i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC PHỤ LỤC vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu. 3
1.4.2. Thu thập số liệu 3
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu 3
1.5. KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 4
1.6. SƠ KHẢO TÀI LIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHỀ CÁ. 4
1.7. KẾT CẤU BÁO CÁO. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1. VẤN ĐỀ NGHÈO TRONG NGHỀ CÁ QUY MÔ NHỎ 6
2.1.1. Tìm hiểu chung về nghèo 6
2.1.1.1. Định nghĩa nghèo 6
2.1.1.2. Những tiêu chuẩn để xếp vào tình trạng nghèo 7
2.1.2. Những nguyên nhân chung của tình trạng nghèo. 8
2.1.3. Nguyên nhân nghèo đói phổ biến ở các vùng ven biển và hải đảo 8
2.1.4. Xu hướng nghèo của cộng đồng ngư dân vùng ven biển, hải đảo ở Việt
Nam 9
2.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN 10
2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững 10
ii
2.2.2. Các mối quan hệ trong phát triển bền vững. 11
2.2.3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững trong lĩnh vực thủy sản. 11
2.3. MỐI GẮN KẾT GIỮA NGHÈO, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ MÔI
TRƯỜNG 12
2.3.1. Mối quan hệ giữa nghèo và môi trường. 12
2.3.1.1. Khái niệm môi trường 12
2.3.1.2. Những tác động môi trường tự nhiên đến con người. 12
2.3.1.3. Tác động của con người đến môi trường tự nhiên. 13
2.3.1.4. Mối liên hệ giữa người nghèo và môi trường. 13
2.3.1.5. Mối quan hệ giữa sinh kế của người nghèo và môi trường. 15
2.3.2 Mối quan hệ giữa nghèo và nguồn lực phát triển. 15
2.3.2.1. Tìm hiểu chung về nguồn lực 15
2.3.2.2. Mối quan hệ giữa nguồn lực tự nhiên và cuộc sống người dân. 16
2.3.2.3. Mối quan hệ giữa tài nguyên thủy sản và vấn đề nghèo đói của hộ
gia đình ở khu vực ven biển 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU 19
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 19
3.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu 19
3.2.2. Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu. 20
3.2.3. Lập kế hoạch nghiên cứu 20
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 20
3.3.1. Thu thập dữ liệu 20
3.3.1.1 Nguồn dữ liệu. 20
3.3.1.2 Xác định cỡ mẫu 21
3.3.1.3. Cách thức phỏng vấn ngư dân 21
3.3.1.4. Xây dựng bảng câu hỏi. 22
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
iii
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN. 25
4.1.1. Vị trí địa lý. 25
4.1.2. Đặc điểm khí hậu. 26
4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 26
4.1.3.1. Tài nguyên đất. 26
4.1.3.2. Tài nguyên biển. 27
4.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn 29
4.1.4.1. Đơn vị hành chính và dân số và nguồn lao động: 29
4.1.4.2 Những quan điểm xã hội của người dân vùng đảo 30
a. Tâm lý muốn sinh nhiều con trai 30
b. Tâm lý bám biển 31
c. Vấn đề đầu tư con đi học. 31
4.1.4.3. Tình hình kinh tế tại vùng nghiên cứu 32
a. Tổng quan về kinh tế của huyện 32
b. Đóng góp của hai ngành kinh tế lớn đối với huyện đảo Lý Sơn. 34
4.2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯ DÂN LÝ SƠN 36
4.2.1. Tổng quan về tình trạng nghèo ở Lý Sơn 36
4.2.2. Đặc điểm của hiện tượng nghèo ở đảo Lý Sơn 36
4.2.2.1. Quan điểm nghèo theo cách đánh giá của chính quyền và hộ dân:36
4.2.2.2. Phân tích nguyên nhân nghèo ở Lý Sơn. 37
a. Nguyên nhân nghèo xuất phát từ hộ gia đình. 38
b. Nguyên nhân từ cơ chế chính sách 40
c. Nguyên nhân nghèo do điều kiện tự nhiên. 41
4.2.3. Sinh kế của người dân Huyện đảo Lý Sơn 42
4.2.3.1. Đặc điểm nguồn lực của hộ ngư dân. 42
4.2.3.2. Những khó khăn trong sinh kế quan trọng của các hộ ngư dân: 43
a Các rủi ro và khó khăn cho ngành khai thác thủy sản 43
b. Khó khăn của ngành nông nghiệp Lý Sơn 46
4.2.4. Nhu cầu của ngư dân. 48
iv
4.2.4.1. Nhu cầu về đất canh tác. 48
4.2.4.2. Nhu cầu về vốn 49
4.2.4.3. Nhu cầu hỗ trợ chi phí đầu vào. 50
4.2.4.4. Nhu cầu về sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức 51
4.3. PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN BIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ
DÂN 52
4.3.1 Thực trạng sản xuất. 52
4.3.1.1 Các nghề khai thác thủy sản ở Lý Sơn. 52
4.3.1.2 Tổ chức sản xuất trên các tàu khai thác thủy sản. 54
4.3.2. Thực trạng thu nhập 55
4.3.4. Các hình thức khai thác thủy sản của ngư dân Lý Sơn. 56
4.3.4.1 Đánh bắt xa bờ 56
4.3.4.2. Đánh bắt gần bờ 57
4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGHÈO, NGUỒN LỢI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NGÀNH THỦY SẢN Ở LÝ SƠN 57
