Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

GIẢI PHÁP GIẢM BỀN VỮNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Mã số: B2016-TNA-07

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Đình Hòa

Thái Nguyên tháng 2 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

GIẢI PHÁP GIẢM BỀN VỮNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Mã số: B2016-TNA-07

Xác nhận của tổ chức chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu)


(ký, họ tên)

TS.Bùi Đình Hòa

Thái Nguyên tháng 2 năm 2018


i

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
I. DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TT
1
2
3
4
5
6
7

Họ và tên
TS. Bùi Đình Hòa
ThS.Nguyễn Mạnh Thắng
ThS. Hồ Lương Xinh
ThS Bùi Thị Thanh Tâm
ThS Lưu Thị Thùy Linh
ThS Trần Lệ Bích Hồng
ThS. Nguyễn Thị Giang


Đơn vị công tác và
Nội dung nghiên cứu
lĩnh vực chuyên môn
được giao
Trưởng khoa Khoa KT&PTNT Chủ nhiệm đề tài
ĐHNL; Chuyên môn: Kinh tế
Khoa KT&PTNT - ĐHNL
Thư ký đề tài
Chuyên môn: Trồng trọt
Khoa KT&PTNT - ĐHNL
Tổng hợp chung
Chuyên môn: Kinh tế nông nghiệp
Khoa KT&PTNT - ĐHNL
Nghiên cứu hoạt động sinh
Chuyên môn: Kinh tế nông nghiệp
kế trong nông nghiệp
Khoa KT&PTNT - ĐHNL
NC các vấn đề về hạ tầng
Chuyên môn: Kinh tế
và xã hội
Khoa KT&PTNT - ĐHNL
Nghiên cứu hoạt động sinh
Chuyên môn: Kinh tế
kế trong nông nghiệp
Khoa KT&PTNT - ĐHNL
Xử lý số liệu thu thập
Chuyên môn: Phát triển nông thôn

II. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị


Nội dung phối hợp NC

Họ và tên người đại diện
đơn vị
La Hồng Ninh
Cục trưởng cục Thống kê
Nông Xuân Bắc
Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai

Cục thống kê tỉnh Thái
Cung cấp số liệu, tài liệu
Nguyên
Ủy ban nhân dân huyện Địa bàn nghiên cứu
tỉnh TN
Hỗ trợ về nhân sự, cung cấp tài
Khoa Kinh tế & PTNT,
TS. Bùi Đình Hòa
liệu, số liệu, trao đổi, góp ý để thực
Trường ĐH Nông Lâm
Trưởng khoa KT&PTNT
hiện các mục tiêu nghiên cứu


ii

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH........................................................................ i
MỤC LỤC....................................................................................................... ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CÁC HÌNH...................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... vii
RESEARCH FINDINGS INFORMATION ........................................................... x
Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1

Phần 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
2.1.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 3
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
2.2. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu ............................................ 3
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 3
2.4. Các câu hỏi đặt ra nghiên cứu .................................................................. 4
2.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 4
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 6
2.5.3. Phương pháp phân tích ......................................................................... 6
2.5.4. Phương pháp PRA ................................................................................ 7
2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 7
2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh các nguồn lực và phát triển kinh tế ................. 7
2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đa chiều............................... 7


iii
Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 8
Chương 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................................................................. 8

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 8
1.1.1. Lý luận về nghèo .................................................................................. 8
1.1.2. Lý luận về nghèo đa chiều .................................................................. 14
1.1.3. Lý luận về giảm nghèo bền vững ........................................................ 25
1.1.4. Nội dung nghiên cứu về việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ... 31
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ................................ 36
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 37
1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới ................................................ 37
1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam ............ 42
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ................................ 46
1.3.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài................................ 46
1.3.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước ................................ 48
1.3.3. Khoảng trống cần được nghiên cứu ................................................... 51
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................ 53

2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 53
2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 53
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 56
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên ....................................... 60
2.2.1. Tình hình dân số và lao động .............................................................. 60
2.2.2. Văn hoá - xã hội - y tế ........................................................................ 61
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên .................................... 61
2.3. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến chương trình
giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên............................................................. 63
2.3.1. Về thuận lợi ........................................................................................ 63
2.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 65



iv
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TỈNH THÁI NGUYÊN ............................. 67

