Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận sinh kế bền vững cho nhóm người yếu thế là người khuyết tật ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.86 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.................................................................................3
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................................4
3.1. Mục tiêu chung.................................................................................................................7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................7

4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................7
7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.................................................................................7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................8
1.1. Làm rõ các khái niệm...........................................................................................8
1.1.1. Khái niệm sinh kế..........................................................................................................8
1.1.2. Khái niệm sinh kế bền vững..........................................................................................8
1.1.3. Khái niệm vị thế xã hội.................................................................................................8
1.1.4. Khái niệm vai trò xã hội................................................................................................8
1.1.5. Khái niệm nhóm............................................................................................................8
1.1.6. Khái niệm lao động yếu thế..........................................................................................9
1.1.7. Khái niệm người khuyết tật...........................................................................................9
1.1.8. Khái niệm an sinh xã hội...............................................................................................9
1.1.9. Khái niệm chính sách xã hội.........................................................................................9

1.2. Nhận diện đặc trưng của nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật..............9
1.2.1. Về chủ thể.....................................................................................................................9
1.2.2. Về khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ..................................................................10
1.2.3. Phân loại người khuyết tật..........................................................................................10
1.3. Nhu cầu và tâm lý của nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật ở Việt Nam............10

1.4. Sinh kế và sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật 10
1.4.1. Thái độ của cộng đồng đối với người khuyết tật.........................................................10



1


1.4.2. Sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật.............................12

Chương 2 THỰC TRẠNG SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NHÓM
LAO ĐỘNG YẾU THẾ LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT.............................................16
2.1. Thực trạng của nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật...........................16
2.1.1. Thực trạng nhận thức, nhu cầu, tâm thế của nhóm lao động yếu thế là người khuyết
tật...........................................................................................................................................16
2.1.2. Thực trạng đời sống, việc làm, thu nhập.....................................................................16
2.1.3. Thực trạng sinh kế, sinh kế bền vững.........................................................................16
2.1.4. Đánh giá tổng quan các dự án, chương trình của Việt Nam đã triển khai về lao động
yếu thế là người khuyết tật từ năm 2005 đến nay.................................................................16

2.2. Đường lối, chính sách của Nhà nước trong công tác hỗ trợ nhóm yếu thế.....16
Chương 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
NHÓM LAO ĐỘNG YẾU THẾ LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠI 2016 –
2026 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO......................................................................16
3.1. Dự báo tình hình, đặc điểm và những biến đổi có nhóm lao động yếu thế là
người khuyết tật.........................................................................................................16
3.2. Dự báo các yếu tố tác động đến đảm bảo sinh kế bền vững cho nhóm lao động
yếu thế là người khuyết tật giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo..........16
3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật
giai đoạn 2016 – 2026 và những năm tiếp theo........................................................16
KẾT LUẬN.................................................................................................................16

2



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu lớn nhất của Đảng và nhà
nước ta. Chủ trương nhất quán là lấy con người làm trung tâm và là động lực của sự
phát triển. Vì vậy, trong xã hội nước ta hiện nay, nhóm lao động yếu thế là một trong
những đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt cả về đời sống vật chất, tinh thần và
việc làm. Đó là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội và trên thị
trường lao động, đặc biệt là la động yếu thế là người khuyết tật. Điều này không chỉ có
ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tạo lập sinh kế bền
vững cho nhóm lao động yếu thế không chỉ là chức năng kinh tế của Nhà nước, mà
còn là chức năng xã hội của Nhà nước; thực hiện bổn phận, trách nhiệm của Nhà nước
và xã hội với lao động yếu thế - thể hiện bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
Con người là trung tâm của của sự phát triển. Đây là nguyên lý cơ bản đã được
đưa ra trong Báo cáo của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) về “Phát
triển Con người toàn cầu (HDR)” công bố lần đầu tiên (năm 1990) đã đưa ra tình
huống để định hướng lại một cách cơ bản các ưu tiên phát triển của các quốc gia. Mục
tiêu cơ bản của phát triển là phải tạo ra một môi trường thuận lợi để con người có cuốc
sống dài, mạnh khỏe và sáng tạo. Điều này có vẻ như một sự thực đơn giản. Song nó
thường bị lãng quyên trước hoàn cảnh của một só nhóm yếu thế trong xã hội. Điều này
xảy ra ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Người khuyết tật nói chung và người khuyết tật ở Việt Nam nói riêng, là một
trong số những nhóm người yếu thế trong xã hội. Những người khuyết tật tại Việt Nam
mong muốn tìm việc làm để giảm bớt sự lệ thuộc vào gia đình và hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, vấn đề việc làm đối với họ còn rất nhiều khó khăn.
Họ cần xã hội giúp đỡ tạo điều kiện về mọi mặt để hòa nhập cộng đồng, tự chủ
được cuộc sống cũng như không còn là gánh nặng cho người thân và xã hội. Vì vậy,
vấn đề sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật ở Việt Nam,

cụ thể là vấn đề đào tạo và tìm việc làm cho họ đang là vấn đề nhức nhối với rất nhiều
tổ chức chăm lo đời sống cho người khuyết tật, và cũng là mối lo lắng cho rất nhiều
người khuyết tật tại Việt Nam.
Những công việc mà người khuyết tật có thể làm: Thủ công mỹ nghệ, mây tre –
đan mác, làm tăm, sản xuất chiếu, làm về các nghề mộc, sản xuất nước tinh khiết, làm
bánh, may mặc, mát xa – xoa bóp – bấm huyệt, thêu ren, đào tạo các dịch vụ tư vấn trả
lời điện thoại, bán vé máy bay – hàng không, tin học (tin học chiếm đa số rất nhiều) và
một số ngành nghề khác nữa. Nhưng không phải cơ sở nào cũng sẵn sàng nhận người

