Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CSCV SV UEH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.34 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ



Môn: Đạo đức kinh doanh
Bài tiểu luận:

ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN UEH”
GVHD: Lê Việt Hưng

Thực hiện: Nhóm 7
Lớp HP: 17C1302011603

TPHCM, Ngày 17 tháng 10 năm 2017


Danh sách thành viên nhóm 7

Họ và tên

MSSV

Lớp

Yong Den

31141023668

AD009



Hà Thị Thu Hà

31141023305

AD009

Lê Bá Ngọc Hân

31141021381

AD009

Đoàn Công Hậu

31141020160

AD008

Nguyễn Xuân Khang

31141020740

AD008

Đoàn Diên Long

31141023316

AD008


Đoàn Văn Phùng

31141021408

AD008

Trần Lâm Quang

31141020135

AD007

Trầm Khắc Sử

31141023212

AD007

Nguyễn Văn Sự

31141022153

AD009

Hoàng Nguyễn Thu Thủy

31141022718

AD007


Đào Hữu Thùy Trang

31141022529

AD009

Trần Lê Thuý Vy

31141022479

AD008


Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

Giới thiệu
Hiện nay, môi trường kinh tế ngày càng có sự cạnh tranh quyết liệt và nhiều thay đổi. Bản thân
tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững họ cần có sự thích ứng với môi trường, đồng thời
phát triển cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. Một trong những yếu tố bên trong rất quan
trọng đối với sự phát triển bền vững của tổ chức là yếu tố nhân lực. Việc hiểu được nhân lực
trong một tổ chức đồng thời thúc đẩy họ cống hiến là điều rất quan trọng. Môi trường học tập đại
học cũng là một tổ chức mà ở đó lực lượng sinh viên hoạt động học tập trong một môi trường với
nhiều yếu tố tác động lẫn nhau và có nét tương đồng như một tổ chức doanh nghiệp thực tiễn. Do
đó, chúng tôi quyết định thực hiện đánh giá chất lượng cuộc sống học tập của sinh viên Quản trị
tại giảng đường 789 khóa 40 trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Việc đánh giá chất lượng cuộc sống học tập của sinh viên giúp cho tổ chức hiểu rõ hơn về chất
lượng cuộc sống học tập của sinh viên quản trị, bao gồm 6 khía cạnh: mức độ hài lòng mà sinh

viên cảm nhận về việc học tập; mức độ mà một sinh viên cảm nhận về bản thân họ (đó có thể là
sự độc lập trong học tập, sức khoẻ tâm lý và sức khoẻ thể chất nói chung); mức độ mà một sinh
viên nhận thức họ có áp lực quá mức và cảm thấy bị căng thẳng trong học tập; mức độ mà sinh
viên cảm thấy họ có thể kiểm soát công việc của họ thông qua việc tự do diễn đạt ý kiến và tham
gia vào các quyết định trong học tập; mức độ hỗ trợ từ gia đình và môi trường xung quanh liên
quan đến cuộc sống học tập; mức độ hài lòng của sinh viên với các nguồn lực cơ bản, điều kiện
làm việc và an ninh cần thiết để thực hiện việc học tập của họ một cách hiệu quả. Chính việc
đánh giá này giúp lãnh đạo trường có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp, những biện pháp
thúc đẩy, nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng cuộc sống học tập của họ đồng
thời, giúp tổ chức phát triển bền vững. Mặt khác, trên phương diện cá nhân (sinh viên), việc đánh
giá này giúp sinh viên phần nào cảm nhận được chất lượng cuộc sống học tập, từ đó nhận thức
được những hạn chế và có những điều chỉnh phù hợp để hoàn thiện và phát triển bản thân. Cuối
cùng, chúng ta thấy rằng dù trên góc độ của tổ chức (nhà trường) hay cá nhân (sinh viên) thì việc
đánh giá chất lượng cuộc sống học tập là hết sức cần thiết.

