TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
TRẦN THỊ YÊN
BIỂU TƯỢNG VỀ GIỚI NỮ
QUA MÔ HÌNH KHÔNG - THỜI GIAN
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
HÀ NỘI, 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
TRẦN THỊ YÊN
BIỂU TƯỢNG VỀ GIỚI NỮ
QUA MÔ HÌNH KHÔNG - THỜI GIAN
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH
HÀ NỘI, 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Vân Anh người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các
thầy, cô trong tổ Lí luận văn học đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của
người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô và các bạn sinh viên để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Trần Thị Yên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Bản khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả này không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Trần Thị Yên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận................................................................... 4
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG VĂN
HỌC................................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm biểu tượng ................................................................................. 5
1.1.1. Nhìn từ góc độ Nhân- Triết học .............................................................. 5
1.1.2. Nhìn từ góc độ Kí hiệu học ..................................................................... 6
1.1.3. Nhìn từ góc độ Phân tâm học .................................................................. 6
1.1.4. Nhìn từ góc độ lí thuyết Tu từ học .......................................................... 7
1.1.5. Nhìn từ góc độ văn hóa ........................................................................... 7
1.1.6. Nhìn từ góc độ văn học ........................................................................... 8
1.2. Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. ........................................ 8
1.3. Đặc trưng của biểu tượng ........................................................................... 9
1.3.1. Tính đa trị ................................................................................................ 9
1.3.2. Tính hai mặt .......................................................................................... 10
1.3.3. Tính lịch đại .......................................................................................... 11
1.3.4. Tính tái sinh........................................................................................... 11
1.4. Cơ chế xây dựng biểu tượng trong văn học ............................................. 12
1.5. Vai trò và ý nghĩa của biểu tượng ............................................................ 14
1.5.1. Biểu tượng trong các tác phẩm văn học ................................................ 14
1.5.2. Biểu tượng về giới nữ trong văn học .................................................... 16
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG VỀ GIỚI NỮ QUA MỘT SỐ MÔ
HÌNH KHÔNG – THỜI GIAN ....................................................................... 19
2.1. Không gian gia đình - thời gian trì đọng .................................................. 19
2.1.1. Không gian bếp núc, vườn tược gắn với vị thế bé mọn của kẻ tòng
thuộc ................................................................................................................ 20
2.1.2. Không gian buồng the thấm đẫm nỗi cô đơn chờ đợi mỏi mòn ........... 27
2.2. Không gian xã hội - thời gian lưu lạc ...................................................... 35
2.2.1. Không gian nhà chứa, lầu xanh gắn với kiếp hồng nhan, lưu đày ........ 36
2.2.2. Không gian quán, chợ, sông, cầu… gắn với những phận đời bấp bênh,
chìm nổi ........................................................................................................... 41
2.3. Không gian chiến trường - thời gian gấp gáp biểu trưng cho vai nữ tướng
và tư tưởng nữ quyền ...................................................................................... 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam là mảnh đất của những câu hát ru, những bài ca dao
ngọt ngào được cất lên từ giọng nói thân thương của bà, của mẹ. Từ xưa tới
nay, người phụ nữ luôn có một vai trò quan trọng không chỉ trong gia đình mà
cả ngoài xã hội. Họ có mặt trong mọi vị trí của đời sống xã hội. Họ là đề tài
cho nguồn cảm hứng bất tận của thi ca nhạc họa. Chúng ta đã từng được nghe
những câu hát tha thiết và lắng đọng về những người mẹ tần tảo sớm hôm vì
con. Chúng ta đã từng được chiêm ngưỡng vẻ đẹp yêu kiều của những cô gái
trong bức tranh của các nhà họa sĩ. Và hơn hết, chúng ta càng hiểu rõ về thân
phận của những người phụ nữ qua các trang văn.
Trong suối nguồn văn học, từ văn học dân gian đến văn học trung đại
và cả văn học hiện đại, hình ảnh về những người phụ nữ luôn có sức lay động
mạnh mẽ tới người đọc. Đặc biệt là những người phụ nữ trong văn học trung
đại. Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến hà khắc, của những quan niệm cổ
hủ và những lễ giáo khắc nghiệt. Chính hệ tư tưởng Nho giáo đã đẩy người
phụ nữ rơi vào số phận bi kịch.
Mặt khác, mỗi nhân vật khi xuất hiện đều gắn liền với một không gian
và thời gian nhất định. Đó là môi trường, hoàn cảnh để nhân vật bộc lộ tính
cách. Đồng thời thông qua mô hình không - thời gian đó biểu trưng những ý
nghĩa nhất định về con người. Không gian và thời gian là hai yếu tố luôn tồn
tại song hành và có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Chính
vì vậy tìm hiểu giới nữ qua một số mô hình không - thời gian trong văn học
trung đại sẽ giúp cho người đọc có những cảm nhận cụ thể về hình tượng
người phụ nữ trong văn học trung đại. Đó chính là lí do, động lực khiến chúng
tôi lựa chọn đề tài: Biểu tượng về giới nữ qua mô hình không - thời gian
trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo sự khảo sát của chúng tôi, vấn đề giới nữ trong văn học trung đại
Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu quan tâm ở những mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu phản ánh hình tượng người phụ nữ trong văn
học trung đại, mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới biểu trưng
về giới nữ qua mô hình không - thời gian trong một số tác phẩm văn học
trung đại cụ thể.