3


khuyết tật vào đào tạo vì nhiều lí do khác nhau, mà lý do tiên quyết nhất là sợ họ
không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Người khuyết tật là một trong những nhóm lao động yếu thế, họ có những khiếm
khuyết về cơ thể (khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan…),
nhưng hoạt động trí óc của họ như một người bình thường. Họ chỉ không thể làm
những việc có yêu cầu cao, còn những việc phổ thông (như đã đề cập ở trên) thì họ có
thể làm tốt, thậm chí là làm rất tốt.
Mặc dù đã đào tạo rất nhiều ngành nghề cho người khuyết tật, nhưng những
trường, trung tâm đào tạo vẫn chưa mang lại kết quả tốt. Bởi còn rất nhiều vấn đề bất
cập từ chính sách của Nhà nước, sự phối hợp chưa đồng đều giữa các nhóm, hội đoàn,
doanh nghiệp, các trường, và trung tâm đào tạo nghề. Nên có rất nhiều học viên không
kiếm được việc làm sau khi được học nghề.
Chính sách thì có rất nhiều để tạo điều kiện cho người khuyết tật kiếm việc làm,
nhưng khi triển khai thì vẫn còn nhiều bất cập, quan trọng nhất là các cơ sở, các doanh
nghiệp vẫn còn rào cản và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ hội tìm kiếm việc
làm tại cơ sở sản xuất kinh doanh của mình.
Phần vì thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của người khuyết tật còn nhiều
khó khăn vì chưa có sự kết hợp, vì chưa có sự thông nhau giữa doanh nghiệp sử dụng

lao động là người khuyết tật và doanh nghiệp chưa sử dụng lao động là người khuyết
tật. Vậy nên những sản phẩm họ làm ra không có nơi tiêu thụ, hoặc bị thu mua với giá
rẻ mạt.
Do vậy, vấn đề sinh kế bền vững, tạo việc làm cho người lao động là người
khuyết tật là một vấn đề bức thiết ở mọi thời điểm. Cũng có rất nhiều những cá nhân,
tổ chức nghiên cứu về vấn đề này nhưng hiệu quả tạo sinh kế bền vững cho người
khuyết tật còn nhiều những vấn đề chưa làm được. Đây cũng là nguyên nhân chính để
chúng ta tiếp tục nghiên cứu và khai thác vấn đề này, tìm hướng giải quyết và phương
pháp tối ưu nhất trong việc thực hiện chiến lược “Sinh kế bền vững cho nhóm người
yếu thế là người khuyết tật ở Việt Nam".
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Sinh kế bền vững bằng việc tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế là người
khuyết tật đang là vấn đề bức thiết không chỉ riêng cho tổ chức nào mà là vấn đề của
toàn xã hội. Khi bàn về sinh kế bền vững, có nhiều cách tiếp cận và khác nhau về sinh
kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt
động sống của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là
do mỗi cá nhân tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự
tác động của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia
đình đã thiết lập trong cộng đồng.

4


Nghiên cứu của Malcolm Sargeant “Sức khỏe và an toàn của người lao động yếu
thế trong một thế giới việc làm đang thay đổi”, Đại học Middlesex University London,
Anh, năm 2009, đã đưa ra định nghĩa về lao động yếu thế và phân tích thế giới việc
làm đang thay đổi thế nào. Nghiên cứu này cũng đề cập tới các yếu tố tác động đến lao
động yếu thế như: yếu tố cá nhân người lao động yếu thế (độ tuổi, khuyết tật, dân tộc ít
người, quốc tịch, giới tính, tôn giáo, di cư, ngôn ngữ, giáo dục, tình trạng hôn nhân gia
đình); nhóm yếu tố về nghề nghiệp (như tình trạng việc làm, nơi làm việc, mức độ