4.4.1 Ngư dân với vấn đề cạn kiệt nguồn lợi thủy sản: 57
4.4.2. Nghèo và nghề khai thác hủy diệt đang rất phổ biến ở Lý Sơn 58
4.4.3 Những vấn đề chung của ngư dân Lý Sơn: 59
CHƯƠNG 5:GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNGCHO NGƯ DÂN HUYỆN
ĐẢO LÝ SƠN 60
5.1. CƠ SỞ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP. 60
5.1.1. Căn cứ vào những khó khăn trong quá trình phát triển ngư nghiệp của
ngư dân 60
5.1.2. Căn cứ vào những lợi thế và tiềm năng của Huyện đảo Lý Sơn 60
5.1.3. Căn cứ vào tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản 61
5.1.4. Căn cứ vào những chính sách của Đảng và nhà nước 62
5.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH KHAI THÁC
THỦY SẢN 63
5.3. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO NGƯ DÂN LÝ SƠN. 64
v
5.3.1 Giải pháp trước mắt: 65
5.3.1.1. Giải pháp giải quyết chi phí đầu vào cho ngư dân: 65
a. Tham khảo các hình thức hỗ trợ của các quốc gia trên thế giới. 65
b. Hình thức hỗ trợ đã áp dụng ở Việt Nam. 66
c. Những hạn chế của hình thức hỗ trợ đã được áp dụng 67
d. Giải pháp hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho ngư dân trong thời gian
tới: 67
5.3.1.2 Giải pháp đầu ra 68
5.3.2. Biện pháp lâu dài. 69
5.3.2.1 Nâng cao kiến thức cho các hộ gia đình. 70
a. Tuyên truyền tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản và nâng cao
nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản 70
b. Nâng cao kiến thức chuyên môn khác cho các hộ ngư dân 72
5.3.2.2 Phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững – hình thành khu
bảo tồn biển 73
a. Sự cần thiết 73
b. Định hướng sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản 73
c. Sự ảnh hưởng của khu bảo tồn đến hoạt động và lợi ích của các
nhóm ngư dân hoạt động vùng bờ 73
5.3.2.3. Gợi ý những sinh kế cho ngư dân vùng ven bờ khu vực đảo Lý
Sơn 74
a. Cơ sở cho việc đưa ra các sinh kế. 74
b. Sinh kế 1: Cắt giảm tàu khai thác ven bờ phục vụ cho vận tải 75
c. Sinh kế 2: Phát triển tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch nghỉ
dưỡng ở địa phương. 77
5.3.2.4. Các hành động quan trọng khác. 78
a. Quản lý nguồn lợi tự nhiên. 78
b. Quy hoạch và phát triển nghề khai thác hải sản. 79
c. Xây dựng lực lượng kiểm ngư. 80
vi
ĐỀ XUẤT 83
KẾT LUẬN 85
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU: 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất 26
Bảng 2:Trữ lượng và khả năng khai thác cá biển vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. 28
Bảng 3: Tình hình diện tích, phân bố dân cư của huyện đảo Lý Sơn 29
Bảng 4: Cơ cấu lao động của huyện 30
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Lý Sơn 32
Bảng 6: Năng lực tàu thuyền huyện Lý Sơn 34
Bảng 7: Tình trạng nghèo ở huyện Lý Sơn 38
Bảng 8: Thống kê trình độ học vấn của các chủ hộ 39
Bảng 9: Tình trạng vay vốn của các hộ gia đình nghèo và không nghèo. 50
Bảng 10: Cơ cấu nghề nghiệp khai thác của huyện Lý Sơn năm 2009 52
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Mối quan hệ trong phát triển bền vững. 11
Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa giảm nghèo – phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường 19
Sơ đồ 3: Mô hình thể hiện các mối quan hệ cần phân tích trong nghiên cứu. 23
Sơ đồ 4: Những tác động làm giảm sản lượng khai thác 58
Sơ đồ 5: Hệ thống cây giải pháp 65
Sơ đồ 6: Mô tả tác động đến việc nâng cao thái độ cho các hộ ngư dân 72
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phiếu điều tra thông tin kinh tế - xã hội hộ ngư dân 90
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Các tổ chức quốc tế cũng như Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tìm kiếm
những biện pháp phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng ngư dân ven biển và hải
đảo. Vấn đề phát triển bền vững cho cộng đồng ngư dân càng trở nên cấp thiết khi
dân số liên tục tăng, nhu cầu thực phẩm từ thủy sản cũng ngày càng tăng trong khi
nguồn lợi biển lại đang dần suy kiệt vì có quá nhiều người cùng tham gia đánh bắt
một lượng cá hạn chế.
Nguồn lợi ven bờ đang chịu áp lực và sự thiếu bền vững trong việc khai thác
thủy sản. Nếu không giải quyết hài hòa mới quan hệ giữa bảo vệ tài nguyên nguồn
lợi thủy sản gần bờ, sinh kế và phát triển bền vững sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho
đa dạng sinh học và sinh kế bền vững cho ngư dân địa phương.
Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm chếch về phía Đông
Bắc của tỉnh cách đất liền hơn 15 hải lý. Tuy là một đảo nhỏ, nhưng Lý Sơn có vị
thế quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Với dân số tương đối cao
nhưng diện tích chỉ 997 km
2
, đất cát là chủ yếu, nguồn nước ngọt thì hạn hẹp, do đó
rất khó để đầu tư vào các ngành trồng trọt, chăn nuôi. Khai thác thủy sản có lẽ là
một trong những lợi thế hàng đầu của huyện đảo Lý Sơn, tuy nhiên sự suy giảm
nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây đã làm nhiều gia đình ngư dân đang
trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, sinh kế ngày càng bị đe dọa. Trồng hành tỏi
cũng là một thế mạnh của vùng đất đảo bấy lâu, tuy nhiên lại phụ thuộc và điều kiện
tự nhiên. Diễn biến khí thời tiết ngày càng khắt nghiệt làm năng suất các vụ hành,
tỏi những năm gần đây điều giảm, mất mùa thường xảy ra. Việc thay cát biển trồng
tỏi đã gây nên sự xâm thực của nước biển làm diện tích đảo ngày càng thu hẹp dần.
Các hoạt động kinh tế của người dân Lý Sơn đều phụ thuộc vào thiên nhiên.
Thủy sản được coi là nguồn tài nguyên chính giữ vai trò lớn trong việc tạo ra thu
nhập cho người dân. Sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên của
ngư dân kéo theo cuộc sống của họ cũng bấp bênh. Câu hỏi lớn luôn đặt ra cho
2
chính quyền địa phương là làm thế nào để các hộ ngư dân ổn định kinh tế lâu dài,
phát triển ngư nghiệp bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Xuất phát từ tình hình thực tế
trên, việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế bền vững cho cộng
đồng ngư dân ở Huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi là vô cùng cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.
Xây dựng một hệ thống thông tin mới nhất về đời sống kinh tế - xã hội của
cộng đồng ngư dân Lý Sơn.
Tìm hiểu những khó khăn của các hộ ngư dân trong việc phát triển kinh tế và
những nguyên nhân nghèo đói của ngư dân trong huyện.
Thông qua những thông tin điều tra, nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp
khắc phục những khó khăn, góp phần phát triển kinh tế của ngư dân gắn với việc sử
dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu những khó khăn của ngư dân trong quá trình tạo ra thu nhập.
- Mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường.
- Lựa chọn tiềm năng phát triển các nghề khác phù hợp với điều kiện địa
phương.
- Tìm hiểu các trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh
tế.
- Xây dựng một báo cáo về kết quả của điều tra nhằm xác định các lựa chọn
phát triển cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: là ngư dân, các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường và
quản lí liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản ở khu vực đảo Lý Sơn.
3
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung tìm hiểu vấn đề nghèo trong nghề cá qui
mô nhỏ ở vùng đảo Lý Sơn, sự phát triển bền vững trong nghề khai thác thủy sản và
mối quan hệ giữa giảm nghèo và phát triển bền vững.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu.
Việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu phải mạng tính đại diện cho những khó
khăn của vùng biển Quảng Ngãi, cuộc sống của người dân vùng được nghiên cứu
phần lớn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cụ thể là nguồn lợi biển. Lựa chọn khu
vực có truyền thống lâu đời và có những bất cập trong hoạt động khai thác thủy sản.
Xuất phát từ quan điểm trên, nghiên cứu đã tiến hành điều tra thông tin để
phục vụ nghiên cứu ở huyện đảo Lý Sơn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các
huyện ven biển khác trong tỉnh và có những đặc thù riêng của vùng đảo.
1.4.2. Thu thập số liệu.
Số liệu thứ cấp: Thu thập và tham khảo các kết quả điều tra, các số liệu điều
tra do các cơ quan ban ngành liên quan cung cấp.
Số liệu sơ cấp: trực tiếp điều tra thông tin kinh tế, xã hội của ngư dân huyện
Đảo Lý Sơn.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu.
Để tìm hiểu những thông tin cơ bản của hộ gia đình, những nguyên nhân
nghèo theo ý kiến hộ ngư dân nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi điều tra các hộ
ngư dân theo phương thức phỏng vấn có cấu trúc. Ngoài ra, để tìm hiểu được những
nhu cầu khác nhau của ngư dân, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn
bán cấu trúc để tìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê tần số để trình bày dữ
liệu nghiên cứu và xác định những nguyên nhân chủ yếu tác động đến nghèo theo ý
kiến hộ dân. Phương pháp phân tích so sánh tỷ lệ nghèo ở địa điểm nghiên cứu so
với các khu vực. Phương pháp phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu để viết báo
cáo nghiên cứu.
4
1.5. Kết quả mong đợi và đóng góp của nghiên cứu.
Nghiên cứu sẽ chỉ ra những khó khăn của ngư dân trong việc phát triển kinh
tế, thực trạng nguồn lực của ngư dân, những tác động của môi trường ảnh hưởng
đến đời sống và đề xuất một số giải pháp phần đảm bảo sinh kế lâu dài của ngư dân.
Nghiên cứu chú trọng vào mối quan hệ giữa giảm nghèo, phát triển kinh tế và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản nhằm góp phần phát triển kinh tế ở huyện đảo Lý Sơn. Sau
khi hoàn thành, nghiên cứu này sẽ có một số đóng góp như:
Về mặt lý luận: Xác định được thực trạng tình hình kinh tế xã hội, các nguồn
lực của các hộ ngư dân và những khó khăn của họ trong phát triển kinh tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần tìm ra những giải pháp giúp ngư dân huyện Lý
Sơn ổn định phát triển kinh tế lâu dài trên cơ sở khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn
lợi thủy sản.