Phan Khôi được xem là cây bút mở đầu cho phê bình về giới và nữ
quyền. Trong bài viết Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của người
phụ nữ nước ta của ông, tác giả nhìn thấy số phận bi kịch của người phụ nữ
trong vai trò tòng thuộc của gia đình nhà chồng; thân phận bi thương của
những người phụ nữ đem thân làm lẽ... Bên cạnh đó Phan Khôi cũng cho thấy
được vai trò của người phụ nữ trong gia đình, phát hiện và trân trọng những
vẻ đẹp của họ.
Tác giả Lê Văn Hòe trong công trình Lược luận về phụ nữ Việt Nam đã
có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phân tích và khái quát lên những đặc
điểm về người phụ nữ Việt Nam thông qua các tác phẩm văn học dân gian và
văn học trung đại. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ thái độ tôn trọng và đề cao
vai trò của người phụ nữ Việt Nam.
Tiếp đến, bài tham luận với tựa đề Nho giáo và nữ quyền của nhà nghiên
cứu Trần Nho Thìn đã trình bày được vấn đề giới nữ và nữ quyền trong văn
học trung đại Việt Nam. Bài viết còn đặt ra được mối quan hệ giữa Nho giáo
và người phụ nữ, đặc biệt là nữ quyền.
Trong cuốn Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và truyện Kiều, tác giả
Nguyễn Thị Nhàn có đề cập tới nhân vật người phụ nữ theo và không theo
trình tự thời gian. Bài viết chỉ ra được số phận của người phụ nữ theo tiến
2
trình không gian và thời gian. Đồng thời tác giả cũng phân tích khá rõ hình
ảnh nhân vật nữ và ý nghĩa của không - thời gian ấy trong cuộc đời nhân vật.
Gần đây trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh: Diễn ngôn
về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tác giả đã giải
quyết được vấn đề ý nghĩa biểu trưng của người phụ nữ trong văn học hiện
thực xã hội chủ nghĩa dựa trên lí thuyết diễn ngôn. Trong đó, tác giả luận án
có sự so sánh đối chiếu với các mô hình không - thời gian trong văn học trung
đại.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu ở trên quan tâm nhiều về hình tượng, số
phận của người phụ nữ trong văn học. Tuy nhiên chưa có một đề tài nào đề
cập đến ý nghĩa biểu trưng về người phụ nữ trong tác phẩm văn học trung đại.
Vì thế, kế thừa từ những gợi ý của các nhà nghiên cứu đi trước, đề tài chúng
tôi sẽ đi sâu tìm hiểu: Biểu trưng về giới nữ qua mô hình không - thời gian
trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Biểu tượng về giới nữ qua mô hình không - thời gian
trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tác giả khóa luận mong
muốn làm rõ ý nghĩa biểu tượng về người phụ nữ qua một số mô hình không thời gian tiêu biểu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Kế thừa những vấn đề chung về lí thuyết biểu tượng.
- Làm rõ ý nghĩa biểu tượng về giới nữ qua mô hình không - thời gian
trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Biểu tượng về giới nữ qua mô
hình không - thời gian trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Triển khai đề tài khóa luận, tác giả tập trung khảo sát và tìm hiểu nhân
vật người phụ nữ trong tác phẩm văn xuôi tự sự Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ và một số truyện thơ Nôm tiêu biểu như: Chinh phụ ngâm, Cung
oán ngâm, Truyện Kiều, Mã Phụng - Xuân Hương, Lưu nữ tướng, Thoại
Khanh - Châu Tuấn...
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận
Với đề tài này, khóa luận làm rõ hơn về ý nghĩa biểu trưng về người
phụ nữ qua các mô hình không - thời gian. Đồng thời giúp người đọc có thêm
tư liệu tham khảo bổ ích trong việc dạy và học trong nhà trường.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được triển khai thành hai chương như sau:
Chương 1: Khái quát về biểu tượng và biểu tượng văn học
Chương 2: Ý nghĩa biểu tượng về giới nữ qua một số mô hình không thời gian
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG VĂN HỌC
1.1. Khái niệm biểu tượng
Ngay từ thời cổ Hy Lạp, thuật ngữ “biểu tượng” đã xuất hiện trong sách
lôgic học của Aristot. Tuy nhiên, về sau thuật ngữ này xuất hiện ngày càng
nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu, được dùng với các nét nghĩa không
thống nhất. Vì vậy, vấn đề xác định khái niệm biểu tượng cần có một cái nhìn
tổng thể bao gồm trên cả lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng như nhìn từ các
góc độ của các ngành nghiên cứu khoa học khác như Nhân - Triết học, kí hiệu
học, phân tâm học, tu từ học…
1.1.1. Nhìn từ góc độ Nhân - Triết học
Theo lí thuyết của Cassirer thì khái niệm biểu tượng là gốc rễ và là vấn
đề cơ bản của triết học về con người, quy bản chất con người vào một biểu
hiện này hay khác của nó. Biểu tượng được hình thành từ trong tư duy của
con người xuất phát từ hiện thực khách quan của cuộc sống. Theo Từ điển
triết học: “Biểu tượng là hình ảnh trực quan – cảm tính, khái quát về các sự
vật hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo lại trong ý thức và không
có sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật và các hiện tượng đến giác
quan”[5, tr.98]
Như vây, nhìn từ góc độ Nhân – Triết học, biểu tượng là khái niệm chỉ
một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác và thuộc về giai
đoạn tiền ý thức. Nó có nguồn gốc từ cuộc sống và được dựng lại trong tư duy
của con người, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác
động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt. Với cách hiểu như vậy thì biểu
tượng mang tính chủ quan của cá nhân mỗi người. Thế giới biểu tượng có
phong phú hay không phụ thuộc vào sự đa dạng trong tâm hồn con người.
