Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Facebook Sự tham gia vào không gian số và ảnh hưởng của nó đến lối sống thanh niên hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.08 KB, 180 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ KIM ANH

FACEBOOK: SỰ THAM GIA VÀO KHÔNG GIAN SỐ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG
THANH NIÊN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ KIM ANH

FACEBOOK: SỰ THAM GIA VÀO KHÔNG GIAN SỐ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG
THANH NIÊN HIỆN NAY

Ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TS Nguyễn Quý Thanh

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết
luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công
trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Kim Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
NỘI DUNG .............................................................................................................. 13
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 13
1.1. Nhóm nghiên cứu về sự tham gia của người sử dụng vào trang mạng xã hội ... 13
1.2. Nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng của trang mạng xã hội đến lối sống thanh
niên ............................................................................................................................ 23
1.3. Một số vấn đề cơ bản Luận án tập trung nghiên cứu ......................................... 35
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................... 38
2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 38
2.1.1. Hệ thống khái niệm ......................................................................................... 38
2.1.2 Vận dụng lý thuyết ........................................................................................... 45
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 54
2.2.1. Một số đặc điểm về khách thể ......................................................................... 54

2.2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 56
Chương 3: SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN VÀO TRANG MẠNG
XÃ HỘI FACEBOOK (KHÔNG GIAN SỐ) ....................................................... 58
3.1. Tần suất và thời lượng mỗi lần truy cập trang mạng xã hội Facebook .............. 59
3.2. Mục đích truy cập trang mạng xã hội Facebook ................................................ 65
3.3. Đối tượng tương tác trên trang mạng xã hội của thanh niên .............................. 68
3.4. Đánh giá chung của thanh niên khi tham gia trên trang mạng xã hội
Facebook ................................................................................................................... 73
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAM GIA VÀO TRANG MẠNG XÃ
HỘI FACEBOOK (KHÔNG GIAN SỐ) ĐẾN LỐI SỐNG THANH NIÊN ..... 80
4.1. Ảnh hưởng của trang mạng xã hội Facebook tới hoạt động học tập của
thanh niên .................................................................................................................. 80
4.2. Ảnh hưởng của trang mạng xã hội Facebook tới hoạt động giải trí của thanh
niên .......................................................................................................................... 100
4.3. Ảnh hưởng của trang mạng xã hội Facebook tới định hướng giá trị của
thanh niên ................................................................................................................ 119
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 3.1: Tương quan giữa yếu tố giới tính và thời lượng truy cập mạng xã
hội (%) ............................................................................................................64
Bảng 3.2: Tương quan giữa giới tính và bạn thường xuyên trao đổi trên trang
mạng xã hội của thanh niên (%) .....................................................................72
Bảng 3.3: Vị trí của trang mạng xã hội Facebook trong cuộc sống (%) ...................74
Bảng 4.1: Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đo lường
hoạt động học tập của thanh niên ...................................................................82

Bảng 4.2: Kết quả phân tích hồi quy (tuân thủ giờ giấc) ..........................................84
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ..................................................84
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy (ý thức tập trung)............................................89
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ..................................................89
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy (việc ghi chép) ................................................93
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ..................................................93
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy (hoạt động thảo luận trên lớp) ........................97
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ..................................................97
Bảng 4.6: Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đo lường
hoạt động giải trí của thanh niên ..................................................................102
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy (xem Tivi, nghe nhạc cùng người thân) .......104
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................104
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy (đi thăm họ hàng, người thân) ......................108
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................108
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy (tham gia hoạt động thể dục) .......................112
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................112
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy (uông rượu, bia, chơi đánh bài) ..................116
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................116
Bảng 4.11: Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đo
lường định hướng giá trị của thanh niên ......................................................123


Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy (định hướng giá trị về sự trinh tiết và
quan hệ tình dục trước hôn nhân) .................................................................126
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................126
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy (xây dựng gia đình) ....................................130
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................130
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy (con cái)......................................................134
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................134
Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy (quyền lực) .................................................138

Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................138
Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy (hoạt động xã hội) ......................................142
Bảng ước lượng của các hệ số Coefficientsa ................................................142