3.1 Thực trạng nghèo tỉnh Thái nguyên ........................................................ 67
3.1.1. Kết quả giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 .............. 67
3.1.2. Thực trạng nghèo tỉnh Thái Nguyên theo chuẩn nghèo giai đoạn
2016-2020 .......................................................................................... 68
3.1.3. So sánh tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thái nguyên so với các tỉnh khác
trong khu vực ..................................................................................... 69
3.2. Thực trạng nghèo của các hộ điều tra .................................................... 70
3.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ..................................................... 70
3.2.2. Thực trạng nghèo đa chiều của nhóm hộ điều tra ................................ 72
3.2.3. Tổng hợp ngưỡng thiếu hụt các chiều nghèo của các hộ điều tra.............. 80
3.2.4. Phân loại hộ nghèo theo nhóm (n=76) ..................................................... 0
3.3. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo đa chiều tại địa bàn nghiên cứu ..... 0
3.3.1. Nguyên nhân về nhân khẩu học ............................................................ 0
3.3.3. Nguyên nhân về quy mô đất đai của hộ ................................................ 2
3.3.4. Nguyên nhân về trình độ học vấn thấp .................................................. 3
3.3.5. Nguyên nhân khác ................................................................................ 3
3.3.5. Nguyên nhân cụ thể đối với các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt ....... 4
3.4. Các giải pháp giảm nghèo đa chiều.......................................................... 6
3.4.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận đa chiều ............. 6
3.4.2. Các giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận đa chiều ...... 7
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 0
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 4
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 12


v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số lượng mẫu điều tra theo địa phương và theo nhóm hộ................ 6
Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) .......... 12
Bảng chỉ số nghèo đa chiều ...................................................... 21
Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của Thái Nguyên năm 2015
(theo chuẩn nghèo cũ)............................................................... 67
Bảng 3.2. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên đến 31/12 hàng năm
(Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020) ................................. 68
Bảng 3.3. Kết quả giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu
vực năm 2015 và2016 ............................................................... 69
Bảng 3.4. Tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ
nghèo tỉnh thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực năm 2016.... 70
Bảng 3.5. Thông tin chung về các hộ điều tra ........................................... 71
Bảng 3.6. Nghèo đa chiều theo giáo dục ................................................... 72
Bảng 3.7. Nghèo đa chiều theo Y tế.......................................................... 73
Bảng 3.8. Thực trạng nhà ở....................................................................... 75
Bảng 3.9. Nghèo đa chiều theo điều kiện sống.......................................... 77
Bảng 3.110. Nghèo đa chiều theo tiếp cận thông tin ..................................... 79
Bảng 3.11. Tổng hợp ngưỡng thiếu hụt các chiều nghèo (n=360) ................... 80
Bảng 3.12. Tổng hợp mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của
các nhóm hộ điều tra ................................................................. 81
Bảng 3.13. Phân loại hộ nghèo tại các huyện khảo sát (n=76) .......................... 0
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của quy mô hộ gia đình của nhóm hộ nghèo (n=76)...... 1
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thành phần dân tộc với nhóm hộ nghèo (n=76)....... 2
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của quy mô đất đai với nhóm hộ nghèo (n=76)............. 2
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của trình độ học vấn với nhóm hộ nghèo (n=76)........... 3
Bảng 3.18. Nguyên nhân khác dẫn đến nghèo (n=76) ...................................... 4
Biều đồ 2.1: Giá trị sản xuất các ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2012 - 2016 tính theo giá năm 2010.......................................... 61

Biểu đồ 2.2: GTSX ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 tính theo giá năm 2010 ..... 63
Bảng 2.1.
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 3.1.


