Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phân tích phong cách lãnh đạo của đặng lê nguyên vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ

---oOo---

MÔN NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: Phân tích phong cách lãnh đạo của
Đặng Lê Nguyên Vũ.
GVHD:
Th.S NGUYỄN VĂN THỨC
Nhóm SV thực hiện: Nhóm 11:
Nguyễn Thị Diễm My -15124111
Nguyễn Thị Thanh Hiền-15124093
Tp.HCM, tháng 11 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ

---oOo---

MÔN NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: Phân tích phong cách lãnh đạo của
Đặng Lê Nguyên Vũ.
GVHD:
Th.S NGUYỄN VĂN THỨC
Nhóm SV thực hiện: Nhóm 11:


Nguyễn Thị Diễm My -15124111
Nguyễn Thị Thanh Hiền-15124093
Tp.HCM, tháng 11 năm 2016


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................2
5. Lời cảm ơn................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN......3
1.1Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên:....................................................................................................3
1.1.1 lịch sử hình thành và phát triển:.....................................................................................................3
1.1.2 Niềm tin, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi:..................................................................................5
1.2 Giới thiệu về Đặng Lê Nguyên Vũ:.........................................................................................................6
1.2.1 Thông tin chung:..............................................................................................................................6
1.2.2 Quan điểm kinh doanh:..................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ..............................................................11
2.1 Tổng quan về phong cách lãnh đạo:....................................................................................................11
2.1.1 Khái niệm:......................................................................................................................................11
2.1.2 Các yếu tố hình thành nên phong cách lãnh đạo:........................................................................12
2.1.3 Các lí thuyết về phong cách lãnh đạo:..........................................................................................12
2.1.3.1 Các phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực:................................................12
2.1.3.2 Thuyết bốn hệ thống phong cách lãnh đạo của Rensis Likert..............................................13
2.1.3.3 Lưới lãnh đạo của Robert Blake và Jean Mouton.................................................................13
2.1.3.4 Lý thuyết về dòng lãnh đạo liên tục của Tannenbaum và Schmidt......................................13
2.1.3.5 Lý thuyết về hiệu quả lãnh đạo theo đường lối – mục tiêu của Robert House...................13

2.1.3.6 Thuyết “Lãnh đạo cộng sinh” của Adizes..............................................................................13
2.2 Đặc điểm phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ:...................................................................13
2.2.3 Ông là người coi trọng văn hóa công ty:......................................................................................22
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ....................................................................................................................23
3.1 Kiến nghị giải pháp phát huy ưu điểm:................................................................................................23


3.2 Kiến nghị giải pháp khắc phục hạn chế:..............................................................................................24
3.3 Bài học kinh nghiệm:............................................................................................................................25
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................................29


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi đang diễn ra một cách nhanh
chóng trên mọi phương diện như: sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi
các khái niệm truyền thống về tổ chức và không gian làm việc, sự gia tăng của tổ chức
dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, quản trị đã làm thay đổi cách thức nhiều
tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Những thay đổi đó khiến cho những nguyên lí, hay là khuôn mẫu dẫn đến sự thành
công mà trước đây đã đạt được thì nay đã không còn phù hợp với quản trị hiện đại. Để
thành công thì các nhà quản trị phải có những năng lực quản trị và những chiến lược cụ
thể cần thiết để thích ứng với yêu cầu của thời đại.
Việt Nam là một đất nước đang hội nhập nên cấu trúc kinh tế cũng thay đổi liên tục.
Nên nền kinh tế của chúng ta có nhiều cơ hội để phát triển, bên cạnh đó cũng gặp không
ít những thách thức. Và ngành cà phê nước ta cũng vậy cũng gặp không ít những thách
thức, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác mạnh hơn trên thế giới, đặc biệt là khi rào

cản thế quan không còn giá trị, thì sự cạnh tranh càng diễn ra khốc liệt hơn. Tăng năng
suất và sản lượng cà phê là đòi hỏi cấp thiết của ngành cà phê Việt Nam, đồng thời chúng
ta phải xây dựng cho chiến lược phát triển bền vững cây cà phê, xây dựng thương hiệu ra
toàn thế giới để văn hóa cà phê Việt mãi được vinh danh. Và cà phê Trung Nguyên đang
thực hiện rất tốt điều đó. Muốn biết Trung Nguyên do chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ lãnh
đạo đã có những chiến lược gì mà ngày càng phát triển như vậy nên nhóm em đã chọn "
phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ" để làm đề tài tiểu luận cuối kì.
Từ việc tìm hiểu đề tài tiểu luận cuối kì chúng em đã rút ra được những điều bổ ích
về: phải biết nuôi dưỡng khát vọng, mong muốn mạnh mẽ; luôn xác định được mục tiêu
rõ ràng, xây dựng miềm tin sắt đá; biết vượt khó, dám ngĩ dám làm,tìm tòi sáng tạo ra cái
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 1