DANH MỤC CÁC HỘP TRONG LUẬN ÁN
Hộp 1: Truy cập Facebook và việc học tập của thanh niên ......................................64
Hộp 2: Mục đích truy cập Facebook của thanh niên.................................................67
Hộp 3: Đánh giá tích cực về Facebook của thanh niên .............................................75
Hộp 4: Đánh giá tiêu cực về Facebook của thanh niên .............................................76
Hộp 5: Ý kiến của thanh niên về sự tương tác bạn học với việc tuân thủ giờ giấc
trong học tập ...................................................................................................87
Hộp 6: Ý kiến của thanh niên về sự tương tác bạn học với ý thức tập trung trong
học tập ............................................................................................................92
Hộp 7: Ý kiến của thanh niên về mục đích truy cập trang mạng với hoạt động
thể dục thể thao ............................................................................................115
Hộp 8: Ý kiến của thanh niên việc truy cập Facebook với việc có con ..................137


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ 3.1: Tần suất truy cập trang mạng xã hội Facebook (%) .............................61
Biểu đồ 3.2: Thời lượng truy cập trang mạng xã hội của thanh niên (%) ................63
Biểu đồ 3.3: Mục đích chính khi sử dụng mạng xã hội Facebook (%) .....................66
Biểu đồ 3.4: Đối tượng thanh niên tương tác trên trang mạng (%) ..........................71
Biểu đồ 3.5: Đánh giá việc sử dụng mạng xã hội Facebook (%) ..............................75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới ngày này là thế giới của công nghệ, thế giới của điện tử. Ở nơi

đó, con người có thể được tận hưởng những điều tuyệt vời từ những công
nghệ hiện đại. Sự xuất hiện của các đầu máy kỹ thuật số, điện thoại, máy tính,
máy ảnh… đã tạo ra một không gian mà các thế hệ trước đây không thể tưởng
tượng nổi. Trong không gian số ấy, sự xuất hiện của Internet tạo ra một bước
ngoặt mang tính quan trọng. Sự kết nối vượt lên trên cả mặt thời gian và
không gian. Với các loại như: Email (thư điện tử), E-book (sách điện tử), Elearning (học qua mạng), E-business (thương mại điện tử), E-marketing (tiếp
thị điện tử)… dẫn đến nhiều thay đổi trong các tương giao và hoạt động xã
hội. Nhờ có mạng Internet, có rất nhiều trang mạng xã hội mới được ra đời.
Thanh niên là một trong những nhóm đối tượng sử dụng nhiều về trang
mạng xã hội. Mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với
thanh niên. Với đặc thù là trẻ tuổi, có tri thức, có tính năng động nên thanh
niên là đối tượng rất dễ dàng trong việc tiếp cận và tiếp nhận những cái mới
(trong đó có cả những cái tốt và những cái xấu). Vì vậy, việc trở thành công
dân mạng có thể làm thay đổi các hoạt động giao tiếp, một số quan niệm của
họ về các giá trị trong cuộc sống hàng ngày qua cách họ tiếp cận và đối xử
với các mối quan hệ.
Hiện nay, việc tham gia vào các trang mạng xã hội ngày càng nhiều. Số
lượng người truy cập và đăng ký thành viên ở các trang mạng xã hội ngày
càng tăng. Trang mạng xã hội ngày càng phát triển rộng khắp và chứng tỏ sức
thu hút và vai trò của mình trong mọi mặt của đời sống xã hội như: thương
mại, học tập, giải trí. Nhờ hệ thống mở của trang mạng xã hội, người dùng có
thể tự do kết bạn với bạn mình, những người mình quen, bạn của bạn mình,
thậm chí với cả người không quen biết. Khả năng truyền tin giúp thông tin

1


được cập nhật của một cá nhân lan truyền thành cấp số nhân ở diện hẹp hoặc
ở diện rộng cho mọi người trong cộng đồng mạng xã hội cùng biết. Trang
mạng xã hội giúp người dùng giữ liên lạc với bạn bè xuyên thời gian và

