Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái , làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctria Lour) tại xã Bản Mù huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.13 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

MÙA A VẢNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, LÀM CƠ
SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỀN NGUỒN GEN CÂY
HOÀNG ĐẰNG (FIBRAUREA TINCTRIA LOUR) Ở XÃ BẢN MÙ HUYỆN
TRẠM TẤU TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

MÙA A VẢNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, LÀM CƠ
SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỀN NGUỒN GEN CÂY
HOÀNG ĐẰNG (FIBRAUREA TINCTRIA LOUR) Ở XÃ BẢN MÙ HUYỆN
TRẠM TẤU TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K45 - QLTNR - N02

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học


: 2013 - 2017

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. La Thu Phƣơng

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Thái Nguyên, tháng

Ðồng ý cho bảo vệ kết quả

năm 2017

Ngƣời viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học!

Ths. La Thu Phƣơng


Mùa A Vảng

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Em thực tập tại UBND xã Bản Mù- Huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái
với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái , làm cơ sở
đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Hoàng đằng
(Fibraurea tinctria Lour) tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, ngoài sự nỗ lực của bản thân em
còn nhận được nhiều sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và sự tận tình giảng dạy
của các thầy cô giáo suốt 4 năm học vừa qua.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô giáo Ths La
Thu Phương người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện
chuyên đề.
Em cũng chân thành cảm ơn các cô, chú tại Uỷ ban nhân dân xã Bản
Mù đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại xã.
Em cũng xin gửi lời biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ em suốt thời gian học tập vừa qua.
Do thời gian thực tập và điều kiện có hạn cho nên chuyên đề của em
khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên
đóng góp ý kiến để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, năm 2017
Sinh viên
Mùa A Vảng


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Mẫu bảng phiếu đặc điểm lý tính đất ............................................. 27
Bảng 3.2: Các thông số được phân tích mẫu đất............................................. 27
Bảng 4.1: Tri thức bản địa về sự hiểu biết cây Hoàng đằng ........................... 30
Bảng 4.2: Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng loài Hoàng đằng ........... 31
Bảng 4.3: Đặc điểm phân loại và bảo tồn của hai loài cây Hoàn đằng .......... 32
Bảng 4.4: Bảng đo thân cây Hoàng đằng ........................................................ 33
Bảng 4.5: Số đo trung bình 100 lá trưởng thành ............................................. 34
Bảng 4.6: Số đo trung bình 100 quả trưởng thành .......................................... 35
Bảng 4.7: Phân bố cây theo độ cao ................................................................. 36
Bảng 4.8: Phân bố cây theo trạng thái rừng .................................................... 37
Bảng 4.9: Phân bố cây theo tuyến điều tra ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.10: Tỷ lệ cây hoàng đằng có khả năng ra quảError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.11: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ .................................... 38
Bảng 4.12: Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Hoàng đằng phân bố . Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.13: Nguồn gốc, mật độ tái sinh của loài Hoàng đằng......................... 39
Bảng 4.14: Thống kê chất lượng cây tái sinh.................................................. 39
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài
Hoàng đằng phân bố ....................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của lớp thảm tươi và thảm tươi nơi
có loài Hoàng đằng phân bố ........... Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.17: Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Hoàng đằng phân bố .............. 41
Bảng 4.18: Kết quả phân tích mẫu đất ở Xã Bản Mù - huyện Trạm Tấu ....... 42


iv


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Thân và rễ cây Hoàng đằng ( Fibraurea tinctoria Lour và
Fibraurea recia Pierre) ở xã Bản Mù - Trạm Tấu .......................... 34
Hình 4.2: Lá trưởng thành và lá non cây Hoàng đẳng Fibraurea tinctoria
Lour tại khu vực nghiên cứu ........................................................... 35
Hình 4.3: Hoa và Quả non cây Hoàng đẳng Fibraurea tinctoria Lour tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................ 36


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

D1.3

: Đường kính 1.3m

ÐDSH

: Đa dạng sinh học


Dt

: Đường kính tán

Hdc

: Chiều cao dưới cành

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IUCN

: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBT

: Khu bảo tồn

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

ODB

: Ô dạng bản

OTC


: Ô tiêu chuẩn

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TCVN:

: Tiêu chuẩn việt nam

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..........................................................vi
MỤC LỤC ....................................................................................................................vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ....................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................................ 4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................... 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới. ....................... 4
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 6
2.2.3. Phân vùng sinh thái ........................................................................... 13
2.2.4. Khu vực nghiên cứu gồm 5 vùng như sau ........................................ 15
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................................15
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................ 15
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................19
3.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................19


viii

3.2.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây
Hoàng đằng ....................................................................................... 19
3.2.2. Đặc điểm phân loại và phân hạng bảo tồn của loài cây Hoàng đằng 19
3.2.3. Đặc điêm nổi bậc về hình thái của Hoàng đằng ............................... 19
3.2.4. Đặc điểm phân bố của loài Hoàng đằng ........................................... 19
3.2.5. Một số đặc điểm sinh thái của loài Hoàng đằng ............................... 19
3.2.6. Một số thuận lợi và khó khăn trong công tắc bảo tồn và phát triển loài19
3.2.7. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Hoàng đằng .... 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................19
3.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu ................................................ 19

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại học ............................................ 20
3.3.3. Điều tra sơ thám ................................................................................ 20
3.3.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường ................. 20
3.3.5. Phương pháp nội nghiệp ................................................................... 28
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH .....................................................................30
4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Hoàng đằng ..............30
4.1.1. Sự hiểu biết của người dân địa phương về các loài Hoàng đằng ...... 30
4.1.2. Thực trạng khai thác sử dụng và gây trồng cây Hoàng đằng............ 31
4.2. Đặc điểm phân loại và bảo tồn của hai loài cây Hoàng đằng .............................32
4.3. Hình thái thân rễ, lá, quả, cây Hoàng đằng ..........................................................33
4.3.1. Đặc điểm hình thái của thân và rễ cây Hoàng đằng .......................... 33
4.3.2. Đặc điểm hình thái của lá .................................................................. 34
4.3.3. Đặc điểm hoa quả cây hoàng đằng ................................................... 35
4.4. Đặc điển phân bố của loài Hoàng đằng ...............................................................36
4.4.1. Phân bố theo độ cao .......................................................................... 36
4.4.2. Phân bố theo trạng thái rừng ............................................................. 37
4.4.3. Phân bố theo tuyến ............................ Error! Bookmark not defined.


ix

4.4.4. Đặc điểm cây cái cai đực .................. Error! Bookmark not defined.
4.5. Một số đặc điểm sinh thái của loài Hoàng đằng..................................................38
4.5.1. Đặc điểm tầng cây gỗ nơi có Hoàng đằng phân bố .......................... 38
4.5.2. Đặc điểm ánh sáng nơi có loài Hoàng đằngError! Bookmark not
defined.
4.5.3. Đặc điểm tái sinh nơi có loài Hoàng đằng phân bố .......................... 38
4.5.4. Đặc điểm cây bụi và thảm tươi nơi có Hoàng đằng phân bố ............ 40
4.5.5. Đặc điểm về đất nơi có Hoàng đằng phân bố ................................... 40
4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ...........................................43

4.6.1. Một số thuận lợi khó khăn trong công tắc bảo tồn phát triển cây
Hoàng đằng ................................................................................................. 43
4.6.2. Đề suất biện pháp bảo tồn và phát triển loài ..................................... 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................47
5.1. Kết luận ..................................................................................................................47
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................49
I. Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................................49
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................................51
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết đã tìm cho mình thức ăn và vị thuốc từ cây
cỏ và tập phân biệt các cây độc. Nguyên liệu làm thuốc từ thực vật rất phong phú
và đa dạng. Chúng đã được con người nghiên cứu và sử dụng từ xưa đến nay.
Trong thời kỳ tân dược chưa phát triển thì đây là nguồn thuốc chữa bệnh chính.
Mặc dù các tiến bộ của hoá học trong thời gian gần đây cho phép phân
lập được các hoạt chất ở dạng tinh khiết, tổng hợp hoàn toàn và điều chế các
hoạt chất nhân tạo với số lượng lớn là một bước tiến vượt bậc, nhưng các hoạt
chất từ cây cỏ vẫn giữ được tầm quan trọng của nó với nhiều lý do khác nhau.
Alkaloid là nhóm hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên quan trọng về
nhiều mặt. Đặc biệt trong lĩnh vực y học, chúng cung cấp nhiều loại thuốc có
giá trị chữa bệnh cao. Do vậy loài người đã biết khai thác và sử dụng chúng,
cho đến nay đã phát hiện được hơn 6000 hợp chất alkaloid khác nhau.
Sự phân bố của hợp chất alkaloid trong giới thực vật tương đối rộng rãi,