Cách thức thực hiện nghiên cứu
Dựa trên bộ công cụ đánh giá cá nhân về chất lượng cuộc sống công việc được ứng dụng rộng rãi
trong quản lý đánh giá nhân viên doanh nghiệp. Đây là thang đo chất lượng cuộc sống liên quan
đến công việc (WRQoL) là một thang đo tâm lý 23 câu được sử dụng để đánh giá chất lượng
cuộc sống của nhân viên theo sáu yếu tố gồm: Sự hài lòng của công việc và nghề nghiệp; sức
khoẻ tổng thể; căng thẳng trong công việc; kiểm soát tại nơi làm việc; Giao diện làm việc tại nhà;
điều kiện làm việc. Dựa vào bộ công cụ đánh giá này, nhóm đã tiến hành đánh giá chất lượng
cuộc sống học tập của của sinh viên giảng đường AD789 khóa 40 Đại học Kinh tế tp HCM.

Phạm vi thực hiện
Bài khảo sát thiết kế dựa trên thang đo QoWL được thực hiện tại Trường Đại Học Kinh tế
TP.HCM. Toàn bộ mẫu tiến hành trong phạm vi giảng đường AD789 Khoa Quản trị, Khóa 40.

GVHD: Lê Việt Hưng


3


Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

Thông qua thu thập ý kiến khảo sát, nhóm tiến hành lấy kết quả từ 25 sinh viên. Việc lấy ngẫn
nhiên danh sách sinh viên thực hiện nhằm tăng mức độ chính xác của thông tin thu thập.

I.
Cơ sở lý thuyết
1. BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
Thang đo chất lượng cuộc sống liên quan đến công việc (WRQoL) là một thang đo tâm lý 23 câu
hỏi (câu 24 không sử dụng để tính điểm các yếu tố) được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc
sống của nhân viên theo sáu yếu tố. Các thang đo WRQoL được sử dụng bởi các cá nhân, tổ
chức và tư vấn cũng như các nhà nghiên cứu như là một phương pháp trợ giúp để đánh giá và
hiểu rõ chất lượng cuộc sống công việc của người lao động.
Chất lượng cuộc sống công việc (QoWL) nhằm mục đích nắm bắt được bản chất của trải nghiệm
công việc của một cá nhân theo nghĩa rộng nhất. QoWL của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi trải
nghiệm trực tiếp của công việc và bởi các yếu tố trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến trải
nghiệm. Từ chính sách tổ chức đến nhân cách, từ cảm giác hạnh phúc nói chung các điều kiện
làm việc thực tế, đánh giá của một cá nhân về QoWL bị ảnh hưởng nhiều bởi công việc của họ
như những gì họ mang lại cho công việc.
Đánh giá này cung cấp một cái nhìn tổng quan về QoWL của một ai đó và kết quả sẽ được xem
như cung cấp một số thông tin cần được giải thích trong bối cảnh của các yếu tố và ảnh hưởng
khác. Như vậy, và như cho tất cả các thang đo tinh thần đánh giá, kết quả không nên được xem
xét một cách độc lập, và sự phụ thuộc quá đáng về kết quả sẽ không phù hợp. Trường hợp những
mối quan tâm về kinh nghiệm làm việc của một người nào đó, hoặc liên quan đến kết quả của
đánh giá này, giải thích và phân tích bởi một chuyên gia tư vấn thích hợp nên được tìm kiếm.

2. BẢNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi này được thiết kế để đánh giá chất lượng cuộc sống làm việc của cá nhân. Để hoàn
thành, vui lòng không mất quá lâu trong mỗi câu hỏi, hãy sử dụng phản ứng đầu tiên của bạn,
không rút ra trong quá trình suy nghĩ lâu dài và không bỏ qua bất kỳ câu nào. Đây không phải là
bài kiểm tra, chỉ đơn giản là đo lường thái độ của cá nhân đến các yếu tố ảnh hưởng đến kinh
nghiệm của bạn nơi làm việc.
Xin vui lòng cho biết câu trả lời bằng cách điền vào ô theo thang đo ứng vơi mỗi câu hỏi như
bảng bên dưới.