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLĐTBXH

: Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội

BTXH

: Bảo trợ xã hội

CP

: Chính phủ

CS

: Chính sách

DTTS

: Dân tộc thiểu số


ESCAP

: Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á -Thái Bình Dương

FAO

: Tổ chức nông lương liên hợp quốc

HDI

: Chỉ số phát triển cong người

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

NCC

: Người có công



: Nghị định

NQ

: Nghị quyết




: Quyết định

QH

: Quốc hội

TV

: Thành viên

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

UN

: Liên hợp quốc

UNDP

: Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

WB

: Ngân hàng thế giới


XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


vii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiệp cận đa
chiều tại tỉnh Thái Nguyên
- Mã số: B2016-TNA-07
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Đình Hòa
- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện: Tháng 01/2016 - Tháng 12/2017
2. Mục tiêu
(i) Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên để
đưa ra phân tích, đánh giá nghèo một cách chính xác. Từ đó rút ra các giải
pháp cụ thể nhằm giảm nghèo bền vững tại tỉnh Thái Nguyên.
(ii) Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng nghèo đa chiều tại Thái Nguyên.
- Xác định được nguyên nhân nghèo đa chiều và những lỗ hổng trong
tiếp cận nghèo đa chiều.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong
quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều tại
Thái Nguyên.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững theo chuẩn
nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3. Tính mới và sáng tạo
(i) Về lý luận: Nghiên cứu đã hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận
và thực tiễn về nghèo đa chiều gắn với giảm nghèo bền vững trên thế giới và ở
Việt Nam, từ đó áp dụng những nội dung có liên quan và kế thừa các nghiên
cứu, công trình nghiên cứu trước đó trong quá trình nghiên cứu đề tài;
(ii)Về cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu này đã tiếp cận và chứng minh được việc đo lường nghèo theo
tiêu chí nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới ở Việt Nam và hoàn toàn phản
ánh,đánh giá được bản chất nghèo của cộng đồng dân cư theo các tiêu chí nghèo
đa chiều, trong khi các nghiên cứu trước đây về nghèo chỉ tiếp cận dựa trên tiêu
chí thu nhập đã dẫn đến phản ánh không đầy đủ bản chất về nghèo và từ đó việc
hoạch định các chính sách giảm nghèo còn tồn tại nhiều bất cập.
(iii)Về phạm vi nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu đầu tiên về nghèo đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên.
Những kết quả nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng nghèo của tỉnh Thái


viii

Nguyên và nêu được những giải pháp cùng với các gợi ý chính sách giảm
nghèo cho tỉnh là những đóng góp mới hết sức quan trọng đối với chương
trình giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đề tài đã hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận và thực tiễn
về nghèo đa chiều gắn với giảm nghèo bền vững trên thế giới và ở Việt Nam
từ đó áp dụng những nội dung có liên quan và kế thừa các nghiên cứu, công
trình nghiên cứu trước đó. Đề tài đã khẳng định việc đo lường nghèo theo tiêu
chí thu nhập đã trải qua một thời gian dài và bộc lộ nhiều bất cập vì vậy việc
chuyển sang đo lường nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều là một bước tiệm
cận mới của Việt Nam đối với thế giới về lĩnh vực xóa đói giảm nghèo;

4.2. Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:
Tại địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao (13,4%), cao hơn mức
bình quân của vùng; Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản là một trong
2 tiêu chí quan trọng để đánh giá nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo giai đoạn
2016 -2020. Trong tổng số 10 chỉ số đo lường thì chỉ số về hố xí/nhà tiêu hợp
vệ sinh bị thiếu hụt nhiều nhất chiếm 33,5% hộ điều tra, trong đó có 20,2% hộ
nghèo và 8,3% hộ cận nghèo thiếu hụt, điều đó cho thấy chất lượng vệ sinh
chưa được người dân quan tâm. Chất lượng nhà ở cũng là chỉ số có tỷ lệ thiếu
hụt cao chiếm 32,3% trong đó có 21,9% hộ nghèo và 7,7% hộ cận nghèo.
Phong tục ở nhà sàn và mái lợp lá cọ của người dân tộc Tày và Nùng cũng là
một nguyên nhân mà chỉ số này thiếu hụt nhiều. Chỉ số có mức độ thiếu hụt
thấp là tình trạng đi học của trẻ 2,5% đối với hộ nghèo và 1,3% đối với hộ cận
nghèo. Số liệu đó cho thấy việc thực hiện chính sách cấp phát thẻ bảo hiểm y
tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo tại địa phương đã được thực hiện tốt và
không có tình trạng trẻ em bỏ học
4.3. Nghiên cứu đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ
hội đối với tiếp cận nghèo đa chiều nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn
Thái Nguyên. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân nghèo đa chiều và các yếu tố ảnh
hưởng đến nghèo đa chiều phải được kể đến đó là: Các dân tộc thiểu số có chỉ
thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản nhiều hơn dân tộc Kinh.Theo đánh giá của
hộ được khảo sát thì thiếu vốn sản xuất, không biết cách làm ăn, thiếu phương
tiện sản xuất là ba nguyên nhân chính dẫn tới nghèo.
4.4.Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc giảm nghèo bền vững theo tiêu
chí tiếp cận đa chiều đề tài đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm
nghèo bền vững gồm: Nhóm giải pháp chung; nhóm giải pháp đối với các
nhóm hộ nghèo; Nhóm các giải pháp đối với các chiều nghèo các giải pháp là