thường xuyên của công việc, kĩ năng thấp, lao động thuê lại, việc làm tạm thời, công
đoàn); nhóm yếu tố rủi ro mà lao động yếu thế phải đối mặt (như bị bóc lột sức lao
động, bị cô lập, căng thẳng, thiếu an toàn, ít được bảo vệ)
Cuốn sách “Lao động yếu thế: sức khỏe, an toàn và phúc lợi” của hai học giả
người Anh, Malcolm Sargeant và Maria Giovannone (2011) đã xem xét lao động yếu
thế ở ba góc độ chính là sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi trong bối cảnh chuỗi cung
ứng lao động toàn cầu và khủng hoảng kinh tế, đồng thời nhận mạnh đây là vấn đề
ngày càng cần sự quan tâm thỏa đáng của toàn thế giới. Bên cạnh đó, cuốn sách đã đi
vào phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động yếu thế, yếu tố ảnh hưởng
đến xây dựng, thực hiện sinh kế bền vững cho lao động yếu thế nói chung.
Cuấn sách “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” của Lê Bạch
Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach (NXB,
Thế giới năm 2006) Đã đề cập đến nhu cầu bảo trợ xã hội của các nhóm thiệt thòi, những
đối tượng dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện nay là nông dân nghèo, lao động di cư từ
nông thôn ra thành thị, người khuyết tật và những người bị HIV/AIDS. Tập thể tác giả đã
bàn luận tổng thể về nghèo đói và bảo trợ xã hội, phân tích các chính sách và chương trình
bảo trợ xã hội ở Việt Nam, nhu cầu bảo trợ của các nhóm yếu thế.
Viện Kinh tế Việt Nam (2008) đã nghiên cứu về dịch vụ xã hội đối với nhóm dễ
bị tổn thương trong các dịch vụ công. Nghiên cứu đã đề đến các vấn đề nhu cầu và khả
năng của người khuyết tật, dịch vụ xã hội đối với người khuyết tật, hoạt động bảo trợ
xã hội…Năm 2009, Viện Kinh tế Việt Nam nghiên cứu vấn đề dịch vụ xã hội đối với
việc làm của người khuyết tật ở Việt Nam.
Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 của Chính phủ xã định kế
hoạch đến 2015 hỗ trợ 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng
lao động được học nghề và tạo việc làm. Đề án xác định các bộ ngành, địa phương cần
phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy triển khai mô honhf dạy nghề gắn với giải quyết việc làm;
mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; mô hình hỗ trợ sinh kế nhằm giúp
cho người khuyết tật phát huy được khả năng vươn lên trong cuộc sống.
Các chính sách để xác định sinh kế cho con người theo hướng bền vững được xác
định liên quan chặt chẽ tới bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên


5


ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Ellis (2004, 2005), Barrett và Reardon
(2000). Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ
hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể
chế, chính sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế. Sự
bền vững trong các hoạt động kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như khả năng
trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính
sách phát triển.
Trong tài liệu chiến lược phát triển tổ chức 2016 -2010 và định hướng tới tương
lai 2025 “Tôi thay đổi tôi và thế giới…”, Của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển
(DRD), Tháng 6/2016, để cập đến những cơ hội và thách thức lớn đối với người
khuyết tật Việt Nam đã vươn lên nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình. Tham gia
hàng chục hiệp định thương mại tự do với nhiều nước và khu vực trên thế giới bao
gồm các thỏa thuận với Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đưa Việt Nam hội
nhập sâu rộng quốc tế. Trong bối cảnh này, các nhà tài trợ lùi dần để nhường chỗ cho
các quan hệ thương mại và đầu tư. Đặc biệt công ước quốc tế về quyền của Người
khuyết tật và Chiến lược Incheon mà Việt Nam đã phê chuẩn và cam kết tham gia sẽ là
khuân khổ cho các nỗ lực định hướng của người khuyết tật và họ cần chuẩn bị tốt hơn
để sống vui và đóng góp cho xã hội trong bối cảnh mới. Trong chiến lược này đề ra
các mục tiêu cơ bản: (1) Nâng cao nhận thức về Quyền của người khuyết tật; (2) Tạo
cơ hội công bằng cho người khuyết tật; (3) Thúc đẩy tham gia bình đẳng của người
khuyết tật; (3) Thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của người khuyết tật; (4) Phát triển
năng lực của DRD.
Các công trình nghiên cứu đã giải quyết nhiều vấn đề lý luận về sinh kế, sinh kế
bền vững; Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở khung lý thuyết và còn rất nhiều vấn đề cần
phải điều chỉnh. Ngoài ra việc tổng kết các chính sách, giải pháp đối với sinh kế cho
nhóm lao động yếu thế nói chung và nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật nói

riêng ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ sức thuyết phục để đề xuất các chủ trương,
chính sách, giải pháp trong giai đoạn 2016 – 2026 và những năm tiếp theo.
Do đó, đề tài sẽ tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn
áp dụng phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới; Tiếp tục
nghiên cứu sâu sắc hơn cả về lý luận và thực tiễn về nhận diện lao động yếu thế là
người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là nội hàm sinh kế bền vững, khung lý
thuyết sinh kế bền vững, tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu
thế là người khuyết tật.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài

6


3.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích các hoạt động sinh kế của nhóm lao động yếu thế là người
khuyết tật. Qua đó nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền
vững cho nhóm người lao động này.
Mục tiêu cụ thể:
Phân tích các nguồn vốn: Tự nhiên, xã hội, con người, tài chính, vật chất tác
động đến sinh kế của người khuyết tật.
Tìm hiểu các nguồn lực mà người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng nó vào
hoạt động sinh kế của mình
Tìm hiểu những khó khăn trở ngại
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ ra vai trò của xã hội, của an sinh xã hội và chính sách xã hội trong việc đảm
bảo sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật ở Việt Nam
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật (chọn mẫu ngẫu

nhiên)
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học
- Phương pháp phỏng vấn sâu
7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đóng góp những tri thức lý luận khoa học trong việc xay dựng hệ thống cơ sở
khoa học về đảm bảo sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật
ở Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức khoa học về sinh kế bền vững.
Bổ sung những lý luận khoa học về lao động yếu thế, sinh kế bền vững ở Việt
Nam hiện nay.
Góp phần chuyển biến nhận thức của người khuyết tật, ý thức hơn về vị trí và
vai trò của mình trong việc tạo sự ổn định và phát triển của xã hội.
Góp phần chuyển biến nhận thức xã hội về người khuyết tật. Công nhận vị thế
và vai trò của họ trong xã hội.
Giúp các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về nhóm lao động yếu thế là người
khuyết tật. Từ đó có những chính sách và giải pháp để đảm bảo sinh kế bền vững cho
người khuyết tật.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Làm rõ các khái niệm
1.1.1. Khái niệm sinh kế
Có nhiều khái niệm sinh kế khác nhau, sinh kế được cấu thành từ năm loại nguồn
lực: nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội và
nguồn lực tự nhiên. Cơ hội sinh kế được hiểu là trên cơ sở những nguồn lực, điều kiện