GVHD: Lê Việt Hưng

4


Đạo đức kinh doanh

STT

Nhóm 7

Rất
không
đồng ý

Không Trun
g lập
đồng
ý

Đồng

ý

Rất
đồng
ý

Nhận định
1

Tôi có những định hướng và mục tiêu rõ ràng
cho công việc sau này

2

Tôi có thể bày tỏ ý kiến cá nhân và sự ảnh
hưởng đến những thay đổi trong giảng đường
của mình

3

Tôi có điều kiện để phát huy khả năng của
mình trong giảng đường

4

Hiện tại tôi cảm thấy mọi thứ tốt

5

Trường cung cấp đầy đủ tiện nghi và thoải

mái cho việc học tập của tôi

6

Giờ giấc học tập hiện tại thích hợp với hoàn
cảnh hiện tại của tôi

7

Tôi thường xuyên thấy áp lực trong việc học

8

Giảng viên ghi nhận được những thành tích,
kết quả mà tôi đạt được

9

Gần đây, tôi cảm thấy không thoải mái và áp
lực

10

Tôi hài lòng với cuộc sống của mình

11

Tôi được khuyến khích phát triển những kĩ
năng mới


12

Tôi được tham gia quyết định những vấn đề
có ảnh hưởng đến công việc học tập của tôi

GVHD: Lê Việt Hưng

5


Đạo đức kinh doanh
13

Nhà trường cung cấp đầy đủ những gì câng
thiết để tôi học tập hiệu quả

14

Giảng viên khuyến khích việc học tập theo
giờ giấc linh động

15

Có thể nói cuộc sống của tôi hầu như là lý
tưởng

16

Tôi đang học tập trong một môi trường an
toàn


17

Nhìn chung thì mọi thứ đang diễn ra khá
thuận lợi với tôi

18

Tôi hài lòng với những cơ hội mình có được
trong môi trường hiện tại

19

Tôi thường cảm thấy cực kì áp kucwj trong
học tập

20

Tôi hài lòng với những hướng dẫn có được có
việc học tập hiện tại

21

Gần đây tôi cản thấy rất vui đối với mọi điều
sau khi được xem xét

22

Điều kiện học tập hiện tại thỏa mãn nhu cầu


23

Tôi được tham gia trong các quyết định có
ảnh hưởng đến các sinh viên khác ở giảng
đường

24

Tôi cảm thấy hài lòng đối với chất lượng tổng
thể của môi trường học tập hiện tại

Nhóm 7

3. BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM 6 NHÂN TỐ
1. Đối với mỗi câu trả lời của bản câu hỏi WRQoL đã hoàn thành, hãy khoanh tròn số trong các
câu hỏi tương ứng cột câu trả lời câu hỏi dưới đây. Ví dụ: để có câu trả lời là 'Không đồng ý' cho
câu hỏi 1 trong bảng câu hỏi, bạn sẽ cần phải khoanh tròn số '2' trong câu hỏi 1.
2. Tiếp theo, cho mỗi câu hỏi, sao chép những con số mà bạn đã khoanh tròn trong cột Câu trả
lời vào hình vuông màu trắng tương ứng trong các cột nhân tố bên phải.

GVHD: Lê Việt Hưng

6


Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

3. Sau đó, cộng giá trị cho mỗi cột nhân tố và đưa tổng kết quả vào tương ứng với hàng điểm

tổng hợp ở dưới cùng.
4. Cuối cùng, sao chép các tổng số điểm của các yếu tố vào hồ sơ cá nhân cá nhân của thang đo
WRQoL
Điểm số nhân tố