với hơn 4000 loài có chứa loại hợp chất này. Trong cây alkaloid tồn tại ở
nhiều bộ phận khác nhau.
Cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) thuộc họ Tiết dê
(Menispermaceae) là một trong những loài thực vật có chứa alkaloid được sử
dụng rộng rãi. Theo cuốn "Dược liệu" nhà xuất bản Y học - 1983 thì dược
phẩm từ cây Hoàng đằng có công dụng chữa đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng,
kiết lị và ngộ độc thức ăn.
Các nghiên cứu từ trước đến nay trên đối tượng cây Hoàng đằng cho thấy
các công dụng mà nó có được là do hợp chất alkaloid palmatin - thành phần hoạt


2

chất chính trong cây - tạo ra. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng alkaloid
toàn phần theo palmatin tính trung bình trong nguyên liệu là 1 - 3%.
Tuy nhiên chưa thấy những nghiên cứu cụ thể về sự biến động hàm lượng
alkaloid trong các bộ phận của cây, đặc biệt là những nghiên cứu trên đối
tượng cây Hoàng đằng mọc hoang ở tỉnh Yên Bái khu vực Tây Bắc Bộ là một
trong những nơi có sự phân bố cao.
Cây Hoàng đằng mọc hoang ở một số vùng trong tỉnh Yên Bái khu vực
Tây Bắc Bộ từ lâu đã được nhân dân địa phương sử dụng làm thuốc và làm
nguyên liệu nhuộm. Gần đây hiện tượng thu mua nguyên liệu cây Hoàng đằng
để xuất khẩu, chế biến với số lượng lớn diễn ra khá phổ biến.
Để tìm hiểu một số đặc điểm thực vật, đánh giá chất lượng alkaloid của
cây Hoàng đằng trong điều kiện sinh cảnh ở Yên Bái chúng tôi nghiên cứu
khóa luận: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái , làm cơ
sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Hoàng đằng
(Fibraurea tinctria Lour) tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”.
Trên cơ sở phân tích các số liệu thu được, đề xuất phương pháp khai
thác hợp lý, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quý này.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về cây Hoàng đằng
- Xác định được thực trạng phân bố của cây Hoàng đằng tại xã Bản Mù
huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái
- Xác định được đặc điểm sinh vật học và sinh thái học và phân bố của
loài Hoàng đằng tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số biện phát bảo tồn và phát triển cây Hoàng đằng
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp em hiểu thêm về sự phân bố và sinh trưởng của cây Hoàng đằng.


3

- Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
- Biết được tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và
cây Hoàng đằng nói riêng.
- Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ
và phát triển rừng hiện nay.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của
loài Hoàng đằng nhằm đề xuất một số giải pháp làm cơ sở giúp chính quyền địa
phương người dân định hướng bảo tồn phát triển cho loài cây có giá trị này


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học

 Về cơ sở sinh học
Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng
cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính
sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực
vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật.
 Về cơ sở bảo tồn
Để bảo vệ phát triển các loài động thực vật quý hiếm Chính phủ đã
ban hành (Nghị định số 32/2006/NĐ-CP) [16]. Nghị định quyết định các loài
động vật thực vật quý hiếm nghiên cấm và hạn chế vào mục đích thương mại
Căn cứ vào Nghị định số 160 ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ,
160/2013/NĐ - CP về động thực vật nguy cấp quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ
của các quần thể có mức độ bị đe dọa có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh
tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử được xếp vào cấp [17]
Đối với việc khai thác sử dụng thực vật động vật quý, hiếm phải có
biện pháp, giấy phép, phương án khai thác theo Mẫu số 03, Phụ lục II Nghị
định này nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá bảo vệ bảo tôn quản lý.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới
Hoàng Đằng (danh pháp: Fibraurea tinctoria) là thực vật có hoa thuộc
họ tiết dê
Ở Bangladesh có một số cây thuốc quý như Tylophora indica (dùng
làm thuốc chữa hen), Zannica indica (thuốc tẩy xổ),… trước kia dễ tìm kiếm,