1.6. Sơ khảo tài liệu về vấn đề nghèo trong nghề cá.
Ở Việt Nam, tổ chức SEDEC đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu và triển
khai các mô hình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và phát triển bền vững ở
nhiều địa phương. Cụ thể một số chương trình như: “ Điều tra, phân tích thực trạng
kinh tế của các vùng và các nhóm xã hội” 2004 – 2005: Dự án do viện Khoa học xã
hội Việt Nam chủ trì, tiến hành điều tra cơ bản kinh tế - xã hội ở tất cả các vùng trên
cả nước.
SEDEC cũng đã thực hiện một số dự án triển khai chính như hỗ trợ xây dựng
và thực hiện mô hình kết hợp nông – lâm – ngư kết hợp với vùng cát ven biển miền
Trung nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững nông thôn: Thí
điểm ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. SEDEC còn nghiên cứu
chất lượng cuộc sống của phụ nữ vùng ven biển nuôi trồng thủy sản và thí điểm mô
hình can thiệp nhằm nâng cao đời sống của họ” năm 2004 – 2005, tổ chức này thực
hiện công tác điều tra khảo sát ở 3 xã thuộc các tỉnh Thái Bình, Khánh Hòa và Bến
Tre, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp can thiệp. Dự án do DANINA và bộ thủy
sản tài trợ.
5
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác về vấn đề nghèo đói và giải pháp phát
triển kinh tế như: “Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây
Nguyên”, Nghiên cứu của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thực hiện năm 2003
và “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam, các yếu tố địa lí và không gian”, do
tiến sĩ Đặng Kim Sơn, giám đốc trung tâm thông tin Nông Nghiệp và PTNT
(ICARD) làm trưởng ban điều hành.
1.7. Kết cấu báo cáo.
Luận văn gồm 5 chương chính
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và đề xuất chính sách
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Vấn đề nghèo trong nghề cá qui mô nhỏ.
Nghề cá gắn liền với việc khai thác nguồn lợi sinh vật biển. Vấn đề nghèo
đói trong cộng đồng nghề cá gắn bó chặt chẽ với các đặc điểm của nghề khai thác
cá biển, đặc điểm nguồn lợi, điều kiện khai thác, các rủi ro về thiên tai, những hạn
chế về nguồn lực Việc tìm hiểu những khó khăn của ngư dân; khắc phục những
khó khăn về tự nhiên và hạn chế trong vấn đề phát triển kinh tế gắn liền với việc
nâng cao hiệu quả khai thác và ổn định kinh tế cho ngư dân lâu dài.
Trong chương này, nghiên cứu tìm hiểu những khái niệm liên quan đến
nghèo, môi trường và bảo vệ môi trường, tập trung phân tích những mối quan hệ
giữa nghèo, suy giảm nguồn lợi ven bờ và phát triển kinh tế của những hộ ngư dân.
2.1.1. Tìm hiểu chung về nghèo.
2.1.1.1. Định nghĩa nghèo.
Không có một khái niệm thống nhất chung nào về nghèo trong các nghiên
cứu khác nhau. Nghèo đói là một phạm trù rất rộng và định nghĩa về nghèo đói theo
ngân hàng thế giới là “không chỉ đơn thuần là vấn đề túng thiếu vật chất mà còn liên
quan đến rủi ro, tính dễ bị tổn thương, vấn đề xã hội và các cơ hội (Ngân hàng thế
giới, 2006).
Tuy nhiên, nghèo không chỉ là thu nhập thấp mà còn là thiếu thốn trong việc
tiếp cận dịch vụ như: giáo dục, văn hóa, y tế, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những
điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà nghèo còn trong tình trạng đe dọa bị mất những
phẩm chất quý giá đó là lòng tin và lòng tự trọng (Lê Quang Viết và Bùi Văn Trịnh,
năm 2005).
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra 3 tiêu chí cần phải có để ước tính
các chuẩn đói nghèo ở Việt Nam là: (i) dựa trên mức tối thiểu về vật chất, lương
thực, thực phẩm và các nhu cầu cần thiết khác; (ii) lương thực thực phẩm phải
chiếm đa số trong chuẩn đói nghèo vì đây là nhu cầu thiết yếu nhất và (iii) nhu cầu
7
tối thiểu về kcalo đối với một người/một ngày phải đảm bảo 2100 kcalo, nhưng rổ
lương thực thực phẩm đó phải gồm các loại lương thực thực phẩm rẻ nhất, thông
dụng nhất và với một lượng tối thiểu các thực phẩm khác để làm phong phú cho đời
sống của họ (Phạm Hồng Mạnh, 2010) .
Ở Việt Nam, nghèo được thừa nhận theo định nghĩa của Ủy ban kinh tế - xã
hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Nghèo là tình trạng trong đó các nhu cầu
thiết yếu của bộ phận dân cư không được thỏa mãn, đó là những nhu cầu mà đã
được xã hội thừa nhận, tùy thuộc và mức độ phát triển kinh tế xã hội và các phong
tục, tập quán của địa phương (Hội nghị giảm nghèo đói châu Á – Thái Bình Dương,
1993)
Như vậy: Có 3 điểm cần lưu ý về nghèo là:
Thứ nhất: Nhu cầu thiết yếu: ăn, ở, mặc, đi lại, y tế, giáo dục và giao tiếp xã
hội.
Thứ hai: Nghèo đói thay đổi theo thời gian, khi kinh tế càng phát triển, nhu
cầu cơ bản của con người cũng thay đổi theo và có xu hướng ngày một cao hơn.