trả lời câu hỏi
ST
T

Rất
k không
đồng ý
đồng ý

trung
lập

đồn


rất
đồng ý

1

1

2

3


4

5

2

1

2

3

4

5

3

1

2

3

4

5

4


1

2

3

4

5

5

1

2

3

4

5

6

1

2

3


4

5

7

5

4

3

2

1

8

1

2

3

4

5

9


5

4

3

2

1

10

1

2

3

4

5

11

1

2

3


4

5

12

1

2

3

4

5

13

1

2

3

4

5

14


1

2

3

4

5

15

1

2

3

4

5

16

1

2

3


4

5

17

1

2

3

4

5

18

1

2

3

4

5

19


5

4

3

2

1

20

1

2

3

4

5

GVHD: Lê Việt Hưng

GW
B

HW
I


JC
S

CA
W

WC
S

SA
W

7


Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

21

1

2

3

4


5

22

1

2

3

4

5

23

1

2

3

4

5

24

1


2

3

4

5

TỔNG ĐIỂM SỐ NHÂN TỐ

q24 không được sử dụng để tính toán các
điểm hệ số

4. NHÓM 6 YẾU TỐ ĐO LƯỜNG
Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống công việc đo lường dựa trên thang đo được
nghiên cứu qua cuộc khảo sát hơn 15000 người lao động. Thông qua thang đo phân tích tâm lý, 6
nhân tố tâm lý độc lập được lựa chọn đánh giá chất lượng cuộc sống công việc của cá nhân.
a. Sự hài lòng của công việc và nghề nghiệp (Job and Career Satisfaction - JCS)
Nhân tố sự hài lòng trong công nghiệp phản ánh sự cảm nhận hay đánh giá, mức độ bạn hài lòng
cùng với hiện trạng trong công việc, sự nghiệp và chất lượng đào tạo mà người lao động nhận
được.
Trong việc đo lường nhân tố của Chất lượng cuộc sống công việc, JCS được phản ánh bằng
những câu hỏi về mức độ hài lòng mà người lao động cảm nhận về công việc. Các thang đo JCS
bị ảnh hưởng bởi sự rõ ràng của các mục tiêu và vai trò mơ hồ, thẩm định, công nhận và khen
thưởng, cá nhân phát triển lợi ích nghề nghiệp và nâng cao và nhu cầu đào tạo.
b. Sức khoẻ Tổng thể (General Well – Being - GWB)
GWB phản ánh các mức độ mà một cá nhân cảm thấy thấy tốt hay cảm nhận về bản thân họ, đó
có thể là sự độc lập trong công việc, sức khoẻ tâm lý và sức khoẻ thể chất nói chung. GWB bao
gồm cả sự ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi công việc.
Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, trầm cảm chủ yếu và rối loạn lo âu phổ biến, và có thể có ảnh

hưởng lớn đến phúc lợi chung của dân số và về việc sử dụng các nguồn dịch vụ y tế. Cảm giác
hạnh phúc chung có thể tạo sự khác biệt giữa đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của công việc.
Nhân tố GWB liên quan đến các vấn đề về tâm trạng, trầm cảm và lo lắng, sự hài lòng trong
cuộc sống, chất lượng sống chung, sự lạc quan và hạnh phúc.
c. Căng thẳng trong công việc (Stress at Work - SAW)
Căng thẳng trong công việc được xác định bởi mức độ mà một cá nhân nhận thức họ có áp lực
quá mức và cảm thấy bị căng thẳng trong công việc.
Mức căng thẳng tại nơi làm việc hiện nay được xem là một trong năm vấn đề về sức khoẻ liên
quan đến công việc hàng đầu. Yếu tố SAW được đánh giá thông qua các mục liên quan đến nhu
GVHD: Lê Việt Hưng

8


Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

cầu và nhận thức về tình trạng căng thẳng và tình trạng quá tải thực tế. Có thể bị áp lực khi làm
việc và không bị căng thẳng trong công việc (thực tế một số tác giả cho rằng việc thiếu áp lực
trong công việc có thể dẫn đến căng thẳng), nhưng nói chung áp lực cao liên quan đến áp lực
cao.
d. Kiểm soát tại nơi làm việc (Control at Work - CAW)
Kiểm soát tại nơi làm việc phản ánh mức độ mà nhân viên cảm thấy họ có thể kiểm soát công
việc của họ thông qua việc tự do diễn đạt ý kiến và tham gia vào các quyết định trong công việc.
Nhận thức về kiểm soát tại nơi làm việc ngày càng được công nhận là một khái niệm trung tâm
trong việc hiểu mối liên hệ giữa những trải nghiệm căng thẳng, hành vi và sức khoẻ. Kiểm soát
việc làm trong mô hình QoWL hiện tại chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề liên lạc trong công việc,
ra quyết định và kiểm soát quyết định.
e. Giao diện làm việc tại nhà (Home – Work Interface - HWI)

