Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Vật lý 7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.05 KB, 3 trang )

SOẠN GIÁO ÁN BÀI

Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
2. Kỹ năng
- Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm
điện do cọ xát.
I.
Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Phim nhựa, bút thử điện, giá TN, thước nhựa, thanh thủy tinh.
2. Học sinh:
- Vụn giấy, vụn nilông, quả cầu xốp, vải khô, mảnh len.
II.
Phương pháp dạy – học
Phương pháp thực nghiệm
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu kiến thức chương III.
3. Bài mới

Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS đọc TN 1, nêu các
dụng cụ TN và các bước tiến
hành TN.
- Hướng dẫn học sinh làm thí
nghiệm và ghi kết quả vào bảng
1 SGK.


Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức

- Nghiên cứu TN 1. I. VẬT NHIỄM ĐIỆN.
Thí nghiệm 1:
- Tiến hành TN.

-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận
- Đưa ra kết luận.
1.

Kết luận 1: Nhiều vật sau
khi bị cọ xát có khả năng
hút các vật khác.
Thí nghiệm 2:
Kết luận 2: Nhiều vật khi
bị cọ xát có khả năng làm


- Yêu cầu HS đọc TN2, trình bày
dụng cụ và cách tiến hành thí
nghiệm.

- Nghiên cứu TN 2. sáng bóng đèn.
- Tiến hành TN.

-Hướng dẫn HS tiến hành TN 2.
- Gọi HS trình bày kết quả thí
nghiệm.

- Yêu cầu học sinh điền nội dung
còn thiếu vào kết luận 2.
- Giới thiệu về vật nhiễm điện.
- Hỏi: Có thể làm nhiễm điện
một vật bằng cách nào? Vật
nhiễm điện có những đặc điểm
gì?

- Điền nội dung
còn thiếu vào kết
luận 2.

 Có thể làm nhiễm
điện một vật bằng cách
cọ xát.
 Vật nhiễm điện có
khả năng hút các vật
khác hoặc làm sáng
bóng đèn của bút thử
điện.

- Trả lời câu hỏi.

II.VẬN DỤNG
C1: Lược và tóc cọ xát→lược và tóc đều nhiễm điện→lược nhựa hút kéo tóc thẳng
ra.
C2: Khi thổi, luồng gió làm bụi bay.Cánh quạt quay cọ xát với không khí→ cánh
quạt bị nhiễm điện→ cánh quạt hút các hạt bụi ở gần nó. Mép quạt cọ xát nhiều
nên nhiễm điện nhiều nhất →mép quạt hút bụi mạnh nhất, bụi bám nhiều nhất.
C3: Gương, kính, màn hình ti vi cọ xát với khăn lau khô→nhiễm điện vì thế chúng

hút bụi vải ở gần.
III. KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG
Chúng ta có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát.
Trong tự nhiên, khi các luồng khí và hơi nước chuyển động, chúng cọ xát vào nhau
và tạo thành những đám mây tích điện. Vào những lúc trời mưa giông, thường xảy
ra hiện tượng phóng tia lửa điện giữa các đám mây tích điện, giữa các đám mây
tích điện và các vật tích điện trên mặt đất tạo ra sấm sét.


Việc phóng tia lửa điện trong không khí vừa có lợi vừa có hại.
* Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng
ozon bổ sung vào khí quyển,...
* Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng
con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại ( NO, NO2 ,... )
=> Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây
dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
4. Củng cố
?1: Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách nào?

cọ xát nó với vật khác.
?2: Các vật nhiễm điện có đặc điểm gì?

Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn của
bút thử điện.
?3: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm
điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích.

Trong các phân xưởng dệt thường có các bụi bông bay lơ lửng trong không
khí, gây hại cho sức khỏe của công nhân. Treo các tấm kim loại đã nhiễm điện để
các tấm này hút bụi bông, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.

5. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập SBT & đọc phần "Có thể em chưa biết"
- Chuẩn bị bài 18.
V. Rút kinh nghiệm



×