5
1.1.2. Nhìn từ góc độ Kí hiệu học
Theo quan điểm của Iu. Lotman, biểu tượng cũng là một hình tượng
nghệ thuật. Khác với các hình tượng nghệ thuật thông thường, biểu tượng có
sự độc lập tương đối với hệ thống kí hiệu văn bản và có thể xuất hiện trong
nhiều văn bản khác nhau trong một nền văn hóa. Từ “biểu tượng” trong tiếng
Anh là “symbol” còn được dịch là kí hiệu, là một trong những từ nhiều nghĩa
nhất trong hệ thống các khoa học về kí hiệu. Cụm từ “ý nghĩa biểu tượng”
được sử dụng rộng rãi như là một từ đồng nghĩa với “tính kí hiệu”. Iu. Lotman
cũng nhấn mạnh cần phân biệt biểu tượng với “ý nghĩa biểu tượng”. Biểu
tượng là cái biểu đạt còn ý nghĩa biểu tượng là cái được biểu đạt, giữa chúng
có mối quan hệ gắn bó với nhau, tuy nhiên không thể đồng nhất chúng.
Iu. Lotman cho rằng, ở biểu tượng có hai hệ thống kí hiệu, nghĩa là một
biểu tượng vừa là cái được biểu đạt của hệ thống kí hiệu này, đồng thời vừa là
cái biểu đạt của hệ thống kí hiệu khác. Từ kí hiệu thành biểu tượng là một quá
trình ngữ nghĩa hóa các yếu tố hình thức nhờ quan hệ tương tự của kí hiệu
thuộc cấp độ này với kí hiệu thuộc cấp độ khác. Mặt khác, ông cũng gạt bỏ
cách giải thích biểu tượng như sự thể hiện một chức năng cao cả, phi kí hiệu
mà biểu tượng đóng vai trò như cầu nối giữa thế giới lí tình với thế giới huyền
bí, nội dung của nó như cái gì đó phi lí xuyên qua cái biểu đạt.
1.1.3. Nhìn từ góc độ Phân tâm học
Biểu tượng là vấn đề trung tâm của lí thuyết phân tâm học, thậm chí, có
thể nói đó là ngôn ngữ chính của phân tâm học. Theo Freud, biểu tượng là
ngôn ngữ của cái vô thức bị chèn ép, là thứ ngôn ngữ đã bị dịch chuyển. Tức
là những gì đã xảy ra ở quá khứ có thể được tái hiện trong các giấc mơ dưới
dạng các biểu tượng, những hình ảnh thay thế hình ảnh thực tế.
Như vậy, biểu tượng trong phân tâm học là sự thay thế của cái biểu đạt
6
này bằng cái biểu đạt khác mà ở đó cái được biểu đạt bị ẩn đi mà con người
phải “dịch” nó ra từ cái biểu đạt. Đó chính là chìa khóa thăm dò tiềm thức của
con người, khám phá sự sáng tạo văn học, văn hóa của nhân loại.
1.1.4. Nhìn từ góc độ lí thuyết Tu từ học
Theo lí thuyết Tu từ học, chức năng của ngôn ngữ và hiệu lực của nó
trong tu từ học chính là nền tảng để nghiên cứu biểu tượng. Hiệu lực của nó
cùng với những xu hướng khái quát hóa, sự cân đối trong cấu trúc, trong các
hình ảnh biểu tượng đã giúp cho ngôn ngữ có sức thuyết phục hơn. Như vậy,
sự khái quát hóa, mô hình hóa cùng những cấu trúc cân đối chính là tính biểu
trưng của ngôn ngữ tạo nên các biểu tượng.
1.1.5. Nhìn từ góc độ văn hóa
Các tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Mọi nền
văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó
xếp hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật,
khoa học, tôn giáo…”. Như vậy, một nền văn hóa được tạo nên từ nhiều biểu
tượng khác nhau tạo thành một hệ thống, mà đầu tiên là các biểu tượng thuộc
về ngôn ngữ. Ngoài ngôn ngữ, các phương diện văn hóa khác cũng mang
trong mình cả một hệ thống các biểu tượng. Điều đó tạo nên sự đa dạng của
các biểu tượng về văn hóa.
Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa khác nhau lại có hệ thống biểu tượng khác
nhau, các biểu tượng này mang tính tương đối ổn định và lâu dài. Mặt khác,
một “mẫu gốc” có thể sản sinh ra nhiều biểu tượng khác nhau mà chúng ta
thường thấy trên nhiều lĩnh vực văn hóa như nghệ thuật, phong tục tập quán,
sinh hoạt của mỗi đất nước. Như vậy, các biểu tượng sẽ tạo nên bản sắc văn
hóa của mỗi dân tộc, mang đậm dấu ấn, hơi thở của dân tộc đó.