và khả năng mà con người có được, cũng như những điều kiện thuận lợi do bên ngoài
đưa đến thì họ sẽ có được những hoạt động, những quyết định không những để kiếm
sống mà còn đạt đến mục tiêu, ước nguyện của họ.
Cũng nói về sinh kế, năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
(DFID) đã đưa ra khái niệm về sinh kế để hướng dẫn cho hoạt động hỗ trợ của mình.
Theo đó: sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm
phương tiện sống cho con người”.
1.1.2. Khái niệm sinh kế bền vững
Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục
được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài
sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
1.1.3. Khái niệm vị thế xã hội
Vị thế xã hội là vị trí xã hội với những trách nhiệm và quyền lợi gắn kèm theo
(địa vị xã hội). Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ
vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng.
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau do đó họ cũng có thể có nhiều vị thế
xã hội nhưng các cá nhân luôn có một vị thế chủ đạo xác định rõ chân dung xã hội của
họ.
1.1.4. Khái niệm vai trò xã hội
Vai trò xã hội là chức năng xã hội, là mô hình hành vi được xác lập một cách
khách quan bởi vị thế xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội hoặc hệ
thống các quan hệ giữa các cá nhân. Hay nói cách khác, vị thế là chỗ đứng của vai trò.
1.1.5. Khái niệm nhóm
Khi bàn về vấn đề nhóm, có rất nhiều khái niệm khác nhau, nhưng chung nhất
nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác nhau trên cơ sở kỳ vọng chung
có liên quan với lối ứng xử của người khác. Bao gồm một số vị thế và vai trò để thể
hiện các mục tiêu chung và riêng, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Sự thỏa mãn các nhu
cầu cá nhân phải phụ thuộc vào việc thực hiện mục tiêu chung của nhóm và mức độ
thỏa mãn tất nhiên phụ thuộc vào nhóm hiệu quả hay kém hiệu quả. Sự tương tác hỗ

8


trợ có được ở nhóm là nhờ mỗi cá nhân phát triển vai trò của mình, thể hiện cá tính
của mình và củng cố vị trí trong nhóm qua các khía cạnh của ứng xử (ngôn ngữ có lời,
không lời, khoảng cách, cảm xúc…)
1.1.6. Khái niệm lao động yếu thế
Lao động yếu thế (hay còn gọi là nhóm xã hội dễ bị tổn thương) là khái niệm
dùng để chỉ các cộng đồng, nhóm người có vị thế chính trị, kinh tế hoặc xã hội thấp
hơn đa số, khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm quyền. Bởi vậy, họ
cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác. Trong số
các nhóm dễ bị tổn thương có nhóm là người khuyết tật.
1.1.7. Khái niệm người khuyết tật
Đối với đa số người Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ chỉ cùng một khái
niệm.Từ năm 2009 trở về trước người ta vẫn dùng cả 2 từ trên phương tiện truyền
thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của Nhà nước
Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng. Ngày 17-6-2010, Quốc hội Việt
Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho người tàn tật trong bộ
Luật Người Khuyết Tật cũng như trong các bộ luật ban hành có liên quan.
Người khuyết tật được ghi nhận trong khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm
2010; theo đó, “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Đoạn 2 Điều 1 Công ước về Quyền của người khuyết tật năm 2007 quy
định: “Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất,
tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể
phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình
đẳng với những người khác”.
1.1.8. Khái niệm an sinh xã hội
1.1.9. Khái niệm chính sách xã hội

1.2. Nhận diện đặc trưng của nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật
Ta nhận diện đặc trưng của nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật dưới các
khía cạnh:
1.2.1. Về chủ thể
Người khuyết tật có những khiếm khuyết về cơ thể (thiếu, không có hoặc bị mất
đi) bộ phận nào đó trên cơ thể , bị suy giảm sức khỏe khó có thể phục hồi, bị hạn chế
hoặc không có khả năng nhận thức, tiếp thu các tư tưởng văn hóa và giáo dục như các
chủ thể thông thường khác.
Còn người bình thường, có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể theo cấu tạo sinh học,
khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi trong các quan hệ xã hội.