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

mới con đường mới; đòng thời chúng ta phải có năng lực hiểu biết rộng sâu biết vận dụng
sáng tạo linh hoạt trong mọi trường hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu phong cách lãnh đạo của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Để hiểu được quá
trình khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên từ hai bàn tay trắng, những thành công của ông
và những gì ông đã mang lại cho Trung Nguyên. Đồng thời đưa ra những quan điểm ý
kiến nhận xét của nhóm em về phong cách lãnh đạo cũng như những ưu điểm và hạn chế
trong phong cách lãnh đạo của ông.
3. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề quản trị diễn ra trong tập đoàn cổ phần Trung Nguyên. Nghiên
cứu phong cách lãnh đạo và những chiến lược của chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ áp dụng
trong tập đoàn Trung Nguyên.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chúng em đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: phương pháp thống kê, phân tích, tìm kiếm, tổng hợp số liệu, so sánh, diễn giải và
quy nạp.
5. Lời cảm ơn.
Để hoàn thành bài tiểu luận này, dựa trên sự cố gắng tìm hiểu, phân tích, tổng hợp
thông tin và kĩ năng thảo luận làm việc nhóm của chúng em thì cũng không thể thiếu sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Thức thầy đã trang bị cho chúng em kiến thức để trình
bày một bài tiểu luận đúng cách, thầy hướng dẫn cách lấy thông tin tài liệu, ... để chúng
em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận. Tuy đã cố gắng rất nhiều trong quá trình hoàn
thành bài tiểu luận này chúng em cũng không tránh khỏi các sai sót. Mong thầy xem và
góp ý kiến cho nhóm chúng em. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy.
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 2

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN.
1.1Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên:
1.1.1 lịch sử hình thành và phát triển:


Trung Nguyên là công ty cà phê lớn, một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam với
lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là sản xuất và phân phối cà phê đã chế biến. Ra đời vào giữa
năm 1996, Trung Nguyên đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu
cà phê quên thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn
Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành
viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên, công ty
TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên
doanh Việt Nam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất,
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 3

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ
hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn trung nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên,
kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam.
Hiện nay Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên
cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã
được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung
Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 của
hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.


Tóm tắt các mốc phát triển chính của Trung Nguyên:
Năm 1996 thành lập công ty tại Buôn Mê Thuộc.
Năm 1998, thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 4

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

Năm 2001, lan rộng chinh phục người tiêu dùng trên khắp cả nước.
Năm 2003, “đánh bại đối thủ quốc tế” với sự ra đời của cà phê hòa tan G7.
Năm 2008, thành lập văn phòng tại Singapore “bước đệm chinh phục thế giới”.
Năm 2010, xuất khẩu cà phê ra thế giới đến hơn 60 quốc gia như Mỹ, Anh, Nga,…
Năm 2012, Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê dược người tiêu dùng Việt
Nam yêu thích nhất.
Năm 2014, Trung Nguyên ra mắt Đại siêu thị cà phê – cafe..net.vn
1.1.2 Niềm tin, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi:

 Niềm tin: Cà phê mang lại sức mạnh, giàu có và hạnh phúc đích thực.
 Sứ mệnh: Kết nối và phát triển cộng đồng những người yêu và đam mê cà phê,
sáng tạo vì một thế giới thịnh vượng và bền vững
 Tầm nhìn: Nhà lãnh đạo cà phê thế giới.
 Giá trị cốt lõi: Có 5 giá trị cốt lõi:
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111

trang 5

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

-

Khát vọng lớn;
Tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tế;
Không ngừng sáng tạo đột phá;
Thực thi vượt trội;
Tạo giá trị và phát triển bền vững.