7
1.1.6. Nhìn từ góc độ văn học
Văn học có chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống con người thông
qua các hình ảnh biểu tượng. Tuy nhiên các biểu tượng cũng hiện lên đầy tính
ước lệ.
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói
hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa
khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan
niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời.
Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng của văn học nghệ thuật.
Như vậy, biểu tượng trong văn học chính là sự mã hóa các kí hiệu ngôn
từ của tác giả nhằm thể hiện những tư tưởng tình cảm của mình về con người
và cuộc sống. Đồng thời biểu tượng cũng mang trong mình tính đa nghĩa,
khơi gợi sự sáng tạo nơi người đọc, thể hiện sự gắn kết giữa cuộc đời – nhà
văn – tác phẩm và cuộc đời.
1.2. Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ nghệ thuật là một hệ thống kí hiệu đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của hiện thực nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật không chỉ mang ý nghĩa
mà còn có tính thẩm mĩ cao với khả năng tác động vào tư tưởng, tình cảm của
con người. Biểu tượng cũng là một hình tượng nghệ thuật, nhưng là một loại
đặc biệt. Hình tượng là sự “chụp ảnh”, tái tạo cuộc sống mang dấu ấn cá nhân
còn biểu tượng là sự ngưng đọng của hiện thực mang dấu ấn cộng đồng.
Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học làm cho nó có chiều sâu,
khơi gợi được nhiều tầng nghĩa và giúp gắn kết các bình diện khác nhau của
văn bản. Tuy nhiên, không phải tác phẩm văn học nào cũng có biểu tượng
nghệ thuật. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy chất liệu là
ngôn từ để sáng tạo. Vì vậy biểu tượng trong văn học là một trường hợp đặc
8
biệt, nó được tạo nên bởi ngôn ngữ con người và mang tính tượng trưng cao,
hàm súc và đa nghĩa.
Mặt khác cần phân biệt biểu tượng với các hình tượng đa nghĩa khác
như ẩn dụ, hoán dụ hay phúng dụ cũng như không phải hình tượng nào cũng
là biểu tượng. Biểu tượng có thể xuất hiện ở nhiều loại hình nghệ thuật khác
nhau, còn ẩn dụ, hoán dụ và phúng dụ thì chỉ có ở nghệ thuật ngôn từ. Biểu
tượng phải là có tính đa nghĩa và mang tính cổ xưa làm cho tác phẩm có sự
liên kết gắn bó chặt chẽ với văn hóa cộng đồng dân tộc, mà “văn hóa là tổng
thể của những biểu tượng được cộng đồng chấp nhận” (C. Levi-Strauss).
Như vậy, biểu tượng là sự thống nhất giữa yếu tố cá nhân và cộng
đồng, giữa quá khứ và hiện tại, là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của tác
phẩm, hàm chứa chiều sâu nội dung của tác phẩm. Vì thế nghiên cứu tác
phẩm văn học cần phải đặt trọng tâm vào nghiên cứu hệ thống các biểu tượng
để khai thác thế giới tác phẩm một cách toàn vẹn và đầy đủ, làm cho tâm hồn
chúng ta thêm phong phú và đa dạng.
1.3. Đặc trưng của biểu tượng
Phân tích khái niệm biểu tượng, có thể thấy, biểu tượng luôn tồn tại một
số đặc trưng cụ thể sau:
1.3.1. Tính đa trị
Nếu như các kí hiệu thông thường chỉ mang tính đơn trị thì biểu tượng
lại mang tính đa trị, nhiều nghĩa. Mối quan hệ giữa hai mặt của biểu tượng,
giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt luôn có sự đa dạng, chuyển động, không
hề có sự rút gọn hay ổn định. Nếu ba màu của tín hiệu đèn giao thông chỉ có
một cách hiểu, màu vàng là biểu tượng của giảm tốc độ, màu xanh là biểu
tượng của sự được đi còn màu đỏ là biểu tượng của sự dừng lại thì màu vàng
trong văn học là biểu tượng cho nỗi buồn trong tác phẩm của Huy Cận,….
9
Như vậy, các kí hiệu thông thường thì tỉ lệ giữa chúng là 1:1, tức là một
cái biểu đạt chỉ thể hiện một ý nghĩa, hành động, còn biểu tượng trong văn
học thì tỉ lệ là 1: n, nghĩa là một biểu tượng có nhiều cách hiểu khác nhau, tùy
thuộc vào sự nhận thức, tiếp nhận của người đọc.
Như vậy, tính đa trị của biểu tượng văn học là một đặc trưng đầu tiên
dễ nhận thấy khi ta cảm thụ tác phẩm văn chương. Tính đa trị của biểu tượng
thể hiện sự nhận thức cũng như cách thức sáng tạo, tài năng của nhà văn trong
việc phản ánh cuộc sống và con người.