9


1.2.2. Về khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ
Về mặt bằng pháp lý như nhau, nhìn chung khả năng thực hiện quyền và nghĩa
vụ của người khuyết tật sẽ hạn chế hơn đối với những đối tượng thông thường. Đây là
một trong những hệ quả kéo theo của đặc điểm khiếm khuyết.
Do bị khiếm khuyết về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ hoặc giác quan mà những
người khuyết tật sẽ khó khăn khi thực hiện các công việc lao động, học tập, sinh hoạt,
vui chơi giải trí, tham gia các quan hệ xã hội, hoạt động xã hội khác kém hiệu quả hơn
các đối tượng thông thường khác.
1.2.3. Phân loại người khuyết tật
Khuyết tật về thể chất: sức khỏe yếu, bị thiếu một hoặc một vài bộ phận cơ thể…
Khuyết tật về giác quan: suy giảm các giác quan như mù, điếc, khiếm thính,
khiếm thị, không phân biệt được mùi vị
Khuyết tật về tâm thần: bị tâm thần, bại não
Khuyết tật về trí tuệ: bị thiểu năng
1.3. Nhu cầu và tâm lý của nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật ở Việt Nam
1.4. Sinh kế và sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật

Sinh kế được cấu thành từ năm loại nguồn lực: nguồn lực vật chất, nguồn nhân
lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên. Cơ hội sinh kế được
hiểu là trên cơ sở những nguồn lực, điều kiện và khả năng mà con người có được, cũng
như những điều kiện thuận lợi do bên ngoài đưa đến thì họ sẽ có được những hoạt
động, những quyết định không những để kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu, ước
nguyện của họ. Như vậy, sinh kế chính là nghề nghiệp, là việc làm, là cái mà sẽ tạo ra
thu nhập để nuôi sống, đảm bảo cuộc sống của mỗi con người. Với người khuyết tật
cũng vậy, họ cũng cần phải sống, cần phải tồn tại, hơn hết, họ cũng cần có một công
việc ổn định để tạo ra nhu nhập, phục vụ cho cuộc sống mưu sinh của mình và gia
đình, nhưng để thực hiện được những việc đó họ sẽ gặp khó khăn hơn những người
bình thường:
1.4.1. Thái độ của cộng đồng đối với người khuyết tật
Năm 2007 được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
(ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một vài con số thống
kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật - qua đó cho thấy sự phân
biệt đối xử là lớn như thế nào, các con số biến thiên do sự khác biệt giữa các tỉnh:

Bảng 1: Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật1
1

/>
10


Tỉ lệ quan
điểm đồng ý
98% đến
Đáng thương
99%
18% đến

Người khuyết tật là người ỷ lại
32%
40% đến
Người khuyết tật không thể có cuộc sống bình thường
59,4%
56% đến
Người khuyết tật bị như vậy là do số phận
65%
Người khuyết tật đáng phải chịu số kiếp khuyết tật như vậy vì
14% đến
họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước
21%
Gặp phải người khuyết tật là vận đen
17%
Phân biệt đối xử bởi chính gia đình mình (dựa trên việc đặt câu hỏi với những
người quen biết người khuyết tật - lý do là người trong gia đình sẽ không nói thật về
hành vi phân biệt đối xử của chính họ):
 Coi thường người khuyết tật (16%);
Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật



Coi là gánh nặng suốt cuộc đời (40%);



Coi là vô dụng (20,7%);




Thường xuyên lăng mạ (14,2%);



Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%);



Bỏ rơi (7,1%);



Không cho ăn (4,3%);



Khóa/xích trong nhà (10,2%);



Bắt đi ăn xin (1,5%).

Nhìn vào số liệu thống kê trên ta thấy, có 56% đến 65% cho rằng người khuyết
tật bị như vậy là do số phận, có 14% đến 21% cho rằng người khuyết tật đáng phải
chịu số kiếp khuyết tật như vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước.
Bản thân người khuyết tật khi sinh ra đã không được lựa chọn. Chính họ cũng không
muốn họ bị khiếm khuyết, nhưng cộng đồng ngoài những người đồng cảm ra thì vẫn
còn một số người không đồng cảm, thậm chí họ còn cho rằng người khuyết tật bị như
vậy là do họ đáng bị như thế. Và khi gặp người khuyết tật, có 17% cộng đồng cho rằng
gặp người khuyết tật là gặp vận đen. Đây là một cách phân biệt đối xử không đáng có,

người khuyết tật cũng giống như người bình thường, họ chị bị khiếm khuyết một phần
nào đó trên cơ thể, cả về thể xác và tinh thần, nhưng không chứng minh được là vận
đen như cộng đồng đang gán cho họ. Cộng đồng xã hội với lối suy nghĩ này, thì làm
sao người khuyết tật có cơ hội hòa nhập, làm sao họ có cơ hội được học tập và tham
gia thị trường tìm kiếm việc làm đảm bảo cuộc sống mưu sinh khi mà xã hội đang đặt

11


ra cho họ một tường rào rất lớn, mà tường rào về tâm lý là một bức tường khó phá vỡ
nhất.
Có 98% đến 99% cộng đồng cho rằng người khuyết tật là đáng thương, có 40%
đến 59,4% cho rằng người khuyết tật không thể sống bình thường, có 18% đến 32%
cho rằng người khuyết tật ỷ lại. Ở đây, phần lớn mọi người cho rằng người khuyết tật
đáng thương (98% - 99%) và có (18% - 32%) cho rằng người khuyết tật ỷ lại.
Khi đã bị coi là đáng thương, thì người khuyết tật sẽ bị xã hội nhìn nhận với một
cái nhìn không giống người bình thường. Họ dễ lấy sự cảm thông của người khác
nhưng cũng sẽ dễ bị nhầm sang sự thương hại, và rồi họ lại bị tổn thương khi đón nhận
sự quan tâm của xã hội như một sự thương hại, họ sẽ tự ti, mặc cảm thu mình lại,
không muốn hòa nhập cộng đồng, không tự tin tham gia thị trường lao động, chính vì
điều này mà một bộ phận xã hội lại coi người khuyết tật ỷ lại (18% đến 32%), Không
chịu tự thân vận động, chờ sự giúp đỡ từ người khác, càng làm cho khoảng cách và sự
phân biệt đối xử giữa cộng đồng và người khuyết tật càng gia tăng.
Sự phân biệt đối xử đôi khi còn xuất phát từ chính trong gia đình, người thân, nơi
người khuyết tật đang sinh sống. Người khuyết tật bị coi thường (16%), bị coi là gánh
nặng cuộc đời (40%), bị coi là vô dụng (20,7%), thường xuyên bị lăng mạ (14,2%), bị
bỏ mặc không được chăm sóc (8,5%), bị bỏ rơi (7,1%), bị không cho ăn (4,3%), bị
khóa/ xích trong nhà (10,2%), bị bắt đi ăn xin (1,5%).
Chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn vào những con số thống kê này, ngay chính
trong gia đình, nơi họ được sinh ra, họ cũng không được tôn trọng, không được yêu

