ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỨA VĂN KỲ
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA
CHIỀU TẠI XÃ LƯƠNG PHÚ - HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
: Chính Quy
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế & Phát triển nông thôn
: 2012 - 2016
Thái Nguyên, năm 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỨA VĂN KỲ
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA
CHIỀU TẠI XÃ LƯƠNG PHÚ - HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hƣớng dẫn
: Chính Quy
: Phát triển nông thôn
: K44 - PTNT
: Kinh tế & Phát triển nông thôn
: 2012 - 2016
: TS. Bùi Đình Hoà
Thái Nguyên, năm 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp được xem là khâu quan trọng giúp sinh viên củng
cố kiến thức tiếp thu được trên giảng đường và hoàn thiện chương trình
đào tạo Đại học. Đây cũng là cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế nghề
nghiệp, kết hợp với các kiến thức đã học trong nhà trường để hoàn thiện
kỹ năng trong công việc, tích lũy kinh nghiệm làm hành trang phục vụ
cho công việc hiện tại và sau này khi ra trường.
Được sự giới thiệu của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em
đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng
tiếp cận đa chiều trên địa tại xã Lương Phú - huyện Phú Bình - tỉnh Thái
Nguyên ”. Có được kết quả này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Bùi
Đình Hoà đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú và các anh chị công tác
tại UBND xã Lương Phú đặc biệt là anh Lƣơng Văn Hữa, anh Nguyễn Xuân
Quỳnh đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cung
cấp đầy đủ các số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp em đã cố gắng nghiên
cứu nhưng do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi
những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý
kiến từ phía các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận của em
được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Hứa Văn Kỳ
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chí quốc gia) ..................... 9
Bảng 2.2: Các tiêu chí sử dụng đo lường trong MPI ...................................... 12
Bảng 2.3: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam ............................................ 16
Bảng 3.1: Chỉ tiêu số lượng mẫu điều tra. ...................................................... 28
Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất của xã Lương Phú năm 2015 ................... 33
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của xã Lương Phú
năm 2013 - 2015 .............................................................................. 38
Bảng 4.3: Tình hình thu nhập bình quân của xã Lương Phú qua các
năm 2013 - 2015 .............................................................................. 39
Bảng 4.4: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã các năm 2013 - 2015............. 41
Bảng 4.5: Mức độ thiếu hụt tiếp cận về giáo dục ........................................... 43
Bảng 4.6: Mức độ thiếu hụt tiếp cận về y tế ................................................... 44
Bảng 4.7: Mức độ thiếu hụt tiếp cận về nhà ở ................................................ 46
Bảng 4.8: Mức độ thiếu hụt tiếp cận về điều kiện sống .................................. 47
Bảng 4.9: Mức độ thiếu hụt tiếp cận về thông tin ........................................... 48
Bảng 4.10: Tổng hợp mức độ thiếu hụt các chỉ số đo lường tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản ............................................................................... 50
Bảng 4.11: Tổng hợp ngưỡng thiếu hụt đa chiều của các hộ điều tra ............ 52
Bảng 4.12: Tỷ lệ hộ nghèo tính theo thu nhập năm 2015 ............................... 52
Bảng 4.13: Tỷ lệ hộ nghèo qua cách tiếp cận đa chiều tại xã Lương Phú
năm 2015.......................................................................................... 54
Bảng 4.14: So sánh tỷ lệ hộ nghèo qua tiếp cận nghèo đa chiều so với nghèo
đơn chiều năm 2015 ......................................................................... 55
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT
Bảo hiểm y tế
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
DTTS
Dân tộc thiểu số
KHCN
Khoa học công nghệ
MPI
Chỉ số nghèo đa chiều
QĐ
Quyết định
UN
Liên hợp quốc
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
Báo cáo phát triển con người
SX
Sản xuất
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài ..................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 3
1.4. Bố cục của đề tài ...................................................................................... 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm nghèo ................................................................................... 5
2.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói ............................................................. 7
2.1.2.1. Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới: .................................... 7
2.1.2.2. Xác định tiêu trí chuẩn nghèo của Việt Nam: .................................... 8
2.1.3. Khái niệm nghèo đa chiều ..................................................................... 10
2.1.4. Chuẩn nghèo đa chiều ........................................................................... 11
2.1.5. Các quan niệm về giảm nghèo bền vững .............................................. 18
2.1.6. Các khía cạnh của đói nghèo................................................................. 20
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 23
2.2.1. Đặc điểm nghèo đói ở nước ta .............................................................. 23