không gian. Chỉ với smart phone, Ipod, Ipad... có 3G, người dùng lập tức biết
bạn bè mình đang làm gì, ở đâu thông qua cập nhật của họ. Tính chất "ở đây
và ngay bây giờ" khiến thông tin mạng xã hội hơn hẳn phương tiện truyền
thông khác, phần nào đáp ứng nhu cầu chia sẻ và thể hiện của người dùng.
Hiện nay, có rất nhiều các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, My
space, Link… đó là những trang mạng xã hội phổ biến được nhiều cư dân
mạng tham gia vào. Dường như sự trải nghiệm mọi hoạt động, suy nghĩ trong
cuộc sống của bạn bè trở nên rất sống động dù trong môi trường rất ảo đã làm
cho trang mạng xã hội trở nên gần gũi, nhất là nhóm thanh niên - giới trẻ đầy
năng động hiện nay.
Có thể nói rằng trang mạng xã hội Facebook là một trang mạng được
rất nhiều người sử dụng trên thế giới và trong những năm gần đây, trang
mạng xã hội Facebook trở thành một hiện tượng xã hội điển hình, thể hiện
nhu cầu giao tiếp xã hội và giải trí cao. Nó tạo ra mỗi người một cộng đồng xã
hội bao gồm những người quen biết và không quen biết, sự đa dạng về môi
trường xã hội trên Facebook, sự tự do trong việc trao đổi thông tin, tâm tư
tình cảm... hoặc ngay cả yếu tố công việc, kinh tế cũng được đưa vào
Facebook để trao đổi. Nhìn chung, Facebook dần trở thành một công cụ xã
hội không thể thiếu đối với nhiều người, đặc biệt là thanh niên. Song với bất
kỳ một hiện tượng xã hội nào đều có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực, vấn đề
đặt ra là chủ thể sử dụng công cụ Facebook này như thế nào thì tác động
ngược trở lại của nó đối với con người, xã hội sẽ như vậy. Bởi vậy, nghiên
cứu về sự tham gia vào trang mạng xã hội và những tác động từ việc tham gia
này trở thành vấn đề được quan tâm.

2


Vậy câu hỏi là: Sau khi tham gia trang mạng xã hội nói chung và trang
mạng xã hội Facebook nói riêng, lối sống của thanh niên có những thay đổi gì

và thay đổi như thế nào? Xuất phát từ lí do đó, tác giả lựa chọn đề tài:
“Facebook: Sự tham gia vào không gian số và ảnh hưởng của nó đến lối
sống thanh niên hiện nay” để tiến hành nghiên cứu xã hội học thực nghiệm.
Nhằm phân tích và nhìn thấy được hiện trạng sử dụng trang mạng xã hội
Facebook của thanh niên hiện nay, những tác động của nó đối với lối sống
thanh niên. Từ đó có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề trong một cách tiếp cận
mới, đánh giá và đưa ra được xu hướng sử dụng trang mạng xã hội Facebook
của thanh niên trong những năm tiếp theo. Đề tài có sự kết hợp kiến thức của
xã hội học lối sống, khoa học công nghệ. Do vậy, các nghiên cứu, bài viết có
liên quan đến đề tài đều dựa trên những tài liệu về lối sống của thanh niên,
những đề tài liên quan đến mạng xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài mong muốn tìm hiểu sự tham gia của thanh niên vào trang
mạng xã hội Facebook. Từ đó có sự phân tích những ảnh hưởng của sự tham
gia vào trang mạng xã hội Facebook đến lối sống thanh niên và đưa ra một
số định hướng về việc quản lý và sử dụng trang mạng xã hội một cách hiệu
quả hơn nữa.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sự tham
gia của thanh niên vào trang mạng xã hội Facebook và ảnh hưởng của sự
tham gia vào trang mạng xã hội Facebook đến lối sống thanh niên.
Làm rõ các khái niệm liên quan: không gian số, sự tham gia, trang
mạng xã hội, lối sống thanh niên, hoạt động học tập, hoạt động giải trí, định
hướng giá trị.

3


Khảo sát định lượng và định tính về sự tham gia của thanh niên vào

trang mạng xã hội Facebook và phân tích các ảnh hưởng của sự tham gia vào
trang mạng xã hội Facebook đến lối sống thanh niên.
Đề xuất một số khuyến nghị về việc quản lý và sử dụng trang mạng xã
hội một cách hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của thanh niên vào trang mạng xã hội Facebook và ảnh
hưởng của sự tham gia vào trang mạng xã hội Facebook đến lối sống thanh niên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: - Quá trình xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn,
cũng như xây dựng bộ công cụ nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội.
- Quá trình điều tra khảo sát thu thập thông tin định tính, định lượng
được thực hiện tại thành phố Hà Nội.
- Quá trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện tại Hà Nội.
Phạm vi thời gian: thời gian bắt đầu nghiên cứu vấn đề từ năm 2014
đến năm 2017.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: - Hiện nay có rất nhiều trang mạng xã hội
được yêu thích từ thanh niên. Tuy nhiên, luận án tập trung vào một trang mạng xã
hội được coi là thu hút nhiều cư dân mạng. Đó là trang mạng xã hội Facebook.
- Lối sống thanh niên là một khái niệm rộng. Vì thế, luận án cũng giới
hạn vào một số hoạt động của thanh niên như: Hoạt động học tập, hoạt động
giải trí, định hướng giá trị.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Phương pháp luận
Từ quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và
cơ sở hạ tầng trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, tư tưởng của Marx về vai

