Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất son môi sinh học dạng son dưỡng (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.15 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG THỊ HOÀI
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SON MÔI SINH HỌC
DẠNG SON DƢỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Ngành/chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Lớp: 45 CNTP
Khoa: CNSH-CNTP
Khóa học: 2013-2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG THỊ HOÀI
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SON MÔI SINH HỌC
DẠNG SON DƢỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Ngành/chuyên ngành:Công nghệ thực phẩm
Lớp: 45CNTP
Khoa: CNSH-CNTP
Khóa học: 2013-2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lưu Hồng Sơn

THÁI NGUYÊN 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi nhận được nhiều lời động
viên và sự giúp đỡ tận tình của tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Lưu Hồng Sơn – Giảng viên khoa
Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Công nghệ
Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
các cán bộ trong bộ môn Công nghệ Thực phẩm đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.

Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2017
Sinh viên


Dƣơng Thị Hoài


ii

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
FDA

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ

MUFA

Chất béo đơn không bão hòa

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BYT

Bộ Y tế


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của gấc so với một số loại rau quả giàu carotenoid
khác (Tính theo % khối lượng phần ăn được)....................................................... 6
Bảng 3.1 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị sử dụng trong thí nghiệm...................... 13
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly........... 15
Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết ............. 15
Bảng 3.4: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung
môi ....................................................................................................................... 16
Bảng 3.5: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ phối trộn ...................................... 17
Bảng 3.6: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu xác định hàm lượng chì ....................... 17
Bảng 3.7: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu xác định chỉ tiêu vi sinh ...................... 18
Bảng 3.8: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu thử kích ứng da

18

Bảng 3.9: Tiêu chuẩn đánh giá cảm quan sản phẩm son môi sinh học dạng son
dưỡng ................................................................................................................... 20
Bảng 3.10 : Đánh giá cảm quan sản phẩm son môi dạng son dưỡng ................ 21
Bảng 3.11 : Mức độ phản ứng trên da thỏ........................................................... 26
Bảng 3.12: Phân loại các phản ứng trên da thỏ ................................................... 26
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hàm lượng caroten ................... 28
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng caroten . 31
Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ phối trộn tạo son......................................... 32
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm son môi .................................. 32
Bảng 4.6: Kết quả xác định hàm lượng chì trong son môi ................................. 35
Bảng 4.7: Kết quả phân tích chỉ tiêu vi sinh vật ................................................. 36
Bảng 4.8: Kết quả thử kích ứng da...................................................................... 36
Bảng 4.9: Chi phí sản phẩm cho 1 sản phẩm son môi ........................................ 37


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Quả gấc................................................................................................ 5
Hình 2.2: Công thức cấu tạo của β-caroten, lycopen [1] .................................... 7
Hình 2.3: Dầu gấc................................................................................................ 8
Hình 2.4: Khảo sát thị trường mỹ phẩm............................................................ 12
Hình 4.1 : Biểu đồ ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hàm lượng caroten có
trong dầu gấc ..................................................................................................... 28
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hàm lượng caroten ................ 29
Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng caroten ....... 30
Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng
caroten ............................................................................................................... 31
Hình 4.4: Quy trình sản xuất son môi sinh học dạng son dưỡng ...................... 34


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
PHẦN 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
1.1. Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2
1.1.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
1.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................... 2
1.3.1.Ý nghĩa khoa học.......................................................................................... 2
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 2

PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về son môi .......................................................................... 3
2.1.1. Lịch sử phát triển......................................................................................... 3
2.1.2. Khái niệm .................................................................................................... 4
2.1.4. Son dƣỡng môi ........................................................................................... 4
2.2 Giới thiệu chung về gấc................................................................................. 5
2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm ............................................................................... 5
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của quả gấc ................................................................... 6
2.3. Tổng quan về dầu gấc..................................................................................... 8
2.3.1. Thành phần và tính chất của dầu gấc .......................................................... 8
2.3.2. Công dụng của dầu gấc ............................................................................... 8
2.3.3. Giới thiệu về trích ly dầu thực vật............................................................... 9
2.3.3.1. Bản chất của phương pháp trích ly........................................................... 9
2.3.3.2. Phương pháp trích ly dầu gấc................................................................... 9
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về son môi .... 10


vi
2.4.1. Thế giới ..................................................................................................... 10
2.4.2. Trong nước ................................................................................................ 11
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 13
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................ 13
3.2. Các hóa chất, thiết bị sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 14
3.3.2. Phương pháp phân tích .............................................................................. 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 28