v
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 27
3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
3.5.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 27
3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................... 27
3.5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................ 27
3.5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................. 27
3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 29
3.5.3.1. Phương pháp so sánh.......................................................................... 29
3.5.3.2. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................. 30
3.5.3.3. Phương pháp Swot ............................................................................. 30
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 31
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 31
4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn. .............................................................................. 31
4.1.1.3. Điều kiện về đất đai và tình hình sử dụng đất của xã Lương Phú ..... 32
4.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của xã Lương Phú ....................... 34
4.1.2.1. Thực trạng dân số và lao động ........................................................... 34
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông ................................ 34
4.1.2.3. Văn hóa - xã hội, thể dục - thể thao và môi trường ........................... 36
vi
4.1.2.4. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 37
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã Lương Phú - huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên............................................................................ 40
4.1.3.1. Những thuận lợi ................................................................................. 40
4.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế................................................................... 40
4.2. Thực trạng nghèo của xã Lương Phú ....................................................... 41
4.2.1. Tình hình nghèo đói của xã Lương Phú ................................................ 41
4.2.2. Tình hình nghèo đa chiều của các hộ điều tra ....................................... 42
4.2.2.1. Giáo dục ............................................................................................. 43
4.2.2.2. Y tế ..................................................................................................... 44
4.2.2.3. Nhà ở .................................................................................................. 45
4.2.2.4. Điều kiện sống.................................................................................... 47
4.2.2.5. Tiếp cận thông tin............................................................................... 48
4.2.2.6. Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản......................... 49
4.2.2.7. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều ................................................................. 51
4.2.3. Đánh giá nghèo thông qua tiếp cận đơn chiều ...................................... 52
4.2.4. Đánh giá thực trạng nghèo theo cách tiếp cận đa chiều ........................ 53
4.2.5. So sánh tỷ lệ hộ nghèo của phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều với
nghèo đơn chiều .............................................................................................. 55
4.2.6. Nguyên nhân nghèo đa chiều và những lỗ hổng khi đánh giá
nghèo đa chiều ................................................................................................. 56
4.2.6.1. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 56
4.2.6.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................... 57
4.2.6.3. Nguyên nhân cụ thể đối với các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt .. 58
4.2.6.4. Những phát hiện, những lỗ hổng trong đánh giá nghèo đa chiều ...... 60
4.2.7. Phân tích SWOT đối với quá trình giảm nghèo bền vững .................... 62
vii
4.2.8. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Lương Phú - huyện Phú Bìnhtỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 64
4.2.8.1. Giải pháp chung ................................................................................. 64
4.2.8.2. Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ ................................................... 65
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 70
5.1. Kết luận .................................................................................................... 70
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo là một trong những vấn đề gay gắt và mang tính toàn cầu, còn
trầm trọng hơn khi nó vẫn còn tồn tại trên phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo
là nỗi bất hạnh của nhiều người, là nghịch lý trên con đường phát triển chung
của xã hội. Trong mô ̣t thời gian khá dài chúng ta thường nói về nghèo như là
mô ̣t bô ̣ phâ ̣n dân chúng , những người có mức thu nhâ ̣p trung biǹ h thấ p hơn
1USD (quy đổ i)/ngày vào những năm 90 của thế kỷ 20 và hiện giờ là nhỏ hơn
2USD/ngày/người theo tiêu chuẩ n của Ngân hàng Thế giới
(WB). Như vâ ̣y,
rõ ràng chúng ta chỉ nhìn vào các con số để đánh giá nghèo mà đã vô tình
quên đi các nguyên n hân gây ra nghèo , trong đó quan tro ̣ng nhấ t là “sự bấ t
bình đẳng” và “chênh lệch quyền lực” giữa các cá nhân và giữa các nhóm
người trong xã hô ̣i . Nếu nghĩ nghèo dưới góc độ kinh tế, tài chính thì phải
chăng để xoá nghèo, chúng ta chỉ việc tập trung nâng cao vốn kinh tế, tài
chính làm cho người nghèo tăng trưởng về thu nhập?