Giao diện làm việc tại nhà là việc phản ánh mức độ sử dụng lao động trong sự xem xéti mức độ
hỗ trợ từ gia đình và môi trường xung quanh
Yếu tố này khám phá mối quan hệ qua lại giữa gia đình và lĩnh vực cuộc sống trong công việc.
Nó kiểm tra xem hai môi trường sống này ảnh hưởng như thế nào đến nhau. Các vấn đề ảnh
hưởng đến nhân viên qua yếu tố HWI bao gồm các cơ sở thích hợp trong công việc, giờ làm việc
linh hoạt và sự hiểu biết của người quản lý.
f. Điều kiện làm việc (Working Condition - WCS)
Điều kiện lao động đánh giá mức độ mà nhân viên hài lòng với các nguồn lực cơ bản, điều kiện
làm việc và an ninh cần thiết để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả.
Rõ ràng là các điều kiện làm việc thể chất ảnh hưởng đến nhận thức về sức khoẻ và sự an toàn
của nhân viên có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống công việc của nhân viên. Không rõ
ràng về mối liên hệ giữa các nguồn lực mà bạn nhận được để hoàn thành công việc của bạn, cái
gọi là an toàn lao động.

II.

Kết quả thực hiện

1. Kết quả khảo sát
a. Bảng thống kê kết quả:
SST câu hỏi

Nhân tố thang đo
GWB

1

HWI

JCS


WCS

SAW

84

2

77

3
4

CAW

94
73

GVHD: Lê Việt Hưng

9


Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

5


78

6

84
70

7
8

78

9

69

10

79

11

86

12

80

13


70

14
15

83
76

16
17

83
81

18

84
71

19
20
21

86
86

22

80


23

75

24
Tổng điểm của
các yếu tố với
25 Khảo sát
464

245

512

232

233

141

Điểm
trung
bình các yếu tố 18.56

9.8

20.48

9.28


9.32

5.64

Tổng điểm tổng quát

73.08

b. Thang đo cơ sở

GVHD: Lê Việt Hưng

10


Đạo đức kinh doanh

GWB

HWI

JCS

CAW

WCS

SAW

Toàn bộ

thang đo
WRQoL

10

6 -16

3-7

6 - 15

3-6

3 -7

2-3

23-58

20

17-19

8

17

30

20


9

18-19

7 -8

8-9

4

66-71

40

21

10

20

9

10

5

72-75

22


11

21

Phần trăm

QoWL thấp

Nhóm 7

QoWL trung
50
bình
60

59-65

76-78

23

22

10

70

24


23

80

25

12

24

11

90

26

13-14

25-26

99

27-30

15

27-30

11


79-82
6

83-85

12

7

86-88

12

13

8

89-93

13-15

14-15

9 -10

94-115

QoWL cao

c. Kết quả:

Điểm trung bình

Đánh giá

Mức độ hài lòng tổng thế (GWB)

18.56

Thấp

Đời sống học tập (HWI)

9.8

Thấp

Hài lòng về việc học (JCS)

20.48

Trung bình

Mức độ gây ảnh hưởng tại nơi học tập 9.28
(CAW)
Điều kiện học tập (WCS)
9.32

Trung bình

Căng thẳng trong học tập (SAW)


5.64

Trung bình

Toàn bộ thang đo QoWL

73.08

Trung bình

GVHD: Lê Việt Hưng

Thấp

11


Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

2. Đánh giá
a. Tổng thể hạnh phúc (General Well – Being - GWB)
Lợi ích chung (GWB) đánh giá mức độ mà một cá nhân cảm thấy tốt hay có nội dung trong
chính họ, theo cách có thể độc lập với tình hình công việc của họ. GWB ảnh hưởng lẫn nhau, và
bị ảnh hưởng bởi công việc. Cảm giác hạnh phúc chung có thể tạo sự khác biệt giữa đánh giá tích
cực hoặc tiêu cực của công việc. Nhân tố GWB liên quan đến các vấn đề về tâm trạng, trầm cảm
và lo lắng, sự hài lòng trong cuộc sống, chất lượng sống chung, lạc quan và hạnh phúc.
Theo kết quả tổng hợp những khảo sát cuộc sống học tập của các sinh viên giảng đường AD789