4.1. Kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết dầu
gấc cho son môi ................................................................................................... 28
4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly ................................ 28
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian trích ly ......................... 29
4.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi .............. 30
4.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ phối trộn tạo son môi ........................................... 32
4.3. Quy trình sản xuất và chỉ tiêu chất lượng sản phẩm .................................... 34
4.3.1 Kết quả phân tích hàm lượng chì ............................................................... 35
3.3.2.3 kết quả thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.6:.................................... 35
4.3.2. Kết quả phân tích vi sinh vật .................................................................... 36
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 38
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 38
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 1
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1:MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Son môi là một sản phẩm mỹ phẩm có chứa bột màu, dầu, sáp, chất làm
mềm da có tác dụng tô thoa màu sắc, tạo bề mặt và bảo vệ đôi môi. Nhiều màu
sắc và kiểu loại son môi tồn tại. Như với hầu hết nhiều loại mỹ phẩm, son môi
khá phổ biến, nhưng không phải độc quyền dành cho phái nữ. Việc sử dụng son
môi đã tồn tại từ thời Trung Cổ. Một số son môi cũng là chất dưỡng môi, để gia
tăng màu sắc và độ ẩm. Đàn ông và phụ nữ cổ đại có thể là những người đầu
tiên phát minh và thoa son môi. Khoảng 5000 năm trước họ nghiền đá quý để sử
dụng chúng và trang trí khuôn mặt, chủ yếu trên môi và xung quanh mắt.
Khoảng năm 3500 trước công nguyên, nữ hoàng Schub-add người đầu tiên được
cho là sử dụng son môi màu. Bà đã làm đẹp cho đôi môi của mình bằng màu sắc

được tạo ra từ chì trắng và đá đỏ nghiền vụn [20]. Ngày nay, cùng với sự phát
triển của ngành mỹ phẩm thì các sản phẩm son môi ngày càng phong phú, đa
dạng và đẹp mắt, là sản phẩm làm đẹp không thể thiếu của phái đẹp.
Trong đó, ta chú ý đến loại sản phẩm son dưỡng môi. Son dưỡng môi, đây
là loại son không thể không có dù bạn có sử dụng son môi thường xuyên hay
không. Cơ thể chúng ta luôn cần những chất dinh dưỡng, đôi môi cũng vậy. Son
dưỡng môi chứa các thành phần như vitamin E, glycery, lô hội (hay còn gọi là
nha đam), bơ hay dầu dừa, đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp giữ ẩm
cho đôi môi và làm cho môi bạn mềm mại hơn. Đặc biệt, son dưỡng môi là vật
bất li thân của những bạn hay bị môi khô và nứt nẻ.
Tuy nhiên một nghiên cứu của nhóm người tiêu dùng Mỹ trong chiến dịch mỹ
phẩm an toàn, trong tháng 10 năm 2007, phát hiện 60% son môi kiểm tra chứa
một hàm lượng chì, đặc biệt là son môi đỏ. Mức chất tạo màu quy định được cho
phép dùng cho mỹ phẩm là không quá 20 ppm. Theo công bố năm 2011 của
FDA về 400 loại son chứa lượng chì cao nhất (mức cho phép là dưới 20 ppm),
nồng độ chì trung bình trong 400 thỏi son kiểm tra là 1,11 ppm (FDA,2011).
Theo thời gian hàm lượng chì sẽ được tích lũy dần, ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe con người.


2
Chính vì vậy để giải quyết được những vấn đề trên, tôi muốn hướng tới làm
son môi từ tự nhiên, tức là son môi chiết xuất từ rau quả, nói không với chì, phù
hợp với sức khỏe con người. Trên cơ sở chúng tôi đã tiến hành“ Nghiên cứu
xây dựng quy trình sản xuất son môi sinh học dạng son dưỡng “
1.1. Mục tiêu đề tài
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được quy trình sản xuất son môi sinh học từ tự nhiên, sản xuất thử
nghiệm quy mô phòng thí nghiệm và cung cấp ra thị trường, phù hợp với mục
đích của người tiêu dùng.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tối ưu được quá trình tách chiết dầu gấc
- Quy trình sản xuất son môi
- Đánh giá chất lượng sản phẩm
- Tạo sản phẩm mới
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
Tạo ra quy trình sản xuất son môi mới an toàn, không ảnh hướng tới sức
khỏe người tiêu dùng.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Đa dạng hóa sản phẩm
- Tạo sản phẩm son môi tự nhiên không ảnh hưởng đến người sử dụng.