5

nay đã trở nên hiếm hoi A.S. Islam, (1991) [35]. Hoặc là loài Ba gạc Rauvolfia serpentina vốn mọc tự nhiên khá phổ biến ở Ấn Độ, Srilanca,
Bangladesh, Thái Lan,… mỗi năm khai thác được khoảng 1.000 tấn nguyên
liệu xuất sang thị trường Âu - Mỹ, làm thuốc chữa cao huyết áp (riêng Ấn Độ

chiếm 40 - 50%). Song, do bị khai thác liên tục nhiều năm đã làm cho cây
thuốc này mau cạn kiệt. Một số bang ở Ấn Độ đã chính thức tạm đình chỉ
khai thác loài Ba gạc kể trên O. Akerele, L. de Alwis, và A.S. Islam ,(1991)
[35]. Một loài cây thuốc quí khác là Coptis teeta mọc nhiều ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, trước kia khai thác hàng chục tấn mỗi năm bán sang các nước
vùng Đông Nam Á, nay đã trở nên rất hiếm, thậm chí đang đứng trước nguy
cơ tuyệt chủng O. Akerele,(1991) [35]. Theo He Shan An và Cheng Zhong
Ming, (1985) [38] ở Trung Quốc vốn có một số loài Dioscorea spp, trữ lượng
khá lớn, trong thập kỷ 50, đã từng khai thác tới 30.000 tấn, hiện đã bị giảm
sút nhiều, có loài thậm chí phải trồng. Một vài loài cây dân tộc thuốc quý như
Fritillaria cirrhosa (làm thuốc ho) phân bố phổ biến ở vùng Tây - Bắc tỉnh
Tứ Xuyên nay chỉ còn sót lại ở 1 - 2 điểm, với số lượng cá thể rất ít.
Hoặc loài Iphigenia indica có tác dụng chữa ung thư, chỉ phân bố rất
hẹp ở vùng Lijang và Dali tỉnh Vân Nam, do bị tìm kiếm khai thác gay gắt,
hiện có thể đã bị tuyệt chủng. Một số loại cây thuốc quí khác như Paris
polyphylla, Gastrodia elata, Nervilia fordii,… cũng là những ví dụ điển hình.
Sara Oldfield, tổng thư ký của Tổ chức bảo tồn các vườn bách thảo quốc
tế, nhận xét “Sự biến mất của các cây thuốc là một thảm họa thực sự”. Phần lớn
dân số thế giới, trong đó có 80% người châu Phi, hoàn toàn phụ thuộc vào dược
thảo để chữa bệnh [37].
Theo một báo cáo của tổ chức bảo tồn quốc tế Plantlife, trên khắp thế giới
có khoảng 50.000 loại cây có thể dùng làm thuốc, nhưng xấp xỉ 15.000 trong số
đó đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng thiếu dược thảo đã xảy ra


6

ở Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Nepal, Tanzania và Uganda hình về sự tồn tại
mong manh của chúng ở Trung Quốc P.G. Xiao, (1991) [36].
Có thể nói giá trị và lợi nhuận mà cây thuốc đem lại rất lớn. Ở Mỹ mỗi
năm lợi nhuận thu được từ cây thuốc khoảng 1,5 tỷ USD. Ở Trung Quốc, chỉ

riêng việc xuất khẩu cao đơn hoàn tán cũng cho doanh thu khoảng 2 tỷ USD/
năm. Hiện nay, phong trào dùng cây thuốc để phòng và chữa bệnh trên thế
giới đã đặt ra một vấn đề cần lưu tâm: 2/3 trong số 50.000 loài cây thuốc
được sử dụng, khai thác từ các cây hoang dại sẵn có nhưng không được trồng
lại để bổ sung. Theo một nghiên cứu của nhà thực vật học người Anh là Alan
Hamilton, thành viên của Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên Nhiên (viết tắt là
WWF), có từ 4.000 - 10.000 loài cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ bị tiệt
chủng. Nguyên nhân không phải hoàn toàn do sự phát triển của Y học cổ
truyền mà theo tác giả là do thị trường dược thảo ở Châu Âu và Bắc Mỹ tăng
trưởng 10% mỗi năm trong vòng 10 năm nay. Trên quy mô toàn cầu, doanh
số mua bán cây thuốc hàng năm ước tính lên tới 16 tỷ Euro [32].
Theo hệ thống phân loại thực vật APG II (Angiosperm Phylogeny Group
II) năm2003, Họ Tiết dê (Menispermaceae) có 75 chi, 450 loài. Trong đó có chi
Hoàng đằng (Fibraurea) là chi gồm 5 loài dây leo, chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt
đới châu Á. Loài Fibraurea elliptica phân bố tại bán đảo Luzon Phillipines, loài
Fibraurea laxa phân bố tại Indonesia, loài Fibraurea recisa phân bố tại các tỉnh
Nam Bộ của Việt Nam, loài Fibraurea trotteri phân bố tại Ấn Độ, loài Fibraurea
tinctoria Lour phân bố tại Việt Nam, Lào, Campuchia [33].
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Hoàng