ix


những gợi ý quan trọng cho các nhà quản lý địa phương trong quá trình thực
hiện chương trình giảm nghèo của địa phương.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học
- 03 Bài báo khoa học:
(1) Nguyễn Mạnh Thắng, Lưu Thị Thùy Linh, Hồ Lương Xinh, Bùi Thị
Thanh Tâm (2016), Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số
tháng 7/1,2016, Tr. 77-81;
(2) Nguyễn Mạnh Thắng, Bùi Đình Hòa, Lưu Thị Thùy Linh, Hồ Lương
Xinh, Tống Thị Thùy Dung (2017), Nghèo đa chiều tại Định Hóa, Thái
Nguyên - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, số tháng 10 năm 2017, Tr. 157-163;
(3) Bùi Thị Thanh Tâm, Hà Quang Trung, Đỗ Xuân Luận (2018), Giải
pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều tại tỉnh Thái
Nguyên, Tạp chí Kinh tế và quản trị kinh doanh - Trường đại học kinh tế và
quản trị kinh doanh - Đại học Thái nguyên, số 5-2018, Tr. 2 - 7;
5.2. Sản phẩm đào tạo
- 02 Luận văn thạc sĩ:
(1) Nguyễn Duy Vụ (2017), Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng
tiếp cận đa chiều tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
(2) Vũ Mạnh Hùng (2017), Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng
tiếp cận đa chiều tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
5.3. Sản phẩm ứng dụng
Bản kiến nghị các giải pháp khả thi để giảm nghèo bền vững cho các hộ
dân trên địa bàn Thái Nguyên.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang
lại của kết quả nghiên cứu
Kết quả đề tài phục vụ cho các nhà quản lý các cấp ban hành các chính

sách và các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công chương trình giảm
nghèo tại tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
Ngày 28 tháng 12 năm 2017
Tổ chức chủ trì
Chủ nhiệm đề tài

TS. Bùi Đình Hòa


x

RESEARCH FINDINGS INFORMATION
1. General information
- Project title: Solutions for sustainable reduction based on the multidimensional approach in Thai Nguyen province
- Code number: B2016-TNA-07
- Coordinator: Dr. Bui Dinh Hoa
- Implementing institution: University of Agricultural and Forestry
Duration: from 1/2016

to 12/2017

2. Objective(s)
(i) General objective:
To analyze, evaluate current situation of poverty and propose
recommendations to reduce poverty in a sustainable manner for Thai Nguyen
province.
(ii) Specific objective:
- To evaluate the current situation of poverty in Thai Nguyen
- To identify causes for poverty based on the multi-dimensional approach.
- To analyze advantages, disadvantages, opportunities and challenges in

the process of poverty reduction in the province based on the multidimensional approach
- To propose solutions for sustainable poverty reduction based on the
multidimensional approach in Thai Nguyen province for the period 2016-2020
3. New contribution of the study
(i) Theory: The study has systematized and developed theoretical and
practical issues of multi-dimensional poverty associated with sustainable
poverty reduction in the world and in Vietnam. In addition, the study has also
involved and inherited previous studies in the same field;
(ii) Research approach and content: this study used the multidimensional
approach to measure and analyse causes of poverty while previous studies
used one income dimension to measure poverty. The approach used in this
study is much more comprehensive to cover the nature of poverty and propose
a set of comprehensive policy recommendations for poverty reduction.
(iii) Research delimitation:
This is the first study which employed the multi-dimensional approach to
measure and analyse poverty in Thai Nguyen province. The results of this
study reflect the poverty status of Thai Nguyen province and provide
solutions and recommendations for poverty reduction policy for the province.