3
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về son môi
2.1.1. Lịch sử phát triển
Đàn ông và phụ nữ Sumer cổ đại có thể là những người đầu tiên phát minh và
thoa son môi, khoảng 5.000 năm trước [20]. Chúng được sử dụng và phổ biến
bởi nữ hoàng Sumer Schub-ad. Dù lúc ấy son môi khá độc hại nhưng nó không
thể cản được những người phụ nữ muốn sử dụng và trải nghiệm loại sản phẩm
này [20]. Ở đế chế Hy Lạp, vào năm thứ 1000 trước Công Nguyên, gái mại dâm
dùng son môi để phân biệt họ với những phụ nữ quý tộc. Tuy nhiên cho đến năm
700 trước Công Nguyên, phụ nữ Hy Lạp đã sử dụng son môi mà không quan
tâm đến địa vị xã hội. Người Ai Cập cổ đại tô son môi để phơi bày địa vị xã hội
hơn là giới tính [20]. Nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập người rất yêu thích trang
điểm , bà thường tô môi màu đậm. Tương truyền rằng son môi được nữ hoàng
thoa là một loại màu không độc hại làm bằng sáp ong pha trộn với bọ cánh
cứng hoặc kiến nghiền nhỏ tạo nên màu đỏ son. Chất nhuộm màu môi bắt đầu

phổ biến vào thế kỷ 16 tại Anh [21]. Dưới thời kỳ Nữ hoàng Elizabeth I, đôi môi
đỏ tươi sáng và một khuôn mặt trắng bệch đã trở thành mốt thời thượng [22].
Nhưng trong suốt cả thế kỷ 19, việc sử dụng công khai mỹ phẩm đã không được
chấp nhận ở Anh đối với phụ nữ đáng kính và chỉ những người có vị thế xã hội
thấp như diễn viên và gái mại dâm dùng son môi. Dùng mỹ phẩm trang điểm
được xem là trắng trợn và bất lịch sự [20]. Vào những năm 1850, các báo cáo
xuất bản đã cảnh báo phụ nữ về sự nguy hiểm khi sử dụng chì trên khuôn mặt.
Đến cuối năm 1890, trang điểm được tuyên bố hợp pháp.
Son môi trở nên phổ biến và có thể thấy chúng ở khắp mọi nơi [21]. Năm 2012,
màu son sáng rõ nét trở thành xu thế lần nữa với màu sắc bão hòa như màu
hồng, và cam [21]. Năm 2014 và đầu năm 2015 son môi màu nude đang trở
thành mốt vô cùng phổ biến [22].


4
2.1.2. Khái niệm
Son môi là một sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất màu tự nhiên, sáp ong,
dầu thực vật, vitamin E …, có tác dụng tô thoa màu sắc, tạo bề mặt và bảo vệ
đôi môi [20].
2.1.4. Son dƣỡng môi
2.1.4.1. Đặc điểm
Son dưỡng môi (còn gọi là chap-stick hay lip blam) giúp giữ ẩm và bảo vệ
môi không bị khô nứt do sự tác động của môi trường, đặc biệt là khí hậu khô
hanh vào mùa lạnh. Hầu hết, các thỏi son dưỡng đều chứa các thành phần như
vitamin E, glyceri, lô hội, bơ hay dầu dừa…là những chất giúp đôi môi căng
mọng và mềm mại hơn [21].
2.1.4.2. Thành phần
 Dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa vitamin E, phenol và phytosterol là 3
chất chống oxy hóa tuyệt vời cho da. Hơn nữa dầu dừa còn có khả năng
kháng và diệt khuẩn nhờ vào các chuỗi axit béo trung bình. Chúng giúp

giữ ẩm, trẻ hóa làn da, làm mềm da, làm dịu da cháy nắng [20].
 Sáp ong: Trong sáp ong có chứa các axit amin thúc đẩy sự phát triển và
hồi phục của tế bào, các chuỗi axit béo trung bình có công dụng kháng
khuẩn, và giúp nhanh lành vết thương, và các nhóm vitamin và khoáng
chất giúp dưỡng da, giữ ẩm, làm mềm da, chống lão hóa và trị mụn.
Sáp ong nó đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên. Người ta còn
sử dụng sáp ong trong các phương thuốc cổ truyền từ đầu những năm 300
trước công nguyên [21].
 Vaselin:
Vaseline là một trong những loại mỹ phẩm nằm trong top 5 mỹ phẩm tốt
nhất thế giới . Sáp vaseline giúp bảo vệ da khỏi những tác động của thời
tiết và nó ngăn cản sự mất nước của làn da, giúp cho các tế bào da tự
củng cố và tái tạo từ bên trong, chống khô da, trị nứt nẻ, giúp hàn gắn
những vết cắt nhỏ và những vết bỏng [22].