thương, không được chăm sóc chu đáo. Nơi gần gũi nhất với họ cũng chưa nhận được
sự sẻ chia, thì khó trách cộng đồng xã hội vẫn đang còn rào cản với người khuyết tật.
Cuộc sống mưu sinh với một người bình thường đôi khi còn khó khăn thì với
người khuyết tật điều đó còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Với khiếm khuyết trên cơ
thể, hộ phải rất cố gắng, phải có một nghị lực phi thường, có lẽ mới làm cho họ có thể
đứng vững trên đôi chân của mình. Và cách đứng vững tốt nhất là làm việc, làm việc
để chứng minh với cộng đồng rằng, họ có đủ khả năng kiếm sống, họ có ích, họ không
phải người thừa cũng không phải gánh nặng cho xã hội. Họ tham gia học tập và lao
động như những người bình thường. Chỉ có như vậy mới xóa bỏ được rào càn xã hội,
không còn hoài nghi về khả năng lao động của những người khuyết tật nữa. Cơ hội
việc làm từ đây sẽ có nhiều thuận lợi hơn, nhiều lựa chọn hơn, nhiều nơi tiếp nhận
hơn, để người khuyết tật có thể sống bằng chính sức lao động của mình.
1.4.2. Sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật
a.Vốn sinh kế:
- Vốn con người:
- Vốn tài chính:

12


- Vốn vật chất:
- Vốn tự nhiên và xã hội
b. Hoạt động sinh kế
Chúng ta cần tìm hướng đi mới cho người khuyết tật, những công việc mang
tính chất linh hoạt về thời gian, không cần dùng quá nhiều sức lực mà vẫn đạt được
hiệu quả công việc và đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Trong những năm gần đây, việc định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm
cho người khuyết tật đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi từ
việc xây dựng hạ tầng cơ sở cho đến chính sách trợ giúp đối tượng tham gia học nghề
cũng như giáo viên dạy nghề.

Luật Dạy nghề năm 2006 đã quy định dạy nghề cho người khuyết tật, với mục
tiêu giúp đối tượng có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của
mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống. Đồng thời, Nhà
nước cũng khẳng định, hỗ trợ về tài chính và các chính sách ưu đãi khác đối với các cơ
sở dạy nghề cho người khuyết tật nhằm khuyến khích công tác dạy nghề cho người
khuyết tật. Trong Bộ luật Lao động, tại Điều 125 cũng nêu rõ: “Hàng năm, Nhà nước
dành một khoản ngân sách để giúp người khuyết tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức
năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc
làm, ổn định đời sống”.
Nhờ vậy số cơ sở dạy nghề cũng tăng lên (cả về số lượng, chất lượng và quy
mô đào tạo). Đồng thời công tác dạy nghề cho người khuyết tật từng bước được xã hội
hóa với sự tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân. Tính đến nay, cả nước hiện
có trên 256 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho người khuyết tật, trong đó có 55 cơ
sở dạy nghề chuyên biệt2.
Và hàng năm, ngân sách Nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng cho công tác
dạy nghề cho người khuyết tật để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn
(năm 2007 là 156 tỷ đồng, năm 2008 là 165 tỷ đồng và năm 2009 là 183 tỷ đồng). Số
lượng người khuyết tật được học nghề ngày càng tăng lên, năm 2009 là 9.338 người và
năm 2010 là 4.359 người.
Từ những con số thống kê trên, người khuyết tật đã và đang nhận được sự quan
tâm của toàn xã hội. Nhà nước đã và đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho người
khuyết tật trong việc đào tạo dạy nghề và định hướng việc làm. Song song với đó có sự
tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân. Như vậy, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều
cho người khuyết tật trong việc tham gia vào thị trường lao động. Khi họ được trang bị
một nền tảng kiến thức tốt, tay nghề tốt, đã được toàn xã hội quan tâm nhiều hơn, thì