đằng

(Fibraurea

tinctoria

Lour)

thuộc


họ

Tiết



(Menispermaceae), bộ Mao lương (Ranunculales).
Hoàng Đằng còn có tên gọi khác như Hoàng liên đằng, Dây vàng
giang, Nam hoàng liên.Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng
đằng (Fibraurea tinctoria Lour, hay Fibraurea recisa Pierre),


7

Ở nước ta gặp tại các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai
vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế (Hốt Mít), Đà Nẵng (Liên
Chiểu), Quảng Nam (Đại Lộc, Trà My), Phú Yên (Sông Cầu), Khánh Hòa
(Nha Trang), Kom Tum (Đăk Gle, Sa Thầy), Lâm Đồng (Đan Kia, Bảo
Lộc).Cây sống dưới tán rừng thứ sinh ở độ cao 10-200m, mọc trên đất hoặc
trên đất lẫn đá, cây ưa ẩm. Cây mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát, ở thung
lũng, bờ suối ven nương rẫy [5]
Sách đỏ Việt Nam xếp Hoàng đằng ở tình trạng cấp V (sẽ nguy cấp).
Khu phân bố bị thu hẹp do nạn phá rừng và khai thác bừa bãi gây nên. Danh
mục đỏ Việt Nam phân hạng Hoàng đằng ở hạng VU a1 b, c, d. Cơ sở phân
hạng: loài tuy có phân bố không hẹp nhưng khu phân bố tại nhiều điểm rừng bị
chặt phá nghiêm trọng. Cây cũng bị khai thác lấy nguyên liệu làm thuốc [22],
[23]. Đề nghị biện pháp bảo vệ: cấm phá rừng tại khu vực này và có kế hoạch
luân chuyển để cây kịp tái sinh. Trong số các tỉnh miền Trung, Quảng Bình là
địa phương có rừng che phủ thuộc loại cao. Song kể từ khi cơn sốt Hoàng đằng

lan đến Quảng Bình, thì những khoảnh rừng cấm bắt đầu bị hạ sát để tìm
Hoàng Đằng. Hầu hết người dân đi tìm Hoàng đằng đều không biết Hoàng
đằng dùng làm gì, nhưng thấy bán được với giá cao nên đổ xô đi tìm. Tất cả
thân cây, rễ, lá Hoàng Đằng đều được các tiểu thương mua với giá cao; sau đó,
Hoàng đằng được bán sang Trung Quốc để làm thuốc bắc. Theo sách “Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi: Hoàng đằng dùng để thanh
nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiện, chữa đinh nhọt, nóng tím, viêm ruột cấp tính, đau
họng, viêm kết mạc, đau mắt và bệnh hoàng đảm, chữa lị, thân và lá sắc uống
chữa đau lưng. Hoàng đằng còn làm nguồn nguyên liệu chiết xuất palmatin.
Trong Hoàng Đằng, rễ cây của nó được mua với giá cao nhất; chính vì vậy,
người ta tìm mọi cách để lấy rễ, để lấy được rễ Hoàng đằng, người ta phải triệt
hạ các loài cây rừng khác rộng hàng chục mét vuông. Sau khi khai thác được


