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi Sáp nhập.
3


*5A #4BA

>= CD(



















×