2

/>
13



việc người khuyết tật tìm được chỗ đứng trong thị trường việc làm chỉ là vấn đề sớm
muộn, và cái cốt lõi là đây, phải đẩy nhanh, đẩy mạnh vấn đề này càng nhanh càng tốt.
Cùng với đó, hệ thống quản lý Nhà nước về dạy nghề được kiện toàn, các văn
bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định, các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người
khuyết tật được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn
giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối với các cơ sở dạy nghề khác, khi nhận
người khuyết tật vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề được ưu tiên đầu tư, bảo
đảm định mức kinh phí đào tạo. Còn với bản thân người khuyết tật học nghề được xem
xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn, giảm học phí căn cứ vào mức độ
khuyết tật và suy giảm khả năng lao động.
Khi được trang bị về kiến thức và tay nghề, người khuyết tật tự tin hơn về bản
thân khi tham gia vào thị trường lao động.
Có rất nhiều người khuyết tật đã thành công trong công việc, thu được nhiều
thành quả trong quá trình làm việc và phấn đấu, làm tấm gương sáng cho không chỉ
người khuyết tật noi theo mà còn là tấm gương sáng cho toàn xã hội. Như Nguyễn Sơn
Lâm, là một người khuyết tật mà anh có một nghị lực sống phi thường, vươn lên số
phận, học tập, làm việc và thành công đã mỉm cười với anh. Hiện nay anh đang là Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Đào tạo Tỏa sáng. Ngoài ra, anh còn là một
nhà diễn giả nổi tiếng, những chia sẻ của anh về cuộc đời, về cuộc sống, thái độ sống
và niềm tin vào cuộc sống…những chia sẻ của anh rất quý giá, không những có ích
cho người khuyết tật nói riêng mà nó còn cần thiết với tất cả chúng ta.
Một gương mặt nữa là Nguyễn Thảo Vân, là một người khuyết tật nhưng chị
đang là Giám đốc trung tâm Nghị lực sống, Trung tâm Nghị lực sống của chị tập hợp
các bạn trẻ khuyết tật khắp mọi miền đất nước. Họ đến đây được miễn 100% học phí.
Hàng ngày chị và các tình nguyện viên dành nhiều thời gian để đào tạo miễn phí tin
học, tiếng Anh và các môn học sáng tạo, tổ chức các chương trình về kỹ năng mềm
cho học viên.
Một tấm gương nữa: Nhà văn của nghị lực Trần Trà My, không may mắn khi

đôi chân bị bại liệt, giọng nói không rành mạch, tròn tiếng, nhưng chị lại là một nhà
văn trẻ, một cây bút được rất nhiều bạn đọc yêu mến. Chị là tác giả của một số truyện
ngắn nổi tiếng như: Giấc mơ đôi chân thiên thần, Chúng ta chính là mùa xuân…một
con người có khiếm khuyết về cơ thể như chị nhưng lại không hề khiếm khuyết về tinh
thần, ở chị tràn đầy nghị lực sống và tình yêu thương con người. Những tác phẩm chị
viết ra như một câu chuyện đời, ta đọc mà thấy như mình cũng là một phần trong đó;
gần gũi; thân thuộc.
Có thể nói, để thành công, người khuyết tật phải cố gắng rất nhiều để đứng
vứng, để được xã hội công nhận rằng họ không phải là người vô dụng, những tấm

14


gương khuyết tật kể trên là ba trong số rất nhiều người khuyết tật có nghị lực sống phi
thường, ham học hỏi và đưa họ đến thành công nhờ sự nỗ lực và đam mê.
Sẽ còn có rất nhiều những người khuyết tật thành công nữa, nếu họ biết giá trị
của bản thân và biết tìm tòi học hỏi.
Hiện nay, một số cơ quan Nhà nước đã và đang tuyển dụng lao động là người
khuyết tật. Điển hình như ở Q.1, tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn
vị điển hình tuyển dụng nhân viên là người khuyết tật thành công nhất, được các cơ
quan, doanh nghiệp hưởng ứng học tập.
Từ năm 2005, Chi cục Thuế Q.1 tiến hành cải cách, ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý. Để làm tốt công tác này, nhân sự nhập liệu hoặc viết phần mềm phục
vụ dữ liệu đầu vào không thể thiếu. Từ thực tế tại đơn vị, UBND TP.HCM đã đồng
thuận cho tuyển 10 nhân viên là người khuyết tật đáp ứng yêu cầu công việc.
Việc tuyển dụng người khuyết tật đã gặp không ít ý kiến trái chiều nhưng chỉ
sau thời gian ngắn, hiệu quả công việc ngoài sự mong đợi.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế Q.1, Bà Nguyễn Thị Bích Thủy có nhận xét:
bản thân người khuyết tật có ý chí vượt qua nghịch cảnh, toàn tâm toàn ý với công
việc, ham học hỏi, cầu tiến. Từ thành công ban đầu đó, Chi cục mạnh dạn trình UBND

quận, UBND thành phố xin thêm chỉ tiêu tuyển dụng. Tính đến ngày 31-8-2015, chi
cục có tổng cộng 40 nhân viên khuyết tật làm việc ở các vị trí, chiếm khoảng 13% trên
tổng số CB-CC tại đơn vị, trong đó có 19/40 nhân viên đã thi tuyển công chức”3.
Kết quả trên là một dấu hiệu khả quan, đáng mừng, nói lên cơ hội việc làm cho
người khuyết tật không chỉ có cơ hội ở khu vực ngoài quốc doanh mà khu vực Nhà
nước cũng rất tiềm năng và nhiều cơ hội. Người khuyết tật bỏ qua khiếm khuyết về cơ
thể, chỉ cần trau rồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn,
tay nghề vững là có cơ hội tham gia vào thị trường việc làm, thậm chí cơ hội tìm được
một công việc tốt, ổn định, thu nhập tốt là không khó.
1.5. Nguyên nhân, yếu tố tác động đến đảm bảo sinh kế bền vững cho nhóm lao
động yếu thế là người khuyết tật.