8

Hoàng đằng người dân bán cho thương lái ngay tại cửa rừng với giá khoảng
5.000-10.000 đồng/1kg, sau đó được đi tiêu thụ với giá khoảng 17.000 - 18.000
đồng /1kg. Trước nạn khai thác bừa bãi Hoàng đằng, chi cục Kiểm lâm Quảng
Bình, năm 2009 đã bắt giữ 60.458kg Hoàng đằng [13].
Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30-10-2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. Theo đó, việc bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên
bao gồm: Quy hoạch các vùng rừng, vùng có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng
dược liệu trọng điểm, bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc (trong đó có tỉnh Thái
Nguyên), Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, để lựa chọn và khai thác hợp lý
24 loài dược liệu, đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm; xây dựng 5 vườn bảo
tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái; phấn đấu
đến năm 2020 bảo tồn được 50% và đến năm 2030 là 70% tổng số loài dược

liệu của nước ta. Về việc phát triển trồng cây dược liệu: Quy hoạch phát triển
54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh
trưởng, phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến
năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả
năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước…. Đối với
vùng Tây Bắc nói chung và các tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau
nói riêng, nhiều nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng các loại cây dược
liệu quý, có hiệu quả kinh tế cao, chính vì vậy, cần có nhiều vùng quy hoạch
trồng cây dược liệu để khai thác, phát triển tốt những lợi thế [21].
Lê Thị Thanh Hương (2013) [10]. Hoàng đằng nằm trong số 930 loài
cây dược liệu đã được điều tra thu thập tại tỉnh Thái Nguyên.Năm 2013 đã
tiến hành thu thập mẫu giống và lưu giữ bảo tồn nguồn gen của 14 loài, bước
đầu cho thấy khả năng sinh trưởng tương đối khả quan, thích ứng với điều


9

kiện sinh thái. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở việc thu thập và lưu giữ
nguồn gen quý này, rất cần những nghiên cứu chuyên sâu nhằm phục vụ khai
thác và phát triển nguồn gen cây Hoàng đằng có hiệu quả, giúp ổn định nguồn
dược liệu và phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa.
a) Các nghiên cứu về bảo tồn
Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên được soạn thảo và chính thức công bố,
trong thời gian từ 1992 đến 1996 và năm 2007 đã thực sự phát huy tác dụng,
được sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu giảng dạy, quản lý,
bảo vệ nguồn tài nguyên động thực vật ở nước ta, đáp ứng yêu cầu phát triển
khoa học công nghệ, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật, môi
trường thiên nhiên nước ta trong giai đoạn vừa qua [22]
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo
tồn và phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được

thể hiện bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng
nhất trong lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định
18/HĐBT (1992) [15]
Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) [14] Nghị định sửa đổi, bổ sung
Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm.
Theo Trần Ngọc Hải (2008) [7] cây Hoàng đằng có thể nhân giống
bằng hạt và giâm hom. Đối với nhân giống bằng hạt vào tháng 8-9 khi quả
bắt đầu chín có màu vàng nhạt đến vàng đậm thì tiến hành thu hái quả. Sau
khi thu hái không cần bỏ vỏ có thể phơi trong bóng râm từ 1-2 ngày cho quả
chín đều. Sau đó đem gieo quả lên luống đất hoặc cát đến khi hạt nảy mầm
thì đưa vào trong bầu đất để tiện cho việc mang đi trồng sau này. Nhân giống
bằng phương pháp giâm, hom sau khi cắt các đoạn thân dài 25-40cm rồi
giâm trong luống cát hoặc đất ẩm, cũng có thể giâm trực tiếp trong bầu đất
sâu từ 15-20cm. Nếu giâm trực tiếp trong bầu đất thì phải chọn loại túi bầu


10

tương đối lớn (10x14cm hoặc 12x16cm). Có thể sử dụng thuốc kích thích
ra rễ như IAA, IBA, ABT hoặc NAA. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra được
loại thuốc và nồng độ thuốc kích thích ra rễ thích hợp nhất.
Theo Nguyễn Bình An (2011) [1] khi nghiên cứu khả năng nhân giống
loài Hoàng đằng tại Vườn quốc gia Bến En - Thanh Hoá. Kết quả cho thấy
Hoàng đằng có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom với thuốc
kích thích ra rễ là IAA 1500ppm trong thời gian 5 giây, độ che bóng thích hợp
là 25% và dùng công thức phân vi sinh 5% trộn với đất tầng mặt để làm hỗn
hợp ruột bầu thì cây giống sinh trưởng tốt và tỷ lệ sống cao nhất. Tuy nhiên,
tác giả chưa đi sâu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính và đặc điểm sinh
thái của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Đồng thời khi nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom Hoàng đằng, tác giả