– UEH, điểm yếu tố GWB (tổng thể hạnh phúc) đạt 18.56 được đánh giá thuộc mức thấp (QoWL
thấp-20%) . Và các câu hỏi đánh giá yếu tố GWB gồm câu hỏi số 4,9,10,15,17,21
Từ đó ta có thể đưa ra kết luận:
Sinh viên chưa cảm thấy sự hài lòng về thể chất lẫn tinh thần trong công việc học tập ở giảng
đường, họ thực sự chưa cảm thấy cảm giác hạnh phúc trong học tập và họ còn gặp pahri nhiều sự
lo âu, tâm trạng chưa tốt và chất lượng học tập của mình
Biện pháp hành động:
-

-

Tạo ra nhiều động lực và hướng thú để học tập, nhận ra giá trị ý nghĩa của những buổi lên
lớp.
Tích cực trao đổi với giáo viên, nhà tường về những cảm nhận trong học tập, chất lượng
và điều kiện học tập.
Có tinh thần lạc quan và tầm nhìn tốt để xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng hơn trong
việc học tập để đạt hiệu quả tốt hơn cũng như quản lý thời gian tốt hơn để đảm bảo tinh
thần luôn sảng khoái, sức khỏe bền bỉ cho công việc và cuộc sống.
Nhà trường tạo mọi điều kiện để sinh viên hoàn thiện thể chất lẫn trí tuệ, luôn đổi mới cải
tiến chương trình học thiết thực và hữu ích nhất.
Tạo một môi trường cộng đồng sinh viên đoàn kết cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học
tập

b. Giao diện làm việc tại nhà (Home – Work Interface - HWI)
Giao diện làm việc nhà có liên quan đến sự cân bằng cuộc sống trong công việc và là về
việc kiểm soát được khi nào, ở đâu và làm việc như thế nào. Nó đạt được khi bạn cảm thấy mình
có một cuộc sống hoàn thành bên trong và bên ngoài công việc được thanh toán, vì lợi ích của
bạn và công việc của bạn. Sự cân bằng cuộc sống giữa công việc và cuộc sống không tốt có thể
có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bạn.
Theo kết quả tổng hợp những khảo sát cuộc sống học tập của các sinh viên giảng đường AD789

– UEH, điểm yếu tố HWI (giao diện làm việc tại nhà) đạt 9.8 được đánh giá thuộc mức thấp
(QoWL thấp-20%). Và các câu hỏi đánh giá yếu tố JCS gồm câu hỏi số 5,6,14

GVHD: Lê Việt Hưng

12


Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

Từ đó ta có thể đưa ra kết luận:
-

Sinh viên chưa có được mối quan hệ chặt chẽ giữa việc học tập và cuộc sống bên ngoài,
sự quan tâm mối liên hệ với phụ huynh, gia đình. Hơn nữa việc cân bằng giữa học tập và
hoạt động bên ngoài chưa thực sự hài hòa với nhau làm cho sinh viên chưa đạt được chất
lượng tốt hơn giữa cuộc sống và gia đình, đời sống

Biện pháp hành động:
-

Tự mỗi sinh viên cần cải thiện ý thức để cân bằng việc học tập và những hoạt động xã hội
làm thêm, công việc khác bên ngoài
Đảm bảo tốt việc học tập trên giảng đường và thường xuyên chia sẻ, thông báo với gia
đình
Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có những hoạt động ngoại khóa bổ ích, học tập trực
tuyến qua mạng tại nhà.
Sắp xếp quản lý thời gian, học tập, cuộc sống hiệu quả hơn; nâng cao chất lượng những

hoạt động quan trọng.