1.3.2. Tính hai mặt
Trên thực tế, bất kì một vấn đề nào đó cũng đều mang tính hai mặt của
nó. Không nằm ngoài quy luật ấy, biểu tượng cũng mang trong mình tính tất
yếu giữa hai mặt, đó là cái biểu trưng và cái được biểu trưng, hay còn gọi là
hình thức và nội dung. Giữa hai mặt của biểu tượng luôn “mang tính có lí do,
tính tất yếu”. Khi lựa chọn biểu tượng trong tác phẩm văn học, mỗi nhà văn
đều cân nhắc rất kỹ lưỡng, sao cho giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt bản chất. Chẳng hạn, “trăng” là biểu
tượng gắn liền với thiên nhiên, là hình ảnh lãng mạn, là nhân chứng cho tình
yêu đôi lứa thề nguyền…. Với cuộc sống hằng ngày của con người, trăng chỉ
mang chức năng chiếu sáng. Nhưng với nghệ thuật, trăng là thi hứng cho thi
nhân ở mọi thời đại, với mỗi người trăng lại mang một vẻ đẹp riêng. Trăng
trong thơ Nguyễn Du gợi tình, gợi cảnh. Trăng trong thơ Xuân Diệu lại mang
cảm giác nhẹ nhàng, bâng khuâng, xao động. Còn trăng trong thơ Hàn Mặc
Tử lại là thế giới đầy bí ẩn, dị thường….
Tóm lại, biểu tượng luôn mang tính hai mặt giữa cái biểu đạt và cái
được biểu đạt và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau nhằm
thể hiện ý đồ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Mặt khác, đó cũng là điểm chủ
yếu để phân biệt biểu tượng với các tín hiệu quy ước thuần túy thông thường.
10
1.3.3. Tính lịch đại
Theo Saussure “lịch đại là tập hợp những yếu tố thuộc về những trạng
thái ở những giai đoạn phát triển khác nhau của cùng một ngôn ngữ”. Biểu
tượng văn học là sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ nên cũng mang trong mình
tính lịch đại, có sự biến hóa, thay đổi theo thời gian. Trở lại với biểu tượng
“trăng” trong thi ca, trăng trong thơ xưa của Nguyễn Du vừa gợi tình, gợi
cảnh, vừa là nhân chứng tình yêu cho đôi lứa thề nguyền, là nhân vật dẫn lối
cho tình yêu của nàng Kiều với chàng Kim. Nhưng trăng trong thơ hiện đại,
thơ cách mạng lại mang một ý nghĩa khác. Đó không chỉ là vẻ đẹp của tạo
hóa, thơ mộng và lãng mạn mà đâu đó, trăng còn là nỗi nhớ, nỗi băn hoăn
khắc khoải, nỗi đau đớn của nhân vật trữ tình khi tâm sự dưới ánh trăng.
Như vậy, biểu tượng trong văn học không chỉ xuất hiện trong một thời
điểm nhất định, mang một ý nghĩa nhất định, mà nó còn băng qua thời gian và
không gian đến với những sáng tác khác ở thời hậu thế và mang một ý nghĩa
phát triển hơn như là sự sản sinh của các biểu tượng văn học.
1.3.4. Tính tái sinh
Tính tái sinh của biểu tượng văn học được thể hiện ở chỗ là từ một mẫu
gốc có thể sản sinh ra các biến thể loại hình. Theo TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa:
“Biểu tượng khác cơ bản với các dấu hiệu, kí hiệu khác (kể cả tín hiệu ngôn
ngữ tự nhiên) ở chỗ, ngoài chức năng thay thế, chức năng biểu hiện, chức
năng giao tiếp, chức năng quan trọng nhất của biểu tượng là chức năng thẩm
mĩ, sản sinh ra các hình tượng nghệ thuật”[3. tr.17]. Văn học là nghệ thuật
ngôn từ nên cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì vậy, khám phá các biểu
tượng văn học, ngoài việc tìm hiểu nghĩa từ mẫu gốc của nó, người đọc cần
xem xét tới những cái cụ thể như ngôn từ sử dụng, các biện pháp nghệ thuật,
hình ảnh…để tìm ra các tầng ý nghĩa mà biểu tượng ngôn từ thể hiện, góp
11
phần mang lại sự trong sáng, thăng hoa, hứng thú trong tiếp cận tác phẩm văn
học của người đọc.
1.4. Cơ chế xây dựng biểu tượng trong văn học
Văn học là sự mô phỏng hiện thực khách quan, tuyệt nhiên không phải
là sự bê nguyên hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Thế giới nghệ thuật
trong tác phẩm văn học là thế giới đã được chuyển hóa, giống thật nhưng
không phải thật. Để tạo nên một thế giới nghệ thuật như vậy, bắt buộc nhà
văn phải sử dụng hệ thống các hình ảnh biểu tượng để mã hóa cảm xúc tư
tưởng của mình nhằm truyền tải ý đồ nghệ thuật đến người đọc. Tuy nhiên,
không phải cứ lấy một biểu tượng nào trong đời sống đưa vào tác phẩm là lập
tức trở thành biểu tượng nghệ thuật. Biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ
thể cảm tính bao hàm trong đó nhiều ý nghĩa gây được ấn tượng mạnh đối với
người tiếp nhận. Nó được coi là những kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa bao gồm cái
biểu đạt và cái được biểu đạt, là hình ảnh ẩn dụ cho những cảm xúc của nhà
văn. Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm phải là những hình ảnh có đường
nét, có màu sắc, có hình khối, phải là những hình ảnh cụ thể mà qua đó người
đọc có thể cảm nhận được. Nếu thiếu đi những yếu tố đó, các hình ảnh không
được gọi là biểu tượng. Biểu tượng trở thành phương tiện diễn đạt cô đọng
hàm súc, có sức khơi mở rất lớn trong sự tiếp nhận của bạn đọc. Ngoài việc
lựa chọn các hình ảnh biểu tượng có ý nghĩa trong tác phẩm, nhà văn cần chú
ý tới sự tổ chức sắp xếp các biểu tượng đó thành một chỉnh thể lôgic nhằm tạo
ấn tượng và thể hiện ý nghĩa văn bản một cách sâu sắc. Nam Cao từng viết
trong Đời thừa: “…Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu và
tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”[tr 341].