xi

4. Research results
4.1. The study has systematized and developed theoretical and practical
issues related to multi-dimensional poverty associated with sustainable
poverty reduction in the world and in Vietnam. It has also inherited the
previous relevant studies in the field. The study showed that the application of
multidimensional poverty is a new approach in Vietnam and is suitable to the
international approach in the field of poverty reduction;
4.2. Current situation of multi-dimensional poverty in Thai Nguyen: the

study area, the poverty rate remained high (13.4%), higher than the regional
average; The lack of basic social services is one of the important criteria for
multidimensional poverty assessment according to the poverty line in the
period of 2016-2020. On average, of the 10 dimensions, 33,5% of surveyed
households showed their lack of hygienic toilets; 20,2% of poor households
and 8,3% of near-poor households reported lack of hygienic toilets.
Moreover, 32,3 of total households, 21,9% of total poor households and 7,7%
of total near poor households showed their lack of housing quality.
The traditional custom of living in stilt houses with palm leaf roofs by
the Tay and Nung ethnic groups is also a cause for this poverty dimension.
There are two dimensions with low levels of school attendance (2,4%). This
data shows that the implementation of health insurance policy for poor and
near poor households in the locality has been well implemented.
4.3. The study identified the strengths, weaknesses, challenges and
opportunities for multi-dimensional poverty targeting for sustainable poverty
reduction in Thai Nguyen. At the same time, the causes of multi-dimensional
poverty and the factors affecting multidimensional poverty has already taken
into account: Ethnic minorities lack more basic social services than Kinh
people. Based on household surveys, lack of capital for production,
unawareness of business, lack of production facilities are the three main
causes for poverty.
4.4. On the basis of empirical analysis and the application of the multidimensional approach, this study has proposed a number of key solutions to
sustainable poverty reduction with emphasis on solutions for poor households.
Results of this are important for local authority in the implementation of local
poverty reduction programs.


xii

5. Products

5.1. Scientific publication
- 03 papers:
Nguyen Manh Thang, Luu Thi Thuy Linh, Ho Luong Xinh, Bui Thi
Thanh Tam (2016), Journal of Science and Technology, Thai Nguyen
University, No 7/1, 2016; Pp77-81;
(2) Nguyen Manh Thang, Bui Dinh Hoa, Luu Thi Thuy Linh, Ho Luong
Xinh, Tong Thi Thuy Dung (2017), Multidimensional poverty in Dinh Hoa
district, Thai Nguyen province. Journal of Agriculture and Rural
Development, October 2017, Pp. 157-163;
(3) Bui Thi Thanh Tam, Ha Quang Trung, Do Xuan Luan (2018),
Solutions for sustainable poverty reduction based on the multidimensional
approach in Thai Nguyen province, Journal of Economics and Business
Administration, Thai Nguyen University of Economics and Business
Administration- Thai Nguyen University, No 5-2018, Pp 0-7;
5.2. Training products
02 master theses:
(1) Nguyen Duy Vu (2017), Solutions for sustainable poverty reduction
based on the dimensional approach in Dinh Hoa district, Thai Nguyen
province, Master’s thesis, Thai Nguyen University of Agriculture;
(2) Vu Manh Hung (2017), Solutions for sustainable poverty reduction
based on the dimensional approach in Phu Binh district, Thai Nguyen
province, Master’s thesis, Thai Nguyen University of Agriculture;
5.3. Applicable products
The feasible policy brief for poverty reduction of ethnic minority
community in Thai Nguyen province
6. Mode of delivering research results to relevant stakeholders
Results contribute to policy makers to design and implement relevant
policies to carry out sustainable poverty reduction programs in Thai Nguyen.
28 December 2017
Host institution

Principal Investigator

Dr. Bui Dinh Hoa


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương Giảm nghèo bền vững về kết
quả giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân
giảm 2%/năm (từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015); riêng tỷ lệ
hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân trên 6%/năm (từ 58,33% cuối
năm 2010 xuống còn 28% năm 2015), đạt mục tiêu kế hoạch Quốc hội đề
ra.Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so
với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn,
bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần) đạt
mục tiêu đề ra [6].
Đối với tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015 tổng nguồn vốn thực
hiện chương trình giảm nghèo lên tới trên 4.876 tỷ đồng. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ
nghèo giảm nhanh từ 20,57% xuống còn 7,06% đến hết năm 2015, giảm
13,51% tương ứng với 36.668 hộ thoát nghèo. Tuy số hộ nghèo của tỉnh giảm
nhanh song vẫn cao hơn bình quân chung của cả nước, kết quả giảm nghèo
chưa thật bền vững [61].
Tuy nhiên, việc áp dụng duy nhất tiêu chí thu nhập để xác định đối tượng
hộ nghèo, cận nghèo đã dẫn đến sự phân loại đối tượng chưa thực sự chính
xác; mặt khác, chuẩn nghèo hiện hành chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu
cơ bản, lại được duy trì trong cả giai đoạn trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng
hàng năm đều tăng, dẫn đến giá trị chuẩn nghèo không còn phù hợp, không
đáp ứng được nhu cầu đảm bảo mức sống tối thiểu của người dân. Trong thực