c. Sự hài lòng trong việc học tập (Job and Career Satisfaction – JCS)
Đây là nhân tố đánh giá tổng quan mức độ hài lòng trong học tập thông qua cảm nhận về hiện
trạng học tập, chất lượng đào tạo nhận được. Ngoài ra, mục tiêu học tập rõ ràng, được công nhận
khen thưởng và cơ hội được phát triển các kĩ năng cá nhân, được đào tạo chuyên môn cũng là
những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đánh giá của các sinh viên.
Theo kết quả tổng hợp khảo sát cuộc sống học tập của các sinh viên giảng đường AD789 – UEH,
điểm yếu tố JCS (mức độ hài lòng về việc học) đạt 20,48 được đánh giá thuộc mức trung bình.
Và các câu hỏi đánh giá yếu tố JCS gồm câu hỏi số 1,3,8,11,18 và 20; từ đó ta có thể rút ra các
kết luận:
- Sinh viên thực sự vẫn chưa có định hướng và mục tiêu rõ ràng cho việc học của bản
thân, họ cảm thấy những công nhận, khen thưởng là chưa đủ, cơ hội học tập và phát
triển bản thân vẫn đang bị hạn chế.
Hành động: Phân tích những yếu tố có thể thay đổi được từ dễ đến khó, bắt đầu thay đổi những
yếu tố dễ dàng trước như:
- Hỗ trợ, tư vấn lộ trình học tập để sinh viên có được cái nhìn tổng quan nhất về mục
tiêu trong tương lai.
- Tạo điều kiện cho sinh viên xây dựng bài giảng, tham gia đóng góp ý kiến về vài học.
- Khuyến khích và xây dựng môi trường học tập sang tạo, luôn kích thích nảy sinh các
ý tưởng mới, suy nghĩ và cách nhìn mới từ sinh viên.
d. Mức độ ảnh hưởng nơi học tập (Control at Work – CAW)
CAW là chỉ số đánh giá mức độ sinh viên kiểm soát việc học của bản thân thông qua việc tự do
phát biểu ý kiến và góp phần ảnh hưởng đến các quyết định trong các lớp học cũng như các hoạt
động của lớp và giảng đường. CAW thậm chí có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố như GWB

GVHD: Lê Việt Hưng

13



Đạo đức kinh doanh

Nhóm 7

(General Well-Being), SAW (Stress at Work) thông qua biểu hiện tâm lý (căng thẳng, rụt rè, …)
hay thậm chí sức khỏe (suy nhược, …).
Bảng khảo sát đã cho thấy yếu tố CAW của các sinh viên 9,28 điểm và thuộc mức độ trung bình.
Với kết quả khảo sát CAW là câu trả lời của các câu hỏi 2, 12 và 23 ta có thể đi đến kết luận:
- Sinh viên chưa cảm thấy họ có tiếng nói của bản thân đối với các vấn đề quan trọng
hay trong những quyết định được hình thành tại giảng đường. Điều này có thể gây
nên những hậu quả không tốt như: sinh viên thờ ơ với các hoạt động trường lớp vì họ
nghĩ ý kiến của họ không được xem trọng, gây rạn nứt mối quan hệ và sự đoàn kết
của các thành viên trong giảng đường.
Hành động: đây là một yếu tố thuộc vấn đề quản trị con người và các mối quan hệ, ta nên thực
hiện các biện pháp cải thiện:
- Xây dựng mối quan hệ giữa các sinh viên trong giảng đường bằng những buổi ngoại
khóa hay những buổi đi chơi dã ngoại.
- Ban cán sự lớp phải có nhiều mối quan hệ với ít nhất là một thành viên trong mỗi
nhóm bạn mà giảng đường đang có để thuận tiện hơn cho việc lôi kéo các sinh viên
tham gia hoạt động và đóng góp ý kiến.
- Tuyên dương những ý tưởng hay và hỗ trợ sinh viên có được tiếng nói riêng khi hình
thành các quyết định chung.

e. Điều kiện học tập (Working Condition - WCS)
Dựa vào bảng tổng hợp kết quả sau khi khảo sát 25 sinh viên, ta có thể thấy được số điểm cho
mục đánh giá điều kiện học tập (WCS) của các bạn sinh viên là ở mức khá thấp (233 điểm), điểm
trung bình cũng ở mức 9.32 điểm/73.08 điểm
Điều này chứng tỏ các bạn sinh viên đang không hài lòng với những điều kiện cơ sở vật chất tại
trường, điều kiện học tập của trường chưa thật sự lý tưởng, chưa đáp ứng được mong đợi của