Nói như vậy để thấy rằng, nhà văn phải sáng tạo các biểu tượng nghệ thuật
mà qua đó người đọc cảm nhận được đằng sau mỗi biểu tượng ấy còn biết bao
điều chưa khám phá, còn băn khoăn, day dứt và cần phải khai mở. Mặt khác
12
khi khai thác ý nghĩa của các biểu tượng, người đọc cần đặt biểu tượng ấy với
các biểu tượng khác trong nhiều mối quan hệ để khợi gợi các tầng nghĩa.
Ngoài ra, sự xuất hiện trở đi trở lại của các hình ảnh biểu tượng hàm chứa
nhiều ý nghĩa nhất định.
Biểu tượng là khi một sự vật hiện tượng nào đó tích đọng trong nó
những ý nghĩa sâu sắc và được cộng đồng giai cấp dân tộc nhân loại thừa
nhận. Biểu tượng luôn có xu hướng ổn định về mặt ý nghĩa nhất định. Mặt
khác, nó cũng tiềm ẩn khả năng mở ra những ý nghĩa mới trong sự cảm nhận
của con người. Biểu tượng càng trở nên sinh động hơn trong đời sống văn hóa
của con người. Như vậy có thể thấy rằng, nghĩa của biểu tượng không chỉ
được tạo ra từ mối quan hệ với nhiều yếu tố trong tác phẩm mà còn từ mối
quan hệ với cộng đồng và thời đại, nó phải mang quan niệm về con người và
thế giới trong từng thời kì lịch sử nhất định.
Biểu tượng không chỉ đơn thuần là mã hóa những tư tưởng cảm xúc của
nhà văn, mang cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ mà đó còn là kết tinh của
những giá trị văn hóa, những suy nghĩ, quan niệm của một dân tộc, mang hơi
thở của thời đại. Những tác phẩm sử dụng nhiều biểu tượng thể hiện sự từ
chối cách viết trực tiếp giãi bày những tâm tư tình cảm của tác giả.
Như đã nói ở phần trước, biểu tượng luôn có xu hướng tái sinh. Ở những
thời điểm nhất định, trong những tác phẩm cụ thể, biểu tượng mang dấu ấn cá
nhân của nhà văn, ghi dấu hơi thở của thời đại. Nhà văn có thể tái sinh các
biểu tượng trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau, cấp cho nó những
mối quan hệ mới, để có thể mang thêm nhiều lớp nghĩa mới, phong phú hơn,
đa dạng hơn. Mỗi thời kì, mỗi khuynh hướng, mỗi nhà văn lại có những cách
khám phá hình tượng riêng. Khám phá thế giới biểu tượng góp phần chiếm
lĩnh tác phẩm văn học một cách trọn vẹn nhất.
13
Cuộc sống muôn hình vạn trạng, đòi hỏi nhà văn phải sử dụng hệ thống
các biểu tượng để ẩn dụ cho cảm xúc, tư tưởng của mình. Cho nên khi tiếp
nhận, đòi hỏi người đọc cần có một trình độ nhất định, phải yêu thích văn
chương, phải thực sự toàn tâm toàn ý khi tiếp nhận nó. Chỉ có vậy biểu tượng
mới thực sự sống động và tồn tại lâu dài. Người đọc là kẻ đồng sáng tạo với
nhà văn. Tác phẩm văn học chỉ thực sự sống dậy khi ở đó có sự đọc của người
tiếp nhận. Tiếp nhận biểu tượng nghệ thuật không chỉ đơn thuần là xem xét nó
trong môi trường tác phẩm, mà cần đặt nó trong môi trường rộng lớn hơn là
thời đại, thời điểm mà nó ra đời.
Nhìn chung, khi tiếp nhận biểu tượng nói riêng và tác phẩm nghệ thuật
nói chung, người đọc cần vận dụng toàn bộ khả năng tư duy và tình cảm của
mình để đọc hiểu ý nghĩa. Nhà văn khi sáng tạo các biểu tượng, bao giờ cũng
gửi gắm những thông điệp nhất định và mong muốn đứa con tinh thần của
mình sống mãi với thời gian. Và muốn làm được điều ấy, nhà văn phải để lại
một dấu ấn nào đó để người đọc phải suy ngẫm, phải rung động, thậm chí có
thể là băn khoăn, day dứt. Và không có một dấu ấn nào tiêu biểu và đậm sâu
hơn các biểu tượng nghệ thuật.