tế hiện nay ở nhiều địa phương có nhiều hộ dân thuộc diện nghèo không
muốn thoát nghèo. Các chính sách giảm nghèo bằng cách hỗ trợ đã dẫn tới
tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người dân. Người nghèo không muốn
thoát nghèo, đó là một nghịch lý.


2

Bắt đầu từ 2016, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều cho giai đoạn
2016-2020 theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg. Theo đó, đánh giá nghèo
không chỉ về thu nhập mà còn về khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản như: giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin… Phương
pháp đo lường nghèo đa chiều áp dụng sẽ khắc phục được những hạn chế
trong đo lường nghèo bằng thu nhập vốn đã bộc lộ những điểm yếu trên đây
và phù hợp với bối cảnh kinh tế của đất nước cũng như các thông lệ quốc tế
về giảm nghèo.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo theo tiêu chí đa chiều
vì vậy việc có các nghiên cứu đánh giá thực trạng nghèo theo chuẩn nghèo đa
chiều để tìm ra những khoảng trống trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều,
từ đó có những đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách là rất cần thiết. Xuất
phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp giảm nghèo bền vững
theo hướng tiệp cận đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu.


3

Phần 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên để
đưa ra phân tích, đánh giá nghèo một cách chính xác. Từ đó rút ra các giải
pháp cụ thể nhằm giảm nghèo bền vững tại tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng nghèo đa chiều tại Thái Nguyên.
- Xác định được nguyên nhân nghèo đa chiều và những lỗ hổng trong
tiếp cận nghèo đa chiều.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong
quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều tại
Thái Nguyên.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững theo chuẩn
nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - quản lý liên
quan đến chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh hái Nguyên; các kết quả
giảm nghèo và các tác nhân liên quan đến nghèo đa chiều.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian:Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu về nghèo được
thu thập từ năm 2014 đến năm 2016;Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2017.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên.


4

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững theo tiêu chí
nghèo đa chiều tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa
chiều tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
2.4. Các câu hỏi đặt ra nghiên cứu
- Thế nào là nghèo đa chiều? Tiêu chí đánh giá nghèo đa chiều là gì?
- Thực trạng nghèo đói theo tiêu chí nghèo đa chiều ở Thái Nguyên như
thế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn tới nghèo đa chiều tại địa bàn nghiên cứu?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững theo tiêu chí giảm
nghèo đa chiều tại địa phương?
- Các giải pháp nào cần thực hiện để giảm nghèo bền vững theo tiêu chí
nghèo đa chiều tại Thái Nguyên trong thời gian tới?
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.5.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó
chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Các số liệu thứ cấp của đề tài
được thu thập từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà
nước, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng kết của Sở NN & PTNT, sở Lao
động thương binh xã hội, UBND các huyện của tỉnh Thái Nguyên được chọn
khảo sát và các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về giảm nghèo, tài liệu trên
mạng internet, v.v…
2.5.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được khảo sát nghiên cứu trong đề tài được thực hiện theo
các bước sau:
Bước 1.Chọn điểm khảo sát
Đề tài chọn 3 huyện đại diện cho 3 vùng sinh thái, kinh tế xã hội tỉnh
Thái Nguyên để khảo sát đó là các huyện: Huyện Phú Bình đại diện cho các