sinh viên và sự không hài lòng này có thể dẫn đến việc kết quả học tập không tốt. Vì vậy cần có
những biện pháp để thay đổi, cải thiện sự hài lòng của sinh viên.
Hành động:
- Nâng cao, cải thiện cơ sở vật chất (Lắp thêm hệ thống quạt, nâng cao hệ thống
wifi)
- Tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu học thuật, trao đổi
học tập
- Sắp xếp số lượng học sinh một lớp và số phòng học hợp lý. Tránh trường hợp một
lớp quá đông dẫn đến việc học tập không hiệu quả

f. Căng thẳng trong công việc (Stress at Work - SAW)
Mục đánh giá căng thẳng trong học tập ở mức điểm là 141, điểm trung bình là 5.64/73.08 điểm.
Số điểm này phản ánh mức độ áp lực và căng thẳng trong trường học là ở mức trung bình, không
quá áp lực cũng không quá dễ dàng. Sự căng thẳng vẫn nằm trong mức có thể chấp nhận được
đối với mỗi sinh viên. Yêu cầu trong học tập có lẽ không đủ để cung cấp mức độ hài lòng cao
nhưng cũng không phải là không hài lòng.
Hành động:

GVHD: Lê Việt Hưng

14


Đạo đức kinh doanh
-

Nhóm 7

Khảo sát tìm hiểu nhu cầu học tập của sinh viên để có phương pháp giảng dạy phù
hợp.

Thay đổi thời khóa biểu phù hợp hơn, tránh học quá nhiều môn một lúc.
Có thêm 1 buổi ngoại khóa cho các môn học để tránh việc nhàm chán khi học lý
thuyết.
Tăng cường hoạt động đối thoại, hỏi đáp giữa giảng viên và sinh viên trong giảng
dạy nhằm khơi dậy tư duy nghiên cứu, tìm tòi và khả năng tự học của sinh viên,
hạn chế để sinh viên thuyết trình quá nhiều so với thời gian giảng viên giảng dạy.

Kết luận:
Từ kết quả khảo sát cho chúng ta thấy chất lượng cuộc sống học tập của sinh viên giảng đường
AD789-trường đại học Kinh tế TP. HCM ở mức trung bình (73.08). Đa số những sinh viên khi
được khảo sát về điều kiện học tập cũng như đời sống học tập thì thường trả lời là không đồng ý.
Có lẽ hiện tại việc học tại cơ sở dự bị với điều kiện cơ sở vật chất còn yếu kém (độ sang không
phù hợp, lớp học khá nóng bức vì ít quạt, chất lượng loa rất tệ…) đã ảnh hưởng đến câu trả lời
của các bạn. Còn các yếu tố như sự hài lòng, sự căng thẳng trong việc học được đánh giá ở mức
trung lập. Ở đây chưa có yếu tố xác đinh được câu trả lời có thực sự chính xác hay không hay chỉ
là việc lựa chọn đại của các bạn khi được hỏi. Trong học tập cũng như công việc, mức độ hài
lòng chỉ ở mức trung bình sẽ không có được tác động tích cực đến hiệu quả công việc. Kết quả từ
mức hài lòng này thường là một kết quả chấp nhận được. Nhưng để đạt được hiệu quả hơn thì
cần phải nâng cao sự hài lòng nơi mỗi sinh viên. Kết quả mang lại không chỉ là một lớp sinh viên
với chất lượng tốt mà còn những hiệu quả trong công tác đào tạo của nhà trường.
Để có thể đạt hiểu quả hơn trong việc khảo sát sự hài lòng về chất lượng cuộc sống học tập của
sinh viên, chúng ta cần lựa cho những đối tượng phù hợp, và chỉ khảo sát khi người đó thực sự
sẵn sàng để có thể loại bỏ các yếu tố không mong muốn tác động đến kết quả. Còn về các yếu tố
mà sinh viên đang gwpj phải (không hài lòng), thì cần có một sự tổng hợp các ý kiến, nguyện
vọng để nhà trường kịp thời khắc phục.
III.
Tài liệu tham khảo
./index.html
The Work-Related Quality of Life (WRQoL) Scale
Giáo trình đạo đức kinh doanh


GVHD: Lê Việt Hưng

15


Đạo đức kinh doanh

GVHD: Lê Việt Hưng

Nhóm 7

16



×