1.2 Giới thiệu về Đặng Lê Nguyên Vũ:

1.2.1 Thông tin chung:

Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 6

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 trong một gia đình nông dân nghèo tại

Nha Trang, Khánh Hoà. Năm 1979, gia đình ông quyết định chuyển đến sinh sống tại
huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk. Và ông đã trải qua một tiểu thơ thiếu thốn.
Nhà tuy nghèo nhưng năm nào ông cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm 1990,
Đặng Lê Nguyên Vũ thi đậu vào trường đại học Y Tây Nguyên.
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 7

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

Tuy nhiên, những ngày học ở trường y, ông luôn trăn trở về cuộc sống và công việc
của người thầy thuốc. Bởi, muốn có cuộc sống khấm khá hơn, phần nhiều những người
học y đã "quên lời thề Hippocrate". Và với ông, cách tốt nhất không vi phạm lời thề là...
bỏ nó luôn, làm việc khác.
Nghĩ vậy, ông bỏ học thật. Ông lên thành phố tìm việc làm nhưng rồi nghe theo lời
khuyên của người thân, ông lại quay về hoàn thành nốt việc học.
Tuy vậy, ý nghĩ phải tìm ra hướng đi mới luôn nung nấu trong đầu chàng thanh niên
trẻ. Ông bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu về các loại cà phê.
Đến năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, lập
nên “Hãng Cà phê Trung Nguyên”, bây giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m²
và chiếc máy rang bằng tay cũ kỹ, một quàn cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuộc và công việc
giao cà phê rang xay cho các quán khác.
Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu mở quán cà phê nhỏ ở Thành phố Hồ Chí
Minh và kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu.
Năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều
người biết đến.

1.2.2 Quan điểm kinh doanh:

Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 8

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

Chỉ đua với người đứng đầu
Gây dựng nên tên tuổi Trung Nguyên như ngày nay, ông Vũ không phải là người chỉ
biết đưa ra những phát ngôn gây sốc. Ông đề ra chiến lược kinh doanh: “Chỉ có tranh đua
với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu”.Quan điểm này thể hiện rất rõ ràng
trong các hoạt động quảng bá của Trung Nguyên.
Chiến lược kinh doanh của ông: “Chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta
mới có cơ hội đi đầu”.
Năm 2003, ông tổ chức một cuộc “thử mù” (blind test – thử sản phẩm mà không tiết
lộ trước sản phẩm nào của thương hiệu nào) tại Dinh Thống Nhất, trong đó một thương
hiệu cà phê chưa tên tuổi là G7 đấu với thương hiệu mạnh nhất là Nescafe của Nestle.
Cuộc “thử mù” thu hút 11.000 người tham gia mang lại thành quả rất ấn tượng cho
G7. Bằng cách cạnh tranh với người đi đầu, G7 tạo ấn tượng chất lượng không thua kém
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 9

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093



Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

gì, thêm nữa lại là sản phẩm của người Việt nên rất được yêu thích. Kết quả là mảng cà
phê hòa tan của Trung Nguyên trở thành một thế lực lớn.
Một sự kiện nữa đánh dấu chiến lược “thách thức người đi đầu” khác của Trung
Nguyên đó là lúc Starbucks đến Việt Nam. Bằng những phát ngôn hùng hồn như
“Starbucks chỉ là nước có vị cà phê pha đường”, “Trung Nguyên không sợ Starbucks”,…
ông Vũ mặc định Trung Nguyên là đối thủ cạnh tranh với gã khồng lồ cà phê lớn nhất thế
giới. Qua đó lôi kéo được sự đồng tình của người tiêu dùng và nâng cao vị thế của Trung
Nguyên.

Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 10

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ
2.1 Tổng quan về phong cách lãnh đạo:

2.1.1 Khái niệm:
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về phong cách lãnh đạo:
 Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó.
 Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của con người đó thể hiện

các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
 Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo,
quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiểu, tác động
người khác của người lãnh đạo.
 Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
 Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý
của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
 Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân sự kiện, được thể
hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo= Cá tính * Môi trường.
 Phong cách lãnh đạo là tổng thể các biện pháp, thói quen, cách thức ứng sử
mang tính đặc trưng, điển hình và tương đối ổn định mà người lãnh đạo sử dụng
trong việc giải quyết các công việc hàng ngày với tư cách là nhà lãnh đạo.
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 11

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

2.1.2 Các yếu tố hình thành nên phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan như cơ chế xã hội,
pháp luật, môi trường của tổ chức,... lẫn các yếu tố chủ quan như cá tính, đạo đức, tính
cách,... của chinh bản thân nhà lãnh đạo.
2.1.3 Các lí thuyết về phong cách lãnh đạo:
Hiện nay có nhiều lý thyết về phong cách lãnh đạo:
2.1.3.1 Các phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực:
Có 3 phong cách lãnh đạo cơ bản:

 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền: được đặc trưng bởi sự áp đặt của nhà quản
trị đối với nhân viên. Các nhân viên chỉ thuần túy là người nhận và thi hành
mệnh lệnh. Nhà quản trị cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ cấp dưới
trong quá trình thục hiên nhiệm vụ.
 Phong cách lãnh đạo dân chủ: nhà quản trị thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe
ý kiến và đi đến sự thông nhất với các thuộc cấp trước khi ra quyết định, sử dụng
nguyên tắc đa số. Nội dung các quyết định bị phụ thuộc vào ý kiến đa số của các
thành viên trong tổ chức. Trong phong cách này nhà lãnh đạo có sự phân giao
quyền lực cho cấp dưới nhiều hơn.
 Phong cách lãnh đạo tự do: nhà quản trị sử dụng rất ít quyền lực, dành cho cấp
dưới độ tự do cao. Vai trò của nhà quản trị ở đây là giúp đỡ tạo điều kiện cho cấp
dưới thông qua việc cung cấp thông tin và các phương tiện khác và hành động
như một mối liên hệ với môi trường bên ngoài.

Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 12

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

2.1.3.2 Thuyết bốn hệ thống phong cách lãnh đạo của Rensis Likert.
2.1.3.3 Lưới lãnh đạo của Robert Blake và Jean Mouton.
2.1.3.4 Lý thuyết về dòng lãnh đạo liên tục của Tannenbaum và Schmidt.
2.1.3.5 Lý thuyết về hiệu quả lãnh đạo theo đường lối – mục tiêu của Robert House.
2.1.3.6 Thuyết “Lãnh đạo cộng sinh” của Adizes.
2.2 Đặc điểm phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ:

2.2.1 Có năng lực quản lí và kinh nghiệm tích lũy, tạo dựng một ekip giúp việc:

Ngay từ khi khởi nghiệp, Đặng Lê Nguyên Vũ đã rất may mắn khi có những người
bạn thân luôn sát cánh bên cạnh để ủng hộ, giúp đỡ. Ông chia sẻ với họ những băn khoăn,
suy tư của mình về giá trị của cà phê, về sự nghèo khó của người trồng cà phê Việt
Nam…và cùng với ba người bạn thân hùn vốn mua một lò rang cà phê. Dù vất vả, thiếu
thốn đủ đường, từ thiếu chỗ đặt lò rang không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, thiếu
vốn để mua cà phê hạt về chế biến, thiếu cả phương tiện vận chuyển cà phê cho khách
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 13

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

hàng và cho đến khi mở được của hàng đầu tiên cũng bất lợi về vị trí và diện tích, nhưng
vượt lên trên tất cả, ông cùng những người bạn vẫn sát cánh bên nhau để lập ra hãng cà
phê, dù còn giản dị, đơn sơ nhưng chất lượng cà phê thì đã được người dân trong vùng
khẳng định ngon đúng chất.
Sau đó, họ tìm được một đối tác ở Long Xuyên cùng hợp tác mở lò rang xay chế
biến cà phê, phân phối cà phê tại Miền Tây. Nhưng chỉ sau một vài tháng mối liên kết và
đồng thuận về tư tưởng hành động với đối tác bị phá vỡ, cả đoàn kéo nhau về mà trong
lòng còn mang nặng sự giằng co về tư tưởng giũa sự dứt khoát với đối tác. Riêng ông Vũ
lúc đó thì suy nghĩ rất rõ ràng: thà dứt khoát còn hơn cứ tiếp tục hợp tác trong sự khó
khăn, toan tính đối phó với nội bộ thì đâu còn sức để bươn chải, để chiến đấu ngoài thị
trường. “ Sự thất bại trong việc hợp tác đầu tiên này làm tôi rút ra được một kinh nghiệm:
khi hợp tác thì phải đồng thuận về tư tưởng, phải chia sẻ những suy nghĩ, phương thức

kinh doanh và điều quan trọng nhất là phải chọn đúng đối tác”. Đây cũng chính là quan
điểm khác biệt nổi trội của ông so với bạn bè, một mẫu người quản lí năng động, không
dễ nản lòng, từ bỏ mục tiêu khi gặp thất bại, luôn tìm kiếm những kinh nghiệm, thông
qua việc đánh giá các kết quả của từng bước công việc được và chưa được, đề ra những
giải pháp nhằm điều chỉnh chương trình tiếp theo cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nâng
cao hiệu quả công việc.
Hiện nay, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng ekip của mình đã xây dựng nên một Trung
Nguyên với hơn 3000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ
phần TM & DV G7 tại ba văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với
công ty liên doanh VGG hoạt động tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp
tạo công ăn việc làm cho hơn 15000 lao động qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng
quyền trên cả nước. Ông luôn đề cao và gây dựng tình đoàn kết trong nội bộ công ty. Đội
ngũ quản lí của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản,
cùng với chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Đội

Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 14

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

ngũ nhân viên của tập đoàn luôn được tạo những điều kiện làm việc tốt nhất để có tể học
hỏi, phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần “ Cam kết – Trách nhiệm – Danh dự”.
Để có ekip giúp việc tốt như vậy, để tổ chức quá trình kinh doanh có hiệu quả như
vậy phần lớn là vì giám đốc tháo vát và có óc sáng tạo, có khả năng nhín xa trông rộng,
khả năng tiên đoán và phân tích các tình huống để hoạch định cho mình những bước đi

trong tương lai.
Quá trình xây dựng Trung Nguyên là một minh chứng rõ ràng về tư duy sáng tạo đột
phá của Đặng Lê Nguyên Vũ. Những năm 2000 là giai đoạn thế giới toàn cầu hóa, ông đã
nhận ra rằng thương hiệu là hình ảnh quốc gia. Xây dựng một thương hiệu đẳng cấp trog
một thị trường mới nổi có vẻ là mâu thuẫn. Nhưng với trường hợp Trung Nguyên, Đặng
Lê Nguyên Vũ đã cho thấy điều đó có thể thực hiện được. Bằng sự kết hợp yếu tố văn
hóa dân tộc, các giá trị và tạo nên một thương hiệu giàu khát vọng mà qua đó các tầng
lớp tri thức trẻ nhìn thấy mình trong đó và khát khao khẳng định, Trung Nguyên làm thay
đổi thị trường cà phê Việt Nam và sẽ thay đổi thế giới trong tương lai và thành công của
Trung Nguyên chính là lời khẳng định cho một khối óc thông minh, sáng tạo không
ngừng nghỉ của Đặng Lê Nguyên Vũ.

Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 15

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

Ngay cả trong những chiến lược xây dựng và phát triển của Trung Nguyên cũng thể
hiện một khối óc thông minh, sáng tạo tuyệt đỉnh của ông. Tiêu biểu như trong chiến lược
định giá sản phẩm của Trung Nguyên khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Nhật Bản
là một quốc gia nổi tiếng với nghệ thuật trà đạo truyền thống, bên cạnh đó thì người Nhật
cũng biết đến cà phê từ rất sớm (năm 1800). Chính vì vậy Nhật là một thị trường khá
“khắt khe về “gu” thưởng thức”. Tuy nhiên đại lí nhượng quyền Trung Nguyên tại Nhật
Bản lại ấn định mỗi tách cà phê Trung Nguyên cao hơn 50% so với Starbucks và cao hơn
25% so với các cà phê nội đại khác. Và Trung Nguyên đã gặt hái được thành công ngay

tại thủ đô Tokyo tạo nên bước nhảy thần kì cho Trung Nguyên trên đường hội nhập, làm
đòn bẩy để phát triển hệ thống nhượng quyền ở một loạt các nước phát triển khác.
Đặng Lê Nguyên Vũ còn được biết đến như một người có nhiều ý tưởng sáng tạo
được nhiều người ủng hộ và hoan nghênh.
 Học thuyết cà phê: Trong quá trình làm việc với hạt cà phê, ông Vũ đã đề xướng,
phát triển hoàn thiện một triết lí thực hành là “ Cà phê triết đạo”, gồm các điểm cốt
yếu sau:
Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 16

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

o Cà phê là “báu vật của trời đất”, là di sản văn minh và năng lượng kích hoạt sáng
tạo cho mỗi người.
o Tiến trình phát triển sáng tạo của con người có ba giai đoạn: sáng tạo để thích
nghi, sáng tạo vì lòng tham, và đang bước vào giai đoạn chuyển giao sang một kỉ
nguyên mới – “sáng tạo có trách nhiệm”.
o Sáng tạo có trách nhiệm với tinh thần hài hòa hóa là con đường giải quyết các bất
đồng, bất cân xứng, để kiến tạo đại đồng phát triển bền vững.