5


huyện phía nam của tỉnh; Huyện Phú Lương đại diện cho các huyện vùng giữa
của tỉnh; Huyện Định Hóa đại diện cho các huyện phía Bắc của tỉnh.
Bước 2.Chọn xã để khảo sát
Mỗi huyện chọn 3 xã đại diện cho huyện để thu thập thông tin sơ cấp.
Riêng huyện Định Hóa do tỷ lệ nghèo cao và là huyện có nhiều vùng sinh thái
khác nhau nên đề tài chọn 4 xã đề khảo sát nhằm tăng cường lượng mẫu và tính
đại diện cho huyện. Cụ thể: Huyện Phú Bình chọn Thị trấn Hương Sơn; xã
Thanh Ninh; xã Điềm Thụy. Huyện phú Lương chọn Yên Ninh; Yên Đổ và
Động Đạt. Huyện Định Hóa chọn Bình Yên; Bộc Nhiêu; Bảo Cường.
Bước 3.Chọn hộ để khảo sát
Đề tài chọn 360 mẫu quan sát ở 9 xã trên địa bàn 3 huyện theo tiêu chí
chọn hộ như sau: Chọn hộ theo tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại địa phương.
Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mầu phân tầng; Nhóm hộ
điều tra gồm: nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo và hộ không nghèo theo
kết quả điều tra rà soát hộ nghèo năm 2016. Tiêu chí phân loại hộ là:
 Hộ nghèo
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng đủ từ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
 Hộ cận nghèo
Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản.
 Hộ không nghèo
Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng và
thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản.



6

Kết quả chọn mẫu được tổng hợp ở bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra theo địa phương và theo nhóm hộ
Hộ nghèo
Huyện/Xã
Phú
Bình(n=120)

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

Tỉ lệ

Số hộ

Tỉ lệ

Số hộ

Tỉ lệ

Số hộ

(%)

(hộ)


(%)

(hộ)

(%)

(hộ)

18

11,6

14

73,4

88

15,0

Điềm Thụy

6,6

8

4,2

5


22,6

27

Hương Sơn

5,0

6

3,2

4

25,0

30

Thanh Ninh

3,4

4

4,2

5

25,8


31

Phú Lương(n=120)

19,1

23

10,0

12

70,8

85

Yên Ninh

7,5

9

4,1

5

21,6

26


Yên Đổ

7,5

9

2,5

3

23,4

28

Động Đạt

4,1

5

3,4

4

25,8

31

Định Hóa(n=120)


29,1

35

22,5

27

48,3

58

Bộc Nhiêu

12,5

15

10,0

12

10,8

13

Bình Yên

10,0


12

7,5

9

15,8

19

Bảo Cường

6,6

8

5,0

6

21,7

26

Tổng số

100,00

76


100,00

53

100,00

231

Nguồn:Tính toán từ khảo sát của tác giả
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tổ và xử lý, tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu bằng
phần mềm Microsoft Excel.
2.5.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê có thể
phán ánh thực trạng, tình hình thực tế giảm nghèo địa bàn nghiên cứu.
+ Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp
theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối


7

tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột.
+ Mô tả bằng số liệu: dùng số liệu tương đối và tuyệt đối để mô tả các chỉ số
về hiện trạng nghèo: Giáo dục, tiếp cận thông tin, y tế, nhà ở và điều kiện sống.
- Phương pháp so sánh: So sánh hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo
đơn chiều theo các tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều về: Giáo dục, Y tế, Nhà ở,
điều kiện sống và tiếp cận thông tin.
2.5.4. Phương pháp PRA
Đánh giá nhanh nông thôn thông qua phỏng vấn có sự tham gia tại các

điểm khảo sát về công tác giảm nghèo. Cách thức phỏng vấn có sự tham gia
giúp tìm ra ý kiến đồng thuận từ các đối tượng khác nhau để làm căn cứ thực
tiễn cho việc đưa ra các giải pháp giảm nghèo được bền vững hơn.
2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh các nguồn lực và phát triển kinh tế
- Quy mô và cơ cấu diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và theo địa phương.
- Quy mô và cơ cấu dân số và lao động.
- Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế chung và từng ngành.
2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đa chiều
- Thực trạng về nghèo theo chiều giáo dục.
- Thực trạng về nghèo theo chiều y tế.
- Thực trạng về nghèo theo chiều nhà ở.
- Thực trạng về nghèo theo chiều điều kiện sống.
- Thực trạng về nghèo theo chiều tiếp cận thông tin.