5
2.2 Giới thiệu chung về gấc
2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm
Gấc có tên

khoa học là Momordica cochinchinensis,

họ bầu bí-

Cucuurbitaceae. Gấc là cây hầu như chỉ mọc ở Việt Nam và gắn liền với văn
hóa ẩm thực của người dân Việt Nam [19]. Gấc là loài cây thân thảo dây leo
thuộc chi mướp đắng. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái
và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân
dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài

8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt.
Quả hình bầu dục, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính
15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu
đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa
thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ
thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ
biến hơn các loại quả khác.
Gấc giàu các chất carotenoit và lycopen.
Người ta phân biệt gấc nếp với gấc tẻ như sau:
- Gấc nếp: quả to, vỏ mỏng, có nhiều hạt, gai thưa và to. Thịt quả màu vàng tươi,
màng bao bọc quanh hạt có màu đỏ tươi, cùi dày. Cây gấc nếp cho nhiều quả.
- Gấc tẻ: quả nhỏ hơn gấc nếp, vỏ dày ít hạt, gai nhọn và thưa. Thịt quả có
màu vàng nhạt, cùi mỏng [15].

Hình 2.1: Quả gấc [4]


6
2.2.3. Giá trị dinh dƣỡng của quả gấc
Gấc là một loại cây quý, một loại đặc sản ở nước ta và là một sản phẩm trên
thế giới [19]. Trong những năm trở lại đây những nghiên cứu khoa học đã khẳng
định được giá trị cao với các thành phần: carotenoid, chất béo chưa bão hòa,
vitamin E… Trong đó, gấc được coi là nguồn cung cấp β-caroten giàu nhất
trong các loại rau quả.

Bảng 2.1: Giá trị dinh dƣỡng của gấc so với một số loại rau quả giàu
carotenoid khác (Tính theo % khối lƣợng phần ăn đƣợc)
Quả tươi

Nước


Gấc (màng đỏ) 77,0

Tro

β-caroten

Protein Glucid

Lipid Cellulose

2,1

10,5

7,9

1,8

0,7

25.500

Cà rốt

88,5

1,5

8,0


0

1,2

0,8

5.040

Cà chua

94,0

0,6

4,2

0

0,8

0,4

1.115

Đu đủ chín

90,1

1,0


7,7

0,1

0,6

0,6

2.100

Bí đỏ

92,0

0,3

5,6

0

0,7

0,8

900

Chuối tiêu

74,4


1,5

22,2

0,2

0,8

0,9

45

Bùi Minh Đức (2004)
β-caroten là chất màu thuộc họ carotenoid. Tương tự carotenoid khác, βcaroten là chất màu tự nhiên (đặc trưng là màu vàng của củ cà rốt) tan trong chất
béo, không tan trong nước, được tìm thấy chủ yếu trong thực vật [19]. βcaroten là một chất có hoạt tính cao hơn hẳn các dạng đồng phân khác của
caroten (một hợp chất quan trọng thuộc nhóm carotenoid) như α-caroten,

-

caroten vì khi vào cơ thể β-caroten sẽ được chuyển hóa thành hai phân tử
vitamin A dưới tác dụng của enzym carotenase. Còn các loại đồng phân khác
nhau của caroten chỉ chuyển hóa thành một phân tử vitamin A. Một số
carotenoid khác như : Lycopen, zeaxanthin, canthxanthin, lutein… không có
hoạt tính của vitamin A tuy nhiên lại giữ nhiều chức năng sinh lý quan trọng đối
với cơ thể [4].


7
β-caroten được biết như là tiền chất của vitamin A, bởi vì nó là một trong

những tiền tố quan trọng nhất của vitamin A trong chế độ ăn của con người.. βcaroten chính là tiền vitamin A.. Hiệu quả chuyển đổi β-caroten thành vitamin A
tùy thuộc vào mức ăn vào. Nếu ăn nhiều β-caroten hơn là mức được chuyển dổi
thành vitamin A thì nó sẽ tích chữ ngược trở lại trong chất béo của cơ thể. Vì
vậy, nếu quá nhiều β-caroten thì sẽ làm cho cơ thể bị vàng da [4].
Hàm lượng vitamin A được tính quy đổi như sau : 1µg vitamin A tương
đương với 6 µg β-caroten và 12 µg carotenoid. Theo tổ chức Y tế thế giới và
Viện Dinh dưỡng Việt Nam, nhu cầu vitamin A cho trẻ em là 375 µg/ngày, ở
người trưởng thành : nam cần 600 µg/ngày, nữ cần 500 µg/ngày [4]. Dưới đây
là công thức cấu tạo của β-caroten, lycopen

hai đại diện quan trọng của

caroteoid chứa hàm lượng khá cao trong quả gấc.