1.5. Vai trò và ý nghĩa của biểu tượng
1.5.1. Biểu tượng trong các tác phẩm văn học
Văn học là sự phản ánh cuộc sống, nhà văn là những con ong chăm chỉ
hút mật từ vườn hoa cuộc đời để tạo nên những giọt mật tinh túy cho nhân
gian, ấy là các tác phẩm văn học. Tuy nhiên đó không phải là sự sao chép, bê
nguyên đơn thuần, mà đó là sự phản ánh có chọn lọc, được người nghệ sĩ lựa
chọn cân nhắc để đưa vào tác phẩm văn học, nhằm mang lại cho người đọc
những xúc cảm nhất định, những dư âm sâu sắc. Một trong những đích đến
của văn học là sự nhận thức. Văn học đến với con người và giúp con người
đổi thay nhận thức. Vì vậy nhà văn cần sử dụng rất nhiều yếu tố, trong đó có
14
hệ thống các hình ảnh, biểu tượng, nhằm mã hóa tư tưởng, quan điểm của tác
giả về cuộc đời và con người. Tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật sẽ giúp cho
người đọc thấu hiểu văn bản văn học và tâm tư nhà văn, góp phần hiểu rõ hơn
bản chất của sự sống. Biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ thể của cuộc
sống đã được mã hóa, là những tín hiệu thẩm mĩ bao hàm trong đó nhiều ý
nghĩa và gây được ấn tượng sâu sắc nơi người đọc. Nó bao gồm cái biểu đạt
và cái được biểu đạt, được diễn đạt một cách cô đọng hàm súc, có sức khái
quát cao. Cách lựa chọn và sắp xếp các biểu tượng trong tác phẩm thể hiện
cách tư duy của nhà văn về cuộc sống. Những tác phẩm sử dụng cách viết
thông qua các biểu tượng thật sự khó tiếp nhận, đòi hỏi người đọc phải thực
sự yêu thích văn chương và có trình độ nhất định mới có thể lí giải được sự
mã hóa của các biểu tượng. Bởi lẽ, biểu tượng thường hàm ẩn nhiều tầng ý
nghĩa, nó vận động và phát triển không ngừng, cái được biểu đạt bao giờ cũng
phong phú hơn cái biểu đạt.
Có thể nói, biểu tượng là những hình ảnh, sự vật chứa đầy ý nghĩa và
càng trở nên sinh động hấp dẫn trong đời sống cộng đồng, trong sự tiếp nhận
của người đọc. Mặt khác, biểu tượng mang tính tái sinh về mặt ý nghĩa không
chỉ trong quá trình sáng tác mà còn cả trong quá trình tiếp nhận. Hình thức có
thể vẫn được giữa nguyên, nhưng cái được biểu đạt đã có ít nhiều thay đổi,
ngoài việc giữ vững nét nghĩa cũ thì biểu tượng còn hàm ẩn nhiều lớp nghĩa
mới được bổ sung, góp phần làm nên sự phong phú cho nghĩa của biểu tượng.
Tuy nhiên điều này cũng cần phụ thuộc vào trình độ tư duy và tiếp nhận từ
người đọc.
Thời đại sản sinh ra biểu tượng, cho dù thời đại ấy có lùi sâu vào quá
khứ thì biểu tượng đó vẫn còn tồn tại và không bao giờ bị mất đi trong môi
trường tác phẩm. Nó vẫn hiện diện sống động với những lớp nghĩa trước đó,
thậm chí đến hiện tại còn được phát triển thêm nhiều lớp nghĩa bổ sung. Tuy
15
nhiên, không thể phủ nhận vai trò của mẫu gốc, của những lớp nghĩa cơ bản
bởi đó là nền tảng, là cơ sở để phát triển cho nghĩa hiện tại. Chính nó đã mang
lại những giá trị độc đáo cho biểu tượng nghệ thuật, đó là giá trị truyền thống,
giá trị lịch sử, giá trị của những quan niệm về con người một thời đã qua.
Song hành với những quan niệm truyền thống luôn có những cách tân
hiện đại. Biểu tượng ngoài các nghĩa gốc, luôn có xu hướng phát sinh ra nghĩa
mới, hoặc những biểu tượng hoàn toàn mới. Như vậy thì biểu tượng nghệ
thuật luôn có sự đan cài giữa cổ điển và hiện đại, giữa quá khứ và hiện tại,
tương lai. Chính điều đó khiến cho biểu tượng nghệ thuật vừa làm sống dậy
những giá trị truyền thống tốt đẹp đồng thời cũng mang đến những cảm thức
mới mẻ của thời hiện đại.
1.5.2. Biểu tượng về giới nữ trong văn học
Văn học là sự phản ánh con người và cuộc sống. Dù bắt đầu từ đâu
nhưng đích đến cuối cùng của văn chương nhân loại vẫn là con người. Con
người có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là nhân tố sáng tạo nên các giá
trị của nhân loại, trong đó có văn chương nghệ thuật. Con người là trung tâm
của văn học, là người sáng tạo, là đối tượng phản ánh nhưng cũng đồng thời
là đối tượng tiếp nhận. Dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn học vẫn nhằm đến
mục tiêu là con người. Văn học có chức năng mang đến cho người những cảm
nhận tinh tế và sâu sắc về thế giới. Thạch Lam từng nói: “Đối với tôi văn
chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự
quên; trái lại văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có
để có thể vừa tố cáo, thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng
người thêm trong sạch và phong phú hơn” (tiểu luận Theo dòng). Suy cho
cùng, văn học có khả năng cảm hóa con người và giúp chúng ta sống vui hơn.