Dựa trên quan điể m này , khái niệm “nghèo đa chiều” đã ra đời trong đó
xác định rõ nghèo không hẳn chỉ là đói ăn
, thiế u uố ng hoă ̣c thiế u các đi ều
kiê ̣n số ng, sinh hoa ̣t khác mà nghèo đói còn đươ ̣c gây ra bởi các rào cản về xã
hô ̣i và các tác nhân khác ngăn chă ̣n những cá nhân hoă ̣c cô ̣ng đồ ng tiế p câ ̣n
đến sức khỏe, giáo dục và mức sống.
Trong những năm gần đây xã Lương Phú đã áp dụng nhiều các giải pháp
giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đạt được những thành tựu
nhất định. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ
tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo
giảm đáng kể. Kết quả giảm nghèo tuy đạt được những mục tiêu đề ra nhưng chưa
2
thực sự bền vững. Tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ nghèo phát sinh còn lớn, tư tưởng trông
chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo còn diễn ra phổ biến ở một bộ phận người dân,
chênh lệch người nghèo giữa các vùng và giữa các đối tượng còn lớn, số hộ đã
thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái
nghèo cao. Do vậy, cần có một chương trình thoát nghèo một cách nghiêm túc và
khoa học. Chúng ta không nên nhìn nghèo chỉ với một khía cạnh đó là theo thu
nhập, không xem nghèo là một hiện tượng đơn lẻ mà là hiện tượng đa khía cạnh,
phức tạp, chồng chéo bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Phương pháp đo lường
nghèo đổi từ đơn chiều (theo thu nhập) sang đa chiều để tăng độ bao phủ chính
sách tới các đối tượng. Vấn đề cấp thiết cần được đề ra là nghiên cứu, phân tích,
đánh giá nghèo một cách đúng đắn, từ đó đưa ra các phương pháp để phát huy các
thế mạnh và hạn chế các thế yếu, nhằm đưa xã Lương Phú thoát nghèo bền vững
có hiệu quả. Hiện nay, các nghiên cứu trong nước về nghèo đa chiều hầu như chưa
có. Vì vậy, để hệ thống hóa cũng như đánh giá được thực trạng nghèo theo hướng
đa chiều là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp giảm nghèo
bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều tại xã Lương Phú - huyện Phú
Bình - tỉnh Thái Nguyên ".
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo tại xã Lương Phú - huyện Phú
Bình - tỉnh Thái Nguyên, thông qua tiếp cận nghèo đa chiều đưa ra phân
tích, đánh giá nghèo một cách chính xác. Từ đó rút ra các giải pháp cụ thể
nhằm giảm nghèo bền vững tại xã Lương Phú - huyện Phú Bình - Tỉnh
Thái Nguyên.
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng nghèo của xã Lương Phú thông qua phương
pháp tiếp cận nghèo đơn chiều và đa chiều.
- So sánh được tỷ lệ hộ nghèo của phương pháp tiếp cận đa chiều với
phương pháp tiếp cận đơn chiều để xây dựng các phương án sử dụng tối ưu
các nguồn lực
- Những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong giảm nghèo
bền vững.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững tại xã
Lương Phú.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với công việc thực tế sau này.
- Nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và làm nền cho việc
xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp một phần vào bản báo cáo giải
pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều tại phường Phan
Đình Phùng. Ngoài ra, từ những phát hiện trong quá trình nghiên cứu có thể
cho phường một cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn về thực trạng nghèo
4
của phường. Qua đó, phần nào giúp định hướng những kiến nghị lên cơ quan
quản lý cấp trên kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm giúp xã Lương Phú
giảm nghèo bền vững.
1.4. Bố cục của đề tài
Phần 1: Mở Đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị
5
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm nghèo
Việt nam thừa nhận quan điểm về đói nghèo của Hội nghị chống đói
nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kok Thái Lan vào tháng 9/1993. Khái niệm đói nghèo được thể hiện như sau:
“Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được
xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán của từng vùng, từng địa phương và phong tục ấy được xã hội thừa
nhận” (Nguyễn Thị Bình và cs,2006) [1].
Nói một cách cụ thể hơn, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có
mức sống ở mức tối thiểu, không thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người.
Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại
của con người. Nhu cầu ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, v.v….
“Đói là một bộ phận của những người nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu như: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không duy trì cuộc
sống” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006) [1].
“Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế một bộ phận
lớn dân cư nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu ăn” (Nguyễn Thị
Bình và cs, 2006) [1].
6
“Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương” (Nguyễn Thị Bình và cs,
2006) [1].
Nghèo còn được nhận diện ở bốn khía cạnh là không gian, thời gian,
môi trường và giới.
Về thời gian: Phần lớn người nghèo có mức sống dưới mức được xác định
như một chuẩn nghèo thấp nhất có thể chấp nhận trong một thời gian dài (cũng
cần phải bổ sung vào số người này những người nghèo tình thế do thất nghiệp,
do thiên tai, rủi do hay do con người gây ra) (Nguyễn Vũ Phúc, 2012) [3].
Về không gian: Nghèo diễn ra chủ yếu ở nông thôn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa, v.v…Dù nền kinh tế có phát triển thế nào chăng nữa, thì dân cư
ở các vùng kể trên vẫn rễ bị rơi vào nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012) [3].
Về giới: Phần lớn người nghèo ở các nước đều là phụ nữ. Mặc dù trong
gia đình, nam giới là chủ nhưng phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều hơn gánh
nặng của nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012) [3].
Về môi trường: Hầu hết những người nghèo đều phải sống trong môi
trường khắc nghiệt và xuống cấp nghiêm trọng, bởi vì những người nghèo
không đủ khả năng và điều kiện giữ gìn, đảm bảo và cải thiện môi trường
sống (Nguyễn Vũ Phúc, 2012) [3].
Tóm lại: Những quan niệm về nghèo đói do các cánh tiếp cận khác
nhau nên có những ý kiến khác nhau, nghèo là một khái niệm tương đối và có
tính biến đổi. Các chỉ số xác định giới hạn nghèo không phải là cứng nhắc và
bất biến. Nó biến đổi tuỳ theo sự chênh lệch, sự khác biệt giữa các vùng miền
quốc gia.
7
2.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói
2.1.2.1. Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới:
Để đánh giá nghèo đói Liên hợp quốc (UNDP) dùng cách tính dựa trên
cơ sở phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình trong thời gian
nhất định. Nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường
sống của dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính
là: Đem chia dân số của 1 nước, một châu lục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm,
mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: rất giàu, giàu, trung bình, nghèo, rất
nghèo. Theo cách tính này vào những năm 1990 thì 20% dân số giàu nhất
chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% người nghèo nhất chỉ
chiếm 1,4% thu nhập toàn thế giới.
Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức
độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình quân tính
theo đầu người trong một năm với cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là
tính theo tỉ giá hối đoái và tính theo USD
Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của
các nước trên toàn thế giới làm 6 loại:
+ Trên 25.000USD/người/năm là nước giàu.
+ Từ 20.000 đến dưới 25.000USD/người/năm là nước khá giàu.