Hình 2.2: Công thức cấu tạo của β-caroten, lycopen [1]
Ngoài ra trong thành phần màng đỏ hạt gấc còn chứa vitamin C là vitamin
tan trong nước rất cần thiết cho cơ thể con người. Vitamin C giúp tăng cường
sức đề kháng phòng các bệnh xơ vữa động mạch, tâm thần phân liệt… Vitamin
C là chất chống oxy hóa, hoạt động rất cao trong cơ thể. Với hàm lượng lipid


8
khá cao, màng đỏ hạt gấc còn là nguồn cung cấp lipid thực vật mà điển hình là
các acid béo không no khá hoàn thiện.
2.3. Tổng quan về dầu gấc
2.3.1. Thành phần và tính chất của dầu gấc
Dầu gấc là chất lỏng sánh, trong, màu đỏ, mùi thơm ngọt đặc biệt, vị béo
không khé cổ, dễ tan trong ete dầu hỏa, clorofrom, ether. Tỷ trọng của dầu gấc ở
15


là 0,9151 – 0,9156, chỉ số khúc xạ ở 20

là 1,4681 – 1,4685 [15].

Thành phần hóa học : 100g dầu này có 150-175 mg β – caroten, khoảng 4g
lycopen và 12g α - tocopherol (vitamin E thiên nhiên). Axit panmitic (33,4%),
axit stearic (7,9%), đặc biệt là các axit không no như axit oleic (44%) và axit
linoleic (14,7%) là hai axit béo rất cần thiết cho cơ thể. Dầu gấc cũng còn chứa
các vi lượng cần thiết như : sắt, đồng, coban, kali và kẽm… [12], [13].

Hình 2.3: Dầu gấc [4]
2.3.2. Công dụng của dầu gấc
Khi vào cơ thể, β – caroten (chất tiền vitamin A) sẽ được chuyển hóa thành
vitamin A tùy theo nhu cầu, vì vậy khi dùng dầu gấc, không có hiện tượng thừa
vitamin A.. Hàm lượng vitamin A trong dầu gấc cao cấp 1,8 lần so với dầu gan
cá thu, gấp 14 lần so với củ cà rốt [12]. Đây là nguồn vitamin A thiên nhiên rất
quý giá, có tác dụng phòng ngừa và chữ bệnh thiếu vitamin A, là nguyên nhân
gây khô giác mạc mắt, bệnh quáng gà, suy dinh dưỡng và chậm lớn ở trẻ em [7].
Các thuốc vitamin A trên thị trường là chất tổng hợp, nếu uống quá nhiều sẽ có


9
hại, đặc biệt gây nguy cơ gãy xương háng ở phụ nữ. Nếu không có chỉ định của
thầy thuốc thì không nên uống trực tiếp vitamin A mà cần thay thế bằng các loại
thức ăn có chất β – caroten thiên nhiên là nguồn cung cấp vitamin A giúp cơ thể
dễ hấp thụ an toàn và không độc hại cho gan [12].
Dầu gấc còn có hàm lượng lycopen rất cao nên có tác dụng làm giảm nguy cơ
ung thư (nhất là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày). β – caroten và
lycopen là các chất carotenoid, loại chất chống oxy hóa của thực vật có tác dụng
dọn sạch các gốc tự do (các nguyên tử và phân tử ở trạng thái không ổn định, có