8

Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận về nghèo
1.1.1.1. Khái niệm nghèo
Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo, thường được
nhắc đến là “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
“Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các các nhân

thiếu những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại”.
“Theo nghĩa tương đối, là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức
sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét”.
Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian
và không gian khác nhau. Bởi ranh giới của nghèo đói là không được hưởng
hoặc được hưởng rất ít và không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của
con người [3].
Do vậy để đánh giá đúng mức độ của nghèo đói, thế giới thường dùng
khái niệm “nghèo khổ” và nhận định nghèo khổ theo 4 khía cạnh sau:
Về thời gian: phần lớn người nghèo khổ là những người sống dưới mức
“chuẩn” trong suốt một thời gian dài để phân biệt với số người nghèo khổ
“tình thế” như những người thất nghiệp, hoặc do khủng hoảng kinh tế, thiên
tai, chiến tranh, tệ nạn xã hội, rủi ro...
Về không gian: về mặt này thì nghèo đói diễn ra chủ yếu ở khu vực
nông thôn, miền núi, nơi có nhiều người sinh sống.
Về giới: theo thống kê thì những người nghèo đói là phụ nữ đông hơn
là nam giới. Trong những hộ nghèo nhất thì đa phần là do người phụ nữ là


9

chủ hộ hay chủ gia đình, còn trong những hộ nghèo đó do người đàn ông làm
chủ hộ thì người phụ nữ lại khổ hơn nam giới.
Về môi trường: đối với những nước ở vùng sinh thái khắc nghiệt thì tỷ lệ
người nghèo khá đông, ở những nước này tình trạng nghèo đói và sự xuống cấp
về môi trường sinh thái ngày một trầm trọng thêm [31.]
Cho đến nay, khái niệm về nghèo đói chưa hề có sự thay đổi, mặc dù
chưa có định nghĩa chính thức, tuy nhiên nhiều quan niệm về nghèo đói hiện
đang được các quốc gia thừa nhận;
Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham

gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ
mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt
hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín
dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ
của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành,
phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận
nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan vào tháng 9
năm 1993 các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng “Nghèo đói là
tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và phong tục ấy được xã hội
thừa nhận”.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về
nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1
USD mỗi ngày cho một người, số tiền được coi như đủ để mua những sản
phẩm thiết yếu để tồn tại”.


10

Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn,
triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ông
Abaplaen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1997 cho rằng:
“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng
đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người
nghèo nói riêng sự khác nhau để phân biệt giữa họ chính là cơ hội lựa chọn của
mỗi người trong cuộc sống và thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn

nhiều hơn người nghèo.
Dựa trên những quan niệm về nghèo đói của các cá nhân và tổ chức
trên thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể và được nghiên cứu ở
mức độ cá nhân và cộng đồng. Nghèo, đói là tình trạng của một bộ phận cư
dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo
nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ thiếu ăn từ 1 đến 2
tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng
đồng. Đói là thang thấp nhất của nghèo, đói thuần túy là đói ăn, đói nằm trọn
trong phạm trù kinh tế vật chất và khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn
hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần.
Đói cũng có hai dạng là đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt):
Đói kinh niên là một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do
nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro tại thời điểm đang xét.
Đói cấp tính là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều
nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét.
Qua đây có thể thấy được các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản
ánh 3 khía cạnh của người nghèo:
Không được hưởng những nhu cầu cơ bản nhất ở mức độ tối thiểu dành
cho con người.
Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng [18]


11

1.1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói
a) Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới
Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức
độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình quân tính
theo đầu người trong một năm với hai cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức

là tính theo tỉ giá hối đoái và tính theo USD. Phương pháp PPP (purchasing
power parity) là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính
bằng USD.
Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của
các nước trên toàn thế giới làm 6 loại:
+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 đến 25.000 USD/người/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 đến 20.000 USD/người/năm là nước khá giàu.
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/ngươi/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo.
Cũng theo quan niệm trên Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang
nghèo đói như sau:
+ Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu
nhập dưới 0.5 USD/ngày.
+ Đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ngày.
+ Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày.
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày.
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Vì vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn của riêng nước mình thông
thường thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra. Ví dụ như
Mỹ đưa ra chuẩn nghèo là mức thu nhập dưới 16.000 Kcal đối với một hộ gia
đình chuẩn (gia đình 4 người) trong một năm tương đương với 11,1
USD/ngày/người.


×