+ Từ 10.000 đến dưới 20.000USD/người/năm là nước trung bình.
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500USD/người/năm là nước cực nghèo.
Cũng theo quan niệm trên Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang
nghèo đói như sau:
+ Đối với các nước nghèo: Các nhân bị coi là nghèo khi mà có thu
nhập dưới 0.5 USD/ngày.
8
+ Đối với các nước đang phát triển là 1USD/ngày.
+ Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày.
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày.
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4, USD/ngày.
Vì vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình thong thường
nó thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng đưa ra.
VD: Mỹ đưa ra chuẩn nghèo là mức thu nhập dưới 16.000 Kcal đối với
một hộ gia đình chuẩn(gia đình 4 người) trong một năm tương đương với 11,1
USD/ngày/người.
Theo quan điểm chung của nhiều nước, hộ nghèo là hộ có thu nhập
dưới 1/3 mức trung bình của xã hội. Do đặc điểm của nền KT - XH và sức
mua của đồng tiền khác nhau, chuẩn nghèo theo thu nhập (tính theo USD)
cũng khác nhau ở từng quốc gia. Ở một số nước có thu nhập cao, chuẩn nghèo
được khác định là 14USD/người/ngày. Trong khi đó chuẩn nghèo của
Malaixia là 28USD/người/tháng, Srilanca là 17USD/người/tháng, v.v…Ở
Việt Nam GDP bình quân khoảng 600USD/người/năm, nên so diện chung của
thế giới nước ta là nước nghèo khó. Do đó, không thể lấy mức nghèo của WB
để khác định nghèo của Việt Nam (Nguyễn Vũ Phúc,2012) [3].
2.1.2.2. Xác định tiêu trí chuẩn nghèo của Việt Nam:
- Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia.
Bộ lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của
chương trình XĐGN đã tiến hành rà soát chuẩn nghèo qua các thời kì. Lúc
đầu, nghèo được xác định dựa trên các chỉ tiêu nhu cầu, sau đó chuyển sang
chỉ tiêu thu nhập, kết quả là đã 5 lần công bố chuẩn nghèo đói cho từng giai
đoạn khác nhau(bảng 2.1):
9
Bảng 2.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chí quốc gia)
Chuẩn nghèo đói
qua các giai đoạn
Phân loại nghèo đói
Mức thu nhập bình
quân/ngƣời/tháng
1993 - 1995
Đói (KV thành thị)
(Mức thu nhập quy ra Nghèo (KV nông thôn)
gạo)
Nghèo (KV thành thị)
Dưới 18 KG
1996 - 2000
Đói (tính cho mọi KV)
(Mức thu nhập quy ra
gạo tương đương với Nghèo (KV nông thôn,
số tiền)
miền núi, hải đảo)
Dưới 13 KG (45.000
đồng)
Nghèo (KV nông thôn,
đồng bằng trung du)
Dưới 20 KG (70.000
đồng)
Nghèo (KV thành thị)
Dưới 25 KG (90.000
đồng)
Nghèo (KV nông thôn,
miền núi, hải đảo)
Dưới 80.000 đồng
Nghèo (KV nông thôn,
đồng bằng trung du)
Dưới 100.000 đồng
Nghèo (KV thành thị)
Dưới 150.000 đồng
2006 - 2010
(Mức thu nhập tính
bằng tiền)
Nghèo (KV nông thôn)
Dưới 200.000 đồng
Nghèo (KV thành thị)
Dưới 260.000 đồng
2011 - 2015
(Mức thu nhập tính
bằng tiền)
Nghèo (KV thành thị)
Dưới 500.000 đồng
Cận nghèo (KV thành thị)
Từ 501.000 - 650.000
đồng
Nghèo (KV nông thôn)
Dưới 400.000 đồng
2001 - 2005
(Mức thu nhập tính
bằng tiền)
Dưới 15 KG
Dưới 20 KG
Dưới 15 KG (55.000
đồng)
Cận nghèo (KV nông thôn) Từ 401.000 - 520.000
đồng
(Nguồn: Bộ LĐ - TB và XH, chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và
Quyết định số 170/2005/QĐ - TT)
10
Phương án chuẩn nghèo này đã được đánh giá phù hợp với mức sống
và thu nhập của dân cư nói chung, cũng như thu nhập của 20% nhóm nghèo
nhất, đảm bảo được khả năng huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu dự kiến
và đáp ứng được yêu cầu từng bước tiếp cận và hội nhập quốc tế.