3

/>
15


Chương 2
THỰC TRẠNG SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO NHÓM LAO ĐỘNG YẾU THẾ LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
2.1. Thực trạng của nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật
2.1.1. Thực trạng nhận thức, nhu cầu, tâm thế của nhóm lao động yếu thế là người
khuyết tật.
2.1.2. Thực trạng đời sống, việc làm, thu nhập
2.1.3. Thực trạng sinh kế, sinh kế bền vững
2.1.4. Đánh giá tổng quan các dự án, chương trình của Việt Nam đã triển khai về
lao động yếu thế là người khuyết tật từ năm 2005 đến nay.
2.2. Đường lối, chính sách của Nhà nước trong công tác hỗ trợ nhóm yếu thế
Chương 3

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NHÓM
LAO ĐỘNG YẾU THẾ LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠI 2016 – 2026
VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.1. Dự báo tình hình, đặc điểm và những biến đổi có nhóm lao động yếu thế là
người khuyết tật
3.2. Dự báo các yếu tố tác động đến đảm bảo sinh kế bền vững cho nhóm lao động
yếu thế là người khuyết tật giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo
3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật
giai đoạn 2016 – 2026 và những năm tiếp theo
KẾT LUẬN
Vấn đề sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật đang là
vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Giải quyết được vấn đề này là chúng ta đã phát huy
được nhân tố con người , góp phần ổn định kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện
vọng chính đáng của người lao động. Giải quyết được việc làm cho người khuyết tật
có ý nghĩa xã hội rất lớn. Một mặt, phát huy được nguồn lao động xã hội, mặt khác
giúp người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng.
Hiện nay vấn đề sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật
còn rất nhiều bất cập, từ khâu quản lý, hoàn thiện chính sách đến khâu thực hiện.
Nhưng không thể phủ nhận rằng, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã
có những quan tâm đặc biệt đến nhóm đối tượng này. Nhận định rằng người khuyết tật
sẽ khó khăn trong quá trình học tập và làm việc, nên nhiều những Chính sách trợ giúp
cho người khuyết tật được ban hành.

16


Bản thân người khuyết tật, với nhiều khiếm khuyết, nếu không có sự trợ giúp họ
rất khó có thể tự lực cánh sinh. Tuy nhiên, đã là nhóm lao động yếu thế thì họ rất nhạy
cảm, dễ tổn thương. Các chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây
phần nào đã xoa dịu đi những thiệt thòi về thể xác và tinh thần của họ. Các chính sách

hỗ trợ thiết thực nhất là: người khuyết tật đi học không phải đóng tiền; có một số nơi,
một số tỉnh thành có chính sách hàng tháng hỗ trợ cho người khuyết tật và gia đình
người khuyết tật một số tiền cố định hàng tháng, đủ để đáp ứng những nhu cầu tối
thiểu của họ trong cuộc sống; gắn kết cộng đồng, chia sẻ yêu thương bằng các chương
trình thiện nguyện…tất cả những điều đó đều trợ giúp đắc lực cho cuộc sống còn nhiều
khiếm khuyết của người khuyết tật.
Trong cuộc đời, họ khó khăn về mọi mặt, về thể xác (khó di chuyển, khó vận
động), về tinh thần (thiểu năng, bại não). Họ đáng thương, họ cần sự đồng cảm của
toàn xã hội, tuy nhiên họ lại không cần sự thương hại và bố thí. Dường như mong
muốn lớn nhất của họ là được học tập, được làm việc và được xã hội công nhận mình
bình đẳng như một người bình thường. Mong muốn của họ là chính đáng, xã hội cũng
đồng thuận, nhưng cái khó ở chỗ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn nghèo,
còn nhiều hạn chế. Chưa có đủ những điều kiện toàn diện và thuận lợi nhất để tạo điều
kiện cho nhóm đối tượng này.
Hy vọng rằng trong tương lai, cái nhìn của xã hội về người khuyết tật không còn
rào cản, không còn có những suy nghĩ gặp người khuyết tật là gặp vận đen, không còn
tư tưởng họ bị khuyết tật là do kiếp trước họ làm việc xấu, hay là vì số họ đáng bị như
vậy…mà sẽ là tôn trọng và thấu hiểu. Cần cả một quá trình để thay đổi nhận thức và tư
duy, song để nó nhanh, mạnh và quyết liệt lại cần có những tác động cần và đủ. Những
tác động ấy có thể là một chính sách mới của Nhà nước về những quyền lợi, về nghĩa
vụ và cả những ưu đãi mà ngươi lao động sẽ được hưởng. Để xã hội nhìn nhận rằng
nhóm đối tượng này cũng có vị trí quan trọng trong việc góp phần vào sự ổn định và
phát triển của xã hội.
Những mong muốn, những ước nguyện của họ còn nhiều, đến khi nào cuộc sống
mưu sinh của họ họ tự có thể làm chủ thì đến lúc đó các vấn đề về sinh kế bền vững
cho nhóm đối tượng này mới thực sự “ổn”. Để được như vậy, Nhà nước ta, các đơn vị
ban ngành, các doanh nghiệp…cần phối hợp chung tay góp sức. Có như vậy mới giải
quyết được vấn đề “sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế là người khuyết tật”
một cách triệt để. Hướng tới sự ổn định và phát triển bền vững của toàn xã hội.


17



×