Văn học, dù muốn hay không, mỗi tác phẩm văn học bao giờ nhà văn
cũng cố gắng xây dựng lấy một hình tượng nhân vật trung tâm. Đó có thể là
16
một hiện tượng, một sự vật nào đó, nhưng đa số trong các tác phẩm, nhân vật
trung tâm là nam hoặc nữ. Văn chương không chỉ là nơi để bày tỏ chí làm
trai, tâm sự của các đấng mày râu:
“Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu”.
(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)
Mà đó còn là nơi bày tỏ những nỗi niềm, gửi gắm những tâm sự của phái nữ.
Văn học ngoài những tác phẩm thể hiện các bậc anh tài thì cũng dành một
dung lượng lớn cho một nửa còn lại của thế giới. Ngay từ văn học dân gian,
người phụ nữ đã xuất hiện với vai trò là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, từ
những bài ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai?”
Cho đến những câu chuyện cổ tích như Tấm Cám,… nhân vật nữ xuất hiện
khá nhiều. Họ là người trực tiếp bày tỏ những tâm sự thầm kín, những trạng
thái cảm xúc khác nhau, những lo lắng về tương lai mà qua đó người đọc thấy
được thân phận của những cô gái trong cuộc sống xa xưa, những bất công của
cuộc đời mà họ phải gánh chịu.
Theo tiến trình lịch sử văn học dân tộc, văn học trung đại cũng được
khơi nguồn cảm hứng từ văn học dân gian. Sự xuất hiện của những người phụ
nữ mang đến cho người đọc những cảm nhận khác nhau về các phận đời. Từ
người cung nữ trong Cung oán ngâm đến người chinh phụ trong Chinh phụ
ngâm đến các nhân vật nữ thuộc mọi tầng lớp trong các sáng tác của Hồ Xuân
Hương… đều thể hiện một cách sâu sắc và thấm thía về số phận của những
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ là người con được sinh ra trong
17
chế độ trọng nam khinh nữ, từ những quan niệm hà khắc đầy rẫy những bất
công, vì vậy mà họ có nhiều nỗi niềm, họ muốn tâm sự, muốn trải lòng với tất
cả. Và có lẽ, văn chương chính là nơi nói hộ những tâm sự từ sâu thẳm trong
trái tim của những người phụ nữ có thân phận hẩm hiu.
Đến văn học hiện đại, cũng không nằm ngoài quy luật của văn chương,
phái nữ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong các tác phẩm. Khác với văn
chương dân gian hay văn chương trung đại, thơ văn hiện đại thể hiện những
người phụ nữ theo một cách khác. Đó là tâm sự trong tình yêu của những cô
gái đôi mươi trong thơ tình Xuân Diệu hay Nguyễn Bính, đó là những trải
nghiệm về cuộc sống chiến đấu của những cô gái xung phong trong Những
ngôi sao xa xôi hay những tâm sự về công việc, tình yêu và cuộc đời trong
những trang nhật kí của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, đó là những trải lòng về
cuộc sống gia đình của người đàn bà hàng chài trong trang văn của Nguyễn
Minh Châu… Người nghệ sĩ đã đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật
trong những ngõ ngách sâu thẳm của tâm hồn con người.
Như vậy, dù văn chương ở thời đại nào thì nhân vật nữ cũng chiếm một
dung lượng lớn và có vai trò quan trọng, góp phần hình thành nên thế giới
phong phú trong tâm hồn đa dạng của giới nữ.
18
CHƯƠNG 2:
Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG VỀ GIỚI NỮ QUA MỘT SỐ MÔ HÌNH
KHÔNG - THỜI GIAN
Theo tiến trình lịch sử của nền văn học dân tộc, văn chương trung đại
Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng. Văn học là sự phản ánh cuộc
sống, đất nước và con người. Văn chương trung đại cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Trong suốt hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã thể
hiện rất thành công đất nước Việt Nam, con người Việt Nam qua những áng
văn bất hủ. Con người luôn là nhân vật trung tâm của văn học, dù là không
trực tiếp đề cập đến nhưng sâu xa đó vẫn là ẩn dụ về cuộc sống con người.
Văn học trung đại ngoài việc thể hiện thành công các bậc anh tài, đấng nam
nhi như Từ Thức trong Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ hay Từ Hải, Kim
Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du… thì bậc giai nhân, những người
phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến cũng được chú trọng đến và thể hiện
rất sâu đậm vai trò và cuộc đời số phận của họ. Đặc biệt, hình tượng của các
nhân vật nữ càng được bộc lộ rõ hơn khi gắn với các mô hình không - thời
gian trong tác phẩm văn học. Trong phạm vi khóa luận, người viết khảo sát
được một số mô hình không - thời gian sau:
1. Không gian gia đình - thời gian trì đọng
2. Không gian xã hội - thời gian cắt chia, lưu lạc
3. Không gian chiến trận - thời gian vội vã, gấp gáp
Dưới đây, người viết sẽ tập trung phân tích nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa
biểu tượng về người phụ nữ thông qua các mô hình không - thời gian đó.
2.1. Không gian gia đình - thời gian trì đọng
Có thể nói, đây là mô hình không - thời gian nổi bật trong văn học trung
đại Việt Nam. Đặc biệt ở giai đoạn văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ
XIX thì vấn đề dân tộc không còn là yêu cầu bức thiết nữa. Vấn đề chính lúc
19