* Tiêu chí xác định chuẩn xã nghèo:
Năm 2002, Bộ thương binh và xã hội có quyết định số: 587/2002/QĐ BLĐTBXH quy định xã nghèo (ngoài chương trình 135) là xã có đầy đủ tiêu
chí sau:
- Có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên
- Chưa có đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, cụ thể như sau:
+ Dưới 30% số hộ được sử dụng nước sạch.
+ Dưới 50% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt.
+ Chưa có đường ô tô trung tâm xã, ô tô không đi lại được cả năm.
+ Số phòng học mới đáp ứng được 70% nhu cầu của học sinh hoặc
phòng tạm bằng tranh, tre, lứa, lá.
+ Chưa có trạm y tế, hoặc có nhưng là nhà tạm.
+ Chưa có trợ hoặc trợ tạm.
2.1.3. Khái niệm nghèo đa chiều
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu
để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có
đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có
đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không
được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có
quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro,
không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh” (Tuyên bố Liên hợp
quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua).
11
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí
phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất
học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong
khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội
hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ
hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền
con người cơ bản (UN, 2012)
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các
nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều,
cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản của con người.
Vì vậy, nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở
mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo
lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và
toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đang
đề xuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ chế, chính
sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.
2.1.4. Chuẩn nghèo đa chiều
Chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức
thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch
vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010: 11). Chỉ số nghèo đa chiều
(Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: ytế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung
cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.
Từ năm 2007, Alkire and Foster đã bắt đầu nghiên cứu về một cách
thức đo lường mới về nghèo đói, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều
12
của nghèo đói. Cách thức đo lường này đã được UNDP sử dụng để tính toán
chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo Phát
triển con người năm 2010. Chỉ số tổng hợp này được tính toán dựa trên 3
chiều nghèo cơ bản là (i) nghèo về Y tế, (ii) nghèo về Giáo dục và (iii) nghèo
về Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi; Chuẩn nghèo được xác định bằng
1/3 tổng số thiếu hụt. Đã có một số quốc gia áp dụng phương pháp đo lường
nghèo đa chiều để đo lường và giám sát nghèo ở cấp quốc gia dựa trên khung
phân tích của Alkire và Foster.
Bảng 2.2: Các tiêu chí sử dụng đo lƣờng trong MPI
Chiều
Tiêu chí
1. Giáo dục
1.1 Số năm đi học (người lớn)
1.2 Tình trạng đi học (trẻ em)
2. Y tế
2.1 Trẻ em tử vong
2.2 Tình trạng dinh dưỡng
3. Điều kiện sống
3.1 Điện
3.2 Điều kiện vệ sinh
3.3 Nước uống hợp vệ sinh
3.4 Sàn nhà
3.5 Nhiên liệu nấu ăn
3.6 Sở hữu tài sản
(Nguồn: Báo cáo phát triển con người, UNDP, 2010)
* Phương pháp Alkire-Foster
Gần đây, phương pháp Alkire-Foster của Sabina Alkire và James Foster
thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế nhờ vào công cụ đơn giản trong
đo lường và xếp hạng nghèo đa chiều (Alkire và Foster, 2007, 2011).Phương
pháp này tổng hợp các thông tin thiếu hụt của nhiều chiều trong một con số
tổng hợp, do đó nó có các lợi thế của cách tiếp cận này. Đó là, nó cho phép
13
một xếp hạng đơn nhất các quốc gia, các vùng hay các hộ/cá nhân, mặc dù có
thể xếp hạng dựa trên từng chiều có thể khác nhau. Đồng thời, có thể so sánh
giữa các thời điểm khác nhau (Ferreira and Lugo, 2012); Đây là các đặc tính
quan trọng để xác định ưu tiên về mặt chính sách cho các cá nhân/hộ hay các
vùng và nó cho phép theo dõi vấn đề nghèo theo thời gian cũng như đánh giá
tác động về mặt chính sách. Thực tế, đây là các tính chất cần có của các chỉ số
đo lường nghèo có tính kỹ thuật.