hoạt tính hóa học rất cao) và các sản phẩm oxy hóa độc hại do các gốc tự do sinh
ra, giúp cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thanh xuân [7].
2.3.3. Giới thiệu về trích ly dầu thực vật
Trích ly là quá trình tách một hoặc một số chất tan trong chất lỏng hay
trong chất rắn bằng một chất lỏng khác gọi là dung môi [1].
Trích ly dầu được thực hiện dựa trên đặc tính hòa tan tốt của dầu thực vật
trong các dung môi hữu cơ không phân cực như xăng, n-hexan, dicloetan,… [16].
2.3.3.1. Bản chất của phƣơng pháp trích ly
Trích ly là quá trình ngâm chiết làm chuyển dầu từ nguyên liệu vào dung
môi hữu cơ được thực hiện nhờ vào quá trình khuếch tán phân tử 20% (chuyển
dầu từ nội tâm nguyên liệu vào dung môi) và khuếch tán đối lưu 80% (chuyển
dầu từ bề mặt nguyên liệu vào dung môi). Trước tiên diễn ra sự thấm ướt dung
môi trên bề mặt nguyên liệu tạo ra mixen (dung dịch đầu trong dung môi).
Mixen được làm sạch bằng phương pháp lắng, lọc và ly tâm. Chưng cất mixen
được dầu thô và dung môi thu hồi. Quá trình hòa tan dầu vào trong dung môi
diễn ra cho đến khi đạt được sự cân bằng nồng độ mixen ở các lớp bên trong và
bên ngoài của nguyên liệu. Việc tạo mức chênh lệch thường xuyên ổn định giữa
nồng độ mixen trong nguyên liệu và bên ngoài nhờ dòng dung môi chuyển động
mang nguyên liệu trích ly [16].
2.3.3.2. Phƣơng pháp trích ly dầu gấc
 Phương pháp trích ly ngâm dầm: đây là kỹ thuật trích đơn giản nhất, có
thể dễ dàng thao tác với một lượng lớn mẫu cây. Chỉ cần ngâm bột trong một


10
bình chứa bằng thủy tinh hoặc bằng thép không rỉ, bình có nắp đậy. Rót dung
môi vào bình chứa bằng thủy tinh hoặc bằng thép không rỉ, bình có nắp đậy. Giữ
yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, dung môi thấm vào nguyên
liệu và hòa tan các chất tự nhiên. Sau đó dung dịch trích được lọc qua giấy lọc,
đuổi dung môi sẽ thu được dịch chiết.

 Chiết bằng dung môi ete dầu hỏa (phương pháp trích ly) : Lấy kiệt bằng
dung môi ete dầu hỏa, sau đó thu hồi ete dầu hỏa bằng cách đun cách thủy trong
môi trường khí trơ, cặn còn lại là dầu Gấc [20].
 Ép : Màng đỏ đã sấy khô, tán nhỏ đem đồ lên rồi ép [20].
 Phương pháp thủ công nghiệp : Màng hạt gấc đã sấy khô tán nhỏ cho vào
chảo dầu lạc hay mỡ lợn đã đun nóng ở nhiệt độ 60-70

. Dầu lạc hay mỡ lợn sẽ

hòa tan chất dầu chứa trong màng dầu gấc [20], [7], [16]. Dầu gấc sau đó được
bảo quản trong chai màu nâu, đóng đầy, nút kín.
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về son môi
2.4.1. Thế giới
Son môi là sản phẩm mới được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa chì trắng và đá đỏ
được nghiền vụn. Chúng được sử dụng và phổ biến bởi nữ hoàng Sumer Schubad. Dù lúc ấy son môi khá độc hại nhưng nó không thể cản được những người
phụ nữ muốn sử dụng và trải nghiệm loại sản phẩm này. Họ tạo ra màu son bằng
những nguyên liệu kì lạ như rong biển, hoa, quả berry nghiền, đất thổ đỏ, phân
cá sấu và các loại nhựa thông khác [21]. Không chỉ có Hy Lạp, Ai Cập là quốc
gia có nhiều phụ nữ mê đắm với son môi. Phụ nữ Ai Cập cổ đã sử dụng đất thổ
đỏ, màu đỏ son và các sắc tố khác để tạo ra một loạt các sắc thái từ màu cam cho
đến hồng và đen [22]. Nhiều người vẫn truyền lại rằng những sản phẩm tô điểm
cho đôi môi được làm bằng sáp ong pha trộn với kiến đã được nghiền hoặc màu
đỏ son. Và để có thể có được một lớp son bóng, người ta đã sử dụng vảy cá [23].
Vào năm 1884, son môi hiện đại đầu tiên trong lịch sử, được giới thiệu bởi
những nhà sản xuất nước hoa ở Paris. Chúng được bọc trong giấy lụa và được
làm từ mỡ hươu, dầu thầu dầu và sáp ong [21]. Đến cuối năm 1890, trang điểm