 4 nguyên tắc trong mở rộng công tác đa phương phát triển ngành cà phê Việt Nam
tại các nước trồng và xuất khẩu cà phê:
o Công bằng hóa giá trị thụ hưởng các đối tượng trong toàn chuỗi giá trị cà phê toàn
cầu.
o Phát triển bền vững nguồn cung cấp nguyên liệu cà phê.

o Thống nhất thực thi định chuẩn cà phê tiêu thụ - xuất khẩu.
o Thực thi đạo đức kinh doanh.

Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 17

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

 7 sáng kiến trọng yếu cho ngành cà phê toàn cầu:
o Tư duy lại về khái niệm “cà phê”.
o Tầm nhìn về một cộng đồng cà phê toàn cầu.
o Đa dạng hóa về các phong cách, thói quen, chuẩn mực, và văn hóa thưởng thức cà
phê.
o Tuần hoàn hóa một cách tổng thể và tích hợp chuỗi sản xuất cà phê.
o Công bằng hóa quá trình trao đổi và phân phối giá trị có được từ ngành cà phê
o Góp phần chủ động hình thành chế độ bản vị nông sản cho hệ thống tiền tệ toàn
cầu.
o Cùng tạo dựng những địa bàn có tính hình mẫu cho ngành cà phê.
Ông là mẫu người đã nói là làm – không “nói cho đã mồm”. Ông không chấp nhận
sống chung với sự ỷ lại, hay hô khẩu hiệu suông. Ông luôn cổ động cho “một hoài bão,
ba tinh thần”. Trong đó, một hoài bão là: “Việt Nam trở thành một quốc gia đi đầu, chinh
phục và ảnh hưởng” còn ba tinh thần là: Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo. Ông xác
định ba mục tiêu phải làm bằng được trong đời người: toàn cầu hóa Trung Nguyên; đóng
góp vào chiến lược quốc gia cho một Việt nam hùng mạnh; theo đuổi học thuyết cà phê
trên phạm vi toàn cầu.


Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 18

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

Một vài năm gần đây, khi mà thị trường cà phê có dấu hiệu chững lại do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế, và các thương hiệu cà phê lớn của thế giới rục rịch kế hoạch tiến
vào thị trường Việt Nam mà tiêu biểu nhất là ông lớn Starbucks từ năm 2013 đã khai
trương những của hàng đầu tiên tại Việt Nam, đây cũng là thời điểm Đặng Lê Nguyên Vũ
thể hiện bản lĩnh, tố chất thông minh, sáng tạo của mình khi liên tục cùng Trung Nguyên
mang đến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác cho người tiêu dùng Việt Nam và cả thế giới
với những phát ngôn táo bạo cùng những dự định kế hoạch khó khăn mà có lẽ chưa một
doanh nghiệp nào tại Việt Nam dám nghĩ đến. Ông thẳng thắn nêu ra những nhận định
của mình trong bài phỏng vấn của hãng tin Reuters. Chưa bàn đến mức độ đúng sai, hợp
lí hay không hợp lí, thực hiện được hay chỉ là lời nói suông trong nghững phát ngôn của
Đặng Lê Nguyên Vũ trong thời gian qua, có thể hiểu đơn giản ông dã thực hiện thành
công chiến lược “second- bird” đã đề cập ở trên, Trung Nguyên đã hiên ngang đứng
ngang hàng trong cuộc cạnh tranh với ông lớn của ngành cà phê thế giới Starbucks. Một
nước đi táo bạo nhưng vô cùng sáng tạo và thông minh của ông vua cà phê Việt. Và trong
khi một số người tiêu dùngViệt còn nghi ngại những phát ngôn của “vua” cà phê Đặng Lê
Nguyên Vũ thì nhiều báo chí nước ngoài đã trực tiếp phỏng vấn ông, đồng thời có lời
khen ngợi ý chí và tinh thần của ông, nó thể hiện khát vọng lớn và khao khát vượt qua
mọi trở lực, không gì là không thể.


Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 19

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

2.2.2 Kĩ năng quan sát toàn diện:
Năm 2013, Trung Nguyên lấy Asean là thị trường nội địa.

Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ: Năm sau, ngoài những hoạt động thường niên, tôi nghĩ
có hai sự kiện quan trọng:
- Thứ nhất, coi Asean là thị trường nội địa, lấy trung tâm là Singapore để phát triển
chứ không phải là TP.HCM như bây giờ. Chúng ta cần phải quốc tế hóa nội lực. Điều này

Nhóm 11: Nguyễn Thị Diễm My

15124111
trang 20

Nguyễn Thị Thanh Hiền 15124093


×