4



trò của ý thức trong đời sống xã hội, về mối liên hệ giữa truyền thông đại
chúng và dư luận xã hội được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự tác động
của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội.
Quan điểm lý thuyết xã hội học được dùng làm cơ sở nghiên cứu ở đây
gồm: lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội, lý thuyết tương tác biểu trưng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp thu thập thập dữ liệu: Nghiên cứu có sử dụng các phương
pháp thu thập dữ liệu sau:
Phương pháp phân tích tài liệu: Từ các công việc: Tổng quan các
nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề nghiên cứu về trang mạng xã
hội; Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến các khái niệm như: sự
tham gia, trang mạng xã hội, thanh niên, lối sống, lối sống thanh niên; Xây
dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh
chính của đề tài... Nghiên cứu đã định hướng được vấn đề quan tâm, đối
tượng nghiên cứu ban đầu, xây dựng bộ công cụ. Danh sách cụ thể các tài
liệu được nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo.
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu để biết được cách thức thanh niên sử
dụng trang mạng xã hội Facebook qua thông tin họ chia sẻ. Phỏng vấn sâu sẽ
cung cấp những ý kiến, đánh giá sâu hơn của người trả lời về ảnh hưởng của
trang mạng xã hội Facebook đến họ. Nghiên cứu phỏng vấn 12 trường hợp và
các trường hợp phỏng vấn đều có sự khác biệt về giới tính, tuổi, nghề nghiệp.
Qua đó giúp cho việc tìm hiểu sự khác biệt khi tham gia vào không gian số
(sử dụng trang mạng xã hội Facebook). Nội dung phỏng vấn sâu tìm hiểu mức
độ sử dụng Facebook của thanh niên, các hoạt động của họ trên Facebook,
quan điểm, đánh giá của họ từ khi sử dụng Facebook.
Phương pháp phỏng vấn Anket: Đây là phương pháp nghiên cứu định
lượng. Bảng hỏi sử dụng được chuẩn hóa bao gồm 15 câu hỏi và các câu thu

5



thập thông tin từ người trả lời. Những thông tin thu được trong bảng hỏi sẽ được
tiến hành xử lý qua phần mềm thống kê dành cho khoa học SPSS 11.5. Các kết
quả đưa ra sẽ làm căn cứ chính để nghiên cứu phân tích. Cỡ mẫu phỏng vấn Anket
được xác định là 400, phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Đây là cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trường hợp, thuận tiện cho
nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác phát bảng hỏi cũng được diễn ra
dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu.
Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả
những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm
qua các cách thức khác nhau. Mục đích nhằm xác định ảnh hưởng của sự
tham gia vào trang mạng xã hội Facebook (tần suất truy cập, thời lượng truy
cập, mục đích truy cập, tương tác với các đối tượng) liên quan đến lối sống
thanh niên (hoạt động học tập, hoạt động giải trí, định hướng giá trị).
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Hệ số Alpha của Cronbach là
một đại lượng có thể được sử dụng trước hết để đo lường độ tin cậy của các
nhân tố và để loại ra các biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy trong thang
đo. Điều kiện tiêu chuẩn chấp nhận các biến gồm có 2 điều kiện:
Thứ nhất, những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp
(Corrected Item – Total Correlation) > 0,3 trở lên.
Thứ hai, các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0,7 trở lên và
>= Cronbach’s Alpha if Item Delected.
Thỏa mãn 2 điều kiện trên thì các biến phân tích được xem là chấp
nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally và
BernStein, 1994).
Phương pháp phân tích hồi quy: Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan
hệ giữa biến phụ thuộc (lối sống thanh niên: hoạt động học tập, hoạt động giải

6



Luận án đủ ở file: Luận án full












×