mới chỉ đưa ra được tỷ lệ hom sống, hom chết mà chưa chỉ ra được tỷ lệ hom
ra rễ và chiều cao của cây đủ tiêu chuẩn để cấy vào bầu là như thế nào. Trong
một công trình nghiên cứu khác,
Trần Văn Ơn (2004) [20], cho thấy giá trị thương mại và khả năng gây
trồng của các loài thuốc ở Việt Nam và ở VQG Tam Đảo. Trong đó, tác giả
ghi nhận loài Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) có khả năng trồng bằng cành
ở Ba Vì. Ngoài ra, loài Hoàng đằng cũng đã được một số tác giả khác như
Võ Văn Chi (1997) [3] đã nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, nhân giống, tuy
nhiên chưa có kết quả cụ thể, nhưng phần lớn các tác giả cho rằng Hoàng
đằng có thể trồng được bằng hạt hoặc bằng giâm cành, song hiện tại cây
thuốc này chưa có hướng dẫn kỹ thuật chính thức. Trong phạm vi thực
nghiệm, người ta đã thành công trong việc nhân giống bằng các đoạn thân và
cành (có sử dụng chất kích thích ra rễ).
Theo Phạm Hữu Hạnh, Hà Văn Năm (2014) [8]. Nhân giống vô tính
bằng phương pháp giâm hom, sử dụng thuốc kích thích ra rễ IAA với nồng độ
1.500ppm đã cho tỷ lệ ra rễ, số rễ một hom và chiều dài rễ đạt cao nhất. Tỷ lệ


11

ra rễ đạt 58,9%, số rễ một hom đạt 6,1, chiều dài rễ 3,8cm. Sau 50-60 ngày
khi cây hom có từ 3-4 lá có thể đem cấy chuyển vào bầu
Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) [9]. Khi nghiên cứu một số
đặc điểm sinh thái, sinh vật học của san van Quảng Ninh và các mô hình sử
dụng đã phát hiện được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài.
Lê Ngọc Công (2004) [6] đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số quần
xã thực vật và độ che phủ ảnh hưởng theo tính chất hóa học của đất tới
lượng vi sinh vật thành phần giun đất, hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã
thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ,
468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây

quý như: Móng bò (Bauhinnia pyrrhoclaza) Ràng ràng xanh (Ormonsia
fordiana) Vang (Caesalpina sappan) Sòi tía (Saplum discolor) Bùm bụp (M,
barbatus) Me rừng (Phyllanthus emblica) Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa)Thầu
táu (Aporusa miccrocalyx) Hoàng đằng (Fibraure tinctorea) Dây đau xương
(Tinospora sinensis).
Đỗ Tất Lợi (1965) [13], trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
đã xuất bản bộ sách, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và được tái
bản năm 2000. Công trình liệt kê gồm 800 loài con và vị thuốc, trong đó phần
lớn là thực vật, phân bố, thu hái chế biến công dụng và liều dùng .
Đề tài “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài nguy cấp quý,
hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ - CP theo vùng sinh thái” Trung
tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp viện điều tra quy hoạch rừng. Đã
xếp 37 loài thực vật quý, hiếm trên hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam thành 6
nhóm giá trị công dụng khác nhau. Những loài có ý nghĩa về tính đặc hữu,
phân bố hẹp và có giá trị trong bảo tồn nguồn gen như: Bách đài loan
(Taiwania cryptomerioides), Bách vàng (Xanthoccyparis vietnamensis), Thuỷ
tùng (Glyptostrobus pensilis), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour), và Gù
hương (Cinnamoou balansae) [16].