Phương pháp này đã được áp dụng trong phân tích nghèo đói ở nhiều
quốc gia; Phương pháp này bắt đầu bằng việc xác định số lượng chiều trong
phân tích nghèo đa chiều; Các chiều cơ bản có thể bao gồm y tế, giáo dục,
mức sống, vv… Mỗi chiều nghèo này sẽ được đo lường dựa trên các chỉ số
thành phần (kí hiệu Ik). Bước tiếp theo là xác định mức thiếu hụt của từng chỉ
số thành phần. Khi đã có mức thiếu hụt của từng chỉ số thành phần, Với mỗi
hộ gia đình i, chúng ta sẽ ước lượng điểm thiếu hụt (deprivation score) theo
công thức:
K
ci wk I ki
(1)
k 1
Trong đó wk là quyền số của chỉ số thành phần Iki, và Iki là giá trị của
chỉ số thành phần k của hộ i, và K là tổng số chỉ số thành phần. Các chỉ số
thành phần Iki được xác định là các chỉ số nhị phân, với giá trị bằng 1 tương
ứng với thiếu hụt về thành phần đấy và bằng 0 tương ứng không thiếu hụt.Giá
trị quyền số của chỉ số thành phần phụ thuộc vào số lượng chiều và số lượng
K
chỉ số thành phần trong từng chiều. Giá trị quyền số bằng 1,
w
k 1
k
1.
Điểm thiếu hụt c biến động từ 0 đến 1, với giá trị càng cao thể hiện
mức độ thiếu hụt càng lớn của hộ. Hộ không bị thiếu hụt ở bất cứ chiều nào sẽ
có giá trị điểm thiết hụt bằng 0, còn hộ bị thiếu hụt ở tất cả các chiều thì có
điểm thiếu hụt bằng 1. Để xác định tỷ lệ nghèo đa chiều theo phương pháp
14
của Alkire và Foster (2007, 2011), chúng ta cần phải xác định ngưỡng nghèo
đa chiều (the poverty cut-off), ký hiệu là L. Một hộ gia đình sẽ được xác định
là nghèo nếu như có điểm thiếu hụt lớn hơn chuẩn nghèo, tức là ci L . Chẳng
hạn Alkire và Foster (2007, 2011) sử dụng ngưỡng nghèo là 1/3, tức là nếu hộ
nghèo có điểm thiếu hụt lớn hơn 1/3 thì sẽ coi là hộ nghèo.
Sau khi tính được số hộ nghèo đa chiều, chúng ta ước lượng tỷ lệ hộ
nghèo đa chiều (còn gọi là chỉ số đếm đầu, ký hiệu là H):
H
q
n
(2)
Trong đó q là số lượng hộ nghèo đa chiều và n là tổng số hộ gia đình. Chúng
ta có thể tính tỷ lệ người nghèo bằng cách lấy tổng số người nghèo đa chiều
chia cho tổng dân số.