Thứ ba: Nghèo đói thay đổi theo không gian: Thông qua định nghĩa này cũng
chỉ cho thấy sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc
và sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, từng vùng. Xu hướng chung là
các nước phát triển, ngưỡng nghèo đói ngày càng cao.
Qua các nghiên cứu và khái niệm đưa ra về nghèo đói, nghèo được bao gồm:
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng mà dân số hay một bộ phận dân số khó có thể
đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết về lương thưc, thực phẩm, quần áo, nhà ở và duy
trì một mức sống tối thiểu.
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung
bình của cộng đồng dân cư tại địa phương đang xét.
2.1.1.2. Những tiêu chuẩn để xếp vào tình trạng nghèo.
Mỗi quốc gia khác nhau sử dụng những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá
mức độ giàu nghèo. Cụ thể như Liên hợp quốc (2005) quy định người có mức thu
nhập dưới 1 đô la Mỹ/ngày tức 365 USD/năm là người nghèo. Chính phủ Mỹ thì
8
căn cứ vào thu nhập hàng năm của hộ gia đình để quy định mức nghèo và mức
nghèo thay đổi theo từng năm tùy tình hình năm đó.
Việt Nam đã có quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về
việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015,
theo đó hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo nông
thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/người/tháng (từ 6.000.000
đồng/người/năm) trở xuống.
2.1.2. Những nguyên nhân chung của tình trạng nghèo.
Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo (2000) đã xác định 3 nhóm nhân
tố chính là nguyên nhân của tình trạng nghèo:
Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên: Do địa hình phức tạp, đất đai khô
cằn, thời tiết khí hậu khắt nghiệt
Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo: Thiếu kiến thức làm ăn, thiếu
hoặc không có vốn, đông con, neo đơn, thiếu sức lao động hoặc không có việc làm,
đau ốm
Nhóm nguyên nhân do cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về
chính sách đầu tư các cơ sở hạ tầng cho các vùng, các chính sách khuyến khích sản
xuất và vấn đề tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ làm tăng
thu nhập, cung cấp hỗ trợ các dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí.
2.1.3. Nguyên nhân nghèo đói phổ biến ở các vùng ven biển và hải đảo.
Vùng biển chịu sự tác động tổng thể từ ba yếu tố cơ bản: vùng đất liền (hay
đảo), biển cả và con người. Hai yếu tố đầu là hai yếu tố bị chi phối chủ yếu bởi các
quy luật tự nhiên và chúng luôn thay đổi dưới tác dụng của loài người. Con người
chẳng những thông qua các hoạt động sinh kế và xã hội của mình luôn luôn thay đổi
chính mình mà còn luôn tác động vào môi trường tự nhiên chung quanh làm cho
chúng thay đổi theo. Chính vì vậy để phát triển cũng như để quản lý sự phát triển
9
kinh tế sao cho không làm tổn hại đến những lợi ích lâu dài mà vẫn đảm bảo sự
trường tồn của loài người thì hành động của con người và cộng đồng xã hội có vai
trò rất quan trọng.
Một hiện trạng phổ biến ở các tỉnh ven biển và hải đảo là thường có dân số
đông và mật độ dân số cao, trung bình khoảng trên 369 người/km
2
, diện tích đất
canh tác bình quân trên đầu người thấp, có người thì lại không có đất canh tác, hệ
thống y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng đều kém phát triển. Đây cũng là nguyên nhân
dẫn đến nghèo.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nghèo đói là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ.
Người phụ nữ ở khu vực biển chủ yếu làm công việc nội trợ gia đình, trình độ học
vấn thấp Tình trạng thiếu việc làm thường xuyên, lao động nữ ở nhà nội trợ là
chủ yếu, trông chờ chồng đi biển về để bán cá chứ không có công việc gì khác.
Sinh kế quan trọng của ngư dân nghèo là khai thác thủy sản gần bờ và việc
khai thác quá mức tài nguyên này khiến chúng dần suy kiệt cũng là nguyên nhân
quan trọng dẫn đến tình trạng nghèo đói.
2.1.4. Xu hướng nghèo của cộng đồng ngư dân vùng ven biển, hải đảo ở Việt
Nam.
Các vùng ven biển, hải đảo thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất của lũ lụt, hạn
hán, bão Nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo hoặc bị tái nghèo do mất tài sản do
thiên tai gây ra.
Các nguồn lợi hải sản bị suy giảm do khai thác quá mức, thu hoạch sau mỗi
chuyến đi không đáng kể và những tháng đầu năm thường xuyên lỗ tổn.
Việc chuyển từ nghề khai thác sang nuôi trồng thủy sản không được quy
hoạch một cách có hệ thống làm ô nhiễm môi trường do nước thải từ hoạt động nuôi
trồng thủy sản.
Nhiều nông dân chuyển từ đất canh tác sang nuôi tôm, nhưng khi quy trình
nuôi tôm có nhiều hạn chế, thiếu hệ thống xử lý nước thải, dịch bệnh xảy ra tràn
lan Nhiều hộ gia đình lâm vào tình cảnh phá sản, nợ nần chồng chất, không còn
10
sinh kế nào khác vì không còn vốn, đất đai thì không thể sử dụng cho mục đích
nông nghiệp nữa.
2.2. Phát triển bền vững trong khai thác thủy sản.
2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững.
Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỉ XX. Năm 1987, trong báo cáo
“Tương lai chung của chúng ta” của hội đồng thế giới về Môi trường và phát triển
(WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững’ được định nghĩa “là sự phát triển
đáp ứng những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ mai sau”.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát
triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa
3 mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế; phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường.