12

b) Nghiên cứu về sinh thái
Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
Ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm,
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường...
Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [2].
Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật
nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống

trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh
sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh
thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của
cây đối với hoàn cảnh.
Thái Văn Trừng (1978) [27]. Thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ
Nguyễn nghĩa Thìn (1997) [24]. Đã thống kê điều tra các thành phần loài
có tác dụng làm thuốc của VQG Tam Đảo, cho biết có nhiều loài thuốc thuộc
nhiều họ và chi khác nhau làm thuố như, Tắc kề đá (Drynaria Forturei) Dây
gắm (Gne montanum Markgr) Củ bình vôi (Stephanrotunda Lour,). Ba kích
(Morinda officinalis How), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour và
Fibraurea recisa Pierre), Dây nắm cơm (Kadsura coccinean Lem.)
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) [5]. Nghiên cứu thành phần loài,
dạng sống sa van bụi vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện loài thuộc 47
họ khác nhau. Các nghiên cứu có liên quan. Phan Kế Lộc (1970) [11]. Đã xách
định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ,
tác giả đã đề nghị áp dụng công thức đánh giá tổ thành loài rừng nhiệt đới
Nguyễn Nghĩa Thìn, Lê Thị Thanh Hương (2012) [26]. Hoàng đằng
Tên khoa học:(Fibraurea tinctoria Lour).Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae)


13

Tai tỉnh Thái Nguyên. Bộ phận dùng và công dụng: sử dụng cả rễ và thân để
chưa bệnh đau đầu, đau bụng.
Phạm Hữu Hạnh, Hà Văn Năm Hoàng đằng (2014) [8] (Fibraurea
tinctoria Lour)đã nhân giống vị cây thuốc Hoàng đằng cho thấy tỷ lệ nẩy mầm
của hạt là (82,2%).
Hoàng đằng là loài cây có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp
giâm hom đặt (87,5%).

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ suy giảm với tốc độ rất
nhanh nhiều loài động thực vật dang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong đó
có rất nhiều loài quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, hiện nay
với tác động mạnh mẽ của con người với cái lợi ích trước mắt mà đã quên hết
đi tất cả những gì thiên nhiên mang lại cho chúng ta, sự cấp bách do vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại các khu rừng Trạm Tấu, đặc biệt là tại xã
Bản Mù huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái. Tại đây nhiều khu rừng đã bị tàn phá
qua mức không thương tiếc ảnh hưởng rất lớn đến cây rừng và lâm sản ngoài
gỗ. Vì vậy vấn đề nghiên cứu đặc tính sinh học nhằn bảo vệ loài quý hiếm đặc
biệt là cây Hoàng đằng là một vấn đề cần được chú ý góp một phần nhỏ vào
công tác bảo vệ, qua hoạt động này giúp ta bảo vệ duy trì được thêm một số
loài thực vật đang và đã bị khai thác chỉ còn số lượng rất ít để tiếp tục được
đưa vào bảo vệ, với hy vọng qua kết quả nghiên cứu này nhiều loài khác cũng
sẽ được nghiên cứu và bảo vệ và mỗi con người chúng ta sẽ nhận thức được
tần quân trọng của các loài thực vật hoang dã hữu ích.
2.2.3. Phân vùng sinh thái
Vùng Tây Bắc Bắc Bộ
Địa hình. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt
Nam: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung


14

bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở
nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các
thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình.
Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao
trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m). Dãy núi Song Mã dài
500km. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà.Trong lưu

vực sông Đà có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phông Thổ đến
Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà
Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Miền Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng rất lớn của gió
mùa đông bắc từ lục địa châu Á thổi ra Thái Bình dương nên miền Bắc có
mùa đông khá lạnh rất lạnh với mùa hè; đồng thời 2 mùa còn lại (xuân, thu)
tương đối ngắn (so với các vùng khí hậu ôn đới).
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn
ở các thung lũng.
Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 - 93%, ở các tiểu vùng có độ
chênh lệch từ 2 - 5%.
Đất Chủ yếu có các loại đất xám feralit, xám glây, xám mùn, nâu đỏ,
nâu vàng, đất xói mòn trơ sỏi đá, phù sa chua. Xói mòn rửa trôi và latêrit hóa
mạnh, chua, độ phì và tiềm năng sản xuất thấp.
Tiểu vùng, chỉ tiêu, đặc điểm chủ yếu: thảm thực vật rừng
Các kiểu rừng đặc trưng bao gồm:
- Kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá với các loài đại diện thuộc các họ Tử
vi (Lytraceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Bồ
hòn (Sapindaceae). Trọng tâm phát triển lâm nghiệp là củng cố hệ thống rừng
phòng hộ đầu nguồn, rừng chống cát bay ven biển và xây dựng các khu
nguyên liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.


×