11
được tuyên bố là hợp pháp. Son môi trở nên phổ biến và có thể thấy chúng ở

khắp mọi nơi [21].
Những năm 1920, son môi trở thành một sản phẩm trang điểm thông dụng
hơn. Sự ra đời của son môi đã giúp cho phụ nữ có một cách mới để thể hiện bản
thân mình. Thời trang son môi tiếp tục thay đổi trong hầu hết mọi thập kỷ. Sang
những năm 1940, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn khốc liệt, son
môi trở thành hàng hiếm. Nhà hóa học Hazel Bishop đã phát minh sản phẩm son
không bay màu [23]. Chiến tranh kết thúc, các công ty lớn như Maybeline,
Revlon, CoverGirl thực hiện các chiến dịch quảng cáo son môi rầm rộ, đối
tượng là nữ giới tuổi từ 16. Đến cuối thập niên 1940, 90% phụ nữ Mỹ dùng son
môi. Sang thập niên 1950 cho đến nay, son môi ngày càng được yêu thích và sử
dụng rộng rãi, màu son đỏ dần trở thành biểu tượng của sự gợi cảm.
2.4.2. Trong nƣớc
Cùng với sự phát triển của son môi trên thế giới, tại Việt Nam son môi cũng
rất được quan tâm và ưa chuộng. Vào năm 1945 thời nhà Nguyễn, cung đình
Huế có hẳn những xưởng chế tạo mỹ phẩm cho các bà hoàng, cung phi…với
nguyên liệu chính đến từ thiên nhiên [5]. Chẳng hạn như sáp dưỡng môi làm từ
sáp ong ruồi đem nấu chảy, trộn thêm dầu rồi lọc vài lần, sau đó trộn với màu ưa
thích như đỏ, hồng… Trong lịch sử có những thời điểm son được làm từ mỡ
động vật, thạch cao, lòng trắng trứng, và một ít rượu vang[2].
Tuy nhiên trước năm 1997, phụ nữ Việt Nam có thu nhập thấp và ngân sách
chi cho mỹ phẩm của họ quá ít ỏi. Các mặt hàng trang điểm trên thị trường lúc
ấy chủ yếu là hàng nhập lậu từ Trung Quốc, số ít là hàng ngoại [5]. Song quan
niệm này đã được thay đổi từ khi Công ty Mỹ phẩm DeBon (Hàn Quốc) bắt đầu
hoạt động tại Việt Nam (1997). Công ty này đã thúc đẩy thị trường mỹ phẩm Việt
Nam phát triển với sự ra đời của các công ty mỹ phẩm như: công ty cổ phần Sao
Thái dương, mỹ phẩm Sài Gòn…Sự ra đời của các công ty này đã tạo ra xu thế
mới về các mặt hàng mỹ phẩm nói chung và sản phẩm son môi nói riêng.


12


Hình 2.4: Khảo sát thị trƣờng mỹ phẩm
Đây là hình ảnh về khảo sát thị trường mỹ phẩm để kinh doanh hiệu quả của một
số hãng mỹ phẩm, nhìn vào hình ta thấy sự tiêu dùng của sản phẩm son môi có
sự khác biệt lớn, tuy nhiên điều này cũng đã nói lên thị trường mỹ phẩm Việt
Nam nói chung và son môi nói riêng ngày càng phát triển hơn.


13
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gấc được mua tại chợ Thái – Thành phố Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu và thời gian tiến hành nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu : Phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ Thực phẩm – Khoa
Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành : Từ 11/2016 – 5/2017.
3.2. Các hóa chất, thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

Bảng 3.1 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị sử dụng trong thí nghiệm
STT Danh mục vật tƣ, thiết bị
A

Dụng cụ

Nơi sản xuất

1


Bình tam giác

Trung Quốc

2

Bình định mức

Trung Quốc

3

Pipet thủy tinh

Trung Quốc

4

Đũa thủy tinh

Trung Quốc

6

Giấy lọc

Trung Quốc

7


Cốc có mỏ

Việt Nam

8

Đĩa petri

Việt Nam

B

Hóa chất

Nơi sản xuất

1

Ete dầu hỏa

Trung Quốc

2

Glucose

Trung Quốc

3


Cao nấm men, peptone

Trung Quốc

4

Agar

Việt Nam

C

Thiết bị thí nghiệm

Nơi sản xuất

1

Tủ sấy

Đức

2

Cân điện tử

Trung Quốc


14

3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết dầu
gấc cho son môi.
Nội dung 2: Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn tạo son môi.
Nội dung 3: Quy trình sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Nội dung 4: Tính toán sơ bộ giá thành sản phẩm.
3.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
Nội dung 1: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết
màu tự nhiên (dầu gấc) cho son môi: thời gian chiết, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi
và nhiệt độ trích ly.
Tiến hành: Cân 30g nguyên liệu đã được xay đến kích cỡ quy định cho
vào bình tam giác và trộn đều với dung môi. Sau đó hỗn hợp được chiết bằng
phương pháp ngâm chiết với các điều kiện khảo sát khác nhau. Sau khi chiết
xong, đem lọc để thu dịch chiết. Cuối cùng đem cô đặc ở 400 C. Cố định các yếu
tố như thời gian, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, nhiệt độ trích ly tương ứng từng
loại thí nghiệm khảo sát. Mỗi công thức được lặp lại 03 lần. Kết quả tốt nhất sẽ
được dùng cho thí nghiệm tiếp theo. Chỉ tiêu theo dõi là hàm lượng caroten.
Cụ thể bố trí thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly
Ở thí nghiệm này chúng tôi bố trí theo kiểu thí nghiệm một nhân tố, mô hình thí
nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên. Khảo sát nhiệt độ ở các mức nhiệt độ khác nhau:
50, 60, 70 và 800 Cđể tìm ra nhiệt độ trích ly thích hợp nhất. Dựa trên cơ sở đó
tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. Thí nghiệm được bố trí ở bảng sau:


15

Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ trích
ly
Công


Yếu tố thay đổi

thức

Nhiệt độ trích ly(0 C)

1

50

- Thời gian: 30 phút/lần

2

60

- Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10

3

70

- Số lần chiết: 03

4

80

Yếu tố cố định


Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết
Khi tìm được nhiệt độ trích ly thích hợp ở thí nghiệm 1, ở thí nghiệm 2
chúng tôi khảo sát thời gian chiết với các mức thời gian khác nhau: 20, 30, và 40
phút/lần. Mục đích tìm ra mối quan hệ giữa thời gian trích ly và hàm lượng
caroten, để từ đó đưa ra thời điểm thích hợp nhất dừng quá trình trích ly sao cho
hàm lượng caroten là cao nhất. Kết quả của thí nghiệm được dùng làm cơ sở cho
thí nghiệm tiếp theo.
Cụ thể bố trí thí nghiệm như sau:

Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian chiết
Yếu tố thay đổi
Công thức

Yếu tố cố định

Thời gian
(phút/lần)

5

20

6

30

7

40


- Nhiệt độ trích ly: kết quả
tối ưu của thí nghiệm 1
- Tỷ lệ nguyên liệu/dung
môi: 1/10
- Số lần chiết: 03

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi


16
Ở thí nghiệm này tiến hành khảo sát ở các mức tỷ lệ khác nhau: 1/6, 1/8,
1/10, 1/12.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm một nhân tố, cụ thể được thể
hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ nguyên
liệu/dung môi
Yếu tố thay đổi
Công thức

Tỷ lệ nguyên

Yếu tố cố định

liệu/dung môi
8

1/6


- Thời gian: Kết quả tối ưu
của thí nghiệm 2

9

1/8

- Nhiệt độ trích ly: Kết quả

10

1/10

tối ưu của thí nghiệm 1
- Số lần chiết: 03

11

1/12

Nội dung 2: Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn tạo son môi.
Thí nghiệm 4
Để hoàn thiện một sản phẩm son môi thì việc bổ sung các nguyên liệu phụ là
điều cần thiết. Dựa trên kết quả của nội dung 1 chúng tôi tiến hành nghiên cứu
tỷ lệ nguyên liệu phụ bổ sung.
Nguyên liệu phụ bổ sung gồm có:
- Dầu dừa: 2ml
- Sáp ong: 2g
- Vaselin: 1ml
Tiến hành phối trộn theo bảng sau:



17

Bảng 3.5: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ phối trộn
Yếu tố cố định

Yếu tố thay đổi

Công thức

Dầu gấc (ml)

12

2

- Sáp ong: 2 (g)

13

3

- Dầu dừa: 2 (ml)

14

4

- Vaselin: 1 (ml)


15

5

Chỉ tiêu theo dõi: đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi, trạng thái và độ bền màu.
Tiến hành phối trộn theo công thức trên và đánh giá cảm quan để chọn
công thức phù hợp nhất.
Nội dung 3: Nghiên cứu chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
Theo quy định của Bộ Y tế (Số: 06/2011/TT – BYT) son môi cần phải đạt
các tiêu chí về chỉ tiêu kim loại nặng, vi sinh và kích ứng da. Để xác định các
chỉ tiêu trên chúng tôi tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm được tiến hành như sau:
 Nghiên cứu xác định hàm lượng chì
Thí nghiệm 5
Sau khi thu được kết quả từ nội dung 1 và 2. Chúng tôi tiến hành xác
định chỉ tiêu hàm lượng chì theo phương pháp TCCS/PTHH.

Bảng 3.6: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu xác định hàm lƣợng chì
CT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Phương pháp
thử

16


Pb

mg/kg

TCCS/PTHH
06:2014

 Nghiên cứu chỉ tiêu vi sinh vật
Thí nghiệm 6

Kết quả


×