Theo định nghĩa của hội đồng của FAO (FAO Council, 1998): “Phát triển
bền vững là quản lý và bảo tồn cơ sở nguồn tài nguyên, hướng tới thay đổi thể chế
và công nghệ theo một cách thức để đảm bảo thỏa mãn liên tục nhu cầu con người
cho thế hệ hôm nay và mai sau. Phát triển bền vững như thế sẽ bảo tồn đất, nước,
cây trồng và nguồn lợi gen không bị suy giảm về môi trường, phù hợp công nghệ,
khả thi về mặt kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội”.
Tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế
ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.
11
2.2.2. Các mối quan hệ trong phát triển bền vững.
Phát triển bền vững có nghĩa là cả ba khía cạnh chủ yếu liên quan đến đời
sống của con người là: kinh tế, xã hội và môi trường phải được tổng hòa, kết hợp
lồng ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các cơ chế, công cụ
và quá trình thực hiện các chính sách.
Phát triển bền vững giống như việc xây dựng một tòa nhà kinh tế - xã hội
trên nền móng hệ thống môi trường sinh thái. Tòa nhà chỉ bền vững khi cả khung
nhà và mái nhà đều có nền móng vững chắc, gắn kết hài hòa với nhau. Mối quan hệ
cốt lõi trong phát triển bền vững là mối quan hệ giữa con người và môi trường.
Sơ đồ 1: Mối quan hệ trong phát triển bền vững.
Nguồn: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu (2010).
2.2.3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững trong lĩnh vực thủy sản.
Trong lĩnh vực thủy sản, hoạt động khai thác thủy sản của nước ta về cơ bản
vẫn đang đặt trong tình trạng “tiếp cận tự do”, nhiều ngư dân khai thác thủy sản
mang tính hủy diệt, kích thước mắc lưới quá nhỏ, khai thác hải sản quá mức làm
cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Điều này làm đe dọa các sinh kế hiện tại và lâu dài của
một bộ phận lớn dân cư vùng biển Việt Nam.
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản vẫn được khai thác tự do, chưa được quản lý
chặt chẽ, đồng thời việc khai thác không bền vững nguồn lợi thủy sản đã tạo áp lực
lên hệ sinh thái san hô, khiến các cá thể lớn hoặc già tuổi không còn trong hệ sinh
thái. Điển hình là nghề lưới kéo, nghề đánh bắt bằng thuốc nổ từ lâu đã được coi là
loại hình đánh bắt hủy diệt toàn diện, làm giảm trữ lượng quần thể xuống mức thấp
Đời sống
Kinh tế
Môi trường
12
và phá hủy sinh cảnh. Việc khai thác cá nhỏ có giá trị thấp với số lượng lớn đã
khiến nguồn lợi thủy sản khó có thể phục hồi được.
Hơn nữa, số người có nhận thức về khai thác quá mức từ đại dương gây ảnh
hưởng đến sinh kế lâu dài là rất thấp. Do đó, cần phải có những biện pháp và nỗ lực
trong việc quản lý nghề cá, đảm bảo sinh kế lâu dài cho ngư dân bởi nhiều nghiên
cứu trên thực tế và lý thuyết, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự phát triển bền vững
là quan trọng trong việc bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Để đảm bảo phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế phải đảm bảo tính bền
vững đồng thời trong các lĩnh vực môi trường, xã hội và thể chế. Trong lĩnh vực
kinh tế cần thiết phải giảm tỷ lệ tổn thất sản phẩm sau thu hoạch, tăng tối đa giá trị
gia tăng trong các sản phẩm chế biến. Về mặt xã hội, cần phải đảm bảo thu nhập ổn
định cho cộng đồng ngư dân và sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý,
phát triển nguồn lợi. Về mặt thể chế cần có sự tham gia của các bên liên quan trong
việc quản lý nguồn lợi, duy trì các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển bền vững
ngành thủy sản.
2.3. Mối gắn kết giữa nghèo, phát triển kinh tế và môi trường.
2.3.1. Mối quan hệ giữa nghèo và môi trường.
2.3.1.1. Khái niệm môi trường.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật. (Khoản 1, điều 3, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005).
Suy thoái môi trường: là việc làm biến đổi tài sản của môi trường, tác động
xấu và làm phá vỡ các tiêu chuẩn môi trường.
2.3.1.2. Những tác động môi trường tự nhiên đến con người.
Mặt tốt: Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản
xuất xã hội. Con người trên trái đất cần có không khí để thở, nước và thực phẩm để
nuôi dưỡng cơ thể, đất đai để xây dựng nhà cửa Môi trường tự nhiên gắn liền với
sự tồn tại của con người và là cơ sở để con người sống và phát triển.
13
Mặc xấu: Môi trường tự nhiên cũng luôn mang đến cho con người những
thiên tai nếu con người gia tăng các hoạt động tàn phá môi trường, gây mất cân
bằng tự nhiên.
2.3.1.3. Tác động của con người đến môi trường tự nhiên.
Mặc tích cực: Con người cũng có những hành động tích cực như bảo vệ
rừng, xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo vệ động vật quý hiếm Tuy nhiên phần
lớn những hoạt động của con người đều tác động tiêu cực đến môi trường.