Tỷ lệ nghèo đa chiều không phản ánh được mức độ hay độ sâu thiếu hụt
của các hộ nghèo. Vì hộ thiếu hụt tất cả các chiều cũng như hộ chỉ thiếu hụt 1/L
chiều cũng đều được coi là hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều giản đơn không cho
thấy được số chiều thiếu hụtcủa các hộ nghèo. Chính vì vậy Alkire và Foster
(2007, 2011) đề xuất ước tính mức độ tập trung của Nghèo đa chiều A:
n
A
Trong đó
c ( L)
i 1
i
q
(3)
ci (L) là điểm thiếu hút chỉ tính cho hộ nghèo (censored
deprivation score), được tính như sau:
ci ( L) ci nếu hộ là hộ nghèo đa chiều, ci L
ci ( L) 0 nếu hộ là hộ không nghèo đa chiều, ci L
Cuối cùng chúng ta tính chỉ số Nghèo đa chiều (còn gọi là chỉ số đếm
đầu điều chỉnh), bằng tích của Tỷ lệ nghèo đa chiều H và Mức độ tập trung
của nghèo đa chiều A
15
MPI = H × A.
(4)
Chỉ số MPI này càng cao phản ánh mức độ nghèo đa chiều càng lớn.
Chỉ số MPI khác với chỉ số đếm đầu H, vì nó không chỉ phản ánh tỷ lệ nghèo
đa chiều mà còn phản ánh mức độ thiếu hụt của người nghèo đa chiều. Nói
cách khác, theo Alkire và Foster (2007, 2011), thì chỉ số MPI phản ánh tỷ lệ
dân số nghèo đa chiều được điều chỉnh theo độ sâu của nghèo đa chiều.[2]
Hiện nay, có 32 quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu chuyển đổi và áp
dụng phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đơn chiều dựa vào thu nhập sang
đo lường nghèo đa chiều nhằm mục đích xác định đối tượng nghèo, đánh giá
và xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội (Bộ LĐTB&XH,
2015). Đa số các quốc gia này là các nước đang phát triển với tốc độ giảm
nghèo nhanh song chưa bền vững.
Chuẩn nghèo trong 5 năm tới (giai đoạn 2015-2020) bao gồm người có
thu
nhập
700.000
đồng/người/tháng
ở
nông
thôn
và
900.000
đồng/người/tháng ở thành thị. Bên cạnh đó, chuẩn nghèo đa chiều còn được
sử dụng để khắc phục những điểm yếu của phương pháp nghèo thu nhập đã
bộc lộ những bất cập trong bối cảnh hiện nay.
Ở Việt Nam, trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo là giáo dục, y tế, nhà ở,
điều kiện sống, tiếp cận thông tin, Bộ LĐTB&XH đã xây dựng và đề xuất 10
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều tương ứng là: giáo dục
người lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch,
hố xí, dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo
lường này được trình bày trong Bảng 2.3 dưới đây:
16
Bảng 2.3: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam
Chiều
nghèo
Chỉ số đo lƣờng
Mức độ thiếu hụt
Cơ sở pháp lý
Hiến pháp 2013
NQ 15/NQ-TW
Hộ gia đình có ít nhất 1
Một số vấn đề chính sách
1.1 Trình độ giáo thành viên đủ 15 tuổi sinh xã hội giai đoạn 2012dục của người
từ năm 1986 trở lại không 2020.
lớn
tốt nghiệp trung học cơ
Nghị quyết số
sở và hiện không đi học
41/2000/QH (bổ sung bởi
1) Giáo
Nghị định số
dục
88/2001/NĐ-CP)
Hiến pháp 2013.
Hộ gia đình có ít nhất 1
1.2 Tình trạng đi trẻ em trong độ tuổi đi
học của trẻ em
học (5 - 14 tuổi) hiện
không đi học
Luật Giáo dục 2005.
Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em.
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình có người bị
ốm đau nhưng không đi
khám chữa bệnh (ốm đau
được xác định là bị bệnh/
2) Y tế
2.1 Tiếp cận các
chấn thương nặng đến mức
dịch vụ y tế
phải nằm một chỗ và phải
có người chăm sóc tại
giường hoặc nghỉ việc/học
không tham gia được các
hoạt động bình thường)
Hiến pháp 2013.
Luật Khám chữa bệnh
2011.