Mặc tiêu cực: đa số các hoạt động của con người đều gây ô nhiễm môi
trường như do các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện
Các hoạt động gây mất cân bằng sinh thái: săn bắt các động vật quý hiếm, săn bắn,
đánh bắt quá mức
2.3.1.4. Mối liên hệ giữa người nghèo và môi trường.
Giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và duy trì các nguồn tài nguyên môi trường
phục vụ cho cuộc sống có mối liên hệ chặt chẽ. Đa số người nghèo phụ thuộc vào
các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thuộc sở hữu riêng của riêng ai để kiếm
sống. Họ thường tập trung ở những khu vực môi trường dễ bị suy thoái, nguồn tài
nguyên thì đang ngày càng cạn kiệt nên cuộc sống của họ cũng dễ bị tổn thương.
Đói nghèo là nguyên nhân khiến những người dân khai thác quá mức nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Nhưng khi các tài nguyên này trở nên cạn kiệt và không thể
phục vụ cho sinh kế con người thì người nghèo sẽ càng trở nên nghèo hơn.
Con số minh họa về mối gắn kết giữa con người và môi trường ở Việt Nam
là hơn 50% lao động làm trong ngành nông – lâm – ngư (sơ bộ năm 2009) và do
vậy cuộc sống của họ, hạnh phúc của họ phụ thuộc và việc quản lí bền vững các
nguồn tài nguyên này.
Mối quan hệ giữa cái được và cái mất, những đánh đổi trong việc phát triển
kinh tế, giảm nghèo với bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản được tóm lược qua sơ đồ
sau:
14
Sơ đồ 2:
Mối quan hệ giữa giảm nghèo – phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường.
(Nguồn: Sáng kiến đói nghèo – môi trường của chương trình phát triển liên hợp
quốc và chương trình môi trường liên hợp quốc, năm 2009)
Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường có hai quan điểm khác nhau chủ
yếu đó là:
- Nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường: Sự cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên là kết quả của các hoạt động kinh tế mang tính hủy hoại của
con người, làm nguy hại thêm tình hình đói nghèo của nhiều vùng. Nghèo đói cũng
buộc người nghèo phải khai thác quá mức nguồn lực tự nhiên để sinh sống.
- Nghèo đói không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi
trường.
Thực tế, nếu người dân ở các quốc gia đang phát triển có mức sống như
người dân Mỹ hay châu Âu thì chất lượng môi trường ở khu vực này cũng khó có
Giảm nghèo – phát triển kinh tế
Bảo vệ môi trường
Được – Mất
Quản lý nguồn lợi không để
cộng động địa phương tham gia
(=> Không tiếp xúc với tài
nguyên thủy sản => đói nghèo)
Được – Được
Sinh kế bền vững, nguồn lợi ổn
định, tạo điều kiện phát triển
kinh tế lâu dài, thích ứng với
những biến đổi của môi trường.
Mất – Mất
Thiếu quản lí nguồn lợi ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống ngư
dân nói riêng và khu vực nói
chung. (suy giảm nguồn lợi, mất
cân b
ằng hệ sinh thái => đói
Mất –Được
Sinh kế trước mắt (như khai thác
quá mức nguồn lợi => Cạn kiệt)
15
thể duy trì ổn định. Việc tiêu thụ nhiên liệu và việc thải khí cacbon chủ yếu là do
người giàu, thậm chí mức tiêu thụ nước uống bình quân với nguồn nước khan hiếm
thì người giàu tiêu thụ lớn hơn rất nhiều, trong khi đó người nghèo không cho phép
mình sử dụng nước một cách lãng phí.
2.3.1.5. Mối quan hệ giữa sinh kế của người nghèo và môi trường.
Sinh kế có bền vững hay không phụ thuộc vào cách đối xử của con người đối
với môi trường và cách thức quản lý môi trường. Chất lượng môi trường trực tiếp
và gián tiếp góp phần phát triển kinh tế và việc làm. Nó đóng vai trò cực kì quan
trọng ở các nước đang phát triển, nhất là ở các ngành nông – lâm – ngư nghiệp,
năng lượng và du lịch.
Sự thích ứng của người nghèo đối với những rủi ro của thiên tai là rất kém.
Khi môi trường bị suy thoái hay khi tiếp cận của người nghèo với môi trường bị hạn
chế hay không được chấp thuận thì họ là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Không chỉ có các hoạt động kinh tế của người nghèo có liên quan tới việc tiếp cận
các nguồn tài nguyên, mà khả năng thực hiện các hoạt động kinh tế của họ cũng bị
ảnh hưởng do chất lượng môi trường .
Tuy vậy có một điều dễ nhận ra rằng việc cải thiện nghèo đói sẽ có tác động
tích cực đến môi trường. Người nghèo chiếm đến 80% dân số thế giới nhưng chỉ sử
dụng 20% tài nguyên và nguyên liệu của thế giới. Những người nghèo chỉ có con
đường khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, biển, đất đai, khoáng sản ) không có
khả năng phục hồi. Do dó cần tìm ra những giải pháp cho việc giảm nghèo và bảo
vệ môi trường bởi nghèo đói và môi trường là một mối quan hệ hai chiều và cải
thiện chất lượng môi trường cũng góp phần làm giảm đói nghèo và ngược lại.
2.3.2 Mối quan hệ giữa nghèo và nguồn lực phát triển.
2.3.2.1. Tìm hiểu chung về nguồn lực.
Nguồn lực của một quốc gia, vùng lãnh thổ hay một vùng là nhân tố cơ sở, là
khả năng, động lực của một khu vực, một đất nước được huy động vào mục đích
phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển
16
kinh tế xã hội của khu vực đó. Nguồn lực bao gồm tổng thể địa lý, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và
thị trường ở trong và ngoài vùng có thể khai thác được nhằm phục vụ cho việc
phát triển kinh tế của vùng đó.
Mục này của nghiên cứu sẽ tìm hiểu sơ lược về nguồn lực tự nhiên và mối
quan hệ giữa nguồn lực tự nhiên đối với cuộc sống ngư dân.
Nguồn lực tự nhiên chia làm hai nhóm: có thể tái tạo và không thể tái tạo.
Các nguồn lực tự nhiên có thể tái tạo như nguồn thủy sản, rừng có thể tái tạo nếu
như con người khai thác và sử dụng có chừng mực. Nếu nguồn lực có thể tái tạo mà
sử dụng quá mức thì có thể sẽ bị mất đi.
Đối với những nguồn lực không thể tái tạo như đất, nước, khoáng sản do
sự hạn chế của nó trong tự nhiên và do quá trình hình thành phải mất hàng tỷ năm.
Như vậy, việc khai thác các tài nguyên không thể tái tạo phải hết sức chú ý tránh
làm tổn hại và khai thác bừa bãi dẫn đến việc thoái hóa các nguồn lực này.
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý của mỗi quốc gia và mỗi khu vực, tuy
nó không có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của hầu hết tất
cả các khu vực nhưng đó là điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, có ý
nghĩa to lớn đối với việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hóa, các ngành
kinh tế mũi nhọn.
2.3.2.2. Mối quan hệ giữa nguồn lực tự nhiên và cuộc sống người dân.
a. Thế giới.
Người nghèo ở các quốc gia đang phát triển lệ thuộc một cách đặc biệt vào
tài nguyên thiên nhiên và sự giúp đỡ của hệ sinh thái cho cuộc sống của họ. Hơn 1,3
tỷ người đang sống phụ thuộc vào đánh bắt thủy sản, nghề rừng và sản xuất nông
nghiệp. Gần một nửa trong số đó là khai thác thủ công.
Năm 2002 sự phát triển của thế giới đã được đánh giá ước lượng của 90%
của 15 triệu người đang làm việc với nghề cá tự nhiên quy mô nhỏ, hầu hết trong số
đó là người nghèo trong đó không bao gồm khoảng 10 phần triệu người nghèo đang
đánh bắt thủy sản tại các đảo nhỏ trên sông, hồ và thậm chí là ở các vùng trồng lúa.
17
b. Việt Nam.
Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km và khu vực dọc biển bao
gồm các đầm phá rộng lớn, rừng ngập mặn và đồng bằng ven sông. Mặc dù chỉ có
hơn 3,1 triệu dân (chiếm khoảng 3.7% dân số cả nước) sống bằng nghề đánh bắt cá
và các hoạt động khác liên quan nhưng nguồn thủy sản ven biển đang bị đe dọa do
khai thác quá mức.
Trong báo cáo nghiên cứu đảm bảo bền vững về môi trường của nhóm hành
động chống đói nghèo tháng 6 năm 2006 cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa đói
nghèo và nguồn lực. Nhìn chung người nghèo phụ thuộc nhiều vào nguồn lực tự
nhiên nhiều hơn là người khá giả. Hầu hết những người nghèo ở Việt Nam vẫn phụ
thuộc vào hoạt động canh tác nhỏ bé để sinh sống và khi chất lượng đất, nước, rừng
và các nguồn lực khác bị giảm sút, chất lượng cuộc sống của hộ cũng bị giảm theo.
2.3.2.3. Mối quan hệ giữa tài nguyên thủy sản và vấn đề nghèo đói của hộ gia
đình ở khu vực ven biển.
Có một mối liên hệ rõ ràng giữa nguồn lợi thủy sản và nghèo đói. Cộng đồng
ở khu vực đảo đều sống dựa vào hoạt động đánh bắt thủy sản. Nhiều gia đình không
thuộc vào diện nghèo nhưng cũng rất dễ bị tổn thương vì họ sống dựa vào nguồn tài
nguyên biển đang cạn kiệt và thứ hai là đặc thù công việc của họ khác so với người
sống ở đất liền.
Vùng biển Việt Nam đi qua một số khu sinh thái và địa lý khác nhau nên
mức độ đa dạng sinh học rất phong phú. Do đó, nguồn lợi hải sản đã và sẽ rất quan
trọng đối với sinh kế người dân ven biển Việt Nam, nó đóng góp đáng kể cho nền
kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học và môi trường biển hiện
nay đang mất cân bằng và đang bị tác động hàng ngày do người dân thiếu kiến thức
(Bộ thủy sản, 2006). Trong khi sản lượng đánh bắt thủy sản ven biển tối đa cho
phép để đạt độ ổn định là khoảng 600.000 tấn, nhưng thực tế con số này lớn hơn rất
nhiều (Vietnam news, 2005). Do áp lực lên nguồn lợi thủy sản là quá cao và điều
18
này đã được dẫn chứng bằng con số thống kê là sản lượng đánh bắt/mã lực giảm từ
0,6 tấn năm 1994 xuống còn dưới 0,4 tấn năm 2004.
Nguồn tài nguyên thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của
cộng đồng ngư dân cũng như sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một nước,
một quốc gia có biển. Chính vì vậy, duy trì môi trường biển và ven biển tốt là điều
kiện tiên quyết để phát triển bền kinh tế cho